LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v
DANH MỤC BẢNG . vi
DANH MỤC HÌNH . viii
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN .8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
đầu ra sinh viên . 8
1.1.1. Chương trình đào tạo . 9
1.1.2. Đội ngũ giảng viên . 9
1.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học . 11
1.1.4. Đội ngũ hỗ trợ. 12
1.1.5. Các dịch vụ gia tăng . 13
1.1.6. Yếu tố khác . 14
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra
sinh viên . 17
1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu . 22
1.3.1 Tổng quan tài liệu . 22
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu . 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM . 25
2.1. Giáo dục đại học và trường đại học sư phạm .25
2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của giáo dục đại học . 25
2.1.2. Trường đại học và vai trò của trường trong việc thực hiện mục tiêu của GDĐH . 26
2.1.3. Trường đại học sư phạm và đặc điểm hoạt động của trường đại học sư phạm . 28
2.2. Chất lượng và chất lượng của giáo dục đại học . 34
2.2.1. Khái niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ. 34
2.2.2. Chất lượng của giáo dục đại học . 35
2.2.3. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng đào tạo. 36
2.3. Chất lượng đầu ra sinh viên của trường Đại học sư phạm . 44
168 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung, lòng tốt, khả năng
57
lãnh đạo và thái độ đối với nghề nghiệp; và phẩm chất nghề nghiệp bao gồm kiến thức
về môn học và kiến thức mô phạm. Ingvarson và các cộng sự (2007) đã xác định một
tập hợp các yếu tố phản ánh chất lượng giảng dạy của giảng viên, bao gồm: khả năng
đánh giá việc học của sinh viên, khả năng lập kế hoạch cho chương trình giảng dạy và
khả năng nhận phản hồi. Ở các nước đang phát triển, đội ngũ giảng viên không phải
lúc nào cũng được đào tạo hiệu quả để đảm bảo việc giảng dạy hiệu quả và dựa vào
kinh nghiệm làm việc. Do đó, giải quyết vấn đề đào tạo đội ngũ giảng viên hiện tại và
tương lai là rất quan trọng và cuối cùng sẽ dẫn đến chất lượng giáo dục cao hơn
(Akareem và Hossain, 2016). Weerasinghe và Fernando (2018) đã chỉ ra rằng chất
lượng của đội ngũ giảng viên không ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên tại
các trường đại học bang tại Sri Lankan. Weerasinghe và Dedunu (2017) đã tìm thấy
một tác động gián tiếp đến chất lượng của đội ngũ giáo viên đối với mức độ hài lòng
của sinh viên thông qua hình ảnh trường đại học trong bối cảnh Sri Lanka. Theo
Yusoff và các cộng sự (2015), chất lượng của đội ngũ giảng viên và cách cư xử của họ
có tác động đáng kể đến mức độ hài lòng của sinh viên đại học. Mối quan hệ được hỗ
trợ thêm bởi nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi Douglas et al. (2006), Garcl a-Aracil
(2009), Wilkins và Balakrishnan (2013) và Karna và Julin (2015). Tuy nhiên,
Martirosyan (2015) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực không đáng kể về mức độ hài
lòng của sinh viên với phong cách giảng dạy của giảng viên và trợ lý giảng dạy sau đại
học. Mặt khác, trình độ chuyên môn của giảng viên, thái độ của giảng viên đối với
sinh viên, các loại kiểm soát lớp học, nội dung chương trình giảng dạy, nội dung giảng
dạy và trình bày, sử dụng các phương tiện dạy học có liên quan sẽ có tác động tích cực
đến thành tích của sinh viên (Burstall, 1970; Pidgeon, 1970). Giảng viên thân thiện với
sinh viên sẽ khiến sinh viên dám hỏi trong lớp nếu họ không hiểu bài học. Khả năng
của giảng viên trong việc kiểm soát bầu không khí trong lớp học sẽ khiến sinh viên
hiểu được lời giải thích được đưa ra bởi giảng viên. Trình độ chuyên môn của giáo
viên về mặt làm chủ khoa học được dạy sẽ khiến sinh viên có kiến thức chính xác về
ngành học. Giảng viên chuẩn bị để giảng dạy với một bài thuyết trình tốt là rất quan
trọng bởi vì các tài liệu được giảng dạy có thể được giải thích tốt. Nếu sinh viên hỏi,
giảng viên sẽ có thể trả lời câu hỏi, để sinh viên có thể đánh giá cao giảng viên. Ngoài
ra, các công cụ có liên quan như tập trung, video, loa hoạt động đúng cách khiến học
sinh háo hức tham dự lớp học (Suhaily và Soelasih, 2015).
