MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục .iii
Danh mục chữ viết tắt. vi
Danh mục bảng .vii
Danh mục hình. x
Trích yếu luận án . xi
Thesis abstract.xiii
Phần 1. Mở đầu . 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
1.4. Những đóng góp mới của đề tài. 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thức tiễn của đề tài. 3
1.5.1. Ý nghĩa khoa học . 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu . 5
2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài . 5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu hệ thống trồng trọt. 5
2.1.2. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng . 7
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu hệ thống trồng trọt . 8
2.1.4. Một số cơ sở lý luận về sản xuất hàng hoá . 8
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ớt và cây dưa hấu liên quan
đến đề tài. 13
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về hệ thống trồng trọt trên thế giới và Việt Nam . 14
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu ớt cay trên thế giới. 29iv
2.2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu cây ớt cay ở Việt Nam. 35
2.2.4. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu dưa hấu trên thế giới. 39
2.2.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất, tiêu thụ dưa hấu ở Việt Nam . 44
2.3. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và định hướng thực hiện đề tài. 46
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 50
3.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu . 50
3.2. Nội dung nghiên cứu. 50
3.2.1. Đánh giá điều kiện môi trường của hệ thống trồng trọt tại huyện Quỳnh Phụ. 50
3.2.2. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống trồng trọt của huyện Quỳnh Phụ . 50
3.2.3. Thử nghiệm một số giống và kỹ thuật canh tác tại huyện Quỳnh Phụ,
Thái Bình và đề xuất mô hình canh tác ớt, dưa hấu . 51
3.2.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện hệ thống trồng trọt có hiệu quả . 51
3.3. Phương pháp nghiên cứu . 51
3.3.1. Đánh giá điều kiện môi trường của hệ thống trồng trọt. 51
3.3.2. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống trồng trọt của huyện Quỳnh Phụ . 52
3.3.3. Thử nghiệm một số giải pháp cải tiến. 52
3.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm thực hiện hệ thống trồng trọt có hiệu quả . 60
3.4.1. Phân tích kết quả thí nghiệm. 60
3.4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế. 61
207 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cải tiến hệ thống trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm đất là 10,68 ha. Trong số các chợ trên chỉ có 3 chợ: chợ Quỳnh
Côi còn gọi là chợ huyện, chợ Vĩnh Trà – An Bài, Chợ Lầy – An Ninh được xác
định là chợ loại II. còn lại là chợ loại III và chợ tạm.
Hệ thống các cửa hàng xăng dầu: Đến nay toàn huyện có 18 cửa hàng kinh
doanh xăng dầu, tập trung chủ yếu ven quốc lộ 10 đi Hải Phòng và các khu vực
thị trấn. Những năm gần đây, cơ sở vật chất các điểm kinh doanh xăng dầu này
đã dần được cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đặc biệt là
các cây xăng ven quốc lộ.
+ Cơ sở vật chất ngành du lịch
Tiềm năng về du lịch của huyện rất hạn chế, chỉ đến những năm gần đây
huyện mới có định hướng về phát triển một số điểm du lịch văn hóa, lễ hội văn
hóa truyền thống: đền Đồng Bằng, đền Lộng Khê, đền Trần A Sào, đền La Vân...
Ngoài ra còn có một số điểm du lịch làng nghề như: làng nghề đúc đồng An
Lộng, làng nghề dệt chiếu An Tràng, An Vũ, An Dục, làng nghề mây tre đan
72
Quỳnh Hội... Nhìn chung cơ sở hạ tầng các điểm du lịch trên còn rất thô sơ, chưa
được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo.
- Cơ sở vật chất các ngành dịch vụ khác
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng các ngành dịch vụ khác của huyện (vận
tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng ...) cũng được sự quan tâm đầu tư
xây dựng nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên
so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì cơ sở vật chất các ngành dịch vụ này
vẫn còn nhiều hạn chế.
