Tóm tắt iii
Summary v
Mục lục vi
Danh sách bảng x
Danh sách hình xiv
Danh mục từ viết tắt xvi
CHƯƠNG 1 Giới thiệu 1
1.1 Tính cấp thiết của luận án 1
1.2 Mục tiêu của luận án 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
1.5.1 Ý nghĩa khoa học 4
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.5.3 Những đóng góp mới của luận án 5
CHƯƠNG 2 Tổng quan tài liệu 6
2.1 Khái quát chung về virus gây bệnh côn trùng 6
2.1.1 Định nghĩa 6
2.1.2 Lịch sử nghiên cứu virus gây bệnh côn trùng 6
2.1.3 Cấu trúc và hình thái của virus ký sinh côn trùng 8
2.1.4 Phân loại và đặc điểm của virus ký sinh côn trùng 9
2.2 Những tổng quan về Baculoviruses (BVs, họ Baculoviridae) 14
2.2.1 Các đặc trưng của Baculoviridae 14
2.2.2 Sự đa dạng trong họ Baculoviridae 15
2.2.3 Sinh học phân tử của Baculoviridae 16
2.2.4 Virus nhân đa diện Nucleopolyhedrosis virus (NPV) 18
2.3 Phương pháp chẩn đoán và định danh virus gây bệnh côn trùng 24
2.3.1 Chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng gây bệnh 25
2.3.2 Chẩn đoán qua kính hiển vi điện tử 27
2.4 Các kết quả về nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm virus
Nucleopolyhedrosis virus gây bệnh trong phòng trừ dịch hại
27
2.4.1 Nghiên cứu hình thái học và khảo sát tiến triển sử dụng
virus Nucleopolyhedrosis virus
28
2.4.2 Nghiên cứu về sự mẫn cảm của sâu đối với virus
Nucleopolyhedrosis virus gây bệnh côn trùng
28
2.4.3 Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực
Nucleopolyhedrosis virus và giải pháp hạn chế
29
2.4.4 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành sinh
khối virus trong quá trình sản xuất chế phẩm
Nucleopolyhedrosis virus
31
2.4.5 Ưu và nhược điểm của việc sử dụng chế phẩm
Nucleopolyhedrosis virus trong phòng trừ dịch hại
33
2.5 Sâu ăn tạp Spodoptera litura (Lepidoptera: Noctuidae) 36
2.5.1 Sự phân bố 36
2.5.2 Ký chủ 36viii
2.5.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu ăn tạp 37
2.5.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại 38
2.5.5 Biện pháp phòng trị sâu ăn tạp 39
2.6 Sâu xanh da láng Spodoptera exigua (Lepidoptera: Noctuidae) 41
2.6.1 Sự phân bố 41
2.6.2 Ký chủ 41
2.6.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh da láng 41
2.6.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại 43
2.6.5 Biện pháp quản lý tổng hợp sâu xanh da láng 44
2.7 Các chất phụ gia 46
2.7.1 Chất phụ gia Tinopal UNPA-GX 47
2.7.2 Chất phụ gia acid boric 48
2.8 Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nghiên cứu 49
2.8.1 Thuốc Nazomi 5WG 49
2.8.2 Thuốc Radiant 60SC 50
2.8.3 Thuốc Ohayo 100SC 50
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 51
3.1 Nội dung nghiên cứu 51
3.2 Phương tiện nghiên cứu 52
3.2.1 Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu 52
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 52
3.2.3 Hóa chất thí nghiệm 53
3.2.4 Vật liệu thí nghiệm 53
3.3 Phương pháp nghiên cứu 55
3.3.1 Thu thập định danh virus NPV (Nucleopolyhedrosis virus)
gây bệnh trên sâu ăn tạp (S. litura) và sâu xanh da láng (S.
exigua)
55
3.3.2 Xác định tính độc của virus SpltNPV đối với sâu ăn tạp (S.
litura) và virus SeNPV đối với sâu xanh da láng (S. exigua)
trong điều kiện phòng thí nghiệm
59
3.3.3 Xác định chất phụ gia khi phối trộn với virus NPV 65
3.3.4 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm virus NPV đối với sâu hại
trong điều kiện nhà lưới
69
3.3.5 Đánh giá hiệu quả của chế phẩm virus NPV đối với sâu hại
trong điều kiện ngoài đồng
70
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 79
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 81
4.1 Kết quả thu thập và định danh virus Nucleopolyhedrovirus 81
4.1.1 Kết quả thu thập mẫu virus 81
4.1.2 Đặc điểm triệu chứng của sâu bị nhiễm Nucleopolyhedrosis
virus
82
4.1.3 Hình thái của thể vùi virus NPV dưới kính hiển vi huỳnh
quang và kính hiển vi điện tử
84
4.1.4 Kết quả xác định bằng thực hiện phản ứng khuếch đại PCR 86
4.2 Hiệu quả và khả năng gây bệnh của các chủng virus SpltNPV trên sâu
ăn tạp (Spodoptera litura)
87
4.3 Hiệu quả và khả năng gây bệnh của các chủng virus SeNPV trên sâu
xanh da láng (Spodoptera exigua)
102
