Luận án Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục bảng viii

Danh mục hình x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững 4

1.1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững 4

1.1.2 Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam 8

1.2 Nghiên cứu về đất vùng cửa sông ven biển 15

1.2.1 Khái niệm và phân loại cửa sông ven biển 15

1.2.2 Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng

Sông Hồng 17

1.3 Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển 19

1.3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển 19

1.3.2 Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững 21

1.3.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt,

huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 29

1.4 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 30v

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Nội dung nghiên cứu 32

2.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến

sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ 32

2.1.2 Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp và nước nuôi trồng thủy sản

vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 32

2.1.3 Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp

bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 32

2.1.4 Nghiên cứu mô hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông, lâm

nghiệp và nuôi trồng thủy sản của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ 32

2.1.5 Đề xuất giải pháp sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ

theo hướng phát triển bền vững 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 33

2.2.2 Phương pháp điều tra, phân loại đất theo FAO – UNESCO (Bộ NN &

PTNT, 2009) 34

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu đất, nước 34

2.2.4 Phương pháp phân tích đất, nước 35

2.2.5 Phương pháp đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp bằng tích

hợp GIS và đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- MultiCriteria Evaluation) 36

2.2.6 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 39

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu 41

2.2.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến sử dụng đất vùng

Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 42

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 45

3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 47

3.2 Chất lượng đất, nước và bùn đáy vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 49vi

3.2.1 Tính chất đất vùng Cửa Ba Lạt 49

3.2.2 Chất lượng nước và bùn vùng bãi bồi Cửa Ba Lạt 58

3.2.3 Nhận xét chung 68

3.3 Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp

vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 69

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt 69

3.3.2 Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt 77

3.3.3 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất 96

3.3.4 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai với tính bền vững của các kiểu sử

