Luận án Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam

MỤC LỤC . i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC BẢNG. v

DANH MỤC HÌNH . vi

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN. 3

1.1. Tình hình nghiên cứu về bộ bọ cạp trên thế giới . 3

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài của bộ bọ cạp trên thế giới. 3

1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của

bộ bọ cạp trên thế giới. 5

1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến phân bố và nơi sống của bộ bọ cạp

trên trế giới. 9

1.1.4. Tình hình nghiên cứu về vai trò của bộ bọ cạp đối với đời sống con

người trên thế giới. 14

1.1.5. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng của bộ bọ cạp trên thế giới . 19

1.2. Tình hình nghiên cứu về bộ bọ cạp tại Việt Nam . 21

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần loài của bộ bọ cạp tại Việt Nam. 21

1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của

bộ bọ cạp tại Việt Nam. 24

1.2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bố của bộ bọ cạp tại Việt Nam . 25

1.2.4. Tình hình nghiên cứu về vai trò của bộ bọ cạp đối với đời sống con

người tại Việt Nam. 25

1.2.5. Tình hình nghiên cứu về hiện trạng của bộ bọ cạp tại Việt Nam. 27

1.2.6. Tình hình nghiên cứu về bộ bọ cạp ở khu vực Bắc Trung Bộ . 28

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và hiện trạng của bộ bọ cạp (scorpiones) ở khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ là các hạt nằm không đối xứng; 59 các hạt phân bố ở mặt ngoài và mặt trong của các hàng răng phụ. Gờ ở phần bụng sau và chân xúc giác nổi bật hơn so với các loài khác. Phổi sách nhỏ, hình nửa ô van đến tròn. Có các vuốt ở mặt trước và sau bên của đốt bàn chân bò I- IV, không có vuốt đốt ống ở tất cả các đôi chân bò. Mẫu vật: Holotype: mẫu con đực, thu thập tại động Thiên Đường (17°31’10,3” N và 106°13’22,9” E), thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cách cửa vào khoảng 5000m. Thời gian thu mẫu: 6/4/2015, người thu mẫu: Phạm Đình Sắc. Mẫu vật lưu giữ tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris, Pháp. Paratypes: 2 mẫu con cái, thu thập động Thiên Đường (17°31’10,3” N và 106°13’22,9” E), thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cách cửa vào khoảng 5000m. Thời gian thu mẫu: 6/4/2015, người thu mẫu: Phạm Đình Sắc. 1 mẫu lưu giữ tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris, Pháp, 1 mẫu lưu giữ tại Khoa Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Danh pháp: Tên loài Vietbocap quinquemilia được đặt theo danh từ Latin, liên quan đến khoảng cách từ cửa động đến vị trí bắt gặp 5000m, trong tiếng Latin là qinquemilia. Mô tả: holotype (mẫu con đực) Màu sắc: Các cá thể thuộc loài này có màu vàng rất nhạt, gần như màu trắng, màu sắc nhạt hơn các loài trong cùng giống. Các răng trên chân kìm, kim nọc và các hạt trên chân kìm màu nâu đỏ (hình 16). Loài Vietbocap quinquemilia có các đặc điểm hình thái tương tự loài Vietbocap aurantiacus nhưng khác ở một số điểm: Chân kìm có nhiều vuốt, với 4 vuốt trên đốt II và 7 vuốt trên đốt III. Trên đốt chuyển chân xúc giác có 6 gai nhọn. Đốt telson của chân xúc giác có rất nhiều lông cứng, phần gốc của đốt telson có mấu màu đỏ thẫm. Đặc điểm