Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
4. Điểm mới của đề tài 4
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ cở khoa học của đề tài 5
1.2. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa trên thế giới 7
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về bón phân đa lượng cho lúa 7
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về liều lượng, thời gian và hiệu quả sử dụng đạm của lúa 9
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử 12
dụng đạm của lúa
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu về bón đạm theo tình trạng dinh dưỡng của lúa19
1.3. Tình hình nghiên cứu về bón phân cho lúa trên ở Việt Nam 26
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về bón phân đa lượn g cho lúa 26
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về liều lượng, thời gian và hiệu quả sử dụng đạm của lúa 30
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đạm của lúa 34
1.3.4. Tổng quan nghiên cứu về bón đạm theo tình t rạng dinh dưỡng của lúa41
1.4. Tình hình sản xuất lúa và sử dụng phân bón ở Thái Nguyên 43
1.4.1. Tình hình sản xuất lúa ở Thái Nguyên 43
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên 44
1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu 46
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 48
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 48
2.2. Nội dung nghiên cứu 48
2.3. Phương pháp nghiên cứu 49
2.3.1. Khung nghiên cứu 49
2.3.2. Điều kiện đất thí nghiệm 49
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 50
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 54
2.3.5. Kỹ thuật chăm sóc 58
2.4. Phương pháp phân tích đất 58
2.5. Phương pháp phân tích số liệu 58
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất lúa vụ Xuân tại Thái Nguyên59
3.1.1. Điều kiện thời tiết - khí hậu vụ Xuân giai đoạn 2005 đến 2007 59
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển của lúa vụ Xuân 60
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu bệnh hại lúa 67
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến yếu tố cấu thành năng suất,
năng suất lúa và hàm lượng protein trong gạo 67
3.1.5. Hiệu quả sử dụng đạm và hiệu quả kinh tế của các công thức bón đạm cho lúa vụ Xuân79
3.2. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất lúa và hàm lượng protein trong gạo vụ Xuân85
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến yếu tố cấu thành năng suất lúa 85
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến năng suất lúa,
hàm lượng protein trong gạo và lượng đạm hấp thu của lúa91
3.3. Xác định lượng đạm bón đón đòng cho lúa vụ Xuân trên cơ sở đánh
giá tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa95
3.3.1. Xác định đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của lúa vụ Xuân tại Thái Nguyên
3.3.2. Xác định lượng đạm bón đón đòng cho lúa vụ Xuân trên cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa thông qua chỉ số diệp lục và màu sắc lá 108
3.4. Ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo chỉ số diệp lục,màu sắc lá trên đồng ruộng và xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng phương pháp bón đạm mới 126
3.4.1. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo chỉ số diệp lục và màu sắc lá126
3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất lúa áp dụng phương pháp bón đạm theo màu sắc lá132
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 134
1. Kết luận 134
2. Đề nghị 135
Danh mục các công trình liên quan đến đề tài đã được công bố 136
Tài liệu tham khảo 137
Phần phụ lục 154
201 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bón đạm vào thời kỳ làm đòng cho lúa vụ xuân tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng
đạm của cây. Khi lượng dinh dưỡng trong cây thấp thì bón đạm cho hiệu quả cao
hơn tương tự như kết luận của Dobermann và cs., (2002)[77]; Hung, (2006)[91];
Kim, (2004)[98].
* So sánh hiệu quả của tổng lượng đạm bón cho lúa
Giống Khang dân 18: Năng suất từ công thức 3 đến công thức 7 cao hơn
công thức 1, 2 cho thấy, để đạt được năng suất cao cần bón ít nhất là 70 kg N/ha.
Công thức 3 có năng suất đạt 51,85 tạ/ha, cao hơn công thức 5 là 6,25 tạ/ha chứng
tỏ khi cùng bón 70 kg N/ha, trong đó bón lót 40 kg N/ha thì bón đạm đón đòng cho
hiệu quả cao hơn so với bón đạm thúc đẻ. Năng suất của công thức 4 sai khác
không có ý nghĩa thống kê so với công thức 6, có nghĩa là cùng bón 100 kg N/ha
chia làm hai thời kỳ: Bón lót 40 kg N + 60 kg N đón đòng có hiệu quả tương
đương công thức bón lót 40 kg N + 30 kg N thúc đẻ + 30 kg N đón đòng.