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết
H3-H4 như sau:
58
H3: Chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động thuận chiều đến năng lực
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
H4: Chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động thuận chiều niềm tin và ý thức
nghề nghiệp
2.4.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Các cơ sở được thiết kế, xây dựng và cung cấp để tạo điều kiện cho hoạt động
trơn tru của một tổ chức (Karna và Julin, 2015). Chất lượng của các cơ sở đại học
trong nghiên cứu này được coi là sự sẵn có và đầy đủ của các cơ sở lớp học, cơ sở thư
viện, phòng thí nghiệm máy tính, khu vực xã hội, cơ sở ký túc xá và nhà ăn sinh viên.
Theo Mohamed và các cộng sự (2018), cơ sở vật chất có ảnh hưởng quan trọng và tích
cực tới học lực và kết quả học tập của sinh viên. Weerasinghe và Fernando (2018), cơ
sở vật chất chẳng hạn như phòng học, cơ sở thư viện, phòng máy tính, khu vực xã hội,
cơ sở ký túc xá và nhà ăn sinh viên, là yếu tố chính quyết định chất lượng GDĐH và
mức độ hài lòng của sinh viên tại các trường đại học bang ở Sri Lanka. Mối quan hệ
được xác nhận thêm bởi Carey và các cộng sự (2002), Karna và Julin (2015) và
Hanssen và Solvoll (2015), Yusoff và các cộng sự (2015). Tuy nhiên, là Douglas et al.
(2006) và Navarro và các cộng sự, (2005) đã tìm thấy một tác động không không có ý
nghĩa thống kê của các cơ sở đại học đối với mức độ hài lòng của sinh viên.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết
H5-H6 như sau:
H5: Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của trường có tác động thuận chiều đến
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
H6: Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của trường có tác động thuận chiều đến
niềm tin và ý thức nghề nghiệp
2.4.3.4. Hỗ trợ người học
Các dịch vụ hành chính bao gồm các dịch vụ được cung cấp bởi các bộ phận
hành chính, thư viện, văn phòng khoa, ký túc xá, thể thao và trung tâm chăm sóc sức
khỏe, Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng các dịch
vụ hành chính, giáo vụ với chất lượng GDĐH cũng như sự hài lòng của sinh viên
(Malik và các cộng sự, 2010; Nadiri và các cộng sự, 2009; Elliott và Shin, 2002). Trái
ngược với các nghiên cứu ở trên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ
đáng kể giữa chất lượng dịch vụ hành chính đại học với chất lượng GDĐH cũng như
59
sự hài lòng của sinh viên (Weerasinghe và Fernando, 2018; Pathmini và các cộng sự,
2014; Aigbavboa và Thwala, 2013).
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết
H7-H8 sau:
H7: Dịch vụ hỗ trợ người học có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm
H8: Dịch vụ hỗ trợ người học có tác động thuận chiều đến niềm tin và ý thức
nghề nghiệp
2.4.3.5. Các dịch vụ gia tăng
Các dịch vụ gia tăng trong GDĐH có thể có như: Dịch vụ y tế, sức khỏe, ngân
hàng của nhà trường; các hoạt động đoàn hội của sinh viên; hoạt động thực tập, thực
tế; hoạt động tư vấn học tập, hướng nghiệp; hoạt động ngoại khóa của sinh viên,
(Abdullah, 2006b; Hoàng Thị Phương Thảo và Nguyễn Kim Thảo, 2012). Lê Ngọc
Thắng (2017) đã xác định nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ gia tăng như là một nhóm
nhân tố đảm bảo chất GDĐH. Để đánh giá chất lượng dịch vụ GDĐH, Võ Văn Việt
(2017) đã sử dụng thang đo tiếp cận như các dịch vụ hỗ trợ.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, luận án tiến hành kiểm định các giả thuyết
H9-H10 sau:
H9: Các dịch vụ gia tăng có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm
H10: Các dịch vụ gia tăng có tác động thuận chiều đến niềm tin và ý thức nghề
nghiệp
Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất được tóm tắt trình bày tại Bảng 2.1 dưới đây.