dụng đất 107

3.4 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại vùng Cửa Ba Lạt 109

3.4.1 Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) 110

3.4.2 Mô hình lúa tôm kết hợp 111

3.4.3 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản: Tôm - rau câu 112

3.4.4 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá quảng canh) 113

3.4.5 Mô hình chuyên nuôi ngao 115

3.4.6 Mô hình thủy sản kết hợp rừng (tôm - rừng ngập mặn - cá - cua) 116

3.4.7 Mô hình rừng ngập mặn chắn sóng 117

3.4.8 Đánh giá chung về các mô hình và lựa chọn mô hình sử dụng đất bền

vững trong vùng nghiên cứu 118

3.5 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 122

3.5.1 Đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 122

3.5.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135

1 Kết luận 135

2 Kiến nghị 137

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 138

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

PHỤ LỤ

pdf157 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích hợp với thủy sản nuôi. Bảng 3.7. Giá trị trung bình các thông số EC, SO4 2-, TSS trong nước Khu vực EC SO4 2- TSS (mS/cm) (g/l) Khu vực khai thác tích cực 23,77 1,20 0,043 Khu vực khai thác hạn chế 29,51 1,38 0,042 Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 29,80 1,28 0,027 + Hàm lượng cation ba zơ trong nước: Kết quả phân tích cho thấy càng ra biển thì tổng cation ba zơ trong nước cũng có xu hướng tăng cao cùng với sự tăng cao của tổng số muối tan. Đặc biệt hàm lượng Na+ trong nước dao động từ 6,53 đến 8,13g/l (bảng 3.8), cao gấp 26,12 đến 32,25 lần so với hàm lượng K+, cao gấp 26,24 đến 40,65 lần so với hàm lượng Ca++ và hơn 21,74 đến 29,04 lần so với hàm lượng Mg++. Bảng 3.8. Hàm lượng Cation trong nước Loại hình sử dụng Na+(g/l) K +(g/l) Ca2+(g/l) Mg2+(g/l) Khu vực khai thác tích cực 6,53 0,25 0,17 0,28 Khu vực khai thác hạn chế 8,13 0,25 0,20 0,28 Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 7,61 0,28 0,29 0,35 b) Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong nước + Hàm lượng Amoni : Theo Boyd (1990), hàm lượng NH4 + thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 - 2 mg/l. Thấp hơn ngưỡng này, ao thiếu chất dinh dưỡng hòa tan, cơ sở thức ăn tự nhiên nghèo nàn, cao hơn ngưỡng này có thể gây phú dưỡng và bùng nổ sự phát triển của tảo. Kết quả phân tích cho thấy giá trị NH4 + trong các đầm nuôi thấp nhất là 0,83 mg/l ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và và cao nhất là 3,40 mg/l ở khu vực khai thác hạn chế. Ở các đầm nuôi thủy sản (tôm, tôm - rau câu, tôm - cua - cá, tôm -lúa) có hiện tượng phú dưỡng ở mức độ nhẹ với giá trị NH4 + >2 mg/l, loại hình chuyên ngao, tôm rừng và rừng ngập mặn có hàm lượng NH4 + trong nước thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép (Hình 3.12). 61 Hình 3.12: Biểu đồ diễn biến amoni trong nước + Hàm lượng Phốt phát trong nước: khi hàm lượng PO4 3- > 0,01 g/l thì nguồn nước có nguy cơ bị phú dưỡng (D.Chapman,1992). Theo kết quả phân tích, hàm lượng PO4 3- trong nước trung bình ở các khu vực khai thác tích cực là 0,30 g/l (dao động từ 0,18 - 0,46 mg/l), khai thác hạn chế là 0,25 (dao động từ 0,13 - 0,40 mg/l) và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 0,15g/l (dao động 0,11- 0,18 mg/l), như vậy nước trong vùng Cửa Ba Lạt có nguy cơ phú dưỡng cao. Nguyên nhân là do thủy sản nuôi chỉ sử dụng 6% tổng lượng phốt pho từ thức ăn đưa vào ao nuôi cho việc tăng sinh khối, vì vậy lượng phốt pho luôn tồn tại trong nước và lắng đọng trong bùn đáy nhiều (Hình 3.13) Hình 3.13: Biểu đồ diễn biến hàm lượng phốt phát trong nước c) Một số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước + Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong nước trung