DANH MỤC HÌNH .v
DANH MỤC SƠ ĐỒ. vii
DANH MỤC BẢNG.viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.x
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1.1. Giới thiệu chung về sao biển (Asteroidea) . 3
1.2. Các nghiên cứu về lớp chất steroid phân cực từ các loài sao biển . 4
1.2.1. Polyhydroxysteroid . 4
1.2.2. Steroid sulfate . 6
1.2.3. Steroid glycoside . 7
1.2.3.1. Polyhydroxysteroid glycoside . 8
1.2.3.2. Asterosaponin . 12
1.2.3.3. Cyclic steroid glycoside . 13
1.3. Hoạt tính sinh học của các hợp chất steroid phân cực từ sao biển . 14
1.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư . 15
1.3.2. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus . 16
1.3.3. Hoạt tính điều hòa miễn dịch . 16
1.4. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu . 17
1.4.1. Đặc điểm sinh học và phân bố của loài sao biển Acanthaster planci. 17
1.4.2. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học loài sao biển Acanthaster planci
trên thế giới . 18
1.4.2.1. Steroid tự do (sterol và polyhydroxysteroid) . 19
1.4.2.2. Polyhydroxysteroid glycoside .20
1.4.2.3. Asterosaponin . 20
1.4.2.4. Glycosphingolipid . 21
1.4.2.5. Các hợp chất khác . 24
1.4.3. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học loài sao biển Acanthaster planci 25
1.4.3.1. Hoạt tính tán huyết . 25
1.4.3.2. Hoạt tính gây độc tế bào . 25
1.4.4. Tình hình nghiên cứu loài sao biển Acanthaster planci tại Việt Nam . 26
290 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phân lập, chuyển hóa và đánh giá tác dụng sinh học của steroid từ loài sao biển acanthaster planci, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
olestane-
3β,4β,6α,8β,15β,16β-heptol) [95], chúng tôi nhận thấy các dữ liệu của phần nhân
64
steroid của chúng là tương tự nhau, chỉ khác nhau phần mạch nhánh ở vị trí từ C-23
đến C-25, và C-28 do vị trí liên kết glycoside và chuỗi disaccharide của chúng khác
nhau. Khi so sánh độ chuyển dịch hóa học của các nguyên tử carbon từ C-20 đến C-28
của AP1 với hợp chất đã biết culcitoside C2, được phân lập từ sao biển Culcita
novaeguineae [96], chúng tôi nhận thấy các độ chuyển dịch hóa học của các nguyên tử
carbon hầu như tương đương nhau chỉ có sự khác biệt nhỏ ở vị trí C-24 (δC 45,9 ppm)
và C-28 (δC 70,2 ppm) của AP1 chuyển dịch về phía trường yếu hơn một chút so với
culcitoside C2 (δC 44,9 (C-24); 69,3 (C-28) ppm). Điều này chứng tỏ có sự gắn kết của
một chuỗi carbonhydrate với một nhóm –CH2 vào vị trí C-24, và vị trí gắn kết của
chuỗi carbonhydrate là ở vị trí C-28 (–CH2). Từ các phân tích ở trên, có thể khẳng định
phần cấu trúc aglycon của AP1 có dạng 28-O-hydroxy-24-methyl-5α-cholestane-
3β,4β,6α,8β,15β,16β,28-heptol. Toàn bộ cấu trúc phẳng của phần aglycon của hợp chất
AP1 được mô tả như trong hình 4.5.
Phân tích dữ liệu phổ chuỗi disaccharide, phổ 1H có tín hiệu của hai proton anome
ở vùng trường yếu lần lượt ở δH 4,82 (1H, d, J = 1,7 Hz, H-1') và 4,94 (1H, d, J= 1,5 Hz,
H-1"). Tương ứng với các tín hiệu này, trong phổ HSQC chỉ ra tín hiệu của hai carbon lần
lượt ở độ chuyển dịch hóa học δC 109,7 (H-1') và 109,6 (H-1") ppm. Chiếu xạ proton
anome trong phổ 1D TOCSY thu được tín hiệu độ chuyển dịch hóa học và hằng số tương
tác của H-1 đến H-6 của đường galactose và của H-1 đến H-5 của đường arabinose. Kết
hợp với các dữ liệu phổ COSY, HSQC, HMBC và NOESY dẫn đến quy kết được tất cả
