Luận án Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tại bệnh viện quận thủ đức năm 2016 - 2017

ĐẶT VẤN ĐỀ.1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.3

1.1. ĐỘT QUỴ THIẾU MÃU NÃO CẤP .3

1.2. CỬA SỔ ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP (THỜI

GIAN VÀNG NHẬP VIỆN).14

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN

Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP.17

1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẬN THỦ ĐỨC .28

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.30

4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.30

4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.31

4.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.44

4.4. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.44

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.46

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN .46

3.2. TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU

NÃO CẤP.57

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN Ở

BỆNH NHÂN.59

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .70

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN .70

4.2. TỶ LỆ BỆNH NHÂN CÓ THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN .79

4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN.83

KẾT LUẬN.94

1. TỶ LỆ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP NHẬP VIỆN.94

2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN CỦA

BỆNH NHÂN (P<0,05) .94

KIẾN NGHỊ.96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tại bệnh viện quận thủ đức năm 2016 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hiểu biết các yếu tố nguy cơ của đột quỵ + Lớn tuổi dễ bị đột quỵ + Tăng huyết áp dễ bị đột quỵ + Đái tháo đường dễ bị đột quỵ + Hút thuốc lá dễ bị đột quỵ + Chlolesterol cao dễ bị đột quỵ 42 + Cơn thiếu máu não thoáng qua/ đột quỵ trước dễ bị đột quỵ + Béo phì dễ bị đột quỵ  Hiểu biết về nguyên nhân bị bệnh + Không phải do ngã/té + Do tắc mạch máu não + Do vỡ mạch máu não + Do tắc hoặc vỡ mạch máu não  Hiểu biết về giờ vàng của đột quỵ: là khoảng thời gian có thể dùng thuốc làm tan cục máu đông tốt nhất + Có biết + Không biết  Hiểu biết hậu quả của đột quỵ + Đột quỵ có thể nặng hơn + Có thể tử vong + Có thể hồi phục + Có thể di chứng + Có thể tái phát  Hiểu biết bệnh viện quận Thủ Đức có điều trị thuốc tiêu huyết khối cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp + Có + Không biết Để đánh giá hiểu biết, trong phần trên mỗi câu hỏi nhỏ được đánh giá đúng, sai hay không biết và cho điểm, đúng hoặc biết: 1 điểm, sai hoặc không biết: 0 điểm với tổng số là 22 câu (điểm tối thiểu: 0 điểm, điểm tối đa: 22 điểm). Chúng tôi chọn điểm cắt là 11. Phân loại đánh giá như sau:  Đạt: khi số điểm ≥ 11 điểm  Không đạt: < 11 điểm 43 2.2.6.2. Thời gian nhập viện Tính từ lúc khởi phát triệu chứng đầu tiên: xác định rõ thời gian khởi phát rất quan trọng, bằng cách hỏi trực tiếp bệnh nhân và người chứng kiến đầu tiên, có thể xác định thời gian khởi phát bằng cách xác định thời gian từ cuộc gọi cấp cứu đến trung tâm vận chuyển cấp cứu hay bệnh viện. Khai thác bệnh nhân và thân nhân nhớ lại các sự kiện thường ngày, các chương trình truyền hình...Trong trường hợp bệnh nhân thức dậy đã có triệu chứng rồi, thời gian khởi phát bệnh được xác định là thời điểm cuối cùng bệnh nhân vẫn thấy bình thường [6], [58], [64]. Căn cứ vào khả năng điều trị của bệnh viện quận Thủ Đức có thể điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trong vòng 4,5 giờ và điều trị can thiệp mạch máu não lấy huyết khối trong vòng 6 giờ, nên chúng tôi chọn điểm cắt là 6 giờ. Bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ là sớm, bệnh nhân nhập viện từ 6 giờ trở lên là muộn [73]. Thời gian nhập viện là biến định lượng, đơn vị là giờ. Phân thành 2 nhóm: + Nhập viện sớm: < 6giờ + Nhập viện muộn: ≥ 6 giờ 2.2.6.3. Các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện muộn của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp  Liên quan giữa các đặc điểm về nhân khẩu học của bệnh nhân với thời gian nhập viện.  