MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục . iii
Danh mục chữ viết tắt . vi
Danh mục bảng . viii
Danh mục hình . x
Trích yếu luận án . xi
Thesis abstract . xiii
Phần 1. Mở đầu . 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát . 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 4
1.4. Những đóng góp mới của luận án . 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học . 5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 5
Phần 2. Tổng quan tài liệu . 6
2.1. Đất cát biển và sử dụng đất cát biển . 6
2.1.1. Tổng quan đất cát biển . 6
2.1.2. Sử dụng đất cát biển trong sản xuất nông nghiệp . 18
2.2. Tình hình sản xuất ngô . 24
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới . 24
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam . 28
2.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Nghệ An . 29
2.3. Nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ trong canh tác ngô . 31
2.3.1. Nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ trong canh tác ngô trên thế giới . 35
iv
2.3.2. Nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ trong canh tác ngô ở Việt Nam . 42
2.4. Nhận xét rút ra từ tổng quan và định hướng nghiên cứu của luận án . 48
Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu . 50
3.1. Địa điểm nghiên cứu . 50
3.2. Thời gian nghiên cứu . 50
3.3. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu . 50
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 50
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu . 50
3.4. Nội dung nghiên cứu . 52
3.5. Phương pháp nghiên cứu . 53
3.5.1. Điều tra thu thập số liệu . 53
3.5.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng . 53
3.5.3. Phương pháp xây dựng mô hình thử nghiệm . 59
3.5.4. Phương pháp lấy mẫu và đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu . 60
3.5.5. Phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch ngô . 63
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu . 65
210 trang |
Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ cho ngô trên đất cát biển tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỡng khác. Phân tích thành phần
cơ giới đất cho thấy: đất chủ yếu là cát thô >87%, tỉ lệ sét (0,30-0,55%). Nhìn
chung, đất cát biển Nghệ An rất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới thô nên
khó giữ được nước và dinh dưỡng trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2017-2019, Viện Nông Hóa Thổ ngưỡng Nông hóa thực dự án điều
tra, xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng trồng lúa tỉnh Nghệ An do TS.
Nguyễn Văn Đạo làm chủ nhiệm đã tiến hành phân tích 100 mẫu đất cát biển
trồng lúa có kết quả như sau:
Bảng 4.11b. Kết quả phân tích mẫu đất cát biển tỉnh Nghệ An
Chỉ tiêu
pHKCl OM% N%
P2O5
(mg/100g)
K2O
(mg/100g)
CEC
(meq/100g)
Giá trị trung bình 4,93 1,78 0,11 5,80 7,72 8,14
Giá trị thấp nhất 4,52 1,62 0,07 3,01 5,48 5,17
Giá trị cao nhất 5,42 2,64 0,16 12,00 25,15 13,81
Nguồn: Nguyễn Văn Đạo (2019)
Nhìn vào kết quả phân tích 100 mẫu đất trồng lúa, lúa - màu cho thấy các
chỉ tiêu dinh dưỡng tương đương như kết quả phân tích các mẫu đất trồng ngô
bảng 4.11a, ngoại trừ hàm lượng N% trung bình có giá trị cao hơn so với đất
trồng ngô. Như vậy có khả năng những vùng đất trũng trồng lúa có hàm lượng
N% cao hơn đất trồng ngô.
Tóm lại, đất cát biển của tỉnh Nghệ An có diện tích tuy không lớn chỉ chiếm
1,7% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, song lại phân bố tập trung ở các vùng
đồng bằng nên thích hợp trồng các loại cây rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Hệ thống canh tác đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung hai cây trồng chính là cây
83
ngô, lạc, trong đó cây ngô chỉ trồng chủ yếu vào vụ xuân. Về tính chất, đất cát
biển trồng ngô ở tỉnh Nghệ An có thành phần cơ giới chủ yếu là cát nên đất có
kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân kém, CEC
thấp, các chất dinh dưỡng như mùn, dinh dưỡng khoáng đều ở mức thấp trong đó
dinh dưỡng kali ở mức từ rất nghèo cho đến nghèo dẫn đến khả năng đem lại
năng suất và hiệu quả ngô thấp.
