LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC BẢNG . vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ. ix
LỜI MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
3. Câu hỏi nghiên cứu . 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
5. Khung nghiên cứu . 5
6. Những đóng góp mới của luận án . 6
7. Kết cấu của luận án .7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 8
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán . 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm . 8
1.1.2 Các loại chứng khoán . 8
1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán . 9
1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán . 9
1.2.2 Phân loại hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán . 11
1.2.3 Tác động của hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán . 15
1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài . 19
1.3.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả . 19
1.3.2 Lý thuyết tài chính hành vi . 20
1.3.3 Lý thuyết tín hiệu . 21
1.3.4 Lý thuyết tam giác gian lận . 22
1.4 Quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán . 25
1.4.1 Khái niệm . 25
1.4.2 Chủ thể quản lý . 26
225 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm tại Việt Nam.
2.3.2.2 Thang đo các biến
Bảng 2.13: Thang đo biến độc lập
Mã biến Chỉ báo đo lường Nguồn
I Nhóm cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành
ISD1
Người có thông tin nội bộ chưa công bố
của công ty
Carlton & Fischel (1983), John &
Lang (1991), Bonaime & Ryngaert
(2013), Vinh Nguyen & cộng sự
(2017)
ISD2
Sự thông đồng của tổ chức phát hành,
người nội bộ và công ty chứng khoán
Klein (1995), Rajesh (2003), Klein
&và cộng sự (2010)
ISD3 Lạm dụng quyền lực, vị trí.
Cressey (1953), Mackevicius &
Bartaska (2003), Singleton & cộng
sự (2006), Ewa & Udoayang (2012).
92
Mã biến Chỉ báo đo lường Nguồn
ISD4
Khi được bạn bè, người quen nhờ có thể
đứng tên công ty nhưng không tham gia
góp vốn hay điều hành cty
Bổ sung từ nghiên cứu tình huống
và phỏng vấn sâu.
ISD5
Tổ chức phát hành có giao dịch của các
bên liên quan, công ty mẹ - công ty con
Ming & Wong (2003), Wilks &
Zimbelman (2004), Moyes & cộng sự
(2005) .
ISD6
Tổ chức phát hành có cơ cấu tổ chức phức
tạp, một người kiêm nhiệm nhiều vị trí.
Loebbecke & cộng sự (1989),
Farber (2005), Howe & Malgwi
(2006), Lou & Wang (2009).
ISD7
Tổ chức phát hành không kiểm soát tốt
thông tin nội bộ
Jeng (1998), Loebbecke & cộng sự
(1989), Noe (1999)
II Nhóm cơ hội do nhà đầu tư thiếu hiểu biết, đầu tư theo tâm lý đám đông
IVT1
Nhà đầu tư không phân tích kỹ các thông
tin của TCPH như bản cáo bạch, thuyết
minh BCTC
Glosten & Milgrom (1985), Easley &
O'Hara (1987).
IVT2
Nhà đầu tư cho bạn bè, người quen
mượn tài khoản chứng khoán
Bổ sung từ nghiên cứu tình huống
và phỏng vấn sâu.
IVT3
Nhà đầu tư mua bán chứng khoán theo
người nội bộ hoặc được cho là có thông
tin nội bộ
Demsetz (1968), Cornell & Sirri
(1992), Chakravarty & McConnell
(1997).
IVT4
Nhà đầu tư có xu hướng giao dịch theo
nhà đầu tư nước ngoài
Nguyễn Đức Hiển (2012), kết quả
từ nghiên cứu tình huống và phỏng
vấn sâu.
IVT5
Nhà đầu tư giao dịch theo khuyến nghị
của nhà môi giới
Allen & Gale (1992), Dorminey và
cộng sự (2010), Rajesh (2013).
IVT6
Nhà đầu tư giao dịch theo thông tin tư
vấn trên các diễn đàn chứng khoán
Kết quả từ nghiên cứu tình huống
và phỏng vấn sâu.
III Nhóm cơ hội do quản lý, giám sát thị trường chưa hiệu quả
MNG1 Các dịch vụ “tín dụng tạo đòn bẩy” của CTCK
Bổ sung từ nghiên cứu tình huống
và phỏng vấn sâu.