77
Giống Việt lai 20 có năng suất trung bình đạt 52,35 tạ/ha tuy cao hơn chắc
chắn giống Khang dân 18 nhưng biến động giữa các công thức có xu hướng tương
tự như giống Khang dân 18. Công thức 1 có năng suất là 36,26 tạ/ha tương đương
công thức 1 của giống Khang dân 18 (36,71 tạ/ha), năng suất từ công thức 2 đến
công thức 7 cao hơn giống Khang dân 18 khá nhiều, điều đó khẳng định bón đạm
làm năng suất của giống Việt lai 20 tăng nhiều hơn giống Khang dân 18. Nghiên
cứu của Phạm Văn Cường và cs., (2005)[8] kết luận: Ở mức đạm thấp năng suất
của lúa lai và lúa thuần không khác nhau. Khi tăng mức đạm lên 120 - 180 N thì
năng suất của giống lai cao hơn giống thuần. Sở dĩ có sự khác biệt này là do sự
vượt trội của các giống lai cả về khả năng hấp thu đạm, diện tích lá và cường độ
quang hợp. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và cs., (1996)[3] trên đất phù sa sông
Hồng cho thấy, bón đạm làm năng suất lúa lai tăng 40,1%, trong khi giống CR203
chỉ tăng 22,3%.
Như vậy để lúa vụ Xuân đạt năng suất cao, giảm chi phí đầu tư cần bón 70
kg N/ha (trên nền 10 tấn phân chuồng + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O) cho cả giống
lúa lai và giống lúa thuần. Trong đó bón lót 40 kg N/ha + 30 kg N/ha bón đón đòng
là tốt nhất.
3.1.4.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng protein trong gạo
Hàm lượng protein trong gạo tương quan rất chặt với chất lượng cơm khi
nấu (Taira, 1995[143]). Chikubu và cs., (1985)[62] khẳng định khi hàm lượng
protein quá cao thì chất lượng cơm giảm. Hàm lượng protein trong gạo của các
công thức thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.7.
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón lót và bón thúc đẻ
Hàm lượng protein của công thức 2 (bón lót 40 kg N/ha) đạt 5,94 – 6,27%
(giống Khang dân 18); 6,47 – 6,64% (giống Việt lai 20) sai khác không có ý nghĩa
thống kê so với công thức 1 (không bón đạm). Điều đó chứng tỏ bón đạm trước khi
cấy không ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong gạo.
78
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến hàm lƣợng protein thô trong
gạo vụ Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: %)
Vụ, giống
Công thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 6,00 6,18 5,80 6,13 5,90 6,16
2 6,27 6,64 5,94 6,47 6,10 6,56
3 7,51 7,58 7,38 7,08 7,44 7,33
4 8,48 8,23 7,89 7,65 8,19 7,94
5 6,50 6,85 6,28 6,66 6,39 6,75
6 7,28 7,60 7,41 7,64 7,34 7,62
7 8,24 8,57 8,07 8,05 8,15 8,31
Trung bình 7,18 7,38 6,97 7,10 7,07 7,24
CV (%) 5,41 3,65 5,91 7,16 3,97 4,83
LSD05 (CT) 0,69 0,48 0,73 0,90 0,50 0,62
LSD05 (giống)
0,171 0,249 0,162
CT x Giống ns ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, x:tương tác)
Bón đạm vào thời kỳ đẻ nhánh 30 kg N/ha (CT5) có hàm lượng protein sai
khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức không được bón đạm thúc đẻ
(CT2). Nghiên cứu của Hung, (2006)[91]; Kim, (2004)[98] ở Hàn quốc cũng cho
kết quả tương tự. Họ giải thích: Lượng đạm bón ở giai đoạn đầu tác dụng chủ yếu
đến hình thành nhánh và Dw ở các cơ quan sinh trưởng sinh dưỡng, ít được vận
chuyển về hạt nên không làm biến động về hàm lượng protein trong gạo.
* Ảnh hưởng của lượng đạm đón đòng
Đối với nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ (CT 2, 3, 4): Hàm lượng
protein thô trong gạo tăng theo lượng đạm bón. Bón 30 kg N/ha có hàm lượng
79
protein cao hơn rõ ràng so với không bón đạm đón đòng ở cả giống Khang dân 18
và Việt lai 20. Bón 60 kg N/ha có hàm lượng protein thô là 8,19% (giống Khang
dân 18); 7,94% (giống Việt lai 20) cao hơn chắc chắn công thức bón 30 kg N/ha.
Đối với nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha (CT 5, 6, 7): Hàm
lượng protein thô dao động từ 6,39 – 8,15% (giống Khang dân 18); 6,75 – 8,31%
(giống Việt lai 20). Ảnh hưởng của lượng đạm bón đón đòng tương tự như các
công thức không bón đạm thúc đẻ.