4.2.2.3. Tiềm năng nguồn phân bón hữu cơ của tỉnh Nghệ An
Ở Nghệ An, nguồn phân hữu cơ hầu như được chế biến từ các phế phụ
phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá ngô..) cho vào chuồng nuôi để trâu bò giẫm
nát cùng với chất thải của gia súc, sau đó lấy ra để hoai mục tự nhiên ... Vì thế,
nguồn phân hữu cơ dựa vào diện tích trồng lúa, trồng ngô và số lượng gia súc
trên địa bàn để đánh giá tiềm năng phân bón hữu cơ có thể đáp ứng trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề tài điều tra diện tích trồng lúa,
ngô và lượng vật nuôi dựa trên quy đổi tương ứng của Bùi Huy Hiền (2015), mỗi
năm trâu, bò thải ra 8-9 tấn; lợn: 1,8 – 2 tấn; dê, cừu: 0,8 – 0,9 tấn. Đây là nguồn
dinh dưỡng quan trọng đã và đang góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng
như ổn định độ phì nhiêu của đất. Đối với cây có hạt, 1 ha lúa có thể thu được
khoảng 6-7 tấn rơm rạ (kết quả điều tra); 1 ha ngô thu được khoảng 16-20 tấn
thân ngô tươi (kết quả tính toán từ đề tài). kết quả như sau:
* Trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An
Bảng 4.12. Hiện trạng các loại cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nguồn hữu
cơ của tỉnh Nghệ An năm 2019
TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng
Quy đổi ra
lƣợng hữu
cơ (tấn)
Tổng lƣợng hữu cơ
(nghìn tấn)
1 Cây lúa ha 181.734 6-7 1.081 - 1.261
2 Cây ngô ha 47.675 16-20 728 - 910
3 Trâu con 268.501 8-9 2.146 - 2.414
4 Bò con 471.904 8-9 3.887- 4.373
5 Lợn con 857.490 1,8-2 1.628 - 1.809
6 Dê con 235.209 0,8-0,9 193 - 217
Tổng cộng 9.633 – 10.984
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2021)
84
Diện tích trồng lúa, ngô trong tỉnh nhiều nhất so với các loại cây trồng
khác, năm 2019 diện tích lúa là 181.734 ha; ngô là 47.675 ha. Ngoài ra, Nghệ An
còn có hai trang trại chăn nuôi bò sữa TH-True milk và Vina Milk nên lượng phế
thải từ gia súc rất dồi dào. Phân bò sữa được sản xuất làm phân bón hữu cơ hoặc
bán tươi cho các nơi có nhu cầu. Phế phụ phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm nông
hộ cũng được sử dụng dùng làm nguồn phân bón, tuy nhiên nguồn hữu cơ từ gia
cầm không đáng kể nên không tính vào trong báo cáo.
Dựa vào quy đổi Nguyễn Huy Hiền (2015), đề tài đã tính toán lượng hữu
cơ mỗi năm có thể tận dụng từ các nguồn phế phụ phẩm (đơn vị nghìn tấn) như
sau: cây lúa (1.081 - 1.261 ha); cây ngô (728 - 910 ha); trâu (2.146 - 2.414 con);
bò (3.887- 4.373 con); lợn (1.628 - 1.809 con); dê (193 – 217 con) và tổng nguồn
phân hữu cơ hàng năm có thể cung cấp là 9.633 - 10.984 nghìn tấn.
Như vậy, theo con số ước tính trên, nguồn hữu cơ từ phế phụ phẩm cây
trồng và gia súc ở tỉnh Nghệ An vô cùng dồi dào khoảng 10 triệu tấn/năm. Nếu
dùng lượng phân hữu cơ này bón cho tổng diện tích trồng ngô và lúa (225.637
ha) theo khuyến cáo bón 10 tấn/ha thì lượng phân hữu cơ đó có thể đáp ứng (bón
cho cây ngô và lúa) gấp 4 lần so với yêu cầu. Tuy nhiên, nguồn phân hữu cơ này
không được người dân khai thác triệt để mà để thất thoát ngoài đồng ruộng hoặc
không thu gom, ủ đúng kỹ thuật nên chất lượng không đảm bảo.
