Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .9

1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án .9

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.9

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .15

1.2. Các văn bản pháp quy của nhà nước liên quan đến hoạt động của Tập

đoàn dầu khí Việt Nam .17

1.3. Tổng quan thực tiễn hoạt động của một số Tập đoàn kinh tế.20

1.3.1. Sự thành công của Tập đoàn Samsung – Hàn Quốc .20

1.3.2. Sự thành công của Tập đoàn Temasek Holdings (Singapore) .20

1.3.3. Sự thành công của Tập đoàn Metro.22

1.3.4. Sự sụp đổ của Tập đoàn Dầu mỏ Yukos ở Nga .22

1.3.5. Sự sụp đổ của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).23

1.4. Đánh giá các công trình có liên quan và các vần đề cần nghiên cứu .23

CHưƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN

KINH TẾ.25

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình Tập đoàn kinh tế.25

2.1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình Tập đoàn kinh tế .25

2.1.2. Một số mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới.40

2.1.3. Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học

đối với Việt Nam .46

2.2. Thực trạng mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.50

2.2.1. Sự cần thiết hình thành các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.50

pdf181 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h có tiềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, sau đó, tiếp tục sử dụng tiềm lực đó để đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất, lĩnh vực hoạt động và đầu tƣ thâm nhập, thôn tính các doanh nghiệp khác để phát triển Tập đoàn kinh tế. - Quá coi trọng về đặc điểm quy mô khi hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Thời gian qua, khi thành lập các Tập đoàn chúng ta quá coi trọng đặc điểm về quy mô lớn, chƣa kiểm soát tốt việc Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đầu tƣ ra bên ngoài theo hƣớng phát triển theo chiều rộng, mở rộng quy mô Tập đoàn kinh tế. Vì vậy, tại nhiều Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đã xuất hiện những rủi ro về thiếu tính chặt chẽ, kém bền vững, vƣợt khả năng tài chính, đi chệch khỏi ngành nghề kinh doanh chính, tăng thêm tầng nấc trung gian, trong khi chƣa chuẩn bị kỹ các nguồn lực cần thiết và tƣơng ứng (tài chính, nhân lực quản lý, kỹ năng quản lý, giám sát nhóm công ty, chất lƣợng cán bộ, bộ máy). Quan niệm và sức ép để có quy mô lớn đã dẫn đến nguy cơ đánh đổi lợi ích cốt lõi của Nhà nƣớc trong phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc là ở hiệu quả cao, là nắm giữ, phát triển có hiệu quả những ngành, lĩnh vực chiến lƣợc, có tính dẫn dắt cho phát triển của nền kinh tế, có sự thu hút các thành phần kinh tế tham gia - Chƣa định hình đƣợc hệ thống tiêu chí đánh giá đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (chƣa phân biệt rõ chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã hội), 67 mà vẫn sử dụng nhiều tiêu chí chung chung nhƣ doanh thu cao (nhƣng có Tập đoàn có giá trị tăng rất thấp), xuất khẩu cao (nhƣng chủ yếu gia công, nhập khẩu đầu vào cao, nhƣng giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh không cao) - Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc (khi thành lập thí điểm) liệt kê tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh; chƣa có quy định cụ thể lộ trình và thời hạn đầu tƣ vào từng ngành, lĩnh vực nên dẫn tới các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đầu tƣ tràn lan ra hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, gây mất kiểm soát, giám sát đầu tƣ đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Cho đến nay, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc thí điểm đã đƣợc điều chỉnh nhiều lần. Tuy nhiên, các TĐKTNN đang trong quá tình tái cấu trúc lại để thực hiện điều lệ mới này. Chủ sở hữu (Nhà nƣớc/công ty mẹ) phải kiểm soát, giám sát ngành nghề kinh doanh, vì phát triển ngành nghề kinh doanh phải cần đến đầu tƣ, huy động nguồn lực và chứa đựng những rủi ro. - Các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam đều tổ chức theo cấu trúc hình tháp, với 3-4 tầng doanh nghiệp, với số lƣợng vài chục, thậm chí hàng trăm công ty con, cháu, chắt; do đó, mối quan hệ về vốn, quyền và tài sản trong nội bộ Tập đoàn rất phức tạp, không tƣơng ứng với năng lực tài chính, năng lực quản lý và kiểm soát. - Năm là, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam có đặc điểm về tính đa dạng của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc (Kết luận số 78-KL/TW của Bộ Chính trị cho rằng có quá nhiều đại diện chủ sở hữu đối với Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc), gồm từ Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, đến các bộ quản lý ngành; dẫn tới tình trạng, không rõ ràng về đầu mối đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, gây khó khăn cho công tác phối hợp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu, thiếu hiệu quả trong giám sát Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, nhƣ trƣờng hợp của VINASHIN vừa qua. Vì vậy, cần phải thu gọn đầu mối và phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan này. Tốt nhất là thành lập cơ quan chuyên trách về chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các Tập đoành kinh tế nhà nƣớc, trong đó phải có tổ chức, bộ máy, cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp, đủ năng lực chuyên môn, thẩm quyền để thực hiện đầy đủ, tập trung chức năng của chủ sở hữu. - Hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc chƣa tƣơng xứng với nguồn lực nhà nƣớc đầu tƣ.  Một số Tập đoàn là biến thể của mô hình tổng công ty cũ, nên khó thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra.  Việc huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất kinh doanh triển khai còn chậm. 68  Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, chƣa quan tâm đầy đủ đến việc nâng cao chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, việc tuyển dụng lao động còn ít chú trọng đến chất lƣợng và cơ cấu lao động của doanh nghiệp; còn cần nhiều kiến nghị nhà nƣớc về cơ chế đặc thù để tồn tại