MỤC LỤC
Danh mục hình . .i
Danh mục bảng . .v
Mở đầu 1
Chương 1
Nguyên lí của lidar xác định mật độ phân tử, nhiệt độ khí quyển . 6
1.1 Nguyên lí chung của Lidar 6
1.2 Khí quyển Trái đất 7
1.2.1 Cấu trúc của khí quyển 7
1.2.2 Thành phần của khí quyển 10
1.3 Tương tác của ánh sáng với khí quyển 10
1.3.1 Tán xạ Rayleigh và sự dập tắt của phân tử 11
1.3.2 Tán xạ Mie và sự dập tắt của sol khí .13
1.3.3 Tán xạ Raman của phân tử .14
1.4 Nguyên lí của lidar xác định phân bố nhiệt độ . .16
1.4.1 Xác định phân bố nhiệt độ .16
1.4.2 Xác định phân bố nhiệt độ từ lidar Rayleigh . 18
1.4.2.1 Xác định mật độ phân tử khí quyển .18
1.4.2.2 Xác định hệ số tán xạ ngược của sol khí .20
1.4.3 Xác định phân bố nhiệt độ từ lidar Raman .22
1.4.4.1 Xác định mật độ phân tử . . 22
1.4.4.2 Xác định hệ số suy hao của sol khí . .23
1.4.4 Xác định phân bố nhiệt độ từ lidar đàn hồi-Raman kết hợp 241.5 Tổng kết chương 1 . 25
Chương 2
Thiết kế và xây dựng các hệ lidar . . .27
2.1 Hệ lidar kết hợp đàn hồi-Raman . .27
2.1.1 Mở đầu .27
2.1.2 Mô tả hoạt động . .30
2.1.3 Đặc trưng .33
2.1.3.1 Khối phát . .33
2.1.3.2 Khối nhận . .33
2.1.4 Tối ưu sự sắp xếp cấu hình của hệ lidar . 38
2.1.5 Đánh giá độ tin cậy và độ ổn định của hệ lidar . .41
2.1.6 Đánh giá tỉ số tín hiệu /nhiễu .44
2.1.7 Thảo luận . . .47
2.2 Hệ lidar Rayleigh - Raman . 48
2.2.1 Phát triển module gated-ống nhân quang điện 48
2.2.1.1 Mở đầu . . 48
2.2.1.2 Thiết kế và hoạt động của module gated-PMT .51
2.2.2 Hoạt động và đặc trưng của hệ lidar Rayleigh - Raman . 55
2.2.3 Các phép đo đánh giá . .58
2.2.4 Thảo luận . . .65
2.3 Kết luận chương 2 . 66
Chương 3
Xác định phân bố mật độ và nhiệt độ khí quyển . . 68
3.1 Mở đầu . .683.2 Phép đo nhiệt độ dùng lidar Rayleigh . .70
3.2.1 Xử lý dữ liệu lidar 70
3.2.1.1 Sơ đồ thuật giải nhiệt độ .71
3.2.1.2 Xác định thừa số tín hiệu lidar hiệu dụng 74
3.2.1.3 Xác định phân bố mật độ phân tử khí quyển .80
3.2.1.4 Xác định phân bố nhiệt độ khí quyển 84
3.2.2 Phân tích sai số nhiệt độ của lidar Rayleigh . .86
3.2.3 Thảo luận . . 88
3.3 Phép đo nhiệt độ dùng lidar Raman .89
3.3.1 Xử lý dữ liệu lidar Raman .90
3.3.1.1 Sơ đồ thuật giải nhiệt độ .90
3.3.1.2 Xác định tín hiệu lidar Raman hiệu dụng . 92
3.3.1.3 Xác định mật độ phân tử khí quyển . 95
3.3.1.4 Xác định phân bố nhiệt độ khí quyển . 99
3.2.2 Phân tích sai số nhiệt độ của lidar Raman . 101
3.3.2 Thảo luận . . .103
3.4 Phép đo nhiệt độ dùng lidar đàn hồi-Raman kết hợp . 104
3.4.1 Xử lý dữ liệu lidar đàn hồi-Raman kết hợp 105
3.4.1.1. Sơ đồ thuật giải nhiệt độ .105
3.4.1.2. Xác định tín hiệu lidar đàn hồi hiệu dụng .107
3.4.1.3 Xác định mật độ phân tử khí quyển 110
3.4.1.4 Xác định phân bố nhiệt độ khí quyển . 112
3.3.2.5 Phân tích sai số nhiệt độ lidar đàn hồi-Raman kết hợp . 114
3.4.2 Thảo luận . . 116
3.5 Kết luận chương 3 .116Chương 4
Nghiên cứu cấu trúc và đặc trưng khí quyển tại Hà nội . .120
4.1 Mở đầu . . 120
4.2 Nghiên cứu cấu trúc và đặc trưng tầng đối lưu . 121
4.2.1. Cấu trúc và đặc trưng nhiệt độ của tầng đối lưu . .121
4.2.2. Mối liên hệ giữa lớp đối lưu hạn và mây Ti tầng cao . .127
4.3 Nghiên cứu cấu trúc và đặc trưng tầng bình lưu khí quyển 128
4.4 Kết luận chương 4 . .131
Kết luận .132
Danh mục các công trình khoa học đã công bố 134
Tài liệu tham khảo . 136
Phụ lục i
173 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật Lidar ứng dụng khảo sát phân bố nhiệt độ và mật độ khí quyển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông số đặc
trưng giống như kênh Raman của hệ lidar kết hợp đàn hồi-Raman, vì vậy khả năng
của kênh này được đặc trưng bởi tỉ số tín hiệu /nhiễu đã được đánh giá ở hệ lidar kết
hợp đàn hồi-Raman. Tỉ số tín hiệu /nhiễu ở kênh Rayleigh phản ánh khả năng của hệ
lidar Rayleigh-Raman sử dụng gated-PMT moduletrong việc dành tín hiệu yếu ở
khoảng cách xa.
