Tiểu luận môn Cây công nghệ hoa và cây cảnh

Hoa – cây cảnh tại Việt Nam chỉ mới được sản xuất trên một diện tích rất nhỏ, khoảng 15.000 ha so với 4,5 triệu ha trồng lúa, gần 1 triệu ha trồng cây công nghiệp và 1,4 triệu ha trồng rau quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung 3 vùng: miền bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh), ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Hoa sản xuất ở miền bắc chỉ mới cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 65%. Chưa xuất khẩu. Hoa sản xuất ở Đà Lạt cung cấp thị trường thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore với kim ngạch khoảng 10 triệu Mỹ kim (2005). Như vậy tuy ngành hoa Việt Nam đã có phát triển nhưng diện tích, số lượng và chủng loại vẫn còn ít, chất lượng chưa cao và chưa đáp ứng được ngay cả với yêu cầu thị trường trong nước, chưa nói đến thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu có được là nhờ các công ty nước ngoài (Hasfarm) thực hiện. Về công nghệ cao ứng dụng trong ngành hoa – cây cảnh, Việt Nam cũng đã xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng.

docx9 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận môn Cây công nghệ hoa và cây cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TIỂU LUẬN MÔN CÂY CÔNG NGHỆ HOA VÀ CÂY CẢNH Họ và tên: Trần Minh Tấn Lớp KHCT K24 Phú Thọ – 2016 Đề tài: Anh, chị phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp để phát triển sản xuất hoa-cây cảnh tại địa phương anh chị? I. Tình hình phát triển hoa – cây cảnh trên thế giới Bước vào thế kỷ 21, người tiêu thụ trên thế giới đã có những đòi hỏi mới về chất lượng cuộc sống: Ngon với thức ăn bổ dưỡng hơn, đẹp với những tiện nghi vật chất và tinh thần phong phú hơn. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày càng được xem trọng cho nên Hoa - Cây cảnh đã trở nên một nhu cầu không thể thiếu trong mọi sinh hoạt: hoa sinh nhật, hoa thăm hỏi, hoa tiệc cưới, hoa trang trí văn phòng, hoa tôn vinh lễ hội, hoa cho ngày Cha Mẹ. Và hoa theo cả con người cho tận đến khi kết thúc cuộc đời của mỗi người. Chính vì vậy mà yêu cầu về hoa tăng rất nhanh và có một thị trường rất lớn, kim ngạch lên đến gần 102 tỷ Mỹ kim (2003) với mức tăng trưởng 6% mỗi năm, cao gấp nhiều lần so với thị trường các loại nông sản khác vốn được xem trọng như gạo, cà phê, chè (Bảng 1).  Bảng 1. Thị trường nhập khẩu thế giới và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào năm 2007.  (Nguồn: FAO,  Thị trường nhập khẩu thế giới Trị giá thị trường nhập khẩu, USD Xuất khẩu Việt Nam USD Thị phần % Rau & Quả        97.900.226.000 300.000.000       0,3 Hoa – Cây cảnh      101.840.000.0001) 10.000.000        0 Gạo          9.249.026.000 1.489.970.000      16 Cà phê          7.548.041.000 1.911.463.000      25 Cao su          7.488.707.000 1.400.000.000      19 Chè          3.059.002.000   130.833.000        4 Hạt điều          1.569.312.000   653.863.000      41 Hồ tiêu             511.307.000   271.011.000      53 Thế giới      669.063.000.000 8.300.000.000                  1,2 Note:1) www.theflowerexpert.com/content/flowerbusiness/floral-industry Tuy nhiên tình hình sản xuất Hoa - cây cảnh trên thế giới ngày nay đã có nhiều chuyển biến. Những nước sản xuất hoa - cây cảnh vốn nổi tiếng như Hà Lan, Pháp nay đã trở thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu thụ. Thay vào đấy, những nước đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ và giá trị đất chưa cao như Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Do Thái, Ấn Độ, Colombia, Kenya, Ethiopia và Ecuador lại trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu. Về mặt địa lý, có thể nói Nam Phi, Kenya và Zimbabwe là những đại gia xuất khẩu hoa - cây cảnh sang Âu châu trong khi Colombia là nước chủ chốt xuất khẩu sang Hoa kỳ. Ở Á châu, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, và gần đây Trung Quốc là những nước xuất khẩu, phần lớn sang Nhật Bản. Nhìn chung, thị trường nhập khẩu hoa - cây cảnh trên thế giới được phân phối như sau: Đức với 22 tỷ đô la Mỹ, chiếm 22%; Hoa kỳ với 15 tỷ đô la Mỹ, chiếm 15%; Pháp và Anh với 10 tỷ đô la, chiếm 10%; Hà Lan với 9 tỷ đô la, chiếm 9%; Nhật Bản với 6 tỷ đô la, chiếm 6%; Ý và Thuỵ Sĩ với 5 tỷ đô la, chiếm 5%. Giới chuyên gia còn cho rằng các nước thuộc khối Đông Âu cũ cũng sẽ trở thành nơi sản xuất hoa - cây cảnh trong tương lai. Ngành hoa - cây cảnh được phát triển tốt nhờ chất lượng hoa ngày càng được cải thiện, công nghệ sau thu hoạch ngày càng cao, và giao thông ngày càng tiện lợi. Điều này có được do có sự thành hình của các khu, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, (còn gọi là Trung tâm Xuất sắc - Centre of Excellence), nơi mà các giống hoa - cây cảnh được nghiên cứu theo dạng công nghệ cao, hội tụ các công nghệ nông nghiệp tiên tiến của thời đại như công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ thủy canh và bán thủy canh, công nghệ thông tin, công nghệ sử dụng hiệu quả nước, do chuyên gia của nhiều bộ môn khác nhau tập trung cùng làm việc theo một quy chế thống nhất nhưng đơn giản, giải quyết dứt điểm nhưng vẫn mang tính bền vững những vấn đề nổi cộm của ngành hoa - cây cảnh.  Hoa – cây cảnh tại Việt Nam chỉ mới được sản xuất trên một diện tích rất nhỏ, khoảng 15.000 ha so với 4,5 triệu ha trồng lúa, gần 1 triệu ha trồng cây công nghiệp và 1,4 triệu ha trồng rau quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung 3 vùng: miền bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh), ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Hoa sản xuất ở miền bắc chỉ mới cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 65%. Chưa xuất khẩu. Hoa sản xuất ở Đà Lạt cung cấp thị trường thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore với kim ngạch khoảng 10 triệu Mỹ kim (2005). Như vậy tuy ngành hoa Việt Nam đã có phát triển nhưng diện tích, số lượng và chủng loại vẫn còn ít, chất lượng chưa cao và chưa đáp ứng được ngay cả với yêu cầu thị trường trong nước, chưa nói đến thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu có được là nhờ các công ty nước ngoài (Hasfarm) thực hiện. Về công nghệ cao ứng dụng trong ngành hoa – cây cảnh, Việt Nam cũng đã xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng.  Tại Hà Nội: Khu nông nghiệp công nghệ cao khởi công tháng 4/2002 đã hoàn thành và đi vào hoạt động tháng 9/2004. Vốn đầu tư 24 tỷ đồng (1,5 triệu USD), trong đó 50% vốn ngân sách thành phố và 50% vốn cơ quan chủ quản – Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Nội. Khu được xây dựng trên diện tích 7,5 ha với 5.500 m2 trồng dưa chuột, cà chua, ớt ngọt; 2.000 m2 trồng hoa, các giống đều được nhập từ Do Thái. Với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng khoáng tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh, năng suất cây trồng ở đây đạt khá cao và việc sản xuất bước đầu được xem là hiệu quả. Tại Hải Phòng: Dự án được thực hiện tại xã Mỹ Đức huyện An Lão với tổng đầu tư 22,5 tỷ đồng. Cơ quan chủ trì là Trung tâm phát triển Lâm nghiệp Hải Phòng. Khu nông – lâm nghiệp công nghệ cao Hải phòng đã xây dựng các khu chức năng như: khu bảo tồn cây ăn quả đầu dòng và vườn ươm cây giống; khu sản xuất giá thể; khu nhà nuôi cấy mô tế bào; khu nhà kính, khu nhà lưới sản xuất rau an toàn chất lượng cao; khu nhà lưới sản xuất cây cảnh. Hiện nay, các khu nhà lưới, nhà kính sản xuất rau và hoa đã hoạt động và cho sản phẩm được 2-3 vụ. Năng suất cà chua, dưa chuột đạt 200-250 tấn/ha/năm, hoa hồng cũng đạt 200-300 bông/m2. Tại Lâm Đồng: Từ đầu năm 2004 đã khởi động các chương trình trọng điểm trong đó có chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Trong kế hoạch phát triển từ 2004-2010 Lâm Đồng dự kiến xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô 15.000 ha. Các họat động chính ở các khu này là sản xuất rau, hoa, dâu tây và chè. Tổng số vốn đầu tư là 2.700 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ của nhà nước là 38 tỷ đồng. Qua