Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây

Mục lục

Lời cam đoan . ii

Lời cảm ơn. ii

Mục lục . iii

Danh mục các bảng. ii

Danh mục các hình . vii

Danh mục các chữ viết tắt .ix

MỞ ĐẦU.1

1. Đặt vần đề .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Nội dung nghiên cứu.2

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.2

5. Ý nghĩa đề tài .2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3

1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về thực vật trên sông.3

1.2. Những nghiên cứu trong nước về thực vật trên sông.5

1.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Tây.9

1.3.1. Vị trí địa lý .9

1.3.2. Đặc điểm khí hậu .10

1.3.3. Đặc điểm thủy văn .10

1.3.4. Độ mặn và độ pH .11

1.3.5. Tính chất của đất .12

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14

2.1. Nghiên cứu tài liệu .14

2.2. Thời gian nghiên cứu .14

2.3. Khảo sát một số đặc điểm môi trường .15

2.4. Nghiên cứu thành phần loài .16

2.4.1. Thu mẫu theo tuyến .16

2.4.2. Xác định tên thực vật.16

2.4.3. Làm tiêu bản khô .17

2.4.4. Cố định và bảo quản mẫu .17iv

2.5. Chụp hình .18

2.6. Phương pháp nghiên cứu sự phân bố thực vật .18

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.19

3.1. Một số yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu.19

3.1.1. Độ ngập triều .19

3.1.2. Độ mặn của nước sông .19

3.1.3. Độ pH của nước sông .20

3.1.4. Tính chất của thể nền.21

3.2. Thành phần loài thực vật vùng nghiên cứu.23

3.2.1. Thành phần loài thực vật .23

3.2.2. Một số loài đặc trưng cho vùng nước lợ và nước mặn .24

3.2.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật.25

3.2.4. Đa dạng về dạng sống thực vật.26

3.3. Mô tả một số loài thực vật có giá trị sử dụng của vùng nghiên cứu .27

3.3.1. Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz .27

3.3.2. Lúa trời - Oryza rufipogon Griff.28

3.3.3. Bần chua - Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. .29

3.3.4. Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb .30

3.3.5. Ô rô trắng - Acanthus ebracteatus Vahl .31

3.3.6. Bọt ếch biển - Glochidion littorale Blume .32

3.3.7. Mướp sát - Cerbera odollam Gaertn. .33

3.3.8. Dây cám - Sarcolobus globosus Wall.34

3.3.9. Xà bông - Sphenoclea zeylanica Gaertn.35

3.3.10. Cam thảo nam - Scoparia dulcis L. .36

3.3.11. Bún - Crateva religiosa G.Forst. .37

3.3.12. Calophyllum inophyllum L. .38

3.3.13. Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour. .39

3.3.14. Chiếc chùy - Barringtonia conoidea Griff. .40

3.3.15. Cách - Premna serratifolia L.41

3.3.16. Sơn nước - Gluta velutina Blume.42v

3.3.17. Dành dành - Gardenia jasminoides J Ellis .43

3.3.18. Nhàu nước - Morinda persicifolia Buch.-Ham. .44

3.3.19. Tra làm chiếu - Hibiscus tilliaceus L.45

3.3.20. Eichhornia crassipes (Mart.) Solms.46

3.4. Sự phân bố các loài thực vật .51

3.4.1. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 1 (huyện Tân Trụ) .51

3.3.2. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 2 (huyện Tân An).53

3.3.3. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 3 (huyện Thủ Thừa).55

3.3.4. Ô tiêu chuẩn ở địa điểm 4 (huyện Mộc Hoá) .56

3.4. Vai trò của thực vật vùng nghiên cứu. .60

3.4.1. Đối với môi trường .60

3.4.2. Đối với con người .61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.62