Liên quan giữa các đặc điểm về kinh tế, xã hội của bệnh nhân với thời gian nhập viện .  Liên quan giữa điểm NIHSS của bệnh nhân với thời gian nhập viện  Liên quan giữa các đặc điểm từ lúc khởi phát bệnh đến khi nhập viện của bệnh nhân với thời gian nhập viện 44  Liên quan giữa hiểu biết về đột quỵ của bệnh nhân và thân nhân với thời gian nhập viện 4.2.7. Phương pháp xử lý số liệu  Tất cả số liệu thu thập được nhập vào máy tính, sử dụng phần mền Excel 2010.  Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý thống kê. Dùng phép kiểm Chi bình phương và Fisher’s để so sánh 2 tỷ lệ. Các phép toán được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 4.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của bệnh nhân và được sự chấp nhận của bệnh nhân.  Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân  Không xâm lấn, không gây tổn thương cho người tham gia nghiên cứu.  Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá chất tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp nhập viện muộn và các yếu tố liên quan để can thiệp có lợi, và giáo dục dự phòng bệnh cho bệnh nhân. Tuy vậy, đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu này mà không có sự ép buộc nào.  Nghiên cứu được sự thông qua và đồng ý của Hội đồng Y đức Trường đại học Y Dược Huế và Hội đồng Y đức Bệnh viện quận Thủ Đức. 4.4. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI  Với thiết kế nghiên cứu dựa vào bệnh viện, chúng tôi không thể khảo sát được hết tất cả những bệnh nhân ở ngoài cộng đồng mà không nhập viện.  Chưa khảo sát hết các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện, như phong tục tập quán, quan niệm dân gian về điều trị bệnh đột quỵ  Trong chọn mẫu, chưa bao quát hết phần lớn các đối tượng, trong đó đã 45 loại trừ đối tượng đột quỵ bị rối loạn tri giác, Glasgow ≤13 điểm, mất ngôn ngữ (là hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này)  Chưa lượng hóa đầy đủ các biến số về hành vi như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia Trong tương lai, nếu điều kiện cho phép, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu với quy mô lớn hơn, khắc phục các hạn chế trên và thời gian theo dõi bệnh nhân dài hơn, khảo sát thêm nhiều yếu tố hơn và nghiên cứu thời gian chậm trễ xảy ra tại bệnh viện. 46 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân (n=200) Đặc điểm Bệnh nhân N % Giới Nam 111 55,5 Nữ 89 44,5 Tuổi ≤ 49 28 14,0 50 – 69 102 51,0 ≥ 70 70 35,0 Trung bình ± SD 63,8 ± 13,1 Nhỏ nhất 23 Lớn nhất 94 Tình trạng hôn nhân Kết hôn 185 92,5 Độc thân 7 3,5 Li thân/li hôn 8 4,0 Dân tộc Kinh 197 98,5 Khác 3 1,5 Tôn giáo Không 87 43,5 Công giáo 70 35,0 Phật giáo 37 18,5 Khác 6 3,0 Nhận xét:  Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nam giới là 55,5% và nữ giới là 44,5%,  Hơn một nửa (51%) bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 50 - 69, nhóm tuổi ≥70 có tỷ lệ là 35%, ít nhất là nhóm tuổi ≤49 có tỷ lệ 14%. Tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 63,8 ± 13,1 với tuổi thấp nhất là 23 và cao nhất 47 là 94.  