LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ . viii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 4
1.1. Tổng quan về cỏ biển và một số khái niệm . 4
1.1.1. Tổng quan về cỏ biển . 4
1.1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và môi trường sống. 6
1.1.3. Giá trị và vai trò của cỏ biển. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 9
1.2.1. Nghiên cứu về hệ sinh thái cỏ biển . 9
1.2.2. Nghiên cứu về khả năng hấp thụ và lưu trữ cacbon của cỏ biển . 16
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 20
1.3.1. Nghiên cứu về đa dạng loài và nguồn lợi trong các thảm cỏ biển . 20
1.3.2. Nghiên cứu về cacbon trong thực vật nói chung và cỏ biển nói riêng . 26
1.4. Một số khái niệm về đầm phá . 28
1.4.1. Đầm phá. 28
1.4.2. Đầm phá ven biển . 29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 32
140 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng tại một số đầm phá tiêu biểu khu vực miền trung Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng để phân tích định lượng sau khi rửa sạch và tách riêng từng loài,
tiến hành đo kích thước chồi lá, đếm mật độ chồi, chiều dài lá... Sau đó, mẫu được
tách riêng thành 2 phần: Phần trên nền đáy (chồi lá và chồi hoa), phần dưới nền đáy
(thân, rễ) và được sấy khô ở 640C đến khối lượng không đổi. Xác định khối lượng
bằng cân điện tử sai số 0,1 g. Tính hệ số giữa sinh khối khô (p (g)) với sinh khối
tươi (P (g)) theo công thức k = p/P [35].
Từ sinh khối khô của từng bộ phận, có thể tính được tổng sinh khối khô cho
từng ô mẫu và toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu.
Tính trữ lượng cỏ biển ở vùng nghiên cứu theo công thức:
W= b x S
trong đó:
b là sinh lượng trung bình với b = (b1 + b2 + b3 +...+ bn)/n (gram hoặc kg/ m2)
b1 là sinh lượng tại điểm ngẫu nhiên thứ nhất
b2 là sinh lượng tại điểm ngẫu nhiên thứ hai
b3 là sinh lượng tại điểm ngẫu nhiên thứ ba
bn là sinh lượng tại điểm ngẫu nhiên thứ n
S: diện tích có cỏ biển (m2 hoặc ha)
W: trữ lượng cỏ biển (kg hoặc tấn tươi hoặc khô)
2.3.4. Xác định hàm lượng cacbon hữu cơ và lượng giá trữ lượng cacbon
+ Phân tích hàm lượng cacbon hữu cơ trong cỏ biển đồng thời theo 2 phương
pháp:
- Phân tích lượng cacbon hữu cơ theo Walkley - Black trong TCVN
8726:2012 [115]. Nguyên tắc là oxy hóa cacbon hữu cơ trong mẫu thử bằng dung
dịch Kali dicromat (K2Cr2O7 1N) dư đã biết trước nồng độ trong môi trường axit
sunfuric (H2SO4). Cacbon hữu cơ bị ôxy hóa hết bởi K2Cr2O7, phần K2Cr2O7 dư
44
được chuẩn độ ngược bằng muối Mohr để biết được lượng K2Cr2O7 đã tiêu thụ để
ôxy hóa cacbon hữu cơ có trong mẫu. Từ các số liệu của phép thử này, tính toán xác
định được hàm lượng cacbon hữu cơ (%OC) có trong mẫu. Phân tích được thực
hiện tại Phòng Sinh thái và Tài nguyên Thực vật biển (Viện Tài nguyên và Môi
trường biển).
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp.
Nhược điểm là khả năng oxy hóa cacbon hữu cơ tối đa chỉ đạt 75%, thời gian phân
tích kéo dài.
- Phân tích hàm lượng cacbon hữu cơ theo phương pháp của Micheal
Ensminger (2011) [116] và Brian A. Schumacher (2002) [117]. Nguyên tắc của
phương pháp là dùng modul máy phân tích tự động TOC-VCSN do SHIMADZU sản
xuất, oxy hóa cacbon hữu cơ thành CO2 ở nhiệt độ 6800C, lượng khí CO2 sinh ra
sau khi oxy hóa đi vào đầu đọc được nén lại và định lượng bằng một phép đo duy
nhất. Đề tài đã phối hợp thực hiện phương pháp này phòng thí nghiệm thuộc Viện
nghiên cứu Nghề cá và Môi trường biển Nội địa - FEIS (Cơ quan nghiên cứu Nghề
cá Nhật Bản - FRA).
Ưu điểm là nhanh chóng và chính xác. Nhược điểm là chi phí tốn kém.
