Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (paradoxurus hermaphroditus pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.ix

DANH MỤC CÁC HÌNH.x

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của luận án.1

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .2

3. Nội dung nghiên cứu của luận án.2

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .2

5. Tính mới của luận án.3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .4

1.1. Sơ lược về cầy vòi hương .4

1.1.1. Phân loại.4

1.1.2. Đặc điểm ngoại hình .4

1.1.3. Tập tính và sinh sản .5

1.1.4. Phân bố.5

1.1.5. Tình hình nuôi cầy vòi hương .5

1.2. Tình hình nghiên cứu về cầy vòi hương.6

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.6

1.2.1.1. Nghiên cứu về tập tính, phân bố và hiện trạng loài trong tự nhiên.6

1.2.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm giải phẫu, sinh lý-sinh hóa máu.9

1.2.1.3. Nghiên cứu về tính đa dạng di truyền và phát sinh loài .11

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .13

1.3. Tổng quan về PMSG và HCG.15

1.3.1. Cấu trúc, chức năng của PMSG .15

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (paradoxurus hermaphroditus pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ hồng cầu trung bình (MCHC-Mean corpuscular hemoglobin concentration), độ rộng phân bố hồng cầu (RDW-Red cell distribution width), tiểu cầu (PTL -Platelet), thể tích trung bình tiểu cầu (MPV -Mean platelet volume), độ rộng phân bố tiểu cầu (PDW -Platelet distribution width), dung tích bạch cầu (PCT -Plateletcrit). - Một số chỉ tiêu sinh hóa máu: Protein tổng (g/L), Globulin (g/L), Albumin (g/L), Glucose (mmol/L), Blood urea nitrogen- BUN (mmol/L); Creatinine (µmol/L); Aspartate transaminase- AST (U/L); Alanin amino transferase-ALT (U/L); Alkaline phosphatase- ALP (U/L), Na (mmol/L), K (mmol/L), Ca (mmol/L), P (mmol/L), Cl (mmol/L). - Một số chỉ tiêu sinh lí - sinh hóa nước tiểu: Urobilinogen (µmol/L), Glucose (mmol/L), Billirubin (µmol/L), Ketone (mmol/L), Tỷ trọng (Specific Gravity), Hồng cầu (Ery/µL), pH, Protein (g/L), Nitrite, Bạch cầu (Leukocytes- Leu/µL), Ascorbic acid (mmol/L), K (mmol/L), Na (mmol/L), Cl (mmol/L). Tất cả các chỉ tiêu được theo dõi trong tình trạng sức khỏe bình thường. Cầy vòi hương được xem là bình thường dựa vào theo dõi lâm sàng, không có các biểu hiện bệnh lý và bất thường trong ăn uống, hoạt động. 37 Bố trí thí nghiệm: Bảng 2. 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ số sinh lí - sinh hoá máu, nước tiểu Chỉ tiêu khảo sát Theo giới tính Theo độ tuổi Đực (N=30) Cái (N=32) 3-<12 tháng (N=31) >12 tháng (N=31) Các chỉ tiêu sinh lí máu n=90 n=96 n=92 n=94 Các chỉ tiêu sinh hoá máu n=90 n=96 n=92 n=94 Các chỉ tiêu sinh lí nước tiểu n=120 n=128 n=124 n=124 Các chỉ tiêu sinh hoá nước tiểu n=120 n=128 n=124 n=124 Ghi chú: N: Số cá thể cầy vòi hương được theo dõi; n: tổng số mẫu được phân tích. 2.3.2.3. Phương pháp thu mẫu và phân tích máu -Thu mẫu: Mẫu máu được lấy qua tĩnh mạch gốc đuôi vào 8-10 giờ sáng, khi chưa cho ăn. Cầy vòi hương được cố định trong túi lưới, vệ sinh gốc đuôi bằng cồn, dùng xilanh 3 ml (kim tiêm cỡ 25 Gx1) tiến hành lấy 1,5-2 ml máu/cá thể. -Phân tích các chỉ số sinh lí máu: Sau khi lấy máu, mẫu