Luận án Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó

MỤC LỤC

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn!. ii

Mục lục . iii

Danh mục chữ viết tắt. vii

Danh mục bảng . viii

Danh mục hình.ix

Trích yếu luận án .xi

Thesis abstract. xiii

Phần 1. Mở đầu .1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.1

1.2. Mục tıêu nghıên cứu .3

1.2.1. Mục tiêu chung .3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3

1.3. Phạm vı nghıên cứu .3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .3

1.3.2. Địa điểm nghiên cứu.4

1.3.3. Thời gian nghiên cứu .4

1.4. Những đóng góp mớı của luận án.4

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tıễn của luận án .4

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .4

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn.4

Phần 2. Tổng quan tài liệu .5

2.1. Vị trí, cấu tạo và chức năng của tử cung.5

2.1.1. Vị trí và cấu tạo tử cung chó.5

2.1.2. Chức năng.6

2.1.3. Cấu trúc tử cung.6

2.1.4. Mạch quản và thần kinh.6

2.2. Bệnh viêm tử cung trên chó.7

2.2.1. Khái quát bệnh viêm tử cung.7

2.2.2. Nguyên nhân và tiến trình sinh bệnh viêm tử cung ở chó .8iv

2.2.3. Dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm tử cung ở chó.12

2.2.4. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó .12

2.2.5. Điều trị .14

2.3. Chẩn đoán hình ảnh bằng sıêu âm .20

2.3.1. Định nghĩa siêu âm .20

2.3.2. Cấu tạo máy siêu âm.20

2.3.3. Nguyên tắc hoạt động .21

2.3.4. Cơ sở vật lý của siêu âm .21

2.3.5. Các loại kỹ thuật siêu âm.23

2.3.6. Những thuật ngữ sử dụng trong siêu âm.24

2.3.7. Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán .25

2.4. Kỹ thuật sıêu âm tử cung chó .26

2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh vıêm tử cung ở chó trong và ngoàı nước .33

2.5.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung chó trên thế giới .33

2.5.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung chó ở Việt Nam.36

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.38

3.1. Vật lıệu nghıên cứu.38

3.2. Nộı dung nghıên cứu.38

3.2.1. Thực trạng bệnh viêm tử cung trên chó mang đến khám và điều trị tại

phòng khám.38

3.2.2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả chẩn đoán hình ảnh bằng siêu

