Luận án Nghiên cứu chỉ số tim, cổ chân, nồng độ homocysteine huyết tương và một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ

MỤC LỤC

 Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt trong luận án

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

Danh mục các hình

Danh mục các sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ. 3

1.1.1. Xơ vữa động mạch, các yếu tố nguy cơ, bệnh lý của xơ vữa động mạch. 3

1.1.2. Điều trị bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối bằng lọc máu chu kỳ. 9

1.1.3. Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ và xơ vữa động mạch 10

1.2. CHỈ SỐ TIM-CỔ CHÂN ĐÁNH GIÁ ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ 20

1.2.1. Cứng động mạch 20

1.2.2. Các phương pháp đánh giá độ cứng động mạch 21

1.2.3. Chỉ số tim cổ chân ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ 30

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 31

1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài 31

1.3.2. Nghiên cứu trong nước 34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. ĐỐI TƯỢNG 37

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 37

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng 37

2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu: 38

2.2.2. Nội dung nghiên cứu 39

2.2.2. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 46

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 49

2.2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 52

3.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH, CHỈ SỐ TIM - CỔ CHÂN VÀ NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 57

3.2.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch 57

3.2.2. Đặc điểm chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein huyết tương ở đối tượng nghiên cứu 59

3.3. LIÊN QUAN CHỈ SỐ TIM - CỔ CHÂN, NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 62

3.3.1. Liên quan chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 62

3.3.2. Liên quan chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein máu với một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch. 73

