Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán Báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC BẢNG .vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH . viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .1

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.1

1.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC .5

1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian

kiểm toán BCTC tại Việt Nam .6

1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian

kiểm toán BCTC trên thế giới.8

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu .11

1.2.4 Mục tiêu nghiên cứu .12

1.2.5 Câu hỏi nghiên cứu.12

1.2.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12

1.2.7 Phương pháp nghiên cứu .13

1.2.8 Đóng góp mới của đề tài.13

1.2.9 Kết cấu của luận án.14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỜI

GIAN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC

HIỆN .16

2.1 Một số lý thuyết đương đại được sử dụng làm nền tảng cho Luận án.16

2.1.1 Lý thuyết người đại diện.16

2.1.2 Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực .17

2.1.3 Lý thuyết doanh nghiệp từ góc nhìn tri thức .21

2.2 Những vấn đề lý luận chung về thời gian kiểm toán .24

2.3 Cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán BCTC do

kiểm toán độc lập thực hiện .31

2.3.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về khách hàng và môi trường kiểm toán

với thời gian kiểm toán BCTC.31

pdf215 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán Báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p thực hiện cuộc kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và các thủ tục sau kiểm toán, thực hiện điều phối và kiểm soát công việc của các nhân viên kiểm toán cấp dưới. Bên cạnh đó, ý kiến của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu cũng có ý nghĩa trong việc phân tích. Do đó, đối tượng khảo sát được xác định trong nghiên cứu định lượng của luận án chủ yếu là các KTV từ vị trí trưởng nhóm kiểm toán trở lên, chủ nhiệm kiểm toán (CNKT) và thành viên ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, các TVBGĐ phụ trách chất lượng kiểm toán tại các DNKT và các chuyên gia thuộc các hiệp hội nghề nghiệp của Việt Nam và quốc tế, các giảng viên giảng dạy kế toán – kiểm toán, đặc biệt nghiên cứu về kiểm toán tại các trường đại học. Do đặc thù của nghề nghiệp kiểm toán, loại hình DNKT có vai trò tác động nhiều đến việc tổ chức, sắp xếp cuộc kiểm toán, vì vậy luận án đã khảo sát thành 3 đối tượng chủ yếu là các hãng kiểm toán quốc tế thuộc bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới và Việt Nam, nhóm thứ 2 là các DNKT được chấp thuận kiểm toán các công ty niêm yết theo quy định của Ủy ban chứng khoán, và các DNKT địa phương với quy mô nhỏ hơn (hoàn toàn của Việt Nam, được thành lập và hoạt động chỉ ở Việt Nam) để tăng tính đồng nhất cho các nhóm đối tượng.” Về quy mô mẫu, luận án đã cố gắng xác định quy mô mẫu phù hợp để đảm bảo tính đại diện, có thể suy rộng cho tổng thể và kết quả có giá trị khoa học. Luận án đã dựa trên các yếu tố sau đây để đảm bảo những yêu cầu thống kê cơ bản về độ tin cậy cần thiết trong dữ liệu nghiên cứu như mức độ chắc chắn đảm bảo những đặc điểm thông tin mà dữ liệu thu được từ mẫu nghiên cứu đại diện cho tổng thể; sai số chọn mẫu có thể chấp nhận được; quy mô của tổng thể mà mẫu được chọn phù hợp với loại nghiên cứu, phân tích dự kiến. “Trong thống kê, độ tin cậy thông thường được sử dụng là 95%. Độ tin cậy 95% có nghĩa là trong 100 lần tiến hành chọn mẫu thì có 95 lần những kết quả về đặc điểm, thông tin từ mẫu nghiên cứu phản ánh chính xcs đặc điểm, thông tin cho tổng thể. Nếu nhóm nghiên cứu lựa chọn độ tin cậy nhỏ hơn, chẳng hạn 90% thì quy mô mẫu lựa chọn có thể nhỏ hơn và nếu lựa chọn độ tin cậy là 99% thì quy mô mẫu cần thiết sẽ lớn hơn. Sai số chọn mẫu là sự khác biệt trung bình của mẫu và giá trị thực của tổng thể. Đối với hầu hết các nghiên cứu trong kinh tế, kinh doanh và quản lý, các nhà nghiên cứu đều hài lòng với sai số chọn mẫu là +/- 3% cho đến 5%.” (Nguyễn Thị Tuyết 71 Mai & Nguyễn Vũ Hùng, 2015). Một vấn đề nữa xảy ra trong quá trình thu thập các mẫu là tỷ lệ phản hồi, việc thu thập thông tin có thể sẽ khó khăn vì các đối tượng trong mẫu có thể từ chối hợp tác tham gia khảo sát, hoặc không đủ điều kiện tham gia, hoặc NCS không thể tiếp cận được đối tượng trong mẫu đã chọn. Tỷ lệ phản hồi này cũng ảnh tới quá trình xác định quy mô mẫu nghiên cứu. Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩa thống kê và kiểm định, NCS đã gửi phiếu khảo sát đến các Hiệp hội nghề nghiệp, các DNKT và đến các đối tượng trực tiếp tham gia và phụ trách các hợp đồng kiểm toán tại các công ty kiểm toán, các giảng viên, nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm về kiểm toán. Sau thời gian khoảng 4 tháng (từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020) kể từ khi gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các KTV. Trong quá trình khảo sát, bên cạnh các quan sát thu thập từ khảo sát trực tiếp, luận án chủ yếu sử dụng công cụ khảo sát google forms thông qua thư điện tử, số phản hồi thu về là 258 phiếu. Chất lượng phiếu phản hồi thu về rất tích cực, trong đó có 250 phiếu hợp lệ và chỉ có 08 phiếu loại trừ, điều này do có sự lựa chọn đối tượng phù hợp với tổng thể nghiên cứu ngay từ khi gửi phiếu khảo sát. Với số phiếu quan sát thu về là 250, đối chiếu vào hướng dẫn về kinh nghiệm của các nghiên cứu trước đây, với thang đo có 36 biến quan sát, số lượng quan sát 250 có thể chấp nhận được với thủ tục phân tích nhân tố khám phá (với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) tham khảo về kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong nghiên cứu này, có 36 biến quan sát, cỡ mẫu cần đạt tương ứng là 36*5 = 180 quan sát). 3.3.4 Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng 3.3.4.1 Thiết kế phiếu câu hỏi “Dựa trên“câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phiếu câu hỏi được thiết kế với vai trò là công cụ để thu thập dữ liệu khảo sát trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Về xây dựng và triển khai phiếu câu hỏi khảo sát dựa trên cơ sở kết quả các nhân tố đã được xác định ở bước nghiên cứu định tính, phiếu câu hỏi khảo sát được áp dụng trong luận án bao gồm các nội dung sau:” - Thông tin phục vụ cho việc phân loại và thống kê các đối tượng được khảo sát - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - Đánh giá chung về thời gian kiểm toán thực tế cho các cuộc kiểm toán do kiểm toán độc lập thực hiện trong kiểm toán BCTC hiện nay ở Việt Nam.” Luận án xây dựng nội dung câu hỏi trong phiếu khảo sát dựa trên việc kết hợp các câu hỏi kế thừa từ nghiên cứu khác trên thế giới nhưng có sự điều chỉnh cho phù 72 hợp với bối cảnh Việt Nam và tự phát triển câu hỏi cho nghiên cứu của mình trong điều kiện có những khác biệt của Việt Nam. Bởi việc sử dụng có điều chỉnh này đã được phát triển, kiểm chứng về chất lượng và phù hợp với mục tiêu thu thập dữ liệu của Luận án. Thang đo các biến số trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thiết kế phiếu câu hỏi và thu thập dữ liệu mong muốn và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Có nhiều loại thang đo khác nhau, luận án đã cân nhắc sử dụng kết hợp các thang đo sau đây trong luận án: - Thang đo biểu danh hay định danh (Nominal scale):“thang đo này được sử dụng rộng rãi với các tiêu thức thuộc tính mà biểu hiện là một hệ thống các loại khác nhau như: giới tính, khu vực địa lý, loại hình doanh nghiệp, Thang đo này được sử dụng để đánh gia một số biến thuộc tính như khảo sát các đối tượng thuộc các loại hình doanh nghiệp kiểm toán (nước ngoài – Việt Nam, Big4 – Không phải Big4), - Thang đo thứ bậc (ordinal scale): cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ bậc cao, thấp giữa các biểu hiện của tiêu thức nhưng không diễn tả được cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu. Thang đo này sử dụng cho các biến mà sự khác biệt ở đây phụ thuộc nhiều về xét đoán của KTV, như mức độ ảnh hưởng của sự phức tạp của khách hàng, ảnh hưởng của các yếu tố của KSNB,đối với thời gian kiểm toán.” - Thang đo khoảng (interval scale): sử dụng để đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Trong phiếu khảo sát, luận án sử dụng thang đo thứ bậc Likert. Thang đo này được nhà tâm lý học Likert phát minh, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khảo sát. Thang Likert là thang đo thứ bậc nhưng trên thực tế được sử dụng như thang đo khoảng. Khi sử dụng thang đo này đối tượng được khảo sát sẽ thể hiện mức độ đồng ý đối với tuyên bố/chỉ báo của biến tiềm ẩn. Thang Likert thường thiết kế với thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 7, 9 hoặc 10. Ví dụ như 1 rât đồng ý, 2 là không đồng ý,.5 là rất đồng ý. Trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, thang đo Likert được sử dụng rất rộng rãi. Trong Luận án, thang đo Likert được sử dụng để hỏi KTV cho những câu hỏi chứa đựng các biến tiềm ẩn như: tính phức tạp trong hoạt động của khách hàng, kinh nghiệm, mức độ chuyên nghiệp của DNKT và KTV, Bên cạnh đó,“do Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nghề nghiệp kiểm toán vẫn còn non trẻ so với các nước trên thế giới, trong phiếu câu hỏi, NCS có đặt thêm một số câu hỏi có liên quan đến các biến kiểm soát để có thể đo lường tốt hơn trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.” Dạng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm câu hỏi mở (open-ended questions), câu hỏi đóng (closed-ended questions) và câu hỏi có thang đo (scaled- response questions). 73 Trước khi phát phiếu câu hỏi chính thức, NCS đã khảo sát thử từ 3 đến 5 đối tượng để trả lời cho phiếu khảo sát nháp để xem xét mức độ phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thuận tiện cho việc hiểu và trả lời của các đối tượng nghiên cứu. 3.3.4.2 Chọn mẫu khảo sát Chọn mẫu“nghiên cứu phụ thuộc hai yếu tố: tính đại diện và cách thức chọn các phân tử hình thành mẫu nghiên cứu. Nếu theo yếu tố đại diện, có mẫu ngẫu nhiên và mẫu phi ngẫu nhiên.”Mẫu ngẫu nhiên là mẫu nghiên cứu được hình thành từ tổng thể với các phần tử có xác suất được chọn là tương đương nhau, mẫu ngẫu nhiên giúp loại bỏ được sai số do lựa chọn hoặc những ý kiến chủ quan gây ra, từ đó đảm bảo được các nguyên tắc thông kê trong chọn mẫu và suy rộng kết quả của tổng thể. Mẫu phi thống kê là mẫu nghiên cứu được hình thành từ các phân tử trong tổng thể có xác suất được lựa chọn là khau nhau hay các phần tử tham gia vào mẫu không tuân theo quy luật ngẫu nhiên.“Dạng mẫu này tuy không giúp cho việc suy rộng từ tổng thể nhưng có thể góp phần trong việc làm tăng thêm sức mạnh hoặc cơ sở của các nhận định, đánh giá. Mẫu này thường được lựa chọn trong nghiên cứu khám phá. Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp chọn mẫu xác suất/ngẫu nhiên để ước lượng được mô hình hồi quy. Trong chọn mẫu ngẫu nhiên, luận án chọn mẫu đơn giản kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cách chọn mẫu này giúp cho tính đại diện cao hơn vì các tầng/nhóm đều có đại diện theo tỷ lệ trong mẫu nghiên cứu.” 3.3.4.3 Thu thập dữ liệu khảo sát Luận án kết hợp cả ba phương thức thu thập dữ liệu khảo sát (qua phỏng vấn trực tiếp, thu thập dữ liệu qua gọi điện thoại và thu thập dữ liệu qua mạng internet) trong các điều kiện thích hợp.“Phỏng vấn trực tiếp có ưu điểm chủ yếu là giảm thiểu được sai số đo lường từ phía người được hỏi, vì có thể kiểm tra ngay trong trường hợp có nghi vấn về thông tin hoặc sẽ giải thích được rõ hơn những vấn đề mà tác giả có quan tâm sâu hơn. Tuy nhiên, phương thức này gây một số khó khăn về không gian, thời gian và chi phí. Vì không phải người được phỏng vấn nào cũng sắp xếp được thời gian để trả lời các câu hỏi và có thể còn tồn tại sai số do phỏng vấn gây ra. Phỏng vấn qua điện thoại có ưu điểm thuận tiện về mặt thời gian, kết quả thu về nhanh chóng và có khả năng tập trung hóa vào các vấn đề trọng tâm, tuy nhiên phương thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm như sai số từ chọn mẫu, hoặc đối tượng được phỏng vấn không phản hồi, không nghe máy. Phương thức thứ ba là thu thập dữ liệu qua mạng internet là phương thức được sử dụng phổ biến hiện nay do những ưu việt của nó. Trong phương thức này, luận án thiết kế sẵn và đăng tải các phiếu câu hỏi trên phần mềm trực tuyến hoặc qua thư điện 74 tử (email) để đối tượng được khảo sát trả lời. Phương thức này được dùng phổ biến nhất hiện nay do sự phát triển về công nghệ thông tin, giúp luận án có thể triển khai khảo sát trên diện rộng mà không gặp vấn đề quá lớn về khoảng cách địa lý các vùng miền. Với chi phí thấp nhất trong các loại phương thức thu thập dữ liệu khảo sát; thường không có các sai số về nhập dữ liệu và người được khảo sát có thể lựa chọn thời gian, địa điểm trả lời phù hợp nhất theo điều kiện môi trường, phương thức này giúp cho luận án dễ dàng khảo sát đảm bảo số lượng mẫu như kỳ vọng. Vì vậy, luận án chủ yếu sử dụng phương thức này để thu thập dữ liệu và sử dụng phần mềm khảo sát trên mạng internet. Như đã trình bày ở trên, luận án sử dụng công cụ khảo sát qua google forms.” 