Luận án Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng Laser điều trị Glôcôm góc mở nguyên phát

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Bệnh glôcôm góc mở nguyên phát 3

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của góc tiền phòng và vùng bè giác củng mạc 3

1.1.2. Sinh lý thủy dịch và sự thoát thủy dịch qua góc tiền phòng 7

1.1.3. Những thay đổi bất thường về giải phẫu và sinh lý của vùng góc tiền phòng trong bệnh glôcôm góc mở nguyên phát 9

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc mở nguyên phát 11

1.2. Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở nguyên phát 12

1.2.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc tra hạ nhãn áp 12

1.2.2. Các phương pháp điều trị bằng laser 15

1.2.3. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật 20

1.3. Tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 21

1.3.1. Laser Q - switched Nd: YAG tần số kép 21

1.3.2. Cơ chế tác dụng của tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 22

1.3.3. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 28

1.3.4. Hiệu quả hạ nhãn áp của tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 29

1.3.5. Biến chứng của tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 35

1.3.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 37

1.3.7. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser tại Việt Nam và địa điểm nghiên cứu 39

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 42

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 42

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 42

2.3. Phương pháp nghiên cứu 42

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42

2.3.2. Phương tiện nghiên cứu 44

2.3.3. Quy trình nghiên cứu 45

2.3.4. Tiêu chí đánh giá 49

2.4. Tóm tắt các nhóm chỉ số nghiên cứu 57

2.5. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 59

2.6. Đạo đức nghiên cứu 60

Chương 3: KẾT QUẢ 61

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và tình trạng trước điều trị 61

3.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi 61

3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới 62

3.1.3. Đặc điểm về tiền sử bệnh toàn thân 62

3.1.4. Đặc điểm tiền sử gia đình có người bị bệnh glôcôm 63

3.1.5. Đặc điểm thị lực chỉnh kính tối đa trước điều trị 63

3.1.6. Đặc điểm nhãn áp nền 64

3.1.7. Đặc điểm độ mở của góc tiền phòng trước khi điều trị 64

3.1.8. Đặc điểm tình trạng sắc tố của góc tiền phòng trước điều trị 65

3.1.9. Giai đoạn tổn thương trên thị trường trước điều trị 65

3.1.10. Đặc điểm mức độ lõm đĩa trên OCT trước khi điều trị 66

3.1.11. Đặc điểm giai đoạn bệnh trước điều trị 67

3.2. Kết quả điều trị của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser so với nhóm chứng điều trị bằng Travoprost 0,004% 67

