Luận án Nghiên cứu văn bản then cấp sắc nôm tày tại viện nghiên cứu Hán Nôm

MỞ ĐẦU: . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 6

1.1. Khái quát về dân tộc Tày, Then và Then cấp sắc .6

1.1.1. Vài nét về đời sống văn hóa của dân tộc Tày .6

1.1.2. Khái quát về Then và Then cấp sắc .8

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.17

1.2.1. Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa tín ngưỡng .17

1.2.2. Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa nghệ thuật.23

1.2.3. Các công trình sưu tầm, giới thiệu văn bản Then.27

1.2.4. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.33

Tiểu kết chương 1: .35

Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY TẠI VIỆN NGHIÊN

CỨU HÁN NÔM.36

2.1. Mô tả văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày.36

2.1.1. Văn bản liên quan đến cấp sắc .36

2.1.2. Văn bản Then cấp sắc Nôm Tày.38

2.2. Khảo sát đặc điểm văn bản Then cấp sắc.43

2.2.1. Hình thức văn bản.43

2.2.2. Kết cấu văn bản.50

2.3. Một số vấn đề về chữ Nôm ghi trong văn bản Then cấp sắc .56

2.3.1. Về nghiên cứu chữ Nôm Tày .56

2.3.2. Phân loại chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc.59

2.3.3. Đặc điểm chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc .69

Tiểu kết chương 2: .71

Chương 3: NGHIÊN CỨU “ĐƯỜNG THEN” TRONG VĂN BẢN THEN CẤP SẮC

NÔM TÀY.73

3.1. Một số vấn đề cơ bản về “đường Then” và “đường Then cấp sắc”.73

3.1.1. Khái niệm “đường Then” và “đường Then cấp sắc”.73

3.1.2. Những quy định dùng để cấp sắc cho Then .75

3.1.3. Một số bài thỉnh ban đầu của buổi lễ cấp sắc .79

3.2. Tìm hiểu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày.82

3.2.1. Thống kê, so sánh những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc .83

3.2.2. Trình tự các khúc hát trong văn bản Then cấp sắc.85

3.2.3. Nội dung của những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc.95

pdf249 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản then cấp sắc nôm tày tại viện nghiên cứu Hán Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành lễ. Do đó cần phải thỉnh mời các vị thần này chứng giám và giúp đỡ. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một bài thỉnh Thành hoàng như sau: “Nhất tâm phụng thỉnh, mệnh thừa Thượng đế, chức chưởng hương trung, chấn thiên cổ chi anh linh, thông minh chính trực, lẫm vạn dân chi chúa tể, biến hóa dao tri, tức năng giáng phúc giáng tường, đức bị độ dân cứu thế, dương dương nhất sơn nhai nhạc, đảo văn triệu thỉnh, tốc giáng pháp diên, trạc trạc vu cổ miếu văn nghênh thỉnh tốc lai đàn tịch, ký minh thiện ác truyền tấu điệp văn. Cung duy, Đương cảnh Thành hoàng đại vương từ hạ. Duy nguyện, phù trì cảnh giới, bảo hộ hương trung, giáng phó đàn tràng, chứng minh công đức6” [146, 20]. Sau khi thỉnh các vị thần nêu trên thì chuyển sang thỉnh đến Tổ nghề Then và dòng dõi then. 3.1.3.3. Thỉnh tổ nghề Then và dòng dõi then Theo quan niệm của Then, vị tổ nghề gọi là cửa pháp7 nắm giữ các phép thuật của Then. Do vậy, các thầy Then cần phải dâng lễ và thỉnh đến họ để xin phép thuật. Trong bài thỉnh này có đoạn như: “Đệ tử phần hương bạch bộc vọng bái, trước khấu đầu khấn vái chư thiên, tín chủ rầy có lòng tin, thỉnh mời đệ tử bản viện tướng quan, đến lập đàn kỳ thiên tiến cống, đệ tử tôi tấu bạch sự do, nhân sinh số hệ trời cho, một người là một đội nhờ ơn trên, ơn thượng thiên mẹ cha đặng đạt, đức mụ bà phân phát định toan, sinh cho lồng (xuống) ở dương gian, sinh ra dưỡng dục 6 一 心 奉 請 命 承 上 帝 職 掌 鄉 中 振 千 古 之 英 靈 通 明 正 直 凜 凜 萬 民 之 主 宰 遍 化 遙 知 息 能 降 福 降 詳 德 備 度 民 救 世 洋 洋 壹 山 崖 岳 禱 聞 召 請 速 降 法 筵 濯 濯 于 古 廟 聞 迎 請 速 來 壇 席 記 明 善 惡 傳 奏 牒 文 恭 惟 當 境 城 隍 大 王 祠 下 惟 愿 扶 持 境 界 保 佑 鄉 中 降 赴 壇 場 証 明 功 德 。 