3.1.5. Hiệu quả sử dụng đạm và hiệu quả kinh tế của các công thức bón đạm
cho lúa vụ Xuân
3.1.5.1. Hiệu quả sử dụng đạm của giống Khang dân 18
Hiệu quả sử dụng đạm được tính qua 2 chỉ tiêu là hệ số sử dụng đạm (phần
trăm lượng đạm hấp thu so với lượng đạm bón) và hiệu suất sử dụng đạm (lượng
thóc tăng khi bón 1 kg N), kết quả thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Hiệu quả sử dụng đạm của giống Khang dân 18 vụ Xuân năm 2005
và 2006 (số liệu trung bình 2 vụ)
Công thức Tổng lƣợng
đạm hút
(kg N/ha)
Hệ số sử dụng đạm (%) Hiệu suất sử dụng đạm
(kg thóc/kg N)
Chung TKLĐ Chung TKLĐ
1 49,2 - - - -
2 65,8 41,5 - 19,6 -
3 89,1 57,0 77,7 21,6 24,3
4 99,7 50,5 56,5 17,5 16,1
5 78,0 41,1 - 12,7 -
6 98,7 49,5 69,0 15,4 21,6
7 103,3 41,6 42,2 11,7 10,6
(TKLĐ: Thời kỳ làm đòng)
80
* Hiệu quả sử dụng đạm bón trước khi cấy
Tổng lượng đạm giống Khang dân 18 hấp thu biến động từ 49,2 – 103,3 kg
N/ha. Công thức 1 không được bón đạm nên toàn bộ 49,2 kg N/ha lúa hút là do đất
cung cấp. Bón đạm trước khi cấy 40 kg N/ha (CT2) có lượng đạm hấp thu đạt 65,8
kg N/ha, cao hơn công thức 1 là 16,6 kg N/ha, lượng đạm chênh lệch này do lúa
lấy được từ phân bón. Từ đó ta tính được hệ số sử dụng đạm là 41,5%. Tương tự,
hiệu suất sử dụng đạm là 19,6 kg thóc/kg N.
* Hiệu quả sử dụng đạm bón ở thời kỳ đẻ nhánh
Chênh lệch giữa lượng đạm cây hút của công thức 5 và công thức 2 chính là
lượng đạm cây lấy từ bón thúc đẻ. Kết quả là khi bón 30 kg N/ha cây chỉ hút được
12,2 kg N đạt 40,7%. Từ chênh lệch về năng suất giữa công thức 2 và công thức 5
ta tính được hiệu suất sử dụng đạm là 3,5 kg thóc/kg N.
* Hiệu quả sử dụng đạm bón đón đòng
Đối với nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ (CT 2, 3, 4): Bón 30 kg
N/ha có hệ số sử dụng đạm cao nhất là 77,7%; hiệu suất sử dụng đạm là 24,3 kg
thóc/kg N. Công thức bón 60 kg N/ha có hệ số sử dụng đạm là 56,5% và hiệu suất
sử dụng đạm là 16,1 kg thóc/kg N. Như vậy hiệu quả sử dụng đạm phụ thuộc vào
lượng đạm bón.
Đối với nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha (CT 5, 6, 7): Hệ số sử
dụng đạm của công thức bón đón đòng 30 kg N/ha đạt 69%; hiệu suất sử dụng đạm
là 21,6 kg thóc/kg N. Bón 60 kg N/ha có hệ số sử dụng đạm là 42,2%; hiệu suất sử
dụng đạm là 10,6 kg thóc/kg N. Ở nhóm này hiệu quả sử dụng đạm của công thức
bón 60 kg N/ha cũng thấp hơn công thức bón 30 kg N/ha.
Hệ số và hiệu suất sử dụng đạm của nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ
cao hơn nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha cho thấy, hiệu quả sử dụng
đạm của giống Khang dân 18 phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng đạm của lúa.
Nghiên cứu của Hung, (2006)[91]; Kim, (2004)[98]; Peng và cs., (1998)[122] cũng
cho kết quả tương tự.
81
* So sánh hiệu quả của tổng lượng đạm bón cho lúa
Công thức 3 có hệ số dụng đạm cao nhất là 57,0%, hiệu suất suất sử dụng đạm
đạt 21,6 kg thóc/kg N cho thấy: Để có hiệu quả sử dụng đạm cao chỉ nên bón 70 kg
N/ha. Công thức 5 có hệ số sử dụng đạm đạt 41,1%, hiệu suất sử dụng đạm đạt
12,7 kg thóc/kg N, thấp hơn công thức 3 tương ứng là 15,9%, 8,9 kg thóc/kg N.
Như vậy cùng bón tổng lượng đạm 70 kg N/ha, khi chia 2 lần: Bót lót 40 kg N/ha +
bón đón đòng 30 kg N/ha có hiệu quả cao hơn so với công thức bón lót 40 kg N/ha
+ 30 kg N/ha thúc đẻ.