pdf123 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u yếu tố như thủy triều, gió, mưa, lưu lượng thượng nguồn, địa hình lòng sông. Trên hệ thống sông Vàm Cỏ, tính từ cửa sông, độ mặn 4g/l xâm nhập sâu nhất khoảng 65 km (năm 2011), khoảng 50 km (năm 2012), 65-70 km (năm 2013) [25]. Bảng 3.3. Độ mặn cao nhất các năm 2011-2013 ở sông Vàm Cỏ TT Tên trạm Tên sông Cách biển (km) Giá trị (g/l) Ngày xuất hiện Giá trị (g/l) Ngày xuất hiện Giá trị (g/l) Ngày xuất hiện Smax 1995- 2010 1 Cầu nổi Vàm Cỏ 20 16,7 21/3 14,1 14/3 15,8 27/02 22,5 2 Bến Lức Vàm Cỏ Đông 56 5,3 02/3 3,5 13/3 3,6 01/4 15,4 3 Tân An Vàm Cỏ Tây 69 3,8 02/02 0,7 10/4 4,7 04/4 15,7 (Nguồn: Trần Đình Phương và cộng sự, 2013) [25] Đối chiếu với các số liệu về độ mặn của nước sông ở bảng 3.3. với kết quả của chúng tôi đo được cho thấy dòng sông VCT có xu hướng giảm độ mặn, sự xâm nhập mặn vào sâu nội địa cũng giảm. Từ Thạnh Hóa trở lên thượng nguồn là nước ngọt vào cả mùa mưa và mùa khô. Riêng ở Tân An có lúc là nước ngọt (năm 2012 và 2014), có lúc là nước lợ. Điều này có thể do ảnh hưởng của hệ thống kênh đào dẫn nước ngọt nối với hệ thống sông Cửu Long. Như vậy, ảnh hưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu lên độ mặn của sông VCT là không thấy rõ. Điều này được thể hiện qua sự phân bố của các loài thực vật (mục 3.4). 3.1.3. Độ pH của nước sông Độ pH của nước được thể hiện ở bảng 3.4. 21 Bảng 3.4. Độ pH của nước ở các địa điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Địa điểm Thời gian Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3 Địa điểm 4 Triều lên Triều xuống Triều lên Triều xuống Triều lên Triều xuống Triều lên Triều xuống 15 – 16/10/2013 7,4 6,5 7,2 6,7 6,8 6,2 6,3 6,0 16 – 17/11/2013 7,3 6,4 6,8 6,6 6,7 6,3 6,4 6,0 15 – 16/12/2013 7,8 6,8 6,9 6,6 6,7 6,2 6,5 6,1 16 – 17/01/2014 7,5 6,4 7,0 6,5 6,5 6,0 6,0 5,2 16 – 17/02/2014 7,6 6,3 6,8 6,3 6,6 6,1 5,7 5,3 17 – 18/03/2014 7,5 6,5 6,7 6,4 6,5 6,0 5,6 5,2 15 – 16/04/2014 7,1 6,1 6,7 6,5 6,4 5,9 5,6 5,0 16 – 17/5/2014 7,7 7,2 7,3 7,1 6,8 6,4 6,4 6,0 Độ pH của nước sông ít thay đổi trong các tháng ở từng địa điểm. Độ pH của nước sông ở địa điểm 4 (Mộc Hóa) có tính axit yếu vì đây là vùng đất chua phèn, có pH dao động từ 5 – 6; 3 địa điểm còn lại gần trung tính. Nhìn chung độ pH đao động không nhiều và phù hợp cho sự phát triển của thực vật. 3.1.4. Tính chất của thể nền 3.1.4.1. Độ lún của thể nền Độ lún của thể nền ở 4 địa điểm nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.5. Bảng 3.5. Độ lún (cm) của thể nền tại các điểm khảo sát trên sông VCT Địa điểm Đọ lún cách bờ 10m Độ lún cách bờ 5m Độ lún gần bờ 20 – 30 30 - 40 > 40 10 - 20 20 - 30 > 30 0 - 10 10 – 20 1 X X X 2 X X X 3 X X X 4 X X X 22 Nhìn chung độ chặt của thể nền của địa điểm 2, 3 và 4 là gần như nhau. Địa điểm 1 ở gần hạ lưu hơn nên có độ lún nhiều hơn nhưng cũng sai khác không nhiều so với 3 địa điểm còn lại. 2.3.2.1. Thành phần cơ giới đất Kết quả phân tích về thành phần cơ giới đất của 4 địa điểm nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu lí hóa của đất tại các điểm trên sông Vàm Cỏ Tây Địa điểm Thành phần cơ giới pHH2O Cát (%) Thịt (%) Sét (%) 1 0cm – 30cm 11 45 44 5,85 30cm – 60cm 8 46 45 4,92 2 0cm – 30cm 7 31 62 5,55 30cm – 60cm 9 29 62 5,36 3 0cm – 30cm 23 29 48 4,59 30cm – 60cm 17 35 48 4,79 4 0cm – 30cm 10 32 58 4,67 30cm – 60cm 16 34 50 4,63 Từ các số liệu ở bảng 3.6 cho thấy mẫu đất ở 4 địa điểm được đánh giá như sau: Bảng 3.7. Phân loại đất, đánh giá độ chua và độ mặn của đất ở 4 địa điểm Địa điểm Loại đất Phân cấp độ chua 1 0cm – 