doc154 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chỉ số tim, cổ chân, nồng độ homocysteine huyết tương và một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
axit uric máu. 3.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH, CHỈ SỐ TIM - CỔ CHÂN VÀ NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch TT Yếu tố Số bệnh nhân (n=111) Tỷ lệ % Tuổi (Nam > 45 hoặc nữ > 55) 80 72,1 Hút thuốc lá 21 18,9 Thừa cân và béo phì 17 15,3 Đái tháo đường 21 18,9 Tăng huyết áp 89 80,2 Rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu 51 45,9 Tăng LDL-C 11 9,9 Tăng Cholesterol 14 12,6 Chỉ số AIP ≥ 0,11 57 51,4 Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ các yếu tố nguy cơ không đồng đều nhau. Chiếm tỷ lệ cao nhất là THA chiếm 80,2% tiếp theo là tuổi chiếm 72,1%, tiếp đến là chỉ số sinh xơ vữa chiếm 51,4%, rối loạn lipid máu chiếm 45,9%, tỷ lệ ĐTĐ chỉ chiếm 18,9%. Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo số các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch Số các yếu tố Số bệnh nhân (n=103) Tỷ lệ % 1 22 21,4 2 28 27,2 3 20 19,4 4 18 17,5 ≥ 5 15 14,5 Trong số 103 bệnh nhân có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, phân bố bệnh nhân theo số các yếu tố nguy cơ tương đối đồng đều. Số bệnh nhân có 02 yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,2%, từ 5 yếu tố trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,5%. 7,2% 92,8% 100,0% 80,0% 60,0% 40,0% 20,0% 0,0% Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 01 yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch (n=111) Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 01 yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch chiếm tới 92,8%. 3.2.2. Đặc điểm chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein huyết tương ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.11. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm bệnh nhân và nhóm chứng Chỉ số Nhóm chứng (n=88) Nhóm bệnh (n=111) P CAVI Trung bình, (± SD) 8,14 ± 0,59 9,96 ± 2,14 < 0,001a Giá trị nhỏ nhất 6,66 4,50 Giá trị lớn nhất 9,57 13,90 Homocystein (µmol/L) Trung bình, (± SD) 17,23 ± 6,16 38,49 ± 11,26 < 0,001a Giá trị nhỏ nhất 4,18 19,47 Giá trị lớn nhất 36,60 61,05 aStudent’s T test Có sự khác biệt về cả CAVI và nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm bệnh và nhóm chứng. CAVI và nồng độ Hcy nhóm bệnh đều cao hơn nhóm chứng chứng có ý nghĩa, p< 0,001. Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân theo các dạng biến đổi CAVI, nồng độ Hcy huyết tương ở bệnh nhân Các dạng biến đổi Số bệnh nhân (n=111) Tỷ lệ (%) Không tăng 2 chỉ số 20 18 Chỉ tăng CAVI 12 10,8 Chỉ tăng nồng độ Hcy 17 15,3 Tăng cả 2 chỉ số 62 55,9 Tỷ lệ bệnh nhân có tăng ít nhất 01 CAVI hoặc nồng độ Hcy chiếm chủ yếu tới 82%. Có tới 55,9% bệnh nhân tăng cả 2 CAVI và nồng độ Hcy huyết tương. Tỷ lệ bệnh nhân chỉ tăng 01 chỉ số chiếm thấp, 10,8% chỉ tăng CAVI với Hcy bình thường và 15,3% bệnh nhân tăng nồng độ Hcy với CAVI bình thường. Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân có biến đổi đổi CAVI, nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm bệnh nhân so nhóm chứng Chỉ tiêu Số bệnh nhân (n=111) Tỷ lệ % CAVI Giảm 12 10,8 Bình thường 25 22,5 Tăng* 74 66,7 Homocystein (µmol/L) Giảm 0 0 Bình thường 32 28,8 Tăng* 79 71,2 * Khoảng bình thường CAVI: 6,96 – 9,32 Hcy: 4,91 – 29,55 Ở bệnh nhân TNT chu kỳ, tăng CAVI và nồng độ Hcy huyết tương chiếm chủ yếu. Tỷ lệ tăng CAVI chiếm 66,7%, trong khi đó tỷ lệ tăng nồng độ Hcy chiếm 71,2%. Bảng 3.14. Liên quan CAVI, nồng độ Hcy huyết tương (n=111) Đặc điểm Tăng CAVI (n=74) Không tăng CAVI (n=37) OR, p Tăng homocystein (n=79) 62 (83,8) 17 (45,9) p < 0,001a OR = 6,078 Không tăng homocystein (n=32) 12 (16,2) 20 (54,1) aChi-Square test Chỉ số CAVI có liên quan với nồng độ Hcy, bệnh nhân có tăng CAVI có số lượng bệnh nhân tăng nồng độ Hcy cao gấp 6,078 lần so với nhóm không tăng CAVI, p< 0,001. Biểu đồ 3.4. Tương quan CAVI, nồng độ Hcy huyết tương ở nhóm bệnh (n=111) - CAVI có mối tương quan thuận, mức độ vừa với nồng độ Hcy huyết tương, r=0,455, p< 0,001. 