4.4 Đánh giá hiệu lực chéo của virus SpltNPV và SeNPV trong điều kiện
phòng thí nghiệm
112ix
4.5 Kết quả xác định chất phụ gia lên hiệu lực của SpltNPV, SeNPV đối
vớ i sâu ăn tap v ̣ à sâu xanh da láng
114
4.5.1 Hiệu quả của chất phụ gia trong kết hợp với virus SpltNPV
đối với sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm
114
4.5.2 Hiệu quả của chất phụ gia trong kết hợp với virus SeNPV
đối với sâu xanh da láng trong điều kiện phòng thí nghiệm
115
4.5.3 Hiệu quả của chế phẩm virus SpltNPV và SeNPV ở các điều
kiện tồn trữ trên sâu ăn tạp, sâu xanh da láng tuổi 2 trong
điều kiện phòng thí nghiệm theo thời gian bảo quản
117
4.6 Hiệu quả của chế phẩm virus SpltNPV và SeNPV trong điều kiện nhà
lưới
120
4.6.1 Hiệu quả của chế phẩm SpltNPV đối với sâu ăn tạp trong
điều kiện nhà lưới
120
4.6.2 Hiệu quả của chế phẩm SeNPV đối với sâu xanh da láng
trong điều kiện nhà lưới
121
4.7 Khả năng quản lý sâu ăn tạp và sâu xanh da láng của chế phẩm virus
NPV ngoài đồng
123
4.7.1 Hiệu quả của chế phẩm virus SpltNPV đối với sâu ăn tạp
gây hại trên cải làm dưa tại xã Đông Phướ c A, H. Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang, 2014
123
4.7.2 Hiệu quả của virus SpltNPV để quản lý sâu ăn tạp gây hại
cải bắp trong điều kiện ngoài đồng tại huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang, 2015
127
4.7.3 Hiê
u qu ̣ ả của virus SeNPV trong quản lý sâu xanh da láng
gây hại hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, 2014
132
4.7.4 Hiệu quả của chế phẩm SeNPV đối với SXDL gây hại trên
hành lá tại huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long, 2015
137
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 145
5.1 Kết luận 145
5.2 Đề nghị 146
Danh mục các công trình đã công bố 147
Tài liệu tham khảo 148
Phụ lục 167
242 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả phòng trừ của Nucleopolyhedrosis Virus (NPV) trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) và sâu xanh da láng (Spodoptera Exigua Hubn.) tại đồng bằng sông Cửu Long - Trịnh Thị Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x 106 2,26 5
3,69 ± 0,10 SpltNPV-HG7 0,49 0,74 4,1 x 106 9,6 x 106 2,0 x 106 3,72 5
3,72 ± 0,10 SpltNPV-LA2 0,34 0,32 2,2 x 106 7,5 x 106 7,8 x 105 1,57 5
3,88 ± 0,24 SpltNPV-ST1 0,26 0,41 4,4 x 106 2,3 x 107 1,3 x 106 2,04 5
4 22,27 ± 1,41 SpltNPV-VL2 0,37 0,82 4,1 x 107 6,4 x 108 5,9 x 106 3,27 5
20,25 ± 1,20 SpltNPV-TG1 0,29 0,78 6,6 x 107 6,2 x 108 1,5 x 107 3,91 5
22,12 ± 2,12 SpltNPV-TV1 0,56 1,71 4,7 x 106 2,7 x 107 7,5 x 105 8,55 5
21,36 ± 1,51 SpltNPV-AG1 0,39 0,46 4,5 x 107 3,6 x 108 1,7 x 107 2,28 5
20,53 ± 1,22 SpltNPV-CT4 0,29 1,23 3,3 x 10
6 5,6 x 106 7,2 x 106 1,15 5
20,91 ± 1,23 SpltNPV-ĐT8 0,35 0,46 3,1 x 106 7,9 x 106 1,0 x 106 2,26 5
21,44 ± 1,10 SpltNPV-HG7 0,38 1,41 5,4 x 106 8,7 x 106 4,2 x 106 3,72 5
21,76 ± 1,00 SpltNPV-LA2 0,41 0,36 3,5 x 107 2,2 x 108 1,0 x 107 1,82 5
95
21,58 ± 1,23 SpltNPV-ST1 0,28 0,30 2,7 x 108 4,6 x 109 4,6 x 107 1,52 5
5 127,2 ± 11,7 SpltNPV-VL2 0,61 0,51 5,6 x 108 3,8 x 109 8,2 x 108 3,27 5
128,2 ± 7,3 SpltNPV-TG1 0,72 1,02 4,6 x 108 6,2 x 109 3,5 x 107 3,91 5
130,2 ± 7,5 SpltNPV-TV1 0,41 1,07 3,4 x 108 6,6 x 109 4,2 x 107 2,28 5
129,6 ± 10,2 SpltNPV-AG1 0,29 1,95 5,3 x 107 5,5 x 109 6,1 x 106 9,73 5
124,5 ± 9,66 SpltNPV-CT4 0,42 0,79 1,4 x 108 8,5 x 108 4,2 x 107 3,96 5
129,5 ± 9,5 SpltNPV-ĐT8 0,50 0,60 2,7 x 107 8,4 x 107 1,2 x 107 3,02 5
132,6 ± 6,7 SpltNPV-HG7 0,62 0,77 2,8 x 107 8,8 x 107 1,1 x 107 3,86 5
129,1 ± 6,6 SpltNPV-LA2 0,48 0,86 4,3 x 108 6,5 x 109 3,9 x 107 2,09 5
130,4 ± 5,7 SpltNPV-ST1 0,51 0,24 5,9 x 108 7,7 x 109 2,4 x 107 1,52 5
Số liệu được phân tích qua chương trình POLO PC, 1925
Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được mỗi độ tuổi của sâu sẽ tương ứng
với nồng độ (độc lực) cao nhất thể hiện LC50 thấp nhất, ở sâu tuổi 1 chủng
virus SpltNPV-AG1 có độc lực cao nhất (LC50 = 1,5 x 102 OBs/mL) và thấp
nhất là chủng SpltNPV-ĐT8 (LC50 = 8,2 x 103 OBs/mL). Đối với giai đoạn sâu
tuổi 2 thì chủng virus SpltNPV-AG1 cho kết quả độc lực cao nhất (LC50 = 7,6
x 103 OBs/mL) và chủng SpltNPV-ST1 (LC50 = 1,3 x 105 OBs/mL) thấp nhất.
