Luận văn Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục sơ đồ, bảng biểu và biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

MẶT VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNGTIỂN MẶT

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6

1.1. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt . 6

1.1.1. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt. 6

1.1.2.Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt. 6

1.1.3.Nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt. 7

1.1.4.Các chủ thể tham gia trong thanh toán không dùng tiền mặt. 8

1.1.5.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt. 9

1.1.6.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt . 12

1.1.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt . 22

1.2.Tổng quan về rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt. 26

1.2.1.Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro . 26

1.2.2. Những rủi ro phát sinh trong thanh toán không dùng tiền mặt . 27

1.2.3. Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt 30

1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt của

một số quốc gia và bài học cho Việt Nam . 31

1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

của một số quốc gia. 31

1.3.2. Bài học cho Việt Nam . 33

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng. - Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. - Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong 190 chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với 5 phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 37 2.1.2. Cơ cấu hoạt động, tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế Với phương châm hoạt động hiệu quả, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tổ chức bộ mày quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng, để đảm bảo mọi hoạt động trong chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, bộ máy linh hoạt, gọn nhẹ, tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trải qua hơn 60 năm phát triển, hiện nay, chi nhánh đã có một đội ngũ nhân viên trình độ cao, năng động, nhiệt tình khoảng 120 nhân sự được phân bổ vào các phòng ban. Trong đó có 8 phòng ban làm việc tại trụ sở chính CN Thừa Thiên Huế, và tại các phòng giao dịch (PGD) bao gồm: PGD Nguyễn Trãi, PGD Bến Ngự, PGD Thành Nội, PGD An Cựu và PGD Sông Bồ. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ sau: 38 Sơ đồ Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Thừa Thiên Huế (Nguồn: BIDV Thừa Thiên Huế) Chức năng các phòng ban: - Giám đốc Chi nhánh: trực tiếp chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với BIDV và NHNN. Phòng giao dịch Thành Nội Phòng giao dịch Sông Bồ Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý & Dịch vụ Kho quỹ Phòng Giao dịch Khách hàng BAN GIÁM ĐỐC Khối quản lý khách hàng Khối quản lý rủiro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng khách hàng cá nhân Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế hoạch Tài chính Phòng giao dịch An Cựu Phòng giao dịch Bến Ngự Phòng giao dịch Nguyễ n Trãi 39 - Các Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công. - Phòng Kế hoạch – Tài chính: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng họp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính, hướng dẫn thực hiện chế đội tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mực và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ, đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch có bất động sản riêng; thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh, tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, giúp việc cho Giám đốc, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của toàn bộ Chi nhánh. - Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của Chi nhánh, tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp các bộ phận liên quan đến đánh giá TSĐB, thực hiện báo cáo công tác tín