60
Bảng 2.1: Các giả thuyết của nghiên cứu
Giả
thuyết
Diễn tả giả thuyết
H1
Chương trình đào tạo có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm
H2
Chương trình đào tạo có tác động thuận chiều đến niềm tin và ý thức nghề
nghiệp
H3
Chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên
môn và nghiệp vụ sư phạm
H4
Chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động thuận chiều niềm tin và ý thức
nghề nghiệp
H5
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của trường có tác động thuận chiều đến
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm
H6
Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của trường có tác động thuận chiều đến
niềm tin và ý thức nghề nghiệp
H7
Dịch vụ hỗ trợ người học có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên môn
và nghiệp vụ sư phạm
H8
Dịch vụ hỗ trợ người học có tác động thuận chiều đến niềm tin và ý thức
nghề nghiệp
H9
Các dịch vụ gia tăng có tác động thuận chiều đến năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm
H10
Các dịch vụ gia tăng có tác động thuận chiều đến niềm tin và ý thức nghề
nghiệp
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp và đề xuất
61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về giáo dục đại học và chất lượng
của dịch vụ giáo dục đại học, cũng như làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh
giá chất lượng đầu ra sinh viên. Trên cơ sở hệ thống hóa một số mô hình nghiên cứu
của Lê Ngọc Thắng (2017), Vrana và các cộng sự (2015), Nguyễn Minh Nhã và
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), đồng thời với đặc thù của các trường ĐHSP Việt
Nam, luận án đã xây dựng mô hình đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam gồm 05 nhóm nhân tố: (1) Chương
trình đào tạo; (2) Đội ngũ giảng viên các trường Sư phạm; (3) Cơ sở vật chất; (4) Hỗ
trợ người học; (5) Các dịch vụ gia tăng. Thêm vào đó, trên cơ sở tổng quan các nghiên
cứu và mô hình đề xuất, luận án đã đề ra 10 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam.
62
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận án gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ
cấp. Trong đó, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Tổng cục thống kê, dữ liệu báo cáo công khai về chất lượng đào tạo
của các trường Đại học sư phạm. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng
vấn chuyên gia và điều tra khảo sát sử dụng phiếu bảng hỏi. Đối tượng điều tra khảo
sát chủ yếu là giảng viên và cựu sinh viên của các trường ĐHSP.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp
nghiên cứu định tính (sơ bộ) và phương pháp nghiên cứu định lượng (sơ bộ). Dựa trên
tổng quan lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên của các
trường đại học, nghiên cứu định tính (sơ bộ) được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và
xác định mối quan hệ giữa các thang đo (biến) trong mô hình đề xuất. Thông qua
phỏng vấn chuyên sâu, các thang đo và biến quan sát được điều chỉnh để phù hợp với
ngữ cảnh tại Việt Nam. Dựa trên thang đo thu được của nghiên cứu định tính (sơ bộ),
nghiên cứu tiến hành khảo sát (sơ bộ) với kích thước mẫu là 50 và được chọn theo
phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu được từ khảo sát (sơ bộ) được phân tích,
đánh giá thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha.
Thông qua phân tích định lượng sơ bộ, bảng hỏi sơ bộ được chỉnh sửa sẽ được
sử dụng để khảo sát chính thức. Dữ liệu sau khi thu thập được thông qua khảo sát
chính thức sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và tiến hành phân tích định lượng.