chi tiết của loài Vietbocap quinquemilia như sau: 60 Hình 16. Loài Vietbocap quinquemilia A: mặt lưng, B: mặt bụng Phần đầu ngực: Mặt lưng của giáp đầu ngực có hình thang cân. Giữa giáp có 1 rãnh dọc chia giáp thành 2 phần đều nhau. Các hạt nhỏ trên bề mặt giáp có kích thước khác nhau, chúng phân bố đối xứng nhau qua trục dọc cơ thể. Bọ cạp không có mắt (hình 16 –A). Mặt bụng của phần đầu ngực được phủ kín bằng các đốt 1 của các đôi phần phụ và tấm giáp ngực. Bề mặt bụng nhẵn, không có cấu trúc hạt, chỉ phân bố một số lông tơ (hình 16-B). Tấm giáp ngực: giáp ngực bọ cạp có hình tam giác cân, phía đáy có 1 lõm nhỏ ăn sâu vào trong lớp vỏ kitin của mặt bụng. Trên bề mặt giáp ngực có phân bố 4 lông dài. Phần bụng trước: Mặt lưng của phần bụng trước có bề mặt nhẵn, sáng, bề mặt các đốt II đến đốt VI nhẵn, không có các hạt, mỗi đốt mặt lưng có 2 dải chạy ngang. Từ đốt VII không có các hạt nhưng có một cặp gờ nổi mờ chạy dọc giữa lưng và mặt bên lưng tới mép phía sau của đốt (hình 16-A). Các đốt nhẵn và có rải rác một vài lông cứng lớn, mép phía ngoài có hàng lông cứng lớn, nằm thưa thớt. Mặt bụng của phần bụng trước bọ cạp nhẵn, không có gờ hay các hạt nhỏ. Mỗi đốt mặt bụng có 2 dải màu chạy ngang: dải màu nhạt phía trên, dải màu đậm phía dưới. Các lỗ thở của bọ cạp có hình nửa ô van hoặc tròn. Chúng nằm lệch so với trục dọc cơ thể. Trên đốt mặt bụng có một số cụm lông tơ. Ở mỗi đốt cụm 61 lông tơ sắp xếp thành 3 dãy, bao gồm 1 dãy chạy giữa và 2 dãy chạy ở 2 bên mép. Chùm lông có từ 4-9 lông (hình 16-B). Phần bụng sau: Khác với phần bụng trước, các đốt đuôi của phần bụng sau không có các hạt nhỏ trên bề mặt. Bề mặt bụng sau nhẵn, có lông tơ trải đều. Trên các đốt đuôi có nhiều gờ răng cưa, số lượng các gờ răng cưa ở các đốt của đuôi bọ cạp không giống nhau. Bề mặt có vài lông cứng lớn, ngắn. Có 10 gờ nổi trên đốt I-III, 8 gờ nổi trên đốt IV; 4 gờ nổi trên đốt V (hình 16). Các gờ có thể mờ hoặc nổi rõ ở đốt I-V. Không có các hạt gai, nhưng có các gờ Đốt telson dài, có nhiều lông dài, mọc thành cụm. Phía cuối của đốt telson là chiếc kim độc màu nâu đỏ, dài, sắc và nhọn. Kim độc còn có thêm 1 chiếc gai phụ nhỏ và ngắn, hình tam giác nằm ở gần gốc của kim độc kim độc ở con cái mảnh hơn. Kim độc ngắn hơn bầu chứa độc và ít cong. Bề mặt của bầu chứa độc nhẵn, không có mấu lồi ở mặt bụng. Dạng tuyến độc chưa rõ ràng, (hình 17- C,D). Hình 17. Chân kìm và chân xúc giác của loài Vietbocap quinquemilia (A: mặt lưng chân kìm. B: Đốt bàn chân xúc giác. C–D. Đốt V và đốt telson của phần bụng sau (C- ♂ holotype; D – ♀ paratype) Chân kìm: Chân kìm mập, chắc và khỏe (hình 17-A). Đốt II (đốt bàn) chân kìm lớn nhất, có vuốt ở phía đầu, mặt lưng có màu nâu, càng gần ngọn màu càng nhạt. Gờ lưng có 4 răng, mặt lưng của đốt có một số chấm màu nâu phân bố rất đều. Trên đốt có một số một số lông dài. Mặt bụng đốt II có màu vàng 62 nhạt, có nhiều lông tơ. Đốt III (đốt ngón) của chân kìm có vuốt dài và mập, trên vuốt có 2 gai mập; mặt bên đốt III có 2 dãy răng nhỏ, cũng có các lông tơ, xếp thành một dãy dài ở cạnh trong của đốt, gờ mặt bụng có 3 hoặc 4 răng, nhưng rất kém phát triển. Mặt bụng của cả đốt II và đốt III có các lông cứng, to khỏe. Hình 18. Hệ thống lông cảm giác của loài Vietbocap quinquemilia (♂ holotype: A - mặt lưng phía ngoài của càng; B–C: mặt lưng đốt ống và đốt đùi) Đôi chân xúc giác: Đốt chuyển chân xúc giác cong, mặt trong có hệ thống hạt tạo thành đường gờ nổi. Các đốt IV-V của chân xúc giác có các chấm nhỏ chạy thành các hàng dọc và có một số lông cứng. Đốt gốc chân xúc giác có nhiều lông cứng. Ở đốt I, phần tham gia hình thành nên khoang miệng của bọ cạp, có một lớp lông tơ. Ở đốt II có nhiều lông dài ngắn khác nhau mọc thưa thớt. Đốt III có 4 dãy răng cưa nhọn ở 4 cạnh của đốt. Đốt V nhẵn, dài, phần gốc tương đối hẹp, chiều dài đốt này lớn hơn chiều dài giáp đầu ngực, trên đốt có 6 dãy răng mờ, dãy ngoài cùng có 8-10 răng mờ, dãy trong cùng các răng sắp xếp 63 không thẳng hàng. Phần gốc của đốt 5 luôn có màu vàng nhạt, phần ngọn sẫm màu hơn (hình 17B, 18A). Các đôi chân bò: Trên các đốt của các đôi chân bò đều có các lông dài và lông tơ mềm và mỏng, tuy nhiên số lượng của chúng không giống nhau trên các đốt. Càng về các đốt cuối số lượng các lông này càng tăng. Ở đốt 3 và 4 có một số hạt lấm tấm màu nâu nhạt, một số trong chúng hình thành nên một gờ răng. Đốt 6 có số lượng lông nhiều hơn đốt 5, một số trong chúng hình thành nên 2 dãy lông dài chạy dọc các đốt. Phần cuối của đốt 7 của bọ cạp có 2 chiếc vuốt dài, cong, nhọn, màu nâu đỏ. Đôi nắp sinh dục: Hai nắp sinh dục của bọ cạp có hình bầu dục. Các nắp sinh dục che kín 2 lỗ sinh dục của bọ cạp (hình 16 B). Đôi tấm lược: đôi tấm lược được gắn trên 2 cạnh bên của tấm cơ sở. Tấm này có như hình chiếc lược. Trên đáy lớn ở giữa tấm cơ sở có một hõm nhỏ ăn sâu vào. Mỗi tấm lược được tạo bởi 4 dãy khác nhau (hình 16 B), không có tua. Số răng lược là 8-8 ở con đực và 7-7 ở con cái. Kích thước của holotype và paratype: Tổng chiều dài là 25,4/20,2 mm; Phần đầu ngực: chiều dài 3,2/2,5 mm; chiều rộng mép phía trước: 2,0/1,8mm; chiều rộng mép sau 3,3/2,7 mm. Chiều dài phần bụng trước: 7,4/6,1 mm. Phần bụng sau: đốt I dài 1,2/1mm, rộng 1,6/1,2 mm; đốt bụng II, dài 1,4/1,2 mm, rộng 1,4/1mm; đốt bụng III, dài 1,6/1,3 mm, rộng 1,3/0,9 mm; đốt bụng IV, dài 2,1/1,6mm, rộng 1,2/0,8 mm; đốt bụng V, dài 4,2/3,2mm, rộng 1,2/0,8 mm, sâu 1,1/0,8 mm; Đốt telson: chiều dài 4,3/3,3mm, chiều rộng kim độc là 1,4/1,1 mm, sâu 1,2/0,9 mm; Chân xúc giác; chiều dài đốt đùi 4,1/2,9 mm, rộng 1,1/0,9mm; đốt đầu gối, dài 4,0/3,1mm, rộng 1,1/0,9mm; chiều dài càng 7,5/5,7 mm, rộng 1,2/1 mm, chiều sâu 1,1/0,9 mm; chiều dài đốt ngón 4,4/3,4mm; holotype: tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 7,5/4,4 bằng 1,70. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,4/1,2 = 1,17; paratype: tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 5,7/3,4 bằng 1,68. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,1/1,0 = 1,10. 64 3.1.3.3. Loài Vietbocap thienduongensis Lourenco & Pham, 2012 Loài Vietbocap thienduongensis, các mẫu vật thu thập và mô tả trước đây của các tác giả Lourenco và Phạm Đình Sắc (2012) đều là mẫu con đực [58]. Qua trình điều tra, nghiên cứu sau này chúng tôi đã bổ sung các mẫu con cái và các mô tả liên quan đến mẫu vật này. Qua đó chúng tôi thực hiện phân tích và bổ sung những hiểu biết mới về loài Vietbocap thienduongensis trên cơ sở nghiên cứu và có sự so sánh với mẫu holotype đã mô tả trước đây (hình 19). Đặc trưng