3.3.4.4 Xử lý dữ liệu thô Việc phân loại dữ liệu thô được tiến hành ngay sau khi thu thập dữ liệu hoàn tất. Các phiếu hỏi được kiểm tra về tính hợp lệ và làm sạch dữ liệu. Sau khi làm sạch dữ liệu, luận án đã mã hóa phiếu hỏi để số hóa phần trả lời của mỗi câu hỏi và nhập liệu vào phần mềm Microsoft Excel và đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS. 3.3.4.5 Kiểm định chất lượng thang đo Luận án sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng thang đo. Đây là bước đầu tiên khi thực hiện phân tích định lượng với SPSS. Theo Nunnally và Bernstein (1994) cho rằng thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item – Total Corelation).” 3.3.4.6 Phân tích nhân tố khám phá Thông qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các biến quan sát cho từng nhân tố cho thấy rằng các biến quan sát này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó đề tài cần phải sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính nhằm tóm tắt những yếu tố tác động chính yếu trong mỗi một nhân tố.“Các kiểm định Bartlett và kiểm định KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) lần lượt được thực hiện nhằm mục đích kiểm định tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mô hình EFA bằng phương pháp thành phần chính. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.”” Trên“cơ sở kết quả phân tích EFA, các nhân tố chính được khám phá và được mã hóa theo các biến độc lập hoặc phụ thuộc. Để ước lượng mức độ tương quan của các 75 nhân tố đến thời gian kiểm toán, Luận án sử dụng mô hình phân tích hồi quy bội để tính toán tham số của các nhân tố được sử dụng trong mô hình.” 3.3.4.7 Kiểm định mô hình hồi quy Để đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của mô hình, năm kiểm định chính được thực hiện như sau: - “Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: mục tiêu của kiểm định này để xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không xét riêng từng biến độc lập. Nếu mức ý nghĩa (Significance, Sig.) của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy là 95% trở lên (Sig. ≤ 0,05) có nghĩa kết luận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2013; Đinh Phi Hổ, 2014).” - “Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình: kiểm định này xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không và phù hợp khi có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Phân tích phương sai (Analysis of Variance – ANOVA) được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. ≤ 0,05) mô hình được xem là phù hợp.” - Kiểm“định hiện tượng đa cộng tuyến: đây là hiện tượng mà các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, Luận án sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflactor Factor – VIF) để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập. Nếu VIF < 10 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.” - “Kiểm định hiện tượng tự tương quan: trị số thống kê Durbin-Watson được sử dụng để kiểm tra xem xét có hiện tượng tự tương quan không trong phần dư (Residuals) của mô hình hồi quy được đề xuất. Mô hình được kết luận không có hiện tượng tự tương quan khi thỏa mãn điều kiện dU < d < 4 –dL. Trong đó, dU là Trị số thống kê trên và dL là Trị số thống kê dưới (Nguyễn Đình Thọ, 2013 và Đinh Phi Hổ, 2014).” 76 “KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu cho Luận án. Như đã đề cập ở Chương 1, mục tiêu nghiên cứu của Luận án là khám phá, đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập thực hiện tại Việt Nam, do đó Luận án kết hợp tuần tự hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để kiểm định kết quả nghiên cứu định tính. Giai đoạn nghiên cứu định tính được thực hiện theo phương pháp lý thuyết nền dựa trên phân tích kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia nhằm khám phá thêm các nhân tố có ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán. Kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng làm cơ sở xây dựng thang đo trong giai đoạn nghiên cứu định lượng với mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Các thủ tục kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến là những thủ tục phân tích chính được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định lượng.” 