Luận án Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .2

3.1. Về nội dung nghiên cứu: .2

3.2. Về không gian: .3

3.3. Về thời gian: .3

4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:.3

4.1. Quan điểm tiếp cận.3

4.2. Phương pháp nghiên cứu:.4

5. Những đóng góp của luận án .8

5.1. Về mặt khoa học.8

5.2. Về mặt thực tiễn .8

6. Cấu trúc của luận án.8

PHẦN NỘI DUNG .9

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ VÀ NGHÈO .9

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.9

1.1.1. Về sinh kế.9

1.1.2. Về nghèo.12

1.1.3. Về mối quan hê ̣giữa sinh kế và nghèo .14

1.1.4. Về vùng ven biển Nam Định.16

1.1.5. Đánh giá về các công trình nghiên cứu .18

1.2. Cơ sở lý luận về sinh kế và nghèo .19

1.2.1. Sinh kế.19

1.2.2. Nghèo .25

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo.30

1.2.4. Mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo.32

1.2.5. Sinh kế và nghèo vùng ven biển.35

Tiểu kết chương 1.38

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ VÀ NGHÈO. CÁC

SINH KẾ CHÍNH VÀ HIỆN TRẠNG NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN

TỈNH NAM ĐỊNH.39

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam

Định.39

2.1.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ.392.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.39

2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội.46

2.2. Các sinh kế chính tại các huyện ven biển Nam Định.59

2.2.1. Khái quát chung.59

2.2.2. Sinh kế nông nghiệp .61

2.2.3. Sinh kế thủy sản .63

2.2.4. Sinh kế làm muối.69

2.2.5. Sinh kế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .70

2.2.6. Sinh kế dịch vụ và du lịch .73

2.3. Hiện trạng nghèo tại các huyện ven biển .75

2.3.1. Thu nhập.75

2.3.2. Điều kiện giáo dục, y tế.76

2.3.3. Điều kiện nhà ở, vệ sinh và sử dụng điện, nước .77

2.3.4. Tỉ lệ nghèo.78

Tiểu kết chương 2.79

Chương 3: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VỀ SINH KẾ VÀ NGHÈO TẠI CÁC

HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH .80

3.1. Bối cảnh chung của các xã nghiên cứu .80

3.1.1. Xã Giao Xuân.80

3.1.2. Xã Hải Chính.81

3.1.3. Xã Nghĩa Hải.82

3.2. Hiện trạng sinh kế tại các xã nghiên cứu .83

3.2.1. Các nguồn vốn sinh kế .83

3.2.2. Các chiến lược và kết quả sinh kế chính .86

3.3. Hiện trạng nghèo tại các xã nghiên cứu.108

3.3.1. Tỉ lệ nghèo.108

3.3.2. Đặc điểm của các hộ nghèo tại địa phương.110

3.4. Mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo .112

3.4.1. Sinh kế và nghèo .112

3.4.2. Nghèo với sinh kế.121

Tiểu kết chương 3.125

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ VÀ GIẢM

NGHÈO TẠI CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH .126

4.1. Những cơ sở để phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển .126

4.1.1. Chiến lược kinh tế biển trong định hướng phát triển KTXH quốc gia 126

4.1.2. Quy hoac̣ h phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng .126

4.1.3. Định hướng phát triển KTXH và vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định.127

4.1.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và kế hoạch

giảm nghèo của tỉnh Nam Định .1294.1.5. Những bài học kinh nghiệm từ hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện

ven biển Nam Định .130

4.2. Quan điểm và định hướng phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển

tỉnh Nam Định.131

4.2.1. Quan điểm .131

4.2.2. Mục tiêu phát triển .132

4.2.3. Định hướng phát triển một số lĩnh vực sinh kế vùng ven biển .133

4.3. Một số giải pháp phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển tỉnh

Nam Định .137

4.3.1. Giải pháp chung cho phát triển sinh kế khu vực ven biển .137

4.3.2. Giải pháp phát triển các sinh kế và nhóm sinh kế.140

4.3.3. Các giải pháp giảm nghèo trên cơ sở phát triển sinh kế.146

Tiểu kết chương 4.148

PHẦN KẾT LUẬN .149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .151

TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

PHỤ LỤC.162

pdf190 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên năng suất thấp như làm muối, trồng trọt, KTTS gần bờ đang có xu hướng giảm đi rõ rệt, thay vào đó là những sinh kế được đầu tư về vốn, khoa học kĩ thuật và 87 mang lại hiệu quả cao cả về KTXH cũng như thân thiện hơn với môi trường như chăn nuôi, NTTS, các ngành nghề TTCN cũng như các hoạt động dịch vụ nhỏ khác. Quá trình chuyển dịch này không chỉ là nỗ lực của riêng các hộ gia đình và người lao động mà còn có sự góp sức, hỗ trợ và hướng dẫn của chính quyền địa phương thông qua các chính sách và các hoạt động đào tạo, tuyên truyền. Với đặc trưng của một vùng biển giàu tài nguyên, đặc điểm nổi bật trong sinh kế người dân các huyện ven biển Nam Định là tính đa dạng của các chiến lược sinh kế và sự đan xen nhau của các loại hình này. Trong một gia đình, mỗi thành viên có thể lựa chọn cho mình một sinh kế khác nhau. Thậm chí là một người, trong từng thời điểm lại hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất khác nhau, họ thường có thêm nghề phụ bên cạnh nghề chính. Điều này đặc biệt đúng đối với những gia đình nghèo hoặc những gia đình mà sinh kế của họ phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp hoặc làm muối. Giai đoạn nông nhàn trong nông nghiệp, thời gian làm muối chỉ vài tháng trong năm (mùa hè) và vài tiếng trong ngày (thường là sáng sớm và buổi chiều) cộng thêm với TN thấp vừa tạo điều kiện vừa đặt ra yêu cầu bức thiết về việc có những công việc “làm thêm” của diêm dân hoặc nông dân (mặc dù có khi những công việc làm thêm này đem lại nguồn TN cao hơn so với sinh kế chính). Theo số liệu điều tra, có 30% số lao động ở các xã có nghề phụ, trong đó nhiều nhất là ở xã Nghĩa Hải và ít nhất tại xã Giao Xuân. Hầu hết những người có thêm nghề phụ đều là những người làm nông nghiệp, sau đó là làm muối và thủy sản. Còn các ngành nghề khác thì có rất ít, đặc biệt là các nghề phi nông nghiệp (Phụ lục 3.4). Bảng 3.1. Cơ cấu nghề phụ theo nghề chính của dân cư khu vực điều tra (%) Nghề chính KTTS NTTS Nông nghiệp Làm muối Tự kinh doanh Làm thuê Nghề khác KTTS 0 0 87,5 0 6,3 6,3 0 NTTS 0 0 73,3 13,3 0 0 6,7 Nông nghiệp 10 1,7 0 10 20 53,4 5 Làm muối 14,8 3,7 77,8 0 3,7 0 0 Tự kinh doanh 0 22,2 66,7 0 11,1 0 0 Làm thuê 16,5 0 83,5 0 0 0 0 Nghề khác 0 0 100 0 0 0 0 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của NCS) Trong cơ cấu nghề phụ của người dân địa phương, nông nghiệp là lựa chọn của phần lớn lao động thuộc các sinh kế khác và chiếm tới 40,8% tổng số người có nghề phụ. Làm thuê cũng là một cách người dân (đặc biệt là lao động nông nghiệp) kiếm thêm TN do việc tìm kiếm các công việc thời vụ không quá khó khăn khi nghề cá cùng với các ngành nghề phi nông nghiệp khác ngày càng được đẩy mạnh tại các địa phương (Phụ lục 3.4). Tuy nhiên, với tâm lý “dĩ nông vi bản”, người lao động vẫn gắn bó với nông nghiệp như là một sinh kế truyền thống. Nếu tính cả nghề chính và nghề phụ thì nông nghiệp thu hút tới 43,7% tổng số lao động trên địa bàn. Mặc