* Quy mô vùng đất cát biển Nghệ An
Ở các huyện, thị thành vùng đất cát biển có tổng diện tích trồng lúa 60.621
ha chiếm 1/3 diện tích trồng lúa toàn tỉnh, diện tích trồng ngô hơn 10 ha chiếm
khoảng 22% so với toàn tỉnh, ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 576 nghìn tấn
chất hữu cơ từ rơm rạ và thân ngô. Đối với chất chải chăn nuôi có số lượng dao
động từ 12-18% số lượng vật nuôi các loại so với toàn tỉnh. Nhìn chung, trên
vùng ven biển, nguồn phân hữu cơ tương đối dồi dào, đủ khả năng để trả lại cho
đất sau thu hoạch.
Qua thống kê kết quả cho thấy huyện Nghi Lộc (có diện tích trồng lúa đứng
thứ 2 và diện tích trồng ngô đứng thứ nhất so với các địa điểm vùng ven biển) có
nguồn hữu cơ rất lớn. Về chăn nuôi Nghi Lộc cũng có số lượng vật nuôi cao nhất
so với các huyện, thành, thị ở vùng ven biển. Như vậy, nếu người dân biết tận
dụng nguồn hữu cơ sẵn có thì có thể đáp ứng về nguồn hữu cơ cho sản xuất nông
nghiệp của huyện.
85
Bảng 4.13. Hiện trạng cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nguồn hữu cơ ở vùng
ven biển tỉnh Nghệ An năm 2019
Địa điểm
Diện tích (ha) Số lƣợng (con)
Lúa Ngô Trâu Bò Lợn Dê
TP. Vinh 2.684 519 810 5.012 10.369 420
TX. Cửa Lò 238 368 134 727 2.579 325
H. Quỳnh Lưu 13.672 2.514 11.120 15.835 47.289 9.316
H. Diễn Châu 17.394 2.485 4.014 25.632 30.078 2.946
H. Nghi Lộc 14.743 2.874 11.131 26.182 31.139 7.416
H. Hưng Nguyên 9.820 556 3.628 8.672 12.876 1.446
TX. Hoàng Mai 2.070 764 4.563 8.985 21.071 7.822
Tổng cộng 60.621 10.080 35.400 91.045 155.401 29.691
Lượng quy đổi trung
bình (tấn)
5,5 18 8,5 8,5 1,9 0,85
Tiềm năng nguồn hữu
cơ (nghìn tấn)
394 181 300 774 295 25
Tổng nguồn hữu cơ
(nghìn tấn)
1.969
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2021)
Tính toán tổng lượng hữu cơ quy ra từ cây trồng, vật nuôi trên vùng ven
biển cho thấy: tổng lượng phế thải trung bình năm 2019 là 1.969 ngàn tấn. Nếu
sử dụng nguồn vật liệu này cho canh tác ngô và lúa với 10 tấn/ha thì có thể đáp
ứng gấp 4-5 lần so với yêu cầu. Tuy nhiên, qua điều tra nông hộ, hầu như trồng
ngô không sử dụng phân hữu cơ và phế phụ phẩm thường để ngoài đồng đốt,
phân gia súc sau khi lấy ra được để tự nhiên đến hoai mục. Do đó, đề tài cần
nghiên cứu tận dụng nguồn phế phụ phẩm này làm nguồn hữu cơ bón trả lại dinh
dưỡng cho đất và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất ngô là việc làm rất cần thiết.
* Quy mô hộ gia đình
Thực trạng sản xuất, chăn nuôi của nông hộ sản xuất nông nghiệp vùng cát
biển có quy mô nhỏ và không đều. Kết quả điều tra cho thấy đất chuyên lúa được
trồng 2 vụ/năm (lúa xuân và lúa mùa muộn); ngô trồng 2 vụ/năm (ngô xuân và
ngô đông). Số lượng trâu bò trung bình khoảng 0,73 con/hộ; số lợn nhiều hơn
5,95 con/hộ.