3.2.1. Năng lượng laser sử dụng trong điều trị 67

3.2.2. Kết quả thị lực sau điều trị 68

3.2.3. Kết quả nhãn áp sau điều trị 68

3.2.4. Kết quả về biến đổi thị trường sau khi điều trị 71

3.2.5. Kết quả về biến đổi đầu thị thần kinh trên OCT 71

3.2.6. Kết quả về các điều trị bổ sung trong quá trình theo dõi 72

3.2.7. Kết quả sự tiến triển về giai đoạn bệnh sau điều trị 74

3.2.8. Kết quả chung của điều trị 75

3.2.9. Các biến chứng và tác dụng phụ gặp phải của điều trị 76

docx154 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng Laser điều trị Glôcôm góc mở nguyên phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa thống kê giữa hai nhóm về độ mở của góc tiền phòng trước khi điều trị với p>0,05. 3.1.8. Đặc điểm tình trạng sắc tố của góc tiền phòng trước điều trị Bảng 3.8. Tình trạng sắc tố góc tiền phòng trước điều trị Tình trạng sắc tố góc tiền phòng Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % 0 0 0 0 0 0,839 I 5 11,9 4 9,5 II 12 28,6 15 35,7 III 19 45,2 19 45,2 IV 6 14,3 4 9,5 Tổng 42 100 42 100 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ sắc tố của góc tiền phòng trước điều trị giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp với p >0,05. 3.1.9. Giai đoạn tổn thương trên thị trường trước điều trị Bảng 3.9. Giai đoạn tổn thương trên thị trường trước điều trị Giai đoạn tổn thương trên thị trường Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % 0 0 0 0 0 0,990 1 20 47,6 21 50,0 2 13 31,0 13 31,0 3 6 14,3 5 11,9 4 3 7,1 3 7,1 5 0 0 0 0 Tổng 42 100 42 100 Trước khi điều trị ở nhóm chứng, trung bình giá trị độ lệch trung bình (MD) trên kết quả thị trường của 42 mắt nghiên cứu là -8,89 ± 7,31 dB với giá trị cao nhất là -1,21dB, thấp nhất là -30,48 dB, giá trị trung vị là -6,19 dB. Trung bình giá trị độ lệch riêng biệt (PSD) của nhóm chứng là 5,00 ± 3,61dB, giá trị trung vị là 3,44 dB. Trung bình giá trị độ lệch trung bình (MD) của nhóm can thiệp là -8,45 ± 6,53 dB với giá trị cao nhất là -1,21dB, thấp nhất là -25,48 dB, giá trị trung vị là -6,05. Trung bình giá trị độ lệch riêng biệt (PSD) của nhóm can thiệp là 5,03 ± 3,39dB, giá trị trung vị là 4,48 dB. Không có sự khác biệt về giá trị trung bình của độ lệch trung bình (MD) với p= 0,795 và độ lệch riêng biệt (PSD) với p= 0,956 trên kết quả thị trường trước khi điều trị của hai nhóm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp về tỷ lệ mắt ở các giai đoạn tổn thương trên thị trường. 3.1.10. Đặc điểm mức độ lõm đĩa trên OCT trước khi điều trị Bảng 3.10. Đặc điểm mức độ lõm đĩa trên OCT trước điều trị Mức độ lõm đĩa Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % ≤ 0.4 1 2,4 0 0 0,359 Trên 0.4 đến ≤ 0.7 26 61,9 22 52,4 > 0.7 15 35,7 20 47,6 Tổng 42 100 42 100 Trước khi điều trị, tỷ lệ lõm đĩa trung bình C/D trên OCT của nhóm chứng là 0,68 ± 0,12, nhóm can thiệp có tỷ lệ C/D trung bình là 0,66 ± 0,13. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về mức độ lõm đĩa C/D trên OCT trước điều trị. 3.1.11. Đặc điểm giai đoạn bệnh trước điều trị Bảng 3.11. Đặc điểm giai đoạn bệnh trước điều trị Giai đoạn bệnh Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Sơ phát 2 4,8 1 2,4 0,880 Nhẹ 17 40,5 20 47,6 Trung bình 14 33,3 13 31,0 Nặng 9 21,4 8 19,0 Tổng 42 100 42 100 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ các mắt ở các giai đoạn bệnh trước khi điều trị. 3.2. Kết quả điều trị của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser so với nhóm chứng điều trị bằng Travoprost 0,004% 3.2.1. Năng lượng laser sử dụng trong điều trị Ở nhóm điều trị bằng phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser, năng lượng trung