dù vậy, có tới 58% trong số các lao động này phải có nhiều hơn một nghề để kiếm sống. 88 3.2.2.2. Sinh kế nông nghiệp a. Quy mô và phương thức hoạt động của sinh kế Nông nghiệp là sinh kế cơ bản của người dân các huyện ven biển Nam Định trên cơ sở đất ruộng được phân chia tới từng nhân khẩu. Chính vì vậy, trong tổng số 185 hộ được điều tra thì có tới 161 hộ làm nông nghiệp. Ngay cả tại Hải Chính, nơi không có đất lúa, vẫn có 77% số hộ chăn nuôi hoặc trồng hoa màu. Tuy nhiên, quy mô sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại các địa phương không lớn. Bảng 3.2. Quy mô canh tác nông nghiệp bình quân hộ năm 2015 Tên xã Diện tích lúa (sào/hộ) Diện tích rau, màu (sào/hộ) Diện tích cây ăn quả (sào/hộ) Số gia súc (con/hộ) Số gia cầm (con/hộ) Giao Xuân 6,2 2,0 5,0 7,8 72 Hải Chính 3,0 3,5 5,0 33 Nghĩa Hải 6,8 6,0 4,5 85 Trung bình 6,5 3,0 4,0 6,0 67 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của NCS) Tại Giao Xuân và Nghĩa Hải, do tất cả các hộ đều được giao đất ruộng nên diện tích đất canh tác lúa bình quân trong khoảng 6-7 sào/hộ. Điều đáng lưu ý trong nông nghiệp ven biển hiện nay là việc trồng lúa ở nhiều gia đình không được coi là hoạt động kinh tế (hiểu theo nghĩa mang lại TN) mà chỉ có chức năng đảm bảo lương thực cho gia đình. Hầu hết các hộ trồng lúa tẻ vào vụ chiêm để đảm bảo đủ lương thực trong cả năm, còn vụ mùa cấy lúa nếp để trang trải các chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu và công lao động Một số gia đình sử dụng lúa trồng cấy được cho chăn nuôi hoặc cung cấp cho con cháu ở thành thị. Việc canh tác các loại rau, đậu chủ yếu tập trung tại xã Hải Chính. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đã tận dụng diện tích vườn xung quanh nhà để sản xuất. Do vậy, diện tích canh tác không lớn, chỉ khoảng 3 sào/hộ với các loại rau và đậu luân canh theo từng vụ. Khoảng 5 năm trở lại đây, theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Hải Hậu, một số gia đình đã chuyển đổi diện tích đất muối kém hiệu quả sang trồng hoa màu theo hướng chuyên môn hóa với diện tích lớn hơn (khoảng 1 mẫu/hộ). Là vùng có khả năng chủ động về lương thực, cũng là vùng có dân số đông tạo nên thị trường lớn, hoạt động chăn nuôi vùng ven biển đã và đang thu hút nhiều hộ gia đình tham gia với hai đối tượng nuôi chủ yếu là gia súc lấy thịt (lợn và gần đây thêm thỏ) và gia cầm (gà, vịt, ngan). Và mặc dù việc chăn nuôi vẫn theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu, trong những năm gần đây, đã bắt đầu xuất hiện các gia đình chăn nuôi với quy mô lớn (hơn 30 con lợn/hộ và trên 300 gia cầm/hộ) tại các địa phương. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt bằng sản xuất, trên các địa bàn điều tra chưa thấy xuất hiện các trang trại hay gia trại nông nghiệp. Hầu hết các gia đình chăn nuôi có quy mô dưới 5 gia súc/hộ hoặc dưới 50 gia cầm/hộ. Quy mô chăn nuôi nhỏ nên cách thức chăn nuôi vẫn theo truyền thống. Các hộ (nhất là chăn nuôi gia cầm) đều tận dụng nguồn lương thực do gia đình trồng cấy được làm thức ăn cho vật nuôi trước khi đi mua thức ăn bên ngoài. Và trong trường hợp này, việc nuôi gia cầm chủ yếu để phục 89 vụ nhu cầu thực phẩm trong gia đình chứ không nhằm bán. Thường chỉ có các hộ nuôi từ 50 gia cầm trở lên mới có TN từ hoạt động này. b. Thu nhập từ nông nghiệp và xu hướng lựa chọn sinh kế Với quy mô sản xuất nhỏ và hình thức canh tác theo kiểu “tự cấp tự túc”, cho đến hiện nay, nông nghiệp không còn là hoạt động mang lại nguồn TN chính cho các hộ gia đình. Trong tổng số 161 hộ làm nông nghiệp, chỉ có 111 hộ có TN từ hoạt động này với mức TN trung bình 18,9 triệu/hộ (trong khi quy mô trung bình của một hộ sản xuất nông nghiệp là 4 người/hộ). Bảng 3.3. TN từ nông nghiệp