CAM KẾT .i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG . vii
DANH MỤC HÌNH .ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài . 1
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 4
1.4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu . 4
1.4.1 Đối tượng . 4
1.4.2 Phạm vi . 4
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu . 5
1.5 Những đóng góp mới của luận án . 6
1.6 Kết cấu của luận án . 8
Tiểu kết chương 1 . 9
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 10
2.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan . 10
2.1.1 Nghiên cứu về du lịch cộng đồng . 10
2.1.2 Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng . 19
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu . 26
2.2 Cơ sở lý thuyết về chất lượng điểm đến, du lịch cộng đồng và sự hài lòng của
khách du lịch . 29
2.2.1 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong ngành dịch vụ. 29
2.2.2 Chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch. 32
2.2.3 Du lịch cộng đồng . 34
2.3 Mô hình nghiên cứu . 39
2.3.1 Mô hình nghiên cứu kế thừa . 39
2.3.2 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu . 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 . 53
189 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm các quy trình vắt sữa, quy trình chế biến và đóng gói các sản phẩm sữa, quy
trình hái chè, chế biến chè tại Phia Đén, Sìn Hồ; Du ngoạn ngắm cảnh như ngắm hoa
đào, hoa mận (Sơn La, Lai Châu); thu hoạch cam Cao Phong (Hòa Bình); hoa cải
60
(Mộc Châu - Sơn La), ngắm hoa Ban (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); Du ngoạn câu cá
hồ Pá Khoang (Điện Biên);
3.1.4 Chọn điểm nghiên cứu
Tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu gồm 4 tỉnh là: Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu vì đây là những địa phương có nhiều sự tương đồng về tự nhiên,
kinh tế - xã hội. Đây cũng là các địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống,
cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại các bản làng còn nhiều nét hoang sơ,
tạo nên nền văn hóa bản địa lâu đời, phong phú như các lễ hội, phong tục, tập quán,
trang phục, ngôn ngữ với đặc trung là văn hóa Thái - Mường. Tại đây còn nhiều
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ chưa được khai thác, phục vụ phát triển du lịch. Đây
chính là những yếu tố thu hút, lôi cuốn khách du lịch cộng đồng tới trải nghiệm,
khám phá, tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc phát triển. Mặt
khác, các địa phương vùng Tây Bắc nhìn chung kinh tế chậm phát triển, các điều
kiện để phát triển kinh tế còn hạn chế. Để vượt qua những khó khăn, thách thức
trên, các địa phương đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông -
Lâm nghiệp sang nâng cao tỷ trọng công nghiệp - Thương mại và dịch vụ, trong đó
cần chú trọng khai thác, tận dụng các tiềm năng, thế mạnh của địa phương đặc biệt
như ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng, nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con các dân tộc thiểu số, góp phần
giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
3.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp
nghiên cứu định lượng. Lựa chọn các bộ công cụ phân tích thống kê phù hợp để giải
quyết các vấn đề đặt ra của nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu được từ thực tế
tại các địa phương vùng Tây Bắc.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích đo lường sự
hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Luận án sử dụng thang đo thứ bậc (likert) 7
điểm để phân tích đo lường các yếu tố. Với công cụ phân tích kiểm định EFA để gom
các biến thành thành nhóm biến tiềm ẩn và loại những biến không phù hợp, công cụ
CFA để khẳng định lại quan hệ tác động (một chiều hay đa chiều) và đo mức độ của
quan hệ này, những nhóm nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách du lịch cộng
đồng. Công cụ chính của mô hình phân tích nhân tố là các đánh giá định lượng và các
kiểm định giả thuyết thống kê. Các kỹ năng phân tích nhân tố nhờ sự hỗ trợ của phần
mềm thống kê SPSS.
61
3.3 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hình thức
phỏng vấn sâu 5 khách du lịch cộng đồng và 5 nhà quản lý và chuyên gia trong lĩnh
vực du lịch nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu định
lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn qua email và trực tiếp thông
qua bảng câu hỏi. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ này có kích thước là n = 80. Dữ
liệu thu thập từ nghiên cứu này được sử dụng để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và độ giá
trị của các thang đo nhờ hệ số Cronbach’s Alpha. Phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA thực hiện trên phần mềm SPSS.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá tố và các biến quan sát nào
thuộc về nhân tố xác định nào. Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn khách du
lịch cộng đồng qua bảng hỏi khảo sát với kích thước mẫu nghiên cứu n = 545 (số
lượng mẫu này được giải thích cụ thể tại mục 3.6.5). Mục tiêu của nghiên cứu này là
khẳng định lại độ tin cậy, độ giá trị của các thang đo và kiểm định trên thực tế cấu trúc
dự kiến có thực sự tồn tại, mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đã đề ra ở trên bằng
phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Phương pháp phân tích cấu trúc
tuyến tính SEM thông qua phần mềm AMOS được sử dụng ở bước này để đánh giá
các biến có quan hệ như thế nào với các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố là gì.