Hình 2.27. Sự phụ thuộc của cường độ tín hiệu lidar (a) và tỉ số tín hiệu /nhiễu (b)
vào độ phân giải thời gian của lidar Rayleigh với độ phân giải không gian là 24 m.
Hình 2.27 trình bày sự phụ thuộc cường độ tín hiệu lidar và tỉ số tín hiệu /nhiễu
của kênh Rayleigh vào các thời gian tích phân khác nhau với điểm gated được đặt ở
20 km. Độ phân giải không gian được cố định là 24 m. Tỉ số tín hiệu /nhiễu được yêu
cầu lớn hơn 1. Chúng ta nhận thấy cường độ tín hiệu và tỉ số tín hiệu /nhiễu tăng
nhanh khi chúng ta lấy trung bình tín hiệu theo thời gian. Tuy nhiên khi độ cao tăng
thì sự chênh lệch của tỉ số tín hiệu /nhiễu theo các thời gian khác nhau không gia tăng
đáng kể, điều này la do suy suy hao nhanh của tín hiệu lidar theo độ cao. Tỉ số tín
64
hiệu /nhiễu của kênh Rayleigh tích phân trong thời gian 10 phút và lấy trung bình
trong khoảng không gian là 24 m đạt tới độ cao 54 km.
Hình 2.28. Sự phụ thuộc của cường độ tín hiệu lidar (trái) và tỉ số tín hiệu /nhiễu
(phải) vào độ phân giải không gian của lidar Rayleigh với độ phân giải thời gian là
10 phút.
Hình 2.28 trình bày kết quả khảo sát cường độ tín hiệu lidar Rayleigh và tỉ số
tín hiệu /nhiễu của kênh Rayleigh phụ thuộc vào các khoảng không gian khác nhau
với thời gian lấy trung bình là cố định trong 10 phút. Kết quả cũng cho thấy cường
độ tín hiệu và tỉ số tín hiệu /nhiễu tăng nhanh khi khoảng không gian lấy trung bình
tín hiệu tăng. Tuy nhiên do tín hiệu suy giảm bậc hai theo độ cao nên tỉ số tín hiệu
/nhiễu không chênh lệch nhiều ở độ cao lớn. Với thời gian tích phân trong khoảng 10
phút thì tỉ số tín hiệu /nhiễu có độ phân giải không gian là 12 m có thể đạt tới 51 km.
Trong tầng bình lưu khí quyển do không khí tương đối vì vậy chúng ta có thể tăng
đồng thời khoảng thời gian và khoảng không gian lấy trung bình tín hiệu để tăng tỉ
số tín hiệu /nhiễu của tín hiệu lidar Rayleigh. Trong các trường hợp khảo sát trên tỉ
số tín hiệu /nhiễu được xác định là lớn hơn 1, còn trong các trường hợp xác định các
thông số Vật lý thì tỉ số này thường được lấy sao cho sai số do nhiễu tín hiệu gây ra
cho đại lượng đó là nhỏ hơn 10%.
65
2.2.4 Thảo luận
Hệ lidar Rayleigh-Raman nghiên cứu khí quyển tầng cao sử dụng nguồn laser
có bước sóng 532 nm với tích số công suất (cống suất trung bình của laser) – diện
tích (diện tích của kính thiên văn) đã cho thấy độ nhạy cao khi so sánh với một số hệ
lidar khác cùng nghiên cứu trong vùng khí quyển này (bảng 2.6).