các tín hiệu proton và carbon chuỗi carbohydrate của hợp chất AP1, ngoại trừ hai tín hiệu
carbon ở δC 83,0 và 84,8 ppm của đơn vị galactose cùng có tương tác với một tín hiệu
multiplet ở δH 3,98 ppm của proton H-2" và H-4" trong phổ HSQC. Phương pháp phổ
H2BC đã được sử dụng để xác định độ chuyển dịch hóa học của các nguyên tử carbon
này. Dựa trên sự xuất hiện tín hiệu tương tác của proton anome H-1" ở δH 4,94 với carbon
bên cạnh là C-2" trong phổ H2BC nên giá trị độ chuyển dịch hóa học của C-2" được xác
định ở δC 83,0 ppm và giá trị độ chuyển dịch hóa học của C-4" được xác định ở δC 84,8
ppm. Các dữ liệu phổ NMR chuỗi disaccharide của AP1 (xem bảng 4.2) hoàn toàn trùng
khớp với các dữ liệu phổ NMR của đơn vị đường cuối chuỗi là β-D-galactofuranosyl và
đơn vị đường đầu chuỗi là α-L-arabinofuranosyl bị thế ở vị trí C-5' đã được công bố trước
đây trong các hợp chất glycoside đã biết từ sao biển [30, 97, 98]. Sự gắn kết của chuỗi
carbohydrate vào phần aglycon của phân tử và vị trí của liên kết glycoside của hai phân tử
65
đường được suy ra từ các đỉnh tương tác xa trong phổ NOESY và HMBC do có xuất hiện
tín hiệu tương tác giữa H-1' của đường Araf với H2-28 (C-28) của phần aglycon, và tương
tác giữa H-1" của đường Galf với H-5' (C-5') của đường Araf. Đơn vị đường α-arabinose
được xác định ở cấu hình L và đơn vị β-galactose được xác định ở cấu hình D trong chuỗi
carbohydrate của AP1 bởi có sự trùng khớp về độ chuyển dịch hóa học và hằng số tương
tác với phổ của các steroid glycoside cũng đã được phân lập từ loài sao biển A.planci và
các loài sao biển khác [49, 50, 98]. Kết hợp tất cả các dữ liệu phổ 1D, 2D-NMR cho phép
quy kết tín hiệu của tất cả các vị trí trong cấu trúc của AP1 (xem bảng 4.1, 4.2).
Cấu hình của C-20 được xác định là 20R (20β-H) dựa trên các tương tác trong
phổ NOESY của H3-18/H3-21 và H3-21/Heq-12, cũng như độ chuyển dịch hóa học của
H3-21 ở δH 0,95 ppm, lớn hơn δH 0,90 ppm, đặc trưng cho các steroid đã được chứng
minh có cấu hình 20R hay (20β-H) với mạch nhánh bão hòa (nếu cấu hình 20S thì δH<
0,90 ppm) [99, 100]. Để xác định cấu hình của C-24, hợp chất AP1 được tiến hành
thủy phân chuỗi đường với dung dịch 2 M CF3COOH (xem 2.2.2), phần aglycon được
phân lập bằng HPLC trên cột Ascentis RP-Amide. Phần aglycon (AP1a) được đo phổ
1H NMR để xác định cấu hình C-24. Kết quả cho thấy, các proton H2-28 xuất hiện dưới
dạng hai tín hiệu tách biệt nhau ở δH 3,52 (dd, J = 6,3; 11,0 Hz) và 3,54 (J = 6,1; 11,0
Hz), và các proton H3-27 ở δH 0,870 (J = 6,7 Hz) và H3-26 ở δH 0,874 ((J = 6,7 Hz) có
độ chuyển dịch hóa học gần nhau. Trong khi đó, trong trường hợp của epimer 24R, thì
các proton H2-28 sẽ cộng hưởng như một tín hiệu broad doublet ở δH 3,52 (br d, J = 5,0
Hz) và các tín hiệu của H3-26 và H3-27 sẽ tách biệt nhau hơn [71]. Vì vậy, cấu hình của
C-24 được xác định là S.
Hình 4.5: Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1 Hình 4.6: Tương tác COSY, HMBC và
NOESY của hợp chất AP1
66
Bảng 4.1: Dữ liệu phổ NMR phần aglycon của hợp chất AP1
C δCac δH multab(J = Hz) HMBC (H→C) NOESY
1 39,7 1,70 m
0,97 m
C3, C5 H19
2 26,2 1,82 m
1,54 m
H19
3 73,7 3,42 m H5
4 69,1 4,26 br s C2, C10
5 57,2 0,94 m C6, C7, C10, C19 H3, H7
6 64,8 4,18 (dt, J = 4,5; 11,0 Hz) H19
7 50,1 2,46 (dd, J = 4,4; 12,2 Hz)
1,35 (t, J = 11,8 Hz)
C5, C6, C8, C9
H5, H9, H14
8 77,1 -
9 58,4 0,82 (dd, J = 3,2; 12,4 Hz) H7, H14
10 38,1 -
11 18,9 1,76 m
1,40 m
H18