Luận án trước hết sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính nhằm để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam. Các bước
trong mô hình cấu trúc tuyến tính gồm có: (i) phân tích độ tin cậy của thang đo; (ii)
phân tích nhân tố khám phá; (iii) phân tích nhân tố khẳng định; (iv) phân tích và kiểm
định hàm hồi quy. Tiếp theo, dựa trên kết quả thu được luận án đề xuất một số kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên ĐHSP Việt Nam. Hình 3.1
trình bày quy trình nghiên cứu của luận án.
63
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: Nghiên cứu sinh đề xuất
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này được sử dụng nhằm mục tiêu điều
chỉnh, bổ sung các nhân tố tác động và các yếu tố cấu thành của chất lượng đầu ra sinh
viên được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết sao cho phù hợp với bối
cảnh tại Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được sử dụng nhằm thu thập các thông tin
liên quan giúp bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên, cũng
như kiểm tra sự hợp lý của thang đo. Mặc dù, hầu hết các thang đo được tác giả sử
dụng đã dùng ở các nghiên cứu trong nước và quốc tế, tuy nhiên do sự khác biệt về
Tổng quan các nghiên cứu
trong và ngoài nước
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận;
• Xác định được các nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng đầu ra sinh
viên
Xây dựng mô hình nghiên cứu
và các giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng phiếu bảng hỏi
• Đánh giá thực trạng chất lượng
sinh viên các trường đại học sư
phạm;
• Phân tích thống kê mô tả;
• Kiểm định độ tin cậy của thang đo;
• Phân tích nhân tố khám phá
• Phân tích hồi quy
Đề xuất giải pháp
và kết luận
- Nghiên cứu sơ bộ
-Nghiên cứu định tính
-Nghiên cứu định lượng
64
văn hóa, mức độ phát triển, và loại hình đào tạo nên cần được điều chỉnh và bổ sung
cho phù hợp với đặc thù của các trường ĐHSP Việt Nam.
3.2.2. Nội dung của nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính. Đối
tượng mà tác giả phỏng vấn là 05 giảng viên, nhà quản lý hiện đang công tác trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo (chi tiết danh sách tại Phụ lục 2).
Để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính được đầy đủ, tác giả đã thiết kế
bảng hỏi sơ bộ dựa trên tổng quan các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng
tới chất lượng đầu ra sinh viên. Kết quả thu được từ nghiên cứu định tính sẽ giúp hoàn
thiện thang đo và mô hình nghiên cứu. Nội dung của phỏng vấn sâu tập trung vào 03
khía cạnh: (i) Xác định tính đầy đủ của các nhân tố (thang đo) ảnh hưởng tới chất
lượng đầu ra sinh viên trường ĐHSP Việt Nam; (ii) Xác định tính phù hợp của các
nhân tố trong mô hình lý thuyết với thực tệ của Việt Nam và các trường ĐHSP; (iii)
Chuẩn hóa các thang đo và câu chữ trong bảng hỏi.
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Các giảng viên tham gia phỏng vấn đề cho rằng nâng cao chất lượng đầu ra sinh
viên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các trường ĐHSP. Có rất nhiều nhân tố có
thể ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên trường ĐHSP, các giảng viên tham gia
phỏng vấn đều thống nhất về việc sử dụng thang đo HEdPERF của Abullah (2006b).
Tuy nhiên, thang đo này cần được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của các trường
Sư phạm tại Việt Nam. Theo đó, cả 05 giảng viên đều cho rằng các nhân tố liên quan
tới: (1) Chương trình đào tạo, (2) Đội ngũ giảng viên, (3) Cơ sở vật chất, (4) Hỗ trợ
người học, (5) Các dịch vụ gia tăng, có ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên
trường ĐHSP Việt Nam.
Các góp ý điều chỉnh của 05 giảng viên tập trung vào việc bổ sung vào các tiêu
chí đo lường chất lượng đầu ra sinh viên Sư phạm. Theo đó, việc đánh giá chất lượng
đầu ra sinh viên Sư phạm không chỉ xem xét các tiêu chí liên quan tới “Năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm” mà còn đánh giá các tiêu chí liên quan tới “Niềm tin
và ý thức nghề nghiệp”. Dựa trên cơ sở góp ý của các giảng viên và tổng quan tài liệu,
luận án đã bổ sung thêm biến “Niềm tin và ý thức nghề nghiệp” trong mô hình nghiên
cứu chính thức.