Bảng 2.6. So sánh hệ lidar Rayleigh-Raman ở Việt Nam với một số hệ lidar khác
Hệ lidar Haute-
Provence,
Pháp [9]
Mt. Abu
Ấn Độ
[21]
Chung li
Đài Loan
[74]
Nhật Bản
[89]
Arecibo
Puerto-
Rico [109]
Hà nội
Việt
Nam
công suất
– tiết diện
0,8W-
0,5 m2
2,6W-
1 m2
15W-
1520 cm2
16W-
1963 cm2
7,5W-
1134 cm2
1W-
507 cm2
Kết quả tín hiệu lidar Rayleigh của hệ lidar được chúng tôi phát triển có thể
đạt tới 60 km với thời gian tích phân trong 1 giờ và độ phân giải không gian là 120
m với tỉ số tín hiệu trên nhiễu lớn hơn 9. Kết quả này có được nhờ việc sử dụng gated-
PMT module hoạt động ở chế độ đếm photon trong việc thu tín hiệu lidar ở kênh lidar
Rayleigh. Module cho thấy độ nhạy cao và không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nhiễu
sinh tín hiệu [93]. Kết quả này cho phép chúng ta bao phủ toàn bộ tầng bình lưu khí
quyển tại địa điểm nghiên cứu. Hệ lidar thu tín hiệu được đặt tại Hà nội nơi có mật
độ sol khí cao và ở trên mặt đất đã hạn chế độ cao cực đại có thể dành được. Nếu hệ
lidar được đặt ở độ cao lớn hơn và có mật độ sol khí ít hơn thì độ cao cực đại có thể
gia tăng. Mặc dù tầng thấp khí quyển có thể được nghiên cứu bởi tín hiệu lidar Raman
từ hệ lidar này. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phát triển hệ lidar này thành hệ
lidar 3 kênh với sự kết hợp đồng thời hai kênh đàn hồi và Raman cho nghiên cứu tầng
đối lưu, còn kênh Rayleigh nghiên cứu tầng bình lưu. Đặc biệt chúng ta có thể phát
triển hệ lidar để hoạt động ở chế độ ban ngày ở chế độ đếm photon nếu như sử dụng
bộ lọc quang phổ với băng thông rất hẹp.
66
2.3 Kết luận chương 2
Hai hệ lidar kết hợp đàn hồi-Raman và hệ lidar Raman-Rayleigh cho nghiên
cứu phân bố mật độ phân tử và phân bố nhiệt độ đã được phát triển thành công. Hệ
lidar kết hợp đàn hồi – Raman có thể bao phủ tầng đối lưu lên tới 20 km và cung cấp
dữ liệu gồm hai tín hiệu lidar đàn hồi và tín hiệu lidar Raman tại cùng một khoảng
không gian và thời gian. Trong khi đó hệ lidar Rayleigh-Raman cung cấp hai dữ liệu
gồm tín hiệu lidar Raman ở tầng đối lưu và tín hiệu lidar Rayleigh đạt tới 60 km ở
tầng bình lưu.
Hệ lidar kết hợp đàn hồi–Raman với tích số công suất-tiết diện là 1W-507 cm2
có thể dành được đồng thời hai tín hiệu lidar đàn hồi và Raman đạt được độ cao 20
km cho thấy độ nhạy cao do sử dụng đầu đo ống nhân quang điện ở chế độ đếm
photon và cấu hình lưỡng trục lợi dụng sự chồng chập của chùm laser và kính thiên
văn. Dữ liệu lidar kết hợp đàn hồi và Raman cho phép nghiên cứu đồng thời được
tính chất của sol khí và nhiệt độ trong tầng đối lưu và lớp đối lưu hạn. Thêm vào đó,
sử dụng đồng thời hai tín hiệu lidar đàn hồi và Raman chúng ta có thể nghiên cứu
đồng thời đặc trưng, tính chất và mối liên hệ của mây Ti tầng cao và lớp đối lưu hạn.
Các kết quả này là điều mà kỹ thuật thám không vô tuyến không thể có được.
Hệ lidar Rayleigh-Raman nghiên cứu khí quyển tầng cao cũng chỉ với tích số
công suất – tiết diện là 1W-507 cm2 với kênh Rayleigh đã đạt tới gần 60 km với tín
hiệu lidar Rayleigh. Đạt được kết quả này là do kênh Rayleigh sử dụng gated-PMT
module hoạt động ở chế độ đếm photon cho phép cắt bỏ tín hiệu mạnh ở khoảng cách
gần đồng thời thu được tín hiệu lidar rất yếu. Trong khi đó kênh Raman thu tín hiệu
lidar Raman ở khoảng cách bị cắt. Kết quả này cho phép chúng ta nghiên cứu các đặc
trưng và hiện tượng khí quyển ở tầng bình lưu, điều mà kỹ thuật thám không vô tuyến
không thể thực hiện được.
Các phép đo đánh giá của hai hệ lidar đã cho thấy các hệ lidar có độ tin cậy và
độ ổn định cao. Tập hợp các dữ liệu lidar kết hợp đàn hồi-Raman, Raman, Rayleigh
cho phép bao phủ đồng thời tầng đối lưu đến tầng bình lưu khí quyển. Từ kết quả
67
nghiên cứu mật độ phân tử, nhiệt độ, sol khí tầng cao, mây Ti tầng cao chúng ta có
thể rút ra nhiều thông tin khoa học hữu ích về khí quyển. Tuy nhiên hạn chế của các
phép đo là địa điểm đo tại Hà Nội, nơi có mật độ sol khí rất cao do ô nhiễm đô thị
làm suy hao mạnh tín hiệu lidar, điều này làm giảm độ cao cực đại mà phép đo có thể
đạt được.