bình sử dụng cho mỗi nốt bắn là 0,98 ± 0,10 mJ với năng lượng thấp nhất của một nốt bắn là 0,8 mJ và năng lượng cao nhất là 1,1 mJ. Trung bình số nốt laser của mỗi mắt là 100,2 ± 0,85 nốt với số nốt laser ít nhất của một mắt là 98 và nhiều nhất là 102 nốt. Trung bình tổng năng lượng laser của một mắt là 97,8 ± 10,05 mJ. 3.2.2. Kết quả thị lực sau điều trị Bảng 3.12. Kết quả thay đổi thị lực của hai nhóm sau 18 tháng điều trị Thị lực sau điều trị Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt (n) % Số mắt (n) % Tăng 0 0 0 0 0,5 Không thay đổi 42 100 41 97,6 Giảm 0 0 1 2,4 Tổng 42 100 42 100 Toàn bộ cả hai nhóm nghiên cứu chỉ có 1 trường hợp thuộc nhóm điều trị bằng tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser có thị lực sau 18 tháng điều trị giảm từ 20/200 xuống còn ĐNT 3 m. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. 3.2.3. Kết quả nhãn áp sau điều trị 3.2.3.1. Kết quả nhãn áp sau tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser Bảng 3.13. Kết quả nhãn áp của nhóm can thiệp tại các thời điểm sau điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser NA tại các thời điểm N NATB (mmHg) Min Trung vị Max P Trước điều trị 42 28,0 ± 2,7 23 28,0 33 1 giờ 42 28,9 ± 1,9 24 29,0 33 0,023 1 tháng 42 19,5 ± 2,3 16 19,0 26 <0,001 2 tháng 36 18,7 ± 1,6 16 19,0 23 <0,001 3 tháng 35 19,1 ± 1,6 14 19,0 24 <0,001 6 tháng 33 19,0 ± 1,9 15 19,0 25 <0,001 9 tháng 32 19,1 ± 1,8 11 19,5 21 <0,001 12 tháng 32 19,1 ± 1,1 16 19,0 21 <0,001 15 tháng 31 19,0 ± 1,1 16 19,0 21 <0,001 18 tháng 31 19,1 ± 1,0 16 19,0 20 <0,001 Tất cả các thời điểm sau điều trị, kiểm định ghép cặp cho thấy nhãn áp đều khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhãn áp nền với p <0,001. 3.2.3.2. Kết quả nhãn áp của hai nhóm sau điều trị Bảng 3.14. Kết quả nhãn áp của hai nhóm tại các thời điểm sau điều trị Thời điểm Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Trước điều trị NATB 28,8 ± 4,2 28,0 ± 2,7 0,15 1 tháng NATB 19,4 ± 2,1 19,5 ± 2,3 0,19 TB Giá trị NA hạ được 9,4 ± 4,5 8,5 ± 2,7 0,42 % NA hạ được 31,4 ± 11,7 30,1 ± 7,7 0,40 2 tháng NATB 19,3 ± 2,0 18,7 ± 1,6 0,26 TB Giá trị NA hạ được 9,4 ± 4,8 8,9 ± 3,2 0,25 % NA hạ được 31,5 ± 12,0 31,7 ± 8,9 0,13 3 tháng NATB 19,3 ± 2,0 19,1 ± 1,6 0,46 TB Giá trị NA hạ được 9,8 ± 4,7 8,6 ± 2,9 0,21 % NA hạ được 32,3 ± 11,3 30,6 ± 8,0 0,14 6 tháng NATB 19,1 ± 1,5 19,0 ± 1,9 0,46 TB Giá trị NA hạ được 9,9 ± 4,9 8,7 ± 3,1 0,21 % NA hạ được 32,7 ± 11,4 30,8 ± 8,9 0,22 9 tháng NATB 19,1 ± 1,8 19,1 ± 1,8 0,23 TB Giá trị NA hạ được 10,0 ± 5,0 8,4 ± 2,7 0,32 % NA hạ được 32,8 ± 12,5 30,2 ± 8,2 0,40 12 tháng NATB 18,9 ± 1,7 19,1 ± 1,1 0,20 TB Giá trị NA hạ được 10,1 ± 4,6 8,5 ± 2,9 0,20 % NA hạ được 33,4 ± 10,9 30,2 ± 7,6 0,25 15 tháng NATB 19,1 ± 1,4 19,0 ± 1,1 0,46 TB Giá trị NA hạ được 9,9 ± 4,3 8,6 ± 2,9 0,49 % NA hạ được 33,0 ± 9,6 30,5 ± 7,7 0,49 18 tháng NATB 19,2 ± 1,2 18,9 ± 1,1 0,50 TB Giá trị NA hạ được 9,8 ± 4,4 8,5 ± 3,2 0,45 % NA hạ được 32,6 ± 10,0 29,9 ± 8,5 0,48 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về: nhãn áp trung bình, trung bình giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được và phần trăm nhãn áp hạ được tại tất cả các thời điểm theo dõi với p>0,05. 