7 Dòng Then nam của người Tày ở miền Miền đông Cao Bằng thì quan niệm, tướng tổ nghề Then chính là Ngọc Hoàng và Phật Bà là thủy tổ của nghề then, cùng các pháp sư có tiếng như Tề Thiên Đại thánh, Minh Thiên Đại Thánh 82 lo toan việc đời, cha mẹ nhời định phân cho lồng (xuống), trên hẹn kỳ thiên thượng sổ sinh, dương gian nhãn nhục bất minh, cho nên tai ách lụy mệnh chẳng an, một lòng thỉnh thầy đến trợ, khấu bạch trần tấu ngữ sớ lên, tam bảo đức phật ngự trên, dưới chư thánh tướng đàn tiền các quan, tả hữu ban thiên thiên lực sĩ, tướng vạn vạn mạnh mẽ uy linh, trước tụng kinh sau thời tiến cống8” [166, tờ.2a-2b]. Về dòng dõi Then (gọi là Đẳm then), tức là những người trong gia tộc, dòng họ của Then. Việc thỉnh đến những vị này là mục đích trình báo lý do của cuộc lễ, đồng thời mong các vị phù hộ cho chuyến đi lên thiên giới được hanh thông. Trong bài thỉnh này có những câu như: “Lạy lặm bấu mì kháo lăng âm, nẩy lặm bấu mì cằm lăng lại, lặm sinh lục lai ban, lặm sinh lan lai thặm, lục lặm dú tỉ hạ bấu an, lan lặm dú dương gian bấu mát, khẩu tức pác pền ba, mừ cằm cầư pền đấng, bấu chắc pục rừ dưởng, bấu chắc slưởng rừ đây, lồng tức pây xe sláy (Lạy người đã khuất không có gì để dâng lên người âm, nay người đã khuất không có lời gì để dặn lại, người đã khuất sinh ra chúng con, người đã khuất sinh ra đầy đàn các cháu, chúng con của người sống ở trần gian chẳng an, các cháu của người sống ở dương gian chẳng mát, nên sửa chút lễ dâng, chắp tay lạy cùng lời tâu bày, không biết cho đến lúc nào, không biết sẽ được sướng làm sao, nên vội có cỗ xe mời xuống) [165, tờ.5a], v.v... Trên đây là những việc cơ bản bước đầu của thày Tào trong buổi lễ cấp sắc trước khi sử dụng đến “đường Then” của các Then. Ở chương này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu những “đường Then” cấp sắc, nên phần vừa nêu trên là nhằm mục đích giới thiệu làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Tìm hiểu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày Để tìm hiểu “đường Then” cấp sắc trong văn bản, chúng tôi căn cứ vào nguồn liệu thực tế được ghi ở trong văn bản. Ở đây, chúng tôi lấy bản NVB.1 (thuộc Lạng Sơn); VNv.671 (thuộc Bắc Kạn); NC.50 (thuộc Cao Bằng) để nghiên cứu. 8弟子焚香 白孛望拜 略叩頭懇拜諸天信主𣈙固𢚸信 請𠶆弟子本院 將官旦立壇祈天進貢弟 子碎奏白事由 人生數係𡗶朱 蔑𠊛 𨕭 恩上天媄吒鄧達 德媒婆分發定筭 於 陽間 𠰷筭役代 吒媄𠳒 𨕭限期天上數生 陽間眼肉不明 朱𢧚灾厄累命庄安 蔑𢚸愿請柴旦助叩白陳奏語疏𨖲 𨕭 𠁑諸圣將壇前各官 左右班千千力士 將萬萬孟 美威灵 略誦經婁時進貢 83 3.2.1. Thống kê, so sánh những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc 3.2.1.1. Tiêu chí thống kê văn bản Chúng tôi thống kê số lượng các chương (mỗi một chương có thể có một hoặc nhiều khúc hát) có trong 3 văn bản. Để thực hiện được việc này, chúng tôi đặt ra một số tiêu chí cơ bản như sau: Thứ nhất, tất cả các chương trong 3 văn bản sẽ được liệt kê theo tên ở từng tờ của từng văn bản cụ thể. Thứ hai, nhiệm vụ là phải thống kê được đầy đủ số lượng các khúc hát trong 3 văn bản Then cấp sắc. Việc làm này sẽ giúp cho