dụng. - Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo, xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ, thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế. - Phòng Quan hệ khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, dịch vụ, 40 thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng, theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. - Phòng Quản lý & Dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ, chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ. - Phòng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng; tuân thủ quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. - Phòng Tổ chức – Hành chính: thực hiện công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động, thực hiện công tác hành chính, công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động cho cán bộ nhân viên, tài sản của chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh. - Các phòng giao dịch: Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, thu đổi ngoại tế, chi trả kiều hối, các giao dịch điện tửCho vay, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh chuyển Hội sở chi nhánh thực hiện. 41 2.2. Tình hình kinh doanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Tình hình kinh doanh chung về thanh toán không dùng tiền mặt Tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018, dịch vụ TTKDTM đang được chú trọng đầu tư và phát triển để bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế. Có thể nói nhờ có sự quan tâm, cũng như các chính sách kịp thời, đúng đắn của NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà dịch vụ TTKDTM đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng doanh số 2.979.744 3.087.704 3.238.362 3.410.348 Doanh thu 53.495 87.596 117.920 137.825 Chi phí 32.402 57.491 78.362 85.413 Lợi nhuận 21.093 30.105 39.558 52.412 (Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Thừa Thiên Huế 2015-2018) Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng lợi nhuận từ dịch vụ TTKDTM của chi nhánh tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định qua các năm. Năm 2015, doanh thu từ TTKDTM là 53.495 triệu đồng, năm 2016 đạt mức 87.596 triệu đồng tăng ứng với 63,74%, năm 2017 con số này đạt mức 117.920 triệu đồng, tăng 34,62% so với năm 2016 và tới năm 2018 thì doanh thu mà dịch vụ này thu được là 137.825 triệu đồng. Theo đánh giá, doanh số tăng dần và tăng mạnh vào cuối năm, cụ thể: doanh số TTKDTM của chi nhánh năm 2015 là 42 137.093,80 triệu đồng vào dịp cuối năm, năm 2016 tăng tương ứng 38.534 triệu đồng đạt mức 175.627,80 triệu đồng, năm 2017 là 213.337,80 triệu đồng, tăng 20,08%, vì vào thời điểm này, hoạt động thanh toán diễn ra rất khẩn trương, khối lượng hàng hóa trên thị trường tăng mạnh để phục vụ dịp Tết. Thêm vào đó, sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn của các dịch vụ TTKDTM đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngày một nhiều của khách hàng vào thời điểm bận rộn cuối năm. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp thanh toán công nợ kéo theo sự tăng trưởng doanh thu của dịch vụ TTKDTM. Doanh thu tăng kéo theo chi phí từ hoạt động TTKDTM cũng tăng qua các năm.Nguồn chi phí này đến từ các hoạt động xúc tiến, quảng bá các dịch vụ ngân hàng,chi phí bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán, các chi phí tra soát, hủy lệnhTuy nhiên nguồn chi phí này thấp hơn rất nhiều so với doanh thu nên lợi nhuận từ hoạt động TTKDTM của chi nhánh qua 4 năm đạt ở mức tương đối cao. Năm 2015, lợi nhuận từ các dịch vụ TTKDTM là 21.093 triệu đồng, năm 2016 tăng 42,73% so với năm 2015 ứng với 9.012 triệu đồng, đạt mức 30.105 triệu đồng. Tới hết ngày 31/12/2017, lợi nhuận thuần từ các dịch vụ TTKDTM là 39.558 triệu đồng, tăng 31,40% so với năm 2016. Lợi nhuận tới cuối năm 2018 theo thống kê sơ bộ đạt được 52.412 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 12.854 triệu đồng, tương ứng khoảng 32,49%. Để có được kết quả này, chi nhánh đã luôn đổi mới phong cách phục vụ, triển khai nhiều dịch vụ mới cũng như hoạt động thanh toán liên ngân hàng làm giảm thời gian thanh toán một cách đáng kể, các dịch vụ thanh toán của ngân hàng hoạt động ổn định, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả khơi dậy được lòng tin từ phía khách hàng, thu hút được một lượng khách hàng mới, luôn ưu tiên giảm thiểu các chi phí để thúc đẩy sự phát triển của TTKDTM. 