MNG2
Hệ thống giám sát phát hiện gian lận của
cơ quan nhà nước chưa kịp thời
Kenyon & Tilton (2006), Dorminey
và cộng sự (2010), Ewa &
Udoayang (2012).
93
Mã biến Chỉ báo đo lường Nguồn
MNG3
Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, để
lọt hoặc đánh giá không đúng loại tội
phạm, chưa có chính sách người tố cáo
Rajesh (2003), Bhattacharya &
Daouk (2009), Bartlett (2012).
MNG4
Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có
tính răn đe
Choi (2004), Bhattacharya &
Daouk (2009), Vinh Nguyen &
cộng sự (2017)
MNG5
Các biện pháp xử phạt không kịp thời,
chậm trễ
Nguyễn Thanh Tùng (2016), kết
quả nghiên cứu tình huống và
phỏng vấn sâu.
MNG6
Thẩm quyền của UBCK trong thanh tra,
kiểm tra, xử phạt còn nhiều hạn chế
Bổ sung từ nghiên cứu tình huống
và phỏng vấn sâu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bảng 2.14: Thang đo biến phụ thuộc
Mã biến
Chỉ báo đo lường Nguồn
Các cách thức thực hiện hành vi gian lận
FRD1
Dùng một hay nhiều tài khoản để liên tục
mua, bán tạo ra cung, cầu giả tạo cho
chứng khoán.
Kyle (1984), Rajesh (2003), Back &
Baruch (2004).
FRD2
Liên tục giao dịch với khối lượng chi phối
tại thời điểm xác định giá đóng cửa hoặc
giá mở cửa mới của chứng khoán đó.
Back & Baruch (2004),
Archishman & Bilge Yilmaz
(2004).
FRD3
Đưa ra ý kiến thông qua phương tiện
thông tin đại chúng về một loại chứng
khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá
chứng khoán.
Foster & Viswanathan (1994), Van
(2003), Back & Baruch (2004),
Archishman & Bilge Yilmaz
(2004).
FRD4
Tạo dựng, công bố thông tin sai lệch
hoặc gây hiểu lầm ảnh hưởng lớn đến giá
chứng khoán trên thị trường
Kyle (1984), Klein (1995), Rajesh
(2003).
FRD5
Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố
để giao dịch chứng khoán.
Carlton & Fischel (1983), John &
Lang (1991), Banerjee & Eckard
(2001), Võ Thị Hoàng Nhi (2008),
Bonaime & Ryngaert (2013).
Nguồn: Tác giả tổng hợp
94
2.3.2.3 Quy trình thực hiện phương pháp khảo sát
Quá trình thực hiện khảo sát tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xác định mẫu khảo sát
Đối tượng được phát phiếu khảo sát là các nhà đầu tư có hơn 5 năm kinh
nghiệm và những người làm việc trong lĩnh vực chứng khoán (người làm việc trong
công ty chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán, Sở giao dịch Chứng khoán...)
Về số lượng mẫu khảo sát, tác giả tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu và tổng hợp
như sau:
(1) Tập mẫu nên ít nhất là 100 mẫu theo các nghiên cứu của (Comrey (1978),
Gorsuch (1983), Hair & cộng sự (1998), Velicer & Fava (1998)).
(2) Tỷ lệ số quan sát/ biến đo lường (N/p). Các nghiên cứu của các tác giả theo
hướng này là Nunnally (1978), Velicer & Fava (1998), Hair và cộng sự (2010). Họ
đưa ra đề nghị tỷ lệ N/p từ 2:1 đến 20:1. Nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp EFA
thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ N/p là 5/1, tức cần tối
thiểu 5 quan sát cho mỗi biến đo lường (Hair và cộng sự, 2010).
(3) Số quan sát tối thiểu để có thể suy diễn thành chỉ số của tổng thể. Với độ tin
cậy 95% thì cần tối thiểu 384 mẫu quan sát (Hair & cộng sự, 1998).
