Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở pháp lý trên thế giới và tại Việt Nam về chi trả dịch vụ môi trường rừng 5

1.1.1. Cơ sở pháp lý của chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới 5

1.1.2. Khung pháp lý và môi trường thể chế của PFES tại Việt Nam 11

1.1.3. Hệ số K và phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 19

1.2. Các kết quả nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới và tại Việt Nam 21

1.2.1. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR trên thế giới 21

1.2.2. Kết quả nghiên cứu về dịch vụ chi trả DVMTR tại Việt Nam 26

1.2.3. Các nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Bắc Kạn 37

1.3. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu về chi trả DVMTR 39

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 42

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 42

 

doc154 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích lớn nhất: 194.463,7 ha, chiếm 67,27% diện tích rừng tự nhiên phân theo loài. Rừng cau dừa có diện tích rất nhỏ, chiếm khoảng 0,25% tổng diện tích rừng tự nhiên. Rừng tre nứa có diện tích 3.944,2 ha, chiếm 1,36% diện tích đất có rừng, được hình thành từ Vầu đinh Nứa tép hoặc Vầu, Nứa thoái hoá và một số loài khác như Lồ Ô, Luồng, Trúc..., phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là Na Rì, Bạch Thông. Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,6. Rừng hỗn giao gỗ - Tre Nứa có diện tích 89.927,5 ha, chiếm 31,11% diện tích đất có rừng, thường gặp ở những khu vực núi thấp, có tổ thành rất đa dạng, nhiều tầng tán, phân bố ở các huyện, thị trên địa bàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Chợ Đồn, Bạch Thông. Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,7. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo trữ lượng được chia ra làm các loại rừng sau: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng. Số liệu tổng hợp được thể hiện trong bảng 3.4 sau: Bảng 3.4. Diện tích rừng Bắc Kạn phân theo trữ lượng (Đơn vị tính: ha) Phân loại rừng Tổng diện tích Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Vườn quốc gia Khu bảo tồn thiên nhiên Đầu nguồn Giàu 13.628,70 3.179,52 5.587,24 3.889,14 972,80 Trung bình 47.825,92 1,211,50 5.257,25 10.772,56 30.584,61 Nghèo 207.773,30 1.203,23 1.776,40 60.505,23 144.238,44 Nghèo kiệt 41.517,80 1.116,51 366,31 7.654,91 32.380,07 Chưa có trữ lượng 26.597,80 41,42 236,01 786,73 25.533,64 Tổng 337.343,52 6.752,18 13.223,21 83.608,57 233.759,56 (Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016) Rừng giàu hiện chỉ còn lại diện tích 13.628,70 ha, chiếm 4,04% diện tích đất có rừng, phân bố ở đỉnh dông, nơi dốc hiểm vùng núi cao trên địa bàn xã Nam Mẫu, Khang Ninh huyện Ba Bể; xã Kim Hỷ huyện Na Rì, xã Thượng Quan huyện Ngân Sơn. Tổ thành gồm các loài cây gỗ chủ yếu thuộc các họ Đay, họ Sến (Sapotaceae), họ Long Não (Lauraceae), ... Độ tàn che của rừng: 0,6 - 0,7. Rừng trung bình (IIIA2) có diện tích 47.825,92 ha, chiếm 14,17% diện tích đất có rừng, phân bố chủ yếu ở các đỉnh dông, ven khe, nơi dốc hiểm vùng núi cao, xa, khó tiếp cận trên địa bàn các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì và Bạch Thông, tổ thành gồm các loài cây gỗ thuộc các họ điển hình như: Giẻ (Fagaceae), Sến (Sapotaceae), Long Não (Lauraceae), Trám (Burseraceae), Xoan (Meliaceae), v. v... . Độ tàn che của rừng: 0,5 - 0,6. Rừng nghèo (IIIA1) có diện tích 207.773,30 ha, chiếm 61,59% diện tích rừng gỗ. Phân bố ở vùng núi cao, xa trên địa bàn các huyện, thị trong tỉnh nhưng tập trung nhiều các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới, tổ thành gồm các loài cây gỗ thuộc các