âm bệnh viêm tử cung ở chó.39

3.2.3. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ở chó.39

3.3. Phương pháp nghıên cứu .39

3.3.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung.39

3.3.2. Phương pháp phân loại các dạng viêm tử cung .39

3.3.3. Phương pháp phân loại giống chó nội và giống chó ngoại.40

3.3.4. Phương pháp phân chia mùa vụ.40

pdf159 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ogue de Bordeaux) mặc dù người ta cho rằng quần thể nghiên cứu có thể bị sai lệch do sở thích nuôi các giống chó lớn hơn. Sự tương quan 55 giữa các giống chó theo trọng lượng cơ thể và dạng viêm tử cung cũng đã được nghiên cứu, những giống chó nhỏ thường có xu hướng mắc bệnh viêm tử cung dạng mở cao hơn so với giống chó lớn và trung bình. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở một số giống chó cho thấy chúng có khuynh hướng do di truyền, vì vậy thiết lập các chương trình nhân giống để kiểm soát bệnh cần được xem xét (Rivera & cs., 2009). Phương thức nuôi khác nhau giữa nhóm giống chó ngoại và nội cũng được cho là liên quan đến gia tăng nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó, đặc biệt là việc kiểm soát sinh sản trên đàn chó. Giống chó ngoại, người nuôi thường xuyên nuôi nhốt trong nhà với sự chăm sóc chu đáo hơn nên ít có cơ hội tiếp xúc với chó đực. Hơn thế nữa, nhiều chủ nuôi không muốn cho sinh sản hoặc cho sinh sản rất ít, nên sau mỗi lần đến chu kỳ động dục mà không cho giao phối thường dẫn đến rối loại hormone sinh dục. Giống chó ngoại có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo hoặc can thiệp khi đẻ cao hơn so với giống chó nội, quá trình can thiệp và thụ tinh không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn từ dụng cụ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của chó. Rối loạn nội tiết và nhiễm trùng là nguyên nhân cơ bản của quá trình bệnh lý chính xảy ra trong tử cung. Sự bất thường của buồng trứng và rối loạn nội tiết được cho là nguyên nhân chính của viêm nội mạc tử cung (Kida & cs., 2006). Những thay đổi về nồng độ hormone steroid buồng trứng trong máu và trong các thụ thể trong tử cung với viêm tử cung đã được nghiên cứu (De Bosschere & cs., 2002). Trong khi đó, các giống chó nội thường được nuôi thả rông, không nuôi nhốt, vì vậy chúng được tự do giao phối cũng như sinh sản theo chu kỳ, nên ít khi bị rối loạn hormone. 4.1.3. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo mùa vụ Bệnh viêm tử cung thường xảy ra giai đoạn sau sinh, trong khi đó mùa xuân thường là mùa sinh sản ở chó. Tuy nhiên, khi đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung và mùa sinh sản qua bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất vào mùa hè 31,62%, trong khi đó mùa xuân và mùa thu có tỷ lệ mắc thấp hơn và không có sự khác biệt giữa hai mùa này (22,79% và 21,32%). Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung có liên quan đến mùa sinh sản trên chó, mùa sinh sản ở chó thông thường vào mùa xuân, sự mở cổ tử cung trong quá trình đẻ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, sau một thời gian ủ bệnh và phát triển thì đến mùa hè mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Mùa xuân cũng là 56 thời điểm chủ nuôi thực hiện phối giống nhiều cho chó, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tử cung gây ra quá trình viêm. Quá trình mang thai thường diễn ra trong khoảng 2 tháng sau khi phối nhưng cho đến khi khám thai bằng siêu âm ở giai đoạn cuối thai kỳ mới phát hiện bệnh. Theo Antonov & cs. (2015) phân tích sự xuất hiện của viêm tử cung theo mùa cho thấy bệnh xảy ra thường xuyên nhất vào tháng 9 (11,98%), tháng 5 (11,52%) và tháng 10 (10,6%). Số trường hợp mắc bệnh được quan sát thấy vào mùa đông không có sự khác biệt với các mùa còn lại (24,27%). Kết quả của chúng tôi tương tự với báo cáo của Laurusevicius & cs. (2009) khi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất vào mùa hè và thường được quan sát thấy nhiều nhất ở chó sau khi động dục được khoảng một tháng. Theo Egenvall & cs. (2001), điều này là do các yếu tố địa lý của địa phương với sự khác biệt về khí hậu và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung theo mùa. Bảng 4.3. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo mùa vụ Mùa Số ca bệnh (con) Tỷ lệ (%) Xuân 31 22,79 a Hạ 43 31,62b Thu 29 21,32 a Đông 33 24,27ab Tổng 136 100 Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỉ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) 4.1.4. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa đẻ Qua khảo sát trực tiếp 136 chó đến khám và phát hiện bị viêm tử cung, chỉ có 119 ca bệnh chúng tôi thu thập được thông tin về lứa đẻ và kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Qua bảng 4.4 cho thấy, những chó đẻ nhiều lứa thì ít bị viêm tử cung hơn những chó không cho sinh sản hoặc chó đẻ ít lứa (sinh sản không đều đặn). Cụ thể, chó ở lứa đẻ 0 (chưa từng sinh sản) hoặc không được sinh sản có tới 55,46% mắc viêm tử cung, chó đã đẻ 1 lứa có tỷ lệ mắc bệnh là 25,21%, chó đẻ hai lứa có 57 tỷ lệ mắc 14,29% và chó đã đẻ 3 và 4 lứa có tỷ lệ mắc bệnh rất thấp (3,36% và 1,68%). Bảng 4.4. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa đẻ Lứa đẻ Số ca (con) Tỷ lệ (%) 0 66 55,46 d 1 30 25,21 c 2 17 14,29 b 3 4 3,36 a 4 2 1,68 a Tổng 119 100 Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỷ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Kết quả trên tương đương với kết quả nghiên cứu của Fukuda (2001), khi thực hiện đánh giá trên 25 chó Beagle viêm tử cung, tỷ lệ mắc bệnh đạt 60% ở chó chưa sinh sản và 40% chó đã đẻ từ 1 đến 3 lứa. Tương tự, nghiên cứu Niskanen &Thrusfield (1998) trên 953 chó mắc viêm tử cung đã báo cáo rằng chó cái chưa đẻ (925/9865 chó) có nguy cơ mắc viêm tử cung cao hơn những chó cái đã đẻ một lứa hoặc nhiều lứa (10/635 chó) (tỷ số OR khoảng 6,63). Kết quả này cho thấy nguy cơ gia tăng viêm tử cung ở những chó chưa sinh sản, gồm cả những chó đã bỏ qua nhiều lứa đầu tiên không cho sinh sản sau mới cho sinh sản lại. Theo Smith (2006), trước đây thường định nghĩa viêm tử cung xảy ra chỉ khi tử cung bị nhiễm trùng. Nhưng thời gian gần đây, đã phát hiện ra nguyên nhân nguyên phát là do sự bất thường về hormone trên những chó không sinh sản hoặc sinh sản không đều đặn, còn nhiễm trùng chỉ là thứ phát.Viêm tử cung điển hình phát triển sau khi động dục, trong giai đoạn thể vàng, 20-70 ngày sau khi kết thúc động dục (Bigliardi & Pamigiani, 2004), và được mô tả là xảy ra ở 93% ca bệnh trong vòng 12 tuần sau khi động dục. Những thay đổi trong nội mạc tử cung thứ phát sau khi tăng sinh tuyến tử cung và thoái hóa nang trứng dẫn đến viêm tử cung. Người ta cho rằng những thay đổi tăng sinh và bài tiết được đề cập do ảnh hưởng của phản ứng quá mức của nội mạc tử cung đối với oestrogen và 58 progesterone (hyperoestrogenisation). Ngoài ra, rối loạn chức năng của buồng trứng ở chó cái thường góp phần vào những thay đổi thoái hóa trong tử cung. Thêm vào đó, vào giữa những năm 1980, một thực thể bệnh đã được mô tả, được gọi là phức hợp viêm nội mạc tử cung - viêm tử cung tích mủ, bao gồm ba dạng lâm sàng: (a) viêm tử cung tích mủ, (b) viêm nội mạc tử cung mãn tính và (c) tăng sản nội mạc tử cung dạng nang (Zdunczyk & cs., 2006 ). Bệnh vẫn chưa được giải thích đầy đủ cho đến nay, nhưng người ta biết rằng rối loạn nội tiết và nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân cơ bản của phức hợp này và các quá trình bệnh lý chính xảy ra trong tử cung. Các bất thường buồng trứng và rối loạn nội tiết do ảnh hưởng kéo dài của estrogen (động dục kéo dài, u nang buồng trứng) được cho là nguyên nhân chính của phức hợp viêm nội mạc tử cung - viêm tử cung tích mủ (Kida & cs., 2006). Những hormone này thúc đẩy sự sản sinh quá mức của nội mạc tử cung và kéo dài thời gian mở cổ tử cung. Progesterone cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm tử cung, việc sử dụng progesterone để động dục và đồng bộ hóa rụng trứng ở chó cái cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tác động của progesterone lên tử cung chó bao gồm làm giảm phản ứng miễn dịch tại chỗ, thúc đẩy sự bài tiết trong các tuyến nội mạc tử cung, giảm tính linh hoạt và đóng cổ tử cung. Sự xâm nhập của vi khuẩn E. coli vào trong tử cung, đi lên từ âm đạo trong giai đoạn thể vàng, gây ra tình trạng viêm bên trong cơ quan này. Người ta đã chứng minh rằng progesterone gây ra sự phát triển của các thụ thể nội mạc tử cung, cho phép sự bám dính của các khuẩn lạc E. coli. Ngoài ra, sử dụng quá muộn progestagens trong giai đoạn trước động dục để gây động dục ảnh hưởng đến các quá trình viêm trong tử cung chó, hơn 20% các trường hợp EPC là do sử dụng hormone. Một thực tế cho thấy, nhiều chủ chó không muốn cho chó sinh sản, nhưng cứ 4-6 tháng chó lại xuất hiện chu kỳ động dục, khi đó máu cùng niêm dịch từ cơ quan sinh dục thường chảy ra ngoài, chủ chó thường gọi bác sỹ thú y đến để tiêm thuốc ức chế động dục. Các bác sỹ thú y thường sử dụng loại thuốc ngừa thai của người là Depo-provera với thành phần là Medroxyprogessterone acetate để ức chế động dục ở chó. Khi sử dụng thuốc này làm cho hàm lượng progesterone tăng cao, trong khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang dẫn đến tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho tế bào dễ bị cảm nhiễm, từ đó nguy cơ bệnh viêm tử cung tăng cao. Điều này giải thích tại sao những chó không sinh sản hoặc sinh sản không đều đặn thường bị 59 mắc viêm tử cung cao hơn những chó sinh sản bình thường (Sử Thanh Long & Trần Lê Thu Hằng, 2015). Việc tăng nguy cơ mắc viêm tử cung ở những chó chưa đẻ lứa nào so với những chó đã đẻ một hoặc nhiều lứa cũng được trình bày trong một số nghiên cứu như Sử Thanh Long & Trần Lê Thu Hằng (2015) đã cho thấy mối quan hệ nhất định giữa việc chưa đẻ lần nào và viêm tử cung ở chó cái. Theo Baithalu & cs. (2010), các nghiên cứu trước đây cho rằng chó cái chưa sinh sản, chó cái bất thường về chu kỳ động dục và mang thai giả làm tăng nguy cơ mắc viêm tử cung, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây khuyến nghị rằng không có mối liên quan giữa chu kỳ động dục bất thường và mang thai giả và viêm tử cung. Tuy nhiên, có mối quan hệ nhất định giữa chó chưa đẻ lần nào và bệnh viêm tử cung. Các yếu tố nguy cơ đối với viêm tử cung bao gồm việc chó chưa sinh sản lứa nào và liệu pháp nội tiết (estrogen và progesterone) (Whitehead, 2008; Niskanen & Thrusfield, 1998) trong khi mang thai giả đã được được đề xuất như một yếu tố an toàn. Ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ chẳng hạn như việc chó chưa sinh sản có thể khác nhau giữa các giống chó (Hagman & cs., 2011; Jitpean, 2015). Như vậy, cần xem xét những trường hợp chó đã quá tuổi sinh sản, đã qua nhiều lần động dục nhưng chưa được phối giống, mang thai và số lần đẻ, ngoài ra bác sỹ cũng cần tư vấn cho chủ nuôi khi không muốn chó sinh sản cần tiến hành triệt sản sớm để phòng ngừa nguy cơ viêm tử cung trên chó. 4.1.5. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa tuổi Để tìm hiểu mối liên hệ giữa tuổi và bệnh viêm tử cung, chúng tôi sắp xếp những chó bệnh vào trong 3 nhóm tuổi, số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.5. Từ kết quả của bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng dần theo lứa tuổi của chó, cao nhất gặp ở chó từ 5 năm tuổi trở lên với 49,26% thấp nhất ở chó từ 1-2 năm tuổi với 25,45%. Nguyên nhân do những chó lớn tuổi không cho sinh sản mà không được cắt bỏ tử cung và buồng trứng, lúc này progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra, lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone nên sẽ hình thành những nang, những nang này tiết nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung làm gia tăng kích thước của tử cung. Khi bệnh tiến triển, dịch tràn ra ngoài âm đạo, lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên 60 trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng. Cơ thể đáp ứng lại với sự nhiễm trùng bằng cách huy động nhiều tế bào bạch cầu đến tử cung, mặt khác tử cung vẫn gia tăng sự tiết dịch, từ đó càng làm cho tử cung căng lớn ra. Bảng 4.5. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa tuổi Tuổi (năm) Số chó bị bệnh (con) Tỷ lệ (%) Dưới 2 21 25,45a Từ 2 - 5 48 35,29b Trên 5 67 49,26 c Tổng cộng 136 100 Chú thích: Các chữ cái trên cùng một cột khác nhau là tỷ lệ viêm tử cung khác nhau có ý nghĩa (P<0.05) Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ở các độ tuổi của chó nhưng cho kết quả khác nhau. Trong nghiên cứu của Fakuda (2001), lứa tuổi trung bình mắc bệnh viêm tử cung của giống chó Beagle là 9,36  0,38, tất cả các chó mắc bệnh đều lớn hơn 4 tuổi. Chó cái bị viêm tử cung có thể do quá trình phối giống, do chó đực bị bệnh về đường sinh dục nên gây viêm nhiễm cho chó cái trong quá trình giao phối, hoặc do kĩ thuật thụ tinh nhân tạo còn kém, gây sây sát niêm mạc đường sinh dục cũng như vệ sinh bẩn đã làm cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Theo Baithalu & cs. (2010) cũng báo cáo bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi sau lần động dục đầu tiên, thông thường là tình trạng từ chó trung tuổi đến chó già, độ tuổi trung bình báo cáo 7,25 năm tuổi trong khoảng từ 4 tháng tuổi đến 16 năm tuổi. Nghiên cứu Antonov & cs. (2015) cho thấy tuổi trung bình chó cái mắc viêm tử cung dao động tử 1 đến 17 năm tuổi (trung bình 7,55±3,45 năm tuổi), trong đó chó cái 7 năm tuổi chiếm đến 11,98% trong tất cả các trường hợp. Thời gian khởi phát của bệnh viêm tử cung thường xuyên nhất là 4 tuần sau lần động dục gần nhất (33,18% trong tất cả các trường hợp). Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ phát triển viêm tử cung là khác nhau giữa các giống. Các giống chó nhỏ như Bolognese, Miniature Pinscher (Fox Min Pin), Pekingese (chó Bắc Kinh) thường phát triển bệnh viêm tử cung muộn trong thời gian sống (12,57 ± 2,44, 8,44 ± 4,12 và 8,22 ± 3,80 năm) so với những giống chó lớn như 61 Caucasian Shepherd và Bulgarian Shepherd (6,00 ± 3,24 và 6,25 ± 1,67 năm). Trong khi đó, chó Siberian Husky bị viêm tử cung phát triển trong khoảng 5,67 ± 3,98 năm tuổi. Việc sử dụng hormone điều trị bao gồm sử dụng progestins để ức chế động dục hoặc estrogens để gây động dục hoặc loại bỏ thai có thể giải thích cho sự phát triển bệnh viêm tử cung ở những chó ít tuổi. Thêm vào đó, nhiều trường hợp chó mắc mắc bệnh phức hợp tăng sản nội mạc tử cung dạng nang (CEH/P), trước đó được gọi là phức hợp viêm nội mạc tử cung-viêm tử cung tích mủ (EPC), là một trong những bệnh tử cung nghiêm trọng nhất và phổ biến nhất ở chó cái (Kida & cs., 2006). Người ta ước tính rằng phức hợp CEH/P là rối loạn sinh sản phổ biến nhất ở chó và có thể ảnh hưởng đến 25% tổng số chó cái trước 