4.2.5. Tình hình dân số và lao động của huyện
4.2.5.1. Dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu thống kê, dân số huyện Quỳnh Phụ tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2017 là 239.398 người, trong đó: nam 116.309 người, nữ 123.089 người,
thành thị 13.568 người nông thôn 225.830 người (theo niên giám thống kê 2019)
được phân bố ở 38 xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình 1.154 người/km2. Dân
số tập trung không đều, đông nhất là xã Quỳnh Hồng với hơn 11 nghìn người;
đơn vị có số dân số thấp nhất là xã Quỳnh Châu với hơn 3 nghìn người. Tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên là 0,8%.
4.2.5.2. Lao động, việc làm
Toàn huyện có số lao động trong độ tuổi 116.017 người; số người lao động
thực tế 141.010 người. Phân theo ngành, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
nhất với 54,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 32,7%, lao động thương mại dịch
vụ chiếm 13,1%.
Số lao động thực tế trong huyện là 141.010 người, chiếm 60% tổng dân số.
Trong đó, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 54,2%, lao động công
nghiệp xây dựng chiếm 32,7%, lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
chiếm 13,1% lao động thực tế. Như vậy, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động thực tế toàn huyện, đây là nguồn lực
dồi dào cho các ngành công nghiệp xây dựng; thương mại dịch vụ trong lúc
nông nhàn.
73
Hình 4.3. Dân số và lao động huyện Quỳnh Phụ năm 2017
Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2019)
4.2.5.3. Thu nhập và mức sống
(Trích theo báo cáo tại Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020)
Trong những năm qua đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và
ổn định.
Cụ thể: - Thu nhập bình quân hiện nay ước đạt 50 triệu đồng/người/năm.
- Sản lượng lương thực ước đạt 180 nghìn tấn.
- Lương thực bình quân 734 kg/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo 2,83%.
4.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.2.6.1. Hệ thống giao thông vận tải
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng các khu dân cư đã có nhiều thay
đổi, mạng lưới giao thông của huyện khá phát triển từ quốc lộ đến các đường liên
74
tỉnh, liên huyện, liên xã... thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, giao thương
buôn bán. Các tuyến đường chính của huyện gồm:
- Giao thông đường bộ: Quốc lộ 10, tỉnh lộ 452, 455, 396 B, hệ thống
đường huyện lộ, đường nội thị và đường xã với tổng chiều dài trên 1.200 km.
Tuy nhiên cùng với quá trình sử dụng sự gia tăng các phương tiện tham gia
giao thông chất lượng nhiều tuyến đường đã, đang xuống cấp gây nhiều khó khăn
trong quá trình lưu thông. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của
huyện, cần nhất thiết phải mở rộng nâng cấp nhiều tuyến đường.
- Giao thông đường thuỷ: huyện Quỳnh Phụ có 2 con sông lớn là sông Hoá
và sông Luộc, trên cả hai con sông này đều phát triển giao thông đường thuỷ
thuận lợi bên cạnh tuyến đường thuỷ trên sông Yên Lộng, sông Cô, sông Diêm
Hộ. Huyện đã đưa vào sử dụng 83 km vận tải đường sông.
- Hệ thống bến xe, bến cảng: huyện hiện có 2 bến xe khách là Quỳnh Côi,
Tư Môi – An Bài; 2 bến cảng lớn là Bến Hiệp, Cầu Nghìn, ngoài ra còn các bến
cảng nhỏ và đò ngang đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về nhu cầu cơ bản của
người dân trong huyện.
4.2.6.2. Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được hình thành từ lâu đời (nằm trong hệ
thống thuỷ lợi Bắc Thái Bình), thường xuyên được cải tạo, tu bổ nên hệ thống
thuỷ lợi của huyện tương đối tốt, tưới tiêu cho nông nghiệp kịp thời.