+ Tính trữ lượng cacbon hữu cơ tính theo công thức:
Corg = m x %OC x S
trong đó : Corg là trữ lượng cacbon hữu cơ
m là sinh khối (g.khô/m2)
%OC là hàm lượng cacbon hữu cơ
S là diện tích phân bố (ha, 1 ha = 10.000 m2)
và công thức tính trữ lượng cacbon dioxit: M CO2 = Corg x 3,67 (tấn CO2 /ha)
trong đó: M CO2 là trữ lượng cacbon dioxit
Corg là trữ lượng cacbon hữu cơ
3,67 là hệ số chuyển đổi từ cacbon nguyên tử (C = 12 g/mol)
sang cacbon dioxinde (CO2 = 44 g/mol).
45
+ Để xác định giá trị của trữ lượng cacbon (lượng giá khả năng hấp thụ CO2),
đề tài dựa vào tài liệu của IPCC (2006) [118], có thể diễn giải như sau:
• C + O2 →CO2 [12 + 32 = 44]
• CO2/C = 44/12 = 3,67
• giả sử, 1 tấn than để phát điện có giá 110 USD
• 1 tấn than = 0,75 tấn C
• 0,75 tấn C = 2,75 tấn CO2
• 2,75 tấn CO2 = 2,75 Chứng chỉ phát thải
• 2,75 Chứng chỉ x 33 USD/Chứng chỉ = 90,75 USD
Từ đó, xác định giá trị trữ lượng cacbon theo công thức:
T(USD) = M CO2 (tấn/ha) x giá (USD/tấn theo giá thị trường).
2.3.5. Thành lập sơ đồ phân bố cỏ biển
Trong môi trường GIS, các bản đồ được xây dựng ở dạng số trên cơ sở thông
tin chiết tách từ dữ liệu viễn thám và khảo sát thực tế. Kết quả tổng hợp các thông
tin được thể hiện trên bản đồ nền để tạo ra bản đồ chuyên đề phân bố các HST và
biến động các HST được thành lập theo các qui định trong Quyết định số
22/2007/QĐ-BTNMT [119].
Trong luận án, tác giả kế thừa một số dữ liệu GIS để biên tập thành sơ đồ
phân bố cỏ biển.
2.3.6. Phân tích số liệu
Sử dụng các phầm mềm chuyên dụng để xử lý số liệu như phần mềm
Microsoft Excel với công cụ phân tích thống kê ANOVA và phần mềm thống kê
SPSS 20., với sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi giá trị P ≤ 0,05 và sai khác không
có ý nghĩa thống kê khi P ≥ 0,05.
Phân tích hồi quy tuyến tính, phương trình được chọn là y = a.x + b có hệ số
xác định (R2) với độ tin cậy 95%.
46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài cỏ biển và một số đặc điểm hình thái
3.1.1. Thành phần loài
Qua kết quả khảo sát và phân tích mẫu, chúng tôi xác định được tại 3 khu vực
nghiên cứu có tổng cộng 09 loài thuộc 6 chi, 4 họ trong tổng số 15 loài cỏ biển đã biết
của Việt Nam (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Hiện trạng thành phần loài tại 3 vùng nghiên cứu
STT Tên taxon
Tên Việt
Nam
Phân bố thành phần loài
TG-CH Thị Nại Nại
TN ĐB TN ĐB TN ĐB
Họ Hydrocharitaceae Juss.
Họ Thủy
thảo
Chi Enhalus L.C. Rich.
1 Enhalus acoroides (L.f) Royle cỏ Lá dừa +++ +++
Chi Thalassia Banks ex Koenig
2
Thalassia hemprichii (Ehrenb.
ex Solms) Asch.
cỏ Vích + + + +
Chi Halophila Du petit Thouars
3 Halophila beccarii Ascherson cỏ Nàn ++ ++ + +
4
Halophila ovalis (R. Br.)
Hooker f.
cỏ Xoan + ++ + + ++ ++
5
Halophila major (Zoll.)
Miquel
cỏ Xoan
lớn
+
Họ Ruppiaceae Horaninov
Họ cỏ
Kim
47
Chi Ruppia Linnaeus
6 Ruppia maritima Linnaeus
cỏ Kim
biển
++ ++ ++ ++ + +
Họ Zosteraceae Domortier
Họ cỏ
Lươn
Chi Zostera Linnaeus
7
Zostera japonica Ascherson &
Graebner
cỏ Lươn
nhật
+++ +++ ++ ++
Họ Cymodoceaceae N. Taylor
Họ cỏ
Kiệu
Chi Halodule Endlicher
8
Halodule pinifolia (Miki) den
Hartog
cỏ Hẹ
tròn
+ + ++ ++ + +
9
Halodule uninervis (Forssk.)
