MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1: TỔNG QUAN . 3
1.1. Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính . 3
1.1.1. Nguyên nhân . 4
1.1.2. Triệu chứng . 4
1.1.3. Yếu tố nguy cơ . 7
1.1.4. Chẩn đoán bệnh TMCTCB mạn tính . 7
1.1.5. Biến chứng rối loạn nhịp thất trong bệnh lý TMCTCB mạn tính . 10
1.1.6. Điều trị và dự phòng biến chứng . 15
1.2. Điện thế muộn và phương pháp ghi điện tâm đồ trung bình tính hiệu . 16
1.2.1. Định nghĩa ĐTM . 16
1.2.2. Cơ chế phát sinh ĐTM . 17
1.2.3. Phương pháp ghi ĐTM . 18
1.2.4. Ứng dụng của ĐTM . 23
1.3. Tình hình nghiên cứu về ĐTM trên Thế giới và Việt Nam. . 31
1.3.1. Các nghiên cứu về ĐTM trên Thế giới . 31
1.3.2. Tại Việt Nam . 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 38
2.1.1. Nhóm bệnh . 38
2.1.2. Nhóm chứng . 38
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn . 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 39
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu . 39
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 39
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu . 39
2.2.5. Các biến số nghiên cứu . 40
2.2.6. Quy trình ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu. 43
2.2.7. Quy trình ghi Holter điện tim . 47
2.2.8. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu . 50
2.2.9. Phân tích và xử lý số liệu, phương pháp khống chế sai số . 54
2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu . 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 58
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 58
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới . 58
3.1.2. Đặc điểm chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể . 59
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ĐTM ở các đối tượng nghiên cứu . 60
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng . 60
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng . 63
3.2.3. Đặc điểm điện thế muộn. 67
3.3. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính . 73
3.3.1. Liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng . 73
3.3.2. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh
nhân TMCTCB mạn tính . 76
3.3.3. Mối liên quan giữa ĐTM và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân
TMCTCB mạn tính . 78
Chương 4: BÀN LUẬN . 86
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm . 86
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới . 86
4.1.2. Đặc điểm chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể . 88
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ĐTM ở các đối tượng nghiên cứu . 89
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng . 89
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng . 99
4.2.3. Đặc điểm ĐTM . 104
4.3. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính . 111
4.3.1. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố
nguy cơ . 111
4.3.2. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm cận lâm sàng ở
bệnh nhân TMCTCB mạn tính . 114
4.3.3. Mối liên quan giữa ĐTM với rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân
TMCTCB mạn tính . 116
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU . 121
KẾT LUẬN . 122
KIẾN NGHỊ . 124
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
165 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm điện thế muộn và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HA ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.20. Đặc điểm ĐTM liên quan đến tình trạng THA
Các thông số
Tăng huyết áp
(n = 141)
Không THA
(n = 21)
p
HFQRS (ms) 94,01 ± 20,31 90,52 ± 18,28 > 0,05
LAHF (ms) 33,78 ± 10,54 32,05 ± 8,59 > 0,05
RMS (µV) 24,65 ± 12,22 26,43 ± 11,33 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số ĐTM giữa 2 nhóm có THA và không THA không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p đều > 0,05.
70
Đặc điểm ĐTM liên quan đến ĐTĐ ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.21. Đặc điểm ĐTM ở nhóm ĐTĐ so với nhóm không ĐTĐ
Các thông số
Đái tháo đường
(n = 58)
Không bị ĐTĐ
(n = 104)
p
HFQRS (ms) 92,79 ± 20,30 93,98 ± 19,98 > 0,05
LAHF (ms) 32,38 ± 11,65 34,21 ± 9,46 > 0,05
RMS (µV) 24,40 ± 11,50 25,14 ± 12,45 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số ĐTM giữa 2 nhóm bị ĐTĐ và không ĐTĐ không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p đều > 0,05.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến hút thuốc lá ở bệnh nhân TMCTCB mạn
tính
Bảng 3.22. Đặc điểm ĐTM liên quan đến hút thuốc lá
Các thông số
Hút thuốc lá
(n=87)
Không hút thuốc
(n=75)
p
HFQRS (ms) 96,63 ± 20,97 89,99 ± 18,42 < 0,05
LAHF (ms) 35,62 ± 9,92 31,16 ± 10,27 < 0,05
RMS (µV) 23,36 ± 11,08 26,64 ± 11,02 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: ở nhóm BN TMCTCB mạn tính có hút thuốc lá: HFQRS và
LAHF lớn hơn so với nhóm không hút thuốc lá (với p < 0,05), còn RMS có xu
hướng nhỏ hơn so với ở nhóm không hút thuốc lá.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến lạm dụng rượu ở bệnh nhân TMCTCB
mạn tính
Bảng 3.23. Đặc điểm ĐTM liên quan đến lạm dụng rượu
Các thông số
Lạm dụng rượu
(n = 69)
Không uống rượu
(n = 93)
p
HFQRS (ms) 96,91 ± 21,27 91,06 ± 18,81 < 0,05
LAHF (ms) 35,28 ± 9,10 32,28 ± 10,98 > 0,05
RMS (µV) 23,28 ± 9,77 26,06 ± 13,48 > 0,05
(Kiểm định t – test)
71
Nhận xét: HFQRS ở nhóm lạm dụng rượu cao hơn ở nhóm không uống
rượu (p < 0,05), còn LAHF và RMS40 giữa 2 nhóm lạm dụng rượu và không
uống rượu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p đều > 0,05.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến RLLP máu ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.24. Đặc điểm ĐTM ở nhóm RLLP máu so với nhóm không RLLP
Các thông số
RLLP máu
(n=92)
Không RLLP
máu (n=70)
p
HFQRS (ms) 94,32 ± 19,72 92,56 ± 20,57 > 0,05
LAHF (ms) 34,09 ± 10,23 32,86 ± 10,42 > 0,05
RMS (µV) 24,80 ± 11,53 24,97 ± 12,87 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số ĐTM giữa 2 nhóm RLLP máu và không RLLP
máu ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p đều > 0,05.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến béo phì ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.25. Đặc điểm ĐTM ở nhóm béo phì so với nhóm béo phì
Các thông số
Béo phì
(n =6)
Không béo phì
(n = 156)
p
HFQRS (ms) 94,00 ± 25,16 93,54 ± 19,92 > 0,05
LAHF (ms) 34,33 ± 6,65 33,53 ± 10,43 > 0,05
RMS (µV) 20,83 ± 14,05 25,03 ± 12,03 < 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số HFQRS và LAHF giữa 2 nhóm béo phì và không
béo phì ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p đều > 0,05. Còn RMS40 ở nhóm béo phì thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm không béo phì (p < 0,05).
72
Đặc điểm ĐTM liên quan đến NMCT cũ ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.26. ĐTM ở nhóm có NMCT cũ so với nhóm không NMCT
Các thông số
Tiền sử NMCT
(n = 63)
Không bị NMCT
(n = 99)
p
HFQRS (ms) 94,76 ± 21,16 92,79 ± 19,37 > 0,05
LAHF (ms) 35,06 ± 9,88 32,60 ± 10,49 > 0,05
RMS (µV) 23,63 ± 11,28 25,67 ± 12,56 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số ĐTM giữa 2 nhóm NMCT cũ và không NMCT
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p đều > 0,05.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến đã can thiệp và hoặc phẫu thuật bắc
cầu ĐMV so với điều trị nội khoa
Bảng 3.27. Đặc điểm ĐTM ở bệnh nhân đã can thiệp ĐMV qua da và/hoặc
phẫu thuật bắc cầu trước đó so với nhóm chỉ điều trị nội khoa
Các thông số
Có can thiệp/PT
(n=75)
Điều trị nội khoa
(n =87)
p
HFQRS (ms) 94,33 ± 20,53 92,75 ± 19,61 > 0,05
LAHF (ms) 34,66 ± 10,54 32,39 ± 10,00 > 0,05
RMS40 (µV) 24,23 ± 11,97 25,56 ± 12,25 > 0,05
(Kiểm định t – test)
Nhận xét: các thông số ĐTM ở nhóm TMCTCB mạn tính đã can thiệp
ĐMV qua da hoặc PT bắc cầu, hoặc cả can thiệp và PT trước đó so với nhóm
điều trị nội khoa là tương đương nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p đều > 0,05.
Đặc điểm ĐTM liên quan đến phân suất tống máu giảm
Bảng 3.28. ĐTM ở nhóm có EF < 40% so với có EF ≥ 40%
Các thông số EF < 40%
(n=28)
EF ≥ 40%
(n=134)
p
HFQRS (ms) 104,71 ± 20,96 91,22 ± 19,12 0,001
LAHF (ms) 37,71 ± 9,38 32,69 ± 10,30 < 0,05
RMS40 (µV) 20,04 ± 6,49 25,89 ± 12,74 < 0,05
(Kiểm định t – test)
73
Nhận xét: các thông số ĐTM ở nhóm TMCTCB mạn tính có phân suất
tống máu giảm (< 40%) so với nhóm có EF ≥ 40% như sau: HFQRS và LAHF
lớn hơn (với p < 0,05); còn RMS40 nhỏ hơn (với p < 0,05).