Từ đó kiểm định các giả thuyết được nêu ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Các bước trong Quy trình nghiên cứu gồm:
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết
- Xây dụng mô hình nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính
+ Phỏng vấn chuyên gia
+ Xây dựng bảng hỏi
- Nghiên cứu định lượng
+ Kiểm định thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA.
62
+ Phân tích nhân tố khẳng định CFA.
+ Kiểm định các giả thuyết từ mô hình chính thức thông qua mô hình cấu trúc
tuyến tính SEM.
- Đánh giá kết quả kiểm định.
- Đề xuất khuyến nghị.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Mô hình cấu trúc
tuyến tính
Phân tích nhân tố
EFA, CFA
Cronbach Alpha
Xây dựng bảng
câu hỏi
Phỏng vấn
chuyên gia
Phương pháp
nghiên cứu
Cơ sở
lý thuyết
Mục tiêu
nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu
Đề xuất
khuyến nghị
Đánh giá
sự hài lòng của
khách du lịch
Nghiên cứu
định lượng
Nghiên cứu
định tính
63
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu số liệu
thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, các báo cáo của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Cục thống kê các tỉnh và Tổng cục Du lịch.
3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn khách du lịch cộng đồng tại các
điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc bằng bảng hỏi khảo sát. Trước khi tiến hành
khảo sát, tác giả đã liên hệ với các điểm du lịch cộng đồng tại các địa phương gồm:
Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu, tác giả nêu rõ mục đích của việc khảo sát và
sự bảo mật thông tin được cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu, cam kết
không sử dụng cho mục đích khác.
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng hỏi là phụ lục 1A (dùng cho khách du
lịch là người Việt Nam) và phụ lục 1B (dùng cho khách du lịch là người nước ngoài).
Bảng hỏi được trao tới từng khách du lịch để khách tự điền vào các mục mình lựa chọn
và được thu lại sau khi đã hoàn tất. Nhằm bảo đảm tính khách quan và bảo mật, bảng
hỏi không ghi tên người cung cấp thông tin.
Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu được thực hiện từ ngày 06 tháng 9 năm
2017 đến ngày 28 tháng 4 năm 2018. Để tiến hành khảo sát số liệu chính thức phục vụ
cho nghiên, tác giả đã tiến hành hướng dẫn cho 10 cộng tác viên về cách phát và thu
thập bảng hỏi khảo sát, đây là những người có khả năng giao tiếp và có kinh nghiệm
nhất định trong lĩnh vực du lịch, cụ thể: Tại Lai Châu gồm 1 hướng dẫn viên du lịch và
1 thành viên trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu; Tại Điện Biên tác giả cộng tác
với 1 chủ nhà nghỉ homstay và 1 thành viên của trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Điện
Biên; Tại Sơn La sử dụng 2 sinh viên năm cuối ngành quản trị kinh doanh của Đại học
Tây Bắc cùng 1 thành viên của trung tâm xúc tiến du lịch. Tại Hòa Bình sử dụng 2
hướng dẫn viên du lịch và 1 chủ hộ kinh doanh homstay để tiến hành phát và thu thập
bảng hỏi khảo sát.
Địa điểm và kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Tại Lai Châu, tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng gồm: Bản Hon;
Bản Nà Luồng; Bản Gia Khâu; Bản Sin Suối Hồ và Bản Vàng Pheo.
Tại Sơn La tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Nà Bai; Bản
Áng; Bản Bó ; Bản Nà Tâu và Bản Hụm.
64
Tại Hòa Bình tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Bản Giang
Mỗ; Bản Lác; Xóm Ải; Xóm Ké; Xóm Đá Bia.