86
Bảng 4.14. Thực trạng cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nguồn hữu cơ của
các nông hộ vùng đất cát biển tỉnh Nghệ An
TT Chỉ tiêu ĐVT
Giá trị
TB
Thời vụ sản
xuất (lần)
Lƣợng quy
đổi lƣợng
hữu cơ TB
(tấn)
Tổng lƣợng
hữu cơ/hộ
(tấn)
1 Diện tích trồng
chuyên lúa/hộ
m
2
751,7 2 5,5 0,8
2 Diện tích trồng
ngô/hộ
m
2
1.422,2 2 18 5,2
3 Số trâu bò/hộ con 0,73 1 8,5 6,2
4 Số lợn/hộ con 5,95 1 1,9 11,3
Tổng cộng 23,5
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra nông hộ năm 2015 - 2021
Tính toán lượng hữu cơ tiềm năng có thể tận dụng được mỗi năm mỗi hộ
gia đình là khoảng 23,5 tấn phế thải, nếu sử dụng lượng hữu cơ này cho diện tích
trồng lúa và ngô trên (khoảng 2.200 m2) thì đáp ứng đủ lượng phân hữu cơ theo
khuyến cáo. Vì thế, đề tài sẽ thiết lập thí nghiệm đánh giá các loại và liều lượng
phân hữu cơ bón cho ngô trên đất cát biển để đưa ra giải pháp tối ưu cho người
dân trồng ngô trên đất cát biển tỉnh Nghệ An.
4.2.3. Một số nhận xét rút ra từ kết quả điều tra các yếu tố ảnh hƣởng đến
canh tác ngô trên đất cát biển tỉnh Nghệ An
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn đề tài đã đánh giá được những thuận lợi,
khó khăn thách thức trong quá trình canh tác ngô trên đất cát biển như sau:
(1) Thuận lợi:
- Đất cát biển có địa hình bằng phẳng, dễ canh tác. Trồng ngô trên đất cát
tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, nhanh cho thu hoạch.
- Tập quán canh tác ngô lâu năm nên người dân có kinh nghiệm trồng và
chăm sóc ngô.
- Năng suất ngô có xu hướng tăng lên theo các năm mặc dù diện tích trồng
ngô giảm theo từng năm, cho nên sản lượng ngô không bị giảm nhiều.
- Cây ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, nếu bố trí thời vụ thích hợp sẽ
tránh được điều kiện bất lợi trong vụ xuân. Ngoài ra, cây ngô sinh trưởng và
thích ứng trên đất nghèo dinh dưỡng, có tác dụng phủ đất nhanh do đó thích hợp
với đất cát ven biển.
87
- Giao thông thuận tiện, tiềm năng thị trường tiêu thụ ngô khá lớn, giá ngô
ngày càng cao, diện tích và sản lượng chưa đáp ứng đủ, có người thu mua ngay tại
địa phương, dễ dàng tiêu thụ.
- Bộ giống Ngô của Việt Nam phong phú, có tiềm năng năng suất cao được
trồng phổ biến rộng rãi trong sản xuất.
- Chương trình phát triển cây ngô được Tỉnh chú trọng và có chủ trương
dùng cây ngô để trồng trên những chân đấu xấu.
- Nguồn hữu cơ từ phế phụ phẩm rất dồi dào, nếu biết tận dụng để sản xuất
nguồn phân hữu cơ thì có thể sử dụng cho cây ngô cao gấp 4-5 lần so với yêu cầu.
(2) Khó khăn:
- Điểm hạn chế lớn nhất trong yếu tố này là khí hậu thời tiết, trong đó nhiệt
độ và chế độ nước là 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng. Canh tác ngô trên vùng đất cát
ven biển hoàn toàn dựa vào nguồn nước trời, trong khi hệ thống thủy lợi chưa đáp
ứng được nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu của vùng. Cụ thể:
+ Ngô Xuân được trồng từ cuối tháng 1 hoặc cuối tháng 2 đến hết tháng 5
hoặc đầu tháng 6 dương lịch hàng năm nên chịu ảnh hưởng của gió Phơn tây nam
khô và nóng. Lượng bốc hơi nước lớn nhất trong năm xảy ra vào giai đoạn đầu
tháng 5 đến đầu tháng 7 trùng với giai đoạn nắng nóng nhất. Đất cát thường nóng
lên nhanh, khả năng giữ nước và phân kém, nghèo mùn và dinh dưỡng khoáng.
+ Về phân bố lượng mưa: tháng 2 xuất hiện mưa phùn, giai đoạn này chịu
ảnh hưởng của gió Tây Bắc khá lạnh nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của ngô.
Vào tháng 4-7 lượng bốc hơi đạt cực đại dẫn đến một số khu vực chịu ảnh hưởng
của nắng nóng và khô hạn mà trong lúc này ngô xuân đang vào thời kỳ chín sữa
nên ảnh hưởng lớn đến năng suất.