được đưa nhanh vào ống chống đông (EDTA-K2), lắc nhẹ, bảo quản và chuyển đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lí. Tất cả các chỉ tiêu sinh lí máu được thực hiện trên máy phân tích huyết học hoàn toàn tự động Mindray BC 2800 Vet; tại trung tâm Công nghệ Sinh học chăn nuôi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. -Phân tích các chỉ tiêu sinh hoá máu: Sau khi lấy máu, mẫu vật được chuyển nhanh vào các ống không có chất chống đông máu, được ly tâm ở 3000 vòng/phút trong 10 phút (Roto x 32®-Hettich). Huyết thanh được thu thập và giữ ở -200C cho đến khi phân tích. Các thông số sinh hóa máu được đo bằng máy phân tích hóa học (Abaxis Vetscan 2, Union City, CA, USA); tại trung tâm xét nghiệm Medilab, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 2.3.2.4. Phương pháp thu mẫu và phân tích nước tiểu - Chuồng đặc dụng thu nước tiểu: Sàn thứ 1 bằng thép không gỉ (để thuận lợi thu nước tiểu), mặt sàn thứ 2 bằng lưới sắt không gỉ dây lưới cách nhau 0,5 cm (cách mặt sàn thứ 1 khoảng 10 cm). - Phương pháp thu mẫu: Mẫu nước tiểu thu từ mặt sàn thép không gỉ của chuồng 38 đặc dụng bằng xilanh; đựng nước tiểu trong lọ khô, tối màu và sạch, có dán nhãn ghi chú ngày giờ thu mẫu và kí hiệu cá thể. Mẫu nước tiểu được thu thập vào 18-20 giờ (theo dõi trực tiếp và thu mẫu ngay sau khi cầy bài tiết), 1 lần/tuần trong 1 tháng (cho mỗi cá thể). - Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hoá: Mẫu nước tiểu không quay ly tâm. Lắc kỹ mẫu trước khi thử nghiệm. Việc xét nghiệm hoàn tất trong vòng 1 giờ sau khi thu nhận mẫu, các chỉ tiêu sinh hóa được đo trên máy phân tích tự động (Teco TC-101, Teco diagnostics, USA). - Phân tích Na+, K+ và Cl- được đo từ dung dịch thu được sau khi ly tâm mẫu nước tiểu ở 3000 vòng/phút trong 10 phút (Roto x 32®-Hettich) và được thực hiện trên máy đo chọn lọc ion (model Roche 9180, Roche Diagnostics, Thụy Sĩ). 2.3.3. Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng hormone sinh dục của cầy vòi hương cái trong điều kiện nuôi nhốt 2.3.3.1. Vật liệu Tổng số 2.635 mẫu phân được thu thập từ 12 cá thể cầy vòi hương cái trưởng thành trong 16 tháng (Bảng 2.4). Tất cả các cá thể được coi là khoẻ mạnh dựa trên lịch sử theo dõi lâm sàng và không có thai khi bắt đầu nghiên cứu. 2.3.3.2. Chỉ tiêu khảo sát Sự thay đổi các chỉ số nội tiết sinh dục: estradiol (E2), progesterone (P4) của cầy vòi hương cái trưởng thành trong các trường hợp: không mang thai, mang thai và mang thai giả. Bố trí thí nghiệm: Bảng 2 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi các chỉ số nội tiết estradiol và progesterone Chỉ tiêu khảo sát Cầy vòi hương không mang thai (N=6) Cầy vòi hương mang thai (N= 4) Cầy vòi hương mang thai giả (N=2) Estradiol (E2) n=1.316 n=873 n=446 Progesterone (P4) n=1.316 n=873 n=446 Ghi chú: N: Số cá thể cầy vòi hương được theo dõi; n: tổng số mẫu phân. 39 2.3.3.3. Phương pháp thu mẫu và chiết xuất phân Các mẫu phân được thu thập vào khoảng 18-20 giờ, 3 ngày một lần trong 16 tháng. Mẫu phân (5 g) được thu thập vào túi nhựa (kích thước 200 x 140 x 0.04 mm; Uni Pack Mark Series-G, Seisan Nippon Co., Tokyo, Japan) và được bảo quản ở -200C cho đến khi phân tích. Sau khi rã đông, 0,2 g được cân và đặt vào bình thủy tinh chứa 2 ml methanol 