30cm Sét pha thịt Chua 30cm – 60cm Sét pha thịt Rất chua 2 0cm – 30cm Sét Chua 30cm – 60cm Sét Chua 3 0cm – 30cm Sét Rất chua 30cm – 60cm Sét Rất chua 4 0cm – 30cm Sét Rất chua 30cm – 60cm Sét Rất chua Như vậy đất ở địa điểm 2, 3 và 4 là loại đất sét, còn ở địa điểm 1 là đất sét pha thịt. Đất ở 4 địa điểm là chua đến rất chua. 23 Nhìn chung, địa điểm 1 có các yếu tố về độ mặn của nước, pH, tính chất của thể nền có sai khác so với 3 địa điểm còn lại. 3.2. Thành phần loài thực vật vùng nghiên cứu 3.2.1. Thành phần loài thực vật Từ kết quả điều tra ngoài thực địa kết hợp với phân tích trong phòng thí nghiệm đã ghi nhận được thành phần loài thực vật ven sông Vàm Cỏ Tây có 205 loài, thuộc 159 chi, 74 họ, của 2 ngành Thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, ngành Dương xỉ có 10 loài (chiếm 4,9% tổng số loài), 8 chi (chiếm 5,0% tổng số chi), 7 họ (chiếm 9,5% tổng số họ) là họ Ráng lá dừa (Blachnaceae), Rau bợ (Marsileaceae), Gạt nai (Parkeriaceae), Ráng (Pteridaceae), Bèo ong (Salviniaceae), Bòng bong (Schizeaceae) và Dớn (Thelypteridaceae); ngành Ngọc lan có 195 loài, 151 chi, 67 họ. Như vậy, có thể khẳng định rằng ngành Ngọc lan chiếm ưu thế về tổng số loài, chi và họ ở khu vực nghiên cứu. Phân tích sâu hơn về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cho thấy: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 143 loài (73,3% tổng số loài trong ngành Ngọc lan), số chi là 109 (72,2% tổng số chi), số họ là 49 (73,1% tổng số họ); lớp Hành (Liliopsida) có tỷ lệ thấp hơn, có số loài là 52 (26,7% tổng số loài), số chi là 42 (27,8% tổng số chi), số họ là 18 (26,9% tổng số họ). Như vậy, lớp Ngọc lan chiếm ưu thế trong ngành Ngọc lan và thậm chí trong toàn hệ thực vật vùng nghiên cứu. Ở cấp độ họ, 10 họ có số lượng loài nhiều nhất với 101 loài chiếm 49,3% tổng số loài trong toàn hệ. Trong đó, họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae) có 20 loài (chiếm 9,8% tổng số loài); kế đến là họ Hòa thảo (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) có 14 loài (chiếm 6,8%); họ Cúc (Asteraceae) và họ Bìm bìm (Convolvulaceae) cùng có 9 loài (chiếm 4,4%). Ở cấp độ chi, có 10 chi có số lượng loài nhiều nhất là chi Cói (Cyperus) có 7 loài (chiếm 3,4% tổng số loài), kế đến là chi Đa (Ficus) có 6 loài (chiếm 2,9%); chi Khoai lang (Ipomoea) và chi Trâm (Syzygium) cùng có 4 loài (chiếm 1,9%); các chi có 3 loài gồm: Bòng bong (Lygodium), chi Bìm (Merremia), chi Mắc cỡ (Mimosa), chi Diệp hạ 24 châu (Phyllanthus), chi Lộc vừng (Barringtonia), chi Rau dừa nước (Ludwigia), và chi Thài lài (Commelina). Bảng 3.8. Các họ thực vật có số lượng loài nhiều STT HỌ THỰC VẬT SỐ LOÀI TỈ LỆ % 1 Đậu Fabaceae 20 9,8 2 Cói Cyperaceae 14 6,8 3 Hòa thảo Poaceae 14 6,8 4 Cúc Asteraceae 9 4,4 5 Bìm bìm Convolvulaceae 9 4,4 6 Thầu dầu Euphorbiaceae 8 3,9 7 Cà phê Rubiaceae 8 3,9 8 Hoa mõm chó Scrophulariaceae 8 3,9 9 Dâu tằm Moraceae 6 2,9 10 Sim Myrtaceae 5 2,4 3.2.2. Một số loài đặc trưng cho vùng nước lợ và nước mặn Do sông VCT chịu tác động xâm nhập mặn từ thủy triều nên trong vùng khảo sát xuất hiên các loài thực vật nước lợ, mặn phân bố ven hai bên bờ sông VCT. Bảng 3.9. Một số loài thực vật nước lợ, mặn của vùng nghiên cứu STT TÊN ĐỊA PHƯƠNG TÊN KHOA HỌC 1 Bần chua Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. 2 Dừa nước Nypa fruticans Wurmb 3 Vạng hôi Clerodendrum inerme (L.) Graertn. 4 Sơn nước Gluta velutina Bl. 5 Mướp sát Cerbera odollam Gaertn. 