nhận dạng loài (Diagnosis): Bọ cạp hầu hết có màu vàng, đốt telson và các đốt bụng sau ở con đực nhạt hơn con cái. Phần răng của chân kìm, kim độc và hàng hạt trên đốt ngón chân xúc giác có màu đỏ đậm. Mép phía trước giáp đầu ngực lõm, lõm nhiều hơn ở con đực; giáp ngực nhẵn, có vài hạt tách biệt. Không có mắt giữa và mắt bên. Đường quanh mắt nằm hoàn toàn ở mặt sau của mắt giữa và có dạng hình chữ U. Vùng quanh mắt giữa nhẵn, không lõm. Không có gờ ở vùng giữa phía trước từ vùng giới hạn bởi đường quanh mắt. Hệ thống lông cảm giác loại D, mỗi chân xúc giác có 35 lông cảm giác: 12 lông trên đốt đùi (5 mặt lưng, 4 mặt trong, 3 mặt ngoài, trong đó d1, d4, d5 và i4 cực kỳ kém phát triển); 10 lông trên đốt ống với 3 lông nằm trên mặt lưng, 3 mặt trong và 6 mặt ngoài, trong đó est cực kỳ kém phát triển; mặt bụng không có lông cảm giác; 13 lông trên phần càng, trong đó 5 lông trên phần càng và 8 lông trên ngón bất động, ib2 cực kỳ kém phát triển; các lông trên mặt lưng đốt đùi xếp theo dạng chữ β. Tấm bụng loại I, dạng hình ngũ giác. Kéo dài theo hướng chiều ngang, mặt bụng bằng phẳng, có 1 vùng lõm, vùng lõm mặt giữa phía sau xung quanh đốt bụng V có vùng hình tam giác màu trắng phồng lên ở phía sau. Nắp sinh dục phân chia theo chiều dọc; răng lược sinh dục là 7-7 hoặc 7-8. Mỗi đốt cổ chân có một vài lông cứng dạng hạt, xếp thành một dãy. Đốt bụng sau V có 1 cặp gờ nổi bật giữa phía dưới mặt bụng. Đốt ngón và đốt bàn chân xúc giác cong nhiều; mỗi hàng răng bao gồm 7 hàng răng phụ là các hạt nằm không đối xứng; các hạt phân bố ở mặt ngoài và mặt trong của các hàng răng phụ. Gờ ở phần bụng sau và chân xúc giác nổi bật hơn so với các loài khác. Chân xúc giác ở con cái ngắn hơn con đực; gờ ở phần bụng sau con cái nhô cao hơn, rõ ràng hơn ở con đực. Phổi sách nhỏ, hình nửa ô van hoặc tròn. Có các vuốt ở mặt trước và 65 sau bên của đốt bàn chân bò I-IV, không có vuốt đốt đốt ống ở tất cả các đôi chân bò. Đốt telson dài và ít phồng lên ở con cái, bầu chứa độc nhẵn, chiều dài ngắn hơn chiều dài kim độc, ít cong, không có mấu lồi ở mặt bụng. Dạng tuyến độc cực kỳ đơn giản, với sự biến mất hoàn toàn nếp gấp. Hình 19. Mặt lưng và mặt bụng loài Vietbocap thienduongensis (Mẫu con cái: mặt lưng A - C; mặt bụng B – D; A - B holotype; C - D paratype) Mẫu vật: Holotype: 2 mẫu con cái, thu thập tại động Thiên Đường (17°31’10.3” N và 106°13’22,9” E), thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cách cửa vào khoảng 750m. Thời gian thu mẫu 18/5/2016 (Đỗ Thị Duyên, Trần Thị Hằng; Nguyễn Thành Nam). Mẫu được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris, Pháp. Mô tả: Màu sắc: Thường có màu vàng, răng lược trên chân kìm, đuôi của đốt telson và dãy hạt trên chân xúc giác có màu đỏ sẫm (hình 19). 66 Hình 20. Loài Vietbocap thienduongensis (Holotype - mẫu con cái: A – Tuyến độc đơn giản; B – Tấm bụng, nắp sinh dục và lược sinh dục; C - đốt bụng sau V và mặt bên telson; D - Mặt lưng chân kìm; mặt cắt đốt ngón, chân xúc giác; F - mặt lưng đốt đùi và hệ thống lông cảm giác) Giáp đầu ngực: mép phía trước chỉ có duy nhất 1 mặt lõm; không có mắt; ống mắt giữa đặc trưng bởi vùng nhẵn không lõm; không có mắt giữa; rãnh giữa 2 mắt teo đi. Một cặp đường nối mờ quanh mắt với một hình chữ U rộng, nằm sau