LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN.ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ . x
MỞ ĐẦU . xiv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU VÀ CÁC CẤU TRÚC NANO BÁN DẪN
THẤP CHIỀU . 1
1.1. Tổng quan về vật liệu và cấu trúc nano bán dẫn thấp chiều . 2
1.1.1. Định nghĩa vật liệu nano . 2
1.1.2. Phân loại vật liệu nano . 3
1.1.3. Chế tạo vật liệu nano. 6
1.2. Tổng quan về các vật liệu nghiên cứu . 12
1.2.1. Sơ lược về vật liệu bán dẫn . 12
1.2.2. Phân loại vật liệu bán dẫn theo cấu trúc nguyên tử. 13
1.2.3. Vật liệu ôxit kẽm (ZnO). 13
1.2.3.1. Đặc điểm cấu trúc và các thuộc tính:. 14
1.2.3.2. Ứng dụng tiềm năng . 18
1.3. Cấu trúc nano xốp. 23
1.3.1. Phân loại nano xốp . 23
1.3.2. Zeolite - Nano xốp vô cơ. 26
1.3.3. Khung kim loại hữu cơ - MOF. 27
1.3.4. Siêu vật liệu. 28
1.3.5. Các tinh thể Fullerite. 31
1.3.6. Các khoáng sét nanoclay. 32
1.4. Kết luận. 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHIẾM HÀM MẬT ĐỘ VÀ GẦN ĐÚNG LIÊN KẾT
CHẶT DỰA TRÊN DFT. 35
2.1. Phương trình Schrödinger độc lập thời gian. 35
2.2. Gần đúng Born-Oppenheimer. 36
2.3. Lý thuyết phiếm hàm mật độ DFT. 38
159 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu mô hình hóa và mô phỏng cấu trúc nano xốp zno, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên tử trong phương pháp
quỹ đạo phân tử. Chúng được đặt tên theo nhà vật lý John C. Slater, là người đưa ra các
hàm số này vào năm 1930 [49]. Nó tắt dần theo dạng hàm e mũ ở tầm xa và có đỉnh ở tầm
ngắn (khi kết hợp với các hàm của nguyên tử dạng hydro, tức là lời giải giải tích của
phương trình Schrödinger tĩnh trong nguyên tử một electron). Tuy nhiên không giống như
các quỹ đạo Schrödinger dạng hydro, STO không có các nodes (các điểm bằng không) theo
phương xuyên tâm (và ngay cả các quỹ đạo dạng Gauss hay Gaussian-type orbitals - GTO
cũng không có). STO có dạng hàm xuyên tâm như sau: 1( ) n rR r Nr e trong đó n là số tự
nhiên đóng vai trò số lượng tử chính n = 1,2,..., N là hệ số chuẩn hóa, r là khoảng cách từ
điện tử đến hạt nhân, và là hằng số liên quan đến điện tích hiệu dụng của hạt nhân, tức là
điện tích hạt nhân nhưng được che một phần bởi các điện tử. Trong lịch sử, các điện tích
hiệu dụng của hạt nhân được đánh giá bằng quy tắc Slater.
iv) Sau khi đã xác định được tập cơ sở, có thể xác định lại các thành phần của
Hamiltonian bậc không theo gần đúng hai tâm:
2
;
Hˆ 1
;
2
i
o
i j
i KS j
i j
V i j
trong đó KSV
là thế năng tương tác cặp, chỉ tác dụng lên các điện tử của nguyên tử và .
Trên phương diện áp dụng thực tế người ta phải xây dựng một bảng của tham số
SK (từ tên Slater Koster) cho mỗi cặp nguyên tử trong hệ, bảng này cho ta giá trị các yếu
tố của ma trận Hamiltonian và ma trận xen phủ phụ thuộc khoảng cách giữa các nguyên tử
trong hệ.
Với các phép gần đúng ở trên, biểu thức năng lượng điện tử theo phương pháp
SCC-DFTB có thể được viết dưới dạng:
0
,
1 ˆ ,
2
I
DFTB
Elec i l j l j
i lj
E E q q c l jHc
(2.37)
53
trong đó
lc và ic là các hệ số được sử dụng để mở rộng hàm sóng Kohn-Sham.