10 tuổi (Egenvall & cs., 2001). Tuổi trung bình của một chó cái với phức hợp CEH/P thay đổi từ 6 đến 10 năm tuổi (Niskanen & Thrusfield, 1998) và 5,5 năm ở những chó cái được điều trị bằng oestrogen. Nghiên cứu Hagman (2004) đã báo cáo khi tuổi sinh học được thêm vào, hầu hết các rủi ro riêng dành cho các giống chó đều giảm ngoại trừ giống Golden và Retriever lại tăng lên. Giống chó này rõ ràng có nguy cơ phát triển bệnh viêm tử cung cao hơn và ảnh hưởng thậm chí còn rõ ràng hơn khi được điều chỉnh theo tuổi sinh học vì rất ít chó Golden và Retrievers chết sớm. Khi điều chỉnh tuổi sinh học của hai giống chó German Shepherd và Drever phân tích trong mô hình đa biến cho thấy nguy cơ phát triển bệnh viêm tử cung thấp hơn so với dữ liệu cơ sở. Rủi ro thấp có thể phản ánh thực tế nhiều chó thuộc các giống này chết sớm hơn (ví dụ: Drevers là chó săn thường chết vì chấn thương). Kết quả có thể khác nhau và những giống này được đưa vào dữ liệu cơ sở nếu biến tuổi sinh học chỉ bao gồm chết do bệnh (trái ngược với chết do chấn thương hoặc bệnh). Các tương tác với tuổi sinh học có thể được hiểu như ở một số giống (Rottweiler, Collie lông xù, Golden Retriever và Cavalier King Charles Spaniel), nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung thực sự tăng nhiều hơn và ở độ tuổi sớm hơn so với các giống khác, những giống này có thể mang gen di truyền mắc viêm tử cung cao hơn các giống khác. Nhìn chung, sự khác biệt về giống có thể phản ánh sự khác biệt di truyền thực sự hoặc chỉ đơn thuần là sự phản ánh tuổi thọ trung bình kéo dài khác nhau ở các giống khác nhau. Một số chủ nuôi có thể mong muốn triệt sản chó cái ở tuổi sớm hơn để ngăn ngừa sự phát triển viêm 62 tử cung. Với độ tuổi khác nhau thì nguy cơ khác nhau, tuổi tối đa hoặc tối ưu để lựa chọn triệt sản khác nhau giữa các giống chó. Có vẻ như khuynh hướng mắc bệnh viêm tử cung là giống nhau giữa các quốc gia, nhưng việc tạo thói quen triệt sản ở độ tuổi sớm hơn để phòng bệnh viêm tử cung làm giảm tỷ lệ tần số mắc bệnh thực tế khác nhau. Sự phát triển của bệnh viêm tử cung phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất để dự đoán nguy cơ phát triển bệnh. Bệnh có nguy cơ phát triển cao ở một số giống chó lớn hoặc giống chó kích thước rất lớn và cũng tăng theo tuổi tác (Jitpean, 2015). Do vậy, khi thực hiện phẫu thuật triệt sản hay lựa chọn phương pháp điều trị cần xem xét các yếu tố giống và tuổi chó để đưa ra phương án hiệu quả. Nói chung, sự khác biệt về giống có thể phản ánh sự khác biệt về gen thực sự hoặc chỉ đơn thuần là sự phản ánh của vòng đời khác nhau ở các giống khác nhau. Nếu tồn tại sự khác biệt di truyền thực sự trong dự đoán, thì khả năng thành lập các chương trình nhân giống để kiểm soát bệnh có thể được xem xét. 4.1.6. Tần suất xuất hiện triệu chứng biếng ăn ở chó bị viêm tử cung Viêm tử cung là một căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng của chó ảnh hưởng đến khoảng 25% ở giai đoạn trước 10 tuổi (Egenvall & cs., 2001) với các biến chứng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, viêm phúc mạc và rối loạn chức năng đa cơ quan (Fransson & cs., 2004; Jitpean & cs., 2014a). Do đó, việc xác định bệnh sớm là rất quan trọng để điều trị giúp tăng cơ hội sống sót. Phương pháp chẩn đoán bệnh trước tiên căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên bệnh viêm tử cung ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện bởi các triệu chứng thường không rõ ràng hoặc không đầy đủ. Vì vậy, nội dung này được thực hiện nhằm xác định các dấu hiệu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm tử cung để làm cơ sở ban đầu cho chẩn đoán bệnh sớm. Kết quả tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng biếng ăn được thể hiện ở bảng 4.6. Trong tổng số 136 chó được mang đến khám và có thông tin rõ ràng về chỉ tiêu thu nhận thức ăn trên chó bị mắc bệnh viêm tử cung (Bảng 4.6) cho thấy, triệu chứng biếng ăn không xuất hiện thường xuyên trên chó mắc bệnh viêm tử cung (38,24%) và tỷ lệ mắc bệnh ở dạng mở cao hơn so với dạng đóng (57,35% so với 42,65%). 