Ngoài 83 km sông chính, trên địa bàn huyện còn có 200 km kênh mương
cấp I, II, III và 600 km kênh mương nội đồng khác với trên 140 trạm bơm nằm
rải rác tại 38 xã, thị trấn của huyện, phục vụ tương đối tốt cho nhu cầu sử dụng
nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Đê: huyện có 35 km đê sông Luộc, sông Hoá và 32,7 km đê bối.
4.2.6.3. Hệ thống điện, thông tin liên lạc
Hiện tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm biến áp, 100%
số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Hệ thống phát thanh truyền hình và đài
truyền thanh cơ sở liên tục được củng cố, phát triển. Hiện tại 38/38 xã, thị trấn
của huyện có đài truyền thanh, 100% số khu dân cư có loa đài truyền thanh. Tất
cả các xã đều có trạm bưu điện và văn hoá xã.
75
4.2.6.4. Hạ tầng cấp thoát nước
- Cấp nước: Huyện có địa hình bằng phẳng, dân cư phân bố tập trung,
nguồn nước chủ yếu sử dụng là nguồn nước ngầm, khai thác kiểu giếng đào hoặc
giếng khoan hoặc lấy nước từ các sông, nước mưa. Trong những năm gần đây,
nhiều công trình cấp nước tập trung cho các thôn, các xóm đã được đầu tư xây
dựng nên tỷ lệ các hộ được sử dụng nước sạch tăng lên.
- Thoát nước: Hiện tại huyện đã xây dựng hệ thống thoát nước thải tại thị
trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài. Riêng đối với các xã nước thải sinh hoạt ở mỗi
hộ gia đình chủ yếu được thoát xuống các khu vực ruộng sâu trũng, ao hồ, kênh
mương, rãnh.
4.2.6.5. Giáo dục - Đào tạo
Theo số liệu thống kê, năm học 2017 toàn huyện có 39 trường mầm non, 40
trường tiểu học, 37 trường trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên có 2 trung
tâm và 38 trung tâm học tập cộng đồng. Tổng số lớp học là 1.246 lớp, có 4.1850
học sinh.
Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo trong độ tuổi.
4.2.6.6. Văn hoá - Thể dục thể thao
Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển rộng khắp; thực
hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá phát triển tới từng thôn. Hoạt động thư
viện duy trì phục vụ tốt nhu cầu bạn đọc; công tác phát thanh, truyền hình được
cải thiện rõ rệt cả về nội dung lẫn chất lượng góp phần đưa thông tin, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân.
4.2.6.7. Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và chú trọng,
trách nhiệm và chất lượng phục vụ người bệnh trong các cơ sở y tế được nâng
lên. Huyện hiện có 02 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa, 01 phòng y tế,
01 trung tâm y tế dự phòng, 01 hội đông y, 01 trung tâm dược toàn huyện, 01
trung tâm dân số (đã sát nhập thuộc sở y tế).
4.2.6.8. Quốc phòng an ninh
* Quốc phòng
Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, xây dựng nền quốc
phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố
76
quốc phòng, an ninh; công tác quản lý nhà nước về quốc phòng được tăng cường.
Công tác xây dựng lực lượng, huấn luyện, luyện tập và giáo dục quốc phòng
được thực hiện có kết quả.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển
quân, tổ chức thành công diễn tập về phòng thủ chống thiên tai, bão lũ và diễn
tập về phòng thủ chống bạo loạn tại cơ sở.
* An ninh
Nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị, trật tự trên địa bàn huyện cơ bản
được giữ vững, ổn định. Các phương án bảo vệ trật tự an ninh, các chương trình
quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm tiếp tục được
duy trì và thực hiện có hiệu quả.
Thế trận an ninh nhân dân đã được xây dựng và triển khai, các chiến dịch
tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự được duy trì thường xuyên,
làm tốt công tác phòng ngừa từ cơ sở, đã huy động được sự tham gia đông đảo
của quần chúng nhân dân trong phát hiện đấu tranh, tố giác phòng ngừa tội phạm.
Các vấn đề về tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện đều được đảm bảo hài hoà.
4.2.7. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Phụ năm 2017
Quỳnh Phụ là huyện giữ vị trí trọng điểm về kinh tế của tỉnh Thái Bình về
nông nghiệp, là huyện có tiềm năng và thế mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện
theo hướng sản xuất hàng hóa được thể hiện rõ trên các mặt dưới đây (Theo
quyết định 254 ngày 20 tháng 01 năm 2017 UBND tỉnh Thái Bình)
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quỳnh Phụ là 20.998,51 ha, diện tích đất
nông nghiệp của huyện là 14.565,51 ha, chiếm 69,36% tổng diện tích tự nhiên
huyện và bằng 19,46% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.
a. Đất sản xuất nông nghiệp
Năm 2017 đất sản xuất nông nghiệp có 13.295,36 ha, chiếm 63,32% diện
tích tự nhiên và 15,07% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh (Chi cục
thống kê tỉnh Thái Bình, 2018).
+ Đất trồng lúa 11.280,19 ha chiếm 53,72% diện tích đất tự nhiên, bằng
14,2% diện tích đất trồng lúa của toàn tỉnh, trong đó:
Diện tích trồng lúa của huyện Quỳnh Phụ liên tục giảm trong những năm
gần đây. Tuy nhiên năng suất lúa vụ mùa và vụ xuân liên tục tăng.
77
- Đất trồng cây lâu năm 1.149,57 ha, chiếm 8,10% diện tích sản xuất đất
nông nghiệp, bằng 14,37% diện tích đất trồng cây lâu năm của toàn tỉnh. Trong
đó đất trồng cây ăn quả lâu năm 458 ha; Đất trồng cây lâu năm khác 677,57 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản 1.174,23 ha, chiếm 5,59% diện tích đất nông
nghiệp và 10,6% diện tích đất nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh.
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Phụ năm 2017
STT Mục đích sử dụng DT (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 20.998,51 100,0
1 Đất nông nghiệp 14.565,51 69,36
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.295,36 63,32
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 12.145,83 57,84
Đất trồng lúa 11.280,19 53,72
Đất trồng cây hàng năm khác 865,65 4,12
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.149,57 5,47
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 1.174,23 5,59
1.3 Đất nông nghiệp khác 95,87 0,46
2 Đất phi nông nghiệp 6.418,52 30,57
2.1 Đất ở 1.503,72 7,16
2.1.1 Đất ở đô thị 71,76 0,34
2.1.2 Đất ở nông thôn 1.431,96 6,82
2.2 Đất chuyên dung 4.269,62 20,33
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 190,31 0,91
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 11,91 0,06
2..2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 288,68 1,37
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 3.778,72 18,00
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 99,28 0,52
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 207,07 0,99
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dung 337,51 1,61
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,31 0,01
3 Đất chưa sử dụng 14,48 0,07
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2019)
78
b. Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện năm 2017 là 6.418,52 ha, chiếm
30,09 % diện tích tự nhiên và bằng 13,0% diện tích đất phi nông nghiệp của
toàn tỉnh. Cụ thể như sau:
- Đất ở nông thôn và đô thị
Diện tích đất ở: 1.503,72 ha, chiếm 24,7% diện tích đất phi nông nghiệp,
7,16% diện tích đất tự nhiên và 11,7% diện tích đất ở của toàn tỉnh. Gồm có:
+ Đất ở nông thôn: 1.431,96 ha, chiếm 23,5% diện tích đất phi nông
nghiệp; 6,82% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất ở đô thị: 71,76 ha, chiếm 1,3% diện tích đất phi nông nghiệp, 0,34%
diện tích đất tự nhiên.