Ascherson
cỏ Hẹ ba
răng
+ + +
Tổng số loài theo mùa 6 5 7 7 6 6
Tổng số loài 6 7 6
Ghi chú: (+): Ít; (++): Nhiều; (+++): Rất nhiều; TG-CH: Tam Giang-Cầu Hai; TN:
mùa gió tây nam, ĐB: mùa gió đông bắc
Thông qua bảng 3.1, tiến hành so sánh thành phần các loài cỏ biển ở các đầm
phá, cho thấy tại đầm Thị Nại có số loài nhiều nhất (7 loài), đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai và đầm Nại cùng có là 6 loài, tuy nhiên thành phần loài khác nhau ở các đầm phá
khác nhau. Các loài cỏ Hẹ tròn Halodule pinifolia, cỏ Xoan Halophila ovalis và cỏ
Kim biển Ruppia maritima là những loài có phân bố rộng, xuất hiện ở cả 3 đầm phá.
Qua đây, luận án bổ sung 02 (hai) loài cỏ biển cho khu vực so với các nghiên
cứu trước đây, loài cỏ Hẹ ba răng (Halodule uninervis) tại đầm Cầu Hai (đầm phá Tam
48
Giang – Cầu Hai), loài cỏ Xoan lớn (Halophila major) tại đầm Nại. Nâng tổng số loài
cỏ biển đã biết tại ba đầm từ 08 loài lên 09 loài.
Về mức độ tương đồng giữa các quần xã, kết quả tính toán giá trị chỉ số
Sorresson (S) thành phần các loài cỏ biển ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và 02 đầm
còn lại được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ma trận chỉ số tương đồng Sorresson về thành phần loài
Khu vực nghiên cứu TG-CH TNAI NAI
TG-CH 1,00 0,92 0,46
TNAI 1,00 0,61
NAI 1,00
Ghi chú: TG-CH: đầm phá Tam Giang – Cầu Hai; TNAI: đầm Thị Nại; NAI: đầm Nại
Từ bảng 3.2, có thể thấy giá trị chỉ số tương đồng Sorresson khác nhau giữa các
đầm phá khác nhau, thấp nhất giữa đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đầm Nại đạt
0,46, đầm Thị Nại và đầm Nại đạt 0,61, cao nhất đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và
đầm Thị Nại đạt 0,92. Có nghĩa không có nhiều khác biệt về thành phần loài giữa đầm
phá Tam Giang – Cầu Hai và đầm Thị Nại, còn có sự khác biệt tương đối lớn giữa các
đầm còn lại với nhau.
Kết quả này cũng một phần củng cố với những phân tích của Nguyễn Văn Tiến
(2013) [120] về việc Thị Nại là nơi cuối cùng có loài cỏ Lươn nhật Zostera japonica
phân bố, tính từ phía Bắc xuống phía Nam. Điều đáng chú ý, cỏ Lươn nhật vốn là loài
cỏ ôn đới phân bố từ miền Viên Đông, Liên Bang Nga, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu (
Nhật Bản, Triều Tiên, Hồng Kông cho đến các tỉnh miền Bắc và Bắc Miền Trung của
Việt Nam. Ngoại trừ ở Việt Nam, cỏ Lươn nhật không tìm thấy ở các quốc gia vùng
Đông Nam Á. Giả thiết được đưa ra cho sự xuất hiện loài cỏ Lươn nhật ở đầm Thị Nại
là do dòng chảy ngầm ở lớp nước vùng biển Bình Định chịu ảnh hưởng và có mối quan
49
hệ với dòng chảy ở vùng biển miền Bắc nước ta, điều này cần được chứng minh trong
các nghiên cứu cụ thể.
Về loài ưu thế, với bất kỳ một quần xã nào cũng có một hay nhiều loài ưu thế
(dominants), tức là có số lượng và tần số xuất hiện lớn hơn so với các loài khác. Những
loài còn lại là những loài thứ yếu (subdominants) và loài ngẫu nhiên (unexpected).
Việc xác định loài ưu thế chính là tìm hiểu cấu trúc và sự phát triển của quần xã. Căn
cứ vào số lượng loài và tần số xuất hiện của từng loài ở các trạm thu mẫu để xác định
loài ưu thế cho vùng nghiên cứu. Qua đó đề tài xác định được tại mỗi một vùng nghiên
cứu có 01 loài ưu thế, ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là loài cỏ Lươn nhật Zostera
japonica, ở đầm Thị Nại là loài cỏ Hẹ tròn Halodule pinifilia, ở đầm Nại là loài cỏ Lá
dừa Enhalus acoroides.