3.3. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
3.3.1. Liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm lâm sàng
3.3.1.1. Tương quan giữa các thông số ĐTM ở bệnh nhân TMCTCB mạn
tính với tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI
Bảng 3.29. Phân tích tương quan giữa các thông số ĐTM với tuổi, chiều
cao, cân nặng và BMI
Chỉ số Thông số Hệ số tương quan r p
Tuổi
HFQRS -0,177 < 0,05
LAHF -0,063 > 0,05
RMS40 0,155 < 0,05
Chiều cao
HFQRS 0,206 < 0,05
LAHF 0,179 < 0,05
RMS40 -0,099 > 0,05
Cân nặng
HFQRS 0,121 > 0,05
LAHF 0,144 > 0,05
RMS40 -0,038 > 0,05
BMI
HFQRS 0,003 > 0,05
LAHF 0,056 > 0,05
RMS40 0,016 > 0,05
(Tương quan Pearson)
Nhận xét: kết quả bảng trên cho thấy tuổi có tương quan nghịch với
HFQRS và RMS40, còn chiều cao có tương quan thuận với HFQRS và
LAHF, tuy nhiên hệ số tương quan thấp. Còn lại cân nặng và BMI không
có tương quan với các thông số ĐTM (với p đều > 0,05).
74
3.3.1.2. Nguy cơ xuất hiện ĐTM bất thường liên quan với một số đặc điểm
lâm sàng và YTNC ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Nguy cơ ĐTM bất thường liên quan đến đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.30. Nguy cơ xuất hiện ĐTM bất thường liên quan với một số triệu
chứng lâm sàng
Các triệu chứng
ĐTM bình
thường
(n=100)
ĐTM bất
thường
(n=62)
OR 95%CI p
n % n %
Đau
ngực
Không 7 15,0 7 9,7
0,59 0,20-1,78 > 0,05
Có 93 85,0 55 90,3
Khó thở
Không 61 52,0 20 37,1
3,29 1,69-6,40 < 0,001
Có 39 48,0 42 62,9
Hồi hộp
Không 94 94,0 14 22,6
52,71 19,42-148,60 < 0,001
Có 6 6,0 48 77,4
Choáng
váng
Không 98 98,0 55 87,7
6,24 1,25-31,07 < 0,05
Có 2 2,0 7 11,3
Ngất
Không 99 99,0 59 95,2
5,03 0,51-49,51 > 0,05
Có 1 1,0 3 4,8
(p: Kiểm định χ2)
Nhận xét: ĐTM bất thường không làm tăng nguy cơ đau ngực và ngất (p
> 0,05). Nhưng ĐTM bất thường làm tăng nguy cơ xuất hiện những triệu chứng
khó thở, hồi hộp, choáng váng, lần lượt: làm tăng nguy cơ khó thở lên 3,29 lần
(OR = 3,29; 95%CI: 1,69-6,40; p < 0,001), làm tăng nguy cơ hồi hộp lên 52,71
lần (OR = 52,71; 95%CI: 19,42-148,60; p < 0,001) và làm tăng nguy cơ choáng
lên 6,24 lần (OR = 6,24; 95%CI: 1,25-31,07; p < 0,05).
75
Đặc điểm ĐTM bất thường liên quan đến yếu tố nguy cơ TMCTCB
mạn tính
Bảng 3.31. Đặc điểm ĐTM bất thường liên quan đến các YTNC
Các thông số
ĐTM bình
thường
(n=100)
ĐTM bất
thường
(n=62)
OR 95%CI p
n % n %
THA
Không 15 15,0 6 9,7
1,65 0,60-4,50 > 0,05
Có 85 85,0 56 90,3
Hút
thuốc lá
Không 52 52,0 23 37,1
1,84 0,96-3,51 > 0,05
Có 48 48,0 39 62,9
ĐTĐ
Không 66 66,0 38 61,3
1,23 0,64-2,37 > 0,05
Có 34 34,0 24 38,7
RLLP
Không 45 45,0 25 40,3
1,21 0,64-2,30 > 0,05
Có 55 55,0 37 59,7
Béo phì
Không 96 96,0 60 96,8
0,80 0,14-4,50 > 0,05
Có 4 4,0 2 3,2
Uống
rượu
Không 62 62,0 31 50,0
1,63 0,86-3,09 > 0,05
Có 38 38,0 31 50,0
Tiền sử
gia đình
Không 91 91,0 55 88,7
1,29 0,45-3,65 > 0,05
Có 9 9,0 7 11,3
NMCT
cũ
Không 64 64,0 35 56,5
1,37 0,72-2,62 > 0,05
Có 36 36,0 27 43,5
(p: Kiểm định χ2)
Nhận xét: kết quả bảng trên cho thấy nghiện thuốc lá, THA, uống rượu
có làm tăng nguy cơ ĐTM bất thường, tuy nhiên mức độ tin cậy > 0,05. Các
yếu tố nguy cơ khác không làm tăng nguy cơ ĐTM bất thường (p>0,05).