họ Giẻ (Fagaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Long Não (Lauraceae), Trám (Burseraceae), Xoan (Meliaceae), Dung (Symplokcaceae), Sau sau Altingiaceae), ba mảnh vỏ (Fabaceae)... Độ tàn che của rừng: 0,3 - 0,5. Rừng nghèo kiệt có diện tích 41.517,80 ha, chiếm 12,31% diện tích rừng gỗ tập trung ở các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2016 của tỉnh Bắc Kạn [10], diễn biến diện tích rừng theo nguồn gốc từ năm 2012 đến 2016 như sau: Bảng 3.5. Diện tích rừng phân theo nguồn gốc hình thành rừng từ 2012 - 2016 (Đơn vị tính: ha) Năm Tổng diện tích Rừng tự nhiên Rừng trồng 2012 342.832 294.171 48.661 2013 343.510 283.859 59.651 2014 369.989 285.275 84.714 2015 344.903 285.492 59.411 2016 347.063 283.154 63.909 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2016) Hình 3.1. Diễn biến diện tích rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc hình thành rừng năm 2012 - 2016 Như vậy có thể thấy từ năm 2012 đến 2014 tổng diện rừng tăng 27.157 ha, tuy nhiên đến năm 2015 diện tích rừng lại giảm mạnh, diện tích rừng trồng cũng tăng cao vào năm 2014, như vậy diện tích rừng năm 2014 tăng cao so với các năm khác do diện tích rừng trồng tăng vào năm 2014. Diện tích rừng tự nhiên khá ổn định, tuy nhiên có chiều hướng giảm dần theo các năm, điều này cho thấy tỉnh Bắc Kạn cần chú trọng bảo vệ và chăm sóc hơn nữa loại rừng này, vì đây là loại rừng mang lại giá trị kinh tế cho tỉnh. 3.1.2.2. Trữ lượng rừng Bắc Kạn Trữ lượng rừng Bắc Kạn đã được tổng hợp tại bảng 3.6, kết quả cho thấy: Trữ lượng rừng Bắc Kạn có tổng cộng 27.520.422 m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên gấp 8,87 lần trữ lượng rừng trồng, trữ lượng rừng do các hộ gia đình, cá nhân quản lý có số lượng lớn nhất: 13.105.858 m3, trong đó rừng tự nhiên là 11.123.328 m3, rừng trồng là: 1.982.530 m3, tiếp đó đến rừng do các UBND quản lý. Số lượng rừng do cộng đồng quản lý không nhiều. Bảng 3.6. Trữ lượng rừng Bắc Kạn phân theo nguồn gốc (Đơn vị tính: m3) Chủ rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng BQL rừng ĐD 4.429.414 28.687 4.458.101 Doanh nghiệp NN 854.255 275.816 1.130.071 DN ngoài QD 292.780 6.328 299.108 Hộ gia đình, cá nhân 11.123.328 1.982.530 13.105.858 Cộng đồng 79.236 3.619 82.855 Đơn vị vũ trang 131.439 30.929 162.368 Các tổ chức khác 27.330 219 27.549 UBND 7.795.587 458.925 8.254.512 Tổng 24.733.369 2.787.053 27.520.422 (Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016) Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng hiện có so với diện tích đất tự nhiên tại một thời điểm xác định, theo số liệu công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016 của Bộ NNPTNT thì Bắc Kạn là tỉnh đứng đầu cả nước về độ che phủ rừng. Bảng 3.7 dưới đây đã tổng hợp độ che phủ rừng của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau: Bảng 3.7. Tổng hợp độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đơn vị tính: ha Tên huyện/ thành phố Tổng diện tích có rừng (ha) Độ che phủ rừng (%) Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Đặc dụng (ha) Phòng hộ (ha) Sản xuất (ha) Bắc Kạn 7.807,35 5.352,25 2.455,10 - 2.397,78 5.409,57 57,0 Pắc Nặm 25.470,73 24.385,23 1.085,50 - 9.804,74 15.665,99 52,3 Ba Bể 40.943,12 33.476,12 7.467,00 7.323,03 10,716.73 22,903.36 65,3 Ngân Sơn 42.517,57 39.392,26 3.125,31 - 9,410.69 33,106.88 66,0 Bạch Thông 41.286,96 34.719,25 6.567,71 4.463,52 16,915.97 19,907.47 76,8 Chợ Đồn 71.730,84 60.328,60 11.402,24 2.059,92 15,343.71 54,327.21 78,7 Chợ Mới 45.859,20 35.658,76 10.200,44 - 8,789.76 37,069.44 76,4 Na Rì 61.727,75 52.908,76 8.818,99 6.128,92 10,502.95 45,095.68 73,7 Tổng 337.343,52 286.221,23 51.122,29 