Ta thấy rằng, nếu cho trước vị trí các nguyên tử trong hệ, ta có thể tính năng lượng
của hệ bằng cách đưa vào một bộ các hệ số c, như một bộ thử ban đầu thông qua phương
trình (2.37). Tất cả các yếu tố của ma trận 0ˆ
l jH đã được tính toán trước hoặc nội suy
theo bảng SK và các thăng giáng điện tích nguyên tử có thể xác định thông qua phép phân
tích điện tích Mulliken. Hơn nữa, hàm sóng Kohn-Sham được xây dựng như là tổ hợp
tuyến tính của các quỹ đạo nguyên tử, vì vậy ta hoàn toàn có thể xây dựng phương trình
thế kỉ SCC-DFTB:
0 ,ij ij i ij
i
c H E S l j (2.38)
Với 0 1
2
M
ij ij ljH H S q
0 0ˆ ,ij l j lHH j
| ,lj l jS l j
Do đó, phương trình (2.38) có thể được giải tự hợp, kết hợp với (2.37) để tìm ra bộ
hệ số tổ hợp tuyến tính tối ưu nhất.
v) Cuối cùng, để tính tổng năng lượng SCC-DFTB, cần thiết phải đưa vào tương tác
đẩy của hạt nhân, mà đến nay ta chưa tính đến. Bên cạnh đó vẫn còn phải đưa vào lại thừa
số bù trừ do đếm hai lần tích phân trong (2.36) là cái mà ta đã bỏ qua ở (2.37). Cả hai sự
hiệu chỉnh này có thể được thực hiện theo hình thức bán thực nghiệm, bằng cách sử dụng
một tập hợp thế năng tương tác đẩy theo cặp ,Re pV R R
phụ thuộc vào khoảng cách,
được mô hình hóa như là sự khác biệt giữa năng lượng SCC-DFTB của hệ điện tử
DFTBelecE và tổng năng lượng DFT đối với một số hệ tham chiếu được lựa chọn hợp lý:
,Rep RepE V R R
,Rep DFT DFTBTotal ElecV R R E R R E R R
Trong thực tế, thế năng ,RepV
được xây dựng bằng cách chọn một hệ tham chiếu
phù hợp - trong đó khoảng cách giữa các nguyên tử R R
có thể thay đổi tùy ý - tính
các giá trị năng lượng DFTTotalE R R
và DFTBElecE R R
cho hệ này, và sau đó làm
khớp sự khác biệt giữa chúng để có một hàm đa thức đầy đủ. Sau khi đã xong quá trình
54
này, các giá trị thế năng ,RepV
cũng được lưu trữ trong bảng SK cho cặp các thành phần
và tương ứng.
Cuối cùng, tổng năng lượng của điện tử theo phương pháp SCC-DFTB có thể được
xác định:
1
,
,
ˆ1
2
I
DFTB KS KS
Total i o i ep
i
RE q q V RH R
(2.39)
Lưu ý rằng tất cả các số hạng trong phương trình (2.39) đều phụ thuộc một cách
tường minh vào vị trí nguyên tử R
. Do đó, có thể tính gradient của DFTTotalE với các vị trí
nguyên tử và sử dụng địnhlý Hellman-Feynman [102] để đưa ra được các lực nguyên tử
cần thiết để tối ưu hóa hình học.
2.5. Kết luận
Các kỹ thuật tính toán mô phỏng đã chứng tỏ là có thể cung cấp những hiểu biết
không thể thiếu về các tính chất của vật liệu, các hiện tượng liên quan đến thiết kế, tổng
hợp, xử lý chúng và đang làm mở rộng đáng kể sự hiểu biết về khoa học vật liệu. Trong
hơn hai thập kỷ gần đây, các tính toán từ nguyên lý ban đầu đã là một trong các lĩnh vực
hoạt động mạnh nhất của vật lý và hóa học tính toán. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ
thông tin và khoa học máy tính, mô phỏng động học phân tử từ nguyên lý ban đầu (Ab
initio MD) đang cách mạng hóa lĩnh vực mô phỏng các hệ phân tử phức tạp và các quá
trình, trong đó có cả các phản ứng hóa học, bằng cách thống nhất động lực học phân tử và
lý thuyết cấu trúc điện tử. Chúng có lợi thế là có thể được thực hiện để hội tụ về các lời
giải chính xác, khi tất cả các phép xấp xỉ là đủ nhỏ và khi tập cơ sở hữu hạn tiếp cận đến
giới hạn của một bộ cơ sở hoàn chỉnh. Sự hội tụ, tuy nhiên, thường là không đơn điệu và
cần phải xem xét chi phí tính toán của phương pháp ab initio khi xác định liệu chúng có
thích hợp cho các vấn đề nghiên cứu hay không. DFTB là một phương pháp DFT gần
đúng, đã mở rộng phạm vi tính toán của các công cụ DFT là do chúng có cấp chính xác
gần tương đương nhưng lại có thời gian tính toán nhanh hơn so với DFT một bậc số mũ.