6 Quao nước Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem. 7 Đước đôi Rhizophora apiculata Blume 8 Tra làm chiếu Hibiscus tilliaceus L. 9 Mái dầm Aglaodorum griffithii (Schott) Schott 10 Dứa gai Pandanus kaida Kurz 11 Vẹt đen Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. 25 3.2.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật - Giá trị sử dụng: trong số 205 loài hiện diện trong khu vực nghiên cứu thì có đến 195 loài cây có giá trị sử dụng (chiếm 95,1%). Số lượng các loài có giá trị sử dụng được thể hiện ở bảng 3.10. Bảng 3.10. Số lượng các loài thực vật có công dụng STT CÔNG DỤNG KÍ HIỆU SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % 1 Gia dụng GD 22 10,7 2 Thực phẩm TP 31 15.1 3 Cảnh C 6 2,9 4 Cho củi CC 5 2.4 5 Phân xanh PX 2 1,0 6 Tinh dầu TD 1 0.5 7 Thuốc T 135 65,9 Các loài được người dân sống ven sông Vàm Cỏ Tây khai thác phổ biến để làm cảnh như: Lộc vừng (Barringtonia acutangula), Chiếc (Barringtonia conoidea), Si (Ficus benjamina), Sộp (Ficus superba); sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh như: Choại (Stenochlaena palustris), Rau nhút (Neptunia oleracea), Rau má (Centella asiatica), hay khai thác lấy gỗ dùng trong xây dựng, đóng các đồ dùng gia đình, tàu thuyền, cho sợi để bện thành dây, thừng, làm đồ mỹ nghệ hoặc lấy củi như: Mù u (Calophyllum inophyllum), Tràm (Melaleuca cajuputil), Tra làm chiếu (Hibiscus tilliaceus), Sơn nước (Gluta velutina), Lục bình (Eichhornia crassipes). Ngoài các giá trị sử dụng nêu trên, nhiều loài thực vật còn có giá trị xử lý làm sạch môi trường góp phần không nhỏ trong việc điều hòa và cân bằng môi trường nước như: Bèo cám nhỏ (Lemna minor), Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Sậy (Phragmites karka), Rau dừa nước (Ludwigia adscendens), Nghể (Polygonum tomentosum), Lục bình (Eichhornia crassipes), - Giá trị về nguồn gen quí hiếm: để có biện pháp bảo vệ các loài, việc quan trọng là đánh giá các mức độ đe dọa cũng rất quan trọng, từ đó có chính sách ưu tiên và bảo vệ hợp lý. Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở vùng nghiên cứu có 2 loài (chiếm 1,0%) 26 được xếp vào danh lục các loài thực vật cần được bảo tồn ở thứ hạng Sẽ nguy cấp (VU) là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus) và Lúa trời (Oryza rufipogon)[1]. 3.2.4. Đa dạng về dạng sống thực vật Thực vật vùng nghiên cứu được chia làm 6 nhóm dạng sống chính, đó là: cây thân thảo (C), cây gỗ lớn (GL), cây gỗ nhỏ (GN), cây bụi (B), bán kí sinh (BKS) và dây leo (DL). Trong đó, nhóm cây thân thảo (C) có 111 loài (chiếm 54,2% tổng số loài), nhóm này gồm các cây sống ven bãi bồi, ven bờ sông đất thấp ẩm, hay các vùng đất ngập nước, tập trung chủ yếu vào các họ như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Cúc (Asteraceae), Tiếp đến là nhóm cây gỗ lớn (GL) và gỗ nhỏ (GN) lần lượt có 28 loài (chiếm 13,7%) và 16 loài (chiếm 7,8%), nhóm này gồm các cây sống ở ven bờ sông như họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ chiếc (Lecythidaceae),Nhóm dây leo (DL) có 27 loài (chiếm 13,2%) chủ yếu là các họ Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Bòng bong (Schizeaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dây mối (Menispermaceae),... Nhóm cây bụi (B) có 21 loài (chiếm 10,2%), nhóm này gặp nhiều ở ven bờ đất khô hay ẩm tập trung chủ yếu vào các họ như họ Đậu (Fabaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Cau dừa (Arecaceae), Nhóm bán ký sinh (BKS) có 2 loài (chiếm 1,0%), chủ yếu tập trung vào các họ Tầm gửi (Loranthaceae) và họ Long não (Lauraceae). Như vậy, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ trọng cao nhất (54,2%) trong số các dạng sống hiện có ở khu vực nghiên cứu, chúng không chỉ góp phần làm gia tăng tính đa dạng của hệ sinh thái thực vật ven sông mà còn đem lại giá trị sử dụng cho người dân địa phương, tham gia bảo vệ môi trường, chống xói mòn và biến đổi khí hậu. 27 Hình 3.1. Dạng sống các loài thực vật vùng nghiên cứu 3.3. Mô tả một số loài thực vật có giá trị sử dụng của vùng nghiên cứu 3.3.1. Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz Tên đồng nghĩa: E. glandulosus Wall. ex Merr., E. madopetalus Pierre Tên địa phương: Cà na, Côm háo ẩm, Côm cánh ướt Họ Côm – Elaeocarpaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ cao từ 10 - 25m; nhánh non ít lông. Phiến lá hình trái xoan ngược dài từ 7 - 9cm, rộng 2,5 - 0,3cm, đầu tù, gốc thót lại trên cuống, mép có răng, rất nhẵn gần như dai, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, gân bên có 6 đôi, cuống lá dài 1cm. Chùm hoa ở nách những lá đã rụng, dài từ 4 -7cm, lá đài có lông mềm màu bạc, cánh hoa xẻ tua thành 18 - 20 dải hình sợi. Quả hạch, hình bầu dục nhọn, dài 3cm, nhân có 1 hạt. 28 Hình 3.2. Cà na - Elaeocarpus hygrophilus Kurz A. Dạng sống B. Lá C. Quả Sinh thái và phân bố: Cây mọc dọc theo ven sông trên đất ẩm. ra hoa từ tháng 9 - 3, có quả từ tháng 7- 9. Xuất hiện ở Tân An, Thủ Thừa Thạnh Hóa. Công dụng: Quả có bột và có vị ngọt dùng ăn được. Cây có tác dụng làm thuốc, vỏ dùng để hãm nước cho phụ nữ sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh. 3.3.2. Lúa trời - Oryza rufipogon Griff. Tên đồng nghĩa: O. aquatica Roshev., O. glumipatula Steud. Tên địa phương: Lúa trời, Lúa ma Họ Hòa thảo - Poaceae Hình 3.3. Lúa trời - Oryza rufipogon Griff. Đặc điểm nhận dạng: Cây thân thảo nằm rồi đứng cao từ 1,5 - 2m. đường kính thân 5mm, lông dài khoảng 10cm. 29 Phiến lá dài 15 - 20cm. rộng 1cm, rìa có lông. Hoa chum tụ tán, cao 15cm, gié hoa màu nâu. Hạt có lông gai. Sinh thái và phân bố: mọc dựa rạch ven sông VCT, bờ ruộng ven sông. Gặp nhiều ở Mộc Hóa, Kiến Tường. Công dụng: dùng làm thực phẩm cho con người, có giá trị dinh dưỡng cao. 3.3.3. Bần chua - Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. Tên đồng nghĩa: Sonneratia acida L. f., Rhizophora caseolaris L. Tên địa phương: Bần chua, Bần sẻ Họ Bằng lăng – Lythraceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ cao từ 10 – 15m, có khi cao tới 25m nhưng có khi là cây bụi chỉ cao từ 5 – 6m. Cành non màu đỏ, có 4 cạnh, không có lông, có đột phình to. Cây có nhiều rễ thở mọc thành từng nhóm quanh gốc. Lá đơn, mọc đối; phiến lá dày mọng nước, hình bầu dục hoặc hình trái xoan dài 5- 10cm, rộng 3,5 – 4,5cm, cuống lá dài từ 0,5 - 1,5cm. Cụm hoa ở đầu cành, thường có 2 – 3 hoa. Đài có ống dài từ 7 - 12mm, với 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. cánh hoa 6, màu trắng đục, hình dải dài từ 17 - 25mm, rộng 1 - 2mm. nhị nhiều, chỉ nhị hình sợi, dài 3,5 - 4mm, bao phấn hình thận, vòi nhụy dài, đầu nhụy hơi tròn. Hình 3.4. Bần chua - Sonneratia casaeolaris (L.) Engl. A. Dạng sống B. Quả C. Hoa 30 Quả mọng hơi nạc, đường kính từ 3 - 5cm, cao từ 1,5 – 2cm, dính với đài, có những thùy xòe ra; hạt nhiều, dẹp, dài từ 6 - 7mm. Sinh thái và phân bố: Thường gặp ở vủng ven sông nước lợ. thường mọc chung với loài cây khác, có khi thành quần thể cùng loài, gặp nhiều ở vủng Tân Trụ, Châu Thành và ít dần ở Tân An, Thủ Thừa. Ra hoa vào tháng 3 - 4.. Công dụng: Quả chua dùng làm thực phẩm ăn sống hay nấu canh. Trong vỏ, gỗ chứa archin, archinin, archicin. Dùng làm thuốc trị bong gân, viêm tấy. Dịch quả lên men dùng để trị chứng sốt huyết, ngoài ra có thể giã lá để đắp lên vết thương nhẹ. Lá giã kết hợp với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. 