việc phân loại về nội dung các văn bản được thuận lợi hơn. Trong thực tế ở các văn bản, những khúc hát đều không ghi tên tiêu đề của khúc hát đó. Vì vậy, chúng tôi sẽ căn cứ vào nội dung của từng khúc hát để thống kê. Thứ ba, vấn đề phân loại các khúc hát là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho việc phân loại về bố cục văn bản. Để thực hiện được công việc này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời kết hợp với thực tế ở trong nội dung của 3 văn bản để đưa ra một mẫu thức chung cho việc sắp xếp thống kê các khúc hát. Trên cơ sở kết quả của việc thống kê, tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu của từng phần luận án, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ở các khía cạnh khác nhau. 3.2.1.2. Kết quả thống kê, so sánh các chương và các khúc hát trong văn bản Qua khảo sát, phân loại các chương hát và các khúc hát Then cấp sắc trong văn bản chữ Nôm Tày, chúng tôi thấy trong một chương hát có thể có một hoặc nhiều khúc hát; trong một khúc hát có thể có một hoặc nhiều nhịp hát. Ví dụ: Bản NVB.1 có chương “tế Đông Quân ca”, chương này chỉ có một khúc hát với nội dung là tế chúa Đông Quân. Thế nhưng, khúc hát này được chia làm hai nhịp, mỗi nhịp cách nhau bao nhiêu số câu không quy định, nhưng câu đầu của nhịp thứ hai sẽ lặp lại câu đầu của nhịp thứ nhất: “Vân vân Then bái thỉnh vân vân”. Từ những kết quả khảo sát như thế, chúng tôi đưa lại kết quả số liệu qua bảng thống kê, so sánh như sau: 84 Bảng 3.3. Thống kê, so sánh số chương, khúc và nhịp hát trong văn bản Số TT Tên văn bản Số chương Tỷ lệ Số khúc hát Tỷ lệ Số nhịp hát Tỷ lệ 1 NVB.1 27 40,9% 57 43,2% 145 64,4% 2 VNv.671 22 33,3% 36 27,3% 40 17,8% 3 NC.50 17 25,8% 39 29,5% 40 17,8% Tổng cộng 66 100% 131 100% 225 100% Từ bảng kết quả thống kê trên cho thấy, giữa ba văn bản có sự chênh lệch nhau về số chương hát, khúc hát. Trong đó, bản chiếm số lượng khúc hát nhiều nhất thuộc về bản NVB.1 (57 khúc hát) chiếm tỷ lệ 43,2% với lượng chuyển nhịp là 145 lần; bản chiếm số lượng khúc hát ít nhất là VNv.671 (17 khúc hát) chiếm tỷ lệ 27,3% với lượng chuyển nhịp là 40 lần. Điều đó có nghĩa, văn bản nào có nhiều khúc hát, nhiều chuyển nhịp, thì văn bản ấy sẽ có nhiều hành trình hơn, chi tiết hơn và kéo dài thời lượng nghi lễ hơn. Bởi vì, mỗi một khúc hát là một nội dung riêng, nội dung ấy thể hiện một chặng đường của hành trình ấy. Xét về những khúc hát có nội dung giống nhau giữa ba văn bản, chúng tôi thấy hiện tượng giống nhau về nội dung là rất thấp. Sau đây là kết quả thống kê so sánh các khúc hát có nội dung giống nhau như sau: Bảng 3.4. Thống kê so sánh các khúc hát có nội dung giống nhau Số TT Tên văn bản Số khúc hát Tỷ lệ Số khúc hát có nội dung trùng nhau Tỷ lệ 1 NVB.1 57 43,2% 12 9,1% 2 VNv.671 36 27,3% 10 7,6% 3 NC.50 39 29,5% 10 7,6% Tổng cộng 132 100% 32 24,2% Từ kết quả so sánh ở bảng trên cho thấy, bản có nhiều khúc hát trùng với hai bản khác nhiều nhất là bản NVB.1 (chiếm tỷ lệ 9,1%), còn lại hai bản là VNv.617 và NC.50 đều có số lượng giồng nhau (chiếm tỷ lệ 7,6%). Thế nhưng, đây mới chỉ là về số lượng, còn về thực chất những khúc hát có nội dung giống nhau ấy là khúc hát nào? Để cụ thể hơn về những khúc hát có nội dung giống nhau ấy, sau đây chúng tôi xin lập bảng như sau: 85 Bảng 3.5. Thống kê tên những khúc hát có nội dung