3.3. LIÊN QUAN CHỈ SỐ TIM - CỔ CHÂN, NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 3.3.1. Liên quan chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình CAVI và nồng độ Hcy huyết tương theo nhóm tuổi (n=111) Nhóm tuổi CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) < 40 (n=15) 9,25 ± 2,79 33,61 ± 11,27 40 đến < 60 (n=55) 9,78 ± 2,04 38,72 ± 10,19 ≥ 60 (n=41) 10,47 ± 1,95 39,96 ± 12,35 P > 0,05a > 0,05a a One-way ANOVA test Khi nhóm tuổi tăng, thì CAVI và nồng độ Hcy huyết tương trung bình tăng dần theo, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa. Bảng 3.16. Liên quan giữa tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với nhóm tuổi (n=111) Nhóm tuổi Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) < 40 (n=15) 6 (40) 8 (53,3) 40 đến < 60 (n=55) 36 (65,5) 40 (72,7) ≥ 60 (n=41) 32 (78) 31 (75,6) P < 0,05a > 0,05a a Chi-Square test CAVI có liên quan đến tuổi cao, còn nồng độ Hcy thì không liên quan. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng CAVI ở nhóm từ 60 tuổi trở lên cao hơn nhóm < 40 tuổi có ý nghĩa, p< 0,05. Bảng 3.17. So sánh giá trị trung bình CAVI và nồng độ Hcy huyết tương theo giới (n=111) Giới CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Nam (n=55) 10,24 ± 2,1 40,73 ± 10,81 Nữ (n=56) 9,68 ± 2,17 36,29 ± 11,35 P > 0,05a < 0,05a a Student’s T test Giá trị trung bình CAVI không khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, nam có nồng độ Hcy trung bình cao hơn nữ, có ý nghĩa, p< 0,05. Bảng 3.18. Liên quan CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với giới (n=111) Giới Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Nam (n=55) 40 (72,7) 43 (78,2) Nữ (n=56) 34 (60,7) 36 (64,3) p, OR p > 0,05a OR = 1,72 > 0,05a OR = 1,99 a Chi-Square test Không thấy mối liên quan giữa CAVI với giới, tuy nhiên nồng độ Hcy ở nữ thấp hơn nam có ý nghĩa, p< 0,05. Bảng 3.19. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo thời gian thận nhân tạo (n=111) Thời gian thận nhân tạo CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) < 12 tháng (n=19) 9,69 ± 2,47 35,05 ± 10,11 12 tháng đến < 24 tháng (n=21) 9,95 ± 1,48 34,31 ± 9,69 24 tháng đến < 36 tháng (n=21) 9,49 ± 2,13 37,02 ± 12,87 36 tháng đến < 48 tháng (n=10) 9,2 ± 1,49 38,15 ± 9,63 48 tháng đến < 60 tháng (n=4) 8,87 ± 2,88 39,78 ± 2,49 60 tháng đến < 72 tháng (n=8) 8,67 ± 3,11 38,16 ± 12,61 72 tháng đến < 84 tháng (n=5) 11,3 ± 1,38 40,88 ± 9,56 ≥ 84 tháng (n=23) 11,3 ± 1,66 46,01 ± 10,89 P < 0,05a < 0,05a a ANOVA test Giá trị trung bình của cả CAVI và Hcy đều khác biệt có ý nghĩa thống kê theo thời gian TNT, p< 0,05. Bảng 3.20. Tương quan CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với thời gian thận nhân tạo Chỉ số đánh giá tương quan Thời gian TNT Phương trình tương quan R P CAVI 0,247 < 0,01 CAVI = 0,01*Thời gian TNT + 9,464 Homocystein 0,287 < 0,005 Homocystein = 0,062* Thời gian TNT + 35,454 - Cả CAVI và nồng độ Hcy huyết tương đều tương quan thuận, mức độ không chặt chẽ với thời gian TNT, p< 0,01. Biểu đồ 3.5. Tương quan CAVI với thời gian thận nhân tạo ở nhóm bệnh (n=111) CAVI có mối tương quan thuận, mức độ không chặt với thời gian TNT, r=0,247, p< 0,01. Biểu đồ 3.6. Tương quan nồng độ Hcy huyết tương với thời gian thận nhân tạo ở nhóm bệnh (n=111) Nồng độ Hcy huyết tương có mối tương quan thuận, mức độ không chặt với thời gian TNT, r=0,287, p< 0,005. Bảng 3.21. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo lượng nước tiểu tồn dư (n=111) Đặc điểm nước tiểu tồn dư CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Mất (n=88) 10,31 ± 1,97 39,75 ± 11,02 Còn (n=23) 8,62 ± 2,29 33,66 ± 11,10 P < 0,005a < 0,05a a Student’s T test Nhóm bệnh nhân mất nước tiểu tồn dư có giá trị CAVI và nồng độ Hcy trung bình cao hơn nhóm bệnh nhân còn nước tiểu tồn dư có ý nghĩa, p< 0,05. Bảng 3.22. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với nước tiểu tồn dư (n=111) Đặc điểm nước tiểu tồn dư Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Mất (n=88) 64 (72,7) 67 (76,1) Còn (n=23) 10 (43,5) 12 (52,2) p, OR p < 0,01a OR = 3,467 p < 0,05a OR = 2,925 a Chi-Square test CAVI và nồng độ Hcy huyết tương liên quan có ý nghĩa đến còn hay mất nước tiểu tồn dư. Nhóm bệnh nhân mất nước tiểu tồn dư có số bệnh nhân tăng CAVI gấp 3,467 lần, số bệnh nhân tăng nồng độ Hcy gấp 2,925 lần so với nhóm còn nước tiểu tồn dư, p< 0,05. Bảng 3.23. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng giảm albumin máu (n=111) Đặc điểm albumin CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Giảm < 35 g/l (n=12) 10,7 ± 1,94 36,17 ± 12,68 Bình thường (n=99) 9,87 ± 2,16 38,77 ± 11,11 P > 0,05a > 0,05a aStudent’s T test Giá trị trung bình CAVI và Hcy hyết tương ở nhóm giảm và không giảm albumin không có sự khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.24. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với giảm albumin máu (n=111) Đặc điểm albumin Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Giảm < 35 g/l (n=12) 8 (66,7) 7 (58,3) Bình thường (n=99) 66 (66,7) 72 (72,7) p, OR p > 0,05a OR = 1,000 p > 0,05a OR = 0,525 aChi-Square test Không có mối liên quan giữa giảm albumin với CAVI và nồng độ Hcy huyết tương ở bệnh nhân TNT chu kỳ Biểu đồ 3.7. Tương quan CAVI với Albumin máu ở nhóm bệnh (n=111) CAVI có mối tương quan nghịch, mức độ không chặt với albumin máu, r=-0,214, p< 0,005. Bảng 3.25. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo protein máu (n=111) Đặc điểm protein máu CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Giảm < 60 g/l (n=6) 10,26 ± 1,57 42,78 ± 10,59 Bình thường (n=104) 9,97 ± 2,16 38,18 ± 11,33 P > 0,05a > 0,05a aStudent’s T test - Giá trị trung bình CAVI và Hcy hyết tương ở nhóm giảm và không giảm protein không có sự khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.26. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với giảm protein máu (n=111) Đặc điểm protein máu Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Giảm < 60 g/l (n=6) 4 (66,7) 5 (83,3) Bình thường (n=104) 70 (67,3) 73 (70,2) p, OR p > 0,05b OR = 0,971 p > 0,05b OR = 2,123 aChi-Square test Không có mối liên quan giảm protein máu với CAVI và nồng độ Hcy huyết tương ở bệnh nhân TNT chu kỳ. Bảng 3.27. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo nồng độ acid uric máu (n=111) Đặc điểm acid uric máu CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Tăng (n=86) 9,84 ± 2,06 37,88 ± 11,08 Bình thường (n=25) 10,36 ± 2,4 40,58 ± 11,85 P > 0,05a > 0,05a aStudent’s T test Giá trị trung bình CAVI và Hcy hyết tương ở nhóm giảm và không giảm acid uric máu không có sự khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.28. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với tăng acid uric máu (n=111) Đặc điểm acid uric máu Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Tăng (n=86) 56 (65,1) 59 (68,6) Bình thường (n=25) 18 (72) 20 (80) p, OR p > 0,05a OR = 0,726 p > 0,05a OR = 0,546 aChi-Square test Không có mối liên quan CAVI và nồng độ Hcy huyết tương với tăng axit uric máu. Bảng 3.29. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng thiếu máu (n=111) Đặc điểm thiếu máu CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Có (n=108) 10,0 ± 2,12 38,73 ± 11,29 Không (n=3) 8,46 ± 3,17 29,79 ± 6,29 P > 0,05a > 0,05a aStudent’s T test Giá trị trung bình chỉ số CAVI và Hcy hyết tương ở nhóm có và không thiếu máu không có sự khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Bảng 3.30. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với thiếu máu (n=111) Đặc điểm thiếu máu Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Có (n=108) 72 (66,7) 78 (72,2) Không (n=3) 2 (66,7) 1 (33,3) p, OR p > 0,05a OR = 1,000 p > 0,05a OR = 5,2 aChi-Square test Không có mối liên quan giữa CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với thiếu máu. Bảng 3.31. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng kiểm soát hemoglobin đạt mục tiêu (n=111) Đặc điểm thiếu máu CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Đạt mục tiêu Hb ≥ 100 g/l (n=23) 8,13 ± 2,18 28,05 ± 8,73 Không đạt mục tiêu Hb < 100 g/l (n=88) 10,44 ± 1,87 41,22 ± 10,23 P < 0,001a < 0,001a aStudent’s T test Giá trị trung bình của CAVI, Hcy ở nhóm bệnh nhân kiểm soát Hemoglobin đạt mục tiêu thấp hơn có ý nghĩa nhóm bệnh nhân không đạt mục tiêu, p< 0,001. Bảng 3.32. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với tình trạng kiểm soát hemoglobin đạt mục tiêu (n=111) Đặc điểm thiếu máu Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Đạt mục tiêu Hb ≥ 100 g/l (n=23) 3 (13) 3 (13) Không đạt mục tiêu Hb < 100 g/l (n=88) 71 (80,7) 76 (86,4) p, OR p < 0,001a OR = 27,84 p < 0,001a OR = 42,22 aChi-Square test - Nhóm BN kiểm soát hemoglobin không đạt mục tiêu có tỷ lệ tăng CAVI, nồng độ Hcy cao hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát hemoglobin máu đạt yêu cầu lần lượt gấp 27,84 và 42,22 lần, p< 0,001. 3.3.2. Liên quan chỉ số tim-cổ chân, nồng độ homocystein máu với một số yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch. Bảng 3.33. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng có hay không yếu tố nguy cơ (n=111) Đặc điểm yếu tố nguy cơ CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Có (n=103) 10,19 ± 2,01 39,4 ± 11,14 Không (n=8) 7,03 ± 1,65 26,73 ± 3,88 P < 0,001a < 0,001a aStudent’s T test Nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch có giá trị trung bình CAVI và nồng độ trung bình Hcy cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ, p< 0,001. Bảng 3.34. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với có hay không yếu tố nguy cơ (n=111) Đặc điểm yếu tố nguy cơ Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Có (n=103) 74 (100) 78 (75,7) Không (n=8) 0 (0) 1 (12,5) p, OR - p < 0,005a OR = 21,84 aFisher’s exact test Nhóm có yếu tố nguy cơ 100% bệnh nhân tăng CAVI, ngược lại không có BN nào tăng CAVI ở nhóm không có nguy cơ. Tỷ lệ bệnh nhân tăng Hcy huyết tương ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ gấp 21,84 lần, p< 0,005. Bảng 3.35. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo số các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch (n=111) Số các yếu tố CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Không (n=8) 7,03 ± 1,65 26,73 ± 3,88 1 (n=22) 9,75 ± 2,19 38,54 ± 10,23 2 (n=28) 10,03 ± 2,23 38,27 ± 11,15 3 (n=20) 10,17 ± 1,94 38,4 ± 12,27 4 (n=18) 10,86 ± 1,81 41,76 ± 11,13 ≥ 5 (n=15) 10,36 ± 1,62 41,28 ± 11,66 P < 0,005a < 0,05a aOne-way ANOVA test Giá trị trung bình của CAVI và Hcy huyết tương tăng dần theo nhóm bệnh nhân có số các yếu tố nguy cơ cao hơn, p< 0,05. Bảng 3.36. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với số các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch (n=111) Số các yếu tố Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Không (n=8) 0 (0) 1 (12,5) 1 (n=22) 12 (54,5) 18 (81,8) 2 (n=28) 20 (71,4) 21 (75) 3 (n=20) 15 (75) 12 (60) 4 (n=18) 16 (88,9) 15 (83,3) ≥ 5 (n=15) 11 (73,3) 12 (80) P < 0,001a < 0,005a aChi-Square test Tỷ lệ tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương tăng dần từ nhóm bệnh nhân có 1 yếu tố nguy cơ đến 4 yếu tố nguy cơ, p< 0,05. Bảng 3.37. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng có hay không đái tháo đường (n=111) Đặc điểm đái tháo đường CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Có (n=21) 10,85 ± 1,82 45,5 ± 10,33 Không (n=90) 9,75 ± 2,17 36,85 ± 10,88 P < 0,05a < 0,005a aStudent’s T test Giá trị trung bình CAVI, Hcy huyết tương ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ cao hơn nhóm BN không ĐTĐ có ý nghĩa, p< 0,05. Bảng 3.38. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với có hay không đái tháo đường (n=111) Đặc điểm đái tháo đường Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Có (n=21) 18 (85,7) 18 (85,7) Không (n=90) 56 (62,2) 61 (67,8) p, OR p < 0,05a OR = 3,643 p > 0,05a OR = 2,852 aChi-Square test Tỷ lệ tăng CAVI ở nhóm có ĐTĐ cao hơn gấp 3,643 lần nhóm không có, p< 0,05. Không thấy mối liên quan giữa tỷ lệ tăng Hcy với tình trạng ĐTĐ. Bảng 3.39. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng có hay không hút thuốc lá (n=111) Đặc điểm hút thuốc CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Có (n=21) 10,24 ± 1,87 43,88 ± 9,68 Không (n=90) 9,89 ± 2,21 37,23 ± 11,28 P > 0,05a < 0,05a aStudent’s T test Giá trị trung bình của CAVI ở nhóm có hút thuốc cao hơn, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm không hút thuốc. Tuy nhiên, nồng độ trung bình Hcy ở nhóm có hút thuốc cao hơn có ý nghĩa nhóm không hút thuốc, p< 0,05. Bảng 3.40. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với có hay không hút thuốc lá (n=111) Đặc điểm hút thuốc Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Có (n=21) 16 (76,2) 18 (85,7) Không (n=90) 58 (64,4) 61 (67,8) p, OR p > 0,05a OR = 1,766 p > 0,05a OR = 2,852 aChi-Square test - Tăng CAVI và Hcy không liên quan đến tình trạng có hay không hút, p> 0,05. Bảng 3.41. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng tăng huyết áp (n=111) Đặc điểm huyết áp CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Tăng (n=19) 11,6 ± 1,13 44,3 ± 8,2 Không (n=92) 9,62 ± 2,15 37,29 ± 11,46 P < 0,001a < 0,005a aStudent’s T test Giá trị trung bình CAVI và Hcy ở nhóm THA cao hơn nhóm không THA có ý nghĩa, p< 0,001. Bảng 3.42. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với tăng huyết áp (n=111) Đặc điểm huyết áp Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Tăng (n=19) 19 (100) 19 (100) Không (n=92) 55 (59,8) 60 (65,2) p, OR p < 0,005a p < 0,005a aChi-Square test Nhóm bệnh nhân suy thận mạn do THA có giá trị trung bình và tỷ lệ tăng CAVI cũng như nồng độ Hcy cao hơn nhóm bệnh nhân suy thận mạn không do nguyên nhân THA có ý nghĩa, p< 0,005. Bảng 3.43. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo mức độ kiểm soát huyết áp (n=111) Mức độ kiểm soát huyết áp CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Đạt (n=23) 8,13 ± 2,18 28,05 ± 8,73 Không đạt (n=66) 10,44 ± 1,87 41,22 ± 10,23 P < 0,001a < 0,001a aStudent’s T test Giá trị trung bình của CAVI, Hcy ở nhóm kiểm soát HA không đạt mục tiêu cao hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát HA đạt mục tiêu, p< 0,001. Bảng 3.44. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với mức độ kiểm soát huyết áp (n=111) Mức độ kiểm soát huyết áp Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Đạt (n=23) 3 (13) 3 (13) Không đạt (n=66) 71 (80,7) 76 (86,4) p, OR p < 0,001a OR = 0,036 p < 0,001a OR = 0,024 aChi-Square test Nhóm bệnh nhân kiểm soát huyết áp kém có tỷ lệ tăng CAVI, tăng nồng độ Hcy cao hơn nhóm bệnh nhân kiểm soát huyết áp tốt có ý nghĩa, p< 0,001. Bảng 3.45. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo tình trạng có hay không thừa cân, béo phì (n=111) Đặc điểm BMI CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Thừa cân béo phì (n=17) 9,71 ± 1,63 38,76 ± 10,77 Không (n=94) 10,00 ± 2,23 38,44 ± 11,4 P > 0,05a > 0,05a aStudent’s T test Giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy ở nhóm thừa cân, béo phì khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân không thừa cân, bép phì, p> 0,05. Bảng 3.46. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với có hay không thừa cân, béo phì (n=111) Đặc điểm BMI Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Thừa cân béo phì (n=17) 10 (58,8) 13 (76,5) Không (n=94) 64 (68,1) 66 (70,2) p, OR p > 0,05a OR = 0,67 p > 0,05a OR = 1,379 aChi-Square test Không thấy mối liên quan giữa CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với thừa cân và béo phì. Bảng 3.47. So sánh giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương theo chỉ số AIP (n=111) Mức độ nguy cơ CAVI (± SD) Homocystein (µmol/L) (± SD) Thấp: AIP < 0,11 (n=54) 9,5 ± 2,2 37,2 ± 10,13 Trung bình: AIP: 0,11 đến 0,21 (n=15) 9,98 ± 1,82 35,42 ± 11,14 Nguy cơ cao: AIP > 0,21 (n=42) 10,54 ± 2,08 41,24 ± 12,32 P > 0,05a > 0,05a aOne-way ANOVA test Giá trị trung bình CAVI, nồng độ Hcy huyết tương ở các nhóm theo các mức AIP khác nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. Bảng 3.48. Liên quan tăng CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với chỉ số AIP (n=111) Mức độ nguy cơ Tăng CAVI n (%) Tăng Homocystein n (%) Thấp: AIP < 0,11 (n=54) 29 (53,7) 39 (72,2) Trung bình: AIP: 0,11 đến 0,21 (n=15) 10 (66,7) 10 (66,7) Nguy cơ cao: AIP > 0,21 (n=42) 35 (83,3) 30 (71,4) P < 0,01a > 0,05a aChi-Square test Tỷ lệ tăng CAVI tăng dần theo mức tăng của chỉ số AIP có ý nghĩa thống kê, với p< 0,01. Chưa thấy sự khác biệt về tỷ lệ tăng của Hcy với các mức tăng của chỉ số AIP, p> 0,05. Bảng 3.49. Tương quan giữa CAVI và nồng độ Hcy huyết tương với nồng độ cholesterol, LDL-C và chỉ số sinh xơ vữa động mạch (n=111) Chỉ số đánh giá CAVI Phương trình tương quan r P Cholesterol (mmol/l) 0,045 > 0,05 - LDL-C (mmol/l) -0,021 > 0,05 - Chỉ số AIP 0,239 < 0,05 CAVI = 1,442*AIP + 9,766 Chỉ số đánh giá Homocystein (µmol/L) Phương trình tương quan Cholesterol (mmol/l) -0,064 > 0,05 - LDL-C (mmol/l) -0,169 > 0,05 - Chỉ số AIP 0,223 < 0,05 Homocystein = 7,062*AIP + 37,528 Không có mối tương quan giữa CAVI và nồng độ Hcy huyết tương với nồng độ cholesterol và LDL-C huyết tương. Tuy nhiên, có mối tương quan thuận mức độ chưa chặt chẽ giữa CAVI, nồng độ Hcy huyết tương với chỉ số sinh xơ vữa động mạch, hệ số tương quan r lần lượt là: 0,239 và 0,223, p< 0,05. Bảng 3.50. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan tăng CAVI Yếu tố Odds ratio (OR) Khoảng tin cậy 95% p Tuổi (Nam > 45 hoặc nữ > 55) 7,099 2,149 – 23,456 < 0,005a Thừa cân, béo phì 0,286 0,077 – 1,065 > 0,05 Tăng cholesterol 0,252 0,057 – 1,122 > 0,05 AIP ≥ 1,1 8,040 2,272 – 28,446 < 0,005a Homocystein 1,125 1,064 – 1,189 < 0,001a a Backward selection Mô hình hồi qui logistic đa biến: log() = 1,96*Tuổi (nam > 45 hoặc nữ > 55) – 1,251*Thừa cân, béo phì – 1.379*Tăng Cholesterol + 2,084*AIP ≥ 1,1 + 0,117*Homocystein – 5,344. Trong các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch thì tuổi, tăng chỉ số sinh xơ vữa động mạch và Hcy huyết tương là những yếu tố độc lập liên quan đến tăng CAVI, p< 0,01. Những yếu tố thừa cân béo phì, tăng cholesterol máu không phải là yếu tố độc lập liên quan đến tăng CAVI ở bệnh nhân TNT chu kỳ. Bảng 3.51. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan tăng Hcy Yếu tố Odds ratio (OR) Khoảng tin cậy 95% P Giảm Protein 14,755 0,556 – 391,425 > 0,05 Giảm Albumin 0,178 0,036 – 0,878 < 0,05a CAVI 1,444 1,133 – 1,841 < 0,005a Có yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch 11,717 1,083 – 126,819 < 0,05a a Backward selection Mô hình hồi qui logistic đa biến: log() = 2,692*Giảm Protein - 1,726*Giảm Albumin + 0,368*CAVI + 2,461*Có yếu tố nguy cơ – 4,855 Trong các đặc điểm bệnh nhân, giảm albumin máu, tăng CAVI và sự có mặt của yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch là những yếu tố độc lập liên quan đến tăng nồng độ Hcy, p< 0,05. Giảm protein máu không phải là yếu tố nguy cơ độc lập tăng nồng độ Hcy huyết tương ở bệnh nhân TNTchu kỳ. Bảng 3.52. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố tương quan đến CAVI và Hcy Chỉ số đánh giá CAVI Phương trình tương quan R2 P Thời gian TNT (tháng) 0,308 < 0,01a CAVI = 0,009*Thời gian TNT - 0,111*Albumin + 13,823 Albumin (g/L) Homocystein (µmol/L) HDL-C (mmol/L) 0,398 < 0,001a Homocystein = 0,057*Thời gian TNT - 11,281*HDL-C + 47,979 Thời gian TNT (tháng) a Stepwise selection Thời gian TNT và albumin là hai yếu tố trong mối liên quan đa biến với tăng CAVI, trong khi đó với tăng Hcy thì nồng độ HDL-C và thời gian TNT là những biến liên quan, p < 0,05. Biểu đồ 3.8. Đường cong ROC dự báo tăng CAVI Yếu tố AUC P Giá trị Cut-off Độ nhạy Độ đặc hiệu Tuổi (Năm) 0,636 < 0,05 50,5 71,6% 56,8% Homocystein (µmol/L) 0,757 < 0,001 31,71 79,7% 64,9% AIP 0,648 < 0,05 0,145 56,8% 78,4% Tuổi, nồng độ Hcy và AIP là 3 yếu tố dự báo tăng CAVI ở bệnh nhân TNT, trong đó nồng độ Hcy có giá trị dự báo tốt hơn (diện tích dưới đường cong = 0,757). Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC dự báo tăng Homocystein Yếu tố AUC P Giá trị Cut-off Độ nhạy Độ đặc hiệu Thời gian thận nhân tạo (tháng) 0,632 < 0,05 27,5 59,5% 68,8% Thời gian TNT là yếu tố dự báo tăng nồng độ Hcy huyết tương ở bệnh nhân TNT, p< 0,05. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Dựa vào kết quả nghiên cứu về CAVI, nồng độ Hcy huyết tương và các yếu tố liên quan đến xơ vữa động mạch được thực hiện trên 111 bệnh nhân BTMT GĐC lọc máu bằng TNT chu kỳ so sánh với 88 người khoẻ mạnh tương đồng về tuổi và giới chúng tôi có một số bàn luận sau: 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm tuổi và giới: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 54,22 ± 13,74 tuổi, trong đó tỷ lệ các nhóm tuổi phân bố không đồng đều, ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_chi_so_tim_co_chan_nong_do_homocysteine_h.doc
  • pdfQĐ. Tuyên.pdf
  • docxTóm tắt LA. Tiếng Anh 3-5-2022.docx
  • docTóm tắt LA. Tiếng Việt 18.4.2022.doc
  • docxTrang thông tin mới. Tuyên (2).docx
Tài liệu liên quan