65
Bên cạnh đó, các giảng viên còn có các góp ý chi tiết giúp chỉnh sửa câu chữ
trong bảng hỏi và bổ sung thang đo cho phù hợp với sinh viên các trường Sư phạm. Cụ
thể như sau:
(1) Đối với nhân tố “Chương trình đào tạo”, các chuyên gia đã đồng ý bổ sung
thang đo gồm: “Các hoạt động giảng dạy, học tập và ngoại khóa trong Chương trình
được thiết kế phù hợp giúp người học rèn luyện các kỹ năng thiết yếu cho nghề sư
phạm”, “Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc nâng cao các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống (giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian...) của người học” và
“Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong chương trình được sử dụng hợp lý để phản
ánh chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học”. Các chuyên
gia đã đồng ý gộp các thang đo “Nhà trường cung cấp chương trình học có danh tiếng
trong xã hội”, “Nhà trường cung cấp chương trình học có chất lượng cao”, “Chương
trình đào tạo giúp sinh viên hình thành các phẩm chất đạo đức cần thiết”, và “Chương
trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên” vào 01
thang đo là “Nội dung chương trình (kết cấu và thời lượng) bảo đảm trang bị đủ cho
người học các năng lực (kiến thức, kỹ năng) và phẩm chất cần thiết cho nghề sư phạm”
(2) Đối với nhân tố “đội ngũ giảng viên”, các chuyên gia đã đồng ý bỏ các
thang đo mà người trả lời bảng hỏi khó đánh giá như “Giảng viên có phương pháp
giảng dạy phù hợp với môn học” và “Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy”, và bổ sung thang đo “Giảng viên có hiểu biết để
giải đáp các thắc mắc của của người học về chương trình đào tạo”
(3) Đối với nhân tố “Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ”, các chuyên gia đã
đồng ý bổ sung 02 thang đo để phù hợp với thực tiễn hiện tại của các trường sư phạm
gồm “Các phòng thực hành, thí nghiệm, rèn nghề có đủ số lượng và trang thiết bị hiện
đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học” và “Trường có hệ thống
cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đủ số lượng và phục vụ tốt nhu cầu thể thao, văn
hóa và các hoạt động ngoại khóa khác của người học”. Thang đo không phù hợp bị
loại bỏ là “Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý”
(4) Đối với nhân tố “Hỗ trợ người học”, các chuyên gia đã đồng ý ghép một số
thang đo có nội dung tương đồng với nhau, gồm có: thang đo “Nhân viên hành
chính/giáo vụ lưu trữ hồ sơ học vụ chính xác và truy lục được” và “Nhân viên hành
chính/giáo vụ có hiểu biết sâu về hệ thống/thủ tục hành chínhHỗ trợ người học” được
ghép thành thang đo “Nhân viên của trường nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực của
họ để hỗ trợ tốt cho người học”; thang đo “Thời gian phục vụ của khối hành chính văn
phòng thuận tiện cho sinh viên” và “Nhà trường cung cấp các dịch vụ hành chính/học
66
vụ trong khoảng thời gian hợp lý” được ghép thành “Các đơn vị/bộ phận trong trường
sắp xếp thời gian làm việc thuận tiện đối với người học”.
(5) Đối với nhân tố “Các dịch vụ gia tăng”, các chuyên gia đã đồng ý bổ sung
02 thang đo, gồm có: “Môi trường học tập và sinh hoạt tại trường đảm bảo an toàn
cho người học” và “Trường có các hoạt động tư vấn hiệu quả về hướng nghiệp, khởi
nghiệp và hỗ trợ sau tốt nghiệp cho người học”.