19.975,39 83,608.57 233,759.56 70,5 Bảng 3.7 thể hiện độ che phủ rừng trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Kạn, qua bảng trên ta thấy độ che phủ rừng trung bình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 70,5%, trong đó độ che phủ rừng tại huyện Pắc Nặm là thấp nhất, độ che phủ rừng ở đây chỉ đạt 52,3%, cao nhất là tại Chợ Đồn, độ che phủ đạt 78,7%. Qua các số liệu tổng hợp trên có thể thấy, Bắc Kạn là một tỉnh có diện tích rừng lớn, độ che phủ rừng cao nhất cả nước, như vậy Bắc Kạn rất có tiềm năng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, các dịch vụ được cung cấp từ rừng sẽ mang lại giá trị kinh tế, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống của bà con nơi đây. 3.2. Thực trạng chi trả DVMTR tỉnh Bắc Kạn 3.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Nghị định số 99/2010/ND-CP ban hành ngày 24/09/2010 về Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện được hơn 8 năm. Mục tiêu của chính sách nhằm: - Huy động các nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ rừng và nâng cao giá trị kinh tế của môi trường rừng thông qua việc thiết lập các mối quan hệ về dịch vụ và chi trả giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). - Sử dụng nguồn thu từ chi trả DVMTR để nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng để cung ứng DVMTR, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác bảo vệ rừng. - Tạo cơ chế tài chính mới cho ngành lâm nghiệp thông qua việc sử dụng ngân sách ngoài nhà nước cho công tác bảo vệ rừng. Bộ NN&PTNT đã thành lập Quỹ BV&PTR Việt Nam và Ban điều hành Quỹ. Theo số liệu của VNFF (2014), Ban chỉ đạo chi trả DVMTR đã được thành lập ở 40 tỉnh, trong đó có 36 tỉnh đã thành lập Quỹ BV&PTR và 22 Quỹ tỉnh trong số này đã ổn định về tổ chức và thực hiện chi trả DVMTR. Bắc Kạn là một trong số 11 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc đã thành lập được ban chỉ đạo chi trả DVMTR, quỹ BV&PTR và ban điều hành quỹ nhằm thực hiện công tác chi trả DVMTR. Nhiệm vụ của Quỹ BV&PTR cấp tỉnh theo quy định tại Điều 17 Nghị định 99 bao gồm: Xác định số tiền phải chi trả của các đối tượng sử dụng DVMTR, ký hợp đồng chi trả DVMTR với bên phải nộp tiền, tiếp nhận tiền ủy thác chi trả DVMTR của VNFF, chi trả ủy thác tiền DVMTR cho các chủ rừng, là đầu mối kiểm tra việc thực hiện chi trả DVMTR của chủ rừng và bên nộp tiền, báo cáo tình hình thu chi tiền DVMTR cho UBND tỉnh. Các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền DVMTR, đây là tiền của các tổ chức, cá nhân trong xã hội có sử dụng và được hưởng lợi từ DVMTR. Việc thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp và gián tiếp, tiền chi trả DVMTR thông qua Quỹ BV&PTR là tiền của bên sử dụng DVMTR ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng DVMTR, đây không phải là tiền ngân sách nhà nước và Quỹ BV&PTR chỉ làm nhiệm vụ chi trả theo sự ủy thác của bên sử dụng DVMTR. Tiền chi trả DVMTR không phải là thuế, phí và lệ phí. Quá trình chi trả tiền DVMTR từ nơi nộp tiền đến Quỹ BV&PTR, cho đến các chủ rừng và các hộ dân nhận khoán rừng được công khai, có sự thảo luận để đạt sự đồng thuận, phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phương và đảm bảo sự công bằng trong chi trả. Các đối tượng đã được quy định mức chi trả trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau: Bảng 3.8. Quy định mức chi trả cho các loại hình sử dụng DVMTR Năm Cơ sở sản xuất thủy điện Các cơ sở sản xuất nước sạch Các cơ sở kinh doanh du lịch 2013 - 2016 20 đồng/1 kwh điện thương phẩm 40 đồng/1 m3 nước thương phẩm 1 - 2% doanh thu trong kỳ 2017 36 đồng/1 kwh điện thương phẩm 52 đồng/1 m3 nước thương phẩm 1 - 2% doanh thu trong kỳ (Nguồn: [7], [8]) Các đối tượng chưa quy định mức chi trả: Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng. Các loại DVMTR chưa xác định được đối tượng chi trả và mức chi trả: Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững. Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Các đối tượng được nhận tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Các chủ rừng là tổ chức; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng. 3.2.2. Các loại DVMTR đã thực hiện và chưa thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 3.2.2.1. Các loại DVMTR đã thực hiện chi trả Bảng 3.9. Loại hình dịch vụ môi trường rừng đang thực hiện ở Bắc Kạn STT Loại hình dịch vụ Tình hình thực hiện Lý do chưa thực hiện Đã thực hiện Chưa thực hiện 1 Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối x 2 Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội x Không đủ nhân lực, chưa có cơ sở để thu 3 Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch x Không đủ nhân lực, chưa có hướng dẫn cụ thể 4 Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính x Không đủ nhân lực, chưa có người chi trả cho loại dịch vụ này 5 Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản x Chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa xác điịnh được đối tượng chi trả DVMTR Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong 5 loại DVMTR được quy định tại Nghị định 99, có 3 loại DVMTR đã thực hiện chi trả, gồm: Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch. Trong 3 loại DVMTR này, chỉ có DVMTR cung ứng cho thủy điện đã xác định được phạm vi lưu vực và diện tích rừng để thực hiện chi trả. Còn việc xác định phạm vi lưu vực và diện tích rừng để thực hiện chi trả DVMTR đối với nước sạch và du lịch vẫn chưa hoàn thiện, cần phải có thời gian và hướng dẫn cụ thể để hoàn thiện. 3.2.2.2. Lý do chưa thực hiện chi trả cho các loại DVMTR khác Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Lý do chưa thực hiện: Chưa có văn bản hướng dẫn và chưa có nguồn ngân sách để chi trả. Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Lý do chưa thực hiện: Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện, hiện nay mới thí điểm tại Lào Cai và một số địa phương khác. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước đối với loại DVMTR về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất. Lý do chưa thực hiện: Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. 3.2.3. Các cơ chế chi trả DVMTR đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 3.2.3.1. Cơ chế chi trả và sử dụng quỹ DVMTR Thực hiện Quyết định số 1029/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền DVMTR năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn đã ra các văn bản hướng dẫn chủ rừng là tổ chức nhà nước và tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng sử dụng tiền DVMTR như sau: - Đối với chủ rừng là tổ chức: + Kinh phí quản lý 10% chi cho các hoạt động sau: - Chi văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe, tiếp khách, làm thêm giờ, kiểm tra, giám sát; nghiệm thu, đánh giá - Chi tuyên truyền, vận động, tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng; Chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết - Chi mua sắm tài sản và chi phí khác theo quy định của Nhà nước + Kinh phí chi trả DVMTR 90% còn lại được sử dụng như sau: * Trường hợp chủ rừng khoán toàn bộ diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chi trả toàn bộ cho các hộ nhận khoán, hộ nhận khoán được sử dụng số tiền này để quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống. * Trường hợp chủ rừng khoán một phần diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các hộ nhận khoán, phần diện tích rừng còn lại chủ rừng trực tiếp tổ chức bảo vệ rừng, thì số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của diện tích rừng này là nguồn thu của chủ rừng. Chủ rừng quản lý, sử dụng theo quy định của Nhà nước về tài chính hiện hành áp dụng với từng loại hình tổ chức đó. - Đối với diện tích rừng chưa giao khoán chủ rừng là tổ chức quản lý, sử dụng kinh phí như sau: - Chi hoạt động quản lý, tiền lương lao động hợp đồng để bảo vệ rừng (hoặc giao cho cán bộ lâm trường, công ty bảo vệ), tuần tra kiểm tra rừng chưa giao khoán: tiền công cho cán bộ tuần tra kiểm tra xăng dầu phục vụ công tác tuần tra kiểm tra, dụng cụ bảo hộ tuần tra bảo vệ rừng, chi hỗ trợ truy quét và phòng chống cháy rừng, chi hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ. - Đối với các tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: + Kinh phí quản lý 10% giống với chủ rừng là tổ chức, khác nhau ở chỗ chủ rừng là tổ chức thì có mục chi kiểm tra, giám sát, nghiệm thu đánh giá, đối với tổ chức không có mục này. + Kinh phí chi trả DVMTR 90% còn lại được sử dụng như sau: - Chi trả cho các đối tượng nhận khoán. - Đối với diện tích rừng chưa giao khoán các tổ chức không phải là chủ rừng quản lý, sử dụng kinh phí đó như sau: Chi cho công tác tuần tra, kiểm tra rừng chưa giao khoán, chi tiền công cho cán bộ tuần tra, tiền mua dụng cụ bảo hộ lao động để đi tuần tra bảo vệ rừng, xăng dầu phục vụ công tác tuần tra kiểm tra; bồi dưỡng, hỗ trợ cho những người được huy động để ngăn chặn chống chặt phá và chữa cháy rừng. 3.2.3.2. Cơ chế xác định các đối tượng nộp tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Trong 6 năm qua có 3 loại DVMTR được thực hiện chi trả, gồm: Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối đối với sản xuất thủy điện. Dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội đối với sản xuất nước sạch. Dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch. Theo số liệu của VNFF, tính đến tháng 8/2014 các Quỹ BV&PTR đã ký được 351 hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với các cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch và kinh doanh du lịch. Trong tổng số 351 hợp đồng: Có 235 hợp đồng ký với các cơ sở sản xuất thủy điện (66,9%), 72 hợp đồng ký với các cơ sở sản xuất nước sạch (20,5%), 44 hợp đồng ký với các cơ sở kinh doanh du lịch (12,6%). Quỹ Trung ương ký 41 hợp đồng (11,7%). Các Quỹ tỉnh ký 310 hợp đồng (88,3%). Qua các số liệu trên có thể nhận thấy: Số lượng hợp đồng mà VNFF và các Quỹ tỉnh ký với các doanh nghiệp sản xuất thủy điện chiếm phần lớn trong tổng số hợp đồng và đã tạo ra nguồn thu chủ yếu để thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Tại Bắc Kạn 100% nguồn thu tạo ra quỹ chi trả DVMTR đều từ các nhà máy thủy điện, cụ thể là công ty thủy điện Tuyên Quang và nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Nguồn thu từ du lịch đối với tỉnh hiện nay còn hạn chế do chưa xác định được chính xác các sản phẩm/dịch vụ du lịch và các công ty du lịch nào hiện đang sử dụng DVMTR. Tỷ lệ giữa các hợp đồng như trên đã phản ánh đúng thực trạng về tiềm năng cung ứng dịch vụ môi trường của rừng và khả năng chi trả của các đối tượng sử dụng DVMTR. Theo quy định tại Nghị định 99 các doanh nghiệp nộp tiền chi trả DVMTR được hạch toán số tiền nộp vào giá thành sản phẩm. Như vậy, mọi người dân trong xã hội trả tiền theo hóa đơn của bên bán điện, bán nước sạch, bán sản phẩm du lịch có hạch toán tiền chi trả DVMTR mới thực sự là những người sử dụng DVMTR, còn các doanh nghiệp chỉ thay họ chi trả tiền ủy thác cho những người cung ứng DVMTR. Tuy nhiên, cho đến nay rất nhiều người vẫn cho rằng các doanh nghiệp thủy điện, nước sạch và du lịch là các đối tượng sử dụng DVMTR nên phải trả tiền DVMTR. Rất nhiều người dân bảo vệ rừng được nhận tiền DVMTR nhưng họ cũng không hiểu đó là tiền của những người dân sử dụng điện, nước sạch, sản phẩm du lịch đã ủy thác cho các doanh nghiệp trả cho họ. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật về chính sách chi trả DVMTR còn rất thiếu và yếu. Một trong những nguyên tắc chi trả DVMTR quy định tại Nghị định 99 (Khoản 1 Điều 5) là mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội được hưởng lợi từ DVMTR phải chi trả tiền DVMTR cho những người bảo vệ khu rừng để tạo ra dịch vụ đã cung ứng. Điều này cần được làm cho cả xã hội hiểu rõ và đúng để thấy nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Đặc biệt là các doanh nghiệp phải nộp tiền chi trả DVMTR hiểu rõ lý do và bổn phận mà họ phải nộp. 3.2.3.3. Cơ chế xác định các đối tượng được nhận tiền chi trả DVMTR Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tuân thủ đúng theo quy định tại Nghị định 99 Điều 8 Nghị định 99, các đối tượng được nhận tiền chi trả DVMTR bao gồm: - Các chủ rừng là tổ chức. - Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn,bản. - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với các chủ rừng là tổ chức nhà nước. Như vậy: Các đối tượng được nhận tiền chi trả DVMTR là những hộ dân làm việc trong vùng rừng có cung ứng các DVMTR, họ là những người trực tiếp bảo vệ rừng. Để được nhận tiền chi trả DVMTR, các đối tượng này phải có quyết định giao rừng (nếu là chủ rừng), hợp đồng khoán bảo vệ rừng với tổ chức chủ rừng nhà nước (nếu là hộ dân) phương án bảo vệ rừng (đối với UBND xã hay các tổ chức được giao quản lý rừng). 3.2.3.4. Hoạt động rà soát xác định ranh giới, diện tích lưu vực cung ứng DVMTR Công việc này được tỉnh Bắc Kạn thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 60/2012/TT BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ NN&PTNT “Quy định về nguyên tắc xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả DVMTR”. Tỉnh Bắc Kạn đã thuê đơn vị tư vấn là Công ty CP vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Kạn tiến hành công việc này bằng các kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám, GIS và các nguồn tài liệu hiện có ở địa phương; đơn vị tư vấn đã tiến hành xác định diện tích lưu vực cung ứng các DVMTR cho các nhà máy thủy điện làm cơ sở xác định diện tích rừng chi trả DVMTR, đồng thời thể hiện trách nhiệm giữa bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR. Các ranh giới lưu vực rừng chủ yếu là lưu vực của nhà máy thủy điện sẽ không sử dụng được các thông tin này cho xây dựng cơ chế khác như cơ chế chi trả cho dịch vụ lưu giữ các bon hay du lịch, với các cơ chế này cần phải có các hoạt động nghiên cứu khác. Các công ty thủy điện đều yêu cầu không được điều tiết số tiền chi trả DVMTR họ nộp để bảo vệ diện tích rừng phòng hộ cho lưu vực hồ chứa của họ sang bảo vệ rừng đầu nguồn của lưu vực khác. Hay nói cách khác, các nhà máy thủy điện chỉ muốn trả tiền cho các vùng rừng ngay quanh lòng hồ của họ. 3.2.3.5. Rà soát xác định ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng trong lưu vực Công việc này cũng được các tỉnh thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 60 của Bộ NN&PTNT. Theo số liệu tổng hợp tổng diện tích rừng chi trả DVMTR được xác định trong phạm vi các lưu vực cung ứng DVMTR là 80.075,69 ha, chiếm 23,97% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua tiến độ triển khai thực hiện chi trả DVMTR ở tỉnh còn chậm so với một số các tỉnh khác mà một trong những nguyên nhân là do công tác rà soát