Tại Điện Biên tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Bản Him Lam 2;
Bản Mển; Bản Na Ten; Bản Nậm Cản; Noong Chứn; Bản Che Căn và Bản Chi Luông.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát điều tra
Địa phương
Số bảng hỏi
phát ra
Số bảng hỏi
thu về
Số bảng hỏi
không đưa
vào phân tích
Số bảng hỏi
đưa vào
phân tích
Lai Châu 168 116 15 101
Điện Biên 256 198 23 175
Sơn La 185 138 17 121
Hòa Bình 203 169 21 148
Tổng số 812 621 76 545
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả khảo sát thu về cụ thể như sau:
Tổng số bảng hỏi khảo sát phát ra: 812
Tổng số bảng hỏi thu về: 621
Tổng số bảng hỏi không đưa vào phân tích do thiếu nhiều nội dung: 76
Tổng số bảng hỏi đưa vào phân tích: 545 (số lượng mẫu này sẽ được giải thích
cụ thể trong mục 3.6.5)
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
a) Phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao
các tỉnh, các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước.
Áp dụng các phương pháp:
+ Tổng hợp số liệu thống kê và phân tích
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phân loại và hệ thống lý thuyết
+ Mô hình hóa
65
+ Tư duy khoa học diễn giải và quy nạp, từ cụ thể đến trìu tượng hóa vấn đề. Cụ
thể bằng các bước thu thập, phân tích, so sách và đánh giá một số nghiên cứu về tác động
của văn hóa bản địa và các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng. Đồng
thời xem xét các mô hình nghiên cứu liên quan trước đây để hình thành khung lý thuyết
và mô hình nghiên cứu của luật án.
b) Phân tích dữ liệu sơ cấp
- Nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia từ đó phân tích dữ liệu định tính:
Gỡ băng, xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, đếm tần suất số từ quan trọng, ghi chép
những câu trả lời quan trọng).
- Phân tích dữ liệu định lượng: Đầu tiên, phân tích độ tin cậy (reliability
analysis) và phân tích nhân tố (factor analysis) được sử dụng để đo lường độ tin cậy và
hiệu lực của các thước đo. Từ các kết quả đánh giá các thước đo xác định mức độ tin
cậy và sự ảnh hưởng của các nhân tố. Sau đó, phân tích tương quan theo cặp (bi-
variate correlation) được dùng để kiểm định quan hệ theo cặp của các biến. Cuối cùng,
phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính được thực hiện để xác định mối quan hệ giữa
biến độc lập, biến trung gian và biến phụ thuộc. Việc phân tích số liệu được thực hiện
thông qua phần mềm xử lý thống kê (SPSS, AMOS) để kiểm tra và hiệu chỉnh các
biến, thang đo không phù hợp khi đưa vào mô hình nghiên cứu mà mắc phải các
khuyết tật như: Phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi, đa cộng tuyến, sai số ngẫu
nhiêu không phân bố chuẩn, dạng mô hình hồi quy sai và tự tương quan.
3.6 Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.6.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Từ tổng quan các nghiên cứu và nghiên cứu định lượng tác giả đề xuất ra được
mô hình nghiên cứu, trong đó đề xuất ra các giả thuyết nghiên cứu. Để có thể kiểm
định các giả thuyết đó, tác giả cần điều tra trên diện rộng, thu thập ý kiến của các
chuyên gia, sau đó phân tích dữ liệu, để tìm xem có bằng chứng ủng hộ giả thuyết đưa
ra hay không.
Nghiên cứu định lượng ngoài mục tiêu kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
của đề tài, còn sử dụng các kết quả đánh giá của khách du lịch cộng đồng để phân
tích thống kê, sử dụng điểm trung bình đánh giá của khách du lịch cộng đồng làm
căn cứ để so sánh mức độ hài lòng của khách du lịch cộng đồng với từng chỉ tiêu
nghiên cứu, từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp chi tiết nhằm khắc phục những
điểm hạn chế đang làm khách du lịch cộng đồng chưa hài lòng.
66
3.6.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước được tổng hợp
trong bảng dưới đây.
Bảng 3.4. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng
Các bước Nội dung thực hiện
1. Xây dựng bộ
thang đo
- Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, lựa chọn bộ thang đo
phù hợp cho các biến, đối với thang đo Likert thì lựa chọn
thang đo có các chỉ báo phù hợp nhất với từng biến, từng bối
cảnh nghiên cứu.
- Đa số các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước
bằng tiếng Anh, nên thang đo tiến hành dịch sang tiếng Việt,
sau đó nhờ người thông thạo tiếng Anh dịch ngược sang tiếng
Anh, sau đó nhờ một người khác so sánh 2 bản dịch này để
đảm bảo không bỏ xót, không gây nhầm lẫn nội dung trong quá
trình chuyển ngữ.