Tương tự giai đoạn sâu tuổi 3 thì cần nồng độ cao để giết chết sâu, kết quả cho
thấy chủng SpltNPV-TV1 cho độc lực cao nhất (LC50 = 1,1 x 106 Obs/mL) và
chủng SpltNPV-VL2 (LC50 = 3,6 x 107 OBs/mL) cho độc lực thấp nhất. Đến
giai đoạn sâu tuổi 4 và tuổi 5 thì đã chọn ra được chủng SpltNPV-ĐT8 thể hiện
độc lực cao nhất (LC50 tuổi 4 = 3,1 x 106; LC50 tuổi 5 = 2,7 x 107 OBs/mL).
Kết quả trên có độ độc cao hơn hoặc bằng kết quả nghiên cứu của Yasmein et
al. (2016) cũng báo cáo rằng sử dụng virus NPV trên S. litoralis cho giá trị
LC50 tuổi 2 = 1,28 x 106 OBs/mL; LC50 tuổi 4 = 2,53 x 107 OBs/mL. Theo một
báo cáo mới nhất của Bedjo (2017) khi so sánh hiệu quả của 6 chủng virus
NPV trên SAT tuổi 3 ở các dãy nồng độ là 1 x 100; 1 x 106; 1 x 1010 và 1 x 1012
cho kết quả giá trị LC50 đạt 1x 1010 – 1 x 1012 OBs/mL. Hay thí nghiệm của
Zahra et al. (2014) cũng thực hiện thí nghiệm xác định LC50 của NPV trên sâu
tơ tuổi 2 đạt 3,8 x 104 PIB/mL.
Như vậy có thể nói khả năng gây bệnh và độc lực của các chủng virus
NPV đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu như Hughes et al. (1983);
Maeda et al. (1990). Ngoài ra, kết quả phân tích số liệu của các chủng virus
SpltNPV thu thập tại ĐBSCL cho thấy độ dốc của các chủng virus SpltNPV
đối với từng giai đoạn ấu trùng sâu nằm trong khoảng từ 0,2 – 0,8. Điều này
chứng tỏ rằng SAT rất mẫn cảm với virus SpltNPV trong điều kiện phòng thí
nghiệm.
* Kết quả phân tích LT50 của các chủng virus SpltNPV đối với các
giai đoạn tuổi của sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm
96
Bảng 4.9: Thời gian gây chết trung bình (LT50) của virus SpltNPV đối với SAT ở các giai
đoạn tuổi sâu trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7
Tuổi
sâu
Trọng lượng
(mg±SE)
Nồng độ Chủng virus LT50
(GSLN)
LT50
(NSLN)
Giới hạn
mức 95%
SE
Trên Dưới
1 0,470 ± 0,11 1,5 x 102 SpltNPV-VL2 75,00ef 3,13 2,88 3,37 0,12
0,486 ± 0,10 1,5 x 102 SpltNPV-TG1 91,99ab 3,83 3,59 4,07 0,12
0,491 ± 0,12 1,5 x 102 SpltNPV-TV1 91,51ab 3,81 3,56 4,06 0,19
0,516 ± 0,10 1,5 x 102 SpltNPV-AG1 94,25a 3,93 3,69 4,18 0,12
0,511 ± 0,14 1,5 x 102 SpltNPV-CT4 87,24bc 3,64 3,39 3,89 0,13
0,467 ± 0,10 1,5 x 102 SpltNPV-ĐT8 85,25cd 3,55 3,29 3,81 0,13
0,469 ± 0,13 1,5 x 102 SpltNPV-HG7 73,25f 3,05 2,82 3,28 0,12
0,505 ± 0,10 1,5 x 102 SpltNPV-LA2 79,99de 3,33 3,09 3,58 0,12
0,449 ± 0,11 1,5 x 102 SpltNPV-ST1 92,26ab 3,84 3,59 4,09 0,13
CV (%) 14,01 (**)
2 2,110±0,29 1,5 x 103 SpltNPV-VL2 85,99d 3,58 3,30 3,87 0 14
2,237±0,27 1,5 x 103 SpltNPV-TG1 112,75ab 4,69 4,43 4,96 0,14
2,107±0,19 1,5 x 103 SpltNPV-TV1 105,00bc 4,38 4,11 4,64 0,14
2,213±0,17 1,5 x 103 SpltNPV-AG1 103,99bc 4,33 4,02 4,65 0,16
2,000±0,06 1,5 x 103 SpltNPV-CT4 115,75a 4,82 4,51 5,13 0,16
2,094±0,08 1,5 x 103 SpltNPV-ĐT8 99,74c 4,16 3,88 4,43 0,14
2,031±0,08 1,5 x 103 SpltNPV-HG7 78,50d 3,27 3,02 3,52 0,13
2,045±0,12 1,5 x 103 SpltNPV-LA2 97,44c 4,06 3,72 4,41 0,18
2,091±0,12 1,5 x 103 SpltNPV-ST1 99,50c 4,15 3,85 4,44 0,15
CV (%) 20,39 (**)
3 3,71 ± 0,32 1,5 x 104 SpltNPV-VL2 89,26ef 3,72 3,37 4,06 0,18
3,703 ± 0,39 1,5 x 104 SpltNPV-TG1 124,99b 5,21 4,80 5,61 0,21
3,243 ± 0,42 1,5 x 104 SpltNPV-TV1 109,25cd 4,55 4,23 4,88 0,17
3,297 ± 0,74 1,5 x 104 SpltNPV-AG1 118,51bc 4,94 4,46 5,42 0,25
3,899 ± 0,41 1,5 x 104 SpltNPV-CT4 143,50a 5,98 5,47 6,49 0,26
3,590 ± 0,47 1,5 x 104 SpltNPV-ĐT8 100,99de 4,21 3,92 4,49 0,15
3,996 ± 0,62 1,5 x 104 SpltNPV-HG7 78,74f 3,28 3,03 3,53 0,13