Tác giả kết hợp 3 cách chọn mẫu và lựa chọn tỷ lệ 5:1. Bảng hỏi gồm 7 yếu tố
nhóm cơ hội từ người nội bộ và tổ chức phát hành (biến độc lập), 6 yếu tố nhóm cơ hội
từ nhà đầu tư (biến độc lập), 6 yếu tố nhóm cơ hội từ cơ quan quản lý (biến độc lập) và
5 cách thức thực hiện hành vi gian lận (biến phụ thuộc). Tổng số phiếu được thu thập
là 657 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ được sử dụng là 568 phiếu.
Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát gồm 2 phần, phần 1 là thông tin chung của người được phỏng
vấn, phần 2 là các câu hỏi về các yếu tố cơ hội tác động đến hành vi gian lận trên thị
trường chứng khoán Việt Nam và các cách thức thực hiện hành vi gian lận theo thang
đo Likert 5 mức độ.
Mẫu phiếu khảo sát ở phụ lục 01 được xây dựng dựa trên quy trình ở hình 2.3.
95
Hình 2.3: Quy trình thiết kế phiếu khảo sát
Kết cấu của phiếu khảo sát:
Phần 1: Thông tin chung về đối tượng khảo sát gồm giới tính, trình độ học vấn,
lĩnh vực khác, số năm kinh nghiệm tham gia đầu tư chứng khoán.
Phần 2: Tác giả sử dụng thang đo Likert từ 1 - 5 điểm để đánh giá:
(1) Nhóm các yếu tố cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành dẫn đến hành
vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(2) Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư dẫn đến hành vi gian lận trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
(3) Nhóm các yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát thị trường dẫn đến hành vi
gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bước 3: Thực hiện khảo sát
Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát và thu thập phiếu khảo sát từ tháng
1/2019 - 6/2019. Phiếu khảo sát (Phụ lục 01) được gửi đến cho các đối tượng khảo sát
hoặc trực tiếp, gọi điện hoặc thông qua các công ty chứng khoán, thư điện tử và khảo
sát online theo biểu mẫu Google forms trên
Thứ nhất là, gửi trực tiếp phiếu khảo sát tới đối tượng khảo sát. Thông qua mối
quan hệ quen biết và được giới thiệu, tác giả sẽ trực tiếp gửi phiếu khảo sát đến các
Kết quả tổng quan nghiên cứu trên
thế giới và Việt Nam
Kết quả nghiên cứu các tình huống
điển hình trên TTCK Việt Nam
Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên
gia trên TTCK Việt Nam
Xây dựng Phiếu khảo sát và test
thử tới 30 người được khảo sát
Hoàn thiện phiếu khảo sát và tiến
hành phát phiếu rộng rãi đến các
đối tượng.
96
công ty chứng khoán hoặc hội thảo nhà đầu tư do các công ty chứng khoán tổ chức
hoặc tại các hội thảo khoa học có nhiều các chuyên gia tài chính, chứng khoán tham
gia. Tác giả sẽ chờ thu thập luôn tại hội thảo và tại các công ty chứng khoán. Tại đây,
tác giả kết hợp giao lưu với các chuyên gia, các nhà đầu tư kinh nghiệm, tìm hiểu thêm
các đề xuất, đánh giá, nhận xét, giải pháp về các vấn đề đang nghiên cứu. Một số các
công ty yêu cầu sẽ gửi lại sau 1-2 tuần qua đường bưu điện.
Thứ hai là, gửi qua đường bưu điện. Do khoảng cách về địa lý, nhiều công ty
chứng khoán nhiệt tình hỗ trợ, yêu cầu chỉ gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện
hoặc chỉ gửi file phiếu khảo sát, phía công ty chứng khoán chủ động in, gửi và thu
thập phiếu khảo sát và gửi về cho tác giả thường sau từ 1-2 tuần.
Thứ ba là, gửi link vào room các môi giới và room của các nhà đầu tư. Thông
qua mối quan hệ và người giới thiệu, phiếu khảo sát online google form được các nhà
quản lý công ty chứng khoán và các nhà môi giới chia sẻ link vào các room để mọi
người trả lời. Thường link này sẽ được chia sẻ vào buổi trưa hoặc cuối buổi chiều, sau
khi vừa kết thúc phiên giao dịch để tránh việc làm phiền đến thông tin giao dịch chứng
khoán của các thành viên.