3.1.2. Khóa định loại cho các taxon
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thành phần loài, chúng tôi đã xây dựng được
khóa định loại cho 4 họ, 6 chi và 9 loài cỏ biển tại khu vực nghiên cứu như sau:
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC HỌ THUỘC BỘ HYDROCHARITALES
1a. Lá được phân biệt thành bẹ lá và phiến lá, không có lưỡi bẹ.....................................2
1b. Lá được phân biệt thành bẹ lá và phiến lá, có lưỡi bẹ................................................3
2a. Hoa đơn tính khác hoặc cùng gốc, nằm trong một bao hoa.......Hydrocharitaceae
2b. Hoa đơn tính cùng gốc, không nằm trong một bao hoa.......................Ruppiaceae
3a. Phiến lá có một gân ở giữa, không có tế bào tanin.........................Zosteraceae
3B. Phiến lá có ba gân dọc rõ ràng, nhiều tế bào tanin..................Cymodoceaceae
HỌ HYDROCHARITACEAE Juss. 1789, Gen. Pl. 67; nom. cons.
Typus: Hydrocharis L.
Họ này bao gồm các loài sống trong môi trường nước ngọt lẫn nước mặn.
Chúng được tìm thấy rộng khắp trên thế giới, nhưng chủ yếu tại khu vực nhiệt đới.
Sống một năm hay lâu năm, với thân rễ đơn trục bò lan, với các lá sắp xếp thành hai
50
hàng theo chiều thẳng đứng, hoặc một thân chính mọc thẳng với các sợi rễ tại gốc và
các lá sắp xếp thành vòng hay vòng xoắn. Lá đơn và thường mọc ngầm trong nước,
mặc dù chúng có thể nổi trên mặt nước hay một phần nhất định nhô lên khỏi mặt nước.
Đa dạng về hình dáng - từ dạng thẳng tới hình cầu, có hay không có cuống lá, và có
hay không có lớp vỏ bọc ngoài tại gốc.
Họ này có 17 chi, trong đó có 3 chi Enhalus, Thalassia, Halophila sống hoàn
toàn ở nước mặn.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC CHI THUỘC HỌ HYDROCHARITACEAE
1a. Cây rất thô ráp với một thân bò ngầm to dày. Bẹ lá dai, với nhiều sợi dai tối màu
trên bẹ lá rất dai. Hoa có 3 cánh và 3 đài hoa. Hoa trôi nổi trên mặt nước với một cuống
hoa dài và đôi khi xoắn........................................................................................Enhalus
1b. Cây thô ráp vừa phải với thân bò ngầm mảnh mai. Bẹ lá không dai, với nhiều sợi
lông mềm mịn. Bẹ hoa chỉ chứa 1 hoa duy nhất..............................................................2
2a. Chồi lá phát sinh từ các đốt thành các thân đứng trên thân bò ngầm với khoảng
cách vài lóng đứng, trên thân đứng là sẹo lá trên mỗi đốt. Lá chét, dài, có các gân
chạy song song. Trên phiến lá có tế bào tanin...............................................Thalassia
2b. Chồi lá phát sinh ở mỗi đốt trên thân bò ngầm mảnh nhỏ, không có sẹo lá.
Cuống lá mọc theo cặp trong vảy lá có màu hoặc không màu, gân ngang hoặc ít
song song. Phiến lá trơn mềm, không có tế bào tanin...................................Halophila
CHI ENHALUS L. C. Richard. 1812. Mem. Inst. Paris 12(2): 64, 71, 74.
Type species: Enhalus koenigi Rich. (=E. acoroides (L. f.) Royle).
Cây lâu lăm. Thân rễ leo, thô, không phân nhánh hoặc phân nhánh thưa thớt.
Lóng rất ngắn. Rễ thô, không phân nhánh. Lá xếp cách xa nhau, vỏ bọc ở gốc. Là một
chi đơn loài, phân bố rộng rãi dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương và phần nhiệt đới ở phía
Tây Thái Bình Dương.
51
Loài Enhalus acoroides (L.f.) Royle
(L.f.) Royle, 1839. Illustr. Bot. Himal. Mts. 1:377; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn.
3(2): 396 “(L. f.) Rich. ex Chatin. 1840”; N.V.Tien, 2002. Cỏ biển Việt Nam. 164,
f.1.8; N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 425; Wang, Q. et al.2010. Fl. China,
23: 97.
- Stratoides acoroides L.f. 1781. Suppl. 268;
- Enhalus koenigi Rich. Mem. 1812. Inst. Paris 12, 2(64):78;
- Valisneria sphaerocarpa Blanco. 1937. Fl. Filip. ed. 1:780;
- Enhalus marinus Griff. 1951. Not. Pl. Asiat. 3:175.