Đa số đối tượng là kết hôn (92,5%), sống chung với người thân 93,5%, dân tộc kinh 98,5%. Tôn giáo: không theo đạo chiếm tỷ lệ cao nhất (43,5%), kế đến công giáo (35%) và phật giáo (18,5%) và tôn giáo khác 3.0% Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của bệnh nhân (n=200) Đặc điểm Bệnh nhân N % Trình độ học vấn Mù chữ 11 5,5 Tiểu học 65 32,5 PTCS 42 21,0 PTTH 40 20,0 THCN, CĐ 26 13,0 ĐH, sau ĐH 16 8,0 Nghề nghiệp chính CBCC, văn phòng 28 14,0 Buôn bán 44 22,0 Thợ thủ công 17 8,5 Công nhân, nông dân 31 15,5 Nội trợ 44 22,0 Nghề khác 36 18,0 Sinh hoạt cá nhân Sống 1 mình 13 6,5 Sống chung với người thân 187 93,5 Mức thu nhập Nghèo/cận nghèo 73 36,5 Không nghèo 127 73,5 BHYT Có 148 74,0 Không 52 26,0 Nhận xét:  Bệnh nhân có trình độ học vấn từ bậc PTTH trở xuống chiếm tỉ lệ 59%, nhiều nhất là bậc tiểu học (32,5%), kế đến PTCS là 21%, CBCC và văn phòng 48 là 14,0% gần tương đương với nghề khác (18,0%), thợ thủ công có tỷ lệ thấp nhất 8,5%  Mức thu nhập ở mức độ nghèo/cận nghèo có tỉ lệ là 36,5%, còn lại 73,5% ở mức không nghèo, 3/4 trường hợp BHYT. 3.1.2. Đặc điểm tiền sử bệnh, thói quen có hại, bệnh lý kèm theo và điểm NIHSS của bệnh nhân Bảng 3.3. Tỷ lệ hút thuốc lá của bệnh nhân (n=200) Hút thuốc lá n % Có 81 40,5 Không 119 59,5 Tổng 200 100 Nhận xét: Trong 200 bệnh nhân được nghiên cứu thì có 81 bệnh nhân có hút thuốc lá chiếm 40,5%. Bảng 3.4. Tỷ lệ uống rượu/bia của bệnh nhân (n=200) Uống rượu/bia n % Có 69 34,5 Không 131 65,5 Tổng 200 100 Nhận xét: Trong 200 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp nhập viện tại bệnh viện Quận Thủ Đức thì có 34,5% là có uống rượu/bia. 49 Biểu đồ 3.1. Tiền sử bệnh của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp Nhận xét: Tiền sử bệnh của đối tượng với huyết áp có tỷ lệ cao nhất 77% , thứ hai là đái tháo đường 28%, thứ ba là tiền căn đột quỵ 25 %, tiếp theo là rối loạn lipid máu 16%, các yếu tố nguy cơ khác thì ít hơn (< 8%). Bảng 3.5. Trung bình tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân (n=200) n Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị bé nhất Giá trị lớn nhất 200 1,8 2 1,3 0 6 Nhận xét: Trung bình tiền sử mỗi bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não cấp thì bị mắc gần 2 loại bệnh. 50 Biểu đồ 3.2. Các bệnh lý kèm theo Nhận xét: Hầu hết trường hợp đột quỵ có tăng huyết áp (90%), rối loạn lipide máu 50%, đái tháo đường là 29,5%, rung nhĩ 7% Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp và/hoặc đái tháo đường và/hoặc rối loạn lipide máu và/hoặc rung nhĩ (n=200) Bệnh N % Không bệnh 11 5,5 01 bệnh 78 39,0 02 bệnh 61 30,5 03 bệnh 47 23,5 04 bệnh 3 1,5 Tổng 200 100 Nhận xét: Có 39% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp bị mắc 1 bệnh, 30,5% mắc 51 Trung vị = 7,0 Tứ phân vị = 3,0 – 12,0 n = 200 Giá trị bé nhất = 1 Giá trị lớn nhất = 20 2 bệnh, 23,5% mắc 3 bệnh, 1,5% mắc 4 bệnh và chỉ có 5,5% là bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp không mắc một trong bốn bệnh trên. Biểu đồ 3.3. Sự phân bố điểm NIHSS của mẫu nghiên cứu Nhận xét: Điểm NIHSS trung vị là 7,0 điểm, điểm nhỏ nhất là 1 điểm và lớn nhất là 20 điểm Bảng 3.7. Tỷ lệ điểm NIHSS theo từng nhóm (n=200) Điểm NIHSS N % 1-4 điểm 72 36,0 5- 15 điểm 113 56,5 16-20 điểm 15 7,5 Nhận xét: Đánh giá độ nặng của đột quỵ bằng thang điểm NIHSS đa số là mức độ nhẹ và trung bình (lần lượt là 36% và 56,5%), mức độ nặng ít hơn (7,5%). 