Thứ tư là, viết maill có kèm link phiếu khảo sát tới các nhà đầu tư. Phần mềm
Yet Another Mail Merge được sử dụng để gửi mail cá nhân hóa hàng loạt cho các nhà
đầu tư và các chuyên gia để kính mời họ trả lời phiếu khảo sát. Ngoài việc hoàn thành
phiếu khảo sát giúp tác giả, nhiều nhà đầu tư còn phản hồi các ý kiến xung quanh vấn
đề nghiên cứu hoặc gửi lời đề nghị xin chia sẻ kết quả nghiên cứu.
2.3.2.4 Quy trình xử lý số liệu
Tổng số phiếu thu về là 657 phiếu. Tác giả loại bỏ các phiếu không điền đầy đủ
thông tin, không trả lời hết câu hỏi, các phiếu được tích cùng 1 đáp án hoặc các phiếu
được tích theo hình zíc zắc một cách ngẫu nhiên. Tổng số phiếu hợp lệ được sử dụng là
568 phiếu.
Kết quả khảo sát được xử lý bằng chương trình SPSS thông qua các bước sau đây:
Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Các mức giá trị của Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7
đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm
nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally (1978), Peterson
(1994), Slater (1995) (trích dẫn trong Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).
97
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu
chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (giá trị này càng
lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein (1994) (trích dẫn
trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011)).
- Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là
biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).
Dựa theo thông tin trên tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số
Cronbach’s Alpha >=0,7 và có hệ số tương quan biến tổng >= 0,3.
Thứ hai, kiểm định giá trị của thang đo.
Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố
Varimax. Theo Hair & cộng sự (1998), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số
nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này
biểu thị mối quan hệ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố
càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.
Theo Hair & cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý
nghĩa thiết thực của phân tích EFA. Thông thường ngưỡng của hệ số này phải lớn hơn
0.5 để bảo đảm giá trị hội tụ. Đồng thời giá trị phân biệt cũng phải thỏa mãn bằng cách
là các factor loading lớn nhất và lớn nhì trong cùng 1 hàng phải cách xa nhau ít nhất là
0,3 đơn vị. Nếu factor loading không thỏa mãn thì phải xóa biến quan sát đó ra và thực
hiện phân tích EFA lại.
• Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu
• Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng
• Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh hệ số tải nhân tố, KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp
của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Theo Kaiser
(1974) đề nghị:
• KMO ≥ 0,9: Rất tốt
• 0,8 ≤ KMO ≤ 0,9: Tốt
• 0,7 ≤ KMO ≤ 0,8: Được
• 0,6 ≤ KMO ≤ 0,7: Tạm được
98
• 0,5 ≤ KMO ≤ 0,6: Xấu
• KMO < 0,5: Không được chấp nhận
Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng
thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương
quan với nhau trong tổng thể.
Dựa trên những thông tin trên, tác giả sử dụng kiểm định giá trị của thang đo
bằng cách phân tích nhân tố khám phá EFA trong đó yêu cầu hệ số tải nhân tố > 0.5.
Hệ số KMO >0.5 và phương sai trích >50% (Hair & cộng sự, 1998). Phương pháp rút
trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax.
Thứ ba, kiểm định lại độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha sau
khi đã loại bỏ các chỉ báo không phù hợp.
Thứ tư, phân tích tương quan giữa các biến.
Thứ năm, phân tích mô hình hồi quy bội
99
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu. Tác giả sử dụng kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình để phân tích các cơ hội thực hiện hành
vi gian lận và các cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, đồng thời phân tích những tình huống điển hình trong quản lý các hành vi
gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên
gia để hoàn thiện phiếu khảo sát về các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận và các
cách thức thực hiện hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương
pháp thống kê để tổng hợp phân loại gian lận, tổng số quyết định xử phạt, tổng số
tiền phạt... giai đoạn 2010 - 2019. Phương pháp điều tra khảo sát để xác định mức độ
tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
100
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAN LẬN VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Sơ lược quá trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam được xếp loại là thị trường cận
biên, đang trong quá trình nâng hạng lên thị trường mới nổi. Từ khi chính thức đi vào
hoạt động đến nay đã 20 năm, thị trường đã có những bước phát triển thăng trầm. Hình
3.1 dưới đây thể hiện chỉ số Vnindex từ năm 2000 - 2019.