Do đó nó cho phép nghiên cứu cấu trúc điện tử của các hệ thống lớn mà không thể khai
thác được với DFT truyền thống. Tuy nhiên DFTB lại đòi hỏi phải có các file tham số đã
được cài đặt trước cho tất cả các cặp nguyên tử trong hợp chất. Lý thuyết DFTB là một cái
tên chung cho một tập hợp các mô hình tính toán bắt nguồn DFT như: DFTB tiêu chuẩn,
SCC-DFTB (DFTB tự hợp điện tích), và DFTB3 (SCC-DFTB hiệu chỉnh đến khai triển
bậc ba). DFTB đến hiện nay đã bao gồm các mô phỏng có phân cực spin, các hệ có tích
55
điện, các tương tác tầm xa, kết hợp cơ học lượng tử và cơ học phân tử, mô phỏng phụ
thuộc thời gian (TD DFTB) [107], tiếp cận hàm Green để tính năng lượng của giả hạt
(GW), và phương pháp hàm Green không cân bằng cho các vận tải lượng tử (NEGF) [116,
89].
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp SCC-DFTB (kết hợp
với các tính toán kiểm chứng DFT đầy đủ và so sánh với thực nghiệm trên một số cấu trúc
tham chiếu nhỏ cho sự tương đồng cao về cấp chính xác) vì nó đặc biệt hữu hiệu cho bài
toán về các hệ nano xốp bởi số lượng nguyên tử trong cấu trúc là lớn và không thể đạt
được bằng DFT ngay cả với các máy chủ tính toán lớn.
56
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC CẤU TRÚC NANO XỐP
MẬT ĐỘ THẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỪ
DƯỚI LÊN
Tiếp sau phần tổng quan về các cấu trúc nano xốp bán dẫn và phương pháp phiếm
hàm mật độ, đến đây chúng tôi bắt đầu các chương nội dung nghiên cứu. Ở chương này
chúng tôi nghiên cứu các cấu trúc nano xốp dạng hốc (lồng) rỗng từ vật liệu ZnO bằng
phương pháp thiết kế, dự đoán cấu trúc theo cách tiếp cận từ dưới lên. Chương này gồm
hai phần chính. Ở phần 3.1 chúng tôi trình bày các nguyên tắc chung cho việc thiết kế các
pha đa hình (các cấu trúc nano 3D) bằng cách tiếp cận từ dưới lên. Chúng tôi áp dụng cách
tiếp cận này cho việc tìm kiếm một số pha đa hình của vật liệu bán dẫn nano xốp từ vật
liệu ZnO. Trong phần 3.2 chúng tôi áp dụng phương pháp DFTB+ để tiến hành nghiên cứu
các đặc tính đặc trưng của các cấu trúc nano xốp mà chúng tôi đã thiết kế, cuối mỗi kết quả
tính toán đều có kết luận và thảo luận nghiên cứu. Kết quả của chương này đã được báo
cáo oral tại hội nghị Hội nghị Vật lý lý thuyết toàn quốc lần thứ 40, 27-30/7/2015 tại Đà lạt
và được công bố trên tạp chí IOP Journal of Physics: Conference Series 726 (2016)
012022. Doi:10.1088/1742-6596/726/1/012022.
3.1. Phương pháp dự đoán cấu trúc bằng cách tiếp cận từ dưới
lên
Trong phần này chúng tôi mô tả chi tiết cách thức chúng tôi sử dụng phương pháp
tiếp cận "từ dưới lên" để dự đoán về mặt lý thuyết các cấu trúc tinh thể nano xốp rỗng. Đến
nay khả năng hình thành các vật liệu khung mở nano xốp mật độ thấp khác nhau dựa trên
tính bền vững cao của các cụm nguyên tử ZnkOk (với k = 12, 16) đã được nghiên cứu một
cách hệ thống [148,4,147,96,108,132,74,144]. Nói chung, các cụm thành tố cơ bản ưa thích
để xây dựng thành khối thường được lựa chọn là các cấu trúc có tính đối xứng cao nhất đi
kèm với khoảng cách giữa mức lấp đầy cao nhất (HOMO) với mức không được lấp đầy
thấp nhất (LUMO) rộng, đó là điều kiện tiên quyết cho độ bền vững cao nhất về mặt năng
lượng của các cấu trúc nano bán dẫn. Thông qua các cách kết dính hoặc liên kết khác nhau
của các cụm thành tố cơ bản này, nhiều loại đa hình mật độ thấp của vật liệu ZnO xốp khác
nhau đã được đề xuất.