3.1.5.2. Hiệu quả sử dụng đạm của giống Việt lai 20
Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng đạm của giống Việt lai 20, vụ Xuân năm 2005 và
2006 (số liệu trung bình 2 vụ)
Công thức
Tổng lƣợng
đạm hút
(kg N/ha)
Hệ số sử dụng đạm (%) Hiệu suất sử dụng đạm
(kg thóc/kg N)
Chung TKLĐ Chung TKLĐ
1 57,2 - - - -
2 74,3 42,8 - 31,4 -
3 98,2 58,6 79,7 28,8 25,4
4 108,4 51,2 56,8 22,5 16,6
5 86,8 42,3 - 20,3 -
6 108,0 50,8 70,7 21,2 23,3
7 115,5 44,8 47,8 17,0 13,2
(TKLĐ: Thời kỳ làm đòng)
* Hiệu quả sử dụng đạm bón trước khi cấy
Bón đạm trước khi cấy (CT2 so với CT1) cho giống Việt lai 20, có hệ số sử
dụng đạm trung bình 2 vụ là 42,8%, cao hơn giống Khang dân 18 là 1,3%. Hiệu
suất sử dụng đạm đạt 31,4 kg thóc/kg N, cao hơn giống Khang dân 18 là 11,8 kg
thóc/kg N. Điều này có thể do giống lúa lai phản ứng với bón đạm ở giai đoạn cấy
82
mạnh hơn giống lúa thuần như Norman và cs., 1997)[117] đã kết luận. Nguyễn
Văn Hoan (2006)[19] cho rằng lúa lai có bộ rễ phát triển nhanh hơn lúa thuần,
chiều dài và số lượng rễ lớn hơn từ 30 – 40% nên sớm hút được chất dinh dưỡng
giúp chúng đẻ nhanh và khỏe nên hiệu quả sử dụng đạm ở giai đoạn đầu cao.
* Hiệu quả sử dụng đạm bón ở thời kỳ đẻ nhánh
Bón thúc đẻ 30 kg N/ha, giống Việt lai 20 hút được 12,5 kg N đạt 41,7%
lượng đạm bón. Năng suất chênh lệch giữa công thức 5 và công thức 2 là 1,64
tạ/ha từ đó tính được hiệu suất sử dụng đạm là 5,5 kg thóc/kg N.
* Hiệu quả sử dụng đạm bón đón đòng
Đối với nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ (CT 2, 3, 4): Hệ số sử dụng
đạm đạt từ 56,8% (CT bón 60 kg N/ha) đến 79,7% (CT bón 30 kg N/ha). Hiệu suất
sử dụng đạm tương ứng là 16,6 – 25,4 kg thóc/kg N.
Đối với nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha (CT 5, 6, 7): Hệ số sử
dụng đạm và hiệu suất sử dụng đạm đều thấp hơn nhóm công thức không bón đạm
thúc đẻ. Bón 30 kg N/ha có hệ số sử dụng đạm là 70,7%, hiệu suất sử dụng đạm là
23,3 kg thóc/kg N. Bón 60 kg N/ha hệ số sử dụng đạm là 47,8%, hiệu suất sử dụng
đạm là 13,2 kg thóc/kg.
* So sánh hiệu quả của tổng lượng đạm bón cho lúa
Tổng lượng đạm hút được của giống Việt lai 20 trung bình 2 vụ đạt từ 57,2 –
115,5 kg N/ha, cao hơn giống Khang dân 18. Hệ sử dụng đạm ở công thức 3 đạt
cao nhất là 58,6%, hiệu suất sử dụng đạm đạt 28,8 kg thóc/kg N cho thấy, giống
Việt lai 20 cũng chỉ cần bón 70 kg N/ha cho cả thời kỳ sinh trưởng, phát triển.
Công thức 3 có hệ số sử dụng đạm cao hơn công thức 5 là 16,3%, hiệu suất sử
dụng đạm cao hơn 8,5 kg thóc/kg N chứng tỏ cùng lượng đạm 70 kg N/ha, thì việc
chia 40 kg N/ha bón lót + 30 kg N/ha bón đón đòng cho kết quả tốt hơn.
Như vậy, hiệu quả sử dụng đạm bón đón đòng của giống lúa lai và giống lúa
thuần đều cao hơn so với bón thúc đẻ nhánh (trên nền 10 tấn PC + 80 kg P2O5 +
83
100 kg K2O/ha). Rawn và cs., (2002)[129] giải thích rằng: Thời kỳ đẻ nhánh lúa có
bộ rễ phát triển chưa hoàn thiện, đạm được bón trên mặt đất vì vậy có một lượng
đạm rất lớn bị mất qua sự bay hơi NH3 và nitrat hóa dẫn đến hiệu quả sử dụng đạm
thấp. Thời kỳ làm đòng hệ rễ phát triển mạnh, sinh khối lớn nên nhu cầu sử dụng
cao và khả năng hấp thu đạm của rễ tốt nhất. Thực tế làm thí nghiệm chúng tôi
thấy thời kỳ đẻ nhánh của lúa vụ Xuân còn gặp nhiệt độ thấp, nhiều ngày có nhiệt
độ trung bình nhỏ hơn 150C. Nhiệt độ thấp làm giảm khả năng hấp thu và sử dụng
đạm của lúa như kết luận của Rauschkolb và cs., (1994)[128].