giống nhau Số TT Bản NVB.1 Bản VNv.671 Bản NC.50 Nội dung khúc hát Nội dung khúc hát Nội dung khúc hát 1 Vật Dà Dìn Vật Dà Dìn Dà Dìn 2 Đánh bắt cá đánh cá Pắt ngoảng 3 Pắt ngoảng Vào cửa các tướng Viết phiếu gọi phu thuyền 4 Tới lễ các tướng Gọi phu chèo thuyền Lên thuyền vượt biển 5 Gọi phu lái thuyền Vượt biển Đến bến rồng 6 Lên thuyền vượt biển Viết bản tấu vua Viết bản tấu vua 7 Đến bến thềm rồng Nạp lễ vào kho nhà vua Vào cửa vua 8 Viết bản tấu vua Vào cửa vua Dâng lễ vật 9 Vào cửa Vua Xin cấp sắc và được cấp sắc Xin cấp sắc và được cấp sắc 10 Dâng lễ Thôi chầu Thôi chầu 11 Tấu xin cấp sắc và được cấp sắc 12 Thôi chầu (Ghi chú: Những dòng in đậm nghiêng là thể hiện cả ba văn bản cùng có nội dung giống nhau) Như bảng vừa thống kê trên cho thấy, bản VNv.671 có 10 khúc hát giống với bản NVB.1; bản NC.50 có 10 khúc hát giống với bản NVB.1. Thế nhưng, khi so sánh giữa bản VNv.671 với NC.50 thì hai bản chỉ giống nhau có 8 khúc hát. Đặc biệt hơn, giữa ba văn bản đều tập trung giống nhau ở những khúc hát gọi phu thuyền, nộp lễ vật và xin được cấp sắc. Để lý giải hiện tượng chênh lệch nhau về số lượng chương, khúc hát của ba văn bản nêu trên, chúng tôi dựa vào lý lịch của văn bản để nhìn nhận vấn đề. Từ đó chúng tôi rằng, ba văn bản thuộc ba địa phương (ba dòng then) khác nhau nên có hiện tượng khác biệt nhau. Bởi vì, mỗi một dòng Then sẽ được xây dựng “đường Then” riêng theo phong cách của từng dòng đó để phù hợp với hoàn cảnh môi trường của từng địa phương. 3.2.2. Trình tự các khúc hát trong văn bản Then cấp sắc 3.2.1.1. Về đề trình tự của các khúc hát 86 Lễ cấp sắc là một đại lễ lên đến cửa Ngọc Hoàng, nên hành trình đi lên là rất dài và sẽ phải trải qua nhiều cung bậc khác nhau. Về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đi trước đã có những công trình, bài viết nghiên cứu phân tích chỉ ra những cung bậc của cuộc hành trình lên thiên giới trong Then. Vậy nên, ở đây chúng tôi có kế thừa những thành quả nghiên cứu của người đi trước, để từ đó tiến hành khảo sát trong văn bản cụ thể, nhằm làm rõ hơn cuộc hành trình này. Qua khảo sát ba văn bản Then cấp sắc (NVB.1; VNv.671; NC.50), chúng tôi thấy văn bản nào thì có cách đi riêng, trình tự riêng của văn bản ấy, không hoàn toàn giống nhau, chỉ giống nhau ở một số điểm đích nơi cửa Ngọc Hoàng. Sau đây, chúng tôi xin lần lượt nêu ra kết quả khảo sát về trình tự những khúc hát trong từng văn bản Then cấp sắc như sau: - Bản NVB.1: Mở đầu từ cõi trần gian nhà gia chủ1) Khúc hát tâm tình của người khuân phu phải chia tay với người thân để đi làm nhiệm vụ  2) Tế chúa Đông Quân để báo cáo lý do của cuộc hành trình lên Thiên giới và mong ngài phù giúp cho  3) Chiêu binh chiêu tướng  4) Mừng cho gia chủ đã tổ chức nghi lễ cấp sắc  5) Khỏa lĩnh ngựa để tiến hành cuộc đi  6) Khỏa mượn đàn để mua vui trên đường đi  7) Sắp xếp bày binh  8) Trình báo tổ tiên  9) Lễ chay  10) Đệ lẩu  11) Bày binh  12) Kiểm soát lại các lễ vật trước khi lên đường  13) Khởi hành  14) Tới lễ Thổ công  15) Tới lễ Thành hoàng  16) Tới lễ Táo quân  17) Tới lễ các tướng  18) Tới lễ ông ngôi cả  19) Vật Dà Dìn mượn gậy thần thông  20) Săn bắt hươu nai  21) Mua trâu  22) Bắt ve sầu  23) Đánh bắt cá  24) Tế thần Khắc Khuông  25) Vượt núi Khau Khắc  26) Đến vùng cướp ngày  27) Đến vùng nắng rát  28) Đến vùng chỉ có trăng sáng  