3.2.3.3. Kết quả về đáp ứng điều trị hạ nhãn áp Bảng 3.15. Kết quả đáp ứng điều trị của hai nhóm tại các thời điểm Thời điểm Nhóm Có đáp ứng (NA hạ từ 20%) Không đáp ứng (NA hạ dưới 20%) p N % N % 1 tháng Nhóm chứng 34 81,0 8 19,0 0,179 Nhóm can thiệp 36 85,7 6 14,3 2 tháng Nhóm chứng 29 76,3 9 23,7 0,021 Nhóm can thiệp 31 86,1 5 13,9 3 tháng Nhóm chứng 27 81,8 6 18,2 0,034 Nhóm can thiệp 31 88,6 4 11,4 6 tháng Nhóm chứng 28 84,8 5 15,2 1,000 Nhóm can thiệp 28 84,8 5 15,2 9 tháng Nhóm chứng 29 87,9 4 12,1 0,909 Nhóm can thiệp 28 87,5 4 12,5 12 tháng Nhóm chứng 28 84,8 5 15,2 0,423 Nhóm can thiệp 28 87,5 4 12,5 15 tháng Nhóm chứng 29 87,9 4 12,1 0,816 Nhóm can thiệp 27 87,1 4 12,9 18 tháng Nhóm chứng 28 84,8 5 15,2 0,502 Nhóm can thiệp 27 87,1 4 12,9 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ mắt có đáp ứng hạ nhãn áp tại thời điểm theo dõi lúc 2 tháng và 3 tháng với p0,05. 3.2.4. Kết quả về biến đổi thị trường sau khi điều trị Bảng 3.16. So sánh kết quả của hai nhóm về tiến triển trên thị trường sau 18 tháng điều trị Tiến triển trên thị trường Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số mắt % Số mắt % Cải thiện nhanh 0 0 0 0 0.569 Cái thiện trung bình 0 0 0 0 Cải thiện chậm 33 78,5 37 88,1 Tiến triển chậm 2 4,8 2 4,8 Tiến triển trung bình 2 4,8 1 2,4 Tiến triển nhanh 5 11,9 2 4,8 Tổng 42 100 42 100 18 tháng sau khi điều trị, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ mắt không có tiến triển và có tiến triển trên thị trường với p > 0,05. 3.2.5. Kết quả về biến đổi đầu thị thần kinh trên OCT Bảng 3.17. Thay đổi tỷ lệ C/D trên OCT của nhóm can thiệp sau tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser C/D tại các thời điểm N C/D trung bình min Trung vị Max P Trước điều trị 42 0,68 ± 0,12 0,46 0,70 0,93 6 tháng 42 0,67 ± 0,12 0,44 0,68 0,95 0,171 12 tháng 42 0,69 ± 0,12 0,43 0,70 0,90 0,055 18 tháng 42 0,68 ± 0,12 0,43 0,69 0,91 0,436 Với nhóm can thiệp điều trị bằng tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser, tỷ lệ C/D trên OCT tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p>0,05. Bảng 3.18. Thay đổi tỷ lệ C/D trên OCT của hai nhóm sau điều trị Thay đổi C/D trên OCT sau 18 tháng Nhóm chứng Nhóm can thiệp p Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Không thay đổi 36 85,7 38 90,5 0,776 Tăng >1/10 6 14,3 4 9,5 Tổng 42 100 42 100 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về số mắt có tỷ lệ C/D trên OCT tăng trên 1/10, với p> 0,05. 3.2.6. Kết quả về các điều trị bổ sung trong quá trình theo dõi Bảng 3.19. So sánh số lần khám có nhãn áp trong giới hạn cho phép của hai nhóm Số lần khám có NA trong giới hạn cho phép Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số lần khám Tỷ lệ % Số lần khám Tỷ lệ % NA<21 mmHg 311 82,3 328 86,8 0,087 NA ≥ 21mmHg 67 17,7 50 13,2 Tổng 378 100 42 100 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lần khám có nhãn áp trong giới hạn cho phép giữa hai nhóm. Bảng 3.20. Số mắt cần điều trị bổ sung bằng thuốc tra hạ nhãn áp của hai nhóm Điều trị bổ sung bằng thuốc tra Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Cần thêm thuốc hạ NA 9 21,4 11 26,2 0,399 Không cần thêm thuốc hạ NA 33 78,6 31 73,8 Tổng 42 100 42 100 Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về số mắt cần điều trị bổ sung. Số thuốc phải dùng thêm ở mỗi mắt trung bình ở nhóm chứng là 1,4 thuốc và nhóm can thiệp là 1,7 thuốc. Biểu đồ 3.1. Số mắt cần bổ sung thuốc tra hạ nhãn áp tại các thời điểm Ở nhóm chứng, số mắt cần phải bổ sung thuốc tăng từ 4 mắt ở tháng thứ 1 lên thành 9 mắt ở tháng thứ 2, sau đó ổn định đến hết quá trình theo dõi. Ở nhóm can thiệp, số mắt cần bổ sung thuốc tăng từ 6 mắt ở tháng thứ 1 đến tối đa là 11 mắt ở tháng thứ 12 và ổn định đến hết quá trình theo dõi. Bảng 3.21. Số mắt cần can thiệp phẫu thuật của hai nhóm sau điều trị Can thiệp phẫu thuật Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Cần phẫu thuật 0 0 1 2,4 0,500 Không cần phẫu thuật 42 100 41 97,6 Tổng 42 100 42 100 Nhóm chứng không có mắt nào cần phẫu thuật, nhóm can thiệp có 1 mắt (2,4%) cần phẫu thuật. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắt phải phẫu thuật giữa hai nhóm với p = 0,5. 3.2.7. Kết quả sự tiến triển về giai đoạn bệnh sau điều trị Bảng 3.22. Số mắt ở các giai đoạn bệnh tại từng thời điểm theo dõi Giai đoạn bệnh Nhóm chứng Nhóm can thiệp Trước điều trị 6 tháng 12 tháng 18 tháng Trước điều trị 6 tháng 12 tháng 18 tháng Giai đoạn sơ phát N 2 3 4 4 1 1 1 1 % 4,8 7,1 9,5 9,5 2,4 2,4 2,4 2,4 Giai đoạn nhẹ N 17 20 19 19 20 23 21 22 % 40,5 47,6 45,2 45,2 47,6 54,8 50,0 52,4 Giai đoạn trung bình N 14 11 9 11 13 11 13 12 % 33,3 26,2 21,5 26,2 31,0 26,2 31,0 28,6 Giai đoạn nặng N 9 8 10 8 8 7 7 7 % 21,4 19,1 23,8 19,1 19,0 16,7 16,6 16,6 Tổng N 42 42 42 42 42 42 42 42 % 100 100 100 100 100 100 100 100 Ở nhóm chứng, số mắt ở giai đoạn sơ phát và giai đoạn nhẹ tăng lên trong khi số mắt ở giai đoạn trung bình và nặng giảm đi. Với nhóm can thiệp, số mắt ở giai đoạn sơ phát không thay đổi, số mắt ở giai đoạn nhẹ tăng lên 2 mắt và số mắt ở mỗi giai đoạn trung bình và nặng giảm 1 mắt. 3.2.8. Kết quả chung của điều trị Bảng 3.23. Kết quả chung của điều trị sau 18 tháng giữa hai nhóm Kết quả chung tại 18 tháng Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số mắt Tỷ lệ % Số mắt Tỷ lệ % Thành công hoàn toàn 27 64,3 27 64,3 0.286 Thành công không hoàn toàn 4 9,5 8 19,0 Thất bại 11 26,2 7 16,7 Tổng 42 100 42 100 Sau 18 tháng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chung của điều trị giữa hai nhóm với p>0,05. Trong số 11 mắt không thành công của nhóm chứng có 6 mắt có tiến triển trên thị trường dù cấu trúc đầu thị thần kinh không thấy có thay đổi, 3 mắt có thu nhỏ viền thần kinh và tăng tỷ lệ C/D dù thị trường chưa có biểu hiện tiến triển, và 2 mắt vừa có tiến triển trên thị trường, vừa có thay đổi cấu trúc của đầu thị thần kinh. Đối với nhóm can thiệp, trong số 7 mắt không thành công có 3 mắt có tiến triển trên thị trường, 2 mắt có thu nhỏ viền thần kinh và tăng tỷ lệ C/D trên OCT, và 2 mắt vừa có tiến triển trên thị trường, vừa có tăng tỷ lệ C/D trên OCT và thu nhỏ viền thần kinh khi soi đáy mắt. 3.2.9. Các biến chứng và tác dụng phụ gặp phải của điều trị Bảng 3.24. Biến chứng trong và sau tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser Biến chứng Số mắt(n) Tỷ lệ (%) Tăng nhãn áp (≥ 8 mmHg) 0 0 Phản ứng viêm tiền phòng 3 7,1 Nhức mắt 12 28,6 Đau đầu 4 9,5 Sợ ánh sáng 2 4,8 Xuất huyết tiền phòng 0 0 Phân tán sắc tố 0 0 Cương tụ kết mạc 6 14,3 Phù giác mạc 0 0 Dính trước 1 2,4 Biến chứng thường gặp nhất khi điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser là nhức mắt với tỷ lệ gặp ở 28,6% các mắt điều trị và cương tụ kết mạc với tỷ lệ 14,3%. Không có trường hợp nào có hiện tượng tăng nhãn áp phản ứng sau laser. Các biến chứng khác thường ít gặp. Sau 18 tháng theo dõi, có 1 mắt (2,4%) phát hiện thấy có biến chứng dính góc ở mức độ nhẹ (dưới ¼ chu vi vùng bè). Bảng 3.25. Tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc tra hạ nhãn áp Travoprost 0,004% Triệu chứng cơ năng Số mắt(n) Tỷ lệ (%) Cộm mắt 5 11,9 Ngứa mắt 8 19,1 Nhức mắt 5 11,9 Cương tụ kết mạc 12 28,6 Thay đổi lông mi 6 14,3 Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng Travoprost 0,004% chủ yếu là các tác dụng nhẹ tại măt, thường gặp nhất là Cương tụ kết mạc chiếm 28,6%. Bảng 3.26. So sánh tác dụng không mong muốn và biến chứng khi điều trị của hai nhóm Tác dụng không mong muốn/biến chứng Nhóm chứng Nhóm can thiệp P Số mắt % Số mắt % Không có 24 57,1 28 66,7 0.369 Mức độ nhẹ (tự khỏi) 18 42,9 14 33,3 Mức độ nặng (cần điều trị) 0 0 0 0 Tổng 42 100 42 100 Không có sự khác biệt về tỷ lệ các biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình điều trị giữa hai nhóm với p>0,05. 