3.1.5.3. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón đạm cho lúa vụ Xuân
Bảng 3.10. Lãi thuần ở các công thức thí nghiệm vụ Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: 1000đ)
Vụ, giống
Công thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 1.695,6 1.672,4 2.232,6 1.448,8 1.964,1 1.560,6
2 4.121,0 5.623,8 4.898,7 5.872,7 4.509,8 5.748,2
3 7.004,3 9.369,3 6.821,5 7.160,4 6.912,9 8.264,8
4 8.526,5 9.971,0 6.656,0 7.898,2 7.591,2 8.934,6
5 5.215,4 6.755,9 4.231,5 5.589,3 4.723,5 6.172,6
6 6.971,0 8.900,4 6.718,2 8.029,3 6.844,6 8.464,8
7 7.637,6 9.104,6 5.650,4 8.179,1 6.644,0 8.641,9
Trung bình 5.881,6 7.342,5 5.315,6 6.311,1 5.598,6 6.826,8
CV (%) 36,957 24,613 28,459 24,512 22,213 22,560
LSD05 (CT) 3.867,0 3.215,0 2.691,2 2.752,1 2.212,4 2.739,9
LSD05 (giống)
566,7 981,8 538,8
CT x giống ns ns ns
(ns: không có ý nghĩa thống kê, x: tương tác, giá thóc năm 2006: 3.500đ/kg, giá
phân đạm: 5.000 đ/kg urea)
84
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón trước khi cấy và bón thúc đẻ
Công thức 2 (bón lót 40 kg N/ha) có lãi thuần đạt từ 4.509.800 đ/ha (giống
Khang dân 18) đến 5.748.200 đ/ha (giống Việt lai 20) cao hơn chắc chắn công thức
1 (không bón lót) từ 2.545.700 – 4.187.600 đ/ha. Bón 30 kg N/ha vào thời kỳ đẻ
nhánh (công thức 5) có số tiền lãi thu được từ 4.723.500 đ/ha (giống Khang dân
18) đến 6.172.600 đ/ha (giống Việt lai 20) sai khác không có ý nghĩa thống kê so
với công thức không bón đạm thúc đẻ (CT2).
* Ảnh hưởng của lượng đạm bón đón đòng
Đối với nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ (CT 2, 3, 4): Bón đón đòng
30 – 60 kg N/ha (CT 3, 4) cho lãi thuần từ 6.912.900 – 7.591.200 đ/ha (giống
Khang dân 18); 8.264.800 – 8.934.600 đ/ha (giống Việt lai 20), cao hơn chắc chắn
công thức không bón đạm đón đòng (CT2). Bón 60 kg N/ha cho lãi thuần sai khác
không có ý nghĩa thống kê so với công thức bón 30 kg N/ha.
Đối với nhóm công thức được bón đạm thúc đẻ 30 kg N/ha (CT 5, 6, 7):
Công thức bón đón đòng 30 kg N/ha (CT6) có lãi thuần từ 6.844.600 đ/ha (giống
Khang dân 18) đến 8.464.800 đ/ha (giống Việt lai 20) cao hơn công thức không
bón đạm đón đòng (CT5) từ 2.121.100 – 2.292.200 đ/ha. Bón 60 kg N/ha (CT7)
chỉ cho lãi thuần cao hơn công thức không bón đạm từ 1.920.000 đ/ha (giống
Khang dân 18) – 2.469.300 đ/ha (giống Việt lai 20).
* So sánh hiệu quả kinh tế của tổng lượng đạm bón cho lúa
Đối với giống Khang dân 18: Lãi thuần của công thức 3 đạt 7.591.200
đồng/ha cao hơn chắc chắn công thức 5 ở mức tin cậy 95% cho thấy, cùng bón
tổng lượng đạm là 70 kg N/ha thì bón đón đòng 30 kg N/ha có hiệu quả kinh tế cao
hơn bón thúc đẻ với cùng liều lượng. So sánh công thức 4 với công thức 6 cho kết
quả, cùng bón 100 kg N/ha thì hiệu quả kinh tế của công thức bón lót 40 kg N/ha +
60 kg N/ha đón đòng có xu hướng cao hơn công thức bón lót 40 kg N/ha + 30 kg
N/ha thúc đẻ + 30 kg N/ha đón đòng. Lãi thuần của công thức 3 sai khác không có
85
ý nghĩa so với công thức 4, 6, 7 chứng tỏ để đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí
đầu vào chỉ cần bón tổng lượng đạm là 70 kg N/ha.