+ Đất an ninh quốc phòng 11,91 ha, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong huyện, bên
cạnh đó, diện tích đất có mục đích công cộng 3.778,72 ha;
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng 99,28 ha chiếm 0,52% diện tích đất tự
nhiên và 1,8% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất trồng cây hàng năm khác 865,65 ha, chiếm 4,12% diện tích đất tự
nhiên toàn huyện 5,56% diện tích đất nông nghiệp. Loại cây trồng chủ yếu là
rau, đậu, cây công nghiệp hàng năm và một cây công nghiệp ngắn ngày khác.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng: 99,28 ha chiếm 0,52%
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa: 207,07 ha, chiếm 0,99% diện tích đất
tự nhiên và 3% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Tổng diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 337,51 ha, chiếm
1,61% diện tích đất tự nhiên và 4,8 % diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện năm 2017 có 14,48 ha, chiếm
0,07% diện tích tự nhiên.
79
4.2.8. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Quỳnh Phụ
4.3.8.1. Thuận lợi
- Vị trí là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thái Bình có vai trò kết nối kinh tế xã
hội tỉnh Thái Bình với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và đặc biệt là Hải Phòng -
một cực trong tam giác tăng trưởng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Mạng
lưới giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường như: Quốc lộ 10, đường cao tốc
Thái Bình - Hà Nam; đường tỉnh ĐT.396B, ĐT.452, ĐT.455 và 17 tuyến đường
huyện từ ĐH.72 đến ĐH.84 các tuyến đường này giúp cho việc giao lưu buôn
bán giữa các xã trong huyện và giữa huyện với các huyện, các tỉnh lân cận thuận
lợi. Bên cạnh đó huyện còn có hệ thống các sông lớn bao quanh thuận lợi cho
giao thông đường thủy phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Huyện có diện tích tương đối rộng với hơn 20.998,51 ha cơ cấu đất đai đa
dạng, có điều kiện thuận lợi cho phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của huyện; phát triển công nghiệp, bố trí cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ,
xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng... Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho
xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng giao thương với các xã trong huyện cũng như
ngoài huyện.
- Lực lượng lao động của huyện đông đảo cần cù sẽ là một yếu tố thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới.
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng trọt 3 vụ trong 1 năm (2 vụ cây
ưa ấm và một vụ cây ưa lạnh), phát triển một hệ thống cây trồng vụ đông đa
dạng, phong phú. Hệ thống tưới tiêu của huyện đã tương đối hoàn chỉnh, đảm
bảo chủ động tưới tiêu hơn 70% diện tích canh tác của vùng.
- Nguồn lực lao động của huyện Quỳnh Phụ dồi dào, có kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp, tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Địa phương có nhiều mục tiêu, chương trình thúc đẩy phát triển sản xuất
nông nghiệp, nông thôn.
4.2.8.2. Khó khăn
- Quá trình hội nhập kinh tế trong thời gian tới sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt,
quyết liệt hơn đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong khi nội lực chưa
80
đủ mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, việc kêu gọi đầu tư từ bên
ngoài gặp khó khăn.
- Việc đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội ở một số xã còn hạn chế.
Kinh tế nhìn chung còn khó khăn; đời sống người dân chưa cao. - Khí hậu có
nhiều yếu tố bất lợi, chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán xảy ra, ảnh hưởng
đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Những biến động tiêu cực của yếu tố khí hậu theo mùa gây ra những khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa phân bố không đều, thường tập
trung, thường tập trung vào các tháng mùa mưa gây ra hiện tượng úng lụt cục bộ.
- Lao động nông nghiệp thiếu vốn, thiếu trình độ kỹ thuật để đáp ứng phát
triển nông nghiệp hiện đại. Mật độ dân số cao và bình quân diện tích đất nông
nghiệp thấp cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế phát triển sản
xuất nông nghiệp của huyện.
- Hệ thống chế biến và tiêu thụ hạn chế, chất lượng nông sản chưa được
quan tâm đúng mức thiếu sức mạnh cạnh tranh trên thị trường nên tiêu thụ còn
gặp nhiều khó khăn.