Tên Việt Nam: cỏ lá Dừa, Cọ biển, cỏ Dừa biển, Chân diêm (hình 3.1)
Mô tả: Dạng cây lâu năm. Thân bò (thân rễ) hình trụ, màu nâu đen, đường kính
thân từ 1,5 - 1,8 cm bao bởi rất nhiều lông đen, cứng. Rễ không phân nhánh, màu
trắng, đường kính 1,5 – 5 mm, dài từ 8 - 20 cm. Lá dài từ 30 - 150 cm, chiều rộng lá cỏ
1,2 – 1,8 cm, đỉnh lá thon và tròn có các gân song song, hai bên viền lá có 2 sợi gân
dài. Hoa đực có cuống ngắn; đài thuôn, trắng, dài tới 2 cm; trang dài hơn đài, màu
trắng; nhị trắng, dài 1,5 - 2mm. Hoa cái cuống dài 50 cm, ngoằn ngoèo như lò xo; đài
màu hơi đỏ; tràng trắng, dạng sợi, dài 4 - 5cm, cuộn lại, có lông nhỏ; bầu hình trứng có
lông dài. Quả hình trứng, chóp nhọn, có gai mềm. Trong mỗi quả có 6 - 18 hạt.
Loc.class.: Habitat inter Insulas Zeylonicas, König. Lectotypus: [illustration in]
Rumphius. 1750. Herb. Amboin. 6: 179, t. 75, fig. 2. (designated by Boisset & Ferrer-
Gallego. 2016. 603).
Phân bố: Bình Định (Đề Gi), Phú Yên (Cù Mông), Khánh Hòa (Văn Phong,
Mỹ Giang, Nha Phu, Nha Trang, Cam Ranh, Thủy Triều, Mỹ Hòa), Ninh Thuận (Mỹ
Hòa, đầm Nại), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc). Còn có ở Ấn
Độ, Mianma, Xrilanka, Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Philippin Thái Lan,
Singapo, Trung Quốc, châu Mỹ và châu Úc.
Sinh thái: Nền đáy cát, cát pha ít bùn, trong những vụng vịnh biển kín.
52
Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận, đầm Nại: IMER-NAI-KC08-I-
ĐT-1,2, 11°36'57.98"N - 109° 1'59.29"E; IMER-NAI-KC08-II-ĐT-1,2, 11°36'6.63"N -
109° 2'35.86"E; IMER-NAI-47-I-ĐT-1,2, 11°37'8.53"N - 109° 1'52.00"E; IMER-
NAI-47-II-ĐT-1,2, 11°35'55.51"N - 109° 2'42.11"E (IMER).
3
Hình 3.1. Cỏ Lá dừa Enhalus acoroides
1. hình thái các cơ quan (a. hình thái chung, b. hoa cái, c. mặt cắt dọc quả, d. mo hoa
đực, e. mặt cắt dọc hoa đực với các nụ hoa, f. nụ hoa đực, g. nụ hoa đã nở) (hình theo
C. den Hartog, 1970); 2. hình dạng cây; 3. dạng sống; 4. cây mang hoa cái (a) và quả
(b); 5. cây mang hoa đực; 6. hình thái quả (ảnh : Cao Văn Lương, đầm Nại, năm 2013)
53
CHI THALASSIA Banks ex Konig in Konig and Sims. 1805. Ann. Bot. 2: 96.
Leccotype species: Thalassia testudium Banks & Sol. ex Koenig (designated by
Rydberg, 1909. Fl. N. Amer. 17: 73).
Chi này gồm có hai loài. Loài Thalassia hemprichii phân bố rộng rãi ở vùng
nước ven biển Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương. Loài Thalassia
testudinumis phân bố giới hạn ở vùng vịnh Mexico và vùng Caribbean.
Trên thế giới có 02 loài, Việt Nam có 01 loài.
Loài Thalassia hemprichii (Ehrenb.) Aschers
Ascherson. 1871. Petermanns Geogr. Mitt. 17: 242; Phamh. 1961. Contr. a l’etude du
peuplement du littoral rocheux du Sud-Vietman. 101; Ernani G. Menez, R.C. Phillips,
Hil. P. Calumpong, 1983. Smith. Contrib. mari. sci. 21:33-38, f.25; Phamh. 1993.
Illustr. Fl. Vietn. 3(2): 396; N.V.Tien, 2002. Cỏ biển Việt Nam. 164, f.1.7; N. T.
Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 427; Wang, Q. et al. 2010. Fl. China, 23: 98.
- Schizotheca Ehrenb. 1834. Abh. Berl. Ak. Wiss. 1832(1): 429
Tên Việt Nam: cỏ Vích, cỏ Bò biển, Dương thảo (hình 3.2).