29) Đến vùng sương tuyết  30) đến mường không có đồng ruộng mà chỉ có núi  31) Đến vùng đỉa vắt  32) Đến vùng rừng đại ngàn xanh tốt  33) Đến vùng ngàn dã các loài hoa  34) Vượt núi Khau Hai nắng cháy  35) Gọi phu lái thuyền  36) Lên thuyền vượt biển  37) Tới lâu đài vân tiên  38) Tới chốn Nàng Hai  39) Tới chốn Quỳnh Lâm của Phật  40) Tới chốn Mẹ Sinh  41) Tới chốn tiên nhân, đánh cờ với tiên  42) Qua cửa Vũ Môn  43) Tới chốn Nhạc đài hải trung  44) Đến bến thềm rồng  45) Tắm rượu  46) Viết bản tấu vua  47) Vào cửa Vua  48) Dâng lễ  49) Tấu xin cấp sắc và được cấp sắc  50) Thôi chầu. 87 (Sau khi mãn chầu, đoàn quân nhà Then lại từng bước từ cửa Ngọc Hoàng trở về dương gian) 51) Rời khỏi cung Ngọc Hoàng  52) Đường thuyền về bản tiên  53) Qua đất Phật  54) Qua Thủy Liêm động  55) Xuống ngàn thiên lý rừng rậm núi cao  56) Gọi hồn còn thất lạc do ham chơi nơi cảnh lạ  57) Về tới cõi trần gian bình an. - Bản VNv.671: (Không thấy văn bản chép đoạn đầu, chỉ thấy bắt đầu từ Lập dinh thành thế) 1) Lập dinh thành thế  2) Vật Dà Dìn mượn gậy thần thông  3) Đánh thức lão Pú Cáy khổng lồ  4) đánh cá  5) Vào cửa Hành khiển  6) Vào cửa thày giáo  7) Vào cửa Phật già  8) Qua phủ Đông Hoàng chúa xuân  9) Vào cửa Mẻ Mụ  10) Vào cửa các tướng  11) Vào cửa muôn loài hoa  12) Đến dòng nước vàng  13) Gọi phu chèo thuyền  14) Vượt biển  15) Qua vùng những tiếng đàn tranh  16) Qua vùng Ô Giang Ngân Hán  17) Qua vùng lâu đài phong vân  18) Qua vùng những hoa  19) Qua vùng nguyệt đài thiên thai  20) Qua vùng nước sáng  21) Cập bến nghỉ ngơi  22) Vào chợ Tam Quang  23) Viết bản tấu vua  24) Gióng ba hồi chuông  25) Nạp lễ vào kho nhà vua  26) Thưởng thức cỗ trời  27) Cốc Bàn thưởng thức cỗ trời  28) Vào cửa vua Ngọc Hoàng  29) Xin cấp sắc và được cấp sắc  30) Thôi chầu. (Sau khi mãn chầu, đoàn quân nhà Then lại từng bước từ cửa Ngọc Hoàng trở về dương gian) 31) Đoàn quân trở xuống  32) Dựng núi Su Mi  33) Chơi én  34) Bát quái  35) 12 tháng đóng thuyền  36) Mời Thuông đặt chèo. - Bản NC.50: Khởi đầu các bước từ nhà gia chủ 1) Dảo lẩu  2) Quang bàn  3) Quét lẩu  4) Cấm phù  5) Cấm phù xuống Long Vương  6) Lập phủ Nam Huân  7) Dà Dìn  8) Pắt ngoảng  9) Viết phiếu gọi phu chèo thuyền  10) Lên thuyền vượt biển  11) Qua vùng Vân Đài Hải Nam  12) Qua vùng Ô Giang Ngân Hán  13) Qua vùng Ô Đài  14) Qua vùng Ngân Hà  15) Qua vùng Ngân Hán Bích Thiên  16) Qua vùng sóng nước phong ba  17) Qua vùng nguyệt đài long thiên  18) Qua vùng Thiên La  19) Qua vùng nước đỏ  20) Qua vùng Thủy tinh vân lộ  21) Qua vùng nước trong  22) Qua vùng Thủy quan kim phủ  23) Đến bến rồng  24) Viết bản tấu vua  25) Vào cửa vua  26) Dâng lễ vật  27) Vào cửa Thiên thai cửu trùng  28) Vào cửa khảm trai chữ triện  29) Vào cửa sơn đồng rồng treo  30) Vào cửa thiên thai rồng cuộn  31) 88 Vào cửa vân cung  32) Vào cửa Công đồng minh vương  33) Vào cửa Hoàng cung vọng bái  34) Tấu vua việc dâng lễ vật, xin cấp sắc và được cấp sắc  35) Thôi chầu. (Sau khi mãn chầu, đoàn quân nhà Then lại từng bước từ cửa Ngọc Hoàng trở về dương gian) 36) Rời khỏi cung Ngọc Hoàng  37) Dựng núi Su Mi  38) Tó nộc  39) Lập cảnh hoa. Như trên cho thấy, giữa ba văn bản có ba đường đi khác biệt nhau. Tuy ba đường đi khác nhau, nhưng đều giống nhau ở hai điểm chốt chính nhất là đường thuyền vượt biển, và vào cửa vua dâng lễ vật để