Luận án Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC .1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .4

DANH MỤC BẢNG BIỂU .5

DANH MỤC HÌNH VẼ .7

MỞ ĐẦU .9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ

TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT .16

1.1 NGHIÊN CỨU VỀ LŨ LỤT.16

1.2 NGHIÊN CỨU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT.18

1.2.1 Khái niệm và định nghĩa.18

1.2.2 Tổng quan nghiên cứu tính dễ bị tổn thương trong và ngoài nước.27

1.2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới.27

1.2.2.2 Nghiên cứu trong nước.30

1.2.3 Những vấn đề tồn tại và định hướng nghiên cứu.34

Chương 2 NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ

BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT.36

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT .

.36

2.2 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG .40

2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học.40

2.2.2 Phương pháp tích hợp bản đồ .41

2.2.3 Phương pháp tính chỉ số .43

Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN LƯU

VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN.61

3.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI.61

3.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên .61

pdf157 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều dài các sông đều ngắn. Những điều kiện này của địa hình không chỉ làm cho nước lũ lên nhanh ở thượng lưu và gây úng ngập ở vùng hạ lưu. Các hoạt động của sóng, thủy triều, các dòng bồi tích ven biển, cát bay, cát thổi là những điều kiện cản trở dòng chảy gây nên úng ngập vùng hạ lưu khi có mưa lớn (hạn chế khả năng thoát lũ) [35, 48]. Một trong những nguyên nhân khác tác động tới quá trình tiêu thoát lũ vùng cửa sông liên quan tới địa hình đó là hệ thống các nhánh sông vùng cửa sông Vu Gia - Thu Bồn thể hiện kiểu phân nhánh khá điển hình, đặc trưng cho môi trường trầm tích với nguồn cung cấp bồi tích lớn, tỷ lệ trầm tích đáy so với tổng lượng bồi tích cao và độ uốn khúc, độ ổn định của dòng chảy thấp. Chính hiện tượng sông uốn khúc mạnh đoạn từ nơi hai con sông Vu Gia và Thu Bồn gặp nhau đến Câu Lâu trên sông Thu Bồn và ở nhiều khúc uốn sông cổ phân bố trên bề mặt tích tụ sông - biển ở Điện Bàn và nhiều nơi khác ở đồng bằng Quảng Nam đã làm tăng quá trình tích 63 tụ trầm tích đáy, tạo các bãi bồi giữa lòng, giảm độ dốc cục bộ của bề mặt dòng chảy, làm đáy sông bị nâng cao dần và hậu quả là tạo sự cản trở dòng chảy, tăng nguy cơ ngập lụt do hoạt động chảy tràn ra 2 bên bờ sông [35] (Hình 3.2). Hình 3.2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Nguồn: Atlat 2005 3.1.1.3 Địa chất - Thổ nhưỡng Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nằm trong các giới hạn địa tầng của 3 đới kiến tạo là Khâm Đức, A Vương – Sêkông và Nông Sơn - Đới Khâm Đức có cấu trúc phức tạp và bị biến cải nhiều lần, đới này bao gồm các phức hệ tiền Cambri, Paleozoi hạ và phức hệ Kainozoi; - Đới A Vương – Sêkông chiếm phần lớn diện tích phía Bắc của lưu vực, hình thành một nếp lớp có trục á vĩ tuyến. Phức hệ này 64 được đặc trưng bởi tổ hợp đá phun trào mafit xen lẫn trầm tích silic; - Đới Nông Sơn gồm 4 phức hệ là tiền Cambri, Sericot clorit, Paleozoi thượng – Mesozoi hạ và Mesozoi thượng [35, 48].. Tính chất nứt nẻ, khả năng thấm nước của lớp đất đá bề mặt và các cấu trúc