68
Chương 3
Xác định phân bố mật độ và nhiệt độ khí quyển
Chương này trình bày cách xác định phân bố mật độ phân tử và phân bố nhiệt
độ từ tín hiệu lidar. Ba kỹ thuật lidar đo phân bố nhiệt độ khí quyển được trình bày
lần lượt là: lidar Rayleigh đo tầng bình lưu, lidar Raman và lidar kết hợp đàn hồi-
Raman đo tầng đối lưu. Thuật giải xử lý tín hiệu lidar để rút ra phân bố mật độ phân
tử và phân tử nhiệt độ của từng kỹ thuật lidar được trình bày chi tiết và thảo luận tỉ
mỉ. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và độ chính xác của phân bố mật độ và nhiệt
độ sẽ được đánh giá và thảo luận để tối ưu hóa kết quả cuối cùng. Sai số mật độ và
sai số nhiệt độ của từng kỹ thuật lidar sẽ được trình bày và thảo luận. Cuối cùng là
các kết luận và các đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo của từng loại kỹ thuật lidar
đo nhiệt độ sẽ được trình bày.
3.1 Mở đầu
Chương 2 trình bày kết quả phát triển của hai hệ lidar đã cho chúng ta thấy hai
hệ lidar này có thể cung cấp 3 dữ liệu lidar cho việc phân tích để rút ra mật độ phân
tử và nhiệt độ khí quyển đó là tín hiệu lidar Rayleigh, tín hiệu lidar Raman và tín hiệu
lidar kết hợp đàn hồi-Raman. Lidar Rayleigh có thể bao phủ tầng bình lưu, lidar
Raman và lidar kết hợp đàn hồi-Raman có thể bao phủ tầng đối lưu. Như đã chỉ ra ở
chương 1, mật độ phân tử khí quyển có thể rút ra trực tiếp từ tín hiệu lidar đàn hồi
(phương trình (1.21)) hoặc mật độ phân tử Ni tơ có thể rút ra trực tiếp từ tín hiệu lidar
Raman (phương trình (1.38)) bằng việc biến đổi phương trình lidar đàn hồi hoặc
Raman. Phân bố nhiệt độ có thể nhận được từ mật độ phân tử thông qua việc kết hợp
điều kiện cân bằng thủy tĩnh và phương trình khí lí tưởng của khí quyển. Các thuật
giải xác định phân bố mật độ phân tử, phân bố nhiệt độ khí quyển từ các tín hiệu lidar
đàn hồi và lidar Raman, tín hiệu lidar kết hợp đàn hồi-Raman sẽ được trình bày và
thảo luận. Các giả thiết được sử dụng trong từng trường hợp xử lý tín hiệu lidar để
thu được nhiệt độ, các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ, nhiệt độ trong xử lý dữ liệu, các
sai số gây ra cho phân bố nhiệt độ khí quyển từ phép đo lidar cũng được trình bày và
69
thảo luận chi tiết. Kết quả lidar sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua việc so sánh
với kết quả của phép đo thám không vô tuyến hoặc mô hình khí quyển MSISE-90 tại
cùng địa điểm và thời gian quan sát [45,49].
Trong tầng bình lưu mật độ của sol khí là rất thấp so với mật độ phân tử khí
nên tán xạ Rayleigh của phân tử khí quyển đóng vai trò chi phối, vì vậy mật độ được
xác định dựa vào tín hiệu lidar Rayleigh. Mật độ phân tử khí quyển có thể rút ra trực
tiếp từ phương trình lidar đàn hồi bằng việc biến đổi phương trình lidar này. Vì chỉ
thu được một thành phần tín hiệu lidar nên để xác định hệ số tán xạ ngược và hệ số
suy hao của sol khí chúng ta phải dùng một giá trị tỉ số lidar tham khảo. Nồng độ ô
zôn trong tầng bình lưu khí quyển tăng cao và đóng vai trò chính gây ra sự suy hao
tín hiệu lidar do hấp thụ [67]. Vì không có phép đo trực tiếp nồng độ ô zôn ở tại địa
điểm đo [47], nên hệ số hấp thụ của ô zôn ở bước sóng laser được xác định bằng việc
sử dụng một phân bố mật độ phân tử ô zôn từ một nguồn dữ liệu tham khảo.