2. Đánh giá
thang đo
- Đảm bảo tính giá trị (Validity)
Tiến hành thảo luận, phỏng vấn với các chuyên gia (là các
giảng viên, các nhà quản lý,am hiểu nội dung nghiên cứu) để
đảm bảo những người đáp không hiểu nhầm, hiểu không hết
nội dung ý hỏi, có thể loại bỏ bớt hoặc điều chỉnh một số câu
hỏi hiếm được nhắc tới, có thể gây hiểu nhầm.
- Đảm bảo tính tin cậy (Realiability)
+ Sau khi đảm bảo được “tính giá trị” tiến hành phát bảng hỏi
để nghiên cứu thử nghiệm.
+ Với mỗi biến, cần đảm bảo chỉ số Cronbach Alpha > 0.7 để
đảm bảo thang đo là ổn định, đáng tin cậy qua các lần đo.
+ Nếu không đảm bảo cần xem lại các bước (1) tổng quan về
thang đo, (2) dịch thuật, (3) thảo luận chuyên gia, (4) bớt một
vài chỉ báo không phù hợp.
3. Nghiên cứu
chính thức
- Hoàn thiện bảng hỏi để phát chính thức.
- Chọn mẫu phát và thu thập dữ liệu
4. Phân tích số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để phân tích số
liệu, phân tích mô hình.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
67
3.6.3 Xây dựng thang đo các biến
Thang đo chất lượng điểm đến (Ký hiệu CLDD) được đánh giá thông qua
nhận định về việc khách du lịch đánh giá về điểm đến du lịch thông qua 03 mục hỏi sử
dụng Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “4 =
Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo được xây dựng dựa trên các
nghiên cứu của tác giả.
Bảng 3.5. Thang đo chất lượng điểm đến
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
CLDD1
Tôi cho rằng điểm du lịch tại bản X đáp ứng được mọi
yêu cầu của tôi
Chen và cộng
sự (2010)
CLDD2
Tôi đồng ý rằng điểm du lịch tại bản X là hấp dẫn,
thích hợp cho du khách khi đi du lịch cộng đồng
Lê Thị Tuyết và
cộng sự (2014)
CLDD3
Tôi tin tưởng điểm du lịch tại bản X sẽ ngày càng được
khách du lịch biết đến và lựa chọn làm nơi du lịch
Lê Chí Công
(2015)
Thang đo sự hài lòng của du khách (Ký hiệu SA) được đánh giá thông qua
những cảm xúc của khách du lịch khi tham gia các hoạt động du lịch bằng cách đưa ra
ý kiến của mình với mỗi phát biểu được đo lường bởi 05 mục hỏi (bảng 3.5). Thang đo
hai cực 7 điểm được sử dụng làm Mức độ đánh giá từ 1: Hoàn toàn không đồng ý đến
7: Hoàn toàn đồng ý). Thang đo được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Chen và
cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2010), Chi và cộng sự (2008), De Rojas và Camarero
(2008), Lê Chí Công (2015).
Bảng 3.6. Thang đo sự hài lòng của khách du lịch
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
SA1 Tôi thực sự thích thú khi đi du lịch tại bản X Chen và cộng sự (2008)
SA2
Tôi hài lòng với quyết định lựa chọn X làm
điểm du lịch
Chi và cộng sự (2008)
SA3
Tôi thỏa mãn với quyết định lựa chọn điểm
du lịch X
De Rojas và Camarero (2008)
SA4
Tôi có cảm giác tích cực liên quan đến du
lịch tại X
Lê Chí Công (2015)
SA5 Tôi có một trải nghiệm thú vị với du lịch tại X Chen và cộng sự (2010)
Thang đo văn hóa bản địa (Ký hiệu VHBĐ) được đo lường thông qua các lời
bình. Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “4 =
68
Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên các
nghiên cứu của Alegre và Garau (2010); Beerli và Martin (2004); Chi và Qu (2008),
Truong và King (2009); Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014) và 02 chỉ số đo lường được
bổ sung sau nghiên cứu định tính
Bảng 3.7. Thang đo văn hóa bản địa
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
VHBĐ1 Kiến trúc nhà ở mộc mạc, nguyên sơ, độc đáo Alegre và Garau (2010)
VHBĐ2 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng, đậm bản sắc
Bổ sung sau nghiên
cứu định tính
VHBĐ3 Các sự kiện văn hóa và lễ hội lôi cuốn Beerli và Martin (2004)
VHBĐ4 Cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhiều màu sắc Truong và King (2009)
VHBĐ5 Các món ăn đặc trưng, độc đáo
Lê Thị Tuyết và cộng
sự (2014)
VHBĐ6
Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống độc đáo Bổ sung sau nghiên
cứu định tính
VHBĐ7 Các chò trơi dân gian ý nghĩa, thú vị Chi và Qu (2008)
VHBĐ8 Các điệu múa và làn điệu dân ca đặc trưng Beerli và Martin (2004)
VHBĐ9 Trang phục và đồ trang sức gây ấn tượng Beerli và Martin (2004)
Thang đo môi trường tham quan (Ký hiệu MTDL) được đo lường thông qua
các lời bình. Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “4
= Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên
nghiên cứu của Chi và Qu (2008), Truong và King (2009), Beerli và Martin (2004),
Alegre và Juaneda (2006).
