Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 11

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.1. Các nghiên cứu liên quan công bố trong và ngoài nước 11

1.2 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu 33

1.3 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết 36

Chương 2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực thi chính sách

giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

38

2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận

đa chiều và chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều

38

2.2 Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều

54

2.3 Kinh nghiệm một số địa phương và bài học về thực thi chính sách

giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho tỉnh Vĩnh

Long

69

Chương 3 Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo

tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long

77

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động

đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều

77

3.2

3.3

Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2019

Đánh giá chung về thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn

pdf180 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ở tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hồ chức nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp Kết luận chương 2 Nghèo đa chiều là cách tiếp cận mới nhằm hạn chế việc bỏ sót những đối tượng tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại nghèo về các chiều cạnh khác. Việt Nam cam kết xóa bỏ tình trạng nghèo dưới mọi hình thức, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau. Để thực hiện cam kết trước cộng đồng quốc tế, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đổi mới phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Chương 2 đã tập trung làm rõ hơn quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Trong đó thống nhất giảm nghèo là định hướng lớn trong chủ trương xây dựng, phát triển đất nước của Đảng ta. Luận án đã làm rõ hơn những khía cạnh xung quanh khái niệm giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; những điểm mới, những vấn đề đặt ra trong khái niệm, trong thực thi giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, trong đó nhất quán với luận điểm: giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dựa trên nền tảng phải bảo đảm nhu cầu mức sống tối thiểu của người nghèo, không chỉ về thu nhập mà bao gồm cả đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. 77 Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở TỈNH VĨNH LONG 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long tác động đến thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào năm 1732 với nhiều tên gọi địa danh khác nhau. Năm 1832 toàn bộ vùng đất Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trấn Vĩnh Thanh được gọi là tỉnh Vĩnh Long gồm có 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng. Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thôn tính, xác lập hệ thống chính quyền thực dân để bóc lột khai thác. Ngày 5/1/1876, Thống đốc Nam kỳ Dupere ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn là Sài Gòn, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bassac. Mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính, trong đó khu vực hành chính Vĩnh Long gồm 4 tiểu khu là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Ngày 20/12/1899, Toàn 36 quyền Đông Dương Paul Doumer ký Nghị định chính thức đổi tên gọi tiểu khu thành tỉnh, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ cuối năm 1954 đến 1975, chính quyền Sài Gòn đã tách tỉnh Vĩnh Trà thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) đất nước thống nhất, ngày 15/2/1976 tỉnh Cửu Long được thiết lập trên cơ sở của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được phân chia thành 8 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện (Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân) với 107 đơn vị xã, phường, thị trấn và 846 khóm, ấp. 78 Diện tích tự nhiên Vĩnh Long rộng 148.737 ha (1.487,37 km2), trong đó có 114.528 ha trồng lúa và cây ăn trái. Khí hậu Vĩnh Long nằm trong khu vực có lượng gió lớn và thường có 3 hướng gió chính là gió Tây Nam, Đông Bắc, và gió Đông Nam nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão từ biển Đông. Mặc dù ít bị mưa lũ diễn ra bởi thời tiết tương đối điều hòa, nhưng hiện tượng bị ngập lụt vẫn xảy ra ở nhiều nơi như ở các tuyến sông, kênh rạch cũng đã làm cản trở đời sống sinh hoạt của dân cư nơi đây và cũng chính dân cư sống ở vùng ngập lụt họ cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về điều kiện để đảm bảo giữ vững quốc phòng an ninh, ổn định xã hội ở địa phương. Vĩnh Long là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vĩnh Long nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, rất thuận lợi cho hệ thống giao thông huyết mạch đường bộ và đường thủy đi qua, trong đó hệ thống đường bộ nội địa có năm quốc lộ kết nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Cần thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và là cửa ngõ vị trí chiến lược quốc phòng an ninh khu vực Tây Nam Bộ. Là tỉnh có vị trí địa lý nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, Vĩnh Long có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. 