của các hộ gia đình năm 2015 Tiêu chí Giao Xuân Hải Chính Nghĩa Hải Trung bình Tỉ lệ hộ sản xuất có TN từ nông nghiệp (%) 66,1 91,3 53,6 68,9 TN bình quân (triệu đồng/hộ/năm) 22,7 18,1 15,1 18,9 TN thấp nhất (triệu đồng/hộ/năm) 3 1 5 1 TN cao nhất (triệu đồng/hộ/năm) 103 60 50 103 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của NCS) Hải Chính có số hộ làm nông nghiệp ít nhất trong 3 xã nhưng lại có số hộ TN từ nông nghiệp nhiều nhất. Bởi vì xã không có đất lúa, chỉ canh tác rau màu và chăn nuôi nên sản phẩm nông nghiệp hầu hết phục vụ cho thị trường. Trong khi tại Giao Xuân và Nghĩa Hải, do số hộ canh tác lúa nhiều và như đã phân tích ở trên, được sử dụng cho tiêu dùng là chủ yếu nên chỉ có hơn 50% số hộ có TN từ nông nghiệp. Tuy nhiên, Giao Xuân lại có TN bình quân hộ lớn hơn hẳn Nghĩa Hải vì trong xã tập trung một số hộ nuôi quy mô lớn. Các gia đình đã bắt đầu tiếp cận với phương thức nuôi gia trại khi có số đầu lợn trên 30 con và số gia cầm xấp xỉ 1000 con. Các hộ này đều có mức TN từ nông nghiệp lên tới 80 – 100 triệu/năm. Hầu hết các hộ gia đình có TN nông nghiệp trên 30 triệu/năm đều là các hộ chăn nuôi quy mô lớn (có trên 10 đầu lợn hoặc trên 100 đầu gia cầm). Có tới 53,2% số hộ có TN từ nông nghiệp dưới 10 triệu/năm và 75% số hộ TN dưới 20 triệu/năm. TN đặc biệt thấp ở nhóm hộ gia đình thuần lúa (chỉ canh tác lúa mà không có cây trồng, vật nuôi khác). Trong số 56 hộ thuần lúa, chỉ có 19 hộ có TN từ nông nghiệp, trong đó tới 18 hộ TN dưới 10 triệu/năm. Điều này cho thấy hiệu quả thấp của sản xuất nông nghiệp ở đây. Nông nghiệp hiện nay không còn được coi là nguồn TN chính của các hộ gia đình. Chỉ có 15% trong tổng số 161 hộ làm nông nghiệp coi đây là nguồn thu chính của gia đình, trong khi đó số hộ coi nông nghiệp là nguồn TN thứ hai là 40,4%, và thứ ba là 21,7%. Chính TN thấp đã khiến cho người dân chỉ có thể coi nông nghiệp như là một sinh kế bổ sung hoặc phải tìm kiếm thêm nguồn TN khác. Hiện nay, tại tất cả các địa phương, nông nghiệp là công việc dành cho các lao động lớn tuổi là chủ yếu. Theo số liệu điều tra, độ tuổi trung bình của các lao động coi nông nghiệp là nghề chính (mà trong nhiều trường hợp chưa chắc là TN chính) là 51,3 tuổi, và phần lớn trong số họ ở nhóm tuổi từ 40 đến 64 (Phụ lục 3.5). Lao động nông nghiệp ở độ tuổi dưới 40 tập trung chủ yếu là đối tượng phụ nữ (82,8%) có chồng con đi làm ăn xa hoặc KTTS xa bờ dài ngày. Nghề nông giúp họ có điều kiện đảm bảo lương thực trong gia đình 90 và vẫn có thể đảm đương việc chăm sóc con cái, nhà cửa (và một số người vẫn kiếm thêm TN từ các việc khác như làm thuê các nghề thủ công). Lao động nam làm nghề nông rất ít (Phụ lục 3.6) và tất cả họ đều có thêm nghề phụ (thường là KTTS gần bờ hoặc làm thuê tại địa phương). Tuy nhiên, vì là sinh kế cơ bản và liên quan đến nguồn lương thực nên các gia đình không có ý định bỏ hoạt động này. Chỉ có duy nhất 1 gia đình có ý định không làm nông nghiệp nữa để tập trung cho kinh doanh xây dựng. c. Phân tích tính bền vững của sinh kế nông nghiệp Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tại các huyện ven biển Nam Định có nhiều biến đổi do tác động của những tự nhiên cũng như của KTXH. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp cho nông dân đỡ vất vả hơn nhiều trong canh tác. Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp như giảm thuế đất và các chi phí thủy lợi. Tuy nhiên, những hỗ trợ ấy chưa đủ để nâng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp tại địa phương khi mà chi phí đầu vào vẫn quá cao. Giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn và thuốc thú y luôn tăng nhưng giá thành phẩm cả trồng trọt và chăn nuôi đều thấp và không ổn định. Hiện tượng “được mùa, mất giá” thường xuyên xảy ra. Điều đó khiến nông nghiệp ngày càng ít sức hấp dẫn đối với việc lựa chọn sinh kế của người lao động, nhất là các lao động trẻ. Đối với nhiều hộ gia đình, trồng lúa chỉ là để “có cái ăn” và nếu có lãi cũng chỉ vài trăm nghìn/sào. Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững được triển khai ở cấp tỉnh và cấp huyện cũng có tác động nhất định đến nông nghiệp các xã, rõ rệt nhất là ở Hải Chính. Trước kia, trên địa bàn xã hầu như không có hoạt động nông nghiệp, hoặc có thì quy mô rất nhỏ lẻ, chỉ vài trăm m2 cho mỗi gia đình gắn liền với đất thổ cư. Hiện nay, nhờ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, 7,5ha đã được khai thác để hình thành vùng trồng rau, màu chuyên môn hóa kết hợp với chăn nuôi. Một trong những hướng phát triển của nông nghiệp địa phương là mở rộng quy mô ngành chăn nuôi. Chăn nuôi có khả năng mang lại TN khá cho nông dân nhưng hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư và tính chất ổn định của thị trường. Muốn mở rộng quy mô chăn nuôi cần vốn lớn cho cải tạo chuồng trại, mua giống nhưng hiện nay có tới 33% số hộ chỉ sản xuất dựa trên nguồn vốn tự có. Khả năng tiếp cận vốn cho sản xuất nông nghiệp của các hộ khá hạn chế do giá trị vay không lớn và thủ tục phức tạp. Về thị trường, cuối năm 2015 đến giữa 2016, giá thịt lợn xuất chuồng cao đã thúc đẩy nhiều gia đình đầu tư cho chăn nuôi quy mô lớn và cải thiện phương thức chăn nuôi. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, giá lợn giảm lại khiến cho nhiều gia đình thua lỗ và thu hẹp quy mô nuôi. BĐKH cũng đang tác động đến sản xuất nông nghiệp do hiện tượng nhiễm mặn tại một số khu vực. Một số gia đình đã thử nghiệm việc sử dụng giống lúa chịu mặn hơn 2% và những loại cây trồng vừa chịu ngập úng vừa chịu mặn hoặc chuyển đổi từ lúa nước sang cây trồng cạn. Tuy nhiên, những giống lúa mới này thường có giá thành cao và năng suất thấp khiến cho hiệu quả sản xuất của bà con sụt giảm nhiều. Trong điều kiện TN từ nông nghiệp luôn rất ít ỏi, việc gia tăng chi phí sản xuất đã làm cho 91 ở nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình nông dân không canh tác nữa mà cho thuê ruộng, thậm chí cho cấy nhờ (không trả phí) hoặc bỏ hoang. Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp khiến nhiều gia đình thu hẹp quy mô. Theo số liệu điều tra, có tới 29,2% số hộ nông nghiệp cho biết quy mô sản xuất của gia đình đã giảm nhiều so với 5 năm trước, 12,5% số hộ đã giảm ở mức độ ít trong khi chỉ có 12,5% tăng quy mô sản xuất (chủ yếu là chăn nuôi lợn quy mô lớn). Như vậy có thể khẳng định nông nghiệp vẫn là sinh kế truyền thống của đại bộ phận gia đình tại các xã điều tra. Tuy nhiên, hiệu quả thấp của loại hình sinh kế này đã khiến các gia đình không thể sống phụ thuộc vào nó, mà phải kết hợp với nhiều ngành nghề khác. Nông nghiệp ngày càng mất dần vị trí trong đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình. Với những tác động của điều kiện tự nhiên và những thay đổi trong xu hướng phát triển, trong những năm tiếp theo, vai trò của nông nghiệp sẽ còn giảm nhiều hơn nếu Nhà nước không có những chính sách hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề thị trường tiêu thụ và giá thành sản phẩm. 3.2.2.3. Sinh kế khai thác thủy sản a. Quy mô và phương thức hoạt động của sinh kế Cùng với nông nghiệp, KTTS là loại hình sinh kế truyền thống của người dân địa phương, nhất là tại Nghĩa Hải và Hải Chính. Trước đây, tàu thuyền trong khu vực chủ yếu là tàu thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ. Đại bộ phận chủ sở hữu các phương tiện khai thác là các hộ gia đình năng lực kinh tế thấp, đánh bắt tự phát theo kinh nghiệm, chưa có nhiều sự đổi mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao. Nằm