Hình 3.1: Chỉ số Vnindex từ năm 2000 - 2019
Nguồn: Công ty chứng khoán Vndirect
Ngày 10 tháng 7 năm 2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE)
được khai trương, đây là trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam. Phiên
đầu tiên diễn ra vào ngày 28 tháng 7 năm 2000 với 2 mã cổ phiếu REE và SAM.
Đến ngày 8 tháng 3 năm 2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) ra đời, là nơi niêm yết giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Giai đoạn từ 2000-2005, thị trường còn rất lạ lẫm với các nhà đầu tư, số phiên
101
giao dịch trong tuần còn ít, lượng hàng hóa không nhiều, vốn hóa thị trường chỉ đạt
mức trên dưới 1% GDP.
Năm 2006 được xem là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán, số lượng
nhà đầu tư liên tục gia tăng, lượng hàng hóa tăng mạnh, số lượng các công ty chứng
khoán tăng trưởng mạnh mẽ, vốn hóa thị trường đạt 22,7% GDP. Đây là giai đoạn thị
trường tăng trưởng nóng. Mức đỉnh đạt được là 1170 điểm vào tháng 3 năm 2007,
đây là năm vốn hóa thị trường tới mức trên 43%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ quý 3 năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu
chiều hướng đi xuống, tới năm 2008 mức vốn hóa thị trường chỉ còn 18% GDP, biên
độ được giảm mạnh ở cả 2 sàn xuống còn 1% ở HOSE, 2% ở HNX.
Qua năm 2009 - 2011, thị trường bắt đầu hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt
37,71% GDP, phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai. Ngày 24/06/2009 chính
thức vận hành thị trường UPCoM, đây là thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán cho
các công ty đại chúng chưa niêm yết. Thị trường UPCoM được kỳ vọng giúp tăng tính
minh bạch trên thị trường chứng khoán, tiến tới xây dựng thành thị trường OTC, tuy
nhiên, nó chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả do còn nhiều hạn chế. Trong năm 2010,
triển khai công nghệ giao dịch không sàn, giúp tăng tính thanh khoản và chính xác trong
quá trình giao dịch.
Năm 2012 ra mắt chỉ số VN30 giúp các nhà đầu tư có thêm công cụ đánh giá thị
trường. Ngoài ra, việc điều chỉnh ngày thanh toán từ T+4 xuống thành T+3 giúp tăng
tính thanh khoản hơn, giá trị giao dịch bình quân năm 2012 đạt 1.918 tỷ đồng/phiên,
tăng 38% so với năm 2011. Tuy nhiên, đây vẫn là một năm khó khăn với 21 mã chứng
khoán bị hủy niêm yết, trên 50% công ty chứng khoán báo cáo lỗ.
Năm 2013, điều chỉnh biên độ và thời gian giao dịch ở cả 2 sàn, thúc đẩy tăng
tính thanh khoản và sôi động hơn trên thị trường. Vốn hóa thị trường ngày càng tăng,
đến cuối năm 2014 đạt 31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (tương đương 1,1 triệu tỷ
đồng). Năm 2015 thị trường không nhiều dấu ấn về giá trị giao dịch và tính thanh khoản
nhưng là một năm có sự gia tăng đáng kể số cổ phiếu niêm yết mới. Tổng số cổ phiếu và
chứng chỉ quỹ niêm yết 2 sàn là 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị niêm yết
theo mệnh giá là 528 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2014 và 571 mã trái phiếu với
tổng giá trị niêm yết là 709 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2014.