79 Đồng thời sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. 3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Vĩnh Long Có thể khái quát điều kiện kinh tế Vĩnh Long có hai vùng trọng điểm: Vùng kinh tế thuộc khu vực sông Tiền là các xã phường thị trấn gần trung tâm thành phố, huyện nối liền với trục giao thông chính trên 3 Quốc lộ: Quốc lộ 1A, Quốc 54, Quốc lộ 57 rất thuận lợi để phát triển KT-XH; Vùng kinh tế thuộc khu vực sông Hậu là các xã, thị trấn cách trung tâm thành phố Vĩnh Long khoảng 20km đến 58km nối liền với trục giao thông thủy bộ thuộc một bộ phận của tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53 và Quốc lộ 80. Gồm 68 xã, thị trấn thuộc các huyện Tam Bình, huyện Bình Minh, huyện Bình Tân, huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn. Với vị trí địa lý xa trung tâm thành phố, tỉnh lỵ nhưng đặc trưng vùng kinh tế trong khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long - một trong ba vùng trọng điểm của đất nước, ngoài người Kinh ở Vĩnh Long còn là vùng cư trú tự nhiên của nhiều dân tộc. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.022.791 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.862 người, chiếm 16,6% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 852.929 người, chiếm 83,4% dân số. Dân số nam đạt 503.878 người, trong khi đó nữ đạt 518.913 người. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83% dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09% và 21,08% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,02‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87%. Toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 997.792 người, người Khmer có 21.820 người, người Hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường. Vĩnh Long có 11 tôn giáo khác nhau chiếm 372.280 người, nhiều nhất là Phật giáo có 80 187.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 66.269 người, Công giáo có 66.220 người, đạo Cao Đài có 46.226 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 3.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 16 người, còn lại là đạo Bà-la-môn chỉ có một người [66]. Năm 2019, kinh tế của tỉnh Vĩnh Long duy trì đà tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 6,22%. Các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh Vĩnh Long cơ bản được hoàn thành, có 20/22 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 6.794 tỷ đồng, đạt 110,1% dự toán và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.117 tỷ đồng, đạt 102,29% kế hoạch và tăng 8,46% so với năm 2018. Cùng với đó, tạo thêm việc làm mới cho 25.242 lao động, đạt 126,21% kế hoạch và tăng 8,82% so với năm 2018; thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 50,65 triệu đồng, tăng 2,55 triệu đồng so với năm 2018 (năm 2018 là 48,1 triệu đồng) [71]. Mặc dù có hai vùng kinh tế trọng điểm là khu vực sông Tiền và khu vực sông Hậu, nhưng kinh tế Vĩnh Long chưa tương xứng với tiềm năng, chưa chuyển dịch tốt cơ cấu kinh tế vẫn còn hình thức độc canh cây lúa. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kém phát triển, thiếu nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho CNH, HĐH, có nơi cơ sở hạ tầng còn tụt hậu xa so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có mặt yếu kém hơn một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long là một tỉnh vùng trũng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có lực lượng lao động chiếm gần 70% dân số. Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song công tác giải quyết việc làm ở Vĩnh Long cũng còn một số khó khăn như: Chất lượng nguồn lao động còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, nhất là thị trường lao động ngoài nước. Công tác chỉ đạo, điều hành tại một số cơ sở còn thiếu tích cực; sự phối kết hợp giữa các địa phương, 81 cơ sở với các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng lao động chưa chặt chẽ, lực lượng lao động không có việc làm còn khá lớn, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và những ngành khác về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế. Tỷ lệ người nghèo, thiếu việc làm và chưa được đào tạo còn là vấn đề nóng bỏng nhưng chưa được giải quyết tốt. 3.1.3. Thực thi chính sách giảm nghèo ở Vĩnh Long giai đoạn từ 2011 – 2015 3.1.3.1 Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình giảm nghèo Để triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo, Tỉnh ủy Vĩnh Long ban hành Chương trình số 05-CTr/TU, ngày 17/10/2011 về giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1369 /QĐ-UBND ngày 28 /8/2012 về Kế hoạch giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch thực hiện hàng năm; các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và cấp huyện, xã căn cứ nhiệm vụ được phân công, hàng năm xây dựng kế hoạch lồng ghép công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ và tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Các ngành, các cấptập trung thực hiện các chính sách đối với người nghèo gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng cường công tác vận động xã hội hóa thực hiện chương trình giảm nghèo. Từ năm 2011 đến 2015, hàng năm Ban chỉ đạo chương trình thường xuyên cũng cố Ban chỉ đạo, bổ sung, thay thế các thành viên, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định về việc kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh: Ban chỉ đạo giải quyết việc làm và giảm nghèo, do đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban thường trực, các đồng chí lãnh đạo Sở Tài chính, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Xây dựng, Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh là Phó trưởng ban, các Ủy viên là lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. 82 Trên cơ sở thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, thị xã, thành phố; cấp xã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã: Cấp huyện: do Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phụ trách Văn hóa xã hội làm trưởng ban; Lãnh đạo phòng Lao động – Thương binh và Xã hội làm phó ban thường trực, các Ủy viên là lãnh đạo các phòng, ban của cấp huyện; Cấp xã: Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn hóa xã hội làm trưởng ban, có nơi do Chủ tịch xã làm Trưởng ban chỉ đạo chương trình; Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc công chức văn hóa xã hội làm phó ban thường trực, các Ủy viên là lãnh đạo các đơn vị có liên quan cấp xã. 3.1.3.2 Tình hình triển khai và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo Công tác chỉ đạo điều hành: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp được quan tâm, thực hiện thường xuyên; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể được phát huy. UBND tỉnh Vĩnh Long, ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND, ngày 17/01/2014 về Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, cụ thể: - Hỗ trợ đất ở: 31 hộ với tổng kinh phí 1.023 triệu đồng (Trong đó, ngân sách TW hỗ trợ 930 triệu đồng và ngân sách địa phương hỗ trợ 93 triệu đồng). Đã giải ngân 13/31 hộ, với kinh phí thực hiện 429 triệu đồng. - Chính sách vay vốn chuộc lại đất sản xuất: 179 hộ với tổng kinh phí thực hiện 5.370 triệu đồng từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đã giải ngân 162/179 hộ, với kinh phí thực hiện 4.860 triệu đồng. - Chính sách vay vốn, để tạo việc làm, phát triển sản xuất: Có 126 hộ với tổng kinh phí thực hiện 1.008 triệu đồng từ nguồn vốn vay từ Ngân hành Chính sách xã hội. Đã giải ngân 37/126 hộ, với kinh phí thực hiện 296 triệu đồng. Tổng kinh phí thực hiện theo kế hoạch: 7.401 triệu đồng (Kinh phí từ ngân sách 83 TW 930 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ 93 triệu đồng; vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh là 6.378 triệu đồng [62]. Giữa Trung ương và địa phương luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thông báo, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn vốn của chương trình; việc bố trí và phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện theo đúng quy định; khi có các văn bản ban hành, địa phương luôn triển khai kịp thời. Ở địa phương, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo luôn được quan tâm, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp; được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách khác để thực hiện nhằm đạt mục tiêu của chương trình như: chương trình MTQG, Việc làm và Dạy nghề; chương trình MTQG Giáo dục; chính sách về y tế; chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo; chính sách trợ giúp pháp lý. Việc bố trí kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được Trung ương quan tâm hỗ trợ. Trong 05 năm 2011 – 2015 tổng kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo là 5.879,149 tỷ đồng, trong đó kinh phí Trung ương là 4.463,451 triệu đồng ; kinh phí địa phương là 28,080 tỷ đồng ; đã vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí 1.387,618 tỷ đồng, trong đó quỹ vì người nghèo 137, 989 tỷ đồng, quỹ an sinh xã hội 1.249,629 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người nghèo xây dựng nhà ở, sản xuất và đời sống, cấp, bảo hiểm y tế hộ cận nghèo, khám chữa bệnh, phát học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và nhiều hoạt động từ thiện khác [61]. Công tác giám sát, đánh giá Hàng năm Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát thực tế quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, phối hợp của các ban ngành đoàn