3,708 ± 0,42 1,5 x 104 SpltNPV-LA2 105,50cd 4,39 3,96 4,83 0,22
3,395 ± 0,24 1,5 x 104 SpltNPV-ST1 104,76cd 4,37 4,00 4,73 0,19
CV (%) 9,14 (**)
4 22,026 ± 1,74 1,5 x 105 SpltNPV-VL2 166,01ab 6,92 6,46 7,37 0,23
20,912 ± 1,71 1,5 x 105 SpltNPV-TG1 159,24b 6,64 6,19 7,07 0,22
21,518 ± 2,27 1,5 x 105 SpltNPV-TV1 166,99ab 6,96 6,49 7,43 0,24
21,376 ± 1,48 1,5 x 105 SpltNPV-AG1 175,25a 7,30 6,89 7,71 0,21
21,753 ± 1,16 1,5 x 105 SpltNPV-CT4 161,76ab 6,74 6,32 7,16 0,22
21,431 ± 0,80 1,5 x 105 SpltNPV-ĐT8 160,75ab 6,69 6,27 7,12 0,22
21,452 ± 1,04 1,5 x 105 SpltNPV-HG7 163,01ab 6,79 6,32 7,27 0,24
21,602 ± 1,18 1,5 x 105 SpltNPV-LA2 171,74ab 7,16 6,73 7,59 0,22
21,579 ± 1,67 1,5 x 105 SpltNPV-ST1 165,74ab 6,91 6,49 7,32 0,21
CV (%) 5,56 (*)
5 131,0 ± 11,86 1,5 x 106 SpltNPV-VL2 211,25abc 8,80 8,20 9,40 0,31
128,92 ± 5,33 1,5 x 106 SpltNPV-TG1 198,74c 8,22 7,70 8,86 0,29
129,04 ± 5,78 1,5 x 106 SpltNPV-TV1 212,52abc 8,89 8,25 9,52 0,33
124,63 ±
12,14
1,5 x 106
SpltNPV-AG1 222,00a 9,25 8,66 9,84 0,30
133,3 ± 7,66 1,5 x 106 SpltNPV-CT4 207,24bc 8,64 8,07 9,19 0,29
125,39 ±
12,41
1,5 x 106
SpltNPV-ĐT8 199,75c 8,33 7,74 8,91 0,29
131,85 ± 7,38 1,5 x 106 SpltNPV-HG7 206,45bc 8,60 7,98 9,23 0,32
128,41 ± 8,99 1,5 x 106 SpltNPV-LA2 219,24ab 9,14 8,53 9,74 0,31
129,96 ± 4,92 1,5 x 106 SpltNPV-ST1 208,25abc 8,68 8,20 9,40 0,29
CV (%) 4,18 (*)
Giá trị LT được phân tích bằng phần mềm Kaplan Meier Estimator, Kalbfleisch and Prentices, 1990; Collett,
1994. NSLN: ngày sau lây nhiễm; GSLN: Giờ sau lây nhiễm; ns: không khác biệt; *: khác biệt ở mức ý nghĩa
5%; ; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
97
Kết quả khảo sát thời gian gây chết trung bình (LT50) đối với SAT của
chín chủng virus SpltNPV ở các giai đoạn tuổi khác nhau được tính theo giờ
sau khi lây nhiễm và ngày sau khi lây nhiễm thể hiện ở Bảng 4.9 cho thấy, giai
đoạn sâu tuổi 1 giá trị LT50 ở tất cả các chủng virus đều có sự khác biệt qua
phân tích thống kê dao động từ 73,25 đến 94,25 giờ sau khi lây nhiễm tương
ứng với 3,05 đến 3,93 ngày. Trong đó chủng SpltNPV-HG7 có thời gian gây
chết trung bình nhanh nhất (73,25 giờ). Đến giai đoạn sâu tuổi 2 thì thời gian
gây chết ở các chủng virus đều tăng lên, trong đó chủng virus SpltNPV-CT4
thể hiện thời gian gây chết đối với sâu chậm nhất 115,75 giờ tương ứng với
4,82 ngày sau khi lây nhiễm. Trong khi tuổi 3 với nồng độ thể vùi ban đầu là
1,5 x 104 OBs/ấu trùng thì chủng SpltNPV-HG7 cho thời gian gây chết sâu
nhanh nhất là 78,74 giờ tương đương qua phân tích thống kê so với chủng
SpltNPV-VL2 (89,26 giờ) và khác biệt với các chủng còn lại, chủng virus
SpltNPV-CT4 thể hiện thời gian chậm nhất 143,50 giờ tương ứng với 5,98
ngày sau khi chủng. Thí nghiệm của Bedjo (2017) xác định LT50 của SAT tuổi
3 là từ 170-207 giờ, so với thí nghiệm cùng độ tuổi thì các chủng SpltNPV thu
tại ĐBSCL có thời gian gây chết nhanh hơn từ 78,74 đến 143,50 giờ.
Sang đến giai đoạn sâu tuổi 4 thì hầu hết các chủng virus có thời gian gây
chết đạt được tương đương qua phân tích thống kê, với lượng thể vùi là 1,5 x
105 OBs/ấu trùng thì thời gian trung bình là 159,24 đến 175,25 giờ sau khi lây
nhiễm sẽ gây chết 50% cá thể SAT. Đối với sâu tuổi 5, giá trị LT50 thể hiện ở
sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5%, trong đó chủng
SpltNPV-TG1 và SpltNPV-ĐT8 cho thời gian gây chết nhanh nhất lần lượt đạt
198,74 và 199,75 giờ sau khi lây nhiễm ở nồng độ 1,5 x 106 OBs/ấu trùng.