90%. Sau khi lắc 30 phút (trên máy lắc HS 260 -IKA, Đức), mẫu được ly tâm ở 1.700 vòng trong 20 phút (trên máy EAB 20, Đức). Sau khi ly tâm, khoảng 1 ml dung dịch được chiết vào lọ eppendorf 1,5 ml và đông lạnh ở -200C cho đến khi sử dụng. Phần còn lại được cho vào lọ thủy tinh và sấy khô để xác định trọng lượng khô của phân [109]. Bảng 2.4. Dữ liệu của 12 cá thể cầy cái được thu mẫu trong nghiên cứu Kí hiệu Tuổi* (Tháng) Cân nặng* (kg) Chiều dài* thân (cm) Số mẫu phân F1 18 3,17 67,41 210 F2 24 3,32 68,64 224 F3 31 3,43 68,72 210 F4 36 3,56 69,26 208 F5 40 3,51 69,18 227 F6 33 3,33 68,34 224 F7 30 3,28 68,22 210 F8 32 3,55 68,41 231 F9 32 3,48 68,45 231 F10 32 3,38 68,56 230 F11 27 3,25 67,68 214 F12 27 3,27 67,72 216 Ghi chú: * Tuổi, cân nặng và chiều dài cơ thể khi bắt đầu nghiên cứu 40 2.3.3.4. Xét nghiệm hormone Lượng P4 và E2 được xác định với hệ thống xử lý ELISA Dynex DS2 hoàn toàn tự động (Dynex, USA). Bộ KIT ELISA Progesterone (DRG International, Inc., Đức) và Estradiol (DRG International, Inc., Đức). Quy trình xét nghiệm ELISA được cài đặt sẵn trên máy Dynex DS2, mỗi lần chạy bao gồm một đường cong chuẩn, gồm các bước: - Nhỏ 25 µL của chất chuẩn (0; 0.3; 1.25; 2.5; 5; 15; 40 ng/mL), chất chứng và các mẫu bằng các đầu côn tiêu hao mới vào các giếng tương ứng. - Ủ trong 5 phút ở nhiệt độ phòng. - Nhỏ 200 µL Enzyme liên hợp vào từng giếng. - Trộn kỹ hỗn hợp (lắc) trong 10 giây. - Ủ trong 60 phút ở nhiệt độ phòng. - Rửa sạch các giếng 3 lần bằng dung dịch rửa (400 uL mỗi giếng). - Thêm 200 µl dung dịch chất nền vào từng giếng. - Ủ trong 15 phút ở nhiệt độ phòng. - Ngừng các phản ứng enzyme bằng cách thêm 100 µL dung dịch dừng phản ứng vào từng giếng. - Xác định độ hấp thụ (OD) của từng giếng ở 450 ± 10 nm với một đầu đọc khay vi giếng. - Tính toán kết quả: Xây dựng một đường cong chuẩn bằng cách vẽ độ hấp thụ trung bình thu được từ mỗi chất chuẩn so với nồng độ của nó; giá trị độ hấp thụ trên trục dọc (Y) và nồng độ trên trục ngang (X). Sử dụng giá trị độ hấp thụ trung bình cho từng mẫu để xác định nồng độ tương ứng từ đường cong chuẩn. Nồng độ của các mẫu có thể được đọc trực tiếp từ đường cong tiêu chuẩn này. Trường hợp mẫu có nồng độ cao hơn so với chất chuẩn có nồng độ cao nhất phải được pha loãng thêm. Để tính toán nồng độ, hệ số pha loãng này được tính đến. Tất cả các mức độ hormone được biểu thị bằng microgam trên gam phân khô (µg/g df). Độ dài của chu kỳ buồng trứng được tính bằng số ngày giữa hai đỉnh của E2 41 kế tiếp nhau (không quá 50 ngày). Hàm lượng E2 và P4 cực đại (đỉnh-peak) được xác định là những giá trị lớn hơn trung bình của tất cả các giá trị còn lại từ mỗi cá thể cầy vòi hương [88]. 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thích tố sinh dục (PMSG, HCG) đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương cái 2.3.4.1. Vật liệu Tổng số 54 cầy vòi hương cái trưởng thành, sau khi khảo sát được phân thành 3 nhóm: - Nhóm 1: Cầy tơ chậm lên giống lần đầu (sau 24 tháng tuổi chưa thấy biểu hiện động dục); n=14. - Nhóm 2: Cầy cái chậm động dục lại (sau khi sinh 12 tháng chưa thấy biểu hiện động dục lại); n=15. - Nhóm 3: Cầy sinh sản hiệu quả thấp (1 lứa/năm; số con trên lứa ít, từ 1-2 con/lứa); n=25. 