12 43,4 1,94 m
1,11 m
C9, C14 H18
H21
13 44,5 -
14 61,2 1,01 (d, J = 5,6 Hz) C8, C9, C12, C13,
C15, C17
H7, H9
15 71,2 4,37 (dd, J = 5,6; 7,0 Hz) C13, C16, C17
16 72,8 4,20 (t, J = 7,0 Hz) C14, C15
17 62,8 0,96 m
18 17,9 1,23 s C12, C13, C14,
C17
H11, H12, H21
19 17,0 1,15 s C1, C5, C9, C10 H1, H2, H6
20 31,4 1,90 m
21 18,6 0,95 (d, J = 6,6 Hz) C17, C20, C22 H18, H12
22 34,8 1,75 m
1,11 m
23 26,0 1,47 m
1,20 m
H27
24 45,9 1,40 m C26, C27 H27
25 29,5 1,83 m C24, C26, C27
26 20,0 0,91 (d, J = 6,6 Hz) C24, C25, C27
27 19,9 0,89 (d, J = 6,6 Hz) C24, C25, C26 H23, H24, H28
28 70,2 3,71 m
3,32 m
C23, C24, C25 H1', H27
H1', H27
a Đo trong CD3OD, b 700,13 MHz, c 176,04 MHz
67
Bảng 4.2: Dữ liệu phổ NMR chuỗi đường của hợp chất AP1
C δCac δH multab (J = Hz) HMBC (H→C) NOESY
Araf
1' 109,7 4,82 (d, J = 1,7 Hz) C28, C3', C4' H28
2' 83,8 3,95 (dd, J = 1,7; 3,9 Hz) C3'
3' 79,1 3,89 (dd, J = 3,8; 6,5 Hz) C4', C5'
4' 83,4 4,01 m
5' 68,0 3,83 (dd, J = 5,1; 11,2 Hz)
3,66 (dd, J = 3,7; 11,2 Hz)
C3', C4'
C3', C4'
H1"
H1"
Galf
1" 109,6 4,94 (d, J = 1,5 Hz) C5', C2", C3", C4" H5'
2" 83,0 3,98 m
3" 78,9 3,99 m
4" 84,8 3,98 m
5" 72,5 3,71 m C6"
6" 64,4 3,63 (dd, J = 5,8; 11,3 Hz)
3,62 (dd, J = 6,8; 11,1 Hz)
C4", C5"
a Đo trong CD3OD, b 700,13 MHz, c 176,04 MHz
Từ tất cả các phân tích nêu trên, cấu trúc hóa học của hợp chất AP1 được xác
định là [(24S)-28-O-[(β-D-galactofuranosyl-(1→5)-α-L-arabinofuranosyl]-24-methyl-
5α-cholestane-3β,4β,6α,8β,15β,16β,28-heptol. Đơn vị đường β-D-galactofuranose ở
cuối chuỗi đường và liên kết glycoside (1→5) là rất hiếm trong lớp chất
polyhydroxysteroid glycoside của sao biển. Hơn nữa, chuỗi disaccharide β-D-Galf-
(1→5)-α-L-Araf lần đầu tiên được tìm thấy trong nhóm các steroid từ sao biển. AP1
được xác định là chất mới, lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên và đặt tên là
Planciside A.
4.1.2. Hợp chất AP2: Planciside B (Hợp chất mới)
Hợp chất AP2 phân lập được ở dạng chất rắn, vô định hình. Phổ khối phân giải
cao (+)-HR ESI-MS của AP2 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 813,4476 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho CTPT C40H70O15Na = 813,4612). Phổ (–)-HR ESI-MS xuất
hiện pic ion giả phân tử tại m/z 789,4891 [M–H] (tính toán lý thuyết cho CTPT
C40H69O15 = 789,4642). Như vậy, CTPT của AP2 được xác định là C40H70O15 (M =
790). Mảnh ion giả phân tử ở m/z 813 [M + Na]+ tiếp tục được bắn phá bằng kỹ thuật
(+)-HR ESI-MS/MS thu được các pic ion lần lượt ở m/z: 667 [(M + Na) - C6H10O4]+,
521 [(M + Na) – C6H10O4 – C6H10O4]+. Đồng thời, thực hiện bắn phá tiếp mảnh ion ở
m/z 789 [M – H] bằng kỹ thuật (–)-HR ESI-MS/MS cũng thu được các pic ion tương
68
ứng với sự mất lần lượt của một và hai đơn vị C6H10O4 ở các tín hiệu m/z 643 [(M – H)
– C6H10O4]; 497 [(M – H) – C6H10O4 – C6H10O4]. Điều này phù hợp với sự mất của
một đơn vị đường deoxyhexose và một đơn vị đường O-methyl-pentose.
Hình 4.7: Phổ (+)-HR ESI-MS của hợp chất AP2
Hình 4.8: Phổ (–)-HR ESI-MS/MS của hợp chất AP2
Hình 4.9: Phổ 1H-NMR của hợp chất AP2
69
So sánh các dữ liệu phổ 1H và 13C NMR của hợp chất AP2 với hợp chất AP1,
nhận thấy các dữ liệu phổ phần aglycon của chúng gần như trùng khớp nhau, chỉ có sự
khác biệt ở phần chuỗi disaccharide (xem bảng 4.1 và bảng 4.3). Như vậy, có thể kết
luận rằng hợp chất AP2 cũng có cấu trúc của phần aglycon là 24-methyl-5α-
cholestane-3β,4β,6α,8β,15β,16β,28-heptol.