4.3. HIỆN TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA HUYỆN
QUỲNH PHỤ
4.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng thóc huyện Quỳnh Phụ giai đoạn
2013 - 2017
Cây lúa chiếm vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và trong sản xuất trồng trọt nói riêng của huyện Quỳnh Phụ. Cây lúa cung
cấp hầu hết nhu cầu lương thực trong sinh hoạt và trong chăn nuôi của người dân
trong huyện. Lúa trên địa bàn huyện được gieo cấy làm hai vụ chính, vụ xuân và
vụ mùa. Diện tích gieo trồng của hai vụ chênh lệch nhau không lớn (Phòng Nông
nghiệp huyện Quỳnh Phụ, 2017).
Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa trong toàn huyện đều đạt
mục tiêu các nghị quyết đề ra nhìn chung năm 2013 tổng diện tích trồng lúa 2
vụ trung bình là 23,63 nghìn ha; năm 2014 tổng diện tích trồng lúa cả năm là
23,59 nghìn ha; đến năm 2017 tổng diện tích trồng lúa chỉ đạt 23,13 nghìn ha,
giảm so với năm 2014. Tuy nhiên năng suất lúa liên tục tăng, nếu như năm
81
2013 năng suất lúa vụ xuân chỉ đạt 60,8 tạ/ha thì năm 2017 năng suất lúa xuân
đạt 74,0 tạ/ha. Sản lượng thóc cả năm toàn huyện năm 2013 đạt 1.459,143 tấn,
đến năm 2017 sản lượng thóc toàn huyện đạt 1.568,87 tấn tăng 109,727 tấn so
với năm 2013.
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng thóc huyện Quỳnh Phụ
giai đoạn 2013 - 2017
Năm
Vụ xuân Vụ mùa
Sản lượng
thóc (tấn)
Diện tích
lúa
(1000, ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Diện tích
lúa (1000, ha)
Năng suất
(tạ/ha)
2013 11,82 60,8 11,81 62,7 1.459,14
2014 11,80 70,3 11,79 60,1 1.538,11
2015 11,78 71,2 11,69 65,0 1.598,58
2016 11,73 71,4 11,69 64,6 1.592,69
2017 11,28 74,0 11,12 61,5 1.518,60
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2019)
4.3.2. Cơ cấu diện tích và năng suất cây trồng huyện Quỳnh Phụ năm 2017
Quỳnh Phụ là một huyện thuần nông lấy cây lúa làm cây trồng chủ lực
trong nông nghiệp, bên cạnh đó những cây công nghiệp ngắn ngày, một số cây
lương thực khác, cây rau màu các loại, cũng được người dân chú trọng gieo
trồng đạt năng suất cao.
- Cây lúa là cây trồng hàng năm chiếm ưu thế nhất vùng, chiếm 75,4%
(25.950 ha). Năng suất trung bình đạt 74 tạ/ha (vụ xuân); 61,5 tạ/ha (vụ mùa). So
với các huyện, thị xã trong tỉnh, Quỳnh Phụ có diện tích gieo đứng thứ ba toàn
tỉnh (sau Thái Thụy 26.737 ha, Đông Hưng 24.830 ha) năng suất lúa đứng thứ
nhì toàn tỉnh (sau Đông Hưng 67,89 tạ/ha).