trong xu hướng chuyển đổi chung của nghề cá toàn tỉnh, ngư dân tại các địa phương đang nỗ lực chuyển đổi phương tiện và kĩ thuật đánh bắt. Bên cạnh những hộ gia đình khai thác thủ công ven bờ và các tàu đánh bắt gần bờ đã bắt đầu xuất hiện những đội tàu công suất lớn có khả năng đánh bắt xa bờ. Những chính sách của Nhà nước trong những năm qua cũng là yếu tố thúc đẩy KTTS phát triển và chuyển dịch. Nghị định 67/NĐ-CP với những điều khoản về hỗ trợ đóng tàu trên 400CV và xây dựng các cảng cá, bến cá là động lực quan trọng thúc đẩy đánh bắt xa bờ phát triển. Nguồn vốn vay chính sách này đã cung cấp cho 4 tàu xa bờ được đóng mới tại Nghĩa Hải và tại Hải Chính là 6 tàu. Bên cạnh đó các gia đình khác cũng có thể dễ dàng vay vốn hơn khi chuyển đổi tàu đánh bắt xa bờ. Tại Hải Chính hiện nay có 62 phương tiện đang KTTS, trong đó có 45 tàu có công suất từ 120CV trở lên. Tại Nghĩa Hải, số tàu thuyền lên tới hơn 100 tàu, trong đó 40 tàu công suất từ 250CV trở lên. Do đặc trưng về điều kiện tự nhiên, KTTS không phải là thế mạnh của Giao Xuân nên các hộ gia đình đánh bắt không nhiều và chủ yếu đánh bắt thủ công hoặc các tàu gần bờ công suất nhỏ. Bảng 3.4. Công suất trung bình của tàu thuyền KTTS tại địa phương (CV/tàu) Tên xã Tàu gần bờ Tàu xa bờ Trung bình Giao Xuân 24,0 24,0 Hải Chính 52,0 430,0 304,0 Nghĩa Hải 20,5 610,0 189,0 Trung bình 28,0 490,0 201,0 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của NCS) 92 Tại mỗi địa phương, đối tượng và phương thức đánh bắt của các gia đình rất khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên. Đối với đánh bắt thủ công, tại Giao Xuân chủ yếu là những người đi cào ngao tại các khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn, nơi mà điều kiện bãi dốc không cho phép người nuôi ngao khoanh vây, dựng lều. Còn tại Hải Chính lại chủ yếu khai thác bằng te sào với đối tượng chính là moi biển. Những người đánh bắt thủ công tại Nghĩa Hải lại dùng phương thức đăng, đó tại khu vực Cồn Xanh. Với các tàu đánh bắt cũng đặc thù theo địa phương. Nghề phổ biến ở Nghĩa Hải là giã cào đơn (tàu công suất nhỏ) và giã cào đôi (công suất lớn) nên thường đánh bắt trong ngày tại vùng biển địa phương và tàu lớn cũng chỉ 3-4 ngày/chuyến là cùng. Trong khi tại Hải Chính các tàu lại theo nghề lưới rê, lưới rút với những chuyến đi biển dài ngày và ngư trường có thể mở rộng ra đến Bạch Long Vĩ hoặc Nghệ An. Phương thức quản lý tại các tàu đánh bắt cũng có nhiều khác biệt. Nghĩa Hải vẫn duy trì mô hình tài – công (chủ - người làm thuê) như tại hầu hết các địa phương khác. Ở Hải Chính lại hình thành phương thức góp vốn khi một con tàu được đóng nhờ việc góp vốn của 6-7 hộ và thành viên của các gia đình này tham gia trực tiếp vào KTTS. Thành quả thu hoạch, sau khi trừ chi phí xăng dầu, lương thực sẽ được chia đều cho các “cổ đông”. Ngay cả với tàu đánh bắt trong ngày ở Hải Chính (do 1 chủ bỏ vốn và rủ 1-2 lao động làm cùng) cũng được tính theo cách chia đều thành phẩm sau khi trừ tiền xăng dầu và khấu hao tài sản (theo tỉ lệ thỏa thuận từ trước). b. Thu nhập từ khai thác thủy sản Cùng với quá trình chuyển đổi KTTS từ gần bờ ra xa bờ, hiệu quả của nghề cá tại các địa phương được nâng lên rõ rệt. Có tới 40% số hộ đánh bắt được hỏi cho rằng hiệu quả sản xuất của gia đình tăng lên so với trước kia. Tuy nhiên, mức độ thay đổi hiệu quả cũng khác nhau giữa các nhóm đối tượng KTTS. Theo mức cho điểm từ 1- 5 (từ giảm nhiều đến tăng nhiều theo bảng hỏi Phụ lục 2) thì mức điểm trung bình trong hiệu quả sản xuất hiện nay so với 5 năm trước của nhóm khai thác thủ công là 2,8, tức là có xu hướng hơi giảm một chút. Mức điểm bình quân của nhóm tàu gần bờ là 3,0 (không thay đổi nhiều) và của nhóm tàu xa bờ là 4,2 (xu hướng tăng rõ rệt). Ngành thủy sản phát triển đã mang lại nguồn TN đáng kể cho lao động vùng ven biển. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa đánh bắt gần bờ và xa bờ. Bảng 3.5. Thu nhập bình quân hộ từ KTTS theo loại hình đánh bắt (triệu đồng/hộ) Tên xã Thủ công Tàu gần bờ Tàu xa bờ Trung bình Giao Xuân 21,50 86,65 43,20 Hải Chính 18,75 85,00 375,00 174,50 Nghĩa Hải 75,70 75,00 625,00 167,10 Trung bình 43,20 81,90 458,30 133,50 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của NCS) Tại Giao Xuân và Hải Chính, TN từ khai thác thủ công rất thấp. Chính vì vậy, hầu hết các gia đình khai thác bằng cách này đều coi đây là sinh kế bổ sung vào những lúc rỗi rãi hoặc tại những thời điểm nguồn hải sản tự nhiên phong phú. Nhưng tại Nghĩa Hải, với phương tiện đánh bắt là đăng đó thì TN cao hơn rõ rệt. Trong khi đó các tàu gần bờ của Nghĩa Hải lại có mức thu thấp hơn so với ở Hải Chính và Giao 93 Xuân. Còn các hộ gia đình tham gia vào KTTS xa bờ có TN rất cao, tùy thuộc vào quy mô của tàu (tuy nhiên ở Nghĩa Hải mức TN cao hơn ở Hải Chính do sự khác biệt về phương thức quản lý tàu như đã phân tích ở trên). Nhìn chung, TN rất khác biệt giữa các nhóm đánh bắt. Những người đánh bắt gần bờ TN thấp và rất thất thường, tùy thuộc vào nguồn thủy sản tại thời điểm đánh bắt. Có khi một ngày đánh bắt có thể mang lại tiền triệu hoặc vài trăm ngàn, nhưng cũng có khi chỉ vài chục ngàn, thậm chí không thu được gì hoặc không đủ để trang trải chi phí dầu mỡ. Sự suy giảm tài nguyên gần bờ trong những năm gần đây càng khiến TN ít ỏi hơn. Đó là nguyên nhân thúc đẩy ngư dân đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ. Bởi sau khi đã trừ chi phí, các tàu xa bờ thường có TN tương đối cao và ổn định hơn nhiều so với tàu nhỏ trước kia, với mức khoảng 100 – 150 triệu đồng/người/năm. Với mức TN trung bình khoảng 133 triệu đồng/hộ, mặc dù không thu hút được nhiều lắm số hộ gia đình tham gia nhưng KTTS thực sự đã trở thành nguồn thu chính cho các gia đình. Có tới 57,6% số gia đình KTTS (gồm tất cả các hộ đánh bắt xa bờ và một bộ phận đánh bắt gần bờ) cho biết đây là nguồn thu lớn nhất của các gia đình với mức trung bình là 193,4 triệu đồng/hộ. Chỉ có 33,3% số hộ coi KTTS là nguồn TN thứ hai (các hộ đánh bắt gần bờ và thủ công với mức TN trung bình 41,3 triệu). Một số hộ gia đình không tính được TN từ KTTS do thủy sản khai thác (chủ yếu là cá và moi biển) lại được gia đình chế biến thành nước mắm hoặc mắm tôm nhưng nhìn chung đây vẫn là sinh kế chính của gia đình. c. Phân tích tính bền vững của sinh kế khai thác thủy sản. KTTS là nghề truyền thống của người dân địa phương và vẫn đem lại TN khá cho các hộ gia đình tại địa phương. Tuy nhiên, chỉ có 33/185 (chiếm 17,8%) hộ gia đình chọn duy trì và phát triển ngành nghề theo hướng hiện đại hơn bởi vì cho đến hiện nay, lĩnh vực sinh kế này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thách thức đầu tiên là sự suy giảm của nguồn thủy sản dẫn tới giảm TN. Mặc dù khai thác đang được khuyến khích phát triển theo hướng vươn khơi nhưng số lượng tàu gần bờ vẫn còn rất nhiều. Số tàu có công suất dưới 45CV chiếm tới 78% tổng số tàu thuyền, và khoảng 50% dưới 20CV. Những năm gần đây, mật độ khai thác ven bờ ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản ven bờ có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài có nguy cơ cạn kiệt. Một bộ phận ngư dân đã dùng mọi biện pháp để tăng sản lượng đánh bắt như giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng những biện pháp mang tính chất hủy diệt như xung điện, giã cào Thậm chí ngay cả các tàu thuyền công suất lớn vẫn lựa chọn phương thức đánh gần bờ. Tại Nghĩa Hải nói riêng và Nghĩa Hưng nói chung, các tàu 450CV, thậm chí cao hơn