Mô tả: Đường kính thân bò 3 – 5 mm. Lóng dài 4 – 7 mm. Mỗi đốt mọc ra 1 rễ
với nhiều lông tơ, đường kính 1,5 mm, một số có đầu rễ nhọn. Thân đứng từ mỗi đốt
với khoảng cách 5 – 33 lóng, với 3 hay 4 lá. Lá dài 10 – 40 cm, rộng 4 – 11 mm, có 7 -
17 gân dọc nối với gần mép lá ở khoảng cách 1 mm. Bẹ lá dài 3 – 7 cm. Hoa đực có
cuống dài 3 cm, có 5 - 10 nhị. Hoa cái có cuống dài 1 – 1,5 cm, bầu có 6 lá noãn, núm
nhụy phân nhánh. Quả hình xoan, có mỏ dài 1 - 2 mm.
Loc.class.: Eritrea: Massouar. Ehrenberg, C.G., Typus: #s.n. (LT: BM; IT: LE).
Phân bố: Thừa – Thiên Huế (Lăng Cô), Bình Đình (Thị Nại), Bình Định (Đề
Gi), Phú Yên (Cù Mông), Khánh Hòa (Văn Phong, Mỹ Giang, Nha Phu, Nha Trang,
Cam Ranh, Thủy Triều, Mỹ Hòa, quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận (Ninh Hải, đầm
Nại), Bình Thuận (Cù Lao Thu, Vĩnh Hảo), Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên
Giang (Phú Quốc). Còn có từ bờ Đông châu phi tới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương,
54
Nhật Bản, Brunây, Campuchia, Inđonêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan,
châu Úc và Micronesia.
Sinh thái: Nền đáy cát, cát pha bùn, bãi san hô chết, tạo thành các thảm cỏ rộng
ở vùng triều thấp đến vùng dưới triều.
Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận, đầm Nại: IMER-NAI-KC08-I-
ĐT-3, 11°36'6.63"N -109° 2'35.86"E; IMER-NAI-KC08-II-ĐT-3, 11°36'6.02"N - 109°
2'38.49"E; IMER-NAI-47-I-ĐT-3, 11°35'55.51"N - 109° 2'42.11"E; IMER-NAI-47-II-
ĐT-3, 11°36'8.23"N - 109° 2'34.76"E (IMER).
1 2
3
4
Hình 3.2. Cỏ Vích Thalassia hemprichii – 1. hình thái các cơ quan (a. cây mang hoa
cái, b. cây mang hoa đực, c. bầu nhụy sau khi thụ tinh, d. cây mang quả, e. quả đã mở,
f. hạt) (hình theo C. Den Hartog, 1970); 2,3. dạng cây và đầu lá; 4. dạng sống (ảnh :
Cao Văn Lương, đầm Nại, năm 2013)
55
CHI HALOPHILA Thouars. 1806. Gen. Nov. Madag. 2: 2.
Type species: Halophila madagascariensis Steudel (=H. ovalis (R. Br.) Hook.
f.), validated by Doty and Stone. 1967.
Cây lâu năm, sống ở nước mặn, với thân rễ leo nhiều nhánh. Rễ đơn giản, 1
hoặc hiếm khi 2 từ các đốt, phủ dày đặc bởi những sợi lông dài. Chồi ngắn mọc lên từ
các đốt với một hoặc nhiều cặp lá, mỗi lá được bao quanh bởi một gân lá. Lá mọc đối,
không cuống hoặc có cuống, tuyến tính, đỉnh tù, thuôn hoặc hình trứng, viền lá nhẵn
hoặc có răng thanh, mặt lá nhẵn hoặc có lông; gân giữa lá khác biệt, được kết nối với
nhiều gân thứ cấp ngang. Hoa đơn sắc hoặc lưỡng tính, đơn tính, thường đơn độc trong
nách của một chồi thứ cấp, hiếm khi 1-2 hoa đực và hoa cái cùng nhau trong một ống.
Quả hình trứng, phân chia bằng vách mỏng. Hạt ít đến nhiều, nhỏ, hình cầu.
Trên thế giới có 11 loài, Việt Nam có 5 loài, khu vực nghiên cứu có 3 loài.
KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI HALOPHILA
1a. Phiến lá hình oval hoặc hình trứng, có các đôi gân ngang.....2
1b. Phiến lá hình kim, không có gân ngang, có 3 gân song songHalophila beccarii
2a. Phiến lá dài từ 10 - 12 mm, rộng 7 – 9 mm, có 12 – 16 đôi gân ngang tạo thành
góc 45 – 550 so với gân chính. ..Halophila ovalis
2b. Phiến lá dài từ 15 – 18 mm, rộng 9 – 12 mm, có 16 – 18 đôi gân ngang tạo thành
góc 60 – 750 so với gân chính...Halophila major
Loài Halophila beccarii Aschers.
Aschers. 1871. Nuov. Giorn. Bot. Ital. 3: 302; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2):
395; N.V.Tien, 2002. Cỏ biển Việt Nam. 164, f.1.3; N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec.