76
3.3.2. Mối liên quan giữa ĐTM với một số đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh
nhân TMCTCB mạn tính
3.3.2.1. Mối liên quan giữa ĐTM với đặc điểm điện tim
Bảng 3.32. Liên quan giữa vị trí thiếu máu trên ECG và ĐTM bất thường
Vị trí thiếu
máu
ĐTM
Không Thành
trước
Thành
sau dưới
Thành
bên
Nhiều
vùng
(rộng)
Bình thường
(n, %)
67
(72,8%)
7
(41,2%)
9
(56,3%)
6
(60%)
11
(40,7%)
Bất thường
(n, %)
25
(27,2%)
10
(58,8%)
7
(43,7%)
4
(40%)
16
(59,3%)
Tổng số 92 17 16 10 27
Nhận xét: thiếu máu cơ tim nhiều vùng (diện rộng) và thiếu máu cơ tim
thành trước trên ECG có tỷ lệ ĐTM bất thường (59,3% và 58,8%) cao hơn so
với những vị trí khác.
3.3.2.2. Tương quan giữa các thông số ĐTM với các chỉ số siêu âm tim ở
bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Bảng 3.33. Hệ số tương quan giữa các thông số ĐTM với các chỉ số siêu
âm tim chính
Các chỉ số
siêu âm tim
Các thông số
ĐTM
Hệ số tương quan r p
LA
HFQRS 0,102 > 0,05
LAHF 0,270 0,001
RMS40 -0,088 > 0,05
Dd
HFQRS 0,264 0,001
LAHF 0,293 0,001
RMS40 -0,150 > 0,05
Ds
HFQRS 0,316 < 0,001
LAHF 0,251 0,001
RMS40 -0,187 < 0,05
EF
HFQRS -0,322 < 0,001
LAHF -0,195 < 0,05
RMS40 0,161 < 0,05
(Tương quan Pearson)
77
Nhận xét: thông số HFQRS có tương quan thuận mức độ yếu với chỉ số
Dd, tương quan thuận mức độ trung bình với chỉ số Ds, tương quan nghịch mức
độ trung bình với phân suất tống máu EF. LAHF có tương quan thuận mức độ
yếu với các thông số LA, Dd, Ds và tương quan nghịch mức độ yếu với EF.
Còn RMS40 có tương quan nghịch mức độ yếu với Ds, tương quan thuận mức
độ yếu với EF.
3.3.2.3. Nguy cơ xuất hiện ĐTM bất thường liên quan với phân suất tống
máu giảm (EF < 40%)
Bảng 3.34. Đánh giá nguy cơ ĐTM bất thường ở bệnh nhân có phân suất
tống máu giảm (EF<40%)
Các thông số
ĐTM bình
thường
(n = 100)
ĐTM bất
thường
(n = 62)
OR 95%CI p
n % n %
Phân suất
tống máu
(EF%)
≥ 40% 93 93,0 41 66,1
6,80 2,68-17,26 < 0,001
< 40% 7 7,0 21 33,9
(p: Kiểm định χ2)
Nhận xét: phân suất tống máu giảm (EF < 40%) làm tăng nguy cơ xuất
hiện ĐTM bất thường 6,8 lần (OR=6,8; 95%CI: 2,68-17,26) (với p <0,001).
78
3.3.2.4. Nguy cơ xuất hiện ĐTM bất thường liên quan với rối loạn vận động vùng
Bảng 3.35. Đánh giá nguy cơ ĐTM bất thường ở bệnh nhân rối loạn vận
động vùng
Các thông số
ĐTM bình
thường
(n = 100)
ĐTM bất
thường
(n = 62)
OR 95%CI p
n % n %
Rối loạn
vận động
vùng
Không 73 73,0 26 41,9
3,74 1,92-7,32 < 0,001
Có 27 27,0 36 58,1
(p: Kiểm định χ2)
Nhận xét: rối loạn vận động vùng làm tăng nguy cơ xuất hiện ĐTM bất
thường lên 3,74 lần (OR = 3,74; 95%CI: 1,92-7,32) (với p <0,001).