Khi mở rộng xuống tầng đối lưu do mật độ sol khí tăng lên làm gia tăng sai số
trong việc xác định mật độ phân tử nếu chúng ta chỉ sử dụng tín hiệu lidar đàn hồi để
hiệu chỉnh sol khí. Trong vùng khí quyển này chúng ta có thể sử dụng tín hiệu lidar
Raman để xác định phân bố mật độ phân tử khí quyển. Mật độ phân tử khí Ni tơ được
xác định trực tiếp từ việc biến đổi phương trình lidar Raman. Mật độ phân tử Ni tơ
chiếm thành phần chi phối và khá ổn định trong khí quyển, nên chúng ta có thể giả
sử mật độ phân tử khí Ni tơ có tỉ lệ không đổi so với mật độ phân tử khí quyển. Do
việc xác định phân bố nhiệt độ dựa vào tỉ số của mật độ phân tử ở hai khoảng không
gian liên tiếp nên giả thuyết trên không gây ra sai số đáng kể. Áp dụng phương pháp
của A. Ansmann, tín hiệu Raman có thể được sử dụng để xác định hệ số suy hao của
sol khí sau khi dùng một giá trị mật độ phân tử tham khảo, rồi hệ số suy hao này lại
được dùng để xác định mật độ phân tử theo phương pháp lặp. Mặc dù tín hiệu tán xạ
Raman không chứa tán xạ của sol khí nhưng trong trường hợp xuất hiện mây và nồng
độ sol khí là đậm đặc thì chúng ta có thể gặp phải sai số lớn. Vì vậy, phân bố nhiệt
độ xác định bằng phương pháp này nên được giới hạn ở vùng cao của tầng đối lưu.
70
Trong trường hợp kết hợp cả hai tín hiệu lidar đàn hồi và tín hiệu lidar Raman
để xác định nhiệt độ khí quyển thì hiệu chỉnh tán xạ và suy hao của sol khí có thể
được tính trực tiếp từ hai tín hiệu lidar trên. Trong trường hợp này, mật độ phân tử
khí quyển được rút ra từ phương trình lidar đàn hồi và phân bố nhiệt độ có thể được
rút ra trong tầng đối lưu.
3.2 Phép đo nhiệt độ dùng lidar Rayleigh
3.2.1 Xử lý dữ liệu lidar
Tán xạ Rayleigh của phân tử trong khí quyển được dùng để xác định phân bố nhiệt
độ bằng cách lấy tích phân phương trình thủy tĩnh của khí quyển kết hợp với phương
trình khí lí tưởng. Kỹ thuật lidar Rayleigh đã trở nên hoàn toàn tin cậy và là kỹ thuật
lidar chủ yếu xác định phân bố nhiệt độ khí quyển trong nghiên cứu tầng bình lưu
[35,36,37]. Bởi vì trong tầng bình lưu, khí quyển tương đối ổn định nên giả thuyết
cân bằng thủy tĩnh là đáng tin cậy. Trong tầng bình lưu mật độ sol khí là rất nhỏ nên
đóng góp trong cường độ tán xạ ngược thường được bỏ qua trong một số trường hợp
xác định nhiệt độ. Tuy nhiên trong luận án này tán xạ ngược và sự suy hao của sol
khí vẫn được đánh giá do có khảo sát sự tồn tại sol khí trong tầng bình lưu sau các vụ
phun núi lửa [11,12,16,26,27,60]. Việc đánh giá sự suy hao do hấp thụ ô zôn là nguồn
sai số hệ thống chủ yếu do hầu hết các phép đo lidar nhiệt độ không có dữ liệu mật
độ ô zôn trực tiếp để sử dụng. Đánh giá ảnh hưởng của hấp thụ ô zôn trong tầng bình
lưu tới phép đo nhiệt độ bằng lidar đã được chỉ ra bởi J. R. Sica và đồng nghiệp [86].
Hầu hết các phép đo lidar Rayleigh sau này đều hiệu chỉnh sai số nhiệt độ theo cách
này. Theo phương pháp này, một phân bố mật độ phân tử ô zôn tham khảo được dùng
để hiệu chỉnh nhiệt độ và đối chiếu với việc không hiệu chỉnh, rồi sử dụng phương
pháp làm khớp bình phương tối thiểu để tìm ra công thức toán học cho việc hiệu chỉnh
nhiệt độ. Tuy nhiên phương pháp này không đánh giá được ảnh hưởng trực tiếp của
hấp thụ ô zôn lên nhiệt độ bởi phân bố mật độ ô zôn là khác nhau tại các vị trí đo.
Trong luận án này tác giả sử dụng một mật độ ô zôn tham khảo tại vị trí đo từ phép
đo vệ tinh để hiệu chỉnh trong tính toán nhiệt độ. Mục này trình bày việc xử lí tín hiệu
71
lidar Rayleigh để rút ra phân bố mật độ phân tử và phân bố nhiệt độ, các yếu tố ảnh
hưởng tới kết quả nhiệt độ cũng như sai số hệ thống và ngẫu nhiên của nhiệt độ.