xin cấp sắc và được cấp sắc. Điều này cho thấy, cho dù Then có ở địa bàn khác, dòng Then khác đi chăng nữa thì cái cốt chính của Then vẫn là một. Còn lại việc hành trình đi lên thiên giới, đi như thế nào là thuộc về tín ngưỡng của từng dòng Then sao cho phù hợp với địa phương ấy. Để thêm phần so sánh về trình tự các khúc hát Then cấp sắc, chúng tôi xin dẫn thêm ý kiến của Hoàng Triều Ân viết trong Văn học Hán Nôm dân tộc như sau: “Người học trò học làm Then, sau thời gian chừng mực một hai năm xin thầy cả cho làm lễ để được cấp sắc (gọi là Lẩu pụt) Trình tự các bài Lẩu pụt thường tối thiểu 21 bài thơ dài viết bằng chữ Nôm Tày: 1) Tẩy rửa bàn thờ. 2) Bắc cầu hào quang. 3) Lập phủ Thành Lâm. 4) Lập dinh thành thế. 6) Đánh vật mụ Giả Gỉn. 7) Đánh thức lão Pú Cấy. 8) Vượt biển (khảm hải). 9) Mở tiệc thết nàng. 10) Mường trời. 11) Cánh đồng nàng tiên. 12) Thằng cu Vỉnh. 13) Lọc vía hào quang. 14) Chọn lễ vào cung Ngọc Hoàng. 15) Cấp sắc. 16) Sát hạch gường sở. 17) Đội mũ cho gường sở. 18) Dựng núi Xu Mi. 19) Gái trai tìm bạn. 20) Khúc Then hài đối thoại. 21) Nhà dàng then. Với nhiều đám Lẩu Pụt, Then Cả còn tổ chức hát thêm nhiều bài khác nữa như: 1) Lập trạm chứa châm. 2) Điểm lễ. 3) Qua miếu thành hoàng. 4) Qua cánh đồng ma. 5) Dâng rượu. 6) Lập trạm phủ dương gian. 7) Cấm thế. 8) Lên trời (khỉn không). 9) Hái hoa chuối. 10) Săn hươu nai. 11) Mua trâu. 12) Viết bổn tâu vua. 13) Đánh cá. 14) Mổ trâu làm cỗ, v.v Mười bốn bài xen vào chỗ nào trong quá trình tiến hành lễ hội là do Then Cả quyết định. Nếu thêm bài thì phải kéo dài thêm thời gian lễ hội” [19, 50]. Nguyễn Thị Yên giới thiệu văn bản Then cấp sắc sưu tầm trực tiếp tại lễ cấp sắc năm 1999 của ông Nguyễn Văn Ngời ở huyện Quảng Hòa (nay là huyện Quảng Uyên), tỉnh Cao Bằng thì có các trình tự là: 1) Trọng hương. 2) Khảu tu sựa sòi. 3) 89 Lệnh Hương mừa tuyền các tướng. 4) Đầu Hôm. 5) Khảu tu tướng. 6) Rắp Mạ. 7) Khao mạ. 8) Đóng chuông đóng khánh. 9) Phuối pác. 10) Tứn mạ rẳp các tướng mà thâng vườn bjoóc tổ mạ. 11) Khao mạ. 12) Giải vế. 13) Rước tướng lồng. 14) Cấm Thế. 15) Quét cộ khoa. 16) Lệnh tẻo roong tướng. 17) Diệu lẩu. 18) Cuôm mủ noỏc tổng. 19) Diệu lẩu tiếp từ tổng mẻ mèng mừa thâng nặm tổ mạ. 20) Áp bjoóc áp cộ. 21) Sẻ cửa. 22) Sui ruông. 23) Diệu lẩu tiếp. 24) Khảu cung pù. 25) Cấp sắc. 26) Áp khoăn hào quang. 27) Lục khoăn hào quang. 28) Cái cầu hào quang. 29) Rước tướng lồng khám lẹ. 30) Mởi tướng Nam Hai – tướng Rưa. 31) Tham lẩu. 32) Sui ruông tản bjoóc. 33) Rống khách. 34) Mo thản. 35) Khay lẩu. [138, 309 - 473] Lê Trung Vũ trong bài “Lẩu Then Hà Giang” [84, 113] cho biết, lẩu Then ở Hà Giang ngoài chương mở đầu còn có 12 đoạn, gồm: 1) Đẩm đáng; 2) Thổ công; 3) Phi slẩn; 4) Phủ Thanh Lâm; 5) Hành khiển; 6) Po pỏi; 7) Xung; 8) Đẳm bôn; 9) Nặm lẩu; 10) Nặm kim; 11) Phố Tam quang; 12) Tàng khỉn lẩu. Vương Hùng trong bài “Qua mười hai cửa Then sức hút ở đâu” [84, 93] giới thiệu 12 cửa Then ở miền đông Cao Bằng, gồm: 1) cửa Thổ công; 2) cửa Thần nông; 3) cửa phủ Thành Lâm; 4) cửa tổ tiên; 5) cửa Ngụy Trưng; 6) cửa Tề Thiên; 7) cửa tổ sư; 8) cửa hành khiển; 9) cửa Nam Tào; 10) cửa Hoa Vương Thánh Mẫu; 11) cửa Tam bảo; 12) cửa Ngọc Hoàng. Từ những vấn đề vừa nêu trên, cộng với kết quả khảo sát ở trong văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày, chúng tôi có nhận