Giống Việt lai 20 có lãi thuần cao hơn giống Khang dân 18 trung bình
1.228.200 đồng/ha, nhưng lượng đạm không tương tác với giống cho thấy biến
động giữa các công thức có xu hướng tương tự như giống Khang dân 18.
Như vậy để sản xuất lúa vụ Xuân ở Thái Nguyên đạt năng suất, hiệu quả sử
dụng đạm và hiệu quả kinh tế cao chỉ cần bón 70 kg N/ha cho cả giống lúa lai và
giống lúa thuần (trên nền 10 tấn phân PC + 80 P2O5 + 100 K2O), trong đó 40 kg
N/ha bón lót + 30 kg N/ha bón đón đòng.
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI GIAN BÓN ĐẠM THÚC ĐÕNG ĐẾN YẾU TỐ CẤU THÀNH
NĂNG SUẤT, NĂNG SUẤT LÖA VÀ HÀM LƢỢNG PROTEIN TRONG GẠO VỤ XUÂN
3.2.1. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến yếu tố cấu thành năng
suất lúa
3.2.1.1. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến số lượng bông lúa
Thí nghiệm so sánh tác động của bón đạm vào thời kỳ trước phân hóa đòng
10 ngày (CT1), phân hóa đòng (CT2) và sau phân hóa đòng 10 ngày (CT3) có 3
nhân tố: Công thức (thời gian bón đạm), nền (các công thức được thiết kế trên 2
nền: Nền 1 không bón đạm thúc đẻ, nền 2 bón thúc đẻ 30 kg N/ha), giống (giống
Khang dân 18 và giống Việt lai 20)
Bảng 3.11 cho thấy: Vụ Xuân 2005 giống Khang dân 18 có số bông/m2 biến
động từ 176,4 – 191,8 bông (nền 1); 183,2 – 192,4 bông (nền 2). Tuy sai khác giữa
các công thức không có ý nghĩa thống kê nhưng số bông có xu hướng giảm từ công
thức 1 đến công thức 3, trong đó nền 1 giảm rõ ràng hơn so với nền 2. Thực tế ở
nhóm công thức không bón đạm thúc đẻ mà bón thúc đòng muộn có nhiều nhánh
bị chết là do chúng bị thiếu dinh dưỡng như kết luận của Hung (2006)[91], Cui và
cs, (2002)[67]. Giống Việt lai 20 có số bông trung bình là 220 bông/m2 cao hơn
giống Khang dân 18 một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Số lượng bông có xu
hướng giảm từ công thức 1 đến công thức 3 như giống Khang dân 18.
86
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến số bông lúa vụ
Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: bông/m2)
Nền Công
thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 (không
bón đạm
thúc đẻ)
1 191,8 224,2 185,9 241,4 188,9 232,8
2 189,1 217,3 187,6 231,0 188,4 224,2
3 176,4 203,4 178,5 211,8 177,5 207,6
TB 185,8 215,0 184,0 228,1 184,9 221,5
2 (bón
thúc đẻ
30 kg
N/ha)
1 192,4 232,6 192,0 235,4 192,2 234,0
2 191,5 226,3 189,3 226,6 190,4 226,5
3 183,2 216,2 178,7 217,2 180,9 216,7
TB 189,0 225,0 186,7 226,4 187,8 225,7
CV (%) 9,18 8,25 8,86 7,63 8,46 6,52
LSD05 (CT) 22,9 24,2 21,9 23,1 21,0 19,4
LSD05 (nền) 18,7 19,7 17,9 18,9 17,1 15,9
CT x nền ns ns ns ns ns ns
LSD05 (giống) 13,3 11,9 10,6
CT x giống ns ns ns
CT x nền x giống ns ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, x: tương tác)
Vụ Xuân năm 2006, số bông của giống Khang dân 18 biến động từ 178,5 –
187,6 bông/m
2
(nền 1); 178,7 – 192 bông/m2 (nền 2). Số bông của thức 3 có xu
hướng thấp hơn công thức 1 và 2. Giống Việt lai 20 có số bông/m2 cao hơn giống
Khang dân 18 ở mức tin cậy 95% nhưng tương tác giữa thời gian bón đạm thúc
đòng với giống không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ ảnh hưởng của thời gian bón
đạm thúc đòng đến 2 giống không khác nhau. Tương tác giữa thời gian bón đạm
thúc đòng với nền cũng không có ý nghĩa thống kê cho thấy: Ảnh hưởng của thời
87
gian bón đạm thúc đòng đến số lượng bông/m2 giống nhau trên cả nền có hoặc
không bón đạm thúc đẻ.