Năm 2016 là năm có nhiều sự kiện quốc tế tác động mạnh mẽ tới thị trường
chứng khoán trong nước như sự kiện nước Anh rời khỏi EU, Mỹ có tổng thống mới
Donald Trump, thị trường chứng khoán Trung Quốc ngắt giao dịch ngày ¼. Tuy nhiên
102
thị trường trong nước sớm lấy được cân bằng và ghi nhận những kết quả tích cực. Vốn
hóa thị trường đạt 1.923 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015, giá trị giao dịch
bình quân đạt 6.888 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015. Năm 2016 cũng là
năm ra mắt chỉ số VNX-Allshare tạo nền tảng hợp nhất 2 Sở giao dịch chứng khoán
trong tương lai.
Ngày 10/08/2017 thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ra đời với sản
phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ sổ VN30. Vốn hóa thị trường đạt 25% GDP
(tương đương 2 triệu tỷ đồng), với hơn 700 công ty tham gia niêm yết, giá trị giao dịch
bình quân đạt trên 3.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp đôi so với giai đoạn 2005-2010, tăng
50 lần so với giai đoạn 2000 - 2005.
Năm 2018, VN-Index lập đỉnh mới 1.211 điểm (ngày 10/4/2018), nhưng sau đó
lại xuống đáy 888 điểm (ngày 30/10/2018). Trong khi nền kinh tế Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng mạnh nhất 10 năm qua, nguyên nhân là do các tác động khách quan từ
khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung.
Năm 2019, mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt 4383 nghìn tỷ đồng, tăng
10,7% so với cuối năm 2018 (tương đương 79,2% GDP). Với 748 cổ phiếu và chứng
chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch và 833 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom
với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 1.385 tỷ đồng, tăng 14,8% so với
năm 2018. Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân đạt
106.288 hợp đồng/phiên, tăng 35% so với bình quân năm 2018.
Tóm lại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành và
phát triển, tính thanh khoản ngày càng được nâng cao, tổ chức thị trường ngày càng
hoàn thiện, hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú. Thị trường chứng khoán Việt
Nam trong thời gian tới sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
với mục tiêu phát triển bền vững và nâng hạng trở thành thị trường mới nổi trước
năm 2025.
3.2 Thực trạng hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.2.1 Nghiên cứu tình huống các hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
3.2.1.1 Nghiên cứu tình huống giao dịch nội gián
Hành vi giao dịch nội gián có cách thức thực hiện hành vi gian lận là sử
dụng các thông tin nội bộ chưa công bố để giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, rất
103
khó để chứng minh hành vi giao dịch nội gián của các đối tượng gian lận. Theo
thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, số hành vi giao dịch nội gián là
không phổ biến, từ năm 2010 đến năm 2017 chỉ có 3 quyết định xử phạt đối với
loại hành vi này, năm 2011 - 2016 hoàn toàn không ghi nhận bất kỳ hành vi giao
dịch nội gián nào.
Phân tích tình huống giao dịch nội gián cổ phiếu SKG (TH2 bảng 2.2)
Tình huống này cho thấy, người nội bộ là kế toán trưởng công ty, được tiếp
nhận các thông tin nội bộ chưa công bố trước nên đã sử dụng lợi thế thông tin có được
làm lợi cho chính mình. Ngoài ra, chậm công bố thông tin là một dấu hiệu lưu ý về khả
năng có giao dịch nội gián. Khi công ty có những thông tin tốt/xấu có tác động làm
tăng/giảm giá chứng khoán nhưng lại không được công bố kịp thời thì khả năng trước
đó đã có các giao dịch nội gián. Cụ thể:
Ngày 06/06/2017, công ty SKG nhận được Quyết định của Chi cục thuế huyện
Phú Quốc về việc truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, Phạt vi phạm hành chính về
thuế, Phạt chậm nộp thuế lên đến 57,65 tỷ.