2.3.4.2. Chỉ tiêu khảo sát - Sự thay đổi các chỉ số nội tiết sinh dục: estradiol (E2), progesterone (P4) sau khi tiêm PMSG và HCG (từ 2 ngày trước khi tiêm (ngày -2) đến ngày tiêm (ngày 0) và 8 ngày sau điều trị. - Thời gian xuất hiện động dục và thời gian kéo dài động dục của cầy vòi hương cái sau khi tiêm PMSG và HCG. - Tỉ lệ cầy vòi hương cái động dục (số con động dục/tổng số con được điều trị). - Tỉ lệ cầy vòi hương cái mang thai (số con mang thai/ tổng số con được điều trị). - Số cầy vòi hương sơ sinh trung bình trên ổ. - Khối lượng trung bình của con sơ sinh. - Tỉ lệ cầy vòi hương còn sống trên ổ sau 24 giờ và sau 1 tháng (số con còn sống/ tổng số con được sinh ra). 42 2.3.4.3. Loại hormone sinh sản sử dụng Hỗn hợp PMSG/HCG (tỉ lệ 2:1): tên thương mại là Gestavet (Vương quốc Anh). Mỗi lọ chứa 400 IU PMSG /200 IU HCG khô lạnh và lọ chứa 5 ml dung môi cho dung dịch tiêm. 2.3.4.4. Các công thức tiêm hormone sinh sản Lô đối chứng (ĐC): Không tiêm Lô thí nghiệm 1 (CT1): 20 IU PMSG + 10 IU HCG Lô thí nghiệm 2 (CT2): 30 IU PMSG + 15 IU HCG Lô thí nghiệm 3 (CT3): 40 IU PMSG + 20 IU HCG Thí nghiệm được thực hiện tất cả các công thức đối với cầy ở 3 nhóm. Mỗi lô thí nghiệm có từ 3 cầy trở lên. Cơ sở lựa chọn liều tiêm dựa vào kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2015) trên cầy vòi hương [20] và hướng dẫn sử dụng của chế phẩm Gestavet. 2.3.4.5. Bố trí thí nghiệm Cầy cái trong mỗi nhóm được xếp vào các ô chuồng nuôi xen kẽ với con đực, mỗi ô chuồng gắn bảng tên để theo dõi trong suốt quá trình thí nghiệm. Cầy được bố trí vào các công thức thí nghiệm theo phương pháp bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Bảng 2. 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tiêm kích dục tố Lô thí nghiệm ĐC CT1 CT2 CT3 Nhóm 1 (n=14) 3 4 4 3 Nhóm 2 (n=15) 3 4 4 4 Nhóm 3 (n=25) 3 7 7 8 2.3.4.6. Quy trình tiêm Các con cái được chích bắp (IM) vào lúc 8 giờ sáng, không tính đến chu kỳ động dục. Việc sử dụng kích dục tố và ghép đôi thực hiện vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, phù hợp với mùa sinh sản của cầy trong tự nhiên [7]. Sau 24 giờ sau khi tiêm hỗn hợp PMSG và HCG, cầy cái được ghép đôi với con đực khoẻ mạnh trong thời gian 3-4 ngày. Theo dõi các biểu hiện động dục và xác định có sự giao phối. 2.3.4.7. Phương pháp xác định sự thay đổi hormone Quy trình thu mẫu, chiết xuất phân, xét nghiệm hormone được thực hiện tương 43 tự 2.3.3.3. và 2.3.3.4. 2.3.4.8. Phương pháp xác định động dục - Phương pháp quan sát (mắt thường, camera): theo dõi sự thay đổi hành vi của cầy vòi hương cái theo sau khi tiêm kích dục tố theo thời gian. Dữ liệu về hành vi được thu thập bằng cách quan sát 2 lần/1 ngày (từ ngày bắt đầu tiêm (ngày 0) và đến ngày 8 sau tiêm). Ngày xuất hiện động dục được định nghĩa là ngày mà lần đầu thấy các biểu hiện khác thường ghi nhận như sau: cầy cái ăn ít hoặc bỏ ăn, phát tiếng kêu nhiều lần, đi lại thường xuyên quanh chuồng (kể cả ban ngày), quan sát kĩ thấy tiểu tiện nhiều lần, có thể có chất dịch màu vàng đục tiết ra ở cơ quan sinh dục ngoài. Trong khoảng thời gian cầy cái động dục, các cầy đực thường chồm lên thành chuồng và quan sát về ô chuồng của con cái đang lên giống [7, 11]. - Phương pháp lâm sàng: theo dõi sự mang thai và sinh con của cầy vòi hương cái. 2.4. Xử lí số liệu Các tham số thống kê: giá trị trung bình cộng (X̅); độ lệch chuẩn (SD); hệ số biến thiên CV (%); kiểm định t-test; phân tích ANOVA một nhân tố với mức ý nghĩa α=0,05; được xử lí bằng phần mềm MS-Excel 2013. 