bình là 6,00 mg/l và giảm dần theo từng loại hình sử dụng như rừng ngập mặn (6,81mg/l); rừng thủy sản (5,84 mg/l); lúa tôm (5,66 mg/l); tôm - rau câu (5,36 mg/l); tôm, cua, cá (5,35 mg/l); chuyên ngao 62 (5,2 mg/l) và thấp nhất là tôm công nghiệp (4,97 mg/l). Nhìn chung ở những đầm nuôi gần kênh cấp nước giá trị DO thường cao, ngược lại những đầm nuôi đang xả nước hoặc gần kênh thoát nước thải, DO thấp hơn. Đối với các mẫu đối chứng ở trên sông, kênh giá trị DO đo được có sự biến động đáng kể, thấp nhất là 3,8 mg/l ở kênh thoát nước thải của khu vực khai thác hạn chế và cao nhất là 8,4 mg/l ở kênh cấp nước của khu vực khai thác tích cực. Hàm lượng DO trong nước tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cao hơn tại khu vực khai thác tích cực và khai thác hạn chế (Hình 3.14). Hình 3.14: Biểu đồ diễn biến ôxy hòa tan trong nước + Nhu cầu oxy sinh hóa: Giá trị BOD5 phản ánh hàm lượng chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ sinh học trong môi trường nước, hay nói cách khác BOD5 chính là khả năng tự làm sạch môi trường của các vi sinh vật, từ thông số này để xem xét mức độ ô nhiễm hữu cơ trong các đầm nuôi và hệ thống nước mặt. Ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi là quá trình “ô nhiễm nội sinh” (tự ô nhiễm) do 3 yếu tố cấu thành: thức ăn dư thừa, phân và dịch thải từ thủy sản nuôi, do vậy BOD5 càng cao thì hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi bị sụt giảm càng lớn. Kết quả đo BOD5 trong nước ở các loại hình sử dụng đất cho thấy, hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 4,97 - 10,27 mg/l trong đó loại hình tôm công nghiệp; tôm, cua, cá; chuyên ngao có trên 30% số mẫu nước có giá trị BOD5 lớn hơn 10 mg/l vượt tiêu chuẩn ngành dành cho nước NTTS ( 5-10 mg/l). Hàm lượng BOD5 trong nước tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt thấp hơn tại khu vực khai thác tích cực và khai thác hạn chế cho thấy khả năng tự làm sạch môi trường của rừng ngập mặn tại khu vực này rất tốt (hình 3.15). 63 Hình 3.15: Biểu đồ diễn biến nhu cầu ô xy sinh hóa trong nước + Nhu cầu oxy hóa học: Giá trị COD ở khu vực khai thác hạn chế dao động từ 19,50 - 37,01 mg/l, trung bình là 27,20 mg/l; khu vực khai thác tích cực dao động từ 14,50 - 33,65 mg/l, trung bình là 22,58 mg/l; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt dao động từ 16,54 - 28,15 mg/l, trung bình là 22,21 mg/l. Giá trị COD ở sông kênh (mẫu đối chứng) dao động 14,50 - 33,65 mg/l, trung bình là 22,81 mg/l. 3.2.2.2 Chất lượng bùn đáy a) pHKCl và độ mặn + pHKCl trong bùn đáy dao động trong khoảng 6,83 - 7,53. Khu vực khai thác tích cực có 11,8% số mẫu có pHKCl dưới 7, trung bình 7,20; khu vực khai thác hạn chế pHKCl trong bùn đáy dao động từ 7,03 - 7,43 (trung bình là 7,20) và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt pH khá ổn định, dao động từ 7,06 - 7,14 trung bình là 7,11). Giá trị pHKCl trong bùn đáy của từng loại hình sử dụng đất giảm dần theo thứ tự sau: loại hình chuyên ngao (7,40), tôm rau câu (7,38); tôm công nghiệp (7,28); tôm cua cá (7,12); rừng ngập mặn (7,10); tôm cua cá rừng (7,07) và thấp nhất là tôm lúa (7,03). Như vậy trong bùn đáy pHKCl của các loại hình sử dụng đất ở mức trung tính (Hình 3.16). Hình 3.16: Biểu đồ diễn biến giá trị trung bình pHKCl trong bùn đáy pH 64 + Tổng số muối tan trong bùn đáy có mức độ dao động lớn trong khoảng từ 0,38 - 1,40%; khu vực khai thác hạn chế dao động từ 0,38 - 1,04%, trung bình là 0,79%; khu vực khai thác tích cực dao động từ 0,65 - 1,40%, trung bình là 1,07%; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt dao động từ 0,84 - 1.03% trung bình là 0,96%; Nhìn chung tổng số muối tan trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất đều trên mức mặn nhiều, chỉ có loại hình tôm - lúa ở mức mặn trung bình (hình 3.17). Hình 3.17: Biểu đồ hàm diễn biến lượng TSMT trong bùn đáy theo khu vực + Hàm lượng ion Cl- trong bùn đáy: Trong khu vực Cửa Ba Lạt hàm lượng ion Cl- dao động theo từng khu vực và loại hình sử dụng đất: khu vực khai thác tích cực Cl- dao động từ 0,26 - 0,51%, trung bình là 0,41%; khu vực khai thác hạn chế Cl- dao động từ 0,41 - 0,66%, trung bình là 0,55% và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt Cl- dao động 0,40 - 0,46%, trung bình là 0,43%. Loại hình chuyên thủy sản như ngao, tôm công nghiệp, tôm cua cá có hàm lượng ion Cl- trong bùn đáy cao hơn các loại hình khác (hình 3.18). Hình 3.18: Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cl- trong bùn đáy theo khu vực 65 + SO4 2- trong bùn đáy ở khu vực khai thác tích cực ít dao động giá trị trung bình là 0,06%. Tất cả các mẫu bùn đáy được xác định là dạng mặn clo và mặn clo - sunphát với tỉ lệ Cl-/ SO4 2- > 1. + Độ dẫn điện của bùn đáy: EC tại khu vực khai thác tích cực dao động từ 1,14 - 3,47 mS/cm, trung bình 2,39 mS/cm; khu vực khai thác hạn chế dao động từ 1,91 - 3,24 mS/cm, trung bình 2,83 mS/cm và khu vực bảo vệ nghiêm ngặt dao động từ 2,06 - 3,02 mS/cm, trung bình 2,53 mS/cm. Giá trị EC thấp nhất ở mô hình tôm lúa, cao nhất ở mô hình tôm công nghiệp, chi tiết diễn biến EC trong bùn đáy được thể hiện ở hình 3.19. Hình 3.19: Biểu đồ diễn biến EC trong bùn đáy theo khu vực b) Cation trao đổi và CEC + Kết quả phân tích cho thấy càng ra biển thì tổng cation ba zơ trong bùn đáy cũng có xu hướng tăng cao hơn cùng với sự tăng cao cation ba zơ trong nước. Hàm lượng Na+ trong bùn dao động từ 1,71 đến 1,96 ldl/100g, cao hơn hàm lượng K+ và Mg++ gần 2 lần và tương đương với hàm lượng Ca++ tùy theo từng khu vực (bảng 3.9). Bảng 3.9. Hàm lượng Cation trong bùn đáy Khu vực Na+ K+ Ca2+ Mg2+ (lđl/100g đất) Khu vực khai thác tích cực 1,71 0,82 1,65 1,03 Khu vực khai thác hạn chế 1,59 0,97 1,83 1,17 Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 1,96 1,22 2,93 1,90 + CEC: Diễn biến CEC của các loại hình sử dụng đất qua 4 năm theo dõi cho thấy: dung tích hấp thu của bùn đáy ở các loại hình sử dụng đất và qua từng năm có 66 khác nhau. Giá trị CEC cao nhất và dao động mạnh nhất ở loại hình rừng ngập mặn kết hợp tôm cua cá (8,10 - 9,96 lđl/100g đất), thấp nhất ở loại hình tôm rau câu (5,24- 6,01 lđl/100g đất), không phụ thuộc theo khu vực khai thác mà hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu sử dụng đất (hình 3.20). Hình 3.20: Biểu đồ diễn biến CEC trong bùn đáy c) Chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong bùn đáy + Các bon hữu cơ (OC): Nhìn chung hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong bùn đáy không giàu và có sự khác nhau giữa các loại hình sử dụng đất; thấp nhất ở loại hình chuyên ngao (0,13 - 0,42%); cao nhất ở loại hình lúa tôm (1,45 - 1,49%) và rừng ngập mặn (0,93 - 1,35%). Đối với từng loại hình biến động về hàm lượng OC qua các năm có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều không vượt quá một ngưỡng đánh giá (hình 3.21). Hình 3.21: Biểu đồ diễn biến hàm lượng OC trong bùn đáy + Hàm lượng đạm, lân, kali tổng số: đạm và kali tổng số trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu và biến động qua 4 năm tùy vào từng loại hình sử dụng mà ít phụ thuộc váo 67 khu vực khai thác.Hình 3.22; 3.23; 3.24 thể hiện diễn biến đạm, lân, kali tổng số trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất qua 4 năm theo dõi theo các khu vực nghiên cứu. Hình 3.22: Biểu đồ diễn biến hàm lượng đạm tổng số trong bùn đáy Hình 3.23: Biểu đồ diễn biến hàm lượng lân tổng số trong bùn đáy Hình 3.24: Biểu đồ diễn biến hàm lượng kali tổng số trong bùn đáy + Hàm lượng đạm, lân, kali dễ tiêu: đạm và kali dễ tiêu trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất ở mức nghèo đến trung bình, lân tổng số từ trung bình đến giàu. Diễn biến hàm lượng lân dễ tiêu của các loại hình sử dụng đất tại hình 3.25, trong đó loại hình tôm cua cá rừng ngập mặn có hàm lượng lân dễ tiêu biến động khá lớn qua 4 năm. 68 Hình 3.25: Biểu đồ diễn biến hàm lượng lân dễ tiêu trong bùn đáy d) Thành phần cơ giới của bùn đáy Nhìn chung thành phần cơ giới đất trong bùn đáy của các loại hình sử dụng đất có hàm lượng cát chiếm tỷ lệ cao nhất là ở loại hình chuyên ngao (có thể lên tới 83%), tôm công nghiệp (lên tới 64% ) do việc đổ cát nâng cao nền đáy đầm trong quá trình sản xuất; tỷ lệ sét trong bùn đáy khá thấp do việc nạo vét đáy đầm theo định kỳ của các loại hình có nuôi trồng thủy sản. Loại hình rừng ngập mặn có hàm lượng sét trong bùn đáy cao nhất (lên tới 36%) nhờ việc cố định phù sa của rễ cây rừng. Hình 3.26 biểu diễn thành phần cơ giới của các loại hình sử dụng đất theo từng khu vực nghiên cứu. Hình 3.26: Biểu đồ diễn biến thành phần cơ giới trong bùn đáy 3.2.3. Nhận xét chung Chất lượng nước bắt đầu có dấu hiệu phú dưỡng, cùng với độ mặn cao gây nên những bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Một số chỉ tiêu có dấu hiệu cảnh báo về mức độ phú dưỡng như PO4 3-, NH4 +, BOD5 khá cao 69 và DO khá thấp hơn so với tiêu chuẩn ở loại hình chuyên nuôi trồng thủy sản như tôm, tôm - cua - cá và ngao, vạng. Các kết quả phân tích cho thấy mẫu nước đối chứng lấy trên sông, kênh dẫn cấp và thoát nước không có sự sai khác lớn về giá trị của một số chỉ tiêu như tổng số muối tan, pH nước chứng tỏ hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa đảm bảo nên toàn khu vực là một hệ thống mở: khi nước triều lên tràn qua các đầm nuôi thủy sản, khi nước rút kéo theo một lượng chất thải từ các đầm nuôi theo kênh, sông ra biển vì vậy hàm lượng các chất trong nước có sự dao động phụ thuộc vào lượng nước ngọt và phù sa từ sông đổ ra. Tuy vậy khả năng lọc nước của loại hình sử dụng đất có rừng ngập mặn cũng thể hiện khá rõ nét ở sự ổn định hoặc diễn biến theo chiều hướng tốt của một số chỉ tiêu phân tích (pH, PO4 3-, NH4 +, DO) so với các loại hình khác. Nhìn chung theo các loại hình sử dụng đất và khu vực nghiên cứu chất lượng bùn đáy có sự khác nhau khá rõ nét, loại hình sử dụng đất rừng ngập mặn, rừng ngập mặn kết hợp thủy sản, lúa - lúa tôm có tỷ lệ sét, dung tích hấp thu, hàm lượng các bon hữu cơ cao hơn nên hàm lượng đạm tổng số cũng như một số chỉ tiêu độ phì đất cũng cao hơn. Ngoài ra, khả năng cố định phù sa, bồi tụ đất bùn, hạn chế xói lở do tác động của dòng chảy và thủy triều của các loại hình này rất tốt. Loại hình sử dụng đất chuyên tôm (tôm công nghiệp, tôm cua cá..) hoặc tôm rau câu có hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong bùn cao góp phần gây phú dưỡng cho đầm nuôi. Loại hình chuyên ngao khá nghèo dinh dưỡng do dung tích hấp thu trong bùn đáy thấp và tỷ lệ cát cao cùng với khả năng cố định phù sa, bồi tụ bùn thấp. Hàm lượng tổng số muối tan trong bùn đáy đều ở mức trung bình đến rất mặn. Như vậy chất lượng bùn đáy không phụ thuộc vào loại đất mà phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác sử dụng đất, chế độ ngập triều và chất lượng nước. 3.3. Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 3.