nâng hạ hiện đại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất nghiêm trọng của lũ lụt. Với một diện tích khá lớn (80%) bề mặt đá gốc phân bố ở thượng lưu của lưu vực được đặc trưng bởi lớp vỏ phong hóa ferosialit có bề dày mỏng, ít thấm nước; trong khi đó ở vùng hạ lưu các bề mặt đồng bằng tích tụ sông, sông - biển, biển được cấu tạo chủ yếu bởi sét bột có bề dày mỏng làm cho khả năng thấm nước yếu dẫn đến hậu quả là tỷ lệ nước chảy tràn trên mặt sẽ tăng lên tính chất nghiêm trọng của lũ lụt [35]. Trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có các nhóm đất chính là đất cồn cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất phù sa châu thổ, đất vàng và đất mùn đỏ. Những loại đất này có khả năng trữ ẩm kém và tiêu thoát nước nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự khốc liệt của lũ trên lưu vực [35]. 3.1.1.4 Thảm phủ thực vật Do là nơi giao lưu của nhiều luồng thực vật, cho nên thành phần thực vật trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn khá phong phú: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 1000m; kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng cây lá kim hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao dưới 1000m [35, 48]. Tổng diện tích đất rừng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (2010) có 741409 ha chiếm 63,2% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ 317705 ha (27,1%), rừng đặc dụng 164916 ha (14,0%) và rừng sản xuất 258788 ha (22,1%). Do điều kiện địa hình đồi núi cao trên lưu vực chiếm diện tích lớn phía thượng lưu và trung lưu. Diện tích rừng tự nhiên che phủ chiếm đến gần 41% diện tích lưu vực, tuy nhiên rừng ở đây chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi có cấu trúc đơn 65 giản nên khả năng giữ nước và điều tiết nước kém và khả năng cắt lũ của rừng cũng không cao [35, 48]. 3.1.1.5 Khí hậu Khí hậu ở lưu vực hệ thống sông Thu Bồn mang đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng lưu vực nằm ở ngay phía nam dãy Bạch Mã và sườn phía đông dãy Trường Sơn, các đồi núi cao bao bọc ở phía Bắc, Tây và Nam còn phía Đông là biển, cho nên khí hậu trong lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có những đặc trưng: nhiệt độ không khí trung bình năm từ 24 – 260C, có xu thế cao ở đồng bằng - ven biển và thấp ở vùng núi; độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ở mức cao 80 – 90%; lượng bốc hơi tiềm năng khoảng 1000 – 1500mm. Đây này là điều kiện gây nên lượng mưa năm trên lưu vực là rất phong phú với lượng mưa trung bình nhiều năm đạt 2612mm (bảng 3.1). Mùa mưa hàng năm thường xuất hiện vào các tháng IX -XII và chiếm tới 60 - 80% tổng lượng mưa năm [35]. Bảng 3.1: Trung bình lượng mưa năm các trạm trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Trạm Đà Nẵng Ái Nghĩa Hội An Hội Khách Thạnh Mỹ Trao Xnăm (mm) 2088,7 2310,7 2211,0 2298,0 2203,7 2012,0 Trạm Khâm Đức Nông Sơn Quế Sơn Trà My Tiên Phước Xnăm (mm) 2818,2 2870,2 2496,7 3967,0 3061,6 Nguồn: [35] Mưa lớn ở dải duyên hải miền Trung nói chung và ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nói riêng là hệ quả tổng hợp của 3 nhân tố: luồng gió Đông mạnh với hàm lượng ẩm cao; các nhiễu động khí quyển quy mô lớn và tác động động lực mạnh mẽ của địa hình Trường Sơn. Cả ba nhân tố nêu trên đều rất quan trọng nhưng mưa lớn chỉ xảy ra khi có nhiễu động khí quyển, chủ yếu là các vùng gió xoáy (bão, áp thấp nhiệt đới), dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ) và front lạnh. Với các hoạt động của các hình thế thời tiết khác nhau, việc hình thành mưa (cả về lượng lẫn phân bố mưa theo không gian, vị trí trung tâm mưa) cũng là nguyên nhân gây lũ lớn và ngập lụt các lưu vực sông vùng nghiên cứu. Các lưu vực trải dài từ vùng núi xuống vùng đồng 66 bằng nên mưa xuất hiện không đều trên toàn lưu vực [35]. Quy luật xuất hiện các nhiễu động thời tiết trên dải ven biển Việt Nam nói chung và dải ven biển tỉnh nói riêng khá phức tạp. Theo thống kê, nếu như trong các thập kỷ trước bão và ATNĐ đổ bộ chủ yếu vào dải ven biển Bắc bộ thì trong những năm gần đây số lượng bão và ATNĐ đổ bộ vào dải ven biển miền Trung đặc biệt khu vực Nam Trung bộ gia tăng một cách đáng kể (chiếm tới 64,3% số cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam). Thêm vào đó cấp độ của các cơn bão cũng lớn hơn nhiều so với trước đây, các cơn bão làm nước biển dâng cao trên 2m chiếm 11% số lượng cơn bão đổ bộ vào dải ven biển Nam Trung bộ. Hàng năm bão thường xuất hiện chủ yếu tập trung vào tháng X và tháng XI. Tóm lại nguyên nhân gây ra mưa lũ trên lưu vực hệ thống sông Thu Bồn phần lớn là do các hình thế thời tiết là bão, ATNĐ, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và sự phối hợp hoạt động giữa các cơn bão đổ bộ liên tiếp và động của không khí lạnh kết hợp dải hội tụ nhiệt đới [35]. 3.1.1.6 Thủy văn a. Mạng lưới sông suối Được hình thành từ hai dòng chính là sông Vu Gia và sông Thu Bồn, bắt nguồn vùng núi Ngọc Linh ở độ cao 1600m, với chiều dài 206km đổ ra biển tại vịnh Đà Nẵng qua 3 phân lưu: sông Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và Trường Giang (cửa Lở). Các sông suối trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung lưu và chuyển hướng chảy Tây - Đông ở vùng hạ lưu. Hệ số uốn khúc của các sông lớn xấp xỉ 2,0. Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn phát triển với tổng số 78 phụ lưu có chiều dài sông chính lớn hơn 10km (Bảng 3.2) và (Hình 3.3). Dòng chính Thu Bồn có nhiều nhánh sông, đáng kể có các sông sau: sông Tranh có diện tích lưu vực 644km2 với chiều dài sông là 196km; sông Khang có diện tích lưu vực 609km2 với chiều dài sông là 57km; sông Trường có diện tích lưu 67 vực 446km2 với chiều dài sông là 29km. Sông Vu Gia nằm ở phía bên trái dòng chính sông Thu Bồn, bắt nguồn từ sườn phía Tây Nam dãy núi Ngọc Linh, chảy theo hướng Bắc - Nam đến gần thượng lưu Hội Khách thì tiếp nhận sông Bung và nhận thêm sông Kôn ở hạ lưu Hội Khách. Khi chảy đến Ái Nghĩa, sông Vu Gia có phân lưu Quảng Huế chảy vào sông Thu Bồn, còn dòng chính tiếp tục chảy và đổ về cửa Đà Nẵng. Sông Vu Gia có một số phụ lưu: sông Cái (ĐăkMi) với chiều dài 129km và diện tích lưu vực 1900km2; Sông Bung có nhiều nhánh nhỏ nhưng đáng kể nhất là sông A Vương có diện tích lưu vực 898km2, chiều dài 84km; sông Con có diện tích lưu vực 627km2, chiều dài sông 47km [35, 48].. Hình 3.3: Mạng lưới sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Nguồn:Atlat 2005) 68 Bảng 3.2: Danh mục nhánh chính thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Tên sông, suối Chảy ra Chiều dài (km) Diện tích lưu vực (km2) Thuộc tỉnh, thành phố Ghi chú Thuộc Sông Vu Gia - Thu Bồn Biển 10035 Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam Sông Vu Gia