3.2.1.1 Sơ đồ thuật giải nhiệt độ
Hình 3.1 trình bày sơ đồ tổng quát của thuật giải nhiệt độ khí quyển từ tín hiệu
lidar Rayleigh. Các file tín hiệu lidar Rayleigh thô (ban đầu) được lưu trữ trong máy
tính thường được lấy trung bình trong khoảng thời gian 10 phút, tương ứng với số
photon tán xạ ngược được chồng chất từ 6000 xung laser. Độ phân giải không gian
ban đầu (khoảng không gian lấy trung bình tín hiệu lidar - range bin) được đặt ở giá
trị 1.2 m. Mỗi file tín hiệu này phải được đánh giá độ tin cậy trước khi được dùng để
rút ra các thông số Vật lý mô tả khí quyển.
Tín hiệu lidar từ mỗi file được trừ đi tín hiệu phông, sau đó nhân với bình
phương khoảng cách để thu được tín hiệu lidar hiệu chỉnh khoảng cách. Tín hiệu
phông được xác định bởi tín hiệu thu được ở đoạn xa nhất của phân bố tín hiệu, nơi
mà chúng ta chắc chắn không có tín hiệu lidar. Vì tín hiệu lidar hiệu chỉnh khoảng
cách tỉ lệ thuận với mật độ phân tử khí quyển, nên chúng ta có thể đánh giá độ tin cậy
của phân bố tín hiệu lidar thu được bằng việc so sánh nó với một phân bố mật độ
phân tử tham khảo. Mật độ phân tử tham khảo này có thể nhận được từ mô hình khí
quyển hoặc từ số liệu của phép đo thám không vô tuyến. Trong trường hợp lidar
Rayleigh thì tín hiệu lidar bao phủ hết tầng bình lưu nên độ cao vượt quá của các
phép đo của bóng thám không, vì vậy phân bố mật độ khí quyển từ mô hình thường
được dùng để làm giá trị so sánh. Bởi vì mật độ phân tử khí quyển giảm theo độ cao
nên phân bố tín hiệu lidar hiệu chỉnh khoảng cách cũng phải giảm tương đối giống
như giá trị của mật độ phân tử tham khảo. Thông thường chúng ta sử dụng thang lô
ga rít cơ số tự nhiên để thuận tiện cho việc so sánh theo dạng biến đổi tuyến tính. Nếu
phân bố tín hiệu lidar hiệu chỉnh khoảng cách có xu hướng biến đổi đi ngang hoặc
hướng lên thì file tín hiệu lidar này bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nhiễu sinh ra tín
hiệu, trong trường hợp này file tín hiệu sẽ bị loại bỏ. Ngược lại file tín hiệu lidar biến
72
đổi tương đối đồng nhất với phân bố phân tử khí quyển tham khảo thì nó được chấp
nhận cho việc xử lí số liệu.
Hình 3.1. Sơ đồ tổng quát của thuật giải nhiệt độ khí quyển từ lidar Rayleigh.
Các file tín hiệu lidar thô liên tiếp được lấy trung bình theo thời gian và không
gian với nhau để tăng tỉ số tín hiệu /nhiễu. Số file liên tiếp được lấy trung bình phụ
thuộc vào sự dung hòa giữa nhu cầu khảo sát và độ phân giải thời gian yêu cầu. Thêm
vào đó, tỉ số tín hiệu /nhiễu của phép đo có thể tăng bằng cách lấy trung bình các
khoảng không gian (range-bin) lại với nhau. Việc hy sinh độ phân giải không gian
bao nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu khảo sát với độ cao cực đại muốn đo. Thông thường
độ phân giải thời gian và độ phân giải không gian được hy sinh đồng thời để tăng tỉ
73
số tín hiệu /nhiễu do tầng bình lưu khí quyển tương đối ổn định. Tín hiệu lidar sau
khi được lấy trung bình theo thời gian và không gian được làm trơn bằng phin lọc
bình phương tối thiểu theo thang logarit tự nhiên để làm giảm độ méo tín hiệu do sự
phân rã nhanh của tín hiệu lidar theo độ cao.
Sau đó, file tín hiệu lidar này sẽ được hiệu chỉnh hấp thụ bởi ô zôn bằng cách
chia cho hệ số truyền qua một vòng khí quyển (round-trip) của ô zôn T2O3(z).Tiếp
theo file tín hiệu lidar này sẽ được dùng để xác định hệ số dập tắt và hệ số tán xạ
ngược của sol khí theo phương pháp Fernald đã được mô tả ở Chương 1. Hệ số tán
xạ ngược của sol khí βaer(z) được dùng để xác định tỉ số tán xạ ngược tương đối
Raer(z). Hệ số dập tắt của sol khí sẽ cho phép xác định hệ số truyền qua khí quyển một
vòng của sol khí T2aer(z). Thừa số tín hiệu lidar Rayleigh hiệu dụng Peff(z) được xác
định sau khi hiệu chỉnh suy hao do tán xạ và dập tắt của sol khí và suy hao của ô zôn
từ tín hiệu lidar đo được.