43 Hiện nay, tại BIDV Thừa Thiên Huế áp dụng các hình thức TTKDTM nội địa sau: séc, UNT, UNC, thẻ Ngân hàng, Ngân hàng điện tử Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng, mức độ sử dụng của các hình thức này khác nhau tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng. Qua bảng 2.2 có thể thấy thanh toán bằng UNC là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các hình thức TTKDTM nội địa mà ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán thay mặt khách hàng. Các dịch vụ thanh toán còn lại, tuy số lượng và quy mô thấp hơn nhưng vẫn ổn định và có sự biến động nhẹ giữa các năm. Tuy nhiên qua 4 năm, ta thấy tỷ trọng từng loại hình không có sự biến đổi đột biến. Nguyên nhân doanh số thanh toán bằng UNC chiếm phần lớn trong tổng số các phương tiện thanh toán nội địa là do UNC được hầu hết các TCKT lựa chọn nhờ vào đặc điểm nhanh chóng, thủ tục đơn giản, đồng thời dễ dàng tra cứu, kiểm tra trên lịch sử giao dịch. Bảng 2.2. Doanh số các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I. Tổng doanh số các dịch vụ TTKDTM mà NH là trung gian thanh toán 2.955.249,40 3.063.072,90 3.010.403,80 3.101.855,50 1. Thẻ ngân hàng 33.547,60 40.214,70 62.358,50 76.235,20 2. UNC 1.244.365,20 1.302.698,20 1.356.033,40 1.397.256,10 3. Chuyển tiền nội địa 422.675,20 452.365,10 440.365,80 461.256,30 4. UNT 259.456,30 250.558,20 170.253,60 100.236,50 5. Séc 536.512,00 563.578,50 579.256,30 602.347,20 6. Thu hộ, chi hộ 458.693,10 453.658,20 402.136,20 464.524,20 II. Thanh toán trực tuyến 1.070.980,70 1.310.830,20 1.473.718,60 1.590.738,90 Tổng doanh số 4.026.230,10 4.373.903,10 4.484.122,40 4.692.594,40 (Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán 2015-2018) 44 Bảng 2.3 Số lượng máy ATM, POS trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2018 Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ATM (cây) 19 19 19 19 POS (chiếc) 54 72 86 125 Doanh số trung bình của các máy ATM (triệu đồng) 678,06 752,47 700 702,52 Doanh số trung bình của các máy POS (triệu đồng) 620 664,14 764,63 871,03 Chi phí trung bình một máy ATM (triệu đồng) 85,00 72,00 110,00 131,00 Chi phí trung bình một máy POS (triệu đồng) 50,00 68,00 75,00 86,00 (Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của BIDV Thừa Thiên Huế 2015-2018) Đến cuối năm 2018, số lượng máy ATM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được chi nhánh đầu tư lắp đặt là 19 máy. Hệ thống POS cũng được mở rộng đạt mức 125 máy vào năm 2018 tăng 45,34% so với năm 2017, tương ứng với 39 máy. Các ATM đều được lắp đặt tại chi nhánh, các điểm giao dịch trực thuộc, các trung tâm thương mại, các siêu thị cũng như những địa điểm thuận tiện cho việc giao dịch và rút tiền mặt của khách hàng. Điểm nhấn đáng kể của công tác mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ trong giai đoạn 2015-2018 chính là mở rộng hoạt động hợp tác kết nối mạng lưới ATM, POS. Phát triển thanh toán thẻ đi đôi với việc chi nhánh cũng mở rộng mạng lưới POS ở các đơn vị chấp nhận thẻ giúp cho khách hàng có thể thực hiện quá trình thanh toán an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn mà không phải sử dụng tiền mặt. Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn tính tới cuối năm 2018 đã gần đạt tới con số 125 đơn vị. Mạng lưới ATM và POS ngày càng được mở rộng và phát triển kéo theo doanh số trung bình của các máy ATM và POS cũng tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2015-2018. Năm 2015, doanh số thanh toán trung bình của các máy ATM là 678,06 triệu đồng, của các máy POS là 620 45 triệu đồng; năm 2016 là 752,47 triệu đồng và 664,14 triệu đồng, tăng tương ứng 10,97% và 7,12% so với cuối năm 2015. Tính đến cuối năm 2017, theo báo cáo thanh toán của BIDV Thừa Thiên Huế, doanh số thanh toán trung bình của các máy ATM giảm 52,47 triệu đồng so với năm 2016 còn 700 triệu đồng, trong khi đó, doanh số thanh toán trung bình của các máy POS tăng 100.49 triệu đồng, đạt mức 764,63 triệu đồng. Sự tăng trưởng doanh số trung bình của các máy ATM và POS cho thấy sự hiệu quả của chính sách mở rộngmạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán thẻ của chi nhánh. Riêng giai đoạn 2016- 2018, doanh số trung bình của các máy ATM có dấu hiệu giảm trong khi doanh số trung bình của các máy POS tăng đột biến (tăng 100,49 triệu đồng) là do khách hàng đã bắt đầu có thói quen sử dụng thẻ của mình để thanh toán tại những nơi có đăng ký lắp đặt và sử dụng hệ thống POS như siêu thị, nhà hàng, các trung tâm thương mại thay cho việc thanh toán qua ATM hay rút tiền từ máy ATM để sử dụng. Đây cũng là một sự nỗ lực của BIDV Thừa Thiên Huế trong việc triển khai các kế hoạch phát triển dịch vụ TTKDTM. Thêm vào đó, việc đầu tư vào thẻ ngân hàng là mục tiêu phát triển của các ngân hàng TMCP bởi dịch vụ thẻ phát triển, ngân hàng có thêm một kênh huy động vốn đầu tư để cho vay và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều lợi ích khác nhau phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, doanh số trung bình của các máy ATM, POS tăng kéo theo chi phí trung bình của các máy ATM và POS cũng tăng lên theo các năm. Cụ thể, năm 2015, chi phí trung bình của các máy ATM là 85 triệu đồng, của các máy POS là 50 triệu đồng. Sang năm 2016, chi phí trung bình của các máy ATM giảm 13 triệu đồng còn 72 triệu đồng, giảm tương ứng 15,29%, trong khi đó, chi phí trung bình của các máy POS tăng 36,00% đạt mức 68 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2016, chi nhánh đã tiếp nhận thêm rất nhiều đơn đăng ký xin mở và sử dụng máy POS của rất nhiều các cửa hàng, các đại lý kinh doanh lớn trên 46 địa bàn hoạt động của chi nhánh, ngay sau đó chi nhánh đã khẩn trương hoàn tất hợp đồng với khách hàng và tiến hành lắp đặt, đưa vào sử dụng một số lượng tương đối lớn các máy POS nên chi phí trung bình của các máy POS tăng trưởng hơn trong giai đoạn này. Ngược lại, chi phí trung bình của các máy ATM giảm là do năm 2016, BIDV Thừa Thiên Huế giảm thiểu được chi phí sửa chữa và nâng cấp các máy ATM do các máy hỏng hóc, trục trặc đã được tiến hành sửa chữa, khắc phục từ năm 2015. Cuối năm 2018, chi phí trung bình của các máy ATM là 131triệu đồng và chi phí trung bình của các máy POS là 86triệu đồng, tăng tương ứng 19,09% và 14,67% so với năm 2017. 2.2.2. Đối với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà Ngân hàng là trung gian thanh toán, thực hiện thay mặt khách hàng 2.2.2.1 Dịch vụ thẻ ngân hàng Loại thẻ được phát hành chủ yếu tại BIDV Thừa Thiên Huếlà thẻ ghi nợ nội địa (thẻ Etrans, thẻ Harmony, thẻ Moving) và thẻ tín dụng (thẻ MasterCardReady, thẻ MasterCardYoung Plus). Qua bảng 2.4 có thể thấy trong giai đoạn 2015- 2018, tổng số lượng thẻ phát hành liên tục tăng qua các năm trong đó năm 2017, số lượng thẻ phát hành đạt mức cao nhất. Năm 2015, tổng số thẻ ghi nợ nội địa là 14.379 chiếc trong đó thẻ Etrans là 9.758 chiếc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thẻ ghi nợ nội địa, số lượng thẻ Moving là 4.025 chiếc và thẻ Harmony là 596 chiếc. Năm 2016, tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa tại chi nhánh là 25.259 chiếc trong đó số lượng thẻ Etrans tăng 81,21%% đạt mức 17.682 chiếc, thẻ Moving tăng 2.487 chiếc và thẻ Harmony tăng 469 chiếc tương ứng 78,69% so với cuối năm 2015. Tính đến hết 31/12/2017, số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng mạnh đạt mức 36.746 thẻ, tăng tương ứng 43,46%, 26,93% và 192,39% so với năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này thứ nhất đến từ chính những ưu điểm thuận lợi mà thẻ ghi nợ nội địa của BIDV mang lại.Bên cạnh đó, BIDV Huế đã tích cực liên 47 kết với nhiều doanh nghiệp triển khai phát hành thẻ đổ lương cho cán bộ nhân viên. Khi đăng ký mở thẻ ghi nợ nội địa, khách hàng sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi như: miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường niên năm đầu tiên, rút tiền mặt thuận tiện và nhanh chóng, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại hàng chục nghìn điểm chấp nhận thanh toán thẻ của BIDV (POS) và các ngân hàng khác trên toàn quốc, tiền gửi trong tài khoản thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn Ngoài ra, về phía khách hàng, đối với loại thẻ này, khách hàng có thể phát hành thẻ mà không cần phải thế chấp tài sản cầm cố, trong thời gian sử dụng có thể quản lý được chi tiêu của mình, yên tâm tiêu tiền của chính mình mà không lo chi tiêu vượt quá mà không trả được, chi tiêu trong phạm vi tiền gửi nên khách hàng hoàn toàn chủ động được về nguồn vốn. Thêm vào đó, riêng đối với thẻ Harmony, khách hàng có thể tùy chọn thiết kế thẻ Ngũ hành phù hợp với phong thủy của chính khách hàng. Bảng 2.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh theo từng loại thẻ tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng số lượng thẻ 15.637 26.782 40.304 52.367 Thẻ Etrans 9.758 17.682 25.366 32.468 Thẻ Moving 4.025 6.512 8.266 9.221 Thẻ Harmony 596 1.065 3.114 4.765 Thẻ MasterCard 1.258 1.523 3.558 5.913 Tổng doanh số thanh toán thẻ (triệu đồng) 64.524 75.268 80.266 94.257 Thẻ Etrans 35.643 40.365 46.523 56.324 Thẻ Moving 12.563 15.236 11.569 13.524 Thẻ Harmony 3.657 5.698 6.635 9.766 Thẻ MasterCard 12.661 13.969 15.539 14.643 Doanh số trung bình của thẻ ghi nợ nội địa (triệu đồng) 3,61 2,43 1,76 1,71 Doanh số trung bình của thẻ ghi nợ quốc tế (triệu đồng) 10,06 9,17 4,37 2,48 (Nguồn: Báo cáo hoạt động thẻ của BIDV Thừa Thiên Huế2015-2018) 48 2.2.2.2. Dịch vụ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu Ủy nhiệm chi Thanh toán bằng UNC luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các dịch vụ TTKDTM.Điều đó là không ngoại lệ tại BIDV Thừa Thiên Huế, doanh số thanh toán bằng UNC chiếm tỉ trọng xấp xỉ 30%.Doanh số thanh toán bằng UNC tăng trưởng ổn định giai đoạn 2015-2018. Theo bảng 2.2, năm 2015, doanh số thanh toán bằng UNC tại chi nhánh chiếm tỷ trọng 30,91%, tương ứng với 1.244.365 triệu đồng, năm 2016 tăng lên là 58.333 triệu đồng, ứng với 4,68%, tới năm 2018, doanh số thanh toán UNC là 1.397.256 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng là 29,78%. Giai đoạn 2015-2018, doanh số thanh toán bằng UNC tăng cả về mặt giá trịvà tỷ trọng trong tổng số các dịch vụ thanh toán nội địa do chi nhánh cung ứng. Nguyên nhân của việc này là do thủ tục phát hành UNC khá đơn giản, tiện lợi. Người mua chỉ cần viết UNC rồi gửi tới ngân hàng nơi mình mở tài khoản, nếu tài khoản còn đủ số dư, ngân hàng sẽ trích trả vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu không UNC sẽ được ngân hàng lưu vào theo dõi, tới khi bên phía tài khoản của doanh nghiệp muađủ số dư sẽ thực hiện tiếp quá trình thanh toán. Tại chi nhánh, doanh số thanh toán bằng UNC thường tới từ các doanh nghiệp đăng ký mở tài khoản tại chi nhánh trên địa bàn, đã có hợp đồng kí kết về dịch vụ thanh toán bằng UNC, chi trả tiền mua bán hàng hóa trong nước, thanh toán các khoản phí dịch vụ mua ngoài phát sinh định kỳ Các doanh nghiệp vừa đồng thời là người mua nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào, thực hiện chuyển tiền cho người bán, vừa đồng thời là người bán, được người mua thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hoàn thành, cho nên, sử dụng UNC vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian, vừa dễ dàng trong công tác theo dõi. Tuy nhiên, hình thức này không được khách hàng cá nhân ưa chuộng do thị hiếu của khách hàng. Phần lớn khách hàng cá nhân muốn giao dịch chuyển 49 tiền thường không có tài khoản tại ngân hàng hoặc tài khoản không đủ số dư