Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đất dốc vùng Bắc Trung Bộ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi

DANH MỤC BẢNG . vii

MỞ ĐẦU . 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 2

2.1. Mục tiêu tổng quát . 2

2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN . 3

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 3

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI . 5

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 5

1.1.1. Nghiên cứu về phân nhóm thời gian sinh trưởng và tính thích ứng của cây ngô. 5

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 13

1.2.1. Giá trị sử dụng của cây ngô trong đời sống . 13

1.2.2. Đất dốc và kỹ thuật canh tác áp dụng . 16

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên Thế giới và Việt Nam . 19

1.2.4. Tình hình sản xuất ngô trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa . 27

1.2.5. Những khó khăn, thách thức và cơ hội trong sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt

Nam . 30

1.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài . 34

1.3.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai trên Thế giới và ở Việt Nam . 34

1.3.2. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam . 37

1.3.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho cây ngô trên thế giới và Việt Nam . 41

1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu về cơ giới hoá . 45

1.3.5. Nghiên cứu về thời vụ trồng ngô trên Thế giới và Việt Nam . 46

1.3.6. Kết quả nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật . 49

1.3.7. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan . 50

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 52

2.1. Vật liệu nghiên cứu . 52

2.1.1. Giống ngô. 52

2.1.2. Các loại phân bón và vật tư . 52

2.2. Điều kiện nghiên cứu . 53

2.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá trình nghiên cứu . 53

2.2.2. Đất thí nghiệm. 53

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 53

2.3.1.Địa điểm nghiên cứu . 53

2.3.2. Thời gian nghiên cứu . 53

2.4. Nội dung nghiên cứu . 54

2.4.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất ngô tại Nghệ An và Thanh Hóa . 54

2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất

ngô trên đất dốc tại Nghệ An và Thanh Hóa . 54

2.4.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật thích

hợp (thời vụ, mật độ, phân bón,.) trên giống ngô tuyển chọn được (Giống CS71). . 54