vẫn đánh giã (cả giã đôi và giã đơn). Những tàu này chỉ được cấp phép đánh bắt ở ngoài khơi và ở một số vùng biển nhất định. Nhưng vào mùa cá nam (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), khi các loài thủy hải sản vào vùng ven bờ để sinh sản, những tàu giã cào đã bất chấp quy định, ép sát bờ để nhanh chóng tận thu triệt để các nguồn lợi. Với tốc độ lớn, khai thác kiểu “chụp giật”, “vơ vét” như vậy, TN của các tàu này rất lớn. Theo 94 một số chủ tàu, chỉ cần một chuyến đi biển trong ngày, có tàu đã thu được từ hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, các tàu này đã làm tổn hại nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản trong mùa sinh sản. Thậm chí, tàu giã cào đôi với công suất lớn và tốc độ nhanh còn có thể kéo phăng mọi thứ trên đường di chuyển, kể cả lưới rê, dây câu của những ngư dân khác. Vì vậy, đây là nỗi hãi hùng của nghề cá theo phương thức truyền thống, gây nên xung đột giữa các nhóm nghề. Sinh kế của hàng chục nghìn ngư dân vùng ven biển trong tương lai bị đe dọa. Theo kết quả điều tra tại các hộ KTTS, khó khăn lớn nhất là môi trường xấu đi và tài nguyên suy kiệt (tới 75% số hộ nhận thấy khó khăn này). Bởi vậy việc chuyển đổi nghề cá theo hướng xa bờ là một yêu cầu cấp thiết đối với người dân và các địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển đổi không hề dễ dàng do sự hạn chế về nguồn vốn. Để đóng một con tàu xa bờ cần 4-5 tỉ đồng và đây là số tiền quá lớn đối với các gia đình, ngay cả khi đã có hình thức góp vốn như tại Hải Chính. Người lao động có thể vay tiền để đầu tư sản xuất và thực tế đã có 66,7% số hộ đánh bắt đã vay vốn từ các nguồn tín dụng khác nhau (trong đó 74% số hộ vay đã vay từ các ngân hàng thương mại) (Phụ lục 3.16 và 3.17). Tuy nhiên, số vốn được vay rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của người dân nên họ thường chỉ vay để nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền chứ không đủ để đóng mới các tàu thuyền công suất lớn. Nguồn vay có số lượng lớn là vay theo Nghị định 67 nhưng số lượng ngư dân có thể tiếp cận với nguồn vốn này không nhiều do những khó khăn, phức tạp trong các thủ tục. Ngay trong quá trình sản xuất, người dân cũng cần nhiều vốn do các chuyến tàu đi dài ngày, tiền xăng dầu và lương thực thực phẩm cũng lên tới hàng trăm triệu/chuyến. Trong trường hợp này, nhiều chủ tàu phải mua chịu, thậm chí là đi vay tự do (vay nóng) với mức lãi suất cao và do đó làm giảm hiệu quả sản xuất. Và thiếu vốn vẫn là khó khăn của 67,9% số hộ theo nghề KTTS. Nghề khai thác đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được sóng gió và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy nghề này không thu hút được nhiều lao động. Mặc dù công lao động KTTS cao hơn các nghề khác nhưng nhiều chủ tàu cho biết việc tìm kiếm lao động không dễ dàng, nhất là lao động địa phương. Nhiều tàu phải thuê thêm các lao động từ vùng khác tới. Nghề biển cũng không duy trì được lâu dài. Hầu hết các lao động đánh bắt chỉ tập trung ở độ tuổi 20 – 50 với tuổi trung bình là 40 (các lao động trẻ cũng ít hoạt động trong lĩnh vực này do cần nhiều kinh nghiệm) (Phụ lục 3.5). Thường các lao động chỉ đánh bắt xa bờ khi còn trẻ, khỏe để kiếm TN cao, sau đó chuyển đổi sang nghề khác hoặc chỉ đánh bắt gần bờ. Đã có 7% số hộ tại địa phương trước đây có nghề KTTS nhưng hiện nay không còn tiếp tục. Và khoảng 7% số hộ hiện đang KTTS có ý định chuyển sang ngành nghề khác. 3.2.2.4. Sinh kế nuôi trồng thủy sản a. Quy mô và phương thức sinh kế Hoạt động NTTS được bắt đầu từ lâu tại các huyện ven biển Nam Định nhưng thực sự phát triển mạnh tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_sinh_ke_va_ngheo_tai_cac_huyen_ven_bien_t.pdf
Tài liệu liên quan