3.3.3. Mối liên quan giữa ĐTM và rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân
TMCTCB mạn tính
3.3.3.1. Tương quan giữa các thông số ĐTM với số lượng NTTT ở bệnh nhân
TMCTCB mạn tính
Bảng 3.36. Tương quan giữa các thông số ĐTM với số lượng NTTT trên
Holter ECG 24 giờ
Các thông số HFQRS LAHF RMS40
Số lượng
NTTT
r 0,39 0,18 - 0,20
p < 0,001 < 0,05 < 0,05
(Tương quan Pearson)
Nhận xét: có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa HFQRS và số lượng
NTTT với r = 0,39; p < 0,001. Tương quan giữa LAHF với số lượng NTTT là
tương quan thuận mức độ yếu, giữa RMS40 với số lượng NTTT là tương quan
nghịch mức độ yếu.
79
3.3.3.2. Đánh giá nguy cơ RLNT ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính có ĐTM
bất thường
Nguy cơ xuất hiện NTTT chùm đôi
Bảng 3.37. Nguy cơ NTTT chùm đôi ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Các thông số
Không
NTTT
chùm đôi
(n = 108)
Có NTTT
chùm đôi
(n=54)
OR 95%CI p
n % n %
HFQRS
Bình
thường
97 89,8 26 48,1
9,50 4,18-21,58 < 0,001
Bất
thường
11 10,2 28 51,9
LAHF
Bình
thường
89 82,4 10 18,5
20,61 8,84-48,06 < 0,001
Bất
thường
19 17,6 44 81,5
RMS40
Bình
thường
73 67,6 5 30,4
20,44 7,49-55,81 < 0,001
Bất
thường
35 32,4 49 69,6
ĐTM
Bình
thường
95 88,0 5 9,3
71,62
24,14-
212,47
< 0,001
Bất
thường
13 12,0 49 90,7
(Kiểm định χ2)
Nhận xét: HFQRS bất thường, LAHF bất thường và RMS40 bất thường
đều làm tăng nguy cơ NTTT chùm đôi: HFQRS (OR = 9,50, p < 0,001), LAHF
(OR = 20,61, p < 0,001); RMS40 (OR = 20,44, p < 0,001).
ĐTM bất thường làm tăng nguy cơ xuất hiện NTTT chùm đôi 71,62 lần
so với ĐTM bình thường (OR = 71,62; 95%CI: 24,14-212,47 với p < 0,001).
80
Nguy cơ xuất hiện nhanh thất ngắn
Bảng 3.38. Nguy cơ nhanh thất ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Các thông số
Không
nhanh thất
(n = 127)
Nhanh thất
ngắn
(n=35)
OR 95%CI p
n % n %
HFQRS
Bình
thường
106 83,5 17 48,6
5,35
2,37-
12,03
< 0,001
Bất
thường
21 16,5 18 51,4
LAHF
Bình
thường
95 74,8 4 11,4
23,01
7,54-
70,21
< 0,001
Bất
thường
32 15,2 31 88,6
RMS40
Bình
thường
77 60,6 1 2,9
52,36
6,95-
394,78
< 0,001
Bất
thường
50 39,4 34 97,1
ĐTM
Bình
thường
100 78,7 0 0
2,30
1,73-
3,05
< 0,001
Bất
thường
27 21,3 35 100
(Kiểm định χ2)
Nhận xét: HFQRS, LAHF, RMS40 bất thường làm tăng nguy cơ xuất hiện
nhanh thất ngắn lần lượt là 5,35 lần, 23,01 lần và 52,36 lần (OR = 5,35; p <
0,001; OR = 23,01; p < 0,001 và OR = 52,36; p <0,001).
ĐTM bất thường làm tăng nguy cơ nhanh thất ngắn 2,3 lần so với ĐTM
bình thường (OR = 2,30; 95%CI: 1,73-3,05; p < 0,001).