- Yếu tố kỹ thuật canh tác: hiện tại, người dân địa phương vẫn đang áp dụng
chủ yếu các kỹ thuật canh tác truyền thống chủ yếu chỉ dùng phân bón vô cơ cho
ngô mà chưa chú trọng đến thâm canh tăng năng suất. Việc sử dụng vật liệu
hữu cơ cho ngô khi trồng xen với một số cây trồng khác như lạc, đậu, khoai...
còn nêu trồng ngô đơn thì không sử dụng vật liệu hữu cơ và hiện nay chưa có
một qui trình kỹ thuật canh tác hoàn thiện cho cây ngô trên vùng đất cát ven
biển Nghệ An.
88
- Tính chất lý, hóa tính của đất biển cũng gây cản trở cho canh tác ngô, hầu
hết các chỉ tiêu dinh dưỡng ở mức nghèo đến rất nghèo, thành phần cát trong đất
cao gây cản trở trong việc giữ nước, giữ phân và dễ dàng bị ngập úng khi mưa
lớn, nhiệt độ đất tăng cao vào tháng 4-5 lúc ngô vào giai đoạn chắc sữa nên gây
hiện tượng chín ép ảnh hưởng lớn đến chất lượng ngô.
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố chính nêu trên, khó khăn chung của
người nông dân trồng ngô vùng đất cát ven biển Nghệ An hiện nay là chưa có cơ
quan hay công ty nào chuyên tổ chức và chịu trách nhiệm sản xuất và cung ứng
giống ngô; hệ thống thủy lợi để tưới và tiêu cho cây ngô chưa được đáp ứng.
Việc thừa nước vào đầu vụ (do mưa) và thiếu nước vào cuối vụ xuân làm giảm
năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng hạt ngô. Điều kiện đất canh tác hạn chế,
ruộng đất manh mún, sản xuất ngô còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp, giá
đầu ra của sản phẩm thường không ổn định. Người nông dân thu nhập chủ yếu
từ sản xuất nông nghiệp do đó hầu hết họ thiếu vốn để đầu tư thâm canh tăng
năng suất mặc dù chi phí đầu vào sản xuất đối với cây ngô ở mức thấp. Ngoài
ra, sản xuất ngô phụ thuộc vào giá cả của thị trường không ổn định và bị tư
thương ép giá.
Ngô là cây trồng quan trọng trong vụ xuân trên đấtcát biển tỉnh Nghệ An và
diện tích được phân bố trên chân đất chuyên màu hoặc lúa – màu. Tuy nhiên sản
xuất ngô còn manh mún, và chưa có tổ chức. Trong điều kiện khí hậu rất khắc
nghiệt, đất đai nghèo dinh dưỡng nên nông dân chưa quan tâm nhiều về kỹ thuật
canh tác. Nhờ có khả năng chịu hạn, ít rủi ro so với các cây vụ xuân khác (cây
lạc, đậu..) chi phí sản xuất ít và sản phẩm dễ tiêu thụ và được sử dụng làm thức
ăn gia súc, do đó cây ngô là cây thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu có thể
phát triển mở rộng diện tích đất cát. Kỹ thuật canh tác ngô trên vùng đất cát ven
biển trong điều kiện canh tác hoàn toàn dựa vào nguồn nước trời dẫn đến năng
suất thấp. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng cần thiết để phát triển
cây ngô có hiệu quả cho vùng đất cát ven biển Nghệ An trong vụ xuân là nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn
và đất đai của vùng đồng thời hoàn thiện qui trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho
cây ngô trên vùng đất này.
89
4.3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG THÍ NGHIỆM NGUỒN VẬT LIỆU HỮU
CƠ, CÂY TRỒNG XEN VÀ VẬT LIỆU CHE PHỦ TRONG SẢN XUẤT
NGÔ TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH NGHỆ AN
4.3.1. Đánh giá ảnh hƣởng các loại phân hữu cơ trong sản xuất ngô trên đất
cát biển tỉnh Nghệ An
Qua kết quả điều tra trên cho thấy trồng ngô trên đất cát biển tỉnh Nghệ An
có sử dụng một số loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh..