3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến giá trị nhãn áp hạ được 3.3.1.1. Liên quan của nhãn áp nền đến giá trị nhãn áp hạ được Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để đánh giá sự liên quan giữa nhãn áp nền với nhãn áp hạ được tại thời điểm 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng. r=0.81* Biểu đồ 3.2. Liên quan giữa giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được lúc 2 tháng với nhãn áp nền r=0.69* Biểu đồ 3.3. Liên quan giữa giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được lúc 6 tháng với nhãn áp nền Biểu đồ 3.4. Liên quan giữa giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được lúc 12 tháng với nhãn áp nền Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được lúc 18 tháng với nhãn áp nền Kết quả của chúng tôi cho thấy có sự liên quan tỷ lệ thuận giữa giá trị nhãn áp hạ được tại các thời điểm 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng với nhãn áp nền. Nhãn áp nền càng cao thì nhãn áp hạ được càng cao. 3.3.1.2. Liên quan của các yếu tố khác đến giá trị nhãn áp hạ được Bảng 3.27. Trung bình giá trị nhãn áp hạ được theo giai đoạn bệnh trước điều trị Thời điểm Trung bình giá trị NA hạ được (mmHg) P Sơ phát (n=1) Nhẹ (n=20) Trung bình (n=13) Nặng (n=8) 1 giờ 0 -1,50 ± 2,74 -0,69 ± 2,66 0,38 ± 2,72 0,342 1 tháng 10 8,50 ± 2,14 7,23 ± 2,42 10,50 ± 3,42 0,089 2 tháng 11 8,70 ± 3,71 9,31 ± 1,97 9,50 ± 3,89 0,720 3 tháng 5 9,15 ± 3,95 8,85 ± 2,19 10,00 ± 3,25 0,438 6 tháng 10 9,50 ± 3,87 7,77 ± 2,17 10,63 ± 3,70 0,296 9 tháng 7 8,65 ± 3,41 9,23 ± 2,35 10,38 ± 2,62 0,446 12 tháng 8 9,15 ± 3,65 9,00 ± 2,74 9,88 ± 2,47 0,789 15 tháng 9 9,00 ± 3,80 9,46 ± 2,26 10,38 ± 2,2 0,708 18 tháng 8 9,20 ± 4,15 8,62 ± 2,10 10,00 ± 2,14 0,726 Xét trên tất cả các mắt của nhóm can thiệp, không có sự khác biệt về trung bình giá trị tuyệt đối nhãn áp hạ được giữa các giai đoạn bệnh tại tất cả các thời điểm theo dõi. Xét riêng trên 27 mắt có kết quả điều trị thành công (hạ được nhãn áp mà không cần bổ sung thêm thuốc tra), chúng tôi đánh giá kết quả hạ nhãn áp tại thời điểm 18 tháng theo giai đoạn bệnh Bảng 3.28. Kết quả hạ nhãn áp của nhóm điều trị thành công Nhãn áp (TB ± SD) Giai đoạn bệnh p Giai đoạn I (n=1) Giai đoạn II (n=12) Giai đoạn III (n=9) Giai đoạn IV (n=5) Trước điều trị 28 27,5 ± 3,4 27,1 ± 2,3 29,2 ± 2,7 0,724 18 tháng 20 19,1 ± 1,2 19,1 ± 0,9 18,8 ± 1,1 0,659 Giá trị NATB hạ được lúc 18 tháng 8 8,4 ± 4,5 8,0 ± 2,2 10,4 ± 2,6 0,548 Trong 27 mắt có kết quả điều trị thành công hoàn toàn, không có sự khác biệt về nhãn áp trung bình hay giá trị nhãn áp hạ được lúc 18 tháng giữa các nhóm giai đoạn bệnh khác nhau với p>0,05. Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy không có sự liên quan giữa một số đặc điểm trước điều trị của các mắt nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, mức độ sắc tố góc tiền phòng và tổng năng lượng laser sử dụng trong điều trị, giai đoạn bệnh trước điều trị với giá trị nhãn áp hạ được tại thời điểm 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 18 tháng. 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng hạ nhãn áp Sau điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser, những mắt có nhãn áp hạ được từ 20% lúc 18 tháng được coi là có đáp ứng hạ nhãn áp. Chúng tôi đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố : tuổi, giới, mức độ sắc tố vùng bè, giai đoạn bệnh trước điều trị, tổng năng lượng laser đến đáp ứng hạ nhãn áp. Bảng 3.29. Phân tích đơn biến Yếu tố OR SE Z P>z 95% CI Tuổi 1.06 0.04 1.34 0.18 0.98 1.14 Giới (nữ) 1.11 1.17 0.10 0.92 0.14 8.72 Sắc tố góc TP 3.44 4.49 0.95 0.34 0.27 44.32 Tổng năng lượng SLT 1.05 0.06 0.80 0.42 0.94 1.17 Giai đoạn bệnh 5.56 6.17 1.55 0.12 0.63 48.97 Mô hình hồi quy đơn biến cho kết quả không có yếu tố nào trong các yếu tố đánh giá trên có ảnh hưởng đến đáp ứng hạ nhãn áp sau điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser với p đều lớn hơn 0,05. 