Phổ 1H-NMR của AP2 có hai tín hiệu của hai proton anome ở δH 4,31 (J =
7,2Hz) và 5,21 ppm (J = 3,0Hz), tương quan với chúng là tín hiệu của hai carbon
tương ứng ở δC 103,8 và 100,1 ppm. Một đơn vị đường 6-deoxyhexose được gợi ý có
mặt trong chuỗi diasaccharide bởi sự xuất hiện của một tín hiệu doublet đặc trưng cho
một nhóm methyl ở δH 1,17 (3H, d, J = 6,6 Hz, H-6"). Khi chiếu xạ proton anome bằng
kỹ thuật 1D TOCSY thu được độ chuyển dịch hóa học và hằng số tương tác của H-1'
đến H-5' của một đơn vị đường O-methyl-pentose; và của H-1" đến H-4" của một đơn
vị đường 6-deoxyhexose. Dữ liệu phổ 2D NMR cho phép gán tất cả các tín hiệu trên
phổ NMR của chuỗi disaccharide (xem bảng 4.3). Một tương tác trong phổ HMBC của
H-3' với carbon OMe của đơn vị đường O-methyl-pentose đã chỉ ra rằng nhóm O-
methyl gắn vào phân tử đường ở vị trí C-3'. Các tín hiệu của carbon và proton, cùng
với các hằng số tương tác tương ứng của đơn vị đường O-methyl-pentose giống với dữ
liệu của đơn vị đường không thế 3-O-methyl-β-xylopyranosyl đã được xác định trong
hợp chất milleporoside A, phân lập từ loài sao biển Fromia milleporell [101], ngoại trừ
tín hiệu của C-2' và H-2' đã bị dịch chuyển về vùng trường yếu từ δC 74,5 tới 76,3 ppm
và từ δH 3,23 tới 3,42 ppm là do ảnh hưởng của liên kết glycoside ở vị trí C-2' của phân
tử đường. Giá trị hằng số tương tác nhỏ J = 3,0 Hz giữa H-1" và H-2" của đơn vị
đường 6-deoxyhexose chỉ ra sự định hướng equatorial của proton H-1"; giá trị hằng số
tương tác lớn J = 10,0 Hz giữa H-2" với H-3" chỉ ra sự định hướng axial cho cả hai
proton này; và giá trị nhỏ J = 2,9 Hz giữa H-3" với H-4" biểu thị sự định hướng
equatorial của proton H-4". Các dữ liệu này kết hợp cùng với tín hiệu tương tác trong
phổ NOESY của H-3"/H-5", cho phép khẳng định hai proton này ở dạng cis với nhau.
Như vậy, có thể kết luận rằng phân tử monosaccharide thứ hai có dạng α-fucopyranose.
Thêm vào đó, dữ liệu phổ 13C-NMR của đơn vị monosaccharide này trùng khớp với dữ
liệu của một đơn vị đường α-fucopyranose ở cuối mạch của hợp chất stereonsteroid G
phân lập từ loài san hô mềm Stereonephthya crystalliana [102].
70
Vị trí liên kết glycoside giữa hai phân tử đường và vị trí gắn kết của chuỗi
disaccharide với phần aglycon của phân tử được xác định bằng các tương tác trong phổ
HMBC và NOESY. Cụ thể là có xuất hiện tương tác giữa H-1' của đơn vị đường 3-
OMe-Xylp với H2-28 (C-28) của phần aglycon trên phổ NOESY; và H-1" của đơn vị
đường Fucp với H-2' (C-2') của đơn vị 3-OMe-Xylp trên phổ HMBC. Điều này thể hiện
chuỗi disaccharide gắn kết với phần aglycon ở vị trí C-28, và vị trí liên kết glycoside
của đơn vị Fucp với đơn vị 3-OMe-Xylp là (1→2). Đây là lần đầu tiên đơn vị đường α-
fucose được tìm thấy trong lớp chất steroid glycoside của sao biển. Đơn vị đường β-D-
fucose thường có mặt trong lớp chất chuyển hóa thứ cấp này. Trước đây, đơn vị đường
α-L-fucopyranose đã được tìm thấy trong lớp chất steroid glycoside từ một số nguồn
sinh vật biển khác, như san hô mềm hay bọt biển. Vì vậy, dựa vào sự tương đồng với
các steroid glycoside này, cấu hình L được đề cử cho đơn vị α-fucopyranose. Cấu hình
D của đơn vị 3-O-methyl-β-xylopyranose của AP2 được ưu tiên hơn như là β-D-
xylopyranose, và đơn vị O-methyl hay di-O-methyl-β-D-xylopyranose là thường gặp
nhất trong số các steroid glycoside từ sao biển.
Từ tất cả các phân tích nêu trên, cấu trúc hóa học của hợp chất AP2 được xác
định là [(24S)-28-O-[α-L-fucopyranosyl-(1→2)-3-O-methyl-β-D-xylopyranosyl]-24-
methyl-5α-cholestane-3β,4β,6α,8,15β,16β,28-heptol. Cấu trúc của AP2 được mô tả như
hình 4.10. Đây là hợp chất mới, lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên và được
đặt tên là Planciside B.