3.3. Các biến và thang đo
Trên cơ sở kế thừa thang đo chất lượng dịch vụ GDĐH HEdPERF của
Abdullah (2006b), thang đo HEdPERF điều chỉnh của Lê Ngọc Thắng (2017), Varana
và các cộng sự (2015), mô hình các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo đại
học của Nguyễn Minh Nhã và Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), mô hình đánh giá hiệu
quả đào tạo của Kirkpatrick (1975) và mô hình COACTIV đánh giá năng lực giáo viên
của Baumert và Kunter (2013), luận án đã xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng
và đo lường chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm.
(1) Chương trình đào tạo
Dựa trên thang đo HEdPERF và kết quả từ phân tích định tính sơ bộ, các thang
đo đo lường chương trình đào tạo trong luận án được đề cập tới gồm: mục tiêu, nội
dung, tính linh hoạt của chương trình đào tạo, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động
dạy và học thúc đẩy các kỹ năng của người học và các hình thức kiểm tra, đánh giá
trong Chương trình đào tạo. Bảng 3.1 trình bày thang đo chương trình đào tạo sử dụng
trong luận án.
67
Bảng 3.1: Thang đo chương trình đào tạo
Kí hiệu Nội dung
CTĐT1
Mục tiêu chương trình đào tạo cụ thể, rõ ràng, giúp người học hiểu rõ yêu
cầu cần đạt sau khi hoàn thành khóa học
CTĐT2
Chương trình được thiết kế bảo đảm tính linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập
đa dạng của người học
CTĐT3
Nội dung chương trình (kết cấu và thời lượng) bảo đảm trang bị đủ cho
người học các năng lực (kiến thức, kỹ năng) và phẩm chất cần thiết cho
nghề sư phạm
CTĐT4
Các hoạt động giảng dạy, học tập và ngoại khóa trong Chương trình được
thiết kế phù hợp giúp người học rèn luyện các kỹ năng thiết yếu cho nghề
sư phạm
CTĐT5
Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc nâng cao các kỹ năng quan trọng
trong cuộc sống (giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian...) của người
học.
CTĐT6
Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong chương trình được sử dụng hợp lý để
phản ánh chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của người học.
(2) Đội ngũ giảng viên
Dựa trên kế thừa mô hình, thang đo của các nghiên cứu trước và kết quả từ
phân tích định tính sơ bộ, các thang đo đo lường đội ngũ giảng viên trong luận án được
đề cập liên quan tới kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, sự nhiệt tình, sẵn sàng
hỗ trợ người học. Bảng 3.2 trình bày chi tiết thang đo Đội ngũ giảng viên các trường
Sư phạm.
Bảng 3.2: Thang đo Đội ngũ giảng viên các trường Sư phạm
Kí hiệu Nội dung
GV1
Giảng viên có hiểu biết để giải đáp các thắc mắc của của người học về
chương trình đào tạo
GV2 Giảng viên luôn nhiệt tình trong hoạt động giảng dạy
68
GV3 Giảng viên sẵn sàng hỗ trợ người học khi cần thiết
GV4
Giảng viên nhiệt tình quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề của
người học
GV5 Giảng viên có thái độ tích cực đối với người học
GV6 Thời gian giảng viên dành để tư vấn cho người học là đủ và thuận tiện
GV7 Giảng viên có kỹ năng truyền đạt tốt các kiến thức
GV8 Giảng viên có kiến thức chuyên môn vững vàng
(3) Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của trường học gồm có hệ thống phòng học, thư viện, phòng thực
hành, thí nghiệm, khu ký túc xá, khuôn viên, môi trường tự nhiên, khu tự học, thư
viện, hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bảng 3.3
trình bày thang đo Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
Bảng 3.3: Thang đo Cơ sở vật chất
Kí hiệu Nội dung
CSVC1
Hệ thống phòng học có đủ số lượng và trang thiết bị cần thiết cho việc
dạy và học
CSVC2
Các lớp học đảm bảo yêu cầu về không gian, ánh sáng, âm thanh cho
việc học tập
CSVC3
Khuôn viên, môi trường tự nhiên được quy hoạch hợp lý, bảo đảm
xanh - sạch - đẹp
CSVC4
Các phòng thực hành, thí nghiệm, rèn nghề có đủ số lượng và trang
thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của người học
CSVC5
Trường có khu tự học có đủ các điều kiện cần thiết và thuận tiện cho
người học
CSVC6
Khu ký túc xá với trang thiết bị đầy đủ, tiện lợi cho người học sinh
hoạt và học tập
69
CSVC7
Thư viện đảm bảo nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu
tham khảo của người học
CSVC8
Hạ tầng công nghệ thông tin (máy tính, mạng internet, wifi) đáp ứng
tốt nhu cầu của người học
CSVC9
Trường có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đủ số lượng
và phục vụ tốt nhu cầu thể thao, văn hóa và các hoạt động ngoại khóa
khác của người học
(4) Hỗ trợ người học
Dựa trên kế thừa mô hình, thang đo của các nghiên cứu trước và kết quả từ phân
tích định tính sơ bộ, thang đo hỗ trợ người học gồm: kịp thời giải quyết khó khăn của
người học, sẵn sàng tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ từ người học, thực hiện đúng những
cam kết trong giải quyết công việc với người học, cung cấp các hoạt động hỗ trợ tới
người học đúng hạn, thái độ tích cực trong công việc với người học, Bảng 3.4 trình
bày thang đo hỗ trợ người học.