Cũng qua điều tra nhận thấy nhận thấy nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp khá dồi
dào, dễ tìm có thể sử dụng làm vật liệu phân bón cho ngô nhưng lại chủ yếu phơi
khô và đốt ngoài đồng rất lãng phí. Do đó đề tài tiến hành thí nghiệm đánh giá
hiệu quả của một số loại phân hữu cơ có khả năng thay thế nguồn phân chuồng
ngày càng khan hiếm. Đề tài tìm hiểu quy trình ủ phân hữu cơ có sử dụng chế
phẩm vi sinh Compost Marker (theo quy trình của Sở KHCN Nghệ An) để tiến
hành thí nghiệm cùng với các loại phân hữu cơ được sử dụng trên thực tế để đánh
giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ đến độ phì, năng suất cũng như hiệu quả
kinh tế nhằm khuyến cáo cho người dân. Kết quả thí nghiệm trình bày sau:
4.3.1.1. Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của ngô
Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá/cây phản ánh đặc tính sinh
trưởng của cây ngô, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện
ngoại cảnh, đất đai thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh và chế độ bón phân...
Kết quả thu được ở bảng sau:
Tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 112 - 117 ngày và cũng bị ảnh
hưởng bởi các loại phân bón hữu cơ, những công thức sử dụng phân hữu cơ có
thời gian chín sớm hơn so với CT1 (không bón phân hữu cơ). Quá trình theo d i
cho thấy thời gian sinh trưởng của ngô cho thấy giai đoạn trổ cờ, phun râu ở các
công thức có sự chênh lệch 3-5 ngày, do đó giai đoạn chín của cây dao động
trong khoảng 3-5 ngày tùy từng công thức. Trong đó CT3 và CT4 có tổng thời
gian sinh trưởng ngắn hơn so với không bón là 3-4 ngày. Các CT2 và CT5 có
cùng tổng thời gian sinh trưởng ít hơn không bón 0-1 ngày ở 2 đại điểm nghiên
cứu; CT5 ít hơn so với đối chứng 1-2 ngày. Dựa vào kết quả có thể thấy CT3 và
CT4 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với các CT1, CT2 và CT5 là 2-3 ngày.
Điều này có ý nghĩa lớn khi canh tác trên đất cát biển, càng về sau (khoảng tháng
5-6 dương lịch) nhiệt độ và nắng gay gắt làm ngô thường bị chín ép ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng, do đó sử dụng phân bón giúp rút ngắn thời gian sinh
trưởng sẽ tránh được điều kiện bất lợi trên.
90
Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ chỉ tiêu sinh trƣởng của cây ngô
Công thức
Địa điểm xã Nghi Thái Địa điểm xã Nghi Phong
Tổng TGST
(ngày)
CCC
(cm)
Số lá
(lá)
Tổng
TGST
(ngày)
CCC
(cm)
Số lá
(lá)
CT 1 117 163,28
14,73
117 165,17 14,87
CT 2 116 168,80
14,87
115 174,83 15,36
CT 3 112 176,21
15,50
113 179,68 15,63
CT 4 112 177,74
15,97
113 177,94 15,70
CT 5 115 165,04
15,20
117 166,89 15,06
CV% - 4,7 0,24 - 3,05 2,5
LSD0.05 - 3,01 0,9
- 4,8 0,72
Ghi chú: CT1 (không bón phân hữu cơ), CT2 (bón phân chuồng truyền thống), CT3 (phụ phẩm ủ chế phẩm Vi sinh
Compost Marker), CT4 (phân bò sữa ủ chế phẩm Vi sinh Compost Marker), CT5 (phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh)
Chiều cao cây của giống ngô CP999 hoàn thiện tăng trưởng vào khoảng 70
ngày sau trồng. Ở hai địa điểm nghiên cứu, chiều cao cây không thay đổi đáng kể
dao động từ 163,28 cm – 177,74 cm (xã Nghi Thái), 165,17-179,68 cm (xã Nghi
Phong). Công thức đạt chiều cao cây cao nhất ở xã Nghi Thái là CT4 (177,4 cm),
xã Nghi Phong là CT3 (179,68 cm) và công thức có chiều cao cây thấp nhất là
CT1 (163,28 - 165,17cm). Tuy nhiên khi so sánh thống kê cho thấy CT3 và CT4
không có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng hai công thức này lại có sai
khác ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại trên hai địa điểm nghiên cứu.