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt 3.3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, diện tích trong địa giới hành chính 11.012,35 ha, đất có mặt nước 70 ven biển quan sát là 4.087,66 ha, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu là 15.100 ha. Chi tiết diện tích, cơ cấu các loại đất theo từng khu vực nghiên cứu đặc thù thể hiện tại hình 3.27, 3.28 và bảng 3.10. Hình 3.27: Biểu đồ diện tích, cơ cấu hiện trạng sử dụng đất Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy STT Mục đích sử dụng 5 xã vùng đệm Khu vực khai thác tích cực Khu vực khai thác hạn chế Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt Tổng số Tổng diện tích đất tự nhiên 4.018,62 3.021,38 960,00 7.100,00 15.100,00 1 Đất nông nghiệp 2.916,08 2.102,82 880,00 1.868,00 7.766,90 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.321,69 0,00 0,00 2.321,69 1.2 Đất lâm nghiệp 0,00 434,44 231,27 1.695,00 2.360,71 1.2.1 Đất rừng ngập mặn 0,00 434,44 231,27 1.598,00 2.263,71 1.2.2 Phi lao 0,00 0,00 97,00 97,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 594,10 1.668,38 648,73 173,00 3.084,21 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,29 0,29 2 Đất phi nông nghiệp 1.087,78 702,93 80,00 400,00 2.270,71 3 Đất chưa sử dụng 14,76 959,98 974,74 4 Đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát 215,63 3.872,02 4.087,65 71 Đất nông nghiệp có 7.766,90 ha chiếm 51,44% diện tích nghiên cứu, tập trung nhiều nhất ở 5 xã vùng đệm (2.916,08 ha) chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (2.321,69 ha); tiếp theo là khu vực khai thác tích cực (2.102,82 ha) với hai loại đất chính là đất rừng ngập mặn 434,44 ha và đất NNTS 1668,38 ha đây cũng là khu vực tập trung nuôi trồng thủy sản lớn nhất của vùng; khu vực khai thác hạn chế chỉ có 880,0 ha chủ yếu là nuôi trồng thủy sản kết hợp và rừng ngập mặn; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có 1868,0 ha phần lớn là đất lâm nghiệp trong đó rừng phi lao và rừng ngập mặn 1695,0 ha còn lại là đất nuôi trồng thủy sản 173,0 ha. Đất phi nông nghiệp có 2.270,71 ha chiếm 15,03% diện tích toàn vùng chủ yếu là đất ở và các công trình xây dựng và sông, kênh, mương. Đất chưa sử dụng có 974,74 ha chiếm 6,46 % diện tích toàn vùng chủ yếu là vùng đất bùn cát mới bồi ngoài đê cần được khai thác sử dụng. Đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát có 4.087,65 ha chiếm 27,07% diện tích toàn vùng, đây là diện tích mặt nước biển bao quanh Cồn Lu, Cồn Xanh thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia. 3.3.1.2. Xác định các loại hình sử dụng đất hiện có tại vùng nghiên cứu Căn cứ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và kết quả điều tra nông hộ để xác định các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất (bảng 3.11, hình 3.28) như sau: Số liệu từ bảng 3.11 cho thấy: a) Đất trồng cây hàng năm có 3 LUT với 3 kiểu sử dụng sau: - Loại sử dụng đất chuyên lúa với 2053,76 ha, có 1 kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa: lúa xuân - lúa mùa, phân bố đều khắp trong đê Ngự Hàn thuộc 5 xã vùng đệm, trên đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn và đất mặn trung bình và ít. Đây là khu vực trồng lúa lớn nhất của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên do đất bị nhiễm mặn nên lúa mùa năng suất thường thấp khoảng 5,55 tấn/ha/vụ (200kg/sào), lúa xuân cho năng suất cao khoảng 6,94 tấn/ha/vụ (250kg/sào), giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm. 72 Bảng 3.11. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy Loại đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) 5 xã vùng đệm KV khai thác tích cực KV khai thác hạn chế KV bảo vệ nghiêm ngặt Tổng 1. Đất trồng cây hàng năm 2103,10 0 0 0 2103,10 1.1. Chuyên lúa (1) Lúa xuân - lúa mùa 2053,76 2053,76 1.2. Chuyên màu và CHN (2) Chuyên rau màu 16,36 16,36 1.3. Lúa - thủy sản (3) Lúa mùa - tôm sú 32,98 32,98 2. Đất trồng cây lâu năm 218,59 0 0 0 218,59 2.1. Cây ăn quả (4) Chuối, hồng xiêm, chanh... 