81
Nguy cơ xuất hiện ngoại tâm thu thất dạng R trên T
Bảng 3.39. Nguy cơ xuất hiện ngoại tâm thu thất dạng R trên T ở bệnh
nhân TMCTCB mạn tính
Các thông số
Không
NTTT R/T
(n = 153)
Có
NTTT R/T
(n=9)
OR 95%CI p
n % n %
HFQRS
Bình
thường
119 77,8 4 44,4
4,38
1,11-
17,20
< 0,05
Bất
thường
34 22,2 5 55,6
LAHF
Bình
thường
99 64,7 0 0
- - -
Bất
thường
54 35,3 9 100
RMS40
Bình
thường
78 51,0 0 0
- - -
Bất
thường
75 49,0 9 100
ĐTM
Bình
thường
100 65,4 0 0
- - -
Bất
thường
53 34,6 9 100
(Kiểm định χ2)
Nhận xét: HFQRS bất thường làm tăng nguy cơ nguy cơ xuất hiện NTTT
dạng R trên T lên 4,38 lần với p < 0,05.
82
Đánh giá tổng hợp nguy cơ xuất hiện RLNT phức tạp ở bệnh nhân
TMCTCB mạn tính
Bảng 3.40. Nguy cơ RLNT phức tạp ở bệnh nhân TMCTCB mạn tính
Các thông số
Không RL
NT phức tạp
(n = 107)
Có RLNT
phức tạp
(n=55)
OR 95%CI p
n % n %
HFQRS
Bình
thường
97 90,7 26 47,3
10,82
4,68-
25,04
< 0,001
Bất
thường
10 9,3 29 52,7
LAHF
Bình
thường
89 83,2 10 18,2
22,25
9,49-
52,18
< 0,001
Bất
thường
18 16,8 45 81,8
RMS40
Bình
thường
73 68,2 5 9,1
21,47
7,86-
58,68
< 0,001
Bất
thường
34 31,8 50 90,9
ĐTM
Bình
thường
95 88,8 5 9,1
79,17
26,4-
237,36
< 0,001
Bất
thường
12 11,2 50 90,9
(Kiểm định χ2)
Nhận xét: HFQRS, LAHF, RMS40 bất thường làm tăng nguy cơ RLNT
phức tạp lần lượt là 10,82 lần, 22,25 lần, 21,47 lần (p < 0,001) và đặc biệt với
ĐTM bất thường làm tăng nguy cơ RLNT phức tạp lên 79,17 lần (p < 0,001).
83
3.3.3.3. Độ nhạy và độ đặc hiệu của ĐTM trong dự báo rối loạn nhịp thất
phức tạp
Bảng 3.41. Độ nhạy và độ đặc hiệu của ĐTM trong dự báo RLNT phức tạp
Các thông số
RLNT phức
tạp
Không RLNT
phức tạp
Tổng
ĐTM bất thường (n, %) 50 (80,6%) 12 (19,4%) 62 (100%)
ĐTM bình thường (n, %) 5 (5%) 95 (95%) 100 (100%)
Độ nhạy (Se) 90,9%
Độ đặc hiệu (Sp) 88,8%
Giá trị tiên đoán dương 80,6%
Giá trị tiên đoán âm 95%
Nhận xét: độ nhạy của phương pháp ghi ĐTM trong dự báo các rối loạn
nhịp thất phức tạp là 90,9% độ đặc hiệu là 88,8%. Giá trị tiên đoán dương
80,6% còn giá trị tiên đoán âm là 95%.
84
MINH HỌA LÂM SÀNG:
1. ĐTM bình thường và kết quả Holter ECG tương ứng
BN Phạm Văn H. 67 tuổi. Số HS: 16712799
Chẩn đoán: Tăng huyết áp giai đoạn III, đái tháo đường type 2, stent
động mạch vành năm thứ 2.
HFQRS: 83 ms
LAHF: 23 ms
RMS40: 27 µV
85
2. ĐTM bất thường và kết quả Holter ECG tương ứng
BN Phạm Phú H. 62 tuổi. Số HS: 18768888
Chẩn đoán: Tăng huyết áp giai đoạn III, hẹp đa thân động mạch vành
HFQRS: 192 ms
LAHF: 40 ms
RMS40: 19 µV
86
Chương 4
BÀN LUẬN
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành trên 249 đối tượng gồm 162
bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ (TMCTCB) mạn tính và 87
người không có bệnh lý tim mạch.
4.1. Đặc điểm chung của hai nhóm
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm
có độ tuổi trung bình trên 60 tuổi. Nhóm bệnh nhân TMCTCB mạn tính có độ
tuổi trung bình 66,91 ± 8,92 tuổi (bảng 3.1), đây là lứa tuổi có nguy cơ cao mắc
bệnh ĐMV mạn (hay TMCTCB mạn tính). Độ tuổi của bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Hà về rối loạn nhịp
tim trên đối tượng bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim là 66,4 tuổi [104].