Hình 4.10: Cấu trúc hóa học của hợp chất AP2 Hình 4.11: Tương tác COSY, HMBC và
NOESY của hợp chất AP2
71
Bảng 4.3: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất AP2
C δCac δH multab (J = Hz) HMBC (H→C) NOESY
1 39,6 1,70 m
0,97 m
2 26,2 1,82 m
1,55 m
3 73,7 3,42 m H5
4 69,1 4,26 br s C10
5 57,2 0,94 m H3, H7
6 64,8 4,18 (dt, J = 4,5; 11,0 Hz) H19
7 50,0 2,46 (dd, J = 4,6; 12,0 Hz)
1,35 (t, J = 12,2 Hz)
C5, C6, C8, C9
C5, C6
H5, H9, H14
8 77,1 -
9 58,4 0,82 (dd, J = 3,2; 12,4 Hz) H7, H14
10 38,2 -
11 18,9 1,76 m
1,41 m
12 43,4 1,94 m
1,11 m
C9 H18, H21
H17
13 44,5 -
14 61,2 1,01 (d, J = 5,7 Hz) C8, C9, C13, C15,
C17, C18
H7, H9
15 71,2 4,38 (dd, J = 5,6; 7,1 Hz) C13, C17
16 72,8 4,20 (t, J = 7,1 Hz) C13, C14 H22
17 63,0 0,94 m H12
18 17,9 1,23 s C12, C13, C14, C17 H12, H20
19 17,0 1,15 s C1, C5, C9, C10 H6
20 31,5 1,90 m H18
21 18,6 0,94 (d, J = 6,5 Hz) C17, C20, C22 H12
22 35,0 1,73 m
1,08 m
H16
23 25,6 1,46 m
1,10 m
H27
24 46,3 1,37 m H27, H28
25 28,9 1,86 m C27
26 20,1 0,89 (d, J = 6,8 Hz) C24, C25, C27 H28
27 19,2 0,87 (d, J = 6,8 Hz) C24, C25, C27 H23, H24, H28
28 71,6 3,78 (dd, J = 6,5; 9,5 Hz)
3,42 m
C1’, C23, C24, C25
C1’, C23, C24, C25
H1', H24, H26,
H27
H24, H26, H27
3-OMe-Xylp
1' 103,8 4,31 (d, J = 7,2 Hz) C28, C2', C3', C5' H28, H3', H5'
2' 76,3 3,42 (dd, J = 7,1; 8,6 Hz)
72
3' 88,2 3,27 (t, J = 8,5 Hz) OMe, C2', C4' H1'
4' 71,7 3,57 m
5'eq
5'ax
66,7 3,82 (dd, J = 5,7; 11,7 Hz)
3,20 (dd, J = 9,8; 11,5 Hz)
C1', C3', C4'
C1', C3', C4'
H4’
H1'
OMe 60,8 3,61 s C3' H3', H1"
Fucp
1" 100,1 5,21 (d, J = 3,0 Hz) C2', C2", C3", C5" H2', OMe
2" 70,2 3,70 (dd, J = 3,3; 10,1 Hz) C3"
3" 71,7 3,72 (dd, J = 2,9; 10,0 Hz) C2" H5"
4" 73,8 3,65 brs C2", C3" H5", H6"
5" 67,6 4,33 (brq, J = 6,7 Hz) C1", C4", C6" H3", H4"
6" 16,8 1,17 (d, J = 6,6 Hz) C4", C5" H4"
a Đo trong CD3OD, b 700,13 MHz, c 176,04 MHz
4.1.3. Hợp chất AP3: Planciside C (Hợp chất mới)
Hợp chất AP3 được phân lập dưới dạng chất rắn, vô định hình. Trên phổ (+)-HR
ESI-MS của chất AP3 xuất hiện pic ion giả phân tử ở m/z 915,3855 [M + Na]+ (tính
toán lý thuyết cho CTPT C40H69O18SNa2 = 915,4000). Phổ (–)-HR ESI-MS xuất hiện
pic ion giả phân tử ở m/z 869,4461 [M–Na] (tính toán lý thuyết cho CTPT C40H69O18S
= 869,4210). Như vậy, CTPT của AP3 được xác định là C40H69O18SNa (M = 892).
Mảnh ion giả phân tử ở m/z 915 [M + Na]+ tiếp tục được bắn phá bằng kỹ thuật
(+)-HR ESI-MS/MS thu được pic ion ở m/z 795 tương ứng với sự mất của đơn vị
NaHSO4 [(M + Na) – NaHSO4]+; mảnh ion giả phân tử ở m/z 869 tiếp tục được bắn
phá bằng kỹ thuật (–)-HR ESI-MS/MS thu được pic ion ở m/z 97 tương ứng với pic ion
của [HSO4] điều này khẳng định chắc chắn rằng AP3 có chứa một nhóm sulfate trong
cấu trúc phân tử. Ngoài ra, trong phổ (+)-HR ESI-MS/MS khi bắn phá mảnh ion ở m/z
915 [M + Na]+ còn xuất hiện các mảnh ion ở m/z: 635 [(M + Na) – NaHSO4 –
C7H12O4]+, 503 [(M + Na) – NaHSO4 – C7H12O4 – C5H8O4]+, và 315 [C7H12O4 +
C5H8O4 + Na]+. Tương tự, trong phổ (–)-HR ESI-MS/MS khi bắn phá mảnh ion ở m/z
869 cũng thu được các pic ion khác được quy kết như sau: ở m/z 709 [(M – Na) –
C7H12O4], 577 [(M – Na) – C7H12O4 – C5H8O4].