thể, giám sát trực tiếp xuống hộ dân nhằm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện của cơ sở. Cơ chế giám sát đánh giá thực hiện theo quy chế, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu và thời gian cụ thể theo kế hoạch đề ra. Phát huy sự tham gia của cộng đồng, thông qua các nguồn tài trợ của các mạnh thường quân như: xây dựng nhà ở, phát quà nhân dịp Tết Nguyên 84 đán, khám chữa bệnh, cứu trợ đột xuất cho người nghèo, góp phần ổn định cuộc sống cho hộ nghèo và phát huy sức mạnh trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Thông qua tác động, hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo,tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm 7,8% (từ 10,23% năm 2011 giảm còn 2,43% vào tháng 11 năm 2015), bình quân mỗi năm giảm 1,56% [62]. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, các dịch vụ đối với người nghèo như: y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt, nhà ở, cơ bản được đáp ứng. Công tác thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai đồng bộ kịp thời, đúng đối tượng. Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,56%/năm (Đầu năm 2011 toàn tỉnh có 10,23%, đến tháng 11 năm 2015 còn 2,43%, đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết đề ra giảm 1-2%) [61]. Nâng cao năng lực giảm nghèo: qua 05 năm tỉnh đã tổ chức 68 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực giảm nghèo cho 9.700 lượt cán bộ các cấp,kinh phí thực hiện 1.001 triệu đồng. Nội dung chủ yếu là nâng cao nhận thức, xây dựng và lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo ở cơ sở, phương pháp huy động sự tham gia của người dân, huy động nguồn lực ở cộng đồng, triển khai rà soát hộ nghèo hàng năm và hướng dẫn cài đặt, nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý; đã tổ chức 01 cuộc tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương [61]. + Hỗ trợ vốn vay: Thông qua ủy thác từ các Hội, Đoàn thể, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 252.664 lượt hộ nghèo, 85.913 lượt hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất; 21.900 lượt hộ vay chương trình học sinh-sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo; 38 lượt hộ vay xuất khẩu lao động; cho vay hộ nghèo nhà ở là 2.833 hộ; cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 1.416; 2.306 lượt hộ vay sản xuất kinh doanh và thương nhân hoạt động vùng khó khăn; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường là 37.238 hộ; vay nhà ở hộ nghèo quyết định 167/QĐ-TTg là 2.833 hộ; cho vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 85 3.152 hộ; vay mua nhà trả chậm ở cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long là 1.241 hộ, tổng kinh phí 4.062,256 tỷ đồng [61]. + Các mô hình giảm nghèo: Để giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững các địa phương và hộ gia đình có những mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả cao từ nguồn ngân sách và vốn vay của hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội đã giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững như: mô hình trồng lan cắt cành, đan lát, tổ liên kết sản xuất, nuôi lươn, nuôi gắn, dệt chiếu,. + Dạy nghề cho người nghèo, người cận nghèo: Từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014 – 2015, toàn tỉnh hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, vận động xã hội hoá hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mua sách giáo khoa, bảo hiểm y tế, học bổng, cho trên 46.054 lượt em và vận động xây dựng trường học, dụng cụ học tập,với tổng kinh phí 365,650 tỷ đồng [61]. Trong 05 năm đã miễn phí học nghề cho 8.477 lượt người nghèo, người cận nghèo tham gia với kinh phí là 6,847 tỷ đồng, trong đó 4.575 người nghèo, 3.902 người cận nghèo [61]. + Về y tế: Hỗ trợ mua 392.920 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và 162.795 lượt bảo hiểm y tế cho người cận nghèo mới thoát nghèo theo Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và người cận nghèo theo Quyết định 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng kinh phí thực hiện trên 262,353 tỷ đồng [61]. + Hỗ trợ nhà ở: Hỗ trợ 8.621 căn nhà ở cho người nghèo với kinh phí 173,067 tỷ đồng, trong đó 2.877 căn nhà ở cho đối tượng theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí hơn 29,878 tỷ đồng (không kể vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội); hỗ trợ từ nguồn vận động xã hội hóa 5.744 căn với kinh phí 143,189 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở thông qua Ngân hàng chính sách xã hội cho đối tượng thuộc hộ nghèo theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg 2.833 căn, với kinh phí hơn 22 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng nhà ở cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ 1.353 căn với kinh phí 25,894 tỷ đồng [61]. 