44 PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học 3.1.1. Đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và một số tập tính của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi Về hình thái, cầy vòi hương (cầy) trong điều kiện nuôi cũng có những đặc điểm đặc trưng của loài như trong điều kiện tự nhiên. Bộ lông màu xám mốc hoặc hung mốc, mút lông phớt đen; dọc sống lưng, sườn có đốm màu nâu đen hoặc thường tạo thành ba sọc chạy dọc sống lưng từ vai đến gốc tai. Đuôi có vệt không rõ hoặc màu đen ở phần gốc đuôi, phần mút đuôi thường có màu đen, tuy nhiên ở một số cá thể có thể màu trắng; phần mũi, má, tai, phần dưới đùi và bốn vó chân có màu đen; bụng xám [3, 7]. Khi cầy còn non, sọc đốm nâu màu đen chưa rõ ràng, lông thô. Càng lớn dần bộ lông càng mượt và đốm màu nâu đen càng rõ ràng. Mặt có 2-3 đốm sáng ở trán hoặc cạnh mắt. Những đặc điểm hình thái này chứng tỏ loài đang được nuôi nhốt và nghiên cứu chính là loài Paradoxurus hermaproditus. Hình 3. 1. Cầy vòi hương (P. hermaphroditus) trong điều kiện nuôi Về đặc điểm dinh dưỡng, chúng tôi đã khảo sát thực tế và tiến hành cho cầy vòi hương ăn các loại thức ăn khác nhau. Tuy thuộc bộ ăn thịt, nhưng cầy vòi hương là loài ăn tạp. Kết quả khảo sát cho thấy, cầy ăn được nhiều loại trái cây. Loại trái cây ưa thích của cầy là chuối. Trong chăn nuôi, tùy theo mùa vụ có thể thay đổi nguồn thức ăn khác 45 nhau. Ở các loại rau, cầy vòi hương không ăn rau sống mà phải qua chế biến (nấu chung với cháo) chúng mới sử dụng. Như vậy, vào mùa không có trái cây chín, có thể bổ sung thêm thức ăn có nguồn gốc từ thực vật qua cháo rau. Về nguồn thức ăn động vật, cầy đặc biệt thích ăn các loại thịt, cá, trứng. Kết quả khảo sát cho thấy, cầy ăn được hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật được thử nghiệm như: thịt các loại (heo, bò, gà), cá, trứng, tôm, cua, ốc. Cầy ăn được cả thịt sống và chín. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khoẻ cho cầy, cần nấu chín các nguồn thức ăn động vật trước khi cho cầy sử dụng. Trong điều kiện nuôi, để tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn cung cấp, đồng thời phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cầy, cháo nấu với đầu gà hoặc cơm trộn với đầu gà xay đã nấu chín là loại thức ăn phù hợp và được sử dụng phổ biến. Theo Đặng Huy Huỳnh và cs. (2010); Duckworth (2016), cầy vòi hương là động vật ăn tạp, hầu hết các thức ăn mà con người ăn chúng đều ăn được [7, 110]. Hình 3. 2. Cầy vòi hương ăn hạt cà phê Hình 3. 3. Cầy vòi hương ăn dưa hấu Về tập tính hoạt động, cầy chủ yếu hoạt động ban đêm, ngày ngủ. Các hoạt động bài tiết chủ yếu thực hiện vào đầu của pha hoạt động chiều tối. Cầy có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Khi thả ghép con khác vào chung ô chuồng, chúng sẽ cắn nhau. Cầy chỉ chịu ghép đôi khi con cái có biểu hiện động dục. Điều này chứng tỏ trong điều kiện nuôi nhốt, cầy vẫn còn giữ tập tính sống đơn độc của loài [7]. Ban đêm, cầy đực tiết xạ hương, có thể dễ dàng nhận biết mùi xạ hương do cầy tiết ra trong khu vực chuồng trại, đặc biệt trong mùa sinh sản. 46 3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt 3.1.2.1. Tăng trưởng khối lượng Kết quả khảo sát tốc độ tăng trưởng khối lượng của 64 cầy vòi hương được thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3. 1. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi Tháng tuổi Đực (n=32) (1) Cái (n=32) (2) X̅1 (g) SD Cv(%) A (g/con/ ngày) R (%) X̅2 (g) SD Cv(%) A (g/con/ ngày) R (%) X̅1 -X̅2 P 3 782 118,5 15,15 727 82,7 11,38 55 >0,05 6 1.152 126,1 10,95 4,11a 38,26a 975 125,3 12,85 2,76b 29,14b 177 <0,05 9 1.735 109,1 6,29 6,48 40,39 1.456 117,8 8,09 5,34 39,57 279 <0,05 12 2.644 113,5 4,29 10,10 41,52 2.225 113,7 5,11 8,54 41,78 419 <0,05 15 3.245 128,1 3,95 6,68 20,41 2.848 120,7 4,24 6,92 24,56 397 <0,05 18 3.533 108,5 3,07 3,20 8,50 3.175 118,9 3,74 3,63 10,86 358 <0,05 21 3.743 116,3 3,11 2,33 5,77 3.335 84,7 2,54 1,78 4,92 408 <0,05 24 3.925 105,2 2,68 2,02 4,75 3.516 93 2,63 2,01 5,28 409 <0,05 X̅ 5,14 20,22 4,71 21,16 Ghi chú: X̅: Giá trị trung bình khối lượng, SD: độ lệch chuẩn, Cv: hệ số biến thiên, A: Sinh trưởng tuyệt đối, R: Sinh trưởng tương đối. Các ký tự khác nhau trong cùng một hàng (với từng chỉ tiêu tương ứng) thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) theo kiểm định T-test với mức ý nghĩa α=0,05. Bảng 3.1 cho thấy, khối lượng cầy vòi hương được theo dõi có tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các giai đoạn tháng tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn. Tốc độ tăng trưởng khối lượng có xu hướng tăng dần từ 3-12 tháng tuổi, sau đó chậm dần từ 12-24 tháng tuổi. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất là từ tháng 9-12 với mức tăng trưởng tuyệt đối trung bình của mỗi cá thể đực là 10,1 g/con/ngày, sinh trưởng tương đối R%= 41,52%; các chỉ số này tương ứng ở giới cái là 8,54 g/con/ngày và R% là 41,78%. Tốc độ tăng khối lượng nhanh nhất ở giai đoạn này phù hợp với quy luật ở giai đoạn thành thục sinh dục động vật có tốc độ tăng trưởng mạnh. Trong tự nhiên, tuổi thành thục sinh dục của cầy đực khoảng 9-11 tháng tuổi, ở 47 cầy cái từ 11 – 12 tháng tuổi [3]. Sau 15 tháng tuổi, khi gần đạt khối lượng tối đa, tốc độ tăng trưởng của cầy chậm lại (tăng dưới 4 g/con/ngày, trung bình 50-120 g/con/tháng). Khối lượng cầy trưởng thành trong tự nhiên đạt khối lượng từ 3 đến 5 kg [7]; 2 – 5 kg, trung bình 3,2 kg [1, 110] Tốc độ tăng khối lượng trung bình từ 3-24 tháng tuổi ở con đực là 5,14 g/con/ngày, R% = 20,22% và ở con cái là 4,71 g/con/ngày, R% = 24,27% (cho mỗi giai đoạn 3 tháng). Tốc độ tăng trưởng khối lượng ở hầu hết các giai đoạn không có sự khác biệt ở hai giới (P>0,05), trừ giai đoạn 3-6 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng khối lượng ở con đực có xu hướng nhanh hơn (P<0,05). Bảng 3.1 cũng cho thấy, khối lượng trung bình ở con đực cao hơn so với con cái ở giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cũng phù hợp với quy luật chung, ở con đực thường có cân nặng cao hơn so với con cái cùng độ tuổi. Trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi, hệ số biến thiên ở cả giới đực và cái dao động từ 10,9 – 15,2%; nằm trong khoảng tính trạng có độ ổn định trung bình (CV < 10% - 20%). Từ giai đoạn 9-24 tháng tuổi, hệ số CV dao động từ 2,6- 8,1%; lúc này tính trạng khối lượng có độ ổn định cao (CV < 10%). Có thể trong điều kiện nuôi, từ giai đoạn này cầy đã thích nghi với điều kiện chuồng trại sau khi tách mẹ và chế độ nuôi dưỡng đồng đều nên ít có sự biến động về tăng trọng giữa các cá thể. 3.1.2.2. Tăng trưởng chiều dài thân đầu Kết quả khảo sát tốc độ tăng trưởng chiều dài thân đầu của cầy vòi hương thể hiện qua bảng 3.