3.3.4. Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb Tên đồng nghĩa: Nypa fruticans var. neameana F.M.Bailey Tên địa phương: Dừa nước, dừa lá. Họ Cau dừa – Arecaceae Đặc điểm nhận dạng: Thân ngầm trong bùn, dài và to (25 - 40cm). Lá mọc vòng ở ngọn cây, hình lông chim dài từ 4 - 6m. Cụm hoa cao đến 2m, nhánh đực vàng mang nhiều hoa đực cao 2mm, tiền diệp hẹp, nhị 3. Quả dạng hạch họp thành buồng hình cầu đường kính từ 35 - 40 cm, màu mận sẫm, chứa 1 hạt cứng. Phôi nhũ lúc non trong. Sinh thái và phân bố: Mọc sát dựa rạch, ven sông vùng nước lợ, ngọt. gặp nhiều từ Tân Trụ tới tận Thủ Thừa. Tuy nhiên, ở mỗi vùng kích thước Dừa nước sẽ khác nhau, chúng phát triển tốt ở vùng Tân An. Công dụng: Dừa nước có khá nhiều công dụng hữu ích vừa làm gia dụng vừa làm thuốc phục vụ cho con người. Dừa nước cho quả quanh năm. Trong quả có phôi nhũ ăn rất ngon, béo. Quả non dùng chế biến thức ăn, nõn non làm thuốc lá. Chất dịch hứng từ cuống quầy có thể làm giấm, rượu, chế biến đường Lá Dừa nước dùng để gói bánh, lợp nhà, dựng vách. Bẹ và sống lá dùng để bện thừng, dệt thảm. 31 Gốc lá Dừa nước đem nướng, vắt lấy nước có thể trị bệnh sản hậu, tiêu chảy. Lá giã ra lấy bột trị rắn cắn, vết thương lở. Hình 3.5. Dừa nước - Nypa fruticans Wurmb 3.3.5. Ô rô trắng - Acanthus ebracteatus Vahl Tên đồng nghĩa: A. ebracteatus var. xiamenensis (R.T.Zhang) C.Y.Wu & C. Tên địa phương: Ô rô trắng Họ Ô rô – Acanthaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây nhỏ, cao từ 1 – 1,5m. Thân tròn, không có lông. Lá đơn, mọc đối, phiến không lông, mép có răng cưa rất nhọn. phát hoa ở ngọn và nách lá, hoa màu trắng, tràng dài từ 2 – 2,5cm . Quả nang hình thuôn dài, dài 2cm, bên trong có 4 hạt, dep. Sinh thái và phân bố: mọc ở vùng cửa sông, ven sông, nơi có độ mặn thấp. thường gặp ở Tân Trụ, Tân An. Công dụng: Ô rô trắng được sử dụng làm thuốc sắc uống trị bệnh đường ruột, tiểu buốt, tiểu dắt. Lá giã ra có thể đắp trị rắn cắn, vết thương. Hạt dùng trị giun. 32 Hình 3.6. Ô rô trắng - Acanthus ebracteatus Vahl A. Thân cây B. Lá C. Phát hoa và quả 3.3.6. Bọt ếch biển - Glochidion littorale Blume Tên đồng nghĩa: Bradleia littorea (Blume) Steud. Tên địa phương: Bọt ếch biển, Trâm bột Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae Mô tả: Cây bụi nhỏ cao từ 1 - 2m. Lá dai, hình mắt chim hay trái xoan hơi bầu, nhọn ở gốc, tù ở chóp. Lá dài từ 4 - 7cm, màu lục sang ở mặt trên, sẫm ở mặt dưới, có lá kèm. Cụm hoa hình xim đơm ở nách lá. Quả nang hình cầu, đường kính 1cm, hơi có rãnh, mảu đỏ hơi trắng. 33 Hình 3.7. Bọt ếch biển - Glochidion littorale Blume A. Dạng sống B. Lá, hoa và quả Sinh thái và phân bố: Mọc ven bờ sông. Ra hoa, kết quả quanh năm. Công dụng: Lá và rễ được dùng làm thuốc sắc uống để trị đau ruột, lỵ. 3.3.7. Mướp sát - Cerbera odollam Gaertn. Tên đồng nghĩa: Cerbera dilatata Markgr., Cerbera forsteri Seem. Tên địa phương: Mướp sát, mướp sát vàng Họ Trúc đào – Apocynaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, không lông, vỏ hơi trắng, có mủ trắng. Lá dạng phiến, thon dài, dài từ 15 - 25cm, bóng láng, gân bên mảnh, nhiều. Cụm hoa ở ngọn nhánh, rộng từ 4 - 5cm, ống và thùy tràng màu trắng, tâm hơi vàng cam hay nâu , nhị 5. Quả hạch, thường chỉ có 1, tròn, có khi xẻ thùy. To từ 8 - 12cm, màu xanh. Khi chín có màu vàng vàng. 34 Hình 3.8. Mướp sát - Cerbera odollam Gaertn. A. Dạng sống B. Hoa và phát hoa C. Dạng quả Sinh thái và phân bố: Mọc hai bên bờ sông, nơi có độ mặn thấp, mọc rải rác từ từ Tân Trụ tới