các mô hình nông nghiệp công nghệ cao được triển khai ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng ba khu nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng đều do các địa phương chủ trì xây dựng và giao cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Việc tiếp nhận và đưa công nghệ cao vào sản xuất phải được đầu tư lớn (xấp xỉ 0,5 triệu đô la Mỹ). Đây là những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thực sự, nhất là của Hà Nội và Hải Phòng vì có sử dụng các công nghệ mới, hiện đại và năng suất đạt được cũng rất cao. Tuy nhiên đối tượng chính của hai nơi này là rau hơn là hoa. Và nếu so sánh cách làm công nghệ của Đà Lạt, Lâm Đồng (trên diện tích 500 ha trồng rau, hoa trong nhà mái che) hiệu quả của Hà Nội và Hải Phòng chưa chắc được xác định là cao hơn. Tuy nhiên ở các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao này hầu như thiếu sự hợp tác của các cơ quan khoa học và thiếu các nghiên cứu để tăng tính thích ứng của công nghệ. Ngay cả ở Lâm Đồng nơi ngành hoa có phần vượt trội về số lượng và chất lượng vì có sự đầu tư của nước ngoài, các nhà sản xuất/nông dân ở đây cũng không được chuyển giao công nghệ cao một cách bài bản, khoa học. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hoa, cây cảnh: đất đai rộng lớn, có nhiều vùng sinh thái khí hậu khác nhau, có nguồn lao động dồi dào, sáng tạo, đã hình thành được hệ thống nghiên cứu với nhiều cơ quan khoa học có uy tín, cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa, cây cảnh hơn nữa. Tuy nhiên, ngành sản xuất hoa cây cảnh tại Việt Nam cũng đối mặt vớikhông ít khó khăn và thách thức: sản xuất tản mạn, thiếu quy hoạch; liên doanh, liên kết còn thiếu và yếu, trình độ kỹ thuật sản xuất còn nhiều hạn chế; thương mại hóa và quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng, trong khi phải cạnh tranh với các nước có ngành hoa, cây cảnh phát triểntrong khu vực (Thái Lan. Đài Loan). Nằm trọn ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển hoa cây cảnh, đặc biệt tại một số địa phương như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên... có điều kiện khí hậu thuật lợi để hình thành các trang trại sản xuất hoa công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Do đó, tiềm năng phát triển hoa cây cảnh của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên chúng ta chưa tận dụng được những lợi thế này. Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích sản xuất hoa, cây cảnh cả nước là gần 35.000 ha, diện tích này được phân bổ khá đều ở cả hai miền Nam, Bắc. Cả nước có khoảng hơn 22.600 ha hoa; trong đó, các tỉnh miền Bắc có hơn 9.200 ha, miền Nam có khoảng hơn 13.400 ha; thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước là 285 triệu đồng/ha/năm. So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82-83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần. Trong vòng 10 năm gần đây (2005-2015) diện tích hoa đã tăng hơn 2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần, đạt 6.500 tỷ đồng; trong đó, xuất khẩu xấp xỉ 50 triệu USD. Mức tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị hecta là 3 lần, hình thành nhiều mô hình đạt từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng trên một hecta. Theo ông Trần Xuân Đinh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, kết quả điều tra nhu cầu thị trường hoa, cây cảnh của Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2000 - 2011 trung bình mỗi năm tăng 9%; giai đoạn 2011-2015 tăng trên 11%. Mức độ tiêu dùng hoa, cây cảnh trung bình của người dân đô thị đến năm 2014 là trên 130.000 đồng/người/năm. Ở nông thôn, mức độ tiêu dùng tương ứng chỉ bằng 20% so với đô thị, mức tăng bình quân về cầu là 15%/năm. Các loại hoa thông thường, rẻ tiền được tiêu thụ quanh năm và tập trung vào giữa và cuối tháng phục vụ nhu cầu tâm linh; mức tiêu thụ đặc biệt cao trong các dịp lễ hội hoặc sự kiện trọng đại và tăng rất lớn vào cuối năm, mùa cưới và Tết âm lịch. Bên cạnh đó, thị trường cây cảnh, cây thế, cây bon sai, cây lá màu cũng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu trồng ở công sở, khu đô thị mới, dải phân cách đường giao thông lớn Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành hàng hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOA CÂY CẢNH Ở PHÚ THỌ Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Vị trí địa lý Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước. Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.   Diện tích đất tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm: + Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê.. là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. + Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trông thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phù trợ, công ngiệp chế biến   Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%. Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì (là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ và là thành phố về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), thị xã Phú Thọ và các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.   Trong 5 năm (2005-2010), tỉnh Phú Thọ đã đạt mức tăng trưưởng¬ khá, GDP bình quân đạt 10,6% /năm; quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần so với năm 2005 ; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương với 637USD), tăng 2,2 lần so với 2005 ; Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đông chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng đạt 38,6%, Nông - Lâm nghiệp: 25,6%, Dịch vụ: 35,8% (năm 2010).   Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập ; quy mô dào tạo của các trường đại học và cao đẳng day nghề tiếp tục được mở rộng, tăng 21,1% so với năm 2005. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn người. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại ; 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế; năm 2007 đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Một số thuận lợi trong phát triển nghề hoa, cây cảnh tại Phú Thọ Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm: + Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê.. là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất hoa và cây cảnh + Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trông thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển các loại hoa nhiệt đới, một số loại hoa ôn đới có thời gian sinh trưởng ngắn, có giá trị kinh tế cao. Là một tỉnh nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân cần cù giàu kinh nghiệm sản xuất, nghề trồng hoa có từ lâu đời. Thị trường hoa ngày càng được mở rộng từ nội địa đến tiềm năng xuất khẩu hoa ra nước ngoài. Tỉnh có chính sách khuyến khích trồng hoa, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất hoa ở những nơi có điều kiện phù hợp. Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước. Đây là những điều kiện tương đối thuận lợi giúp Phú Thọ mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng hoa, cây cảnh trong tương lai. 2.Một số khó khăn, thách thức trong phát triển nghề hoa, cây cảnh tại Phú Thọ. Hoa, cây cảnh được đánh giá là một ngành hàng chủ lực góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt. Thực hiện Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đòi hỏi sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa bốn nhà: nhà nông – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp - nhà quản lý trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung và lĩnh vực hoa, cây cảnh nói riêng để nâng cao giá chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tình hình sản xuất – tiêu thụ hoa, cây cảnh hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng:   Chưa tạo ra nhiều giống hoa mới có chất lượng cao: Hầu hết các giống hoa đều phải nhập từ nước ngoài; Chưa nhân nhanh được các giống hoa quý từ nuôi cấy mô để đáp ứng yêu cầu trong nước; Chưa nghiên cứu, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn tại miền Bắc để các địa phương đến tham quan học tập; Chưa nghiên cứu hoàn thiện được qui trình điều khiển nở hoa cho hoa nở đúng dịp như ý muốn; Chưa nghiên cứu các qui trình thu hái, xử lý, đóng gói, vận chuyển hoa; Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng cho sản xuất và chưa là cầu nối giữa các nhà sản xuất với nhau và giữa các nhà sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.   