Hình 3.1 là các cụm ma thuật
lượng được gọi là các cấu trúc
hồi phục là quá trình một hệ thống bị kích thích trở về trạng thái
(equilibrium) của nó, được đặc trưng bởi cực tiểu năng lượng liên kết tươ
đáy của hố thế năng trong không gian cấu hình năng lượng và đi kèm với nó là triệt tiêu
hoặc gần như bằng không lực tác dụng lên từng nguyên tử
trúc cân bằng ngay từ đầu nên n
và coi nó là các cấu trúc có nhiễu loạn
nó tiến đến các trạng thái cân bằng ứng với năng lượng cực tiểu
một số tiêu chuẩn hội tụ nhất định như
không quá 10-4eV với độ dịch chuyển
ứng suất cơ học. Khi quá trình hồi phục kết thúc
hình của cấu trúc ở trạng thái đã giải tỏa biến dạng và cực tiểu hóa về năng lư
gọi là cấu trúc đã được hồi phục
a
b
Hình 3.1: Các cấu trúc đã được h
các thành tố cơ bản, từ trái sang ph
Những quả tròn nhỏ (màu đỏ) là nguyên t
Khởi đầu từ các cụm ma thuật ở hình
cặp (Zn-O) dạng tứ diện của các cấu trúc
gồm các nguyên tử có phối vị ba
mạch vòng gồm số chẵn các nguy
tứ diện, nghĩa là mỗi nguyên t
ion - cộng hóa trị (ion-covalent
mật độ điện tử trong liên kết Zn
cao hơn sẽ bền vững hơn các cụm tương tự có cùng số hạt
hợp các cụm có tính đối xứng cao
hơn - tức là có ít liên kết treo hơn mà mỗi liên kết lại cho đóng góp vào năng lượng liên kết
57
(magic cluster) ZnkOk sau khi đã cực tiểu hóa năng
đã được hồi phục (relaxed structure). Trong vật lý quá
cân bằng bền vững
ng ứng với vị trí
. Do không biết trước được cấ
gười ta thường bắt đầu từ các cấu hình hình học phác thảo
, rồi tiến hành chạy mô phỏng động lực phân tử cho
, quá trình này dừng lại với
: lực không quá 0.01eV/Ǻ, sai lệch năng lượng
0.01Å, một số trường hợp còn có thêm cả tiêu chuẩn
, cấu trúc hình học thu được sẽ coi là cấu
.
c
d
ồi phục của các cụm ma thuật đứng độc lập được s
ải Zn9O9 (a), Zn12O12–a (b), Zn12O12-b (c) và Zn
ử O, quả lớn (màu xám) là nguyên tử Zn.
phần mềm VESTA [128]
3.1 là các cụm phân tử của hợp chất liên kết
WZ ZnO - là pha bền vững ở nhiệt độ phòng
(khác so với bốn cho trường hợp tinh thể), t
ên tử - do vai trò bình đẳng của Zn và O trong đ
ử Zn(O) được nối với ba nguyên tử O(Zn) bằng li
) mà chủ đạo là ion (đánh giá theo mức độ biến dạng của
-O). Thông thường, các cụm có dạng hình học đối xứng
, do đó người ta thường chỉ
vì nó thường dẫn đến nhiều liên kết hơn hay no liên kết
trình
u
ợng - được
ử dụng như là
16O16-cub (d).
Hình cho bởi
, bao
ạo thành các
ối xứng
ên kết lai
kết
58
(năng lượng này âm tức là càng âm nhiều - càng nhiều liên kết thì càng bền vững). Do vậy
các cụm cấu trúc có tính đối xứng cao chỉ có thể có đối với một số cụm có kích thước nhất
định, chẳng hạn k = 9, 12, 16, 18, 24 ..., được gọi là cụm ma thuật (xem hình 3.1).