2.5. Phương pháp nghiên cứu . 54

pdf195 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đất dốc vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập khoảng 9,4 triệu đồng/ha), vụ đông xuân đạt thấp nhất (4,5 triệu đồng). Bình quân chung sản xuất ngô trong năm thu nhập 6,49 triệu đồng/ha/vụ, thấp hơn thu nhập của toàn quốc 1,26 triệu đồng/ha/vụ. Cơ cấu chi phí một số khâu chính như sau: - Làm đất chiếm 16 - 17% tổng chi phí; - Giống chiếm 9 - 10%, phân bón chiếm 26 - 27%; - Công lao động 46 - 49%. Như vậy, để giảm giá thành sản xuất cần quan tâm đến các biện pháp, giải pháp giảm chi phí về giống, phân bón và đặc biệt về giảm chi phí công lao động trong sản xuất ngô. Bảng 3.6. Hiệu quả sản xuất ngô của vùng Bắc Trung bộ ở các thời vụ khác nhau ĐVT: 1.000 đồng (Tính cho 1 ha) TT Hạng mục Tổng chi phí Tổng thu Lãi I Bình quân cả năm BTB 25.970 32.460 6.490 2 Vụ Xuân 25.085 34.480 9.395 3 Vụ Đông 27.955 32.500 4.545 4 Vụ Hè thu 24.870 30.400 5.530 II Bình quân cả năm toàn quốc 26.377 34.132 7.755 3.1.8. Hệ thống cung cấp giống, phương thức thu hoạch và mô hình tiêu thụ ngô vùng Bắc Trung bộ 3.1.8.1. Tình hình cung ứng giống Trong sản xuất ngô giai đoạn 2012 - 2017, cung ứng giống tại vùng Bắc Trung bộ chủ yếu thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp. Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy các đơn vị cung ứng giống cấp tỉnh là do Công ty cổ phần giống cây trồng tỉnh hoặc công ty vật tư nông nghiệp thực hiện. Phương thức phân phối tùy từng tỉnh có kênh phân phối riêng; tuy nhiên nhìn chung các tỉnh đều phân phối giống qua 3 kênh chính: phân phối qua các cơ quan nông nghiệp cấp huyện, xã (trạm khuyến nông, hợp tác xã), phân phối thông qua các cửa hàng đại lý, phân phối thông qua các công ty, đơn vị kinh doanh giống ở ngoài tỉnh. 75 Hệ thống cung ứng giống ngô cho nhu cầu sản xuất tại vùng Bắc Trung bộ hoạt động khá tốt. Phần lớn người trồng đã sử dụng giống do các cơ sở có đăng ký kinh doanh cung cấp. Đây cũng là một trong những khâu góp phần đảm bảo chất lượng giống ngô tốt cho người sản xuất. 3.1.8.2. Phương thức thu hoạch Công đoạn thu hoạch ngô được tiến hành khi ngô chín già (râu ngô đen, khô, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm), đến mùa thu hoạch ngô được để khô trên cây nhờ nhiệt độ của ánh nắng sau khi ngô đã khô được một phần, người dân tiến hành thu hoạch về phơi tiếp để bảo quản. Phương pháp thu hoạch hiện nay chủ yếu vẫn là phương pháp thủ công (bẻ bằng tay), ngoài ra hiện nay một số các loại máy thu hoạch đã được đưa vào ở Nghệ An, Thanh Hóa, tuy nhiên mới chỉ được thử nghiệm trong các mô hình trình diễn và chưa được đưa vào sản xuất đại trà. Nhìn chung, việc áp dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch là rất quan trọng, làm giảm công lao động và tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tuy nhiên, hiện chưa đưa vào sản xuất đại trà do: - Điều kiện đất đai sản xuất ngô có địa hình không bằng phẳng, gieo trồng không thẳng hàng. - Ruộng đất manh mún. - Tỷ lệ thất thoát, sót bắp khi thu hoạch khá lớn, chi phí đầu tư ban đầu cao. - Tập quán sản xuất. 3.1.8.3. Mô hình tiêu thụ ngô Qua khảo sát tại các vùng sản xuất ngô ở Bắc Trung bộ, thì một trong nhưng nguyên nhân mà người nông dân bám trụ với cây mía, không mặn mà với cây ngô mặc dù có thể nói trong giai đoạn này hiệu quả của cây ngô cao hơn. Nguyên nhân là do mía có nhà máy tiêu thụ và đầu tư vật tư phân bón, trong khi đó sản xuất ngô chưa có đơn vị thu mua ổn định và đầu tư sản xuất dẫn đến người dân không an tâm sản xuất. Mô hình tiêu thụ ngô ở vùng Bắc Trung bộ vẫn chủ yếu để cung cấp cho các công ty chế biến thức ăn gia súc thông qua thương lái, người dân không bán trực tiếp cho các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi. Các nhà máy chế biến thức ăn chưa đầu tư cho vùng nguyên liệu. Từ đó dẫn đến, người dân bán sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian, vừa bị ép giá vừa không chủ động tiêu thụ, giảm hiệu quả sản xuất. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người nông dân giảm diện tích ngô một số vùng ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. 3.1.9. Một số yếu tố thuận lợi và hạn chế trong sản xuất ngô ở vùng Bắc Trung bộ 3.1.9.1. Thuận lợi: 76 - Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là các giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao, trong những năm qua tại các tỉnh Bắc Trung bộ đã góp phần tăng nhanh diện tích, năng suất, sản lượng ngô của toàn vùng. Cây ngô đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao kinh tế của một bộ phận lớn đồng bào dân tộc sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa. - Đảng và Nhà nước, các địa phương đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho cây lương thực, trong đó có cây ngô, đặc biệt là chính sách chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô. - Sản xuất ngô trong vùng từng bước đi theo hướng hàng hóa, thị trường tiêu thụ ngô phát triển do đầu ra của sản phẩm ngô rất rộng. 3.1.9.2. Một số tồn tại: - Phần lớn diện tích trồng ngô của các tỉnh Bắc Trung bộ tập trung chủ yếu trong vụ Xuân và Xuân hè nơi có độ dốc cao, không chủ động nước tưới, ít thâm canh. Do đó, năng suất ngô thấp so với tiềm năng năng suất của giống và không ổn định, dễ mất mùa khi gặp hạn và mưa lũ. Hầu hết diện tích ngô vụ hè thu tại các tỉnh Bắc Trung bộ thường bị hạn hán cuối vụ và diện tích ngô vụ đông bị mưa lũ đầu vụ gây mất mùa - Đa số diện tích sản xuất ngô tại các tỉnh Bắc Trung bộ có độ dốc cao, hiện tượng rửa trôi lớp đất mặt là rất lớn, suy thoái dinh dưỡng đất ngày càng nhanh qua nhiều năm canh tác ngô. - Thiếu các giống ngô có năng suất cao, có khả năng thích nghi với điều kiện đất dốc, bất thuận của thời tiết: ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô. - Trình độ hiểu biết KHKT còn thấp và không đồng đều giữa các vùng trồng ngô, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều hạn chế. - Phần lớn địa bàn sản xuất ngô phân bố ở xa, diện tích sản xuất ngô manh mún nên hiệu quả sản xuất bị giảm do tăng chi phí vận chuyển (đầu vào và đầu ra), tăng chi phí lao động (khó thực hiện cơ giới hóa sản xuất). - Công nghệ sơ chế, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu, hàng năm tổn thất sau thu hoạch đối với ngô khá lớn (13 – 15%). - Chưa gắn kết giữa sản xuất và tổ chức tiêu thụ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Tóm tắt kết quả điều tra sản xuất ngô tại vùng Bắc Trung Bộ (nghệ An và Thanh Hóa) Sản xuất ngô vùng Bắc Trung bộ có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của cả nước nói chung và cho vùng Trung bộ nói riêng. Vùng Bắc Trung bộ 77 coa điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên cần phải lựa chọn thời điểm gieo trồng phù hợp. Điều kiện về thổ nhưỡng cũng là một hạn chế đối với cây ngô cần có chế độ thâm canh phù hợp và bón phân cân đối. Trong giai đoạn 2012 - 2017, diện tích ngô vùng Bắc Trung bộ tương đối ổn định, trung bình đạt 127,8 nghìn ha, chiếm 11% diện tích ngô cả nước. Tuy nhiên, sản xuất ngô vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, cây ngô khó cạnh tranh với các cây trồng khác về hiệu quả. Năng suất ngô trung bình vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2012 - 2017 đạt 39 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình ngô cả nước 6,65 tạ/ha. Điều này cũng cho thấy, phát triển sản xuất ngô ở vùng Bắc Trung bộ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn. Bởi vậy, để phát triển sản xuất ngô ở vùng Bắc Trung bộ, các giải pháp được tập trung vào: hỗ trợ kỹ thuật canh tác, khuyến khích xây dựng hệ thống bảo quản ngô, gắn kết sản xuất với tiêu thụ; Nhà nước cần quy hoạch vùng sản xuất và có chính sách ưu đãi cho phát triển sản xuất ngô. Để phát triển sản xuất ngô ở vùng này cần tập trung vào một số vấn đề sau: 1. Đầu tư nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô như: nghiên cứu tuyển chọn giống ngô năg suất cao, chất lượng phù hợp cho vùng canh tác trên đất dốc; 2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ tập trung vào các nhóm lĩnh vực: a) Hỗ trợ kinh phí mua giống, đặc biệt là các giống cây trồng mới nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô. b) Hỗ trợ công tác thuỷ lợi như: cải tạo hệ thống giao thông, tu sửa hệ thống thuỷ lợi nội đồng ở những vùng sản xuất tập trung. c) Hỗ trợ công tác thông tin thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo tinh thần Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ những vùng có diện tích sản xuất ngô lớn, tập trung và ổn định. d) Hỗ trợ kinh phí tập huấn, đào tạo và xây dựng các mô hình ứng dụng các TBKT mới, mô hình sản xuất bền vững cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn quy trình canh tác trên đất dốc, biện pháp chống xói mòn dinh dưỡng đất. Thường xuyên dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên cây ngô, giúp nông dân có biện pháp phòng trừ kịp thời. 3.2. Kết quả nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đất dốc tại Nghệ An và Thanh Hóa 3.2.1. Kết quả nghiên cứu xác định giống ngô phù hợp trồng trên đất dốc tại Nghệ An và Thanh Hóa 3.2.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, hình thái và sinh lý của các giống ngô thí nghiệm a) Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển 78 Sinh trưởng phát triển là một quá trình sinh lý tổng hợp, là sự biến đổi về hình thái và cấu trúc bên trong của cây trồng. Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc và dẫn đến tăng kích thước của cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá trình phát triển. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô để xác định thời gian hoàn thành các giai đoạn của chúng nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật như đất đai, thời vụ gieo trồng, quá trình chăm sóc và chế độ tưới tiêu hợp lý cho từng giống, từng vùng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng từ gieo đến tung phấn, phun râu và chín của các giống ngô tại các điểm Hoá Quỳ, Như Xuân và Hoa Sơn, Nghệ An, số liệu trung bình của 2 vụ xuân 2013 và xuân 2014 được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống ngô Chỉ tiêu Tên giống Thời gian từ gieo đến... (ngày) Tung phấn (ngày) Phun râu (ngày) Chín sinh lý (ngày) NA TH NA TH NA TH TB CS71 68 65 69 66 117 112 114 LVN146 72 72 73 73 116 120 118 LVN152 71 70 72 71 120 117 118 LVN102 69 68 69 69 117 116 116 LVN61 69 68 70 69 117 117 117 LVN66 68 70 69 70 119 116 117 P4199 68 67 69 68 117 117 117 30Y87 70 72 71 73 120 118 119 DK9901 72 70 73 71 119 118 118 NK4300 70 69 71 70 117 117 117 NK7328 69 72 70 73 117 119 118 CP999 (ĐC) 69 67 70 68 119 116 117 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 79 Kết quả đánh giá số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: Trong vụ xuân tại