Trong số 162 bệnh nhân TMCTCB mạn tính, bệnh nhân lớn tuổi nhất 88 tuổi,
nhỏ tuổi nhất 28 tuổi. Trường hợp bệnh nhân 28 tuổi là trường hợp tuổi rất trẻ bị
NMCT, điều này cho thấy xu hướng xuất hiện TMCTCB mạn tính ngày càng tăng
ở người trẻ, mà nguyên nhân chủ yếu là lối sống không khoa học, lười vận động
dẫn đến thừa cân, béo phì.
Theo tác giả Rodgers và cộng sự (2019) trong nghiên cứu “Các yếu tố
nguy cơ tim mạch liên quan đến tuổi và giới” thì tuổi tác là một yếu tố nguy
cơ độc lập đối với bệnh tim mạch ở người lớn, vì nó có liên quan đến việc
tăng khả năng phát triển của các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, bao gồm béo
phì và ĐTĐ [105].
Qua số liệu của Hội Tim mạch Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2019 của
Benjamin và cộng sự thì tỷ lệ mắc hầu hết các loại bệnh tim mạch cao hơn đáng
kể ở người lớn tuổi so với dân số nói chung [106]. Tuổi càng cao, nguy cơ
TMCTCB mạn tính gây tử vong càng tăng, cụ thể là nguy cơ tử vong do bệnh
87
ĐMV cao hơn khoảng 16 lần đối với những người từ 80 đến 89 tuổi so với
những người từ 40 đến 49 tuổi [107].
Giới tính là một yếu tố rủi ro bệnh lý tim mạch tiềm ẩn khác ở người lớn
tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam/nữ trong nhóm TMCTCB mạn
tính là 3,8/1 (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các
nghiên cứu khác trên Thế giới, theo đó nam giới có nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch, mạch vành và đột quỵ cao hơn nữ giới. Cũng theo tác giả Benjamin, bệnh
lý TMCTCB mạn tính phổ biến ở đàn ông lớn tuổi hơn phụ nữ lớn tuổi. Cụ thể
khi nghiên cứu về tình trạng NMCT ở lứa tuổi 60-79, là lứa tuổi tương đương
trong nghiên cứu của chúng tôi, thì có đến 11,5% nam giới bị NMCT, trong khi
đó ở nữ giới thì tỷ lệ đó là 4,2% [106].
Theo tác giả Mikkola trong nghiên cứu “Sự khác biệt giới tính trong tỷ lệ
tử vong tim mạch liên quan đến tuổi” (năm 2013) thì nguy cơ tử vong chuẩn
hóa theo tuổi do bệnh TMCTCB mạn tính ở nam giới cao hơn 80% so với nữ
giới. Sau lứa tuổi 45-54 tuổi, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch của nam giới tăng
song song với tỷ lệ tử vong không do bệnh mạch máu, trong khi ở phụ nữ, tỷ lệ
tử vong do bệnh tim mạch tăng nhanh hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong không
do bệnh lý mạch máu từ 60 tuổi trở đi. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim ở nam giới
tăng nhanh ở độ tuổi tương đối trẻ, còn ở phụ nữ, nguy cơ cho thấy sự gia tăng
mạnh ở độ tuổi xấp xỉ 60. Những dữ liệu này nhấn mạnh sự cần thiết phải xác
định và ngăn ngừa các yếu tố rủi ro đối với bệnh lý TMCTCB mạn tính, đặc
biệt là ở phụ nữ trong những năm giữa đời [108].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Xiang và cộng sự (năm 2021): Tiền
mãn kinh là giai đoạn quan trọng trong quá trình lão hóa của phụ nữ. Điều tra
dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ tiền mãn kinh thấp hơn
nam giới và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh cao hơn đáng kể
so với nam giới. Hiện tượng này chứng tỏ rằng estrogen có tác dụng bảo vệ
nhất định đối với hệ thống tim mạch [109]. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ
88
mãn kinh, nguy cơ nữ giới mắc bệnh tim mạch không khác gì nam giới; và sau
tuổi 65, nguy cơ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.
Theo tác giả Iorga và cộng sự (năm 2017) trong nghiên cứu về vai trò của
estrogen và thụ thể estrogen trong bệnh lý tim mạch thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
thấp hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản một phần là do estrogen. Estrogen liên
kết với các thụ thể estrogen truyền thống (ER), thụ thể estrogen alpha (ERα) và
thụ thể estrogen beta (ERβ), cũng như ER kết hợp G-protein được xác định gần
đây (GPR30). Tác giả đã cho thấy vai trò bảo vệ tim mạch và các cơ chế cơ bản
của nó, nhấn mạnh vào stress oxy hóa, xơ hóa, hình thành mạch và chức năng
mạch máu[110].