Tóm lại, qua kết quả đánh giá về giá trị thời gian gây chết trung bình của các
chủng virus SpltNPV thu thập tại ĐBSCL cho thấy, tuổi của sâu càng cao thì
thời gian gây chết sâu càng kéo dài. Thí nghiệm của Karma et al. (2012) cũng
báo cáo rằng ở nồng độ 1 x 106 OBs/mL thì thời gian gây chết LT50 của ấu
trùng SAT tuổi 3 là 5,09 ngày và LT99 là 12,16 ngày. Tương tự, nghiên cứu
của Trang and Chaudhari (2002), Tang et al. (2011) khi đánh giá LT50 của
virus NPV trên ấu trùng S. litura và cho rằng có sự phụ thuộc rất lớn giữa độ
tuổi sinh học của sâu và thời gian gây chết, giá trị LT50 tăng cùng với tuổi sâu
sinh học tăng.
Mật số thể vùi virus thu được trên ấu trùng sâu ăn tạp (S. litura)
98
Bảng 4.10: Năng suất thể vùi của virus SpltNPV đạt được trên 100 ấu trùng SAT ở
các giai đoạn tuổi khác nhau trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7
Chủng virus Năng suất thể vùi (OBs/100 ấu trùng)
Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5
SpltNPV-VL2 7,5 x 10
8 5,6 x 109 8,5 x 1010 2,8 x 1012 7,8 x 1012
SpltNPV-TG1 1,2 x 10
9 9,7 x 109 6,1 x 1010 1,8 x 1012 6,2 x 1012
SpltNPV-TV1 8,8 x 10
8 7,9 x 109 4,3 x 1010 0,9 x 1012 7,4 x 1012
SpltNPV-AG1 1,7 x 10
9 8,7 x 109 1,8 x 1010 1,5 x 1012 5,9 x 1012
SpltNPV-CT4 1,5 x 10
9 6,5 x 109 3,8 x 1010 9,8 x 1011 5,1 x 1012
SpltNPV-ĐT8 2,1 x 109 8,7 x 109 7,1 x 1010 1,1 x 1012 6,7 x 1012
SpltNPV-HG7 6,9 x 10
8 4,9 x 109 5,6 x 1010 1,6 x 1012 8,8 x 1012
SpltNPV-LA2 4,9 x 10
9 6,9 x 109 2,4 x 1010 8,9 x 1011 3,9 x 1012
SpltNPV-ST1 3,4 x 10
9 8,4 x 109 3,4 x 1010 1,4 x 1012 4,2 x 1012
Khi khảo sát, đánh giá năng suất virus thu được trên 100 ấu trùng của
chín chủng virus trên đối tượng SAT, kết quả đạt được thể hiện ở Bảng 4.10
cho thấy có sự khác biệt giữa các chủng virus ở các độ tuổi của sâu. Ở giai
đoạn sâu tuổi 1 thì năng suất thể vùi virus thu được dao động từ 6,9 x 108 đến
4,9 x 109 OBs/100 ấu trùng, trong đó chủng SpltNPV-LA2 đạt năng suất thể
vùi cao nhất. Đến giai đoạn sâu tuổi 2 với nồng độ lây nhiễm ban đầu là 1 x
105 OBs/2,5 g thức ăn thì lượng virus thu được tính trên 100 ấu trùng là 4,9 x
109 đến 9,7 x 109 OBs. Đối với sâu tuổi lớn hơn là tuổi 3, 4 và 5 thì lượng
virus thu được càng lớn vì ở các giai đoạn này sâu cần thời gian để virus nhân
mật số trong cơ thể, song song đó khi lượng virus đưa vào cơ thể sâu tương
đối thấp nên thời gian sâu chết chậm và sẽ thu được năng suất thể vùi cao. Ở
giai đoạn sâu tuổi 5 thì lượng virus thu được ở 9 chủng SpltNPV là trên 3,9 x
1012 OBs/100 ấu trùng. Tuy nhiên, nếu tính toán về hiệu suất thu hồi thể vùi thì
giai đoạn sâu tuổi 4 là thích hợp cho việc nhân nguồn virus NPV.
Bảng 4.11: Năng suất thể vùi của virus SpltNPV đạt được trên 1 ấu trùng SAT ở các
giai đoạn tuổi khác nhau trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7
Chủng virus Năng suất thể vùi (OBs/ấu trùng)
Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5
SpltNPV-VL2 1,8 x 10
5c 3,4 x 106 1,6 x 107e 2,0 x 108d 2,0 x 109cd
SpltNPV-TG1 7,8 x 10
5a 1,2 x 106 1,5 x 107e 1,1 x 108e 2,4 x 109cd
SpltNPV-TV1 2,8 x 10
5bc 4,6 x 106 6,2 x 107bc 4,6 x 109b 1,6 x 109b
SpltNPV-AG1 4,8 x 10
5ab 1,7 x 106 1,9 x 107e 2,2 x 108d 2,8 x 109bc
SpltNPV-CT4 1,4 x 10
5c 4,0 x 106 7,6 x 107b 3,4 x 108c 3,7 x 109ab
SpltNPV-ĐT8 2,0 x 105c 1,5 x 106 3,7 x 108a 6,3 x 109a 4,2 x 109a
SpltNPV-HG7 1,5 x 10
5c 1,8 x 106 3,2 x 107d 5,0 x 109ab 2,8 x 109bc
SpltNPV-LA2 2,1 x 10
5bc 1,9 x 106 7,1 x 107bc 5,8 x 109ab 5,2 x 109a
SpltNPV-ST1 1,8 x 10
5c 4,3 x 106 5,2 x 107c 6,8 x 109a 4,4 x 109a
Mức ý nghĩa ** ns ** ** **
CV (%) 5,39 6,4 3,45 4,40 4,04
Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt
nhau qua phép thử DUNCAN. **:Khác biệt có ý nghĩa mức 1%, ns: không khác biệt
99
Qua Bảng 4.11 thể hiện mật số thể vùi thu được trên một ấu trùng SAT
của các chủng virus SpltNPV ở các giai đoạn tuổi khác nhau cho thấy, đối với
sâu tuổi 1 năng suất thể vùi thu được dao động từ 1,4 x 105 đến 7,8 x 105
OBs/ấu trùng và có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các chủng virus
thu thập tại ĐBSCL. Đến giai đoạn sâu tuổi 2 thì năng suất virus thu được tăng
cao và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê đạt được (1,2 - 4,6) x 106
OBs/ấu trùng.