hiện trạng rừng gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu để thực hiện chi trả DVMTR là phải làm rõ vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng của từng đối tượng nhận tiền chi trả DVMTR (từng hộ dân, nhóm hộ dân) trong khi số liệu và bản đồ hiện trạng rừng đã có không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và khả năng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện là rất hạn hẹp. Việc rà soát hiện trạng rừng ở tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn do các trạng thái rừng trong các tài liệu và bản đồ hiện có so với các trạng thái rừng trên thực địa ở thời điểm hiện tại khác nhau rất lớn, muốn có số liệu và bản đồ chính xác hơn phải tốn nhiều thời gian và kinh phí. 3.2.3.6. Xác định tiền chi trả DVMTR bình quân cho một hecta rừng Mức tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay là 170.000đ /ha/3 năm (2013, 2014, 2015) tương đương với gần 57.000 đ/ha/năm đến năm 2017 mức chi trả tăng lên 70.000 đ/ha, không có sự chênh lệch mức tiền trong phạm vi một tỉnh, hiện nay Bắc Kạn có 2 đơn vị nộp tiền cho hoạt động chi trả DVMTR là Công ty thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Bảng 3.10 dưới đây sẽ trình bày số liệu về số tiền chi trả bình quân cho một hecta rừng của một số tỉnh đã thực hiện chi trả DVMTR. Bảng 3.10. Tiền chi trả DVMTR bình quân cho 1 ha rừng của một số tỉnh STT Tỉnh Diện tích rừng cung ứng DVMTR (ha) Số lượng NMTĐ nộp tiền DVMTR Mức chi trả cho 1 ha rừng/năm (đồng/ha/năm) Cao nhất Thấp nhất Bình quân 1 Lai Châu 434.404 5 382.630 302.837 342.734 2 Lâm Đồng 321.718 14 360.000 325.000 342.500 3 Gia Lai 493.579 33 265.000 200.000 232.500 4 Lào Cai 116.903 23 307.000 38.000 172.500 5 Quảng Nam 184.568 18 353.000 60.000 206.500 6 Nghệ An 61.683 8 345.000 236.000 290.500 7 Điện Biên 242.876 7 256.000 826 128.413 8 Cao Bằng 79.451 12 - - 38.000 9 Hà Tĩnh 25.624 3 463.000 17.000 240.000 10 Bắc Kạn 87.075 2 - - 57.000 (Nguồn: Phạm Thu Thủy, 2013 [55]) Số liệu của bảng 3.10 cho thấy: Có sự chênh lệch lớn giữa mức chi trả tiền DVMTR cao nhất và thấp nhất cho một hecta rừng giữa các lưu vực trong phạm vi một tỉnh. Có nơi sự chênh lệch không đáng kể như: tỉnh Lâm Đồng (360.000 đồng/325.000 đồng), tỉnh Lai Châu (382.620 đồng/302.837 đồng). Có nơi chênh lệch rất lớn: tới 310 lần như tỉnh Điện Biên (256.000 đồng/826 đồng). Mức độ chênh lệch lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số tiền thu được từ các công ty thủy điện trong lưu vực và số diện tích rừng cung ứng DVMTR trong lưu vực đó. Sự chênh lệch này không diễn ra ở Bắc Kạn do có cơ chế chi trả rõ ràng và chỉ có một loại hình là điều tiết nước bảo vệ lòng hồ được chi trả, các đơn vị chi trả còn ít, không có sự chồng chéo trong chi trả, vì vậy không có sự chênh lệch mức chi trả trong phạm vi tỉnh. Mức chi trả tiền DVMTR (đ/ha/năm) thấp nhất của tỉnh có nơi quá thấp, như 826 đồng (chưa đến 1.000 đồng) ở tỉnh Điện Biên, 38.000 đồng ở tỉnh Lào Cai, hay 60.000 đồng ở tỉnh Quảng Nam. Theo số liệu của Quỹ BVPTR tỉnh Bắc Kạn, diện tích rừng bình quân cao nhất khoán cho một hộ dân bảo vệ là 22,62 ha, thấp nhất là 0,33 ha. Trong trường hợp một hộ dân được khoán 22,62 ha rừng để bảo vệ với mức chi trả 170.000 đồng/ha/3 năm, thì hộ dân đó sẽ được nhận 3.845.400 đồng/3 năm, tính ra 106.817 đồng/tháng. Họ phải đi đến trụ sở của UBND xã hoặc ban quản lý rừng để nhận một số tiền rất ít, không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Trong các lần phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu, họ đều kiến nghị mức tiền ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_xay_dung_phuong_an_chi_tra.doc
Tài liệu liên quan