Hình 3.2: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-a đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-a đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình SOD [50]
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, cụm ma thuật (Zn12O12)-a (chỉ số a là tên gọi của
cấu trúc để phân biệt với các cấu trúc khác cũng bao gồm cụm Zn12O12) (hình 3.1b) là cụm
có tính đối xứng cao nhất được chọn trong số các cấu trúc đã qua quá trình tối ưu hóa cấu
trúc (tùy thuộc vào k, có khoảng từ vài đến vài chục cấu trúc cho mỗi cấu hình ZnkOk) và
đã được Carrasco hay Bromley và cộng sự sử dụng thành công như là các thành tố cơ bản
để xây nên các pha đa hình mật độ thấp SOD2, LTA3, FAU4 [22,50,74]. Những sơ đồ hình
thành các liên kết cụm-cụm được đưa ra bởi Bromley [50] và Song [144] là các pha được
xây dựng bởi sự liên kết thông qua các mạch vòng nguyên tử (member ring – MR). Cụ thể
với pha đa hình SOD, bắt đầu từ cụm cơ bản (Zn12O12)-a (xem hình 3.1b) bao gồm tám
mạch vòng sáu nguyên tử (gọi tắt là 6-MR) và sáu mạch vòng bốn nguyên tử (gọi tắt là 4-
MR) tuân theo các quy tắc tứ diện phân lập, với hai loại liên kết Zn-O: dài hơn ở trong nội
bộ các vòng (4-MR) và ngắn hơn ở các liên kết nối hai vòng (4-MR) đứng cạnh nhau với
nhau. Pha đa hình tinh thể SOD (hình 3.2) được tạo ra bởi liên kết các cụm (Zn12O12)-a này
lại thông qua mười bốn liên kết chặt qua tất cả các mạch vòng của nó (chúng tôi quy ước:
liên kết chặt là liên kết cùng chia sẻ chung một mạch vòng liên kết) của mạch (6-MR) và
(4-MR). Hình 3.2 ở dưới từ trái qua phải cho thấy ngoài cùng là cụm (Zn12O12)-a đứng
2SOD là cách viết tắt của loại khung zeolite có tên là Sodalite (xem phân mô tả của IZA tại
structure.org/IZA-SC/ftc_fw.php?STC=SOD
3 LTA là cách viết tắt của loại khung zeolite có tên là Linde Type A (xem phân mô tả của IZA tại
4 FAU là cách viết tắt của loại khung zeolite có tên là Faujasite (xem phân mô tả của IZA tại
59
riêng đã hồi phục, và do đứng riêng nên các liên kết của nó chỉ là phối vị bậc ba nên có các
hóa trị treo dẫn đến hệ quả là cụm bị co vào trong lòng của nó vì các liên kết hóa trị của nó
không được no (hay bão hòa) theo hướng hướng ra bên ngoài. Phần giữa là cụm (Zn12O12)-
a khi được liên kết với nhau từ tất cả các hướng (sáu hướng với pha cubic) với các cụm
(Zn12O12)-a lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể (Zn12O12)-a tuần hoàn vô hạn theo
cả 3D với ô đơn vị được biểu thị bằng hình hộp vuông màu đen nét mảnh và hình tiếp theo
ở ngoài cùng bên phải cho thấy cách kết dính của các cụm (Zn12O12)-a này lại với nhau tạo
thành pha đa hình SOD. Khi tạo thành pha tinh thể, khác biệt lớn nhất so với khi đứng độc
lập là số phối vị của nó sẽ là bốn cho tất cả các nguyên tử, do vậy mà không có sự co cụm
lại vào trong lòng do các liên kết hóa trị của nó đã được bão hòa theo mọi hướng [50,
148].