Đối với sâu tuổi 3 mật số thể vùi trong cơ thể sâu của chủng SpltNPV-
ĐT8 (3,7 x 108 OBs/ấu trùng) cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các chủng
còn lại qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Mật số thể vùi thấp nhất là
các chủng SpltNPV-VL2 (1,6 x 107 OBs/ấu trùng), SpltNPV-TG1 (1,5 x 107
OBs/ấu trùng) và SpltNPV-AG1 (1,9 x 107 OBs/ấu trùng).
Ở sâu tuổi 4, mật số thể vùi của các chủng virus trong cơ thể sâu nhiễm
tăng dần và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê 1%, mật số thể vùi cao nhất là
chủng virus SpltNPV-ST1 (6,8 x 109 OBs/ấu trùng) và SpltNPV-ĐT8 (6,3 x 109
OBs/ấu trùng) tương đương qua phân tích thống kê với chủng SpltNPV-HG7
(5,0 x 109 OBs/ấu trùng) và SpltNPV-LA2 (5,8 x 109 OBs/ấu trùng). Khả năng
nhân mật số thể vùi thấp nhất là chủng SpltNPV-TG1 (1,1 x108 OBs/ấu trùng)
thể hiện sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả trên
được giải thích như sau khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, virus thường bám
vào các tế bào dễ mẫn cảm và được nhân lên trong đó, các virus mới sinh ra lại
được phóng thích từ các tế bào bị nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào
chưa bị nhiễm. Các thể vùi được tạo ra trong nhân tế bào sâu chủ bị nhiễm,
chúng sẽ phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh và lan truyền vào khắp các khoang
cơ thể của ký chủ, làm cho ký chủ bệnh rồi chết (Ignoffo et al., 1971).
Đối với giai đoạn sâu tuổi 5 thì mật số thể vùi của các chủng virus đạt
được như sau chủng SpltNPV- ST1 (4,4 x 109 OBs/ấu trùng), SpltNPV-ĐT8
(4,2 x 109 OBs/ấu trùng), SpltNPV-LA2 (5,2 x 109 OBs/ấu trùng), tương đương
với chủng SpltNPV-CT4 (3,7 x 109 OBs/ấu trùng) và khác biệt hoàn toàn so
với các chủng còn lại qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Tóm lại, qua thí nghiệm đánh giá về năng suất thu được trên SAT trong
điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy mật số của virus phụ thuộc rất lớn vào
giai đoạn tuổi của sâu và liều lượng virus lây nhiễm cho sâu. Chính vì thế,
việc xác định độ tuổi của sâu để lây nhiễm nhằm thu lượng virus cao nhất rất
quan trọng, các nghiên cứu trên thế giới cũng đã thực hiện nhằm tối ưu hóa
thời gian thu hoạch virus nhằm tránh các hiện tượng tạp nhiễm làm giảm năng
suất của virus (Jayaraj et al., 1980).
100
* Kết quả sự suy giảm hiệu lực của các chủng virus SpltNPV theo
thời gian đối với sâu ăn tạp
Nhằm so sánh và đánh giá sự suy giảm hiệu quả của các chủng virus
SpltNPV đối với SAT thí nghiệm được thực hiện một phần ở nhà lưới, Bộ
môn BVTV trồng cải bắp theo từng nghiệm thức, sau đó phun virus ở các
nghiệm thức tương ứng trên hành. Sau thời gian 1, 3, 5 và 20 ngày sau khi
phun, cắt lá đem về phòng thí nghiệm và cho sâu ăn, theo dõi và xác định
được thời gian gây chết trung bình của cũng như độ hữu hiệu.
Sự suy giảm hiệu lực của 9 chủng virus SpltNPV đối với SAT được thể
hiện qua giá trị LT50 ở Bảng 4.12 cho thấy, sau 1 ngày cắt lá cho sâu ăn và
theo dõi trong điều kiện phòng thí nghiệm thì tất cả các chủng đều có thời gian
chết trung bình 50% cá thể sâu đạt từ 123,74 đến 158,41 giờ tương ứng với
5,16 đến 6,60 ngày sau khi lây nhiễm, trong đó chủng virus SpltNPV-VL2 có
thời gian gây chết nhanh nhất 123,74 giờ, chủng có thời gian chết trung bình
lâu nhất là chủng SpltNPV-TV1.
Tiếp tục sau 3 ngày xử lý, thời gian trung bình của 9 chủng virus đều
tương đương qua phân tích thống kê dao động từ 156,79 đến 188,27 giờ
(tương ứng 6,53 đến 7,84 ngày). Tại thời điểm 5 ngày sau khi xử lý thì tất cả
các chủng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chủng virus SpltNPV-CT4
có thời gian gây chết nhanh nhất đạt 179,73 giờ tương ứng với 7,49 ngày sau
khi lây nhiễm và khác biệt hoàn toàn so với các chủng còn lại. Đến 20 ngày
cho kết quả ghi nhận tương đương qua phân tích thống kê giữa các chủng
virus SpltNPV từ 8,11 đến 9,98 ngày.