Sông Thu Bồn 209 5425 Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng Diện tích lưu vực và chiều dài dòng chính tính đến Giao Thủy Sông Nước Chè Sông Vu Gia 38 284 Kon Tum, Quảng Nam Sông Thanh Sông Vu Gia 72 552 Kon Tum, Quảng Nam Tên khác: Sông Đắk Peng Sông Côn Sông Vu Gia 59 634 Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Tên Khác: Sông Con Sông Vĩnh Điện Sông Vu Gia 23 Đà Nẵng, Quảng Nam Tên khác: Sông Đò Toản Sông Quá Giáng Sông Vĩnh Điện 15 Quảng Nam, Đà Nẵng Tên khác: Sông La Thọ Sông Thu Bồn Biển 206 4610 Quảng Ngãi, Quảng Nam Tên khác: Sông Cửa Đại Sông Vang Sông Thu Bồn 33 240 Quảng Ngãi, Quảng Nam [QĐ 1989/QĐ-Ttg ngày 1/11/2010 về việc ban hành danh mục sông liên tỉnh] Đặc điểm chung của các sông suối trong vùng là ngắn, có hướng chung từ Tây sang Đông, đoạn sông th ượng nguồn dốc mạnh. Mạng lưới sông suối phân bố khá đều đặn, trung bình đạt 0,6 - 0,7km/km2. Mùa lũ chỉ kéo dài 3 tháng, lượng dòng chảy chiếm 75 - 80% lượng dòng chảy năm gây tình trạng ngập úng, lũ quét trên bề mặt lưu vực. 69 b. Hệ thống hồ chứa Hình 3.4: Bản đồ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Nguồn: [35] Việc xây dựng các hồ chứa trên lưu vực sông làm thay đổi quy luật tự nhiên của dòng chảy, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự báo thủy văn nói chung và dự báo lũ nói riêng. Trong khi hầu hết các phương án dự báo lũ hiện nay đều sử dụng tài liệu điều tra trong thời gian chưa có hồ chứa nên điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo lũ hạ du hiện nay. Hơn nữa, việc hoạt động của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi không phải lúc nào cũng góp phần tham gia vào việc giảm lũ, chậm lũ cho hạ du. Phần lớn các công trình thủy điện là công suất nhỏ mà thường thì công trình nhỏ thì chủ yếu khai thác cột nước địa hình để phát điện, các hồ chứa chỉ làm nhiệm vụ điều tiết nước ngày đêm nên có quy mô nhỏ, thường dung tích chỉ vài nghìn m3. Rõ ràng, các thủy điện trên lưu vực chỉ mới có giải pháp 70 “phòng lũ” cho công trình chứ không có dung tích phòng lũ cho các vùng hạ du. Đó là chưa kể đến việc vận hành xả lũ giữa các hồ chứa trên cùng hệ thống gây ra những đợt “lũ nhân tạo” dữ dội. Đồng thời dòng chảy lũ trên lưu vực diễn biến rất nhanh, khi ấy để bảo vệ công trình buộc các thủy điện phải tiến hành xả lũ. Điều này dẫn đến việc mực nước hạ lưu tăng lên rất nhanh làm cho dòng chảy lũ hạ lưu cũng diễn biến hết sức khó lường mà thường được gọi là: “lũ chồng lũ” – tức là lũ thủy điện và lũ do mưa. Vì vậy, hoạt động của hồ chứa thủy điện, thủy lợi có ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy lũ và cũng là một trong những tác nhân gây nên ngập lụt trên lưu vực (Hình 3.4). 3.1.2 Tình hình mưa lũ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 3.1.2.1 Mưa Mưa ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn biến đổi theo mùa. Mùa mưa hàng năm thường xuất hiện vào các tháng IX-XII, chiếm tới 60-80% tổng lượng mưa năm, còn trong mùa khô chỉ chiếm 20-40% trong các tháng còn lại. Tuy nhiên, thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung vào 2 tháng là tháng X và tháng XI, thành phần lượng mưa trong 2 tháng này chiếm 40-50% lượng mưa cả năm. Trong mùa khô lượng mưa ít, trong khi đó vào tháng V, VI hàng năm thường có mưa tiểu mãn. Nhìn chung, lượng mưa giảm dần từ thượng lưu xuống hạ lưu [35]. Lượng mưa