Trong trường hợp pha đa hình tinh thể FAU (hình 3.3), nó cũng được tạo ra bởi
liên kết các cụm (Zn12O12)-a nhưng khác nhau ở cách thức liên kết cụ thể gồm bốn liên kết
kép của mạch (6-MR) (chúng tôi quy ước liên kết kép là liên kết thông qua hai mạch vòng
liên kết có vị trí các nguyên tử không chồng lên nhau mà sát cạnh nhau tạo thành các cầu
liên kết). Hình 3.3 ở dưới từ trái qua phải cho thấy ngoài cùng là cụm (Zn12O12)-a đứng
riêng đã hồi phục, tiếp theo là cụm (Zn12O12)-a khi được liên kết với nhau từ bốn hướng
với các cụm (Zn12O12)-a lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể (Zn12O12)-a tuần hoàn
vô hạn theo cả 3D với ô đơn vị được biểu thị bằng hình hộp vuông màu đen nét mảnh và
hình ở ngoài cùng cho thấy cách thức kết dính của các cụm (Zn12O12)-a này lại với nhau
tạo thành pha đa hình FAU. Như vậy có thể thấy ngay được là so với pha đa hình SOD thì
các liên kết giữa các cụm (Zn12O12)-a ở trong FAU là ít hơn, kém chặt chẽ hơn (vì thông
qua các cầu liên kết chứ không phải là liên kết chặt) và điều này có thể thấy rõ hơn trong
đồ thị năng lượng liên kết riêng ở phần tính toán chi tiết (Hình 3.12) trong đó SOD là cấu
trúc có năng lượng liên kết riêng cao nhất (về độ lớn, âm về giá trị).
Hình 3.3: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-a đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-a đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình FAU [22,50,148]
60
Pha đa hình tiếp theo là pha LTA (hình 3.4) vẫn được tạo ra bởi liên kết các cụm
(Zn12O12)-a nhưng gồm sáu liên kết kép của mạch (4-MR). Hình 3.4 ở dưới từ trái qua phải
cho thấy ngoài cùng là cụm (Zn12O12)-a đứng riêng đã hồi phục, tiếp theo là cụm
(Zn12O12)-a khi được liên kết với nhau từ sáu hướng thông qua sáu cầu liên kết kép của các
mạch (4-MR) với các cụm (Zn12O12)-a lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể
(Zn12O12)-a tuần hoàn vô hạn theo cả 3D và hình ở ngoài cùng cho thấy cách kết dính của
các cụm (Zn12O12)-a này lại với nhau tạo thành pha đa hình LTA.
Hình 3.4: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-a đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-a đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình LTA [74]
Trong khi đó pha đa hình tinh thể EMT5 (hình 3.5) vẫn tiếp tục được tạo ra từ các
cụm (Zn12O12)-a nhưng với bốn liên kết kép của mạch (6-MR). Hình 3.5 ở dưới từ trái qua
phải cho thấy ngoài cùng là cụm (Zn12O12)-a đứng riêng đã hồi phục, tiếp theo là cụm
(Zn12O12)-a khi được liên kết với nhau từ bốn hướngvới các cụm (Zn12O12)-a lân cận tạo
thành một pha đa hình tinh thể (Zn12O12)-a tuần hoàn vô hạn theo cả 3D. Hình ở giữa và
hình ngoài cùng cho thấy cách kết dính của các cụm (Zn12O12)-a này lại với nhau tạo thành
pha đa hình EMT (hình ở giữa cho thấy cách kết dính theo chiều thẳng đứng với một liên
kết kép và hình ngoài cùng cho thấy cách kết dính theo mặt ngang với ba liên kết kép còn
lại).
Hình 3.5: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-a đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-a đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình EMT [148]
5EMT là cách viết tắt của loại khung zeolite có tên là EMC2 (xem phân mô tả của IZA tại
structure.org/IZA-SC/ftc_fw.php?STC=EMT)
61
Cũng như các khối LTA, pha đa hình tinh thể Zn16O16-cub (hình 3.6) cũng đi kèm
với sáu liên kết kép của mạch (4-MR) nhưng lại xuất phát từ các cụm ma thuật Zn16O16
(xem hình 3.1d) - bao gồm mười hai mạch (6-MR) và sáu mạch vòng (4-MR). Hình 3.6 ở
dưới từ trái qua phải cho thấy ngoài cùng là cụm Zn16O16 đứng riêng đã hồi phục, và do
đứng riêng nên các liên kết của nó chỉ là phối vị bậc ba nên có các hóa trị treo dẫn đến hệ
quả là cụm bị co vào trong lòng của nó. Phần giữa là cụm Zn16O16 khi được liên kết với
nhau từ sáu hướng với các cụm Zn16O16 lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể Zn16O16
tuần hoàn vô hạn theo cả 3D với ô đơn vị được biểu thị bằng hình hộp vuông màu đen nét
mảnh và hình ở ngoài cùng bên phải cho thấy cách kết dính của các cụm Zn16O16 này lại
với nhau tạo thành pha đa hình Zn16O16-cub.