* Tỷ lệ đẻ hữu hiệu của lúa
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến tỷ lệ đẻ hữu hiệu
của lúa vụ Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: %)
Nền Công
thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 (không
bón đạm
thúc đẻ)
1 71,8 76,0 75,2 76,9 73,5 76,5
2 72,1 71,5 73,7 75,5 72,9 73,5
3 68,4 69,9 70,4 72,6 69,4 71,3
TB 70,8 72,5 73,1 75,0 71,9 73,7
2 (bón
thúc đẻ
30 kg
N/ha)
1 69,5 74,4 71,3 75,1 70,4 74,8
2 66,2 69,7 70,8 73,4 68,5 71,6
3 57,7 62 62,5 65,7 60,1 63,9
TB 64,5 68,7 68,2 71,4 66,3 70,1
CV (%) 8,0 8,2 6,9 6,4 7,1 6,9
LSD05 (CT) 7,2 7,7 6,5 6,2 6,6 6,5
LSD05 (nền) 5,9 6,3 5,2 5,1 5,3 5,4
CT x nền ns ns ns ns ns ns
LSD05 (giống) 2,0 2,2 1,9
CT x giống ns ns ns
CT x nền x giống * ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, *: có ý nghĩa ở mức 95%, x: tương tác)
Các công thức ở nền 1 có tỷ lệ đẻ hữu hiệu cao hơn chắc chắn nền 2. Giữa
các công thức chịu ảnh hưởng không rõ ràng của thời gian bón đạm, tuy nhiên tỷ lệ
đẻ hữu hiệu của công thức 3 có xu hướng thấp hơn so với công thức 1 và 2.
88
Các công thức ở nền 2 có tỷ lệ đẻ hữu hiệu giảm rõ ràng khi bón đạm thúc
đòng muộn. Trung bình hai vụ, công thức 3 có tỷ lệ đẻ hữu hiệu thấp hơn công
thức 2 từ 7,7% (giống Việt lai 20) đến 8,4% (giống Khang dân 18), thấp hơn công
thức 1 từ 10,3 (giống Khang dân 18) đến 10,9% (giống Việt lai 20). Công thức 2
có tỷ lệ đẻ hữu hiệu sai khác không có ý nghĩa so với công thức 1.
Như vậy bón đạm thúc đòng muộn làm lúa đẻ nhiều nhánh vô hiệu, tiêu hao
nhiều chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Mặt khác bón đạm muộn còn
làm sâu bệnh phá hoại mạnh hơn như Nguyễn Như Hà, (2006)[16] đã kết luận.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến số hạt chắc/bông
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến số hạt chắc/bông
lúa vụ Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: Hạt/bông)
Nền Công
thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 (không
bón đạm
thúc đẻ)
1 153,3 118,7 157,9 111,3 155,6 115,0
2 157,4 124,8 159,7 114,9 158,6 119,8
3 149,9 117,2 151,2 109,3 150,6 113,3
TB 153,5 120,2 156,3 111,8 154,9 116,0
2 (bón
thúc đẻ
30 kg
N/ha)
1 153,9 116,6 163,0 114,8 158,5 115,7
2 159,6 115,3 159,2 118,5 159,4 116,9
3 155,4 112,6 159,0 109,4 157,2 111,0
TB 156,3 114,8 160,4 114,2 158,4 114,5
CV (%) 7,14 10,8 7,58 8,81 7,23 9,50
LSD05 (CT) 14,7 16,9 16,0 13,3 15,1 14,6
LSD05 (nền) 12,0 13,8 13,0 10,8 12,3 11,9
CT x nền ns ns ns ns ns ns
LSD05 (giống) 12,3 11,3 11,6
CT x giống ns ns ns
CT x nền x giống ns ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, x: tương tác)
89
Số liệu bảng 3.13 cho thấy, số hạt chắc/bông của công thức 2 có xu hướng
cao và ổn định hơn các công thức khác, trung bình 2 vụ đạt 158,6 – 159,4 hạt/bông
(giống Khang dân 18); 116,9 – 119,8 hạt/bông (giống Việt lai 20). Công thức 3 có
số hạt chắc/bông là 150,6 – 157,2 hạt (giống Khang dân 18); 111,0 – 113,3 hạt
(giống Việt lai 20), có xu hướng giảm so với công thức 2, nền không bón đạm thúc
đẻ có số hạt chắc/bông giảm nhiều hơn. Tuy nhiên sự sai khác đó chưa thực sự
chắc chắn.