Bên cạnh thời gian gây chết trung bình (LT50) thì sự suy giảm hiệu lực
còn được tính qua hiệu quả của các chủng tại từng thời điểm cắt lá. Kết quả
chi tiết thể hiện ở Bảng 4.13 cho thấy, ở thời điểm 1 NSXL hiệu quả phòng trị
SAT của 9 chín chủng virus SpltNPV đạt trung bình 96,4% và hiệu lực giảm
dần theo từng đến thời điểm 3 NSXL thì hiệu quả trung bình của 9 chủng là
74,9%, giảm 0,22 lần so với 1 NSXL. Hiệu quả tiếp tục giảm ở 5 NSXL và 20
NSXL, lần lượt là 60,0 – 28,7% (giảm 0,38 – 0,70 lần so với 1 NSXL).
Như vậy xét về thời gian suy giảm hiệu lực thì sau 20 ngày virus bị mất
tác dụng (hiệu quả trung bình 28,7%), còn xét về hiệu quả giữa các chủng thì
chủng virus SpltNPV-VL2 cho hiệu quả cao hơn các chủng còn lại (71,8%).
101
Bảng 4.12: Thời gian gây chết (LT50) của virus SpltNPV đối với SAT ở các thời
điểm sau cắt lá, trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T= 33,50C ±2,0; H= 55,0%± 4,0
Ngày sau
khi phun
Chủng virus LT50
(GSLN)
LT50
(NSLN)
Giới hạn mức 95% SE
Trên Dưới
1 SpltNPV-VL2 123,74
b 5,16 4,71 5,60 0,23
SpltNPV-TG1 133,34
ab 5,56 5,03 6,08 0,27
SpltNPV-TV1 158,41
a 6,60 6,10 7,09 0,25
SpltNPV-AG1 140,26
ab 5,84 5,34 6,35 0,26
SpltNPV-CT4 157,33
a 6,56 5,96 7,16 0,31
SpltNPV-ĐT8 144,53
ab 6,02 5,63 6,42 0,20
SpltNPV-HG7 138,66
ab 5,78 5,19 6,36 0,29
SpltNPV-LA2 155,20
a 6,47 5,91 7,02 0,28
SpltNPV-ST1 137,07
ab 5,71 5,33 6,08 0,19
CV (%) 9,06 (*)
3 SpltNPV-VL2 179,74 7,49 6,68 8,29 0,41
SpltNPV-TG1 180,26 7,51 6,73 8,29 0,40
SpltNPV-TV1 188,27 7,84 7,12 8,57 0,37
SpltNPV-AG1 158,86 6,58 5,87 7,28 0,36
SpltNPV-CT4 161,60 6,73 6,17 7,29 0,29
SpltNPV-ĐT8 186,66 7,78 6,99 8,57 0,40
SpltNPV-HG7 168,00 7,00 6,20 7,79 0,41
SpltNPV-LA2 156,79 6,53 5,82 7,25 0,37
SpltNPV-ST1 158,94 6,62 6,05 7,19 0,29
CV (%) 10,13 (ns)
5 SpltNPV-VL2 182,94
bcd 7,62 6,85 8,39 0,39
SpltNPV-TG1 203,20
abc 8,47 7,74 9,19 0,34
SpltNPV-TV1 187,20
a-d 7,80 7,09 8,51 0,36
SpltNPV-AG1 181,86
cd 7,59 6,84 8,32 0,38
SpltNPV-CT4 179,73
d 7,49 6,82 8,16 0,34
SpltNPV-ĐT8 203,74
ab 8,49 7,84 9,14 0,33
SpltNPV-HG7 205,87
a 8,58 7,81 9,35 0,39
SpltNPV-LA2 206,94
a 8,62 7,99 9,25 0,32
SpltNPV-ST1 186,14
a-d 7,76 7,01 8,51 0,38
CV (%) 5,91 (*)
20 SpltNPV-VL2 194,66 8,11 7,38 8,85 0,37
SpltNPV-TG1 230,41 9,60 8,97 10,23 0,32
SpltNPV-TV1 225,07 9,38 8,66 10,08 0,37
SpltNPV-AG1 236,26 9,84 9,23 10,46 0,31
SpltNPV-CT4 233,06 9,71 9,11 10,31 0,31
SpltNPV-ĐT8 230,93 9,62 9,04 10,21 0,29
SpltNPV-HG7 227,73 9,49 8,87 10,11 0,32
SpltNPV-LA2 239,47 9,98 9,46 10,49 0,27
SpltNPV-ST1 221,33 9,22 8,58 9,86 0,33
CV (%) 12,25 (ns)
Giá trị LT được phân tích bằng phần mềm Kaplan Meier Estimator, Kalbfleisch and Prentices, 1990; Collett,
1994. NSLN: ngày sau lây nhiễm; GSLN: Giờ sau lây nhiễm; ns: không khác biệt; *: khác biệt ở mức ý nghĩa
5%.