73
Hình 4.12: Phổ (+)-HR ESI-MS/MS của hợp chất AP3
Hình 4.13: Phổ (–)-HR ESI-MS/MS của hợp chất AP3
Từ các dữ liệu phân tích phổ MS/MS ở trên, có thể xác định các mảnh ion thu
được trong hai phổ này phù hợp với sự mất của đơn vị đường di-O-methyl-pentose và
đơn vị đường pentose. Như vậy trong cấu trúc phân tử AP3 có chứa hai đơn vị đường,
có thể là một chuỗi diasaccharide hoặc hai đơn vị monosaccharide tách biệt nhau.
Khi so sánh dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của AP3 với dữ liệu phổ phần aglycon của
AP1, nhận thấy các tín hiệu phần aglycon của chúng gần như trùng khớp nhau, chỉ có sự
khác biệt duy nhất với phần aglycon của AP1 là có xuất hiện một tín hiệu của một nhóm
sulfate ở vị trí C-6 của AP3 (xem bảng 4.1 và bảng 4.4), bởi vì có sự chuyển dịch hóa học
về phía trường thấp của tín hiệu H-6 từ δH 4,26 (của AP1) tới δH 4,92 ppm (của AP3), và
của C-6 từ δC 69,1 (của AP1) tới δC 74,5 (của AP3) ppm. Vì vậy, có thể khẳng định chất
AP3 có phần khung aglycon giống chất AP1, chỉ khác ở vị trí C-6 của AP3 được thế bởi
một nhóm sulfate (xem phụ lục phổ NMR của AP3). Cấu trúc nhân steroid của AP3 được
xác định có dạng [28-O-glycosylated-24-methyl-5α-cholestane-3β,4β,6α,8,15β,16β,28-
74
heptol] 6-O-sulfate. Việc kết hợp tất cả các dữ liệu phổ 1D, 2D NMR của AP3 cho phép
xác định, gán được các tín hiệu H và C của AP3 (xem bảng 4.4).
Khi so sánh các dữ liệu phổ chuỗi disaccharide của AP3 thấy trùng khớp với các
dữ liệu chuỗi disaccharide của hợp chất đã biết Certonardoside B2 được phân lập từ sao
biển Certonardoa semiregularis [12] (xem bảng 4.5). Do vậy, có thể khẳng định chuỗi
disaccharide của AP3 là sự kết hợp của hai đơn vị đường 2,4-di-O-methyl-β-D-
xylopyranosyl và α-L-arabinofuranosyl. Vị trí gắn kết giữa hai đường này và vị trí liên
kết giữa chuỗi đường với phần aglycon được xác định bởi các tương tác trong phổ
ROESY và HMBC của AP3. Do có xuất hiện tương tác giữa H-1' của đường Araf với
H2-28 (C-28) của phần aglycon trong, và tương tác giữa H-1" của đơn vị đường 2,4-di-
O-Me-Xylp với H-2' (C-2') của đường Araf. Như vậy, vị trí liên kết giữa hai phân tử
đường trong chuỗi disaccharide là (1→2) và vị trí gắn với phần aglycon của chuỗi
đường là vị trí C-28. Toàn bộ cấu trúc phẳng của phần aglycon của chất AP3 và chìa
khóa tương tác giữa các vị trí trong phân tử được mô tả như trong hình 4.14 và 4.15.
Hình 4.14: Cấu trúc hóa học của chất AP3 Hình 4.15: Tương tác COSY, HMBC và
NOESY của hợp chất AP3
Kết hợp tất cả các dữ liệu phân tích ở trên, cấu trúc hóa học của hợp chất AP3
được xác định là [(24S)-28-O-[2,4-di-O-methyl-β-D-xylopyranosyl-(1→2)-α-L-
arabinofuranosyl]-24-methyl-5α-cholestane-3β,4β,6α,8,15β,16β,28-heptol] 6-O-sulfate.
Đây là hợp chất mới, lần đầu tiên được phân lập từ tự nhiên và được đặt tên là
Planciside C.