77 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN KIỂM TOÁN BCTC DO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM 4.1 Thực trạng về hoạt động, chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam Theo Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 với mục tiêu tổng quát là: “ - Tạo lập một hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh, thích ứng với cơ chế quản lý nhà nước và hội tụ nghề nghiệp kế toán - kiểm toán trong khu vực và trên thế giới. - Xây dựng, phát triển hệ thống pháp lý về kế toán - kiểm toán trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, tiếp thu cơ bản các thông lệ quốc tế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm mô hình phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam để thúc đẩy hoạt động kế toán - kiểm toán phát triển, quản lý chặt chẽ và cải thiện chất lượng, đạo đức nghề nghiệp. - Nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước về kế toán - kiểm toán thông qua việc: Ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống pháp lý về chuyên môn, nghiệp vụ; Đẩy mạnh quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về kế toán - kiểm toán cũng như hoạt động hành nghề kế toán - kiểm toán; Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán để thúc đẩy quản lý, phát triển nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, đặc biệt là quản lý nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ kế toán -kiểm toán. - Phát triển vững mạnh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán đảm bảo ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực về số lượng, chất lượng trong các lĩnh vực hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán và thực hiện kế toán trong các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. - Tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán - kiểm toán đồng thời tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và thế giới. Những kết quả ghi nhận được qua quá trình thực hiện chiến lược kế toán, kiểm toán giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 được thể hiện ở một số phương diện sau: 78 - Khung pháp lý kế toán, kiểm toán: luật kế toán, kiểm toán đã được ban hành và tạo hành lang pháp lý cao nhất cho hoạt động kế toán – kiểm toán. Các luật này đã cải cách căn bản khung pháp lý về kế toán – kiểm toán phù hợp với điệu kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, thông lệ phổ biến trên thế giới và đạt được những thành tựu đáng kể rất cơ bản, lâu dài và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn bàn hành thêm các nghị định, thông tư hướng dẫn, bổ sụng, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm đặc thù của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2020, có nhiều chế độ kế toán được ban hành để hướng dẫn thống nhất về kế toán trong toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán (VAS) bằng cách vận dụng có chọn lọc các quy định của chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ quản lý trong nước. Tuy nhiên, VAS hiện nay của Việt Nam đã ban hành cách đây hơn 10 năm mà chưa được sửa đổi, bổ sung nên ngày bộc lộ nhiều hạn chế và có một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của nền kinh tế trong giai đoạn mới với nhiều loại nghiệp vụ phức tạp hơn và còn nhiều chuẩn mực mà Việt Nam chưa ban hành so với thông lệ quốc tế như chuẩn mực về nông nghiệp, giá trị hợp lý, tổn thất tài sản,...gây khó khăn cho việc lập và trình bày BCTC. Vì vậy VAS hiện đã trở nên lỗi thời, lạc hậu so với mặt bằng chung thế giới bởi chưa được cập nhật, sửa đổi, bổ sung và Việt Nam tới thời điểm hiện nay chưa cho phép các DN áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS. Hiện nay, theo đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Bộ Tài chính dưới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới đã và đang thực hiện hoàn thiện việc biên dịch bộ chuẩn mực IFRS để bước đầu cung cấp một nền tảng giúp DN có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các chuẩn mực này. - Công tác kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ pháp luật, chuẩn mực và chế độ: hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với VACPA tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các DNKT . Thông qua các cuộc kiểm tra này đã phát hiện nhiều