hàng năm lưu vực nghiên cứu từ 2000 - 4000mm và phân bố như sau: Từ 3000 - 4000mm ở vùng núi cao như: Trà My, Tiên Phước; từ 2500 - 3000mm ở vùng núi trung bình: Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn; Từ 2000 - 2500mm ở vùng núi thấp và đồng bằng ven biển: Tây Giang, Đông Giang, Ba Na, Hội Khách, Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An, Đà Nẵng... Trên toàn bộ lưu vực thì thời điểm bắt đầu mùa mưa không đồng nhất, vùng núi mùa mưa đến sớm hơn (do ảnh hưởng mùa mưa Tây Trường Sơn) và chậm dần về phía đồng bằng ven biển, thời kỳ mưa lớn nhất trên toàn vùng thường tập trung vào 2 tháng X và XI. 3.1.2.2 Lũ lụt Mùa lũ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hàng năm từ tháng X đến tháng 71 XII. Tuy nhiên mùa lũ cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng IX và cũng nhiều năm sang tháng I của năm sau vẫn có lũ, điều này chứng tỏ lũ lụt trên lưu vực có sự biến động khá mạnh mẽ. Theo thống kê từ 1976 đến 2012 thì lũ sớm (xuất hiện tháng IX đến tháng X) chiếm khoảng 30%, lũ muộn (xuất hiện từ tháng XII đến tháng I năm sau) chiếm xấp xỉ 25%. Các đặc trưng dòng chảy lũ (thống kê từ 1976 đến 2012 ) trên lưu vực được thể hiện trong bảng 3.4 – 3.6 [35]. Bảng 3.4: Qmax một số năm gần đây trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn* Năm Trạm Thạnh Mỹ Vu Gia Trạm Nông Sơn Thu Bồn Qmax (m 3/s) Thời gian (ngày- tháng) Qmax (m 3/s) Thời gian (ngày- tháng) 1986 3.560 22-X 10.100 3-XII 1998 7.000 20-XI 10.600 20-XI 1999 4.930 2-XI 10.600 4-XII 2007 6.810 30-X 10.600 11-XI 2009 7.230 29-IX 9.000 30-IX 2011 4.110 7-XI 9.620 7-XI Bảng 3.5: Tần suất lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn* Trạm Flv (km2) Qtbmax (m3/s) CV CS Qp 0,1% 0,5% 1% 5% Thạnh Mỹ 1.850 3459 0,49 0,98 11.171 9.372 8.574 6.628 Nông Sơn 3.150 6063 0,38 0,76 15.707 13.579 12.620 10.233 Bảng 3.6: Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn* Trạm Thạnh Mỹ Nông Sơn Qmax (m3/s) 7.230 10.600 Thời gian xuất hiện 29/IX/2009 11/XI/2007 *Thời đoạn tính toán từ 1976 đến 2012 Nguồn: [35] Điều kiện địa hình dốc, mạng lưới sông suối phát triển hình tỏa tia, mức độ tập trung mưa lớn cả về lượng lẫn về cường độ trên phạm vi rộng nên lũ trên các sông 72 suối của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn mang đậm tính chất lũ vùng núi với các đặc trưng: cường suất lũ lớn, thời gian lũ ngắn (cả thời gian lũ lên lẫn thời gian lũ xuống), đỉnh lũ nhọn, biên độ lũ lớn. Bờ của nhiều sông nhánh dốc tới mức mực nước có thể lên tới vài mét trong 1 giờ. Hàng năm trên sông Vu Gia - Thu Bồn xuất hiện từ 4 - 5 trận lũ, năm nhiều nhất có tới 7 - 8 trận lũ. Lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện trong tháng X và XI. Lũ lớn xảy ra với tần suất cao trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, có tới 50% số năm quan trắc xuất hiện những trận lũ vượt báo động III (tại Câu Lâu) và mô đun đỉnh lũ trung bình tại trạm quan trắc đạt từ 1,6 - 1,7m3/s.km2. Lũ đặc biệt lớn đã xảy ra trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được ghi nhận vào tháng XI/1964 có lưu lượng đỉnh lũ tại trạm Nông Sơn là 18.300m3/s ứng với mô đul đỉnh lũ 5,79 m3/s.km2. Các sông thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có xu thế chảy thẳng từ thượng lưu xuống đồng bằng trong khu vùng chuyển tiếp lại ngắn, khả năng làm giảm tốc độ dòng nước lũ là