75
Bảng 4.4: Dữ liệu phổ NMR của hợp chất AP3
C δCac δH multab (J = Hz) HMBC (H→C) ROESY
1 39,4 1,72 m
1,00 m
H9
2 26,5 1,82 m
1,57 m
3 72,9 3,45 m H5
4 68,9 4,30 br s C3
5 56,0 1,13 m H3, H7, H9
6 74,5 4,92 (dt, J = 4,4; 11,1 Hz) H19
7 47,9 2,72 (dd, J = 4,4; 12,2 Hz)
1,54 (t, J = 12,0 Hz)
C5, C6, C8,C9
C5, C6
H15
H5, H9, H14
8 77,2
9 58,1 0,84 (dd, J = 3,0; 12,5 Hz) H1, H5, H7, H12,
H14
10 38,7
11 18,8 1,76 m
1,40 m
H18, H19
12 43,4 1,94 m
1,11 m
H21
H9, H21
13 44,6
14 61,0 1,03 (d, J = 5,6 Hz) C8, C13, C15, C17,
C18
H7, H9
15 71,1 4,38 (dd, J = 5,6; 6,8 Hz) C13, C17 H7
16 72,9 4,20 (t, J = 6,8 Hz) C13, C14 H22
17 62,9 0,94 m C18
18 17,9 1,23 s C12, C13, C14, C17 H11, H20
19 16,9 1,23 s C1, C5, C9, C10 H6, H11
20 31,4 1,91 m H18
21 18,6 0,95 (d, J = 6,8 Hz) C17, C20, C22 H12, H23
22 34,8 1,75 m
1,12 m
H16
H24
23 26,1 1,46 m
1,24 m
H21
24 45,9 1,40 m H22, H28
25 29,5 1,83 m
26 20,1 0,89 (d, J = 7,0 Hz) C24, C25, C27 H28
27 19,8 0,91 (d, J = 7,0 Hz) C24, C25, C26
28 70,2 3,72 (dd, J = 5,8; 9,6 Hz)
3,28 m
C23, C25 H1', H24, H26
H1'
a Đo trong CD3OD, b 700,13 MHz, c 176,04 MHz
76
Bảng 4.5: Bảng so sánh dữ liệu chuỗi đường của AP3 với TLTK
C AP3 Certonardoside B2[12]
δHab δCac δHad δCae
Araf
1' 4,96 (d, J = 1,5 Hz) 108,3 4,96 (br s) 108,1
2' 4,05 (dd, J = 1,5; 4,0 Hz) 91,9 4,06 (dd, J = 1,3; 3,8 Hz) 91,6
3' 3,95 (dd, J = 4,0; 7,6 Hz) 77,6 3,95 (dd, J = 3,8; 7,8 Hz) 77,7
4' 3,88 m 84,0 3,88 (ddd, J = 3,0; 5,5; 8,0
Hz)
84,3
5'eq
5'ax
3,76 (dd, J = 3,1; 12,1 Hz)
3,62 (dd, J = 5,7; 12,1 Hz)
62,7 3,76 (dd, J = 3,3; 12,0 Hz)
3,62 (dd, J = 5,5; 12,0 Hz)
62,7
2,4-di-OMe-Xylp
1" 4,41 (d, J = 7,6 Hz) 104,8 4,43 (d, J = 8,0 Hz) 104,5
2" 2,86 (dd, J = 7,6; 9,0 Hz) 84,8 2,85 (dd, J = 7,8; 9,3 Hz) 84,9
3" 3,38 (t, J = 9,0 Hz) 76,5 3,38 (t, J = 8,8 Hz) 76,5
4" 3,17 (ddd, J = 5,0; 8,7; 10,0
Hz)
80,9 3,18 (ddd, J = 4,8; 8,3; 10,0
Hz)
80,8
5"eq
5"ax
4,01 (dd, J = 5,1; 11,3 Hz)
3,12 (dd, J = 10,0; 11,3 Hz)
64,5 4,01 (dd, J = 4,5; 11,0 Hz)
3,13 (dd, J = 10,0; 11,0 Hz)
64,4
2"-OMe 3,55 s 61,2 3,56 s 61,2
4"-OMe 3,45 s 59,0 3,46 s 59,1
a Đo trong CD3OD, b 700,13 MHz, c 176,04 MHz; d500 MHz, e125 MHz
4.1.4. Hợp chất AP4: Planciside D
Hợp chất AP4 được phân lập dưới dạng chất rắn, vô định hình. Phổ khối lượng
phân giải cao phun mù điện tử (+)-HR ESI-MS của AP4 có xuất hiện pic ion giả phân
tử ở m/z 927,4954 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho CTPT C45H76O18Na = 927,4924).
Phổ (–)-HR ESI-MS xuất hiện pic ion giả phân tử ở m/z 903,4951 [M – H] (tính toán
lý thuyết cho CTPT C45H75O18= 903,4959). Dữ liệu phổ MS gợi ý rằng hợp chất AP4
có CTPT là C45H76O18 (M = 904).