86 + Hỗ trợ tiền điện: Thực hiện Quyết định 2409/QĐ-TTg và Quyết định 60/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, từ năm 2011 đến nay, hỗ trợ tiền điện cho 90.351 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, kinh phí là 57,245 tỷ đồng [61]. + Trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Tổ chức 09 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo có 627 người tham dự; tổ chức 500 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động có 13.355 người tham dự; tổ chức 876 cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý có 19.153 người tham dự; tư vấn pháp luật cho 3.001 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; qua 05 năm Trung tâm đã cử trợ giúp pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia bào chữa- bảo vệ cho đối tượng là 276 vụ, 10 vụ đại diện ngoài tố tụng, 16 vụ hình thức khác. Tổng kinh phí là 553 triệu đồng [61]. + Công tác xã hội hoá giảm nghèo: Tập trung thực hiện xã hội hoá chương trình giảm nghèo: qua đó, các Sở, ban, ngành,Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện tốt Chương trình giải quyết việc làm – giảm nghèo bền vững, vận động các nguồn lực xã hội, tổ chức hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực: hỗ trợ xây dựng nhà ở, mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, vốn sản xuất, cây con giống, điều trị bệnh dài hạn, học bổng cho học sinh nghèo, cứu trợ, cứu tế, xây dựng cầu đường, trường học với tổng giá trị vận động là 1.387,618 tỷ đồng, trong đó quỹ vì người nghèo 137,989 tỷ đồng, quỹ an sinh xã hội 1,249.629 tỷ đồng [61]. + Truyền thông về giảm nghèo: Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được đa dạng hóa cả về hình thức và nội dungtỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông Chương trình giảm nghèo đến các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn, người dân và hộ nghèo, cận nghèo được 479 cuộc có 15.685 lượt người tham dự, đồng thời kết hợp với Báo Lao động Xã hội, phân xã Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long viết bài tuyên truyền và Đài truyền hình Vĩnh Long, Phân xã Vĩnh Long thực hiện ký sự về giảm 87 nghèo, xây dựng pano, bangol truyền thông về giảm nghèo tại các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh; phát hành 142.000 tờ gấp và cẩm nang về các chính sách giảm nghèo nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ các cấp, người nghèo, người cận nghèo, người dân để hiểu rõ về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, người cận nghèo, kinh phí thực hiện truyền thông về giảm nghèo là 1,017 triệu đồng. Từ đó, người dân nói chung, người nghèo nói riêng nâng cao được nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phát huy quyền dân chủ giám sát việc thực hiện hỗ trợ của Nhà nước [61]. Triển khai các dự án giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo: hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối kết hợp với một số Sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo thành lập đoàn giám sát do cơ quan Thường trực làm trưởng đoàn qua 05 năm đã tổ chức 298 cuộc kiểm tra đánh giá, giám sát 08 huyện, thị xã, thành phố và xã, phường thị trấn với trên1.500 lượt hộ đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, và khảo sát thực tế 2.680 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, kinh phí 786 triệu đồng [61]. Chương trình 135, bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn: thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ- TTg, ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp được triển khai thực hiện đối với 04 xã khó khăn thuộc khu vực II với mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/năm và 01 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III với mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/năm. Tổ chức rà soát, theo đó nhu cầu vay vốn phát triển sảnxuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăntheo Quyết định số54/2012/QĐ-TTg là 1.181 hộ với tổng kinh phí thực hiện là 9,448 tỷ đồng.Đã giảingân được 189 hộ với số tiền 1,512 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng chínhsách xã hội tỉnh [61]. 3.1.3.3 Đánh giá tình hình thực thi chính sách giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 88 Những kết quả đạt được Về thiết kế chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 được ban hành phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo theo mục tiêu đề ra. Hoạt động của các dự án, cơ chế quản lý và điều hành chương trình được thiết kế phù hợp với mục tiêu giảm nghèo. Năm năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn xác định xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sở, ban, ngành thuộc thành viên Ban chỉ đạo đã phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện. Các địa phương đã cụ thể hóa chương trình, kế hoạch giảm nghèo, cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu giảm nghèo đã được triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_thi_chinh_sach_giam_ngheo_theo_chuan_ngheo_tiep.pdf
Tài liệu liên quan