nên thường thực hiện nộp tiền mặt trực tiếp vào tài khoản người thụ hưởng. Cho nên doanh số UNC đến từ khách hàng cá nhân là không đáng kể. Trong thời gian tới, chi nhánh cần xây dựng những kế hoạch, thúc đẩy doanh số thanh toán bằng UNC càng tăng, có thể bằng cách phổ biến rõ những ưu điểm của UNC cho các khách hàng, hướng dẫn các doanh nghiệp thanh toán bằng UNC và thực hiện tác nghiệp nhanh chóng, chính xác khi nhận được UNC Ủy nhiệm thu Theo bảng 2.2, hình thức thanh toán bằng UNT chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số các dịch vụ TTKDTM nội địa được sử dụng và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015 tỷ trọng của UNT là 6,44%, năm 2016 giảm xuống còn 5,73%, tới năm 2017 là 3,80%, và chỉ còn 2,14% vào năm 2018. Thực tế ở chi nhánh, hình thức UNT chỉ áp dụng đối với những khoản thu có tính chất định kỳ thường xuyên như tiền điện thoại, tiền điện, các khoản thuế Những khoản phát sinh này phát sinh đều đặn hàng tháng nhưng giá trị nhỏ nên doanh số thanh toán bằng UNT vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, tại địa bàn, việc thu tiền hóa đơn điện, điện thoại, nướcđều có nhân viên đến tận nhà thu tiền và giao hóa đơn nên lệnh UNT cũng ít được sử dụng. Trong giai đoạn 2015- 2018, chi nhánh đã tích cực áp dụng các biện pháp để duy trì sự tăng trưởng của doanh số UNT như rút ngắn bớt thời gian ở các khâu thủ tục, đơn giản hóa tối đa các giấy tờ liên quan, mức phí cạnh tranh ở mức thấp nhất để khuyến khích khách hàng tham gia thanh toán bằng UNT. Hình thức UNT, nếu sử dụng, chứng từ phải luân chuyển qua nhiều khâu và chỉ được sử dụng đối với những doanh nghiệp thực sự tin cậy lẫn nhau. Việc thanh toán phụ thuộc vào bên mua có đủ khả năng thanh toán hay không nên dễ gây ra tình trạng ứ đọng vốn của người bán, ảnh hưởng tới các 50 kế hoạch tài chính trong tương lai của họ. Thêm vào đó, do hiện nay, ngân hàng đã phát triển nhiều dịch vụ thanh toán các hóa đơn dịch vụ trực tuyến qua mạng Internet, qua điện thoại, qua thẻ nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, có thể thanh toán 24/24h bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Chính vì những nguyên nhân đó mà doanh số thanh toán bằng UNT có xu hướng giảm trong tương lai. 2.2.2.3. Dịch vụ thanh toán bằng Séc Séc là hình thức TTKDTM hữu hiệu và lâu đời nhất. Séc không những làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông mà còn làm giảm các chi phí phát sinh do việc phải kiểm đếm một khối lượng tiền mặt trong các giao dịch mua bán. Mặc dù trên thế giới, séc được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến nhưng ở Việt Nam, dịch vụ thanh toán bằng séc trong tầng lớp dân cư vẫn còn rất mới mẻ. Theo bảng 2.2, tại chi nhánh Thừa Thiên Huế, hình thức thanh toán bằng séc chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số các dịch vụ TTKDTM. Mặc dù quy định thanh toán bằng séc khá chặt chẽ và mất thời gian hơn UNC do Ngân hàng phải tiến hành in séc, tuy nhiên, hình thức này vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể qua các năm.Doanh số thanh toán bằng séc tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng không thay đổi nhiều do sự tăng lên đồng thời ở các hình thức TTKDTM khác. 2.2.2.4. Dịch vụ chuyển tiền nội địa Qua biểu đổ 2.2 có thể thấy tổng doanh số của hoạt động chuyển tiền trong nước qua các năm là tương đối lớn, năm 2015 là 422.675,20 triệu đồng, năm 2016 đạt mức 452.365,10 triệu đồng, tăng 7,02%, năm 2017 tổng doanh số hoạt động chuyển tiền nội địa là 440.365,80 triệu đồng,giảm tương ứng 2,65%.Trong giai đoạn nghiên cứu 2015-2018, tỷ trọng của hoạt động chuyển tiền bằng VNĐ luôn cao hơn chuyển tiền bằng ngoại tệ. Năm 2015, doanh số 51 của hoạt động chuyển tiền bằng VNĐ là 356.248,60 triệu đồng, năm 2016 tăng thêm 26.398,70 triệu đồng đạt mức 382.647,30 triệu đồng, đến năm 2017, doanh số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phong_ngua_rui_ro_trong_thanh_toan_khong_dung_tien.pdf
Tài liệu liên quan