Như vậy, tuổi và giới có vai trò quan trọng trong việc phân tầng nguy cơ
mắc bệnh lý TMCTCB mạn tính. Theo kết quả nghiên cứu Framingham Heart
do Franklin công bố thì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở nam giới trong độ tuổi
65–74 tăng 24%, tỷ lệ này ở phụ nữ cao tuổi tăng lên tới 28% [111].
4.1.2. Đặc điểm chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể
Theo nghiên cứu năm 2012 ở đại học Copenhagen Thụy Điển trên quần thể
75.627 đối tượng, nhằm đánh giá ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể tăng cao đối
với nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, tác giả Nordestgaard và cộng sự nhận
thấy: đối với mỗi 4 kg/m2 chỉ số BMI tăng lên, các ước tính quan sát cho thấy tỷ
lệ mắc bệnh TMCTCB mạn tính tăng 26% [112]. Như vậy BMI tăng cao liên
quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch, mặc dù cơ chế cuối
cùng có thể thông qua các yếu tố trung gian như THA, rối loạn lipid máu và
tiểu đường.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả trong bảng 3.2 thể hiện các chỉ
số chiều cao, cân nặng và BMI giữa 2 nhóm TMCTCB mạn tính và nhóm chứng
khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nhóm TMCTCB mạn tính
BMI trung bình là 21,78 2,07 kg/m2 da, chỉ số này tương tự nghiên cứu của
89
Nguyễn Hồng Huệ về dự báo yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành với BMI
trung bình 21,47 3,09 kg/m2 da [113].
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ĐTM ở các đối tượng nghiên cứu
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1.1. Đặc điểm nhịp tim, huyết áp của các đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh nhân TMCTCB mạn tính nhịp tim trung bình 78,25 ± 8,66
lần/phút, tương đương với nhịp tim trung bình của nhóm chứng (76,47±7,14
lần/phút). Nhưng huyết áp của nhóm TMCTCB mạn tính cao hơn so với nhóm
chứng trên cả 2 chỉ số HATT (125,74 ± 10,91 mmHg so với 119,60 ± 6,30
mmHg) và HATTr (75,05 ± 8,66 mmHg so với 72,66 ± 6,12 mmHg), khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.3).
4.2.1.2. Đau thắt ngực
Đau ngực và khó thở là những triệu chứng thường gặp trong bệnh lý tim
mạch [114]. Đau thắt ngực là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý TMCTCB
mạn tính, cơn đau thắt ngực thường biểu hiện là cảm giác chèn ép, đau đớn như
bị bóp nghẹt trái tim. Bệnh nhân có thể biểu hiện ở 2 thể bệnh đau thắt ngực ổn
định và không ổn định, mức độ đau và tần suất là khác nhau. Rối loạn nhịp tim
gây các triệu chứng như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực
hoặc không thấy có triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim
có thể gây khó chịu, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên các đối tượng TMCTCB mạn tính thì
phần lớn bệnh nhân vào viện với lý do cơn đau ngực, chiếm 90,7%. Chỉ có
9,3% số trường hợp không có biểu hiện cơn đau thắt ngực. Tỷ lệ % số bệnh
nhân biểu hiện đau thắt ngực ở các mức độ theo phân độ CCS lần lượt là: CCS-
2: 80,2%, CCS-3: 9,3%, CCS -1: 1,2%. Như vậy, mức độ đau ngực chủ yếu là
CCS 2 -3, chiếm 89,5% (biểu đồ 3.2).
4.2.1.3. Khó thở
Trong số bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu, bao gồm những
90
trường hợp đã bị suy tim trên nền bệnh TMCTCB mạn tính, vì vậy sẽ có biểu
hiện khó thở ở các mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
gặp suy tim có khó thở chiếm 50% số bệnh nhân nhóm nghiên cứu, trong đó
mức độ khó thở chủ yếu là NYHA II-III (bảng 3.4).
Những bệnh nhân TMCTCB mạn tính có nguy cơ cao sẽ tiến triển thành
suy tim. Đây là tình trạng bệnh lý trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu
để đáp ứng nhu cầu cung cấp máu và oxy của cơ thể. Về cơ bản, suy tim làm
cho hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn hơn khiến người bệnh thường
cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Theo diễn biến của bệnh, càng về sau càng tiến
triển thành suy tim nhiều hơn, và có liên quan đến rối loạn nhịp thất. Việc giảm
hiệu suất bơ