Hình 3.6: Từ trái qua phải cấu trúc cụm Zn16O16 đã hồi phục, cấu trúc tinh thể Zn16O16 đã hồi phục
cấu trúc pha đa hình Zn16O16-cub [147]
Hai pha đa hình CAN6 (hình 3.7) và GME7 (hình 3.8) tìm thấy trong [47]. Trong đó
CAN được tạo thành từ liên kết các cụm ma thuật Zn9O9 - bao gồm hai mạch (6-MR) và
sáu mạch (4-MR) (hình 3.1a) thông qua hai liên kết chặt của mặt sáu cạnh (theo trục z) và
sáu liên kết chặt của mạch (4-MR). Hình 3.7 ở dưới từ trái qua phải cho thấy ngoài cùng là
cụm Zn9O9 đứng riêng đã hồi phục, tiếp theo là cụm Zn9O9 khi được liên kết với nhau từ
các hướng với các cụm Zn9O9 lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể Zn9O9 tuần hoàn
vô hạn theo cả 3D và hình ở ngoài cùng cho thấy cách kết dính của các cụm Zn9O9 này lại
với nhau tạo thành pha đa hình CAN.
6CAN Cancrinite
7GME Gmelinite
62
Hình 3.7: Từ trái qua phải cấu trúc cụm Zn9O9 đã hồi phục, cấu trúc tinh thể từ cụm Zn9O9 đã hồi
phục, cấu trúc pha đa hình CAN [47]
Đối với pha đa hình GME, được bắt đầu từ một cụm Zn12O12 khác, chúng tôi gọi
là (Zn12O12)-b (xem hình 3.1c) bao gồm hai mạch vòng (6-MR) và chín mạch vòng (4-MR).
Pha đa hình tinh thể GME được tạo ra bởi liên kết các cụm (Zn12O12)-b này thông qua hai
liên kết kép của mạch (6-MR) (theo phương z) và sáu liên kết chặt của mạch (4-MR). Hình
3.8 ở dưới từ trái qua phải cho thấy ngoài cùng là cụm (Zn12O12)-b đứng riêng đã hồi phục
và do đứng riêng nên các liên kết của nó chỉ là phối vị bậc ba nên có các hóa trị treo dẫn
đến hệ quả là cụm bị co vào trong lòng của nó vì các liên kết hóa trị của nó không được no
(hay bão hòa) theo hướng ra bên ngoài. Tiếp theo là cụm (Zn12O12)-b khi được liên kết với
nhau từ các hướng với các cụm (Zn12O12)-b lân cận tạo thành một pha đa hình tinh thể
(Zn12O12)-b tuần hoàn vô hạn theo cả 3D và hình ở ngoài cùng cho thấy cách kết dính của
các cụm (Zn12O12)-b này lại với nhau tạo thành pha đa hình GME.
Hình 3.8: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-b đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-b đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình GME [47]
Cũng xuất phát từ phương pháp tạo pha đa hình từ dưới lên này, chúng tôi mở rộng
tìm kiếm và đã tiến hành tính toán cấu trúc điện tử cho các khối Zn9O9 (xem hình 3.1a) và
(Zn12O12)-a (xem hình 3.1b). Chúng tôi đã tìm thấy ba pha đa hình mới và được phân loại
63
dựa vào tính đối xứng của chúng theo phân loại của IZA chúng tôi gọi chúng là AST8
(được tạo từ (Zn12O12)-a) , SAT
9 và SBT10 (cả hai được tạo từ Zn9O9). Ở đây, chúng tôi mô
tả ba pha đa hình do chúng tôi mới phát hiện trong các hình 3.9, hình 3.10 và hình 3.11.