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả chung của điều trị 3.3.3.1. Liên quan của giai đoạn bệnh trước điều trị đến kết quả chung của điều trị Bảng 3.30. Kết quả chung của điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser theo giai đoạn bệnh Giai đoạn bệnh trước điều trị Không thành công Thành công không hoàn toàn Thành công hoàn toàn Tổng P N % N % n % N % 0,88 Sơ phát 0 0 0 0 1 3,7 1 2,4 Nhẹ 5 71,4 3 37,5 12 44,4 20 47,6 Trung bình 1 14,3 3 37,5 9 33,3 13 31 Nặng 1 14,3 2 25 5 18,5 8 19 Tổng 7 100 8 100 27 100 42 100 18 tháng sau khi điều trị laser, không có sự khác biệt về kết quả điều trị chung (thành công, thành công không hoàn toàn, không thành công) giữa các mắt ở các giai đoạn bệnh khác nhau trước điều trị với p > 0,05. 3.3.3.2. Liên quan của các yếu tố khác đến kết quả chung của điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser Chúng tôi đánh giá mối liên quan giữa các đặc điểm trước điều trị của mỗi mắt với kết quả thành công cuối cùng để xem có yếu tố nào có thể giúp tiên lượng thành công của điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser hay không. Các yếu tố được đánh giá là: Nhãn áp nền, Tuổi, Giới, Mức độ sắc tố của tiền phòng, Tổng năng lượng laser, Nhãn áp thời điểm 2 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Biến phụ thuộc là hai nhóm: thành công (bao gồm các mắt thành công và thành công không hoàn toàn) và thất bại. Bảng 3.31. Phân tích đơn biến Yếu tố OR SE Z P>z 95% CI Nhãn áp nền 1,08 0,17 0,49 0,62 0,79 1,48 Tuổi 0,95 0,04 -1,12 0,26 0,88 1,04 Giới (nữ) 1,58 1,32 0,55 0,58 0,31 8,15 Sắc tố góc TP 1,58 1,32 0,55 0,58 0,31 8,15 Năng lượng Laser 4111 203028 2 0,09 0,25 66600000 Nhãn áp 2 tháng 0,68 0,16 -1,64 0,10 0,43 1,08 Nhãn áp 6 tháng 0,93 0,17 -0,40 0,69 0,65 1,33 Nhãn áp 12 tháng 0,72 0,28 -0,86 0,39 0,34 1,53 Tổng năng lượng SLT 1,09 0,06 1,75 0,08 0,99 1,21 Nhãn áp lúc 2 tháng (p<0.01) là đồng biến sau điều trị đạt p<0,1 trong phân tích đơn biến. Bảng 3.32. Phân tích đa biến Yếu tố OR SE Z P>z 95% CI Tuổi 0,86 0,07 -1,90 0,06 0,73 1,00 Nhãn áp 12 tháng 0,39 0,24 -1,55 0,12 0,12 1,28 Sắc tố góc tiền phòng 0,11 0,13 -1,90 0,06 0,01 1,07 Nhãn áp 2 tháng 0,23 0,15 -2,21 0,03 0,06 0,85 Hằng số 3,87E+17 8.23E+18 1,91 0,06 0,32 4,75E+35 Mô hình hồi quy đa biến với độ giải thích mô hình R bình phương = 48,2% (P=0,011) cho thấy nhãn áp tại thời điểm 2 tháng sau can thiệp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê tới kết quả điều trị thành công của người bệnh trong nhóm can thiệp với OR = 0,23 và giá trị P tương ứng là 0,03. Tại thời điểm 2 tháng sau can thiệp, khi nhãn áp tăng lên 1 mmHg thì xác suất điều trị thành công của người bệnh giảm đi 4,3 (=1/0,23) lần. Trong nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê của các yếu tố tuổi, sắc tố góc tiền phòng và nhãn áp 12 tháng tới kết quả điều trị thành công của người bệnh trong nhóm can thiệp. Chương 4 BÀN LUẬN Tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser ngày càng trở thành một lựa chọn phổ biến trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ được chọn là điều trị thứ hai sau khi điều trị thuốc thất bại. Nghiên cứu này của chúng tôi với mục đích đánh giá hiệu quả của tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser khi được chọn là điều trị đầu tay trên những mắt glôcôm góc mở chưa từng điều trị so với thuốc tra hạ nhãn áp thuộc nhóm prostaglandin và đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả của laser. Nghiên cứu được thực hiện trên 84 mắt của 52 người bệnh, các mắt được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm, nhóm chứng dùng thuốc tra hạ nhãn áp và nhóm can thiệp điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser. 