thấp, vì vậy nước lũ tập trung xuống đồng bằng là rất nhanh. Hơn nữa vùng hạ du có cao độ địa hình thấp, bằng phẳng nằm xen kẽ giữa các dãy núi đâm ra tận biển kết hợp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt làm giảm khả năng thoát lũ trên lưu vực. Có 3 hình thái ngập lụt ở đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn: (1) Ngập lụt do mưa úng trong đồng: Khu vực đồng bằng bị ngập úng chủ yếu do mưa nội đồng, nước trong đồng chỉ liên hệ với nước ngoài sông khi vỡ đê, bờ vùng hoặc khi nước lũ rút xuống thấp, có thể mở cống để lấy nước tưới hoặc để tiêu nước, những trận mưa lớn ở đồng bằng. (2)- Ngập lụt chủ yếu do tràn bờ: Đồng bằng sông nhỏ hẹp, khi các vùng đồng bằng sông Thu Bồn có lượng mưa nhỏ hơn so với thượng du thì ảnh hưởng của mưa tại chỗ so với lũ thượng nguồn không lớn, lũ cao sẽ tràn vào đồng bằng gây ngập lụt. (3)- Ngập lụt do lũ tràn bờ và do nước của nhiều sông suối đổ trực tiếp vào đồng bằng Sông Vu Gia, Thu Bồn, Ly Ly. Đặc điểm các trận ngập lụt lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, đổ về khu vực đồng bằng không có khu vực dẫn lũ nên thường gây lụt hạ du rất nhanh với diện rộng và độ sâu cục bộ lớn. Kết quả điều tra vết lũ năm 1999 cho 73 thấy mức độ ngập ở một số địa phương như bảng 3.7. Bảng 3.7: Mức độ ngập lụt năm 1999 vùng hạ du lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn Stt Vị trí Huyện Mức độ ngập 1 Đại Đồng – Đại Quang Đại Lộc > 4m 2 Thị trấn Ái Nghĩa Đại Lộc > 4m 3 Điện Tiến Điện Bàn > 4m 4 Đại Phong – Đại Tân Đại Lộc 2,0 m ÷ 2,5 m 5 Đại Thắng – Đại Cường Đại Lộc 1,5 m ÷ 2,0 m 6 Điện Thọ - Điện Hòa Điện Bàn 2,0 m ÷ 2,5 m 7 Hòa Tiến – Hòa Thọ - Hòa Châu Hòa Vang 1,5 m ÷ 2,0 m 8 Hòa Quý – Hòa Phước Hòa Vang > 4m 9 Điện Ngọc Điện Bàn 3,0 m ÷ 3,5 m 10 Điện Phong – Điện Phương Điện Bàn > 4m 11 Duy Phước – Nam Phước Duy Xuyên 3,0 m ÷ 3,5 m 12 Vĩnh Điện Điện Bàn 2,0 m ÷ 2,5 m 13 Quế Xuân – Quế Phú Quế Sơn 1,5 m ÷ 2,0 m 14 Hội An Hội An 1,5 m ÷ 2,0 m Nguồn [Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TW] 3.1.2.3 Một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn - Trận lũ lịch sử từ 4-10/XI/1964 do 2 cơn bão đổ bộ vào liên tiếp trong ngày 4/XI (Iris vào Qui Nhơn) và ngày 8/XI (Joan vào Tuy Hòa), kết hợp với không khí lạnh đã gây ra mưa lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Theo số liệu quan trắc, trận lũ XI/1964 là trận lũ lớn nhất ở hạ lưu sông Thu Bồn - Vu Gia và nhiều sông ở Trung Trung Bộ. Mực nước đỉnh lũ sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt tới 10,56m, trên báo động III (BĐIII) là 1,76m; tại Cẩm Lệ: 4,40m, trên BĐIII: 2,70m; trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu đạt tới 5,48m, trên BĐIII là 1,78m; tại Hội An: 3,40m, trên BĐIII: 1,70m. Đây là trận mưa lũ rất lớn về cường độ lũ, thời gian lũ lớn kéo dài và lại xảy ra trên diện rộng nhiều tỉnh, từ Thừa Thiên 74 Huế đến Ninh Thuận. Trên các hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, xuất hiện lũ lịch sử lớn nhất ở hạ lưu từ khi có quan trắc đến nay. Trận lũ này đã gây ngập lụt nghiêm trọng, ngập sâu toàn bộ đồng bằng ven biển Vu Gia - Thu Bồn. Diện ngập trên 35000 ha. Độ sâu ngập lụt trung bình 1,5m, nhiều nơi ngập sâu trên 3m, ngay trên các đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam cũng có nơi ngập sâu gần 1m, thành phố Đà Nẵng, hầu như bị ngập trong nước. - Trận