Nghệ An các giống ngô có thời gian từ gieo đến tung phấn dao động từ 68 đến 72 ngày, các giống có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắng nhất là CS71, LVN66 và P4199 (68 ngày), các giống DK9901 và LVN146 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài nhất (72 ngày). Trong vụ xuân tại Thanh Hoá tương tự như tại Nghệ An các giống có thời gian từ gieo đến phun râu dài nhất là các giống DK9901 và LVN146 (73 ngày) và giống có thời từ gieo đến phun râu ngắn nhất là giống CS71 (65 ngày). Tất cả các giống ngô thí nghiệm có thời gian phun râu sau thời gian tung phấn từ 0 đến 1 ngày. Giai đoạn tung phấn, phun râu diễn ra trong thời gian không dài, khoảng 8 - 12 ngày, nhưng là thời kỳ quyết định năng suất của cây ngô bởi nó ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn - thụ tinh, quyết định đến số hạt trên một bắp. Giai đoạn này các chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung về cơ quan sinh sản, các chất hữu cơ được tổng hợp bắt đầu tập trung tích lũy về hạt. Thời gian từ gieo đến bắp chín sinh lý chính là thời gian sinh trưởng của một giống, đây là yếu tố quan trọng để xây dựng hợp lý hệ thống cây trồng của một địa phương. Mặt khác, biết được thời gian sinh trưởng giúp chúng ta cơ cấu mùa vụ sản xuất né tránh được các điều kiện tự nhiên bất lợi của vùng, góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Qua theo dõi thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống trong vụ Xuân 2013 và 2014 cho thấy: Nhìn chung trong 2 vụ, các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình (112 - 120 ngày). Trong đó, giống CS71 vẫn là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (112 - 117 ngày), ngắn hơn đối chứng CP999 4 ngày tại Nghệ An. Hai giống LV146 và 30Y87 có thời gian sinh trưởng dài nhất (116 - 120 ngày), dài hơn đối chứng 1 - 3 ngày. Thời gian sinh trưởng của các giống còn lại dao động từ 116 - 119 ngày. Như vậy, trên địa bàn huyện Anh Sơn và huyện Như Xuân, nếu vụ Xuân trồng từ 20/1 - 20/2 thì thời kỳ trỗ cờ, tung phấn phun râu của các giống thí nghiệm sẽ tránh được các đợt gió lào, gây ảnh hưởng đến khả năng tạo hạt. Nếu trồng vào vụ Hè Thu, thời kỳ mọc mầm sẽ gặp hạn hán kéo dài còn thời kỳ trỗ cờ, tung phấn đúng vào mùa mưa, thường gặp các đợt lũ quét gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt, làm giảm năng suất của giống. Do đó, với thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (105 - 120 ngày), các giống thí nghiệm phù hợp với cơ cấu vụ xuân trên địa bản huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. 80 b) Chiều cao cây, cao đóng bắp của các giống ngô Chiều cao cây, cao đóng bắp đây là đặc điểm hình thái của cây nó liên quan chặt chẽ đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ ngã của giống và do đặc tính di truyền của giống quyết định. Tuy nhiên, còn chịu tác động bởi các yếu tố khác như thời tiết, đất đai, mùa vụ, mật độ, phân bón, chăm sóc,... Kết quả theo dõi chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô tại 2 điểm Hoá Quỳ, Như Xuân và Hoa Sơn, Anh Sơn, số liệu được trình bày ở bảng 3.8. Bảng 3.8. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô Chỉ tiêu Tên giống Chiều cao.. Cây (cm) Đóng bắp (cm) NA TH TB NA TH TB CS71 202,3 196,3 199,33 74,3 98,6 86,45 LVN146 206,4 201,2 203,80 85,5 103,6 94,55 LVN152 180,2 199,5 189,88 76,5 97,5 87,00 LVN102 194,3 197,0 195,65 77,1 99,1 88,10 LVN61 164,4 192,9 178,70 54,5 93,3 73,90 LVN66 181,2 190,0 185,63 70,9 87,6 79,275 P4199 199,2 217,1 208,13 79,6 125,2 102,40 30Y87 208,4 194,3 201,35 83,1 100,1 91,62 DK9901 213,3 195,2 204,28 80,2 94,3 87,27 NK4300 224,6 204,3 214,45 97,3 88,1 92,70 NK7328 220,2 193,7 206,95 87,1 95,9 91,50 CP999 (ĐC) 168,5 204,1 186,30 57,4 103,7 80,55 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 Chiều cao cây của tất cả các giống dao động từ 164,4 đến 224,6 cm trong vụ tại Nghệ An và từ 190 đến 217,1 cm tại Thanh Hoá. Trong đó các giống có chiều cao cây cao nhất hai điểm là P4199 và NK4300 lần lượt là 217,1cm. Giống LVN61 và LVN66 có chiều cao cây thấp nhất tại hai điểm, dao động từ 164,4 đến 190 cm. Hai giống này có chiều cao thấp hơn giống đối chứng CP999. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô là chỉ tiêu rất quan trọng, nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp quá trình áp dụng cơ giới hóa trong quá trình thu hoạch. 81 Qua quá trình theo dõi thí nghiệm trong vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 tại Nghệ An và Thanh Hoá cho thấy: Giống thí nghiệm có chiều cao đóng bắp cao nhất là NK4300, P4199 cao hơn đối chứng CP999 từ 21,5 - 39,9 cm. Tất cả các giống còn lại có chiều cao đóng bắp dao động từ 54,5 - 103,6 cm. Trong đó, giống có chiều cao đóng bắp thấp nhất là LVN61 (tại Nghệ An 54,5 cm) c) Trạng thái cây, độ kín bao bắp của các giống ngô Bảng 3.9. Trạng thái cây, độ kín bao bắp của các giống ngô Chỉ tiêu Tên giống Trang thái cây (điểm 1-5) Độ bao kín bắp (điểm 1-5) NA TH NA TH CS71 2 1 2 1 LVN146 3 3 3 3 LVN152 3 3 3 3 LVN102 3 3 2 3 LVN61 3 3 3 2 LVN66 3 2 2 2 P4199 2 1 2 2 30Y87 3 1 2 2 DK9901 3 1 2 2 NK4300 2 1 1 1 NK7328 3 1 2 1 CP999 (ĐC) 3 1 3 3 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 Trạng thái cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như mức độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, mức độ sâu bệnh, góc độ giữa thân và bắp, tán lá của các cây trong ô vào giai đoạn chín sáp, qua đó đánh giá tổng hợp và cho điểm từ 1 đến 5 (theo QCVN01-56:2011/BNNPTNT). Qua kết quả theo dõi, đánh giá các giống thí nghiệm trong vụ xuân 2013 và xuân 2014 tại 2 điểm thí nghiệm cho thấy, tất cả các giống đều có trạng thái cây dao động từ điểm 2 đến 3 (ở mức khá và trung bình). Các giống có trạng thái cây tốt hơn giống đối chứng CP999 trong 2 vụ tại hai điểm là CS71, NK4300 và P4199 (điểm 2). 82 Độ kín bao bắp: Là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận, bởi lá bao bắp có vai trò trong việc bảo vệ bắp, đồng thời còn góp một phần vào quá trình quang hợp tạo nguồn dinh dưỡng nuôi bắp, chỉ tiêu độ kín bao bắp phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống. Nhìn chung các giống ngô lai có độ kín bao bắp từ kín đến rất kín (điểm 1 - 2), tốt hơn giống đối chứng CP999 có 3 giống có độ bao kín bắp tương đương với đối chứng là LVN146, LVN152, LVN102. 3.2.1.2. Tình hình sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và chịu hạn của các giống ngô lai a) Tình hình sâu, bệnh hại chính của các giống ngô lai Nước ta, do đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên cây ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công gây hại. Các loại sâu bệnh hại ngô phổ biến là sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bệnh gỉ sắt,... Sâu, bệnh hại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của ngô. Vì vậy, công tác chọn giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ và chịu hạn được các nhà khoa học rất quan tâm. Kết quả theo dõi về khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và một số sâu bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm tại hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa được trình bày ở bảng 3.10 cho thấy: - Sâu đục