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân đầu của cầy vòi hương có xu hướng chậm dần qua các tháng tuổi. Giai đoạn tăng trưởng chiều dài thân đầu nhanh nhất ở giai đoạn 3-6 tháng với mức tăng trưởng tuyệt đối 2,87 cm/con/tháng; tăng trưởng tương đối R% = 19,46% (cho giai đoạn 3 tháng) ở con đực và 2,57 cm/con/tháng; tăng trưởng tương đối R% = 18,15% ở con cái. Sau tháng thứ 15, khi chiều dài thân đầu gần đạt giới hạn tốt đa của loài thì sự tăng trưởng ở giai đoạn từ 18-24 tháng rất ít (0,10- 0,76 cm/con/tháng). Tốc độ tăng chiều dài thân đầu gần như không có sự khác biệt thống kê giữa giới đực và giới cái (P>0,05). Ở cầy vòi hương, chiều dài thân đầu là một trong các chỉ tiêu phân loại [7] và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng con giống 48 [11]. Trong tự nhiên, cầy có chiều dài thân đầu trung bình đạt từ 40 - 56 cm [7], 43-71 cm, trung bình 54 cm [1, 3, 110]. Bảng 3. 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân đầu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi Tháng tuổi Đực (n=32) (1) Cái (n=32) (2) X̅1 (cm) SD Cv% A (cm/con/ tháng) R% X̅2 (cm) SD Cv% A (cm/con/ tháng) R% X̅1 - X̅2 P 3 39,89 0,38 0,95 38,67 0,32 0,83 1,22 >0,05 6 48,49 0,44 0,91 2,87 19,46 46,39 0,46 0,99 2,57 18,15 2,10 >0,05 9 56,27 0,46 0,82 2,59 14,85 53,24 0,53 1,00 2,28 13,75 3,03 <0,05 12 62,55 0,55 0,88 2,09 10,57 59,01 0,55 0,93 1,92 10,28 3,54 <0,05 15 68,92 0,45 0,65 2,12 9,69 65,12 0,54 0,83 2,04 9,84 3,80 <0,05 18 70,36 0,77 1,09 0,48 2,07 67,41 0,31 0,46 0,76 3,46 2,95 <0,05 21 71,33 0,41 0,57 0,32 1,37 68,68 0,29 0,42 0,42 1,87 2,65 <0,05 24 71,62 0,41 0,57 0,10 041 69,03 0,30 0,43 0,12 0,51 2,59 <0,05 X̅ 1,51 8,35 1,45 8,27 Ghi chú: X̅: Giá trị trung bình chiều dài thân, SD: độ lệch chuẩn, Cv: hệ số biến thiên, A: Sinh trưởng tuyệt đối, R: Sinh trưởng tương đối. Nhìn chung, giữa cá thể đực và cái có chỉ số tăng trưởng chiều dài thân đầu gần bằng nhau, dao động trung bình 1,45-1,51 cm/con/tháng, R% từ 8,27-8,35% (cho giai đoạn 3 tháng). Hệ số biến thiên CV từ 0,42 - 1,09%, thuộc nhóm có độ ổn định cao (CV < 10%). Khi xét riêng chiều dài thân đầu trung bình giữa hai giới, bảng 3.2 cho thấy, cầy vòi hương đực có chiều dài thân đầu lớn hơn cầy cái ở tất cả các tháng tuổi, nhưng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn từ 9-24 tháng tuổi (P<0,05). 3.1.2.3. Tăng trưởng chiều dài đuôi Kết quả khảo sát tốc độ tăng trưởng chiều dài đuôi của cầy vòi hương được thể hiện ở bảng 3.3. Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều dài đuôi của cầy vòi hương tăng tương đối đồng đều qua các giai đoạn tháng tuổi, tuy nhiên, tăng nhanh hơn ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi (R% từ 8-10,14%). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (A) trung bình là 0,95 49 cm/con/tháng, tốc độ tăng trưởng tương đối (R%) là 6,21% (ở con đực) và A=0,93 cm/con/tháng, R% = 6,20% (ở con cái). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng và chiều dài đuôi trung bình qua các giai đoạn tháng tuổi không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giới (P>0,05). Hệ số biến thiên của chiều dài đuôi giữa các cá thể nghiên cứu nằm trong khoảng 1,39 % - 3,40%, có độ ổn định cao (CV < 10%). Chiều dài đuôi là một trong các chỉ tiêu phân loại ở bộ ăn thịt [7]. Trong tự nhiên, theo Đặng Huy Huỳnh và cs. (2010) cầy có chiều dài đuôi trung bình từ 40 đến 56 cm [7], theo Duckworth et al. (2016) là 40-60 cm [110] Bảng 3. 3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài đuôi của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi Tháng tuổi Đực (n=32) (1) Cái (n=32) (2) X̅1 (cm) SD Cv% A (cm/con /tháng) R% X̅2 (cm) SD Cv% A (cm/con /tháng) R% X̅1 - X̅2 P 3 36,44 0,93 2,55 36,02 1,18 3,28 0,42 >0,05 6 38,24 0,95 2,48 0,60 4,82 37,68 1,28 3,40 0,55 4,50 0,56 >0,05 9 41,45 0,91 2,20 1,07 8,06 40,82 1,18 2,89 1,05 8,00 0,63 >0,05 12 45,36 0,91 2,01 1,30 9,01 44,68 1,33 2,98 1,29 9,03 0,68 >0,05 15 48,64 0,91 1,87 1,09 6,98 48,19 1,34 2,78 1,17 7,56 0,45 >0,05 18 51,37 0,87 1,69 0,91 5,46 50,88 1,22 2,40 0,90 5,43 0,49 >0,05 21 54,25 0,80 1,47 0,96 5,45 53,57 1,25 2,33 0,90 5,15 0,68 >0,05 24 56,31 0,78 1,39 0,69 3,73 55,62 1,03 1,85 0,68 3,75 0,69 >0,05 X̅ 0,95 6,21 0,93 6,20 Ghi chú: X̅: Giá trị trung bình chiều dài đuôi, SD: độ lệch chuẩn, Cv: hệ số biến thiên, A: Sinh trưởng tuyệt đối, R: Sinh trưởng tương đối. 3.1.2.4. Tăng trưởng vòng ngực Kết quả theo dõi về chiều đo vòng ngực của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi được thể hiện qua bảng 3.4. Kích thước vòng ngực là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng con giống, chiều đo này chịu ảnh hưởng của phẩm chất giống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng [11]. Vòng ngực cũng là một trong các chỉ tiêu phân loại ở bộ ăn thịt [7]. Kết quả theo dõi cho thấy, tốc độ tăng trưởng vòng ngực cao ở giai đoạn 3 - 12 tháng tuổi và đạt cao nhất ở giai đoạn 9 tháng tuổi (A=1,27 cm/con/tháng, 50 R=15,07% ở con đực và A=1,06 cm/con/tháng, R=13,21% ở con cái). Điều này phù hợp với quy luật tốc độ tăng trưởng vòng ngực nhanh ở giai đoạn thành thục về tính ở động vật. Tuổi thành thục sinh dục của cầy vòi hương ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi [110]. Bảng 3. 4. Tốc độ tăng trưởng vòng ngực của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi Tháng tuổi Đực (n=32) (1) Cái (n=32) (2) X̅ (cm) Sx Cv% A (cm/con /tháng) Rw% X̅ (cm) Sx Cv% A (cm/con /tháng) Rw% X̅1 - X̅2 P 3 21,21 0,92 4,34 20,83 0,81 3,89 0,38 >0,05 6 23,43 0,83 3,54 0,74 9,95 22,56 0,71 3,15 0,58 7,97 0,87 >0,05 9 27,25 0,75 2,75 1,27 15,07 25,75 0,70 2,72 1,06 13,21 1,50 <0,05 12 29,36 0,93 3,17 0,70 7,45 27,64 0,70 2,53 0,63 7,08 1,72 <0,05 15 29,87 0,92 3,08 0,17 1,72 28,24 0,74 2,62 0,20 2,15 1,63 <0,05 18 30,32 0,90 2,97 0,15 1,50 28,68 0,66 2,30 0,15 1,55 1,64 <0,05 21 30,54 0,86 2,82 0,07 0,72 28,93 0,82 2,83 0,08 0,87 1,61 <0,05 24 30,66 0,85 2,77 0,04 0,39 29,12 0,78 2,68 0,06 0,65 1,54 <0,05 X̅ 0,45 5,26 0,39 4,78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_va_anh_huong_cua.pdf
Tài liệu liên quan