Kết quả tính toán số lá vào giai đoạn 70 ngày sau trồng đạt mức tối đa dao
động từ 14-16 lá/cây. Công thức có số lá lớn nhất là CT4 (15,97 và 15,70 lá/cây)
ở hai địa điểm nghiên cứu, tuy nhiên số lá/cây của CT4 không có sai khác với
CT3, CT5 nhưng có sai khác với CT1 (14,73 và 14,87 lá/cây). Qua kết quả cho
thấy số lá giống ngô lai CP999 qua từng giai đoạn tương đối đồng đều. Khi thay
đổi chế độ bón phân không ảnh hưởng đến động thái ra ra lá của giống ngô thí
nghiệm (p<0,05) vào giai đoạn 70 ngày sau trồng.
Như vậy, kết quả so sánh 5 công thức thí nghiệm ở hai địa điểm nghiên cứu
cho thấy tổng TGST, chiều cao và số cây ngô ở các công thức là khác nhau. Bón
phân hữu cơ đầy đủ giúp cây hoàn thành sớm thời gian sinh trưởng và phát triển.
Cây ngô CP999 ngừng tăng trưởng chiều cao và đạt số lá tối đa vào 70 ngày sau
trồng. Sự chênh lệc chiều cao và số lá của giống ngô CP999 giữa các công thức
đều có ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ. Các công thức được bón phân hữu
91
cơ cho chiều cao cây và số lá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức
không bón phân hữu cơ. Công thức đạt chiều cao cây lớn nhất và số lá nhiều nhất
là công thức 3 (bón phân phế phụ phẩm + chế phẩm vi sinh Composst Marker)
và CT4 (bón phân bò công nghiệp + men ủ vi sinh Composst Marker). Điều này
chứng tỏ khi được bón đầy đủ phân hữu cơ sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn về
chiều cao và số lá.
4.3.1.2. Ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng
suất của ngô
Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của cây nhằm chọn ra các nguồn
phân bón hữu cơ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển, tạo năng suất thực sự
tương xứng với tiềm năng của giống thí nghiệm, từ đó tạo cơ sở khoa học cho
biện pháp tăng năng suất ngô áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Kết quả thu được ở
bảng sau:
Bảng 4.16. Ảnh hƣởng các loại phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng
suất của ngô
Công
thức
Số
hàng/bắp
Số
hạt/hàng
Khối lƣợng
1000 hạt (g)
Chiều dài bắp
(cm)
Đƣờng kính
bắp (cm)
Thí nghiệm xã Nghi Thái
CT1 13,53 30,43
328,34
17,85
4,19
CT2 13,67 32,40
350,51
19,27
4,18
CT3 13,73 34,00
370,71
19,76
4,31
CT4 13,73 33,90
371,75
19,87
4,25
CT5 13,67 32,60
330,89
18,39
4,26
CV (%) 0,9 2,4 4,5 1,6 2,0
LSD0,05 0,23 1,48 13,18 0,56 0,56
Thí nghiệm xã Nghi Phong
CT1 13,06
31,65
324,76
18,52
4,06
CT2 13,26
34,36
356,30
19,64
4,15
CT3 13,46
34,45
369,98
19,86
4,17
CT4 13,66
34,16
370,06
19,85
4,12
CT5 13,20
33,83
339,84
18,88
4,09
CV(%) 0,44 0,14 9,7 0,44 0,38
LSD0,05 0,27 1,20 5,4 1,2 0,50
Ghi chú: CT1 (không bón phân hữu cơ), CT2 (bón phân chuồng truyền thống), CT3 (phụ phẩm ủ chế phẩm Vi sinh
Compost Marker), CT4 (phân bò sữa ủ chế phẩm Vi sinh Compost Marker), CT5 (phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh)
92
Kết quả theo dõi có thể thấy giống ngô CP999 có số hàng/bắp là chẵn 12
hoặc 14 hàng. Số hàng trung bình dao động từ 13,53 đến 13,75 hàng (xã Nghi
Thái) và 13,06 đến 13,66 hàng (ở xã Nghi Phong) và có sự khai thống kê ở mức
ý nghĩa α = 0,05 giữa CT3, CT4 với CT1 điều này chứng tỏ việc sử dụng phân
hữu cơ ủ với chế phẩm Compost Marker có ảnh hưởng đến số hàng trên bắp,
trong đó CT3 và CT4 có số hàng/bắp lớn nhất (cả hai địa điểm thí nghiệm), các
công thức che phủ có số hàng/hạt cao hơn công thức đối chứng (CT1).