thân: Tất cả các giống tham gia thí nghiệm tại hai địa phương đều bị sâu đục thân gây hại, dao động từ điểm 1 đến điểm 3. - Sâu đục bắp: Hầu hết các giống thí nghiệm tại 2 điểm đều nhiễm sâu đục bắp ở mức nhẹ (điểm 2 - 3 ), tương đương với giống đối chứng CP999. Chỉ có các giống CS71 và P419 nhiễm sâu đục bắp ở mức rất nhẹ (điểm 1). - Bệnh khô vằn: Đây là loại bệnh phổ biến nhất trên cây ngô ở vùng nhiệt đới, làm giảm năng suất và chất lượng ngô. Bệnh chủ yếu xuất hiện và phát triển mạnh từ lúc ngô trổ cờ, tung phấn phun râu đến lúc thu hoạch. Qua theo dõi thí nghiệm tất cả các giống thí nghiệm trong 2 vụ xuân 2013 và 2014 tại Nghệ An và Thanh Hóa đều bị nhiễm khô vằn, đốm lá, ở mức rất nhẹ đến trung bình. - Bệnh đốm lá lớn: Qua theo dõi thí nghiệm tại hai địa điểm, hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh đốm lá lớn (từ điểm 1 đến điểm 2). 83 Bảng 3.10. Tình hình sâu, bệnh hại chính của các giống ngô thí nghiệm TT Giống Đục bắp (điểm 1-5) Đục thân (điểm 1-5) Khô vằn (%) Đốm lá (điểm 0-5) NA TH NA TH NA TH NA TH 1 CS71 1 1 1 1 6,10 5,80 2 1 2 LVN146 3 3 3 3 6,80 4,75 2 1 3 LVN152 3 3 3 2 5,40 11,55 2 2 4 LVN102 2 2 2 2 6,80 4,75 2 2 5 LVN61 1 1 3 1 6,80 9,45 2 2 6 LVN66 2 1 2 1 6,10 6,20 2 2 7 P4199 1 1 1 1 6,10 6,10 2 2 8 30Y87 1 1 3 1 5,40 9,70 2 1 9 DK9901 2 1 1 1 5,40 5,80 2 2 10 NK4300 2 1 2 1 5,40 9,30 2 2 11 NK7328 2 1 3 1 5,40 11,85 2 2 12 CP999 (ĐC) 2 2 2 2 6,80 7,60 2 1 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 b) Mức độ đổ gãy và chịu hạn của các giống ngô Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh là đặc tính do bản chất di truyền của mỗi giống quyết định. Đây là đặc tính rất quan trọng và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhằm chọn tạo được giống thích nghi với điều kiện thời tiết bất thuận xẩy ra trong quá trình sản xuất, có thể ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô. Anh Sơn là một huyện miền núi tỉnh Nghệ An có điều kiện khí hậu phức tạp, thường bị hạn hán kéo dài, lũ quét và mưa lớn. Do đó, khả năng chịu hạn, chống đổ rễ và gãy thân của mỗi giống là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất và phẩm chất ngô. Qua theo dõi đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống trong hai vụ Xuân 2013 và Xuân 2014 thu được kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: Nhìn chung, vụ xuân 2013 và xuân 2014, thời tiết tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá thỉnh thoảng gặp các trận mưa lớn vào giai đoạn chín sáp gây đổ rễ ở các giống thí nghiệm. Khả năng đổ rễ của các giống trong 2 vụ đều dao động từ 3,1-7,95%. Trong đó có các giống CS71, P4199 có khả năng 84 chống đổ rễ tương đối tốt (<5% trong 2 vụ tại hai điểm). Các giống còn lại có khả năng chống đổ rễ ở mức khá (>5% ). Các giống thí nghiệm thường bị gãy thân sau các trận mưa giông. Tuy nhiên, phần lớn các giống thí nghiệm đều gãy thân ở điểm 1 và điểm 2. Trong đó, các giống P4199, 30Y87 và VS71 có khả năng chống gãy thân tốt (điểm 1). Mức gãy thân của giống còn lại tương đương so với giống đối chứng CP999. Trong vụ xuân 2013 và xuân 2014, thời kỳ mọc mầm đến giai đoạn 7 - 9 lá và thời kỳ trước trỗ của các giống thí nghiệm thường gặp hạn hán, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển. Đã tiến hành theo dõi và đánh giá mức độ chịu hạn của các giống tham gia thí nghiệm. Kết quả như sau: Mức độ chịu hạn của tất cả các giống thí nghiệm nằm từ điểm 1 đến điểm 3. LVN61 là giống có khả năng chịu hạn kém nhất (điểm 3). Các giống CS71, 30Y87 và P4199 chịu hạn tốt (điểm 1). Khả năng chịu hạn của các giống còn lại tương đương