lũ từ 10-13/XI/1990 do ảnh ưởng cơn bão số 9 vào Nha Trang - Tuy Hòa kết hợp với không khí lạnh, gây mưa lớn ở trung thượng lưu Thu Bồn. Lượng mưa từ 10 - 13/XI/1990 khoảng 500 - 600mm ở miền núi và 250 - 300mm ở đồng bằng. Đỉnh lũ tại Câu Lâu đạt 4,37 m, thời gian duy trì trên BĐIII tại Câu Lâu trong 32 giờ, tại Giao Thủy: 21 giờ, tại Ái Nghĩa: 31 giờ. Trận lũ năm này có tần suất khoảng 10% nhưng ngập lụt nhiều ngày do 2 đợt lũ lớn, từ 13-16/X và từ 11-13/XI, lũ lên trùng với kỳ triều cường nên vùng ngập có diện tích lớn. Diện ngập lụt tháng X, XI/1990 rộng trên 20 nghìn ha, bao trùm toàn bộ đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn với mức ngập trung bình 2 - 2,5m và sâu nhất 3 – 4m, nhưng diện ngập ở mức tương đươngThời gian ngập ở các vùng dân cư thường từ 6h đến 48h, ở đồng ruộng có thể kéo dài 2 - 3 ngày, còn ở vùng ven biển xấp xỉ 1 ngày. - Trận lũ 18-22/XI/1998 do một đợt mưa lớn trên diện rộng từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và cao nguyên Nam Trung Bộ đã làm cho hầu hết các sông trong khu vực xuất hiện lũ từ BĐII đến trên BĐIII. Trên hệ thống sông Vu Gia 0 Thu Bồn đã xuất hiện đợt lũ đặc biệt lớn theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tình hình ngập lụt của năm 1998 là hết sức nặng nề, với độ sâu ngập trung bình từ 1 – 4 m tùy từng khu vực nhưng nơi sâu nhất ngập tới 4.7m (Đàn Thượng - Tiên Lập). Khu vực ngập chủ yếu là vùng kẹp giữa hai sông Thu Bồn và Vu Gia phần dưới Giao Thuỷ (sông Thu Bồn) và ngã ba sông Cà Răng - Vu Gia. Diện tích vùng ngập trên 2km kéo dài và mở rộng về phía hạ lưu đến các cồn cát ven biển thuộc huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Hoà Vang. - Trận lũ 1-6/XI/1999 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh và đới gió đông đang phát triển từ tầng thấp đến trên 5000m kết hợp với hoạt động có 75 cường độ rất cao của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam bộ trong các ngày 1- 4/XI và của áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nam Trung Bộ chiều tối 5/XI. Từ ngày 1 - 6/XI ở hầu hết các nơi thuộc các tỉnh Trung bộ và Tây nguyên đã có mưa to, mưa rất to nhiều nơi có lượng mưa đặc biệt lớn (chưa từng có trong lịch sử quan trắc mưa ở nước ta) với cường suất mưa rất lớn gây nên lũ lịch sử hoặc lũ đặc biệt lớn, tương đương với lũ lịch sử ở nhiều sông trong đó có hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn. Đây là đợt mưa lớn hiếm thấy trong vòng 50 năm trở lại đây, lượng mưa 24h hầu hết các nơi trên lưu vực đạt 450 - 500mm, cường độ mưa nhiều nơi đạt từ 50 - 80mm/h. Chỉ tính riêng lượng mưa trong 6 ngày đã chiếm tới 70 - 80% lượng mưa trung bình cả mùa mưa. Một số nơi ngập sâu như: Huyện Hoà Vang bị ngập sâu từ 1- 3m, sân bay quốc tế Đà Nẵng bị ngập tới 1.5m làm sân bay phải đóng cửa từ 7h/3/11 đến 6h/4/11; ở Quảng Nam hầu hết các huyện đồng bằng như Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An và vùng phía đông các huyện Thăng Bình, Quế Sơn độ sâu ngập từ 2 - 4m, hầu hết các tuyến giao thông trong tỉnh bị ách tắc, quốc lộ 1A nhiều đoạn ngập sâu từ 1 - 2m. Đợt lũ lớn nhất năm 1999 có những đặc điểm phức tạp và ác liệt hơn trận lũ 1998, mực nước lũ nhiều nơi cao hơn mực nước cao nhất năm 1998 nên độ sâu ngập lớn hơn và diện ngập rộng hơn. - Trận lũ 10-13/XI/2007, trong vòng hơn 1 tháng (từ đầu tháng X đến giữa tháng