Mật độ phân tử khí quyển được xác định từ tín hiệu lidar Rayleigh hiệu dụng
theo phương trình (1.31) sau khi sử dụng một giá trị mật độ phân tử khí quyển tham
khảo từ mô hình khí quyển tại một độ cao chuẩn hóa. Do lidar Rayleigh có thể bao
phủ hầu hết tầng bình lưu nơi mà bóng thám không không thể đạt được, nên trong
luận án này mật độ phân tử khí quyển từ mô hình MSISE-90 cùng ngày, cùng tọa độ
được dùng làm giá trị của mật độ phân tử tham khảo. Độ cao được dùng để xác định
giá trị của mật độ tham khảo thường được chọn tại vị trí mà tỉ số tín hiệu /nhiễu của
phép đo lidar đủ lớn để giảm sai số do thăng giáng thống kê của tín hiệu lidar gây ra.
Phương pháp Fernald được sử dụng để xác định hệ số tán xạ ngược βaer(z), rồi mật
độ phân tử khí được xác định từ tín hiệu lidar Rayleigh hiệu dụng.
Phân bố nhiệt độ khí quyển được tính từ phân bố mật độ khí quyển sau khi
dùng một giá trị nhiệt độ tham khảo ở khoảng biên cao nhất. Trong luận án này giá
trị nhiệt độ tham khảo cũng được lấy từ mô hình khí quyển MSISE-90 ở cùng ngày,
cùng vị trí của phép đo. Cuối cùng các nguồn sai số gây ra cho xác định phân bố nhiệt
độ khí quyển từ tín hiệu lidar Rayleigh được xác định.
74
3.2.1.2 Xác định thừa số tín hiệu lidar hiệu dụng
Thừa số tín hiệu lidar Rayleigh hiệu dụng được xác định từ tín hiệu lidar đo
được bằng cách hiệu chỉnh tán xạ và suy hao của sol khí, suy hao của ô zôn ở tầng
bình lưu. Tín hiệu lidar hiệu dụng sẽ chỉ phản ánh tán xạ của phân tử khí quyển. Đầu
tiên, suy hao của tín hiệu lidar Rayleigh gây ra bởi hấp thụ của ô zôn sẽ được xác
định. Suy hao của ô zôn được xác định từ phân bố mật độ ô zôn, phân bố mật độ này
cho phép xác định hệ số truyền qua một vòng khí quyển T2O3(z) của ô zôn. Tín hiệu
sau đó được hiệu chỉnh bằng cách lấy tín hiệu lidar đo được chia cho hệ số truyền qua
này. Sau đó tín hiệu lidar được hiệu chỉnh bởi ô zôn sẽ được dùng để xác định hệ số
tán xạ ngược và hệ số dập tắt của sol khí. Các hệ số này cho phép xác định tỉ số tán
xạ ngược sol khí Raer(z) và hệ số truyền qua một vòng khí quyển của sol khí T2aer (z).
Rồi tín hiệu lidar hiệu dụng Peff(z) được xác định theo công thức (1.40) sau khi hiệu
chỉnh suy hao của sol khí và ô zôn từ tín hiệu lidar đo được P(z).
Hình 3.2. Mật độ phân tử ô zôn (a) và hệ số truyền qua một vòng khí quyển của ô
zôn (b) tại tọa độ lân cận với Hà nội (nguồn: [47]).
Trong tầng bình lưu, mật độ ô zôn tăng cao và gây ra sự gia tăng nhiệt độ trong
tầng khí quyển này. Ô zôn cũng gây ra sự suy hao của tín hiệu lidar do hấp thụ. Trong
75
các nghiên cứu lidar trước đây, hấp thụ của ô zôn thường được bỏ qua hoặc giả sử
một giá trị sai số nào đó [9, 22, 58, 72], hoặc được hiệu chỉnh bằng toán học [86].
Tuy nhiên, việc hiệu chỉnh bằng toán học có thể gây ra sai số nhiệt độ lớn do phân bố
ô zôn không phải là một hàm toán học. Mật độ ô zôn cũng chênh lệch đáng kể tại các
tọa độ khác nhau trên trái đất. Vì vậy, trong luận án tác giả xác định hệ số truyền qua
khí quyển một vòng của ô zôn T2O3(z) bằng cách sử dụng một phân bố mật độ ô zôn
tham khảo từ phép đo khác tại vị trí của phép đo lidar.
Hình 3.2 cho thấy một phân bố mật độ phân tử ô zôn và hệ số truyền qua khí
quyển một vòng của ô zôn được sử dụng cho xử lí dữ liệu lidar Rayleigh. Mật độ
phân tử ô zôn nhận được từ dữ liệu tham khảo thu được ở tọa độ lân cận với Hà nội.
Phân bố mật độ ô zôn chỉ ra mật độ phân tử ô zôn chủ yếu tồn tại chính từ khoảng
cách 15 km tới 40 km và đạt giá trị cực đại ở lân cận 25 km. Tương ứng chúng ta có
thể nhận ra sự suy hao mạnh của tín hiệu lidar Rayleigh ở trong khoảng khí quyển
này. Trong khoảng 15 km – 40 km hệ số truyền qua giảm mạnh từ khoảng 0.99 xuống
còn gần 0.96 và trên 40 km thì biến đổi không đáng kể.