Thiếu quy hoạch; Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún: Chưa có cơ sở nhân giống tại chỗ ở những vùng sản xuất lớn; Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa còn nhiều hạn chế nên chất lượng hoa chưa cao, kỹ thuật trồng và chăm sóc để có cây, hoa cho sản phẩm đẹp, mang tính nghệ thuật cao là rất khó trong khi kỹ năng sản xuất của nông dân còn nhiều hạn chế; Công nghệ thu hái, xử lý, đóng gói hoa chưa được quan tâm nên chất lượng hoa sau thu hái, bảo quản giảm sút nhiều gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.   Chưa có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất: Chưa chú ý đến khâu then chốt là “đầu ra”, số lượng doanh nghiệp tham gia vào mắt xích này còn quá ít về số lượng và rất yếu về năng lực, trình độ, thiếu chuyên nghiệp nên dẫn đến tình trạng hoa sản xuất nhiều nhưng vẫn chưa đến tay người tiêu dùng; Các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại thiếu thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên hiệu quả sản xuất không cao. Mùa Hè nóng ẩm, nhiệt độ lên tới 30 C, mùa Đông lạnh số ngày nhiệt độ dưới 15 C cao, mùa Đông khô, mùa mưa ẩm độ cao không thích hợp cho nhiều giống hoa có nguồn gốc ôn đới chất lượng cao. Có ít giống hoa chất lượng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng. Thiếu trang thiết bị nhà lưới, nhà kính, nhà bảo quản. Thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về cây hoa. Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng. Hoa nhập nội còn nhiều, hoa trong nước chưa đủ để đáp ứng. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOA VÀ CÂY ẢNH Ở PHÚ THỌ - Phát triển hoa, cây cảnh gắn với ứng dụng công nghệ cao:   Nông dân trồng hoa và doanh nghiệp trong lĩnh vực hoa – cây cảnh cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cao, gia tăng liên kết sản xuất – tiêu thụ và nghiên cứu kỹ thị trường, chọn hướng đầu tư sản xuất để đáp ứng đúng thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Hoa là lĩnh vực có cơ hội và điều kiện để gắn với hệ thống sản xuất công nghệ cao, nhà kính nhà lưới, sản xuất theo quy mô công nghiệp. Cần tiếp tục duy trì việc đầu tư nguồn lực cho khoa học công nghệ, xây dựng thành chương trình trọng điểm quốc gia về nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống hoa, cây cảnh, chú trọng điều tra, phục tráng, cải tiến và nhân các giống hoa bản địa, nâng cao năng lực sản xuất hạt giống, cây giống bằng các phương pháp truyền thống và công nghệ cao. Đồng thời hoàn thiện thể chế chính sách về đất đai, thuế, hỗ trợ đầu tư con giống, công nghệ cao trong lĩnh vực hoa cây cảnh. - Tăng cường liên kết “bốn nhà”:   Để phát huy những thuận lợi và khắc phục khó khăn chúng ta phải thực sự kết nối chặt chẽ giữa nông dân – nhà khoa học - doanh nghiệp sản xuất và phân phối hoa cùng nhà quản lý. Theo đó, tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu chọn, tạo giống hoa mới, xây dựng và hoàn thiện các quy trình công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch phát triển hợp lý hoa - cây cảnh; Cán bộ khuyến nông cần tăng cường áp dụng và chuyển nhanh tiến bộ kỹ thuật cho hoa, cây cảnh kể cả trong nước và nhập khẩu để tranh thủ sản xuất; phân khúc trong dây chuyền sản xuất từ khâu sản xuất giống hoa đến tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại cho ngành hoa – cây cảnh cũng như hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực/đặc thù đối với những địa phương sản xuất hoa - cây cảnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_mon_cay_cong_nghe_hoa_va_cay_canh.docx
Tài liệu liên quan