sai sót, việc không tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp để đưa ra các kiến nghị về biện pháp xử lý, khắc phục để giúp các DNKT nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Cũng từ những phát hiện, đề xuất và kiến nghị của các đoàn kiểm tra, Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá và sửa đổi trong các văn bản pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán giúp các DNKT khắc phục sai sót, đồng thời cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên việc quản lý, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm về kế toán trong các DN Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, do đó các văn bản pháp lý liên quan cũng chưa được chú trọng nghiên cứu, xây dựng, ban hành và lực lượng triển khai vừa thiếu và chưa thực sự tinh nhuệ, việc phát hiện và xử phạt chậm, chưa nghiêm minh,... 79 Bên cạnh đó, hệ thống chính sách về KSCL kiểm toán đã được ban hành một cách toàn diện nhưng thiếu những quy định chi tiết, hướng dẫn kiểm toán để làm cơ sở cho việc tự kiểm soát của KTV cũng như kiểm soát các cấp trong DNKT . Nhiều DNKT chưa có quy chế về KSCL kiểm toán hoặc mới chỉ dừng lại ở mức quy định chứ chưa thực hiện để điều chỉnh, định hướng hoạt động KSCL kiểm toán, nhất là nội dung, trình tự và trách nhiệm KSCL kiểm toán của các cấp.” Việc kiểm soát CLKT được thưc hiện theo quy định tại Thông tư Số 157/2014/TT-BTC về KSCL dịch vụ kiểm toán. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm KSCL dịch vụ kiểm toán đối với các DNKT , KTV hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán (Cục QLGSKT&KiT) chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các DN còn lại. Trong năm 2017, tổng số công ty kiểm toán được kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán là 31, trong đó có 9 công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chủ trì, 22 công ty do Cục QLGSKT&KiT chủ trì. Về kết quả kiểm tra của Cục QLGSKT&KiT như sau: có 15/22 công ty xếp loại đạt yêu cầu; 06/22 công ty xếp loại không đạt yêu cầu; 01/22 công ty xếp loại yếu kém, có sai sót nghiêm trọng. Về kết quả kiểm tra 86 hồ sơ kiểm toán của Cục QLGSKT&KiT như sau: Có 03 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán tốt”; 56 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán đạt yêu cầu”; 20 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán không đạt yêu cầu” và 07 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán yếu kém” (VACPA, 2018). Với kết quả kiểm tra như trên, 05 công ty đã bị xử phạt hành chính do có vi phạm những nội dung sau: Không xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống KSCL dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Kiểm toán độc lập; Không làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định; Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, an toàn, để hư hỏng, mất mát hồ sơ trong quá trình sử dụng trong thời hạn lưu trữ; Không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hoặc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; Không thực hiện thông báo khi có thay đổi về địa điểm trụ sở chi nhánh. Có 01 công ty bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán vì có kết quả kiểm tra xếp loại yếu kém, có sai sót nghiêm trọng. 05 công ty kiểm toán và 39 KTV nhận được công văn nhắc nhở vì có chất lượng dịch vụ kiểm toán từ mức không đạt yêu cầu. Các công ty này tiếp tục được kiểm tra lại từ 1-2 năm sau. Từ những thông tin ở trên có thể thấy rằng chất lượng kiểm toán tại các DNKT Việt Nam hiện nay còn tồn đọng nhiều vấn đề cần khắc phục. - Phát triển nguồn nhân lực: Để phù hợp với Luật Kế toán 2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 91/2017/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2017 quy định về thi, cấp, 80 quản lý chứng chỉ KTV và kế toán viên thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC mở rộng đối tượng dự thi so với Thông tư 129 giúp mở rộng đối tượng dự thi nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Vì vậy, kỳ thi KTV và kế toán viên năm 2017 có số người đăng ký dự thi tăng 11% so với năm 2016, cụ thể năm 2017 là 2.677 người, năm 2016 là 2.406 người, kết quả có 455 người được cấp chứng chỉ KTV và 137 người được cấp chứng chỉ kế toán (VACPA, 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_thoi_gian_kiem.pdf
Tài liệu liên quan