52 3.1.1. Các đặc điểm từ lúc khởi phát đến lúc nhập viện Biểu đồ 3.4. Triệu chứng khởi đầu của bệnh nhân Nhận xét: Yếu/ liệt tay chân có tỉ lệ cao nhất 84%, liệt mặt 38%, nói khó 33,5%, Tê hay mất cảm giác nửa người 13%, các triệu chứng khác chóng mặt, nhìn mờ, đau đầu tỉ lệ thấp 6%. Bảng 3.8. Người phát hiện triệu chứng bệnh (n=200) Người phát hiện N % Tự phát hiện 161 80,5 Người thân 36 18,0 Bạn bè 3 1,5 Tổng 200 100 Nhận xét: Trong 200 bệnh nhân được nghiên cứu, thì 161 bệnh nhân tự phát hiện ra triệu chứng bệnh của mình, và chỉ có 19,5% là người thân và bạn bè phát hiện ra bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cấp. 53 Bảng 3.9. Vị trí bệnh nhân bị đột quỵ (n=200) Vị trí được phát hiện N % Trong nhà 178 89,0 Nơi làm việc + khác 22 11,0 Tổng 200 100 Nhận xét: Vị trí phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cấp chủ yếu là trong nhà (89%), chỉ có 11% là phát hiện bệnh tại nơi làm việc hoặc nơi khác. Bảng 3.10. Thời điểm khởi phát bệnh (n=200) Thời điểm khởi phát triệu chứng n % Từ 0 giờ đến dưới 7 giờ 91 45,5 Từ 7 giờ dưới 19 giờ 79 39,5 Từ 19 giờ đến dưới 24 giờ 30 15,0 Tổng 200 100 Nhận xét: Thời điểm khởi phát triệu chứng chủ yếu là vào sáng sớm từ 0 giờ đến dưới 7 giờ sáng (45,5%), chỉ có 15% là bệnh khởi phát vào buổi tối từ 19 giờ đến dưới 24 giờ. 54 Bảng 3.11. Nơi khám bệnh trước khi nhập viện Nơi khám bệnh trước khi vào viện n % Phòng khám tư 30 15,0 Trạm y tế phường 11 5,5 Cả 2 nơi khám bệnh trên 9 4,5 Chỗ khác 3 1,5 Không đến nơi nào khác 147 73,5 Tổng 200 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân không đến bất cứ nơi nào mà đến thẳng bệnh viện là 73,5% chiếm đa số; chỉ có một số ít 1,5% bệnh nhân là tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh khác; tỷ lệ tìm đến khám tại phòng khám tư là 15,0% cao hơn hẳn so với tìm đến khám tại trạm y tế phường 5,5%; một số ít 4,5% bệnh nhân đã đến phòng khám tư và trạm y tế phường trước khi đến điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức. 55 Bảng 3.12. Các đặc điểm khi khởi phát triệu chứng của bệnh nhân (n=200) Đặc điểm n % Người hiện diện Có 109 54,5 Không 91 45,5 Hành động ban đầu Không làm gì 87 43,5 Liên lạc với người thân 84 42,0 Liên lạc với bệnh viện 25 12,5 Liên lạc với bác sỹ gia đình 4 2,0 Hành động tìm sự giúp đỡ Hành động tìm sự giúp đỡ ngay 95 47,5 Không tìm sự giúp đỡ vì không có kiến thức/không nghĩ đến dấu hiệu đột quỵ 56 28,0 Không tìm sự giúp đỡ vì nghĩ triệu chứng từng xảy ra rồi tự khỏi 35 17,5 Không tìm sự giúp đỡ vì không có khả năng/ điều kiện gọi giúp đỡ 14 7,0 Nhận xét: - Khi đột quỵ xảy ra có người hiện diện là 54,5% và không có ai hiện diện là 45,5%. - Hành động khi đột quỵ xảy ra bệnh nhân không làm gì chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5%, kế đến là liên lạc với người thân (42%) liên lạc với bệnh viện 12,5% và thấp nhất là liên lạc với bác sỹ gia đình 2%. - Hành động tìm sự giúp đỡ trong đó hành động tìm sự giúp đỡ (trong vòng 1 giờ) có tỷ lệ cao nhất với gần một nửa trường hợp (47,5%), còn không 56 tìm sự giúp đỡ ngay với lý do; không tìm sự giúp đỡ vì không có kiến thức/ không nghĩ đến dấu hiệu đột quỵ, không tìm sự giúp đỡ vì nghĩ triệu chứng từng xảy ra rồi tự khỏi va không tìm sự giúp đỡ vì không có khả năng/ điều kiện gọi giúp đỡ lần lượt có tỉ lệ là 28%, 17,5% và 7%. Bảng 3.13. Các đặc điểm vận chuyển khi nhập viện của bệnh nhân (n=200) Đặc điểm n % Phương tiện vận chuyển Xe cấp cứu 26 13,0 Taxi 105 52,5 Ô tô cá nhân 27 13,5 Khác 42 21,0 Kẹt xe Có 33 16,5 Không 167 83,5 Khoảng cách từ nơi khởi phát đến bệnh viện (km) <5 61 30,5 5 đến <10 97 48,5 ≥10 42 21,0 Trung bình ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất 6,670 ±3,7988 1 30 Nhận xét: Phương tiện vận chuyển cao nhất là taxi 52,5%, phương tiện khác chủ yếu là xe máy 21%, ô tô cá nhân 13,5%, xe cấp cứu 13%, trong lúc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện không bị kẹt xe chiếm tỷ lệ cao 83,5% và khoảng cánh trung bình từ nơi bệnh nhân khởi phát triệu chứng tới bệnh viện là 6,67 ±3,80 km. 57 Bảng 3.14. Đặc điểm hiểu biết về đột quỵ Đặc điểm Bệnh nhân Thân nhân n % n % Đạt 148 74 162 81,0 Không đạt 52 26 38 19,0 Tổng 200 100 200 100 Nhận xét: - Tỷ lệ bệnh nhân đạt vể điềm hiểu biết là 74% - Tỷ lệ thân nhân đạt vể điềm hiểu biết là 81% 3.2. TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thời gian nhập viện sớm và nhập viện muộn của bệnh nhân Nhận xét: Trong 200 bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thiếu máu não cấp thì có 94 (47%) bệnh nhân có thời gian nhập viện muộn, còn lại 106 (53,0%) bệnh nhân có thời gian nhập viện sớm. 58 Bảng 3.15. Thời gian nhập viện của bệnh nhân (n=200) Thời gian nhập viện n % Nhập viện muộn (≥ 6 giờ) 94 47,0 Nhập viện sớm < 3 giờ 51 25,5 Nhập viện sớm từ 3 - < 4,5 giờ 26 13,0 Nhập viện sớm 4,5 – 6 giờ 29 14,5 Nhận xét: Trong 106 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp đến sớm thì có 51 bệnh nhân nhập viện từ trước 3 giờ (25,5%), còn lại 27,5% bệnh nhân nhập viện sớm từ 3 đến 6 giờ. Biểu đồ 3.6. Phân bố thời gian nhập viện của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp Nhận xét: Thời gian nhập viện của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp là phân phối không chuẩn, với trung vị thời gian nhập viện là 6,0 giờ; thời gian nhập viện sớm nhất là 30 phút và muộn nhất là 97 giờ (4 ngày). Trung vị = 6,0 giờ Tứ phân vị = 2,3 – 12,5 giờ n = 200 Giá trị bé nhất = 0,5 giờ Giá trị lớn nhất = 97 giờ 59 3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN NHẬP VIỆN MUỘN Ở BỆNH NHÂN 3.3.1. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn và đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa, xã hội của bệnh nhân Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian nhập viện và giới tính của bệnh nhân Giới tính Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % n Nam 59 53,2 52 46,8 111 0,002 0,961 Nữ 47 52,8 42 47,2 89 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ nhập viện muộn ở nam giới là 46,8% tương đương với tỷ lệ nhập viện muộn ở nhóm nữ 47,2%. Không có sự khác biệt giữa 2 giới liên quan đến thời gian nhập viện muộn Bảng 3.17. Liên quan giữa thời gian nhập viện và tuổi của bệnh nhân Tuổi Nhập viện Sớm Nhập viện Muộn Tổng χ2, p n % n % n ≤49 tuổi 13 46,6 15 53,6 28 1,349 0,509 50-69 tuổi 58 56,9 44 43,1 102 ≥70 35 50,0 35 50,0 70 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ nhập viện sớm ở các nhóm tuổi có sự tương đồng (p>0,05). Không có 60 liên quan giữa tuổi và thời gian nhập viện. Bảng 3.18. Liên quan giữa thời gian nhập viện và tôn giáo của bệnh nhân Tôn giáo Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Không 48 55,2 39 44,8 87 0,468 0,926 Công giáo 37 52,9 33 47,1 70 Phật giáo 18 48,6 19 51,4 37 Khác 3 50,0 3 50,0 6 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ nhập viện sớm hay muộn của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng tôn giáo (p>0,05). Bảng 3.19. Liên quan giữa thời gian nhập viện và trình độ học vấn của bệnh nhân Trình độ học vấn Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Mù chữ 6 54,5 5 45,5 11 12,779 0,026 Tiểu học 32 49,2 33 50,8 65 PTCS 19 45,2 23 54,8 42 PTTH 19 47,5 21 52,5 40 THCN, CĐ 15 57,7 11 42,3 26 ĐH, sau ĐH 15 93,8 1 6,2 16 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ nhập viện sớm hay muộn giữa các nhóm trình độ học vấn có sự khác biệt, với độ tin cậy 95% (p<0,05). Nhóm từ PTTH trở xuống có thời gian nhập 61 viện muộn hơn nhóm THCN, CĐ và ĐH, sau ĐH Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian nhập viện và nghề nghiệp chính của bệnh nhân Nghề nghiệp chính Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % CBCC, văn phòng 20 71,4 8 28,6 28 6,786 0,237 Buôn bán 21 47,7 23 52,3 44 Thợ thủ công 9 52,9 8 47,1 17 Công nhân, nông dân 14 45,2 17 54,8 31 Nội trợ 26 59,1 18 40,9 44 Nghề khác 16 44,4 20 55,6 36 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân không có liên quan đến thời gian nhập viện (p> 0,05). Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian nhập viện và tình trạng hôn nhân của bệnh nhân Hôn nhân Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Kết hôn 102 55,1 83 44,9 185 5,895 0,052 Độc thân 3 42,9 4 57,1 7 Ly thân/ly hôn 1 12,5 7 87,5 8 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: 62 Đặc điểm tình trạng hôn nhân không liên quan đến thời gian nhập viện sớm hay muộn của bệnh nhân với p>0,05. Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian nhập viện và hoàn cảnh sống của bệnh nhân Hoàn cảnh sống Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Sống 1 mình 3 23,1 10 76,9 13 4,998 0,025 Sống chung với người thân 103 55,1 84 44,9 187 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện muộn ở những người sống 1 mình 76,9% cao hơn nhóm sống chung với người thân, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.23. Liên quan giữa thời gian nhập viện và mức thu nhập của bệnh nhân Mức thu nhập Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Nghèo/cận nghèo 25 34,2 48 65,8 73 16,231 <0,001 Không nghèo 81 63,8 46 36,2 127 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Đặc điểm mức thu nhập có liên quan đến thời gian nhập viện muộn của bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân thu nhập nghèo/cận nghèo có thời gian nhập viện 63 muộn cao hơn bệnh nhân thu nhập không nghèo (p<0,001). Bảng 3.24. Liên quan giữa thời gian nhập viện và có hay không có BHYT của bệnh nhân BHYT Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Có 82 55,4 66 44,6 148 1,322 0,250 Không 24 46,2 28 53,8 52 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sớm hay muộn không có liên quan đến đặc điểm có BHYT hay không có BHYT (p> 0,05). 3.3.2. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn và đặc điểm từ khi khởi phát bệnh đến khi nhập viện của bệnh nhân. Bảng 3.25. Liên quan giữa thời gian nhập viện và người phát hiện bệnh Người phát hiện Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Tự phát hiện 80 49,7 81 50,3 161 5,082 0,079 Người thân 25 69,4 11 30,6 39 Bạn bè 1 33,3 2 66,7 3 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sớm hay muộn không có liên quan đến đối tượng phát hiện bệnh (p> 0,05). 64 Bảng 3.26. Liên quan giữa thời gian nhập viện và vị trí phát hiện bệnh nhân. Vị trí được phát hiện Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Trong nhà 96 53,9 82 46,1 178 0,565 0,452 Nơi làm việc + khác 10 45,5 12 54,5 22 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sớm hay muộn không có liên quan đến vị trí phát hiện bệnh nhân (p> 0,05). Bảng 3.27. Liên quan giữa thời gian nhập viện và thời điểm khởi phát triệu chứng của bệnh nhân. Thời điểm khởi phát triệu chứng Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Từ 7 giờ đến dưới 19 giờ 47 59,5 32 40,5 79 2,682 0,262 19 giờ đến dưới 24 giờ 13 43,3 17 56,7 30 Từ 0 giờ đến dưới 7 giờ 46 50,5 45 49,5 91 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Thời điểm khởi phát triệu chứng là các yếu tố không liên quan đến thời 65 gian nhập viện muộn của bệnh nhân (p>0,05). Bảng 3.28. Liên quan giữa thời gian nhập viện và người hiện diện. Người hiện diện Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Có 74 67,9 35 32,1 109 21,322 <0,001 Không 32 35,2 59 64,8 91 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện muộn có liên quan đến việc có người hiện diện hay không có người hiện diện khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng (p< 0,001). Bảng 3.29. Liên quan giữa thời gian nhập viện và hành động ban đầu. Hành động ban đầu Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Không làm gì 17 19,5 70 80,5 87 71,065 <0,001 Liên lạc với người thân 63 75,0 21 25,0 84 Liên lạc với bệnh viện/bác sỹ gia đình 26 89,7 3 10,3 29 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện muộn có liên quan đến các hành động ban đầu (p< 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện sớm cao nhất ở nhóm có hành động liên lạc với bệnh viện/bác sĩ gia đình là 89,7%. Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện muộn cao 66 nhất ở nhóm không làm gì trong vòng 1 giờ sau đột quỵ (80,5%). Bảng 3.30. Liên quan giữa thời gian nhập viện và hành động tìm sự giúp đỡ Hành động tìm sự giúp đỡ Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Tìm sự giúp đỡ ngay 81 85,3 14 14,7 95 76,565 <0,001 Không tìm sự giúp đỡ vì không có kiến thức/ không nghĩ đến dấu hiệu đột quỵ 15 26,8 41 73,2 56 Không tìm sự giúp đỡ vì nghĩ triệu chứng từng xảy ra rồi tự khỏi 6 17,1 29 82,9 35 Không tìm sự giúp đỡ vì không có khả năng/ điều kiện gọi giúp đỡ 4 28,6 10 71,4 14 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Yếu tố hành động tìm sự giúp đỡ có liên quan đến thời gian nhập viện muộn của bệnh nhân (p<0,001). Bảng 3.31. Liên quan giữa thời gian nhập viện và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % Xe cấp cứu 19 73,1 7 26,9 26 24,373 <0,001 Taxi 46 43,8 59 56,2 105 Ô tô cá nhân 24 88,9 3 11,1 27 Khác 17 40,5 25 59,5 42 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Yếu tố phương tiện vận chuyển có liên quan đến thời gian nhập viện muộn 67 của bệnh nhân (p< 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện muộn ở nhóm vận chuyển bệnh nhân bằng xe taxi và phương tiện khác Bảng 3.32. Liên quan giữa thời gian nhập viện và khoảng cách nhập viện. Khoảng cách nhập viện Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % <5 Km 20 49,2 31 50,8 61 1,042 0,594 5 đến <10 Km 55 56,7 42 43,3 97 ≥10 Km 21 50,0 21 50,0 42 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Khoảng cách từ nơi phát hiện bệnh nhân đến bệnh viện không liên quan đến thời gian nhập viện sớm hay muộn của bệnh nhân (p>0,05). Bảng 3.33. Liên quan giữa thời gian nhập viện và kẹt xe Tình trạng giao thông Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % n Có 20 60,6 13 39,4 33 0,918 0,338 Không 86 51,5 81 48,5 167 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Tình trạng giao thông khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện không liên quan đến thời gian nhập viện sớm hay muộn của bệnh nhân (p>0,05). 68 Bảng 3.34. Liên quan giữa thời gian nhập viện và nơi khám bệnh trước khi vào bệnh viện Phòng khám tư Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % n Phòng khám tư 22 56,4 17 43,6 39 0,226 0634 Trạm y tế phường 12 60,0 8 40,0 20 0,437 0,509 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Nơi khám bệnh trước khi vào bệnh viện của bệnh nhân không liên quan đến thời gian nhập viện sớm hay muộn của bệnh nhân (p>0,05). 3.3.3. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn với điểm NIHSS của bệnh nhân Bảng 3.35. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn với điểm NIHSS của bệnh nhân Điểm NIHSS Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng χ2, p n % n % 1-4 điểm 39 54,2 33 45,8 72 5,279 0,071 5- 15 điểm 55 48,7 58 51,3 113 16-20 điểm 12 80,8 3 20,0 15 Tổng 106 53,0 94 47,0 200 Nhận xét: Thang điểm NIHSS (đánh giá mức độ nặng của đột quỵ) không liên quan đến thời gian nhập viện của bệnh nhân với p>0,05. 69 3.3.4. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn với kiến thức hiểu biết về đột quỵ Bảng 3.36. Liên quan giữa thời gian nhập viện muộn với kiến thức hiểu biết về đột quỵ Hiểu biết về đột quỵ Nhập viện sớm Nhập viện muộn Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_lien_quan_den_thoi_gian_nhap_v.pdf
Tài liệu liên quan