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tình trạng trước điều trị 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới Glôcôm góc mở nguyên phát là một trong những nguyên nhân gây mù loà hàng đầu thường gặp ở người trên 40 tuổi. Năm 2021, Tác giả Zhang và cộng sự trong nghiên cứu phân tích tổng hợp về tỷ lệ mắc glôcôm góc mở nguyên phát qua các nghiên cứu trong 20 năm gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi với tỷ lệ trung bình 1,1% ở nhóm người từ 40 đến 49 tuổi và lên tới 9,2% ở nhóm người trên 80 tuổi. 85 Tỷ lệ mắc bệnh không phụ thuộc vào giới nhưng thường có tỷ lệ cao hơn ở nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu ở nhóm điều trị bằng thuốc tra (nhóm chứng) là 48,4 ± 12,2 tuổi (từ 20 đến 64 tuổi) và độ tuổi trung bình của nhóm điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser (nhóm can thiệp) là 48,5 ± 12,3 (từ 17 đến 66 tuổi). Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình và tỷ lệ người bệnh trên 40 tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ nam: nữ ở hai nhóm đều là 1,1:1. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả một nghiên cứu tương tự của các tác giả Yang và cộng sự năm 2021 tiến hành trên 771 người bệnh mới được chẩn đoán là glôcôm góc mở nguyên phát tại Zhongshan, Trung Quốc, trong đó, độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng bị glôcôm góc mở nguyên phát là 49,8 tuổi và tỷ lệ nam: nữ là 1,4:1.86 Một nghiên cứu thử nghiệm đa trung tâm khác được công bố năm 2018 của tác giả Konstantakopoulou và cộng sự tiến hành trên 555 người bệnh mới được chẩn đoán là glôcôm góc mở nguyên phát tại Anh lại cho kết quả độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64 tuổi, cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tại Trung Quốc.87 Điều này có thể được giải thích là do sự khác biệt về chủng tộc giữa các đối tượng nghiên cứu. Một số nghiên cứu khác về glôcôm góc mở nguyên phát của tác giả Cho (2014) trên người Châu Á và Mitchell (1996) trên người da trắng cũng cho kết quả ở các người bệnh da trắng có độ tuổi trung bình mắc glôcôm góc mở nguyên phát cao hơn người Châu Á.88,89 4.1.2. Đặc điểm về tiền sử bản thân và gia đình Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm chứng có 2 trường hợp có bệnh toàn thân kèm theo, trong đó 1 người bệnh bị đái tháo đường (2,4%) type 2 và 1 người bệnh bị cả đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp (2,4%). Ở nhóm can thiệp có 3 trường hợp có bệnh toàn thân kèm theo trong đó có 2 người bị đái tháo đường (4,8%) và 1 người bị tăng huyết áp (2,4%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về tỷ lệ người bệnh có bệnh toàn thân kèm theo. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả Yang và cộng sự năm 2021, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về tỷ lệ người bệnh mắc đái th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_ung_dung_phuong_phap_tao_hinh_vung_be_cho.docx
  • docxKết luận mới của luận án.docx
  • docxKết luận mới của luận án_TA.docx
  • pdfQuyết định bảo vệ cấp trường _ Trần Minh Hà.pdf
  • docxTÓM TẮT LA TA.docx
  • docxTÓM TẮT LA TV.docx
  • docxTrích yếu luận án.docx
Tài liệu liên quan