ống mắt giữa. Rãnh giữa phía trước và phía sau nông; rãnh bên phía sau nông, cong ít; rãnh phía rìa sau hẹp, nông. Tấm giáp ngực hầu hết trơn nhẵn, trừ một vài hạt riêng biệt nằm ở phía trước. Phần bụng trước: Các đốt bụng trước trơn, nhẵn; mặt lưng đốt II–VI trơn nhẵn, một phần tách hẳn các hạt nhỏ; đốt VII có vài hạt và mặt lưng có 1 cặp lông cứng ở mặt giữa và mặt bên, kéo tới cạnh phía sau của đốt. Tấm bụng trơn nhẵn, có gờ; bề mặt có các lông cứng rải rác; mặt phía xa có các hàng lông cứng lớn, các lỗ thở nhỏ để hô hấp, lỗ thở có hình nửa ô van. Phần bụng sau: có vài lông cứng lớn, ngắn. Có 10 gờ ở đốt I đến đốt III; 8 gờ trên đốt IV; 4 gờ trên đốt V. Ở đốt I-IV các gờ ở mặt lưng và mặt bên phát 67 triển, không có gờ ở đốt V, không có các hạt gai. Các gờ khác kém phát triển ở ở đốt I-V. Đốt telson dài và tròn; bề mặt túi độc trơn nhẵn ở tất cả các mặt; kim độc ngắn hơn túi độc và cong ít, không có mấu lồi ở mặt bụng của túi độc (hình 20C). Chân kìm (hình 20 D): cạnh lưng của đốt bàn có 4 răng (ở gốc, giữa, mép gần ngoài và mép ngoài); phần mép mặt bụng có 3 hoặc 4 răng; đốt ngón có 3 răng cưa (ở giữa, ở gần mép ngoài và ngoài cùng phía xa ở trên mặt lưng, không có răng cơ bản; mặt bụng có 4 hoặc 5 răng tiêu giảm và một bờ răng cưa rất yếu; răng lược phía xa bên ngoài nhỏ hơn răng phía trong; mặt bụng của ngón và đốt ngón có rất nhiều lông cứng lớn. Chân xúc giác: Đốt đùi có chia 5 gờ rõ ràng; bề mặt phía trong gờ trơn nhẵn. Đốt đầu gối (patella) với 6 gờ, gờ ở mặt bụng phía trong với các hạt; bề mặt phía trong gờ trơn nhẵn. Phần càng của chân xúc giác. càng có gờ ở mặt lưng phía ngoài và mặt bụng rõ ràng; lớp màng phía ngoài trơn nhẵn. Đốt bàn và đốt ngón cong nhiều; phía mép ngoài có răng, mỗi hàng răng bao gồm 7 hàng hạt nhỏ xếp chéo; mỗi hàng răng nhỏ bao gồm các hạt nhỏ thông thường và các hạt nhỏ phụ trợ ở cả mặt ngoài và mặt trong. Lông cảm giác theo kiểu D, lông d2 nằm trên mặt lưng, d3 và d4 nằm trên một trục ở đốt đùi, song song và gần gờ phía ngoài mặt lưng hơn, góc tạo bởi d1, d2 và d4 hường vào mặt phía trong; tổng số lông cảm giác ở đốt đùi (femur) là 12 (5 ở mặt lưng, 4 ở phía trong, 3 ở phía ngoài); số lông cảm giác ở đốt đầu gối (patella) có 10 (3 ở mặt lưng, 1 ở phía trong, 6 ở phía ngoài); số lông cảm giác ở càng (chela) là 13 (5 trên đốt bàn, 8 ở đốt ngón). Các đôi chân bò: Chân số I đến chân số IV: đốt bàn chân (tibiae) không có vuốt; đốt gốc bàn (basitarsi) có 1 cặp vuốt ở phía trước và phía sau; phía cuối mỗi đốt bàn với lông cứng nhỏ, không sắp xếp theo hàng. Nắp sinh dục hình ngũ giác, kiểu 1, hướng nhiều theo chiều ngang, chiều dài dài hơn chiều rộng, mặt bên ngoài không bằng phẳng, với một vùng lõm, bao quanh rãnh giữa phía sau. Mỗi lược sinh dục có 3 - 4 lá mỏng riêng biệt và 7 - 8 lá mỏng trung bình được phân chia rõ ràng ở con đực. Không có tua (fulcra) 68 hoặc chỉ còn dấu vết còn lại. Số lượng răng lược là 8-8 ở con đực; 7-7 hoặc 7-8 ở con cái (hình 20B). Nắp sinh dục hoàn toàn phân chia theo chiều dọc. Kích thước các phần trên cơ thể dựa trên mẫu holotype và mẫu con cái của loài Vietbocap thienduongensis: Tổng chiều dài là 27,3/23,9mm; Phần đầu ngực: chiều dài 3,6/3,0mm; chiều rộng mép phía trước: 2,2/2,0mm; chiều rộng mép sau 3,2/3,2 mm. Chiều