Vietn. 3: 425; Wang, Q. et al. 2010. Fl. China. 23: 101.
Tên Việt Nam: cỏ Nàn, cỏ Nàn nàn (hình 3.3).
Mô tả: Thân bò với lóng dài 1 – 2 cm. Thân đứng 1 – 1,5 cm có 6 - 10 lá. Lá dài
2 - 3 cm, rộng 0,2 - 0,4 cm, cuống lá dài 1,5 – 2 cm, viền lá nhẵn không có răng cưa,
không có gân ngang, có 3 gân dọc suốt đỉnh với gân giữa nổi bật. Bẹ 3 – 4 mm. Gốc lá
56
có 2 vảy nhỏ, rễ không phân nhánh, mỗi đốt có 1 rễ. Cây đơn tính khác gốc; lá bắc
thuôn đến hình mác, dài 2,5 mm, có sống; bầu 1 mm, vòi nhụy kéo dài, núm nhụy 2
hoặc 3. Quả hình trứng, dài 0,5 - 1,5 mm, có mỏ.
Loc.class.: Indonesia: Borneo: Sarawak, near mouth of Bintula River. Typus:
Beccari 3666 (IT: S).
Phân bố: Quảng Ninh (Hà Dong, Hà Cối, Hạ Long), Hải Phòng (Cát Hải), Nam
Định (Xuân Thủy), Thanh Hóa (Hoàng Hóa), Quảng Bình (Cửa Gianh), Thừa - Thiên
Huế (Tam Giang – Cầu Hai, Lăng Cô), Quảng Nam (Cửa Đại), Bình Định (Thị Nại, Đề
Gi), Phú Yên (Cù Mông, Ô Loan), Khánh Hòa (Văn Phong, Mỹ Giang, Nha Trang,
Cam Ranh, Thủy Triều, Mỹ Hòa), Ninh Thuận (đầm Nại), Kiên Giang (Phú Quốc).
Còn có ở Borneo, Ấn độ, Mianma, Malaixia, Philipin, Trung Quốc, Srilanka, Xây Lan,
Bruma, Singapo, Thái Lan.
Sinh thái: nền đáy bùn, cát bùn. Gặp nhiều ở vùng cửa sông, đầm phá, bãi triều.
Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tam Giang – Cầu Hai:
IMER-TG-ST-I-ĐT-1, 16°33'38.41"N - 107°37'4.09"E; IMER-TG-KC08-I-ĐT-1,
16°21'1.23"N - 107°49'56.70"E; IMER-TG-47-I-ĐT-1, 16°25'33.86"N -
107°46'22.36"E; _tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại: IMER-TNAI-ST-I-ĐT-1,
13°49'42.56"N - 109°13'20.52"E; _tỉnh Ninh Thuận, đầm Nại: IMER-NAI-KC08-I-
ĐT-4, 11°37'19.73"N - 109° 2'58.41"E; IMER-TNAI-47-I-ĐT-4, 11°37'43.79"N - 109°
2'50.60"E (IMER).
Loài Halophila ovalis (R.Br.) Hook. f.
Hooker. f. 1858. Fl. Tasman. 2: 45; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 396;
N.V.Tien, 2002. Cỏ biển Việt Nam. 164, f.1.5; N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec.
Vietn. 3: 426; Wang, Q. et al. 2010. Fl. China. 23: 101.
- Caulinia ovalis R. Brown. 1810. Prodr. 339;
- Kernera ovalis (R. Br.) Schult. & Schult. f 1829. Syst. Veg. 7: 170;
- Halophila madagascariensis Steud. 1840. Nomencl. Bot. (ed. 2), 1:720;
57
- Diplanthera indica Steud. 1840. Nomencl. Bot. ed. 2(1): 515;
- Lemnopsis major Zoll. 1854. Syst. Verz. 1: 75.;
- Halophila major Miq. 1855. Fl. Ind. Bat. 3: 230.;
- Halophila euphlebia Makino. 1912. Bot. Mag. Tokyo, 26 (307): 208-209. f. 15.;
- Halophila linearis den Hartog. 1957. Act. Bot. Neerl. 6:46, f. 1.;
- Halophila hawaiina Doty & Stone. 1966. Brittonia, 18 (4): 303-305, f. 1;
- Halophila australis Doty and Stone. 1967. Brittonia, 18: 306.
Tên Việt Nam: cỏ Xoan, cỏ Cánh gián, cỏ Đồng tiền (hình 3.4).