Dữ liệu phổ 13C NMR, HSQC cho thấy hợp chất này có chứa 45 nguyên tử cacbon
bao gồm: 6 nhóm methyl (-CH3); 10 nhóm methylen (-CH2); 23 nhóm metin (CH) trong
đó có 1 nhóm CH=; 4 carbon bậc bốn trong đó có 1 carbon liên kết trực tiếp với oxi và 1
carbon sp2; và một nhóm methoxyl. Phổ 1H, 13C NMR và HSQC của phần aglycon cho
thấy tín hiệu của hai nhóm methyl góc dưới dạng singlet của H3C-18 ở δH 1,12 (δC 16,8) và
H3C-19 ở δH 1,36 (δC22,7) ppm; một liên kết đôi dạng broad singlet ở δH 5,64 ppm và δC
126,9 (C4), 148,3 (C5) ppm; 4 nhóm oxymetin HC-3 (δH 4,18 ppm; δC 77,5 ppm), HC-6
(δH 4,30 ppm; δC 76,4 ppm), HC-15 (δH 4,16 ppm, dd, J = 2,6; 10,7 Hz; δC 80,9 ppm), và
77
HC-16 (δH 3,97 ppm, dd, J = 2,6; 7,4 Hz; δC 83,0 ppm); và một carbon bậc 4 có gắn với
nguyên tử oxy ở δC 76,2 ppm. Dữ liệu phổ cũng cho thấy mạch nhánh của phần aglycon
có ba nhóm methyl H3C-21 (δH 0,93 ppm, d, J = 6,8 Hz; δC 18,7 ppm), H3C-26 (δH 0,90
ppm, d, J = 6,8 Hz; δC 20,4 ppm), và H3C-27 (δH 0,88 ppm, d, J = 6,8 Hz; δC 19,5 ppm);
và nhóm oxymethylen H2C-28 (δH 3,78 ppm, dd, J = 6,5; 9,3 Hz; δH 3,45 ppm, m; δC 71,5
ppm) liên kết với chuỗi carbohydrate bởi liên kết glycoside. Những dữ liệu của AP4 cho
thấy hợp chất này có khung steroid dạng 28-O-24-methylcholestane với chuỗi glycoside ở
vị trí C-28 như của các hợp chất AP1, AP2 và AP3 ở trên.
Hình 4.16: Phổ 1H NMR của hợp chất AP4
Hình 4.17: Phổ 13C NMR của hợp chất AP4
78
Tất cả các dữ liệu phổ 1H, 13C NMR được quy kết thông qua sự kết hợp với các
phổ 2D NMR. Sự tương quan trong phổ COSY và HSQC của các proton cho thấy sự
ghép nối các chuỗi cấu trúc từ C-1 đến C-4, C-6 đến C-7, C-9 đến C-12 qua C-11, từ
C-14 đến C-17, C-17 đến C-21, C-22 đến C-27, và C-24 đến C-28. Phổ HMBC cho
thấy các tương tác xa của proton với các cacbon xung quanh như của H-4 với C-6 và
C-10; của H3-18 với C-12, C-13, C-14 và C-17; của H-14 với C-13, C15 và C-18; của
H3-19 với C-1, C-5, C-9 và C-10; của H3-21 với C-17, C-20 và C-22; của H3-26 với C-
24, C-25 và C-27; và của H3-27 với C-24, C-25 và C-26, và cho phép xác định cấu trúc
tổng thể của phần aglycon của hợp chất AP4. Tín hiệu cộng hưởng của C-5 ở δC 148,3
ppm và của C-10 ở δC 37,6 ppm không được quan sát thấy trên phổ 13C NMR và
HSQC, chúng được tìm thấy nhờ tương tác của H3-19 với C-5 và của H-4 với C-10
trong phổ HMBC. Tất cả độ chuyển dịch hóa học của proton và cacbon chứng minh
rằng hợp chất AP4 có cấu trúc phần aglycon là 24-methyl-cholest-4-ene-
3β,6β,8,15α,16β,28-hexaol với liên kết glycoside ở vị trí C-3 và C-28.
Trên phổ proton có xuất hiện 3 tín hiệu doublet tại δH 4,30 (d, J =7,6 Hz), 4,41 (d,
J =7,8 Hz), và 5,26 (d, J =2,9 Hz) ppm đặc trưng của các proton anome. Tương ứng với
các tín hiệu proton này trên phổ HSQC là các carbon anome ở δC 101,0; 103,9; và 104,6
ppm. Điều này cho thấy, trong cấu trúc của AP4 có chứa 3 đơn vị monosaccharide.
Đồng thời, hằng số tương tác J của hai proton anome là 7,6 và 7,8 Hz và một proton
anome là 2,9 Hz chứng tỏ có hai monosaccharide dạng β và một monosaccharide dạng α.
Tín hiệu doublet của một nhóm methyl ở δH 1,18 ppm chứng tỏ rằng AP4 có chứa một
đơn vị đường là 6-deoxyhexose. Các phân tích này cũng phù hợp với sự phân tích phổ
khối lượng phân giải cao HR ESI-MS/MS. Phổ (+)-HR ESI-MS/MS của mảnh m/z 927
[M + Na]+ thu được các mảnh ion ở m/z: 781 [(M + Na) – C6H10O4]+ tương ứng với sự
mất của một đơn vị 6-deoxyhexose (hoặc O-methylpentose); 649 [(M + Na) – C6H10O4 –
C5H8O4]+ tương ứng với sự mất của hai đơn vị monosaccharide trong đó có một đơn vị
pentose; và 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_phan_lap_chuyen_hoa_va_danh_gia_tac_dung.pdf