dài phần bụng trước: 6,7/5,5 mm. Phần bụng sau: đốt I dài 1,4/1,2 mm, rộng 1,6/1,5 mm; đốt bụng II, dài 1,76/1,4 mm, rộng 1,4/1,2mm; đốt bụng III, dài 2,0/1,73 mm, rộng 1,4/1,1 mm; đốt bụng IV, dài 2,3/2,2mm, rộng 1,3/1,1 mm; đốt bụng V, dài 4,8/4,3mm, rộng 1,3/1,1 mm, sâu 1,2/1,1 mm; Đốt telson: tổng chiều dài 4,8/4,6mm; chiều rộng kim độc là 1,6/1,4 mm, sâu 1,4/1,2 mm; Chân xúc giác: chiều dài đốt đùi 4,5/4,0 mm, rộng 0,9/1,0mm; đốt đầu gối, dài 4,3/3,8mm, rộng 1,2/1,2mm; chiều dài càng 8,3/7,5 mm, rộng 1,3/1,2 mm, chiều sâu 1,2/1,2 mm; chiều dài đốt ngón 4,6/4,4mm; holotype tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 8,3/4,6 bằng 1,8. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,6/1,2 = 1,3; mẫu con cái: tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 7,5/4,4 bằng 1,7. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,2/1,2 = 1,0. 3.1.3.4. Loài Vietbocap canhi Lourenco & Pham, 2010 Đặc trưng nhận dạng loài (Diagnosis): Đốt ngón chân kìm có 3 răng ở mặt lưng, các răng phía ngoài nhỏ hơn răng phía trong. Mặt phía trước của giáp ngực lõm. Không có mắt giữa và mắt bên. Đường quanh mắt nằm hoàn toàn ở mặt sau của mắt giữa và có dạng hình chữ U. Vùng quanh mắt giữa nhẵn, không lõm. Không có gờ ở vùng giữa phía trước từ vùng giới hạn bởi đường quanh mắt. Hệ thống lông cảm giác loại D, mỗi chân xúc giác có 35 lông cảm giác: 12 lông trên đốt đùi (5 lông trên mặt lưng, 4 ở mặt trong, 3 ở mặt ngoài, trong đó d1, d4, d5 và i4 cực kỳ kém phát triển); 10 lông trên đốt ống với 3 lông nằm trên mặt lưng, 3 ở mặt trong và 6 ở mặt ngoài, trong đó est nằm ở mặt cắt của đốt ngón; mặt bụng không có lông cảm giác; 13 lông trên phần càng, trong đó 5 lông trên càng và 8 lông trên ngón bất động, ib2 cực kỳ kém phát triển; các lông trên mặt lưng đốt đùi xếp theo dạng chữ β. Tấm bụng loại I, dạng hình ngũ giác. Kéo 69 dài theo chiều ngang, mặt bụng không bằng phẳng, có 1 vùng lõm tương đối rõ ràng, vùng lõm mặt giữa phía sau xung quanh đốt bụng V có vùng hình tam giác màu trắng phồng lên ở phía sau. Mỗi đốt cổ chân có một vài lông cứng xếp thành một dãy. Đốt bụng sau V có 1 cặp gờ mờ giữa phía dưới mặt bụng. Đốt ngón và đốt bàn chân xúc giác cong nhiều; mỗi hàng răng bao gồm 8 hàng răng phụ là các hạt nằm chéo nhau; các hạt phân bố ở mặt ngoài và mặt trong của các hàng răng phụ. Phổi sách nhỏ, hình nửa ô van. Có các vuốt ở mặt trước và sau bên của đốt bàn chân bò I-IV, không có vuốt đốt ống ở tất cả các đôi chân bò. Mẫu vật: mẫu con cái, thu thập tại động Tiên Sơn (106°16'E – 17°32'N), thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cách cửa vào khoảng 250m. Thời gian thu mẫu 3/3/2017 (Trần Thị Hằng, Phạm Đình Sắc) lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mô tả: mẫu bọ cạp cái Màu sắc: Thường có màu vàng nhạt, răng trên chân kìm, kim độc trên đốt telson và các hàng hạt trên ngón chân xúc giác có màu đỏ vàng đến đỏ sậm (hình 21). Hình 21. Mặt lưng và mặt bụng loài Vietbocap canhi (mẫu con cái, A – mặt lưng; B – mặt bụng) A B 70 Hình 22. Mẫu bọ cạp cái loài Vietbocap canhi (A – giáp ngực; B - Tấm bụng, nắp sinh dục và lược sinh dục; C- chân kìm; D – đốt ngón chân xúc giác; E – đốt telson) Giáp đầu ngực: mép phía trước chỉ có duy nhất 1 mặt lõm; không có mắt