102
Bảng 4.13: Sự suy giảm hiệu lực của các chủng virus SpltNPV đối với SAT trong
điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T= 28,30C ± 2; H= 63,8%± 3,7
Chủng virus (A) Hiệu quả (%) ở các ngày sau khi phun Trung
bình (A)
1 ngày 3 ngày 5 ngày 20 ngày
SpltNPV-VL2 100,0 87,7 65,5 34,1 71,8
a
SpltNPV-TG1 100,0 62,4 63,9 26,7 63,3
ab
SpltNPV-TV1 92,5 93,3 76,6 24,4 71,7
a
SpltNPV-AG1 95,6 68,8 52,4 24,2 60,2
ab
SpltNPV-CT4 95,4 81,0 65,9 19,4 65,4
ab
SpltNPV-ĐT8 97,6 62,3 57,1 26,9 61,0ab
SpltNPV-HG7 95,2 71,3 42,9 26,6 59,0
b
SpltNPV-LA2 91,1 80,5 52,8 17,4 60,5
ab
SpltNPV-ST1 95,4 81,0 65,9 19,4 65,4
ab
Trung bình (B) 96,4 a 74,9 b 60,0 c 28,7 d
Mức ý nghĩa (A)* (B) ** (AB) ns
CV (%) 17,01
Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác
biệt nhau qua phép thử DUNCAN. *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%,**: Khác biệt có ý
nghĩa mức 1%; ns: không khác biệt
Như vậy, các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của
các chủng virus NPV, một nghiên cứu của Jones et al. (1997) đã cho biết virus
SpltNPV sẽ không hoạt động được nếu bị phơi nhiễm với tia UV, hay một báo
cáo của Cantwell et al. (1967) rằng khi cho virus NPV tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời trong 3 giờ ngoài đồng với bước sóng được đo của tia UV
(2.537 – 3.200 A0) thì NPV sẽ bị vô hiệu hóa (không hiệu quả trong diệt trừ
sâu). Vì vậy, trong nghiên cứu sản xuất chế phẩm virus việc bổ sung một số
chất chống tia cực tím như folic acid, pyridoxine, riboflavin, charcoal, than củi
hay than hoạt tính đều có khả năng bảo vệ virus NPV dưới tác động của ánh
nắng mặt trời (Yelshetty et al., 2009).
4.3 Hiệu quả và khả năng gây bệnh của các chủng virus SeNPV trên
sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)
* Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập tại tỉnh Vĩnh Long
Độ hữu hiệu của các chủng virus NPV thu thập tại tỉnh Vĩnh Long đối
với SXDL tuổi 2 được trình bày ở Bảng 4.14 cho thấy, tại thời điểm 3 NSLN
với nồng độ thể vùi virus là 2,5 x 107 OBs/mL thì hiệu lực gây chết của các
chủng virus đối với SXDL dao động từ 59,7 – 97,4%. Trong đó, các chủng
virus SeNPV-VL5 (97,4%), SeNPV-VL6 (93,4%), SeNPV-VL1 (92,0%),
SeNPV-VL2 (88,7%), SeNPV-JP1 (88,1%) và SeNPV-VL4 (87,3%) cho hiệu
lực cao tương đương nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và khác
biệt thống kê với các chủng virus còn lại.
103
Bảng 4.14: Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập tại tỉnh Vĩnh Long đối
với SXDL tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT
T = 25,30C ±2,0; H = 65,8% ± 3,0
Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) qua các NSLNa
3 5 7
SeNPV-VL1 92,0
ab 100a 100
SeNPV-VL2 88,7
ab 97,1a 100
SeNPV-VL3 59,7
c 81,1b 97,4
SeNPV-VL4 87,3
ab 94,6a 100
SeNPV-VL5 97,4
a 100a 100
SeNPV-VL6 93,4
ab 95,9a 100
SeNPV-VL7 76,7
bc 91,4a 100
SeNPV-JP1 88,1
ab 100a 100
Mức ý nghĩa * * ns
CV (%) 17,6 10,1 3,6
Trong cùng một cột các số trung bình có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác
biệt nhau qua phép thử DUNCAN. *: Khác biệt có ý nghĩa mức 5%, ns: không khác biệt.
a: Ngày sau lây nhiễm, SeNPV – JP1: Virus SeNPV được cung cấp từ Nhật Bản làm đối
chứng dương.
Đến giai đoạn 5 NSLN, virus SeNPV-VL1, SeNPV-VL5 và SeNPV-JP1
đạt hiệu quả diệt sâu tối đa là 100% và không khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 5% với các chủng SeNPV-VL2 (97,1%), SeNPV-VL4 (94,6%), SeNPV-
VL6 (95,9%) và SeNPV-VL7 (91,4%) nhưng có khác biệt so với chủng virus
còn lại là SeNPV-VL3. 7 NSLN, độ hữu hiệu của các chủng virus dao động từ
97,4 – 100% và không khác biệt qua phân tích thống kê.
Như vậy, kết quả ghi nhận ở Bảng 4.14 cho thấy trong 7 chủng virus thu
thập tại tỉnh Vĩnh Long hiệu lực gây chết đối với SXDL tại thời điểm 3 NSLN
của chủng virus SeNPV-VL5 cao tương đương với các chủng virus SeNPV-
VL2, SeNPV-VL4, SeNPV-VL6 và SeNPV-JP1 và tại thời điểm 5 NSLN các
chủng virus là SeNPV-VL5, SeNPV-VL4 và SeNPV-JP1 đạt hiệu lực tối đa
100%. Tuy nhiên, chủng virus SeNPV-VL5 cho hiệu quả ở ngay 3 NSLN đạt
97,4% vì vậy sẽ chọn để nghiên cứu tiếp theo.
* Hiệu lực của các chủng virus SeNPV thu thập tại Tp. Cần Thơ
Kết quả Bảng 4.15 thể hiện vào giai đoạn 3 NSLN, chủng virus SeNPV –
CT3 có hiệu lực gây chết sâu là 94,3% không khác biệt với các chủng virus
SeNPV-JP1 (88,2%), SeNPV-CT2 (80,8%) và SeNPV-CT5 (75,5%) nhưng khác
biệt với các chủng virus còn lại ở mức ý nghĩa 5%.
Tại giai đoạn 5 NSLN, hiệu lực của các chủng virus đều tăng đạt từ 79,5
– 100%. Trong đó, hai chủng virus SeNPV-CT3, SeNPV-JP1 cho hiệu lực gây
chết sâu tối đa đạt 100% và khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với các nghiệm thức
còn lại. Sang đến 7 NSLN, độ hữu hiệu của các chủng virus SeNPV-CT3,
SeNPV-CT4, SeNPV-JP1 đều đạt hiệu lực tối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_dac_tinh_va_hieu_qua_phong_tru_cua_nucleo.pdf