Bảng 3.4: Thang đo hỗ trợ người học
Kí hiệu Nội dung
NH1
Trường luôn thấu hiểu nhu cầu và quan tâm giải quyết khó khăn của người
học
NH2
Những khó khăn, thắc mắc của người học được Nhà trường giải quyết kịp
thời và hiệu quả
NH3
Nhân viên nhà trường luôn sẵn sàng để nhận các yêu cầu hỗ trợ từ người
học
NH4 Người học có thể dễ dàng liên hệ với các đơn vị/bộ phận trong trường
NH5
Nhân viên của nhà trường luôn thực hiện đúng những cam kết trong giải
quyết công việc với người học
NH6
Các đơn vị/bộ phận trong trường sắp xếp thời gian làm việc thuận tiện đối
với người học
70
NH7
Nhân viên của trường thể hiện thái độ tích cực trong công việc với người
học
NH8
Nhân viên của trường nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực của họ để hỗ
trợ tốt cho người học
NH9 Nhân viên của trường giao tiếp tốt với người học
NH10
Người học cảm thấy an tâm khi tiếp xúc với các đơn vị/bộ phân chức năng
của trường
NH11 Nhà trường cung cấp các hoạt động hỗ trợ tới người học đúng hạn
(5) Các dịch vụ gia tăng
Dựa trên kế thừa mô hình, thang đo của các nghiên cứu trước và kết quả từ phân
tích định tính sơ bộ, thang đo các dịch vụ gia tăng gồm: dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe người học, hỗ trợ hoạt động thực tập, thực tế, hướng nghiệp, hoạt động đoàn, hội,
văn hóa, thể thao, Bảng 3.5 trình bày thang đo hỗ trợ người học.
Bảng 3.5: Thang đo các dịch vụ gia tăng
Kí hiệu Nội dung
DV1 Trường cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người học
DV2 Môi trường học tập và sinh hoạt tại trường đảm bảo an toàn cho người học
DV3
Trường có hệ thống tư vấn hiệu quả về kế hoạch học tập, lựa chọn học
phần cho người học
DV4
Nhà trường hỗ trợ tốt cho người học tham gia hoạt động thực tập, thực tế,
rèn nghề
DV5
Trường có các hoạt động tư vấn hiệu quả về hướng nghiệp, khởi nghiệp và
hỗ trợ sau tốt nghiệp cho người học
DV6
Trường khuyến khích và hỗ trợ người học tham gia vào các hoạt động văn
hóa, xã hội, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
DV7
Trường luôn thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức đoàn, hội của
người học
DV8
Trường cung cấp các quy trình đơn giản và chuẩn hóa trong các hoạt động
với người học
DV9
Trường luôn tiếp thu các phản hồi từ người học và sử dụng để cải thiện
chất lượng dịch vụ
71
(6) Chất lượng đầu ra sinh viên Sư phạm
Để đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên Sư phạm, tác giả dựa trên các tiêu chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_dau.pdf