218,59 218,59 3. Đất có mặt nước NTTS 594,10 1668,38 648,73 173,00 3084,21 3.1. Chuyên nuôi trồng thủy sản 594,10 388,35 234,77 121,12 1338,34 (5) Tôm - rau câu chỉ vàng 594,10 150,12 44,97 789,19 (6) Tôm công nghiệp 18,23 70,57 88,80 (7) Tôm cua quảng canh 220,00 119,23 339,23 (8) Tôm sinh thái (phục hồi rừng) 121,12 121,12 3.2. Chuyên ngao (9) Chuyên ngao vạng 404,58 45,88 450,46 3.3. Thủy sản kết hợp rừng 875,45 413,96 6,00 1295,41 (10) Tôm - rừng ngập mặn 273,30 273,30 (11) Tôm, cua, cá - rừng ngập mặn 602,15 413,96 6,00 1022,11 4. Đất lâm nghiệp 0 434,44 231,27 1695 2360,71 4.1. Chuyên rừng ngập mặn (12) Rừng ngập mặn 434,44 231,27 1598 2263,71 4.2. Rừng phi lao (13) Rừng phi lao chắn cát (trồng) 97,00 97,00 Tổng diện tích 2915,79 2102,82 880,00 1868,00 7766,61 73 Hình 3.28. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy (thu nhỏ từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000) 74 - Loại sử dụng đất chuyên màu và cây hàng năm chủ yếu là cây rau màu như khoai lang, dưa, cà chua, bí xanhphân bố rải rác ở trong đê thuộc đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn trên các chân ruộng cao tại 5 xã vùng đệm, có diện tích 16,36 ha. - Loại sử dụng đất lúa - thủy sản có 32,98 ha phân bố ở xã Giao Thiện phía ngoài đê giáp cửa sông Hồng thuộc khu vực 5 xã vùng đệm với 1 kiểu sử dụng đất: lúa (tạp giao) và tôm sú. Mùa mưa trồng lúa và mùa khô thì nuôi tôm trên đất mặn trung bình và ít. Kiểu sử dụng này phải nạo vét đầm nuôi với tần suất 2 -3 năm 1 lần sau khi thu hoạch lúa, quá trình nạo vét làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong bùn đáy nên phần nào ảnh hưởng đến năng suất lúa. Năng suất lúa đạt xấp xỉ 6,5 tấn/ha/vụ và tôm từ 0,2 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên tính rủi ro khá cao, vì vậy những năm gần đây người dân có hướng chuyển sang chuyên thủy sản. b) Đất trồng cây lâu năm có 1 LUT cây ăn quả với kiểu sử dụng là chuối, hồng xiêm, chanh, quất, bưởi, trong đó chuối được xem là cây thương phẩm. Tổng diện tích của LUT này là 218,59 ha, chủ yếu là vườn tạp ở khu vực 5 xã vùng đệm trên đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn có địa hình cao, do diện tích nhỏ lẻ nên hiệu quả sử dụng đất không cao mặc dù đã có sự đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng. c) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: có tổng diện tích là 3084,21 ha, tập trung phần lớn trên đất mặn ở vùng bãi bồi ngoài đê thuộc khu vực khai thác tích cực 1668,38 ha, khu vực khai thác hạn chế 648,73 ha và 5 xã vùng đệm 594,10 ha; diện tích còn lại thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 173 ha (vùng lõi vườn quốc gia: với 16 ha ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 157 ha ở phân khu phục hồi sinh thái); bao gồm 3 LUT chuyên NTTS, chuyên ngao và thủy sản kết hợp rừng như sau: - LUT chuyên NTTS có 1338,34 ha với 5 kiểu sử dụng đất sau: + Tôm - rau câu chỉ vàng: có diện tích 789,19 ha, phân bố tại các ao nuôi dọc theo chân đê thuộc các xã vùng đệm (594,10 ha), khu vực khai thác tích cực (150,12 ha), khu vực khai thác hạn chế (44,97 ha). Tôm nuôi kiểu bán công nghiệp từ tháng 3 đến tháng 7, rau câu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Năng suất tôm lên tới 0,60 tấn /ha/vụ và rau câu 2 tấn/ ha/vụ. Kiểu sử dụng này có tần suất nạo vét đáy ao nuôi trung 75 bình là 1 -2 năm /lần sau khi thu hoạnh rau câu lần cuối, có tác dụng làm giảm các mầm bệnh và giảm các chất độc tích luỹ, giải phóng các chất khử trong bùn đáy của ao nuôi, tuy nhiên nó cũng làm biến đổi tính chất tự nhiên đặc biệt là kết cấu của lớp đất mặt trong đầm nuôi. + Tôm công nghiệp: có diện tích 88,8 ha, là các đầm nuôi ở khu vực khai thác tích cực và khai thác hạn chế thuộc vùng đệm; chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng có năng suất cao 3,6 tấn/ha và giảm dần khoảng 10%/năm. Kiểu nuôi này phải nạo vét đáy ao theo vụ (2 lần/năm) sau