- Ngô là cây trồng hàng năm có diện tích lớn thứ 2 với diện tích 2.324 ha,
chiếm 7,36%. Các giống ngô được trồng ở huyện Quỳnh Phụ là LVN61, CP333,
CP-A88, Bioseed 06, NK66, MX4, MX10, HN88, Ngô được trồng cả ba vụ
trong năm (xuân, hè thu, đông), nhưng diện tích gieo trồng ở vụ đông là nhiều
hơn cả (2.170 ha chiếm 6,87%), ngô được trồng chủ yếu trên đất 2 vụ lúa – một
vụ màu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
82
- Rau màu các loại có diện tích gieo trồng là 2.092 ha chiếm 6,63%. Các
giống rau được trồng ở huyện Quỳnh Phụ là bắp cải, rau muống, dưa hấu, cà
chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, hành tươi, Diện tích rau lớn nhất là su hào (142
ha) sau đó đến cải bắp 138 ha. Rau màu được trồng cả ba vụ trong năm (xuân, hè,
đông). Rau được trồng chủ yếu trên đất chuyên màu và được mở rộng trên diện
tích 2 vụ lúa – 1 vụ mùa, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng của huyện Quỳnh Phụ năm 2017
TT Cây trồng Vụ trồng
Diện tích
(ha)
Cơ cấu diện tích
(%)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Lúa
Xuân 11.710 37,6 74
Mùa 11.420 37,8 61,5
Tổng 23.130 75,4
2 Ngô
Hè thu 154 0,5 55
Đông 2.170 6,9 54,6
Tổng 2.324 7,4
3 Khoai lang
Thu 9 0 115
Xuân 254 0,8 120
Tổng 263 0,8 -
4 Khoai tây
Đông 413 1,3 159,88
Tổng 413 1,3 -
5 Ớt
Đông 1.301 4,1 111,05
Hè thu 112 0,4 115
Tổng 1.413 4,5 -
6 Đậu tương
Xuân 20 0,1 16,2
Thu 266 0,8 20,2
Đông 699 2,2
Tổng 985 3,1 -
7 Dưa hấu
Xuân Hè 147 0,5 316
Hè thu 17 0,1 340
Tổng 164 0,6 -
8 Rau các loại
Xuân 209 0,7 -
Thu 423 1,3 -
Đông 1.460 4,5 -
Tổng 2.092 6,5 -
9
Các cây trồng
khác
128 0,4 -
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 30.912 100
Nguồn: UBND huyện Quỳnh Phụ (2018)
83
- Cây ớt là cây màu chủ lực vụ đông xuân của huyện Quỳnh Phụ với tổng
diện tích cả năm là 1.413 ha, chiếm 4,48% diện tích gieo trồng cả năm. Năng
suất trung bình đạt 171,05 tạ/ha. Các giống ớt được trồng chủ yếu tại huyện là
giống ớt hiểm lai 207, giống TN 16, Cây ớt được trồng chủ yếu trên đất vàn
và vàn cao, trên đất 02 vụ lúa - 01 vụ màu.
- Cây đậu tương là cây được UBND tỉnh và huyện khuyến khích nông dân
trồng với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng diện tích cây vụ đông, nâng cao
giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích, ngoài ra cây đậu tương còn có
tác dụng cải tạo đất. Diện tích trồng đậu tương toàn huyện là 985 ha, năng suất
trung bình đạt 20,46 tạ/ha. Các giống đậu tương được trồng chủ yếu là ĐT84, ĐT
26, ĐT2000. Đậu tương được trồng trên đất chuyên màu ngoài bãi, trên đất 02 vụ
lúa 01 vụ màu.
- Cây dưa hấu được trồng với diện tích 164 ha chiếm 0,5 diện tích gieo
trồng cả năm. Năng suất trung bình đạt 31 - 34 tấn/ha.
4.3.3. Cơ cấu giống cây trồng huyện Quỳnh Phụ năm 2017
Giống là yếu tố rất quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định trực tiếp đến
năng suất, chất lượng của nông sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của cả một
hệ thống cây trồng nói riêng và hệ thống nông nghiệp nói chung. TGST và đặc
điểm sinh vật học của từng giống có quan hệ chặt chẽ với việc bố trí công thức
luân canh cho các vùng trồng trọt với điều kiện khí hậu khác nhau.
4.3.3.1. Diện tích, giống và năng suất của một số cây hàng năm
Ngoài thế mạnh trong trồng lúa, Quỳnh Phụ là huyện dẫn đầu toàn tỉnh
trong phong trào trồng cây vụ đông nói riêng và cây màu nói chung.