Số hạt trên hàng phụ thuộc vào nhiều vào kỹ thuật thâm canh và còn bị tác
động bởi các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, mật độ, điều kiện chăm sóc, thời
tiết, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây
ngô. Khi cây ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện không thuận lợi có
thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn
chế số hạt phát triển, những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa
gây ra hiên tượng ngô đuôi chuột, làm giảm số hạt/hàng, ứng suất môi trường
trong thời gian phun râu dẫn đến sự thụ phấn và đậu hạt kém. Số hạt một hàng
còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn – phun râu càng ngắn thì càng có
lợi cho tung phấn và hình thành hạt (Nguyễn Thị Bích Thủy & Phan Thị Thu
Hiền, 2016).
Kết quả nghiên cứu ở địa điểm xã Nghi Thái cho thấy số hạt/hàng ở các
công thức thí nghiệm dao động từ 30,43–34,00 hạt/hàng trong đó CT3 đạt cao
nhất 34,00 hạt/hàng, tiếp đó là CT4 có số hạt/hàng là 39,90 và cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với CT1 (không sử dụng phân bón hữu cơ); các công thức CT2 và
CT5 cũng có số hạt/hàng lớn hơn công thức đối chứng (CT1). Ở địa điểm xã
Nghi Phong, số hạt/hàng dao động từ 31,65-34,45 hạt. Tương tự, các CT2, CT3,
CT4, CT5 cho số hạt/hàng cao hơn CT1 và cho sai khác có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) ngoại trừ CT5.
Khối lượng 1000 hạt liên quan nhiều đến tiềm năng năng suất và do đặc
tính di truyền của giống quy định. Khối lượng 1000 hạt đạt từ 328,34 – 371,75 g
(địa điểm Nghi Thái), và 324,76 – 370,06 g (địa điểm xã Nghi Phong) trong đó
công thức 4 đạt giá trị cao nhất nhưng không có sai khác thống kê so với CT3,
nhưng có sai khác (p<0,05) với tất cả các công thức còn lại. CT1 có khối lượng
thấp nhất (328,34 và 324,76 g). Giữa hai địa điểm nghiên cứu cũng không có
chênh lệch nhiều về chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt.
93
Chiều dài bắp biến động từ 17,85-19,76 cm (xã Nghi Thái) và 18,52-
19,95cm (xã Nghi Phong). Trong đó ở CT4 chiều dài bắp cao nhất, tiếp theo là
công thức 3, tuy nhiên CT3 và CT4 không sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05).
CT2 cũng cho chiều dài bắp từ 19,27 và 19,64 cm (ở hai địa điểm nghiên cứu) và
không có sai khác với CT3 và CT4 nhưng có sai khác với CT1 và CT5.
Đường kính bắp của ngô CP999 dao động từ 4,06-4,31cm, tuy nhiên đường
kính bắp lại không cho sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí
nghiệm kể cả hai địa điểm nghiên cứu.
Như vậy bón phân hữu cơ trong canh tác ngô có tác dụng làm tăng chiều
dài bắp, số hạt/hàng và khối lượng hạt, trên cơ sở đó làm tăng năng suất ngô.
4.3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến năng suất của giống
ngô thí nghiệm
Theo Berzeni & Gyorff (1996), thì phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng
suất ngô còn các yếu tố khác như mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng có ảnh
hưởng ít hơn (dẫn theo Trần Trung Kiên, 2018). Theo Tất Anh Thư & cs (2019),
nghiên cứu so sánh kết hợp loại phân hữu cơ và biochar cho thấy năng suất ngô
tăng từ 3 – 5 tấn/ha cao hơn so với đối chứng không bón phân hữu cơ. Điều đó
cho thấy năng suất ngô ảnh hưởng vào loại phân bón hữu cơ. Qua theo d i năng
suất của giống ngô CP999 thu được kết quả như sau:
Bảng 4.17. Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ đến năng suất của cây ngô
Công
thức
Thí nghiệm xã Nghi Thái Thí nghiệm xã Nghi Phong
Năng suất
sinh khối
(tấn/ha)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
NSTT tăng
so với đối
chứng (%)
Năng suất
sinh khối