mỗi kỳ thu hoạch do lượng thức ăn thừa tích đọng trong lớp bùn đáy rất dày, vì vậy cũng làm ảnh hưởng đến bề mặt tự nhiên của đất. + Tôm cua quảng canh: diện tích 339,23 ha, tập trung ở khu vực khai thác tích cực 220 ha và khu vực khai thác hạn chế 119,23 ha, năng suất tôm trong kiểu sử dụng này là 0,36 tấn/ ha; năng suất cua là 0,15 tấn/ ha. Tuy chỉ bổ sung con giống và một phần thức ăn, song kiểu nuôi này đã gần như chặt trắng rừng trong đầm nuôi. + Tôm sinh thái (thực chất là nuôi tôm quảng canh trong phân khu phục hồi sinh thái tại khu vực bảo vệ nghiêm ngặt tập trung ở đầu Cồn Ngạn): diện tích 121,12 ha, đây là kiểu nuôi chỉ đầu tư bổ sung con giống còn thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Mục tiêu chính của kiểu sử dụng này là nuôi tôm và phục hồi lại diện tích rừng, nên bên cạnh việc bảo tồn cây rừng tự nhiên có trồng thêm bần, trang trong đầm nuôi. + Chuyên ngao vạng: có tổng diện tích là 450,46 ha bao gồm ngao, vạng thương phẩm (333,56 ha), ngao giống (16,91 ha) và khai thác ngao vạng tự nhiên (99,99 ha). Vùng nuôi ngao vạng tập trung ở cuối Bãi Trong thuộc khu vực khai thác tích cực là 404,58 ha; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10 ha và phân khu phục hồi sinh thái 35,88 ha (thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt); Hiện nay các vây vạng được chia nhỏ từ 2- 5 ha, năng suất rất cao khoảng 30 tấn/ha/năm. Để có được các bãi vạng mới người dân phải đổ thêm cát để nâng cao cốt đất cho phù hợp với yêu cầu của loài nhuyễn thể và không nạo vét hoặc đắp đầm nuôi mà quây lưới bảo vệ đầm. - LUT thủy sản kết hợp rừng ngập mặn có tổng diện tích là 1295,41 ha với hai kiểu sử dụng là tôm sú - rừng ngập mặn và tôm sú, cá, cua - rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn trong các đầm tôm là một loại hình đặc biệt, chúng tồn tại do có được các 76 cá thể và các loài cây rừng ngập mặn của tự nhiên đã thích nghi được với điều kiện sống ngập nước thường xuyên ở trong các đầm tôm tuy nhiên về số lượng loài cây, độ che phủ kém hơn loại hình chuyên rừng ngập mặn (cả trồng và tự nhiên). Các loài cây của loại hình này chủ yếu là sú, bần chua, ô rô có nguồn gốc tự nhiên. Người dân chủ yếu canh tác theo phương thức quảng canh cải tiến, dùng thức ăn và con giống tự nhiên là chính, có bổ sung thức ăn công nghiệp, con giống tôm sú, cua còn cá giống hoàn toàn từ tự nhiên. Trong quá trình nuôi tôm các chủ đầm đã đắp bờ cao, tỉa thưa rừng xuống dưới 50%, nạo vét đáy ao nuôi trung bình 1 năm /1 lần sau khi thu hoạnh tôm, việc đắp bờ và nạo vét với tần suất cao cũng làm biến đổi tính chất tự nhiên của môi trường trong đầm đặc biệt là kết cấu bề mặt đất, ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn. d) Đất lâm nghiệp với 2 kiểu sử dụng chính - Rừng ngập mặn: + Rừng trồng ngập mặn: đây là loại hình rừng ngập mặn được trồng với các loài Trang, Đâng và Bần chua. Hiện rừng ngập mặn trồng đã đến thời gian trưởng thành, độ che phủ, bộ rễ phát triển, nhưng khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt kém hơn các loại hình rừng tự nhiên. Phân bố ở phân khu vực khai thác tích cực thuộc bãi Trong (434,44 ha) và khu vực khai thác hạn chế thuộc Cồn Ngạn (231,27 ha), trong đó rừng giàu có 309,20 ha, rừng trung bình có 58,66 ha và rừng thưa có 297,85 ha. + Rừng tự nhiên ngập mặn: diện tích 1598,0 ha, đây là loại hình rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với khu vực. Chúng có độ che phủ cao, bộ rễ phát triển, sinh khối lớn và có khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt tốt nhất. Loại hình này có thành phần loài đa dạng nhất, phân bố tập trung ở khu vực đầu và g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhd_la_nguyen_thi_thu_trang_5136_2005327.pdf
Tài liệu liên quan