Có được thông tin nói trên, trong thời gian từ ngày 20/06 - 28/06/2017, bà
L.H.A - kế toán trưởng công ty đã bán 5.400 cổ phiếu SKG. Đến ngày 14/08/2017,
Công ty mới công bố thông tin nói trên. Dưới tác động của thông tin nêu trên, giá cổ
phiếu SKG đã giảm từ 41.600 xuống còn 23.700 đồng (giảm 43%) trong khoảng thời
gian 2 tháng từ ngày 27/06/2017 đến ngày 28/08/2017. Số tiền mà bà L.H.A hưởng lợi
từ thông tin nội bộ chưa công bố là hơn 85.000.000 đồng.
Rất khó để xác định thêm liệu bà L.H.A hay những người có được thông tin này
có tiết lộ cho người liên quan để họ hưởng lợi thế và bán được mức giá tốt hay
không. Cổ đông SKG cũng bất mãn trước việc trước khi công bố thông tin, hàng
loạt lãnh đạo công ty đã bán cổ phiếu đang nắm giữ. Cùng khoảng thời gian từ
tháng 1-7/2017, ông T.C.H - Thành viên hội đồng quản trị cũng đã thoái sạch hơn
532.000 cổ phiếu SKG sau 2 lần chào bán. Đồng thời, chủ tịch Hội đồng quản trị
H.N.N cũng kịp thời bán ra 300.000 cổ phiếu, thành viên Ban kiểm soát L.V.H
cũng thoái hơn 11.000 cổ phiếu.
Đến tháng 11/2017, bà L.H.A bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành
chính số tiền 450 triệu đồng và Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm là 85 triệu đồng.
104
Hình 3.2: Diễn biến giá cổ phiếu SKG từ ngày 01/05/2017 - 30/09/2017
Nguồn: Công ty chứng khoán Vndirect
Chú thích: Điểm chấm đỏ là thời điểm xuất hiện giao dịch nội gián, điểm chấm xanh là
thời điểm công bố thông tin về việc bị truy thu thuế. Đường biểu đồ thể hiện giá đóng cửa.
Các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi giao dịch nội gián nói trên:
- Bà L.H.A là kế toán trưởng công ty, người được tiếp cận sớm nhất các thông
tin về tình hình tài chính chưa công bố của công ty.
- Lịch sử xử phạt các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán còn khá nhẹ,
khiến cho các đối tượng có tâm lý sẵn sàng chấp nhận mức xử phạt ít hơn nhiều so với
mức lãi có được từ các hành vi gian lận.
Cách thức thực hiện hành vi gian lận nói trên:
- Sử dụng thông tin nội bộ chưa công bố để giao dịch chứng khoán
Phân tích tương tự với tình huống giao dịch nội gián TH1, TH3, TH4, TH5 (bảng
2.2) tác giả tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận vào bảng 3.1 và các
cách thức thực hiện hành vi gian lận ở bảng 3.2. Đồng thời, tổng hợp một số đặc điểm
của hành vi giao dịch nội gián trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
- Các giao dịch nội gián thường dựa trên việc cố tình lợi dụng lợi thế về việc
tiếp cận được thông tin tốt hoặc xấu về hoạt động và tình hình tài chính của công ty.
Nguồn thông tin thường xuất phát từ các viên chức cấp cao trong công ty đại chúng
như: Giám đốc/Tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, kế toán trưởng.
105
- Các giao dịch ngày càng tinh vi, khó chứng minh được hành vi vi phạm.
Người nội bộ có thể không trực tiếp đặt lệnh mà thông qua các mối quan hệ phức tạp
như bạn bè, người thân, đối tác kinh doanh. Điều này dẫn đến việc phát hiện và xử lý
rất khó khăn.
- Các giao dịch nội gián thường diễn ra sau khi công ty có thông tin quan trọng
và trong khoảng 20 ngày trước khi công ty công bố thông tin này ra công chúng.
Trường hợp công ty hoặc người nội bộ vi phạm công bố thông tin có thể là gợi ý cho
một hành vi gian lận nào đó, trong đó có giao dịch nội gián.
- Mặc dù hình thức thể hiện của hành vi giao dịch nội gián không đa dạng như
các hành vi thao túng giá chứng khoán nhưng việc phát hiện và xử lý các hành vi giao
dịch nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_hanh_vi_gian_lan_tren_thi_truong_chung_kh.pdf