xét là: “đường Then” cấp sắc được xây dựng theo từng dòng khác nhau, nên trình tự các khúc hát phụ thuộc vào từng dòng Then ấy. Đặc biệt, Then trong quá trình truyền bản đã được người sao chép ở các thế hệ luôn luôn bổ sung. Do đó, trình tự của những khúc hát sẽ không dừng lại ở con số 12, hoặc 14, hoặc 35, v.v mà còn phát triển hơn nữa, như trong kết quả của văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày đã thể hiện. Ngoài ra, như đã trình bày, các văn bản chữ Nôm Tày thường chỉ ghi chép những khúc hát riêng cho từng nghi lễ hoặc những khúc hát khó nhớ vì ít dùng (như lễ cấp sắc), còn những khúc phổ biến dùng chung cho tất cả các nghi lễ thì thường là ai cũng thuộc nên tùy vào nhu cầu cần ghi nhớ mà họ sẽ sao chép các cung đoạn văn bản cần thiết khác nhau. Trường hợp bản VNv.671 không thấy văn bản chép đoạn đầu, chỉ thấy bắt đầu từ Lập dinh thành thế có lẽ là vì lý do này. Cũng như 90 vậy, có lẽ vì sưu tầm trực tiếp tại nghi lễ cấp sắc mà Then cấp sắc của Nguyễn Thị Yên giới thiệu trong sách Then Tày có tới 35 mục khác nhau gắn với trình tự diễn xướng nghi lễ Then cấp sắc từ mở đầu cho đến khi kết thúc trong khi các văn bản Nôm Tày thường ít hơn hoặc có những mục không có. 3.2.1.2. Vấn đề các cửa Then thể hiện ở những khúc hát Viết về những cửa then, trong bài “Thử tìm hiểu ý nghĩa và chức năng thẩm mỹ trong hát Then của người Tày - Nùng”, Nguyễn Hữu Thu cho rằng: “Đường lên cung điện nhà trời phải qua mười hai cửa, gọi là 12 cửa Then” [84, 231]. Hoàng Tuấn Cư trong cuốn Then Tày, phần “Then bắc cầu xin hoa” cũng viết: “Tính chất tự sự của lời Then trước hết thể hiện ở “đường Then”. Bất kỳ một buổi lễ Then nào hành trình của Then từ trần gian lên đến tầng bình lưu xanh thẳm để gặp các đấng thần linh cũng phải đi qua 12 cửa Then và lời Then kể lại một cách rất sinh động chặng đường ấy” [35, 367]. Tiếp thu thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 văn bản (NVB.1; NC.50; VNv.671) và thấy có một số vấn đề như sau: Hai bản (NVB.1; NC.50) chỉ ghi tên một chương duy nhất có từ “cửa” là cửa Ngọc Hoàng. Các chương còn lại đều ghi ở dạng ý chỉ nội dung, như “tức pja” (bắt cá), “pắt ngoảng” (bắt ve sầu), “dự vài” (mua trâu), v.v Theo cách trình bày như thế, người đọc dễ nắm bắt được ngay là văn bản sẽ dùng vào việc lên cửa Ngọc Hoàng. Thế nhưng, việc trình bày này sẽ gây khó khăn cho người đọc khó nắm bắt nhanh được đâu là cửa nào, đến cửa nào (tức 12 cửa then). Do đó, người đọc muốn biết được từng cửa Then nào thì phải tìm hiểu về nội dung của câu hát trong khúc hát ấy thì mới có thể nhận ra. Ví dụ: khi đến cửa Tề Thiên, trong lời hát có câu: Nam Bắc ngòi ngàn dạ minh mung, Thủy Liêm động sơn quân Đại Thánh, Dọi lưu tuyền còn cảnh bạch vượn, Mì thạch bàn hoa sen choi chỏi, Ngoài hiên mai lan sói thông reo, Réo rắt tiếng chim kêu thánh thót, Dịch nghĩa: Bắc Nam nhìn ngàn dã mênh mông, Thủy Liêm động sơn quân Đại Thánh, 91 Dõi lưu truyền còn cảnh vượn trắng, Có thạch bàn hoa sen choi chói, Ngoài hiên mai lan sói thông reo, Réo rắt tiếng chim kêu thánh thót, [146, tờ 76a] Đối với bản VNv.671, chúng tôi thấy có ghi rõ tên 6 cửa (Hành Khiển, Thày giáo, Phật già, Mẻ Mụ, Các tướng, Cửa vua), còn lại 6 cửa nữa không thấy ghi. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát kỹ trong các khúc hát, thấy cả ba bản Then cấp sắc đều đề cập đầy đủ 12 cửa Then trên hành trình lên thiên giới. Về 12 cửa Then này, chúng tôi lập bảng theo trình tự của từng cửa như sau: Bảng 3.6. Thống kê các cửa Then theo hành trình Số TT Bản NVB.1 Bản VNv.671 Bản NC.50 Tên cửa Then Tên cửa Then Tên cửa Then 1 Cửa Thổ Công Cửa Thổ Công Cửa Thổ Công 2 Cửa Thành Hoàng Cửa Thần Nông Cửa Thần Nông 3 Cửa Thần Nông Cửa Thành Lâm Cửa Thành Lâm 4 Cửa phép Cửa Tổ tiên Cửa Tổ sư 5 Cửa Các tướng Cửa Ngụy Trưng Cửa Tổ tiên 6 Cửa Tổ Tiên Cửa Hành khiển Cửa Tề Thiên 7 Cửa Khau Khắc Cửa Thày giáo Cửa Hành khiển 8 Cửa Tề Thiên Cửa Pụt ké Cửa Khảm hải 9 Cửa Nam Tào Cửa Mẻ Mụ Cửa Nam Tào 10 Cửa Hoa vương Cửa các tướng Cửa Hoa vương 11 Cửa tàng lừa Cửa nặm kim Cửa Tam Bảo 12 Cửa Ngọc Hoàng Cửa Ngọc Hoàng Cửa Ngọc Hoàng Theo như bản thống kê trên cho thấy, những cửa Then của ba văn bản không giống nhau về trình tự đường đi. Điều này chứng tỏ giữa các dòng Then có những quy định riêng của từng dòng then. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Tày, những cửa Then trên có những ý nghĩa như sau: - Cửa Thổ Công: Thổ Công là vị thần trấn giữ ở đầu bản, ngài cai quản cả khu vực bản mường, nên ngài biết mọi chuyện trong bản. Do đó, đoàn quân nhà Then trước khi ra khỏi bản phải vào cúng lễ và báo cho ngài biết lý do của cuộc đi, đồng thời xin ngài trợ giúp trong quá trình lên mường trời. 92 - Cửa Thần Nông: Thần Nông là vị thần cai quản về nông nghiệp. Đoàn quân nhà Then sau khi ra khỏi làng thì đến một vùng có cánh đồng rộng mênh mông, lúa đua nhau xanh tốt. Tại đây, nhà Then vào bái lễ và cầu xin ngài ban cho mưa thuận gió hòa để được thực túc binh cường phục vụ cho chuyến đi. - Cửa Thành Lâm: Đây là trạm nghỉ dừng chân của đoàn quân then. Tại đây, nhà Then cho dừng ngựa, khao quân và chuẩn bị thêm binh lương để tiếp tục cuộc hành trình. - Cửa Tổ tiên: Đoàn quân nhà Then gặp tổ tiên bày tỏ nhiệm vụ của chuyến đi, đồng thời xin tổ tiên giúp đỡ trên đường đi tiếp theo. - Cửa Ngụy Trưng: Ngụy Trưng là tướng của Đường Thái Tông, người xuất hồn chém Long Vương. Sau đó viết thư riêng cho Thôi Giác (bạn cũ đã chết và làm trướng án phán quan ở âm phủ chữa số mệnh cho Đường Thái Tông). Thôi Giác nhận thư bạn sổ thêm hai nét bút để vua được hưởng thọ thêm hai mươi năm nữa - Cửa Tề Thiên: Đoàn quân nhà Then đi đến nơi thành quách toàn bằng đá trắng. Đó là động hoa quả của vua khỉ (tục gọi là cửa Tề Thiên). Then mời Tề Thiên lên thượng giới. - Cửa Tổ sư (hay còn gọi là cửa Thày giáo), cửa thầy truyền nghề cho Then: Đoàn quân nhà Then vào cửa này để báo cáo với thày về mục đích chuyến đi và xin sư phụ ban cho thêm phép để hoàn thành cuộc hành trình. - Cửa Hành khiển: Cửa này chuyên có nhiệm vụ giải quyết các sự vụ của Thiên đình. - Cửa Nam Tào: Cửa của vị thần trông coi về tuổi thọ của muôn dân ở hạ giới. - Cửa Hoa Vương thánh mẫu: Cửa của vị nữ thần trông coi về việc nhân duyên và con cái, nguyên tiếng Tày gọi là Mẻ Bjoóc (Mẹ Hoa). - Cửa Tam Bảo: Cửa của thần thay mặt Ngọc Hoàng trông coi về phẩm trật của các dòng Then. - Cửa Ngọc Hoàng: Đây là mường trời. Quân Then tâu lên Ngọc Hoàng toàn bộ cuộc hành trình và khao quân thưởng tướng, tuyên dương công trạng từng người, và lòng thành của tín chủ, thỉn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_van_ban_then_cap_sac_nom_tay_tai_vien_ngh.pdf
Tài liệu liên quan