63 Bảng 4.6. Tần suất xuất hiện triệu chứng biếng ăn ở chó biểu hiện viêm tử cung Triệu chứng Tỷ lệ (%) Viêm tử cung dạng đóng Viêm tử cung dạng mở Tổng Không biếng ăn Tần suất 44 40 84 Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung 52,38 a 47,62 a 61,76 I Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung 75,86 I 51,28 I Tỷ lệ (%) so với toàn bộ 32,35A 29,41A Biếng ăn Tần suất 14 38 52 Tỷ lệ (%) giữa các dạng viêm tử cung 26,92 a 73,08 b 38,24 II Tỷ lệ (%) trong dạng viêm tử cung 24,14 II 48,72 I Tỷ lệ (%) so với toàn bộ 10,29B 27,94A Tổng trong dạng viêm Tần suất 58 78 136 Tỷ lệ (%) 42,65a 57,35b 100 Chú thích: Trong cùng một hàng của tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo triệu chứng biếng ăn hoặc không biếng ăn, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in thường nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng một cột tỷ lệ của cùng dạng viêm tử cung giữa triệu chứng biếng ăn so với với không biếng ăn, nếu các giá trị có ký hiệu chữ số la mã nhỏ phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong cùng bảng về tỷ lệ từng dạng viêm tử cung theo từng triệu chứng so với tổng thể, nếu các giá trị có ký hiệu chữ in hoa phía trên bên phải khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khi đánh giá tỷ lệ mắc từng dạng bệnh viêm tử cung trong cùng triệu chứng, chó có biểu hiện biếng ăn thường mắc viêm tử cung dạng mở (73,08%). Trong khi chó mắc bệnh nhưng không có triệu chứng biếng ăn thì tỷ lệ mắc bệnh dạng mở và dạng đóng không có sự khác biệt (47,62% và 52,38%). Đánh giá theo từng dạng bệnh viêm tử cung, ở những ca bệnh dạng đóng phần lớn không xuất hiện triệu chứng biếng ăn (75,86%) trong khi dạng mở 64 không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa chó mắc viêm tử cung có hoặc không biếng ăn (48,72% và 51,28%). Biếng ăn là một trong những triệu chứng lâm sàng toàn thân cổ điển của bệnh viêm tử cung ở chó. Rối loạn tiêu hóa là một trong những tác động gây ra của bệnh viêm tử cung trên chó cái, cụ thể các biểu hiện như biếng ăn, nôn mửa, tiêu chảy... Kết quả của nghiên cứu này tương tự với một số báo cáo trước đây khi đánh giá về triệu chứng lâm sàng chó mắc viêm tử cung cho thấy, tỷ lệ ca bệnh xuất hiện triệu chứng biếng ăn dao động trong khoảng 42 - 87% (Jitpean & cs., 2017). Theo nghiên cứu Lika & cs. (2011) khi đánh giá về các đặc điểm lâm sàng trên các nhóm chó mắc viêm tử cung dạng đóng và viêm tử cung dạng mở, tỷ lệ ca bệnh xuất hiện triệu chứng biếng ăn ở nhóm viêm tử cung dạng mở là 73,3% (11/15 chó) và ở nhóm viêm tử cung dạng đóng là 30% (6/20 ca bệnh). Tương tự nghiên cứu Jitpean & cs. (2014b) khi tiến hành đánh giá trên 356 ca bệnh mắc viêm tử cung cho thấy tỷ lệ xuất hiện triệu chứng biếng ăn chiếm 69% (193/280 chó). Ngoài ra, tác giả Jitpean & cs. (2014b) cũng tiến hành phân tích mối liên quan giữa các dấu hiệu lâm sàng, kết quả khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm và nguy cơ nhập viện kéo dài sau phẫu thuật (≥ 3 ngày) ở chó cái mắc bệnh viêm tử cung, kết quả không cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm xuất hiện biểu hiện biếng ăn (20%, 34/167 chó) và nhóm không xuất hiện triệu chứng biếng ăn (11%, 9/79 chó). Tuy nhiên, khi đánh giá mối liên quan giữa các dấu hiệu lâm sàng, kết