giữa và mặt bên; ống mắt giữa đặc trưng bởi vùng nhẵn không lõm; rãnh giữa 2 mắt teo đi. Một cặp đường nối yếu quanh mắt với một hình chữ U rộng cũng nằm sau ống mắt giữa. Rãnh giữa phía trước và phía sau nông; rãnh bên phía sau nông, cong ít; rãnh phía rìa sau hẹp, nông. Tấm giáp ngực hầu hết trơn nhẵn, trừ một vài hạt riêng biệt ở phía trước (hình 22A). Phần bụng trước: Các đốt bụng trước trơn, nhẵn; đốt lưng II–VI trơn nhẵn, một phần tách hẳn các hạt nhỏ; đốt VII có vài hạt và mặt lưng có 1 cặp lông cứng ở mặt giữa và mặt bên, kéo tới cạnh phía sau của đốt. Tấm bụng hầu hết là hoàn toàn trơn nhẵn, có gờ; bề mặt có các lông cứng rải rác; mặt phía xa có các hàng lông cứng lớn, các lỗ thở nhỏ, có hình nửa ô van. Phần bụng sau: bao phủ bởi những lông cứng lớn, ngắn. có 10 gờ ở đốt I - III; 8 gờ trên đốt IV; 4 gờ trên đốt V. Gờ ở mặt lưng và mặt bên phát triển bình thường ở đốt I-IV, không có ở đốt V, không có các hạt gai. Các gờ khác kém phát triển ở ở đốt I-V. Telson dài và mảnh; bề mặt túi độc trơn nhẵn ở tất cả các B C A D 71 mặt; kim độc ngắn hơn túi độc và cong ít, không có mấu lồi ở mặt bụng của túi độc (hình 22 E). Dạng của tuyến độc chưa rõ ràng. Chân kìm (hình 22C): mép lưng của chân cố định có 4 răng; mép bụng có 4-5 răng đã tiêu giảm, rất kém phát triển; đốt ngón có 3 răng (medial, subdistal, external distal) ở trên mặt lưng, không có răng ở gốc; mặt bụng có 4-5 răng tiêu giảm; răng phía ngoài xa nhỏ hơn răng ở mặt trong phía ngoại biên; mặt bụng của ngón chân và càng có nhiều lông cứng lớn. Chân xúc giác: Đốt đùi có 5 gờ rất rõ ràng, tất cả mờ, chỉ còn lại dấu vết; bề mặt phía trong của gờ trơn nhẵn. Đốt đầu gối có 5–6 gờ rõ ràng; gờ ở mặt bụng phía trong với các hạt gai; bề mặt phía trong của gờ trơn nhẵn. Phần càng của chân xúc giác chỉ còn dấu vết của 1 gờ; trơn nhẵn, tròn. Đốt bàn và đốt ngón cong; phía mép ngoài có răng, mỗi hàng răng bao gồm 8 hàng hạt nhỏ xếp chéo; mỗi hàng răng nhỏ bao gồm các hạt nhỏ thông thường và các hạt nhỏ phụ trợ ở cả mặt ngoài và mặt trong. Lông cảm giác theo kiểu D, d2 nằm trên mặt lưng, d3 và d4 nằm trên một trục ở đốt đùi, song song và gần gờ phía ngoài mặt lưng hơn d, góc tạo bởi d1, d2 và d4 hướng vào mặt phía trong; tổng số lông cảm giác ở đốt đùi là 12 (5 ở mặt lưng, 4 ở phía trong, 3 ở phía ngoài); số lông cảm giác ở đốt đầu gối có 10 (3 ở mặt lưng, 1 ở phía trong, 6 ở phía ngoài); số lông cảm giác ở càng là 13 (5 trên càng, 8 ở đốt ngón, hình 22D). Các đôi chân bò: đốt bàn chân của chân I đến IV không có vuốt; đốt gốc bàn có 1 cặp vuốt ở phía trước và phía sau; phía cuối mỗi đốt bàn với lông cứng nhỏ, không sắp xếp theo rõ ràng thành các hàng. Nắp sinh dục hình ngũ giác, kiểu 1, nén mạnh theo chiều ngang, hơi dài hơn rộng, mặt bên ngoài không bằng phẳng, với một vùng lõm, bao quanh rãnh giữa phía sau. Mỗi lược sinh dục có 3 - 4 lá mỏng riêng biệt và 8 - 9 lá mỏng khác được phân chia rõ ràng ở con đực (7 ở con cái). Không có tua (Fulcra) hoặc chỉ còn dấu vết sót lại. Số lượng răng lược là 9-8 ở con cái, 7-7 ở con đực. Nắp sinh dục hoàn toàn phân chia theo chiều dọc (hình 22 B). Kích thước các phần trên cơ thể dựa trên mẫu holotype và mẫu con cái cụ thể như sau: Tổng chiều dài là 22,4/21,9mm; Phần đầu ngực: chiều dài 72 2,9/2,8mm; chiều