với đối chứng CP999 (điểm 2). Bảng 3.11. Khả năng chống đổ và chịu hạn của các giống ngô TT Giống Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1-5) Chịu hạn (điểm 1-5) X-2013 X-2014 X-2013 X-2014 X-2013 X-2014 1 CS71 3,05 3,10 1 1 1 1 2 LVN146 5,40 7,95 2 2 2 2 3 LVN152 5,40 3,75 1 2 2 2 4 LVN102 6,80 4,75 2 1 2 2 5 LVN61 5,40 7,45 1 2 3 3 6 LVN66 4,50 6,90 2 1 2 2 7 P4199 3,60 4,10 1 1 1 1 8 30Y87 6,80 6,20 1 1 1 1 9 DK9901 6,80 5,65 2 1 2 2 10 NK4300 6,80 5,50 2 1 1 1 11 NK7328 6,80 6,85 2 1 1 1 12 CP999 (ĐC) 5,40 7,20 2 1 2 2 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 3.2.1.3. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm a) Số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, của các giống ngô 85 Các giống ngô đều có 1 bắp/cây; Số hàng hạt/bắp, đây là một yếu tố di truyền do giống quy định, có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và được quyết định trong quá trình hình thành hoa cái (bắp ngô). Số hàng hạt trên một bắp luôn là số chẵn do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về hạt liên quan đến năng suất của các giống ngô thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.10 cho thấy: Số hàng hạt trên bắp: Trong 2 năm tại 2 điểm, số hàng hạt/bắp của các giống thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn, gần như ổn định qua 2 vụ. Giống có số hàng hạt trên bắp nhiều nhất là P4199 (Nghệ An 14,6 hàng/bắp; Thanh Hóa: 14,5 hàng/bắp) và VS71 (Nghệ An: 14,6 hàng/bắp; Thanh Hóa: 14,3 hàng/bắp). Giống có số hàng trên bắp ít nhất là đối chứng CP999 (12,2 - 12,3 hàng/bắp). Các giống còn lại có số hàng trên bắp trong 2 vụ cao hơn đối chứng CP999 và dao động từ 13,4 – 14,4 hàng/bắp. Bảng 3.12. Số bắp/cây, số hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, của các giống ngô Giống Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) NA TH TB NA TH TB NA TH TB CS71 1 1 1 14,60 14,30 14,45 29,10 28,80 28,95 LVN146 1 1 1 14,40 14,30 14,35 28,20 25,70 26,95 LVN152 1 1 1 13,60 13,80 13,70 24,40 24,30 24,35 LVN102 1 1 1 13,40 13,50 13,45 24,50 23,50 24,00 LVN61 1 1 1 13,90 14,10 14,00 28,20 26,80 27,50 LVN66 1 1 1 14,20 14,40 14,30 26,10 24,80 25,45 P4199 1 1 1 14,60 14,50 14,55 30,60 28,90 29,75 30Y87 1 1 1 14,20 14,20 14,20 26,90 26,00 26,45 DK9901 1 1 1 14,10 14,30 14,20 26,40 25,00 25,70 NK4300 1 1 1 13,40 13,50 13,45 29,80 29,50 29,65 NK7328 1 1 1 14,20 14,40 14,30 29,60 28,70 29,15 CP999 (ĐC) 1 1 1 12,20 12,30 12,25 29,00 28,60 28,80 Ghi chú: Số liệu trung bình năm 2013 và năm 2014 Số hạt trên hàng: Tại Nghệ An, giống có số hạt trên hàng cao nhất là P4199 (30,6 hạt/hàng), cao hơn so với đối chứng CP999 (1,6 hạt/hàng). Còn tại Thanh Hóa, 86 các giống có số hạt trên hàng thấp hơn đối chứng CP999 như: 30Y87, DK9901, LVN146, LVN152... , b) Khối lượng bắp/ô, độ ẩm hạt, tỷ lệ hạt/ bắp của các giống ngô Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Trong 2 năm triển khai thí nghiệm, các giống ngô thí nghiệm có khối lượng bắp/ô dao động từ 19,19 – 32,35 kg/ô. Giống có khối lượng bắp/ô cao nhất là CS71 (31,28 - 32,35 kg/ô). Giống có khối lượng bắp/ô thấp nhất là giống NK6326 chỉ đạt (19,19 – 24,89 kg/ô). - Ẩm độ hạt: Ẩm độ hạt của các giống thí nghiệm dao động từ 26,98% đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_ky_thuat_nang_cao_hieu_q.pdf
  • pdfTóm tắt LA TS Trịn Đức Toàn tiếng việt.pdf
  • pdfTóm tắt LA TS Trịnh Đức Toàn tiếng anh.pdf
  • pdfTrang thông tin luận án TS Trịnh Đức Toàn TA.pdf
  • pdfTrang thông tin luận án TS Trịnh Đức Toàn TV.pdf
  • docxTrang thông tin luận án TS Trịnh Đức Toàn.docx
Tài liệu liên quan