Thủ Thừa. Ra hoa tứ tháng 3 - 6. Công dụng: Hạt mướp sát dùng để trị bệnh mất ngủ, quả độc dùng để đuốc cá, đuốc các động vật lớn. 3.3.8. Dây cám - Sarcolobus globosus Wall. Tên địa phương: Dây cám Họ Thiên lý – Asclepiadaceae Đặc điểm nhận dạng: Dây leo to, không lông, có mủ trắng. Lá có phiến bầu dục thon, mỏng, ửng vàng mặt dưới, dài từ 5 - 8cm. Gân phụ 4- 5 cặp. cuống dài 1 - 1,5cm. Chùm hoa dạng tán ở nách lá, hoa vàng, có sọc tím hình chuông. Quả tròn, to từ 6 - 10cm, có 2 sóng thấp. Chứa nhiều hạt dẹp, có cánh, không có mào lông. 35 Hình 3.9. Dây cám - Sarcolobus globosus Wall. A. Dạng sống B. Lá C. Cụm hoa và quả cắt dọc Sinh thái và phân bố: Mọc leo trên giá loài khác, rải rác ven hai bờ sông. Công dụng: Lá có thể nấu chung với cà ri, trái non rim đường ăn. Ngoài ra, lá giã ra đắp trị tê thấp. Hạt độc dùng để đuốc cá. 3.3.9. Xà bông - Sphenoclea zeylanica Gaertn. Tên đồng nghĩa: Gaertnera pangati Retz. Tên địa phương: Cỏ Phổng. Họ Hoa chuông - Campanulaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây thảo sống hằng năm, thân mọc đứng, nhẵn, màu lục, cao 0,70-1m hay hơn, rỗng ruột. Lá mọc so le, hình mũi mác, dài 5-10cm, rộng 1-3cm, màu xanh tươi; gân lá hình lông chim hoặc hình mạng nổi rõ, cuống mềm. Cụm hoa dày hình bông ở ngọn, trên một cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, dính trên một trụ nhẵn; đài 2-3mm (kể cả bầu dưới) tràng trắng hay vàng nhạt, hình lục lạc, dài 3-4mm. Quả nang to 4-5mm, chứa nhiều hạt nâu. 36 Sinh thái và phân bố: Mọc nơi bờ sông và đất ẩm, mọc trên các bãi hoang ven sông. Hoa ra quanh năm. Hình 3.10. Xà bông - Sphenoclea zeylanica Gaertn. Công dụng: Ngọn non được dùng ở Việt Nam, Inđônêxia làm rau nấu canh, luộc hay xào ăn. Ngoài ra dùng chống nọc rắn cắn. 3.3.10. Cam thảo nam - Scoparia dulcis L. Tên đồng nghĩa: Gaertnera pangati Retz., Gaertnera pongatii Retz. Tên địa phương: Cam thảo nam, Cam thảo đất Họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây thân thảo, mọc thẳng đứng, cao từ 30 - 80cm. Lá đơn, mọc đối hoặc mọc vòng 3. Lá hình mác hay hình trứng, có ít răng cưa ở nửa trên, không có lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc đơn độc hay thành đôi ở nách lá. Quả nang, nhỏ, chứa nhiều hạt. 37 Hình 3.11. Cam thảo nam - Scoparia dulcis L. A. Dạng sống B. Cành mang hoa, quả Sinh thái và phân bố: Mọc rải rác dọc hai bên bờ sông nơi đất khô. Công dụng: Cây có tác dụng làm thuốc để giải độc, hạ sốt, ho khan, ho có đờm, mụn nhọt, lở ngứa. ngoài ra nước hãm lá có thể dùng để súc miệng, chữa đau răng. 3.3.11. Bún - Crateva religiosa G.Forst. Tên đồng nghĩa: Crateva brownii Korth. ex Miq., C. hansemannii K.Schum. Tên địa phương: Bún, Bún lợ Họ Bạch hoa – Capparaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ, cao từ 5 - 15m. Nhánh to, màu tro. Lá kép chân vịt, gồm 3 lá chét hình trứng, dài từ 7 - 12cm. Cụm hoa ngù ở ngọn các nhánh, hoa to từ 5 - 7cm, lá đài cao, tràng dài từ 2- 3cm. Nhị nhiều, dài từ 8 - 10cm, chỉ nhị màu đỏ. Quả tròn, đường kính 2cm. 38 Hình 3.12. Bún - Crateva religiosa G.Forst. Sinh thái và phân bố: Mọc ven bờ sông nơi đất ướt, bán ngập nước. Gặp ở Mộc Hóa, Kiến Tường. Công dụng: Lá có thể làm muối dưa ăn được và dùng để trị bệnh dạ dày như: nhuận tràng, chữa đau bụng, hạ sốt. 3.3.12. Calophyllum inophyllum L. Tên đồng nghĩa: Calophyllum spurium Choisy, Calophyllum wakamatsui Kaneh. Tên địa phương: Mù u, Còng Họ Bứa – Clusiaceae Mô tả: Cây to cao từ 20 - 25m. cành non nhẵn, tròn. Lá to dài từ 8 – 15cm, mọc đối, mỏng. Gân bên nhiều, nhỏ, song song và thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dày, bẹt. Cụm hoa dạng chùm ở nách lá hay ngọn cành, từ 5 – 16 hoa. Hoa màu trắng hay hơi vàng, có 4 lá đài, 4 cánh, nhiều nhị xếp thành 4 – 6 bó. Bầu 1 lá noãn với 1 noãn dính gốc, 1 vòi nhụy. Quả hạch, hình cầu, khi chín có màu vàng nhạt,vỏ dày chứa 1 hạt. 39 Hình 3.13. Mù u - Calophyllum inophyllum L. A. Dạng sống B. Lá, hoa và quả cắt dọc Sinh thái và phân bố: Mọc rải rác dựa rạch, ven sông. Ra hoa từ tháng 2 - 6, có quả từ tháng 8 - 11. Công dụng: Mù u là loài cây làm thuốc có tác dụng gây nôn, giải độc, tiêu sưng, giảm đau. Trị các loại mụn nhọt, vết loét, vết bỏng, liền sẹo. Ngày nay, Mù u được bào chế dưới dạng sàn phẩm xà phòng, thuốc mỡ, cao dán, thuốc viên rất tiện lợi cho người sử dụng. 3.3.13. Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour. Tên đồng nghĩa: Derris affinis Benth., Deguelia trifoliata (Lour.) Taub. Tên địa phương: Cóc kèn nước, Cóc kèn Họ Đậu – Fabaceae Đặc điểm nhận dạng: Dây leo to mọc thành bụi, có nhánh có khi mọc trườn và đâm rễ. Lá có từ 3 - 5 lá chét, ít khi 7, lá chét hình xoan dài 5 - 8cm, rộng từ 2 - 4cm gốc tròn hay hình tim, chop nhọn hay tù không lông, ,màu lục nhạt. Hoa màu trắng, ửng hồng, dài 12mm đài hoa màu trắng. 40 Quả màu xanh, vàng khi chin, không lông, hình bầu dục không đều. hạt đơn độc màu vàng hung. Hình 3.14. Cóc kèn nước - Derris trifoliata Lour. A. Dạng sống, lá và quả B. Phát hoa Sinh thái và phân bố: ven sông rạch vùng nước lợ, mặn. Ra hoa vào tháng 7 - 8. Công dụng: chủ yếu dùng làm thuốc ( dùng toàn cây). Bột khô từ Dây cóc kèn có tác dụng tiêu đờm, kháng sinh, sát trùng. Có khả năng cầm máu, lợi tiểu, giảm đau. 3.3.14. Chiếc chùy - Barringtonia conoidea Griff. Tên đồng nghĩa: B. alata (Miers) Wall. ex R.Knuth, Butonica alata Miers Tên địa phương: Chiếc chùy Họ Chiếc – Lecythidaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, cao từ 3 -5m. Lá phiến xoan thon ngược mọc vòng đối từng đôi một, mép là có răng cưa tà, láng, không có lông, cuống lá ngắn. Chùm hoa ngắn, mang từ 7 -8 hoa, đài có 8 sóng, nhụy nhiều. Quả hạch, phình to ở đáy có 8 cánh ngắn chia làm 7 rãnh. Chóp ngọn. Hạt 1. 41 Hình 3.15. Chiếc chùy - Barringtonia conoidea Griff. A. Dạng sống B. Lá C. Hoa và quả Sinh thái và phân bố: Mọc nơi đất ướt, ngập nước tạm thời. Gặp ở Tân Trụ cho tới Mộc Hóa. Tuy nhiên có nhiều ở Tân An, Thủ Thừa. Công dụng: Cây cho gỗ và có giá trị làm cảnh. 3.3.15. Cách - Premna serratifolia L. Tên đồng nghĩa: Premna abbreviata Miq., Premna attenuata R.Br. Tên địa phương: Cách, Vọng cách Họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, cao từ 2 – 7m. Lá phiến bầu dục, đáy tròn hay hơi hình tim. Mọc đối nhưng hơi bất đối xứng. mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ít. Hoa chùm tụ tán, nhiều hoa, màu trắng. Trái tròn, đường kính 3 - 4mm, khi chin có màu đen. 42 Hình 3.16. Cách - Premna serratifolia L. Sinh thái và phân bố: Mọc xen với các loài khác ven bờ sông, nơi đất ướt. Gặp ỡ Thủ Thừa. Công dụng: Cây có tác dụng làm thuốc chuyên trị chứng tiểu tiện, bệnh kiết, nhuận tràng, tê thấp. 3.3.16. Sơn nước - Gluta velutina Blume Tên đồng nghĩa: Gluta coarctata (Griff.) Hook.f. Tên địa phương: Sơn nước Họ Đào lộn hột - Anacardiaceae Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ có kích thước nhỏ có thân nhẵn, màu nâu, thân có nhiều mủ. Lá non màu đo đỏ. Lá dày, dai, thường uốn cong, không cuống hay có cuống rất ngắn và dày, dài 13 - 25cm, hình tráI xoan ngược - thuôn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_13_8828264995_5622_1872721.pdf
Tài liệu liên quan