Điều đặc biệt nhất là pha đa hình AST (xem hình 3.9), cấu trúc này đi kèm với sáu liên kết
kép của mạch (4-MR) và tám liên kết chặt của mạch (6-MR), tức là khác biệt so với pha đa
hình SOD trước đó đã tìm ra bởi Carrasco [50] với tất cả mười bốn liên kết đều là liên kết
chặt (sáu của mạch (4-MR) và tám của mạch (6-MR)) mặc dù cùng xuất phát từ cấu
trúc(Zn12O12)-a, do vậy mà số nguyên tử trong ô đơn vị lớn hơn (40 so với 12), nhóm đối
xứng tinh thể cũng khác nhau (IT 223 cho cấu trúc SOD và IT216 cho cấu trúc AST),
ngoài ra thì kích thước ô đơn vị (hằng số mạng), độ rộng vùng cấm, diện tích riêng của
hốc, thể tích hốc xốp cũng khác nhau (xem bảng 3.1). Điều này cho thấy chúng là các pha
đa hình hoàn toàn khác hẳn nhau mặc dù đều có nguồn gốc xuất phát từ cấu trúc
(Zn12O12)-a, chỉ khác biệt ở cách thức liên kết các mặt bốn cạnh. Bên cạnh đó số phối vị
giống nhau (đều là bốn) độ dài liên kết trung bình Zn-O gần như bằng nhau, góc liên kết
trung bình cũng gần nhau (xem bảng 3.1) cũng cho thấy rằng chúng sẽ có các đặc tính vật
lý tương đồng nhau. Cần nhấn mạnh là pha đa hình AST có mật độ khối lượng nhỏ hơn
~5.4% so với pha đa hình SOD, có nghĩa là pha đa hình AST chúng tôi tìm ra này sẽ xốp
hơn pha SOD trong khi vẫn bảo toàn các đặc tính chung của SOD như đối xứng tinh thể
cubic (mặc dù khác về nhóm đối xứng), độ dài - góc liên kết và vùng cấm rộng. Pha AST
này mặc dù có năng lượng liên kết nhỏ hơn một chút so với các pha đa hình với hoàn toàn
các liên kết chặt (SOD và CAN) nhưng nó cũng cao hơn (tương ứng với nó là độ bền vững
cũng cao hơn) tất cả các pha còn lại mà chúng tôi nghiên cứu ở đây.
Hình 3.9: Từ trái qua phải cấu trúc cụm (Zn12O12)-a đã hồi phục, cấu trúc tinh thể (Zn12O12)-a đã
hồi phục, cấu trúc pha đa hình AST.
8AST- AlPO-16
9SAT - STA-2
10SBT - UCSB-10
64
Tiếp theo là pha đa hình SAT được tạo ra bởi liên kết các cụm Zn9O9 với một liên
kết kép của mạch (6-MR) và sáu liên kết chặt của mạch (4-MR) (xem hình 3.10). Đây là
pha đa hình duy nhất trong số mười hai cấu trúc có đối xứng triclinic, nhóm đối xứng
IT148 (khác biệt so với các đa hình đã được tìm thấy của các tác giả khác) và cũng là pha
đa hình có độ rộng vùng cấm nhỏ nhất trong số mười cấu trúc chúng tôi nghiên cứu.
Hình 3.10: Từ trái qua phải cấu trúc cụm Zn9O9 đã hồi phục, cấu trúc tinh thể Zn9O9 đã hồi phục,
cấu trúc pha đa hình SAT
Cuối cùng là pha đa hình SBT cũng bắt đầu từ các cụm Zn9O9 như pha SAT
nhưng khác với SAT là SBT chỉ có duy nhất một liên kết kép của mạch (6-MR) (xem hình
3.11) và một vài liên kết đơn nguyên tử (nhưng không thuộc loại liên kết các mạch vòng
như cách định nghĩa của chúng tôi). Do ít liên kết nên năng lượng riêng của chúng cũng là
thấp nhất, SBT cũng là cấu trúc có nhóm đối xứng tinh thể 148 như pha SAT. Điều khác
biệt nữa của SBT so với SAT đó là có cấu trúc đối xứng lục giác, trong khi đó cấu trúc SBT
có cấu trúc đối xứng Triclinic, chúng cũng khác nhau cả về độ rộng vùng cấm, đặc biệt pha
đa hình SBT là cấu trúc xốp thứ hai trong mười cấu trúc nghiên cứu (nhỏ hơn 75% so với
wurtzite)
Hình 3.11: Từ trái qua phải cấu trúc cụm Zn9O9 đã hồi phục, cấu trúc tinh thể Zn9O9 đã hồi phục,
cấu trúc pha đa hình SBT
65
3.2. Tính toán chi tiết
Ở đây trong các tính toán DFTB, chúng tôi sử dụng gói phần mềm chia sẻ miễn phí
đã được xây dựng sẵn DFTB+ (xem web site của cộng đồng DFTB [89]) với việc tham số
hóa d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_mo_hinh_hoa_va_mo_phong_cau_truc_nano_xop.pdf