Hình 3.3. Tín hiệu lidar hiệu chỉnh khoảng cách (thang logarithm) (a), và độ chênh
lệch tín hiệu lidar (b) trước và sau khi hiệu chỉnh bởi hấp thụ của ô zôn.
76
Ảnh hưởng của hấp thụ ô zôn tới tín hiệu lidar Rayliegh trong tầng bình lưu
được cho thấy trên Hình 3.3. Số photon tán xạ ngược trong một file lấy trung bình
trong 10 phút với tỉ số tín hiệu /nhiễu lớn hơn 9 gia tăng đáng kể sau khi hiệu chỉnh
hấp thụ của ô zôn (gần 600 photon tức là tương ứng với tỉ số tín hiệu /nhiễu có giá trị
khoảng 25). Độ chênh lệch số photon tín hiệu giữa hiệu chỉnh và không hiệu chỉnh
sẽ giảm dần theo độ cao do sự suy giảm nhanh của tín hiệu lidar theo độ cao. Độ
chênh lệch này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các giá trị tính toán sau này như: hệ số tán
xạ ngược của sol khí, mật độ phân tử và nhiệt độ khí quyển rút ra từ tín hiệu lidar
Rayleigh. Kết quả hiệu chỉnh hấp thụ ô zôn của tín hiệu Rayleigh cho thấy không thể
bỏ qua hoặc giả sử bằng một hằng số hay là một hàm số.
Trong các nghiên cứu nhiệt độ tầng bình lưu bằng các phép đo lidar trước đây,
sự tồn tại của sol khí trong tầng bình lưu thường không được khảo sát và sai số nhiệt
độ gây ra bởi sol khí thường được giả sử một giá trị nào đó [9, 22, 58, 72]. Tuy nhiên,
sự tồn tại của sol khí trong tầng bình lưu sau sự phun núi lửa Pinatubo đã được các
phép đo lidar trước khẳng định [11,12,16,26,27,60]. Ảnh hưởng của chúng vẫn được
tiếp tục nghiên cứu cho đến tận ngày nay. Các kết quả xác định nhiệt độ trong luận
án này đều hiệu chỉnh sự suy hao của sol khí và được thảo luận chi tiết. Tán xạ và
dập tắt của sol khí trong tầng bình lưu được xác định theo phương pháp do Fernald
đề xuất. Theo phương pháp này một tỉ số lidar Laer tham khảo cho sol khí tầng bình
lưu và mật độ phân tử khí quyển tham khảo được sử dụng, sau đó hệ số tán xạ ngược
βaer(z) được xác định từ tín hiệu lidar, rồi hệ số dập tắt của sol khí αaer(z) được xác
định bằng cách nhân tỉ số lidar này với phân bố hệ số tán xạ ngược của sol khí. Sử
dụng hệ số tán xạ ngược βaer(z) chúng ta có thể xác định tỉ số tán xạ ngược sol khí
Raer(z) theo công thức (1.27) và sử dụng hệ số dập tắt αaer(z) chúng ta có thể xác định
được hệ số truyền qua một vòng khí quyển gây ra bởi sol khí T2aer(z) theo công thức
(1.29). Để loại bỏ sai số do giá trị mật độ phân tử khí quyển tham khảo trong phương
pháp Fernald tác giả sử dụng phương pháp lặp. Trong bước thứ nhất, mật độ phân tử
khí quyển tham khảo và tín hiệu lidar được ứng dụng để xác định hệ số tán xạ ngược,
tỉ số tán xạ sol khí, hệ số truyền qua một vòng của sol khí. Ở bước thứ hai các giá trị
77
này được sử dụng để xác định mật độ phân tử từ tín hiệu lidar. Trong bước thứ ba
mật độ phân tử mới từ tín hiệu lại được sử dụng để xác định giá trị của tỉ số tán xạ
ngược tương đối và hệ số truyền qua của sol khí. Lặp lại bước thứ 2 và bước 3 các
giá trị này sẽ đồng quy nhanh sau một vài bước lặp.
Hình 3.4. Tỉ số tán xạ ngược sol khí Raer(z), sử dụng mật độ mô hình khí quyển (màu
đen), sử dụng mật độ tính từ tín hiệu lidar không lặp (mầu đỏ) và áp dụng phương
pháp lặp (màu xanh).
Hình 3.4 trình bày kết quả xác định tỉ số tán xạ ngược sol khí Raer(z) được xác
định từ tín hiệu lidar Rayleigh tại Hà nội. Giá trị đầu tiên (mầu đen) sử dụng mật độ
phân tử mô hình khí quyển MSISE-90 để xác định, giá trị sau sử dụng mật độ phân
tử được tính từ tín hiệu lidar không sử dụng phương pháp lặp (mầu đỏ) và sử dụng
phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_nghien_cuu_va_phat_trien_ky_thuat_lidar_ung_dung_khao_sat_phan_bo_nhiet_do_va_mat_do_khi_quyen_77.pdf