rộng mép phía trước: 2,0/1,9mm; chiều rộng mép sau 3,2/3,0 mm. Chiều dài phần bụng trước: 5,5/6,0 mm. Phần bụng sau: đốt I dài 1,2/1,1 mm, rộng 1,3/1,1 mm; đốt bụng II, dài 1,4/1,2 mm, rộng 1,3/1,1mm; đốt bụng III, dài 1,5/1,3 mm, rộng 1,2/1,0 mm; đốt bụng IV, dài 2,1/1,9mm, rộng 1,1/0,9 mm; đốt bụng V, dài 3,9/3,3mm, rộng 1,1/1,0 mm, sâu 0,9/0,9 mm; Đốt telson: tổng chiều dài 3,9/3,7mm; chiều rộng kim độc là 1,3/1,1 mm, sâu 0,9/0,8 mm; Chân xúc giác: chiều dài đốt đùi 3,8/3,2 mm, rộng 0,9/0,7mm; đốt đầu gối, dài 3,6/3,4mm, rộng 1,1/1,0mm; chiều dài càng 7,1/5,8 mm, rộng 1,2/1,1 mm, chiều sâu 1,0/1,0 mm; chiều dài đốt ngón 4,2/4,1mm; Holotype: tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 7,1/4,2 bằng 1,69. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,4/1,2 = 1,15; mẫu con cái: tỷ lệ giữa chiều dài càng và đốt ngón là 7,1/4,1 bằng 1,73. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng tấm bụng là 1,3/1,1 = 1,18. 3.1.3.5. Loài Euscorpiops sejnai Kovarık, 2000 Đặc trưng nhận dạng loài: Màu sắc cơ thể thay đổi từ màu nâu vàng cho tới nâu đậm. Cơ thể và chân xúc giác khá mảnh, mặt trong của đốt đầu gối có 2 gai lồi nhỏ kích thước tương đương nhau; mặt trong của càng có các hạt gai rõ ràng. Hệ thống lông cảm giác loại C, tổng số 48 lông cảm giác trên chân xúc giác: Đốt đùi có 3 lông trên mặt lưng, mặt ngoài và mặt trong. Đốt đầu gối với 2 lông ở mặt lưng, 1 phía trong, 9 mặt bụng và 18 lông ở mặt ngoài ở cả hai giới. Càng có 4 lông ở mặt bụng, 2 mặt lưng (Dt, Db), 2 mặt trong (ib, it), 1Est, 5 Et, 1 Esb và 3 lông trong chuỗi Eb). Lông Eb3 ở khoảng cách xa so với Eb2. Tấm bụng loại 2. Mẫu vật: 1 mẫu con đực, thu thập tại tỉnh Thừa Thiên Huế, vườn quốc gia Bạch Mã (16°13’454” N – 107°51’284” E), 398 m, 16/6/2018 (Trần Thị Hằng), mẫu vật phát hiện dưới tảng đá nhỏ; 1 con đực, thu thập tại tỉnh Thừa Thiên Huế, vườn quốc gia Bạch Mã (16°13’446” N – 107°51’265” E), 391 m, 16/6/2018 (Trần Thị Hằng), mẫu vật thu thập gần khu vực lối vào hang (hang không có tên). Mẫu con đực được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sự tự nhiên Paris, mẫu con cái được lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 73 Bổ sung mô tả mới: Euscorpiops sejnai thể hiện những đặc điểm của giống Euscorpiops (Vachon, 1980; Lourenço, 1998). Tổng chiều dài cơ thể ở mức trung bình so với các loài khác cùng giống. Toàn bộ chiều dài của con đực trong nghiên cứu là 32,4 mm. Màu sắc cơ thể thay đổi từ màu nâu vàng cho tới nâu đậm. Cơ thể và chân xúc giác tương đối mảnh mai, mặt trong của đốt đầu gối có 2 gai lồi nhỏ kích thước tương đương nhau; mặt trong của càng có các hạt gai rõ ràng. Hệ thống lông cảm giác với 3 lông ở đốt đùi: mặt lưng, mặt ngoài và mặt trong. Đốt đầu gối với 2 lông ở mặt lưng, 1 phía trong, 9 mặt bụng và 18 lông ở mặt ngoài ở cả hai giới. Càng có 4 lông ở mặt bụng, 2 mặt lưng (Dt, Db), 2 mặt trong (ib, it), 1Est, 5 Et, 1 Esb và 3 lông trong chuỗi Eb). Lông Eb3 ở khoảng cách xa so với Eb2. Mô tả: mẫu con đực Màu sắc: Màu nâu vàng đến nâu đậm. Tấm giáp ngực màu nâu đậm với vùng giao nhau có màu nhạt hơn. Các đốt bụng trước có màu nâu đậm với các gờ màu tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_loai_phan_bo_va_hien_trang_cua.pdf
Tài liệu liên quan