Cơ cấu cây trồng một số cây hàng năm khác được thể hiện qua bảng 4.9,
chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Cây ngô là: giống ngô nếp (MX4, MX10, HN88, Bạch Ngọc, VN6) chiếm
37,6%, Bioseed 06 20,1%, NK66 17,4%, LVN61 10,6%, giống khác 16,3%.
- Cây ớt: giống An Điền 101 phổ biến chiếm 42,5% giống 207F1 27,7%
- Giống ớt Sakata 508 chiếm 16,3%, Giống ớt GL1 - 613,5%
Đậu tương: chủ yếu là ĐT84 32,6%, sau đó đến ĐT26 28,5%, ĐT2000
25,8% các giống còn lại chiếm 13,1%.
- Khoai tây: Giống khoai được trồng chủ yếu ở huyện là Marabel 43,7%,
Solara 24,6%, Esprit 16,5%, Diamant 10,7%, giống khác 4,5%.
84
- Cây màu khác: Cây Khoai lang 33,4%, dưa hấu 25,4%, lạc 20,8%, đậu đỗ
10,9%, bí xanh 9,5%.
- Rau màu các loại: Rau gia vị chiếm tỷ lệ cao với 69,3%, cải bắp 6,5%, rau
muống 4,7%, dưa chuột 2,6%, cà chua 4,9%, hành tươi 5,3%, su hào 6,7%.
Bảng 4.7. Cơ cấu giống cây trồng hàng năm
Cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha)
Ngô 2323,9 100 58,4
LVN61 246,3 10,6 55,6
Bioseed 06 467,1 20,1 56,3
NK66 404,4 17,4 67,8
Ngô nếp 873,8 37,6 58,5
Giống khác 332,3 14,3 53,8
Ớt 1413 100 9,19
An Điền 101 600,5 42,5 9,87
207F1 391,4 27,7 8,91
Giống ớt Sakata 508 230,3 16,3 9,05
Giống khác 190,8 13,5 8,93
Khoai tây 413 100 159,94
Solara 101,6 24,6 160,5
Marabel 180,5 43,7 170,4
Esprit 68,1 16,5 156,6
Diamant 44,2 10,7 154,4
Giống khác 18,6 4,5 157,8
Đậu tương 984,9 100 20,45
DT84 321,1 32,6 19,4
DT 26 280,7 28,5 23,5
DT2000 254,1 25,8 20,7
Giống khác 129 13,1 18,2
Rau 2092 100
Rau gia vị 1449,8 69,3 248,5
Rau khác 642,2 30,7 230,4
Cây màu khác 787,8 100
Khoai lang 263 33,4 117,5
Dưa hấu 200 25,4 284,3
Lạc, Đậu đỗ 250 31,7 25,4
Bí xanh 74,8 9,5 314,05
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Quỳnh Phụ (2017)
85
Những phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cây
trồng hàng năm của huyện chúng tôi nhận thấy, hệ thống cây trồng hàng năm
hiện tại của Quỳnh Phụ chưa thực sự khai thác được tối đa tiềm năng sẵn có của
vùng chưa đưa nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào
sản xuất đại trà nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân cũng như đáp ứng
nhu cầu lương thực, thực phẩm của vùng, đặc biệt năng suất một số cây trồng
được gieo trồng tại huyện tính ổn định chưa cao. Vì vậy, việc thử nghiệm các
giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất cao vào vùng nghiên cứu là thực sự
cần thiết.
4.3.4. Hiện trạng sử dụng phân bón huyện Quỳnh Phụ
Phân bón là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây trồng đặc biệt trên
những chân đất nghèo dinh dưỡng. Trong những năm gần đây người dân tại
Quỳnh Phụ đã nhận thức được tầm quan trọng của phân bón trong canh tác. Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế, giá cả thị trường các loại phân bón không ngừng tăng
cao đã ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư lượng phân bón trong sản xuất. Kết quả sử
dụng phân bón cho được trình bày qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng tại Quỳnh Phụ
năm