Mô tả: Dạng cây thân bò ít năm, đường kính 1,0 – 1.5 mm. Lóng thân dài tới 10
cm. Rễ mọc từ đốt, mỗi đốt có 1 - 2 rễ, trên rễ có nhiều lông dính cát. Thân đứng ít
phát triển, lá hình trái xoan mọc thành cặp, cuống lá dài 1 – 4,5 cm, phiến lá hơi trong
suốt, dài 1,5 – 1,8 cm, rộng 0,5 – 1,2 cm. Viền lá nhẵn, đỉnh lá tròn, có 12 - 16 đôi gân
ngang tạo thành một góc 45 - 600 so với gân giữa. Gốc cuống lá có 2 vảy mỏng, trong
suốt. Mo đực hình mác rộng, khoảng 4 mm; mảnh bao hoa hình bầu dục, dài 4 mm. Mo
cái hình mác rộng có nút thắt ở đỉnh, cái ở trong bị bao bởi cái ngoài; bầu hơi hình tam
giác, vòi nhụy dài, mảnh, núm nhụy 3, dài 2-3 cm. Quả hình bầu dục-cầu, đường kính
3-4 mm, mỏ dài 4-5 mm.
Loc.class.: Australia: Tasmania. Typus: R. Brown 5816 (BM).
Phân bố: Hầu hết vùng ven biển nước mặn, đầm hồ nước mặn – lợ trên cả nước.
Quảng Ninh (đảo Trần, Cô Tô, Minh Châu, Quan Lạn, vịnh Bái Tử Long, Vận Ninh,
Hà Cối, Đầm Hà, Hạ Long, Hoàng Tân, Quảng Yên), Hải Phòng (quần đảo Cát Bà, Cát
Hải), Hà Tính (Kỳ Phương), Quảng Bình (hòn La, hòn Nôm, Cửa Gianh), Quảng Trị
(Cồn Cỏ), Thừa – Thiên Huế (Tam Giang – Cầu Hai, Lăng Cô), Đà Nẵng (vịnh Đà
Nẵng), Quảng Nam (Cửa Đại, Cù Lao Chàm), Bình Định (đầm Thị Nại), Phú Yên (Cù
Mông, Ô Loan), Khánh Hòa (Vân Phong, Ninh Hòa, Nha Phu, Nha Trang, vịnh Cam
Ranh, Thủy Triều, quần đảo Trường Sa), Ninh Thuận (Ninh Hải, đầm Nại), Bình
Thuận (Cù Lao Thu, Vĩnh Hảo), Bà Rịa – Vùng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú
58
Quốc). Còn có ở Ai Cập, Su Đăng, Kenya, Tangiania, Mozambic, Madagasca,
Seychelles, Mauritius, Israen, Yemen, Ả Rập Saudi, Cô-oet, Nam Phi, Ấn Độ, Nhật
Bản, Burma, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaixia, Philippin, Singapo, Inđônêxia, Thái
Lan, Châu Úc, Hawai, Somoa, Phigi, Niu Caledonia, Burma và Ceylon.
Sinh thái: Mọc phủ trên nền đáy là cát, cát bùn, bùn nhuyễn, bắt gặp nhiều
trong các ao đìa nuôi thủy sản, rừng ngập mặn, vũng vịnh, vùng ven biển, ven đảo,
đầm hồ nước lợ - mặn.
Mẫu phân tích: Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tam Giang – Cầu Hai:
IMER-TG-ST-I-ĐT-2, 16°32'12.42"N - 107°40'31.51"E; IMER-TG-OND-I-ĐT-2,
16°20'29.63"N - 107°49'56.12"E; IMER-TG-KC08-I-ĐT-2, 16°20'29.71"N -
107°54'47.23"E; IMER-TG-47-I-ĐT-1, 16°20'58.06"N - 107°49'27.31"E; IMER-TG-
47-II-ĐT-1, 16°20'59.89"N - 107°50'19.71"E; Việt Nam, tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại:
IMER-TNAI-47-II-ĐT-1, 13°47'45.30"N - 109°16'46.52"E; Việt Nam, tỉnh Ninh
Thuận, đầm Nại: IMER-NAI-KC08-II-ĐT-4, 11°36'14.51"N - 109° 2'0.98"E (IMER).
Loài Halophila major (Zoll.) Miq.
Miq. 1855. Fl. Ind. Bat. 3: 230; Nguyen, X.V., Holz., L., Pap., J., 2013. Bot. Mar. 56
(4): 313-321.
- Lemnopsis major Zoll., 1854. Syst. Verz. 1: 75;
- Halophila ovalis var. major (Zoll.) Ascher., 1868. Linnaea, 35: 174;
- Halophila euphlebia Mak., 1912. Bot. Mag. Tokyo. 26 (307): 208.
Tên Việt Nam: Cỏ Xoan lớn (hình 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_quan_xa_co_bien_va_kha_nang_luu.pdf