quả khám sức khỏe và kết quả xét nghiệm ở phòng thí nghiệm và sự hiện diện của viêm phúc mạc ở chó cái mắc bệnh viêm tử cung đã cho thấy nhóm chó xuất hiện triệu chứng biếng ăn có tỷ lệ mắc viêm phúc mạc là 13% (22/166 chó) cao hơn so với nhóm chó không xuất hiện triệu chứng biếng ăn 5% (4/79 chó). Theo Jitpean & cs. (2017) nghiên cứu trong thời gian không liên tục trong giai đoạn 2005-2012, khi đánh giá trên 111 chó cái mắc viêm tử cung bao gồm 72 chó (65%) mắc viêm tử cung dạng mở, và 39 chó (35%) mắc viêm tử cung dạng đóng. Kết quả cho thấy tình trạng chung các ca bệnh từ mức trung bình đến mức suy yếu thường phổ biến ở những chó mắc viêm tử cung dạng đóng so với viêm tử cung dạng mở. Nhiễm trùng huyết thường phổ biến với những chó mắc viêm tử cung dạng đóng so với viêm tử cung dạng mở, kết quả này cho thấy chó mắc viêm tử cung không xuất hiện dịch âm đạo có mức độ bệnh nặng hơn so với 65 những chó mắc viêm tử cung dạng mở và có dịch âm đạo (Smith, 2006). Ngoài ra, triệu chứng biếng ăn biểu hiện không có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh giữa nhóm chó mắc viêm tử cung dạng đóng (62%) so với viêm tử cung dạng mở (54%) (Jitpean & cs., 2017). Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra chó mắc bệnh viêm tử cung chủ yếu ở dạng mở. Jitpean & cs. (2014b) nghiên cứu trên 11 chó cái mắc bệnh viêm tử cung, ông đã chỉ ra có 35% chó mắc viêm tử cung dạng đóng trong khi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung dạng mở chiếm tới 65%. Ở những chó mắc viêm tử cung dạng đóng, tình trạng chung bị trầm cảm từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng thường được phát hiện khi được đưa đến phòng khám hơn so với chó mắc viêm tử cung dạng mở. Điều này có thể chỉ ra rằng viêm tử cung dạng đóng sẽ có tiên lượng bệnh xấu hơn, lúc này chó có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng biếng ăn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù tỷ lệ chó biếng ăn xuất hiện tần suất ít hơn nhưng lại rơi vào nhóm chó mắc bệnh viêm tử cung dạng mở. Điều này có thể được lý giải trong trường hợp chó mắc bệnh viêm tử cung dạng mở, hiện tượng dịch tích trong tử cung làm cho con vật khó chịu, khi mức độ dịch đủ lớn có thể kích thích gây mở cổ tử cung và dịch chảy ra ngoài, giai đoạn mủ tích trong tử cung và chảy dịch có thể đang là giai đoạn nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tử cung. Nếu cổ tử cung đóng lại, mủ và các sản phẩm vi khuẩn vẫn còn trong tử cung, thường dẫn đến bệnh nặng hơn so với khi có một ít dịch chảy qua cổ tử cung (Macphail, 2013). Chẩn đoán sơ bộ của viêm tử cung được xác định bằng dữ liệu bệnh sử, khám sức khỏe tổng thể và kết quả xét nghiệm kết hợp với chụp X quang hoặc / và siêu âm cho thấy tử cung phì đại chứa đầy dịch. Vì vậy, sẽ gây sốt cho con vật, khi sốt thường kèm theo biểu hiện mệt mỏi và biếng ăn. Còn đối với dạng đóng có thể do mủ tích trong tử cung nhưng chưa đủ lớn để có thể gây lên hiện tượng nhiễm trùng máu nên con vật vẫn khỏe mạnh ăn uống bình thường. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các giống chó đã được mô tả (Jitpean & cs., 2012; Niskanen & Thrusfield, 1998). Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, khám sức khỏe và các phân tích trong phòng thí nghiệm, thường được kết hợp với chụp X quang hoặc siêu âm tử cung và buồng trứng. Các dấu hiệu lâm sàng thay đổi tùy theo mức độ bệnh. Bệnh viêm tử cung có thể gây tử vong với tỷ lệ 3-4% nếu không được điều trị (Egenvall & cs., 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_chi_tieu_lam_sang_phi_lam_sang_ung.pdf
  • pdfSS&BSSGS - TTLA - Nguyen Thi hoa.pdf
  • pdfTTT - Nguyen Thi Hoa.pdf
Tài liệu liên quan