XI), trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã liên tiếp xảy ra 5 đợt lũ lớn, đặc biệt lớn; lũ chồng lên lũ, gây ngập lụt nghiêm trọng và kéo dài ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh họat của nhân dân. Từ ngày 10-13/XI, trên lưu vực đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa trong 4 ngày ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng phổ biến từ 500 - 700mm; một số nơi mưa lớn hơn 750mm, như tại Ái Nghĩa: 763mm, Hiệp Đức: 778mm, Tiên Sa: 772mm, mưa lớn tập trung trong 2 ngày: 11 – 12/XI. - Trận lũ cuối tháng IX đầu tháng X/2009 do ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 Ketsana đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi với cường độ trên cấp 10 có bán kính 200km, trên cấp 6 có bán kính 350km, bão lớn kèm theo mưa lớn trên diện rộng với 76 lượng mưa từ 400-600mm, lượng mưa tại Trà Bồng lên tới 915mm. Vùng đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn còn chịu tác động đột ngột do xả lũ lớn của thủy điện A Vương. Mưa to đã làm mực nước trên các sông trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn có biên độ lớn: Hiệp Đức (Thu Bồn) 14,78m, Thạnh Mỹ (Vu Gia) 14,61m, đỉnh lũ trên các sông đều vượt mức BĐIII [35, 48]. 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương như cơ cấu kinh tế, thể chế chính sách, y tế, giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lũ lụt và các quy hoạch, quản lý lũ lụt trên bề mặt lưu vực. Yếu tố này có thể làm trầm trọng thêm hoặc cũng có thể làm giảm thiểu sự khốc liệt của thảm họa lũ lụt. Hệ thống lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn chảy qua địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, phần diện tích lưu vực chảy qua 6 xã thuộc huyện Đak Glei chỉ chiếm gần 7% diện tích và 4% dân số toàn tỉnh Kon Tum nên được bỏ qua. Phần lưu vực sông Tam Kỳ tuy có ảnh hưởng từ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn nhưng không đáng kể gồm các huyện Núi Thành, Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ cũng không đưa vào tính toán. Ở đây, hai địa phương được xem xét tính toán là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. 3.1.3.1 Dân cư và dân tộc a. Tỉnh Quảng Nam [10]. Dân số trung bình năm 2012 là: 1444,6 nghìn người trong đó nữ là: 737,8 nghìn người chiếm 51,2% và dân số thành thị là: 276,1 nghìn người chiếm 19,1%. Tỷ lệ sinh giảm nhẹ xuống còn 16,07‰; ở khu vực thành thị là 15,08‰; khu vực nông thôn là 16,31‰. Tỷ lệ chết thô của toàn tỉnh là 6,79‰; khu vực thành thị là: 6,43‰ và nông thôn là: 6,88‰. Số người hoạt động kinh tế năm 2012 là: 867 nghìn người, trong đó số người có việc làm là 843,7 nghìn người và số người thất nghiệp là 23,3 nghìn người chiếm 2,69%. Cơ cấu lao động của tỉnh tiếp tục chuyển dịch khá; lao ñộng trong khu vực nông lâm thuỷ sản có 472,7 nghìn người chiếm 56,03%; khu vực công nghiệp xây 77 dựng có 174,9 nghìn người chiếm 20,73% và dịch vụ có 196,1 nghìn người chiếm 23,24%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 17,9%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 12,6%. Ước tính thu nhập bình quân chung năm 2012 là 1520 nghìn đồng/người/tháng; khu vực thành thị có thu nhập bình quân là 2200 nghìn đồng/người/tháng và nông thôn là 1340 nghìn đồng/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xac_lap_co_so_khoa_hoc_danh_gia_tinh_de_b.pdf
Tài liệu liên quan