Cui và cs., (2002)[67] cho rằng tổng số hạt/bông phụ thuộc chặt vào sự sinh
trưởng và tình trạng dinh dưỡng của lúa trước giai đoạn đòng già, đặc biệt là dinh
dưỡng đạm. Cung cấp đủ dinh dưỡng vào giai đoạn bắt đầu phân hóa đòng có tác
dụng làm tăng số lượng gié và số lượng hoa. Đủ dinh dưỡng ở giai đoạn từ phân
hóa đòng đến phân hóa hoa làm tăng số lượng hoa phân hóa, giảm số lượng hoa
thoái hóa. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo số lượng hạt chắc/bông lớn
(Nguyễn Văn Hoan, 2006)[19]. Điều này giải thích tại sao khi bón đạm thúc đòng
muộn thì số hạt chắc/bông có xu hướng giảm đặc biệt ở nhóm công thức không
được bón đạm thúc đẻ.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến khối lượng 1000 hạt
Số liệu bảng 3.14 cho thấy, đối với nền 1: Công thức 1 có khối lượng 1000
hạt thấp nhất là 19,1 – 19,2 g (giống Khang dân 18); 22,3 – 22,7 g (giống Việt lai
20), thấp hơn chắc chắn công thức 2 từ 0,7 – 0,8 g (giống Khang dân 18); 0,7 – 0,9
g (giống Việt lai 20). Công thức 3 có khối lượng 1000 hạt từ 19,5 – 19,6 g (giống
Khang dân 18); 22,9 – 23,1 g (giống Việt lai 20) sai khác không có ý nghĩa thống
kê so với công thức 1 và công thức 2.
Đối với nền 2: Công thức 1 của cả hai giống vẫn có khối lượng 1000 hạt thấp
hơn chắc chắn công thức 2 và công thức 3. Công thức 3 có khối lượng 1000 hạt sai
khác không có ý nghĩa thống kê so với công thức 2.
90
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng thời gian bón đạm thúc đòng đến khối lƣợng 1000 hạt
lúa vụ Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: g)
Nền Công
thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 (không
bón đạm
thúc đẻ)
1 19,2 22,7 19,1 22,3 19,2 22,5
2 20,0 23,4 19,8 23,2 19,9 23,3
3 19,6 23,1 19,5 22,9 19,6 23,0
TB 19,6 23,1 19,5 22,8 19,5 22,9
2 (bón
thúc đẻ
30 kg
N/ha)
1 18,7 22,3 18,9 22,5 18,8 22,4
2 19,7 23,6 19,7 23,5 19,7 23,6
3 19,4 23,7 19,6 23,3 19,5 23,5
TB 19,3 23,2 19,4 23,1 19,4 23,2
CV (%) 2,40 2,29 2,62 1,97 2,34 2,12
LSD05 (CT) 0,62 0,71 0,68 0,60 0,61 0,65
LSD05 (nền) 0,51 0,58 0,55 0,49 0,50 0,53
CT x nền ns ns ns ns ns ns
LSD05 (giống) 0,41 0,40 0,39
CT x giống ns ns ns
CT x nền x giống ns ns ns
(CT: công thức, ns: không có ý nghĩa thống kê, x tương tác)
Như vậy: Bón đạm thúc đòng sớm làm giảm khối lượng 1000 hạt, trong
đó nhóm công thức được bón thúc đẻ 30 kg N/ha (nền 2) giảm rõ ràng hơn,
giống Việt lai 20 giảm nhiều hơn so với giống Khang dân 18. Điều này có thể
do bón đạm sớm làm tăng số bông/m2 và số hạt/bông, khi có số lượng hạt/m2
nhiều thì khối lượng 1000 hạt giảm như kết luận của Nguyễn Văn Hoan,
(2006)[19]; Stanley Omar và cs., (2006)[142].
91
3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến năng suất lúa, hàm
lƣợng protein trong gạo và lƣợng đạm hấp thu của lúa
3.2.2.1. Ảnh hưởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến năng suất lúa
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của thời gian bón đạm thúc đòng đến năng suất lúa vụ
Xuân năm 2005 và 2006
(ĐVT: tạ/ha)
Nền Công
thức
Vụ Xuân 2005 Vụ Xuân 2006 Trung bình 2 vụ
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
Khang
dân 18
Việt lai
20
1 (không
bón đạm
thúc đẻ)
1 51,08 54,58 49,77 53,19 50,43 53,89
2 52,54 56,26 52,35 54,47 52,45 55,36
3 46,41 50,69 45,92 49,21 46,17 49,95
TB 50,01 53,84 49,35 52,29 49,68 53,07
2 (bón
thúc đẻ
30 kg
N/ha)
1 49,68 55,37 52,86 54,09 51,27 54,73
2 53,94 56,62 54,28 55,43 54,11 56,03
3 50,62 51,35 49,53 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1LA09_NL_TTNguyenThiLaan.pdf