Bảng 3.8. Thang đo môi trường tham quan
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
MTDL1 Môi trường thăm quan an toàn Truong và King (2009)
MTDL2 Môi trường thăm quan sạch sẽ Beerli và Martin (2004)
MTDL3 Những người dân địa phương thân thiện Alegre và Juaneda (2006)
MTDL4 Môi trường thăm quan yên tĩnh Truong và King (2009)
MTDL5 Thời tiết dễ chịụ Chi và Qu (2008)
MTDL6 Người dân tại điểm du lịch cộng đồng mến khách Beerli và Martin (2004)
69
Thang đo hấp dẫn tự nhiên (Ký hiệu HDTN) được đo lường thông qua các lời
bình. Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “4 =
Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa trên
nghiên cứu của Chi và Qu (2008), Truong và King (2009), Beerli và Martin (2004),
Alegre và Juaneda (2006).
Bảng 3.9. Thang đo hấp dẫn tự nhiên
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
HDTN1 Cảnh núi và thung lũng đẹp Chi và Qu (2008)
HDTN2 Điểm du lịch cộng đồng có phong cảnh đẹp Truong và King (2009)
HDTN3 Các khu rừng tuyệt đẹp Alegre và Juaneda (2006)
HDTN4 Cảnh lái xe rất đẹp Beerli và Martin (2004)
HDTN5 Các công viên/ hồ/sông đẹp Truong và King (2009)
HDTN6 Sự hoang sơ và động vật hoang dã hấp dẫn Truong và King (2009)
HDTN7 Những hang động rất đẹp Alegre và Juaneda (2006)
Thang đo cơ sở hạ tầng (Ký hiệu CSHT) được đo lường thông qua các lời
bình. Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “4
= Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa
trên nghiên cứu của Truong và King (2009), Beerli và Martin (2004), Alegre và
Juaneda (2006).
Bảng 3.10. Thang đo cơ sở hạ tầng
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
CSHT1 Có nhiều nhà hàng và ẩm thực để lựa chọn Truong và King (2009)
CSHT2 Có nhiều cơ sở mua sắm sản phẩm địa phương Beerli và Martin (2004)
CSHT3 Chỗ ở và nhà vệ sinh rộng dãi Alegre và Juaneda (2006)
Thang đo giá cả dịch vụ tại điểm du lịch (Ký hiệu GC) được đo lường thông
qua các lời bình. Thang đo Likert 7 điểm được sử dụng với: “1 = Hoàn toàn không đồng
ý”, “4 = Không có ý kiến”, và “7 = Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo này được phát triển dựa
trên nghiên cứu của Chi và Qu (2008), Truong và King (2009), Beerli và Martin (2004),
Alegre và Juaneda (2006).
70
Bảng 3.11. Thang đo giá cả dịch vụ tại điểm du lịch
Ký hiệu Các phát biểu Ghi chú
GC1 Giá cả phòng khách tại điểm du lịch cộng đồng hợp lý Truong và King (2009)
GC2 Các điểm thăm qua và hoạt động có giá hợp lý Alegre và Juaneda (2006)
GC3 Giá cả cho các món ăn tại nhà hàng hợp lý Beerli và Martin (2004)
GC4 Mua sắm các sản phẩm địa phương mặc cả thoải mái Chi và Qu (2008)
GC5
Các đơn vị cung cấp dịch vụ không để xảy ra tình
trạng nâng giá đột xuất, không rõ ràng
Chi và Qu (2008)
3.6.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
- Trong khoảng thời gian từ 06 tháng 3 năm 2017 đến 18 tháng 4 năm 2017, tác
giả đã tiến hành thảo luận với 05 chuyên gia gồm: Giám đốc homstay Mường Then
thành phố Điện Biên, 01 Giám đốc doanh nghiệp du lịch tại thành phố Sơn La, 01 chủ
nhà nghỉ homstay tại khu du lịch Mường Phăng, 01 giám đốc trung tâm xúc tiến du
lịch, 01 nghệ nhân văn hóa dân tộc Thái và trực tiếp phỏng vấn 08 khách du lịch đang
tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên, dựa theo bản dịch để
tham gia chỉnh sửa câu từ cho các chỉ báo đo lường.
- Sau đó, tác giả trực tiếp phân phát, phỏng vấn thu thập thử 80 bảng hỏi. Kích
thước trên là đảm bảo cho việc đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha cho các thước đo.
Các đơn vị mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, phi xác suất.
Các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,63 trở lên được coi là chấp nhận
được. Các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng khi thước đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thước
đo tốt (Joseph F Hair và cộng sự, 1998).
Ngoài ra các biến quan sát dùng để đo cùng một khái niệm nghiên cứu nên
chúng phải tương quan chặt chẽ với nhau. Nếu một biến quan sát có hệ số tương quan
biến tổng (hiệu chỉnh) ≥0,3 thì biến đó đạt yêu cầu và nếu <0,3 thì được coi là biến rác
cần phải loại bỏ thước đo.
Các biến đủ độ tin cậy (thước đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào bảng hỏi để
nghiên cứu định lượng chính thức.
3.6.5 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu của tác giả là phân tích
hồi quy. Đối với phương pháp phân tích này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn. Hiện
nay có nhiều căn cứ để xác định kích thước của mẫu:
71
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham
khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số
biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố
(Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m. Như vậy nếu theo căn cứ này tác giả phải khảo
sát tối thiểu n =46*5 =230 khách du lịch cộng đồng.
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Như vậy nếu
dựa theo căn cứ này tác giả sẽ phải khảo sát tối thiểu 90 khách du lịch cộng đồng.
Theo Burns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến
quy mô mẫu nghiên cứu gồm:
- Số lượng các thay đổi của tổng thể;
- Độ chính xác mong muốn;
- Mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thế.
Vì thế, công thức ước tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức
tin cậy 95% là: N = Z2 (pq)/e2 = 1,962 (0,5*0,5)/0,052 = 385
Trong đó:
- N là quy mô mẫu;
- Z độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép (95%);
- Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50%) (theo hai tác giả Burns và
Bush, 1995 số lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên
cứu xã hội, vì thế các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức 50% của giá trị p bởi
vì đây là giá trị đảm bảo mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu nghiên cứu);
- q = 100 - p;
- e sai số cho phép (mức sai lầm): +- 5%.
Như vậy theo tác giả để đảm bảo được các yêu cầu phân tích thì kích thước mẫu
tối thiểu phải đạt 385. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra tại 4 tỉnh: Điện
Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, để đảm bảo được số lượng bảng hỏi thu về đủ cho
nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát 812 khách du lịch cộng đồng bằng cách phát
bảng hỏi trực tiếp đến từng khách du lịch cộng đồng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các
cộng tác viên tại các điểm du lịch cộng đồng của các địa phương. Kết thúc khảo sát,
tác giả thu về được 621 bảng hỏi khảo sát, Trong đó có 76 bảng hỏi không sử dụng
được (do nội dung trả lời sơ sài, thiếu nhiều nội dung) còn lại 545 bảng hỏi tác giả đưa
vào phân tích.
72
3.6.6 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thống kê kinh tế - xã hội trong đó sử dụng một
số phương pháp: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố
khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
Thống kê mô tả được sử dụng để khai thác thông tin cơ bản của các biến trong
mẫu quan sát. Qua đó có thể thực hiện kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến
quan sát để áp dụng cho các phân tích tiếp theo.
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là
phương pháp thống kê để rút gọn tập hợp các biến số được sử dụng thành 1 tập hợp
biến số (gọi là các nhân tố) ít hơn (sau khi loại bỏ các biến rác), để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng các thông tin của tập hợp biến ban đầu. Trong nghiên cứu
sơ bộ đã sử dụng (EFA) và tiếp tục áp dụng trong nghiên cứu chính thức để kiểm tra
tính đồng nhất của nghiên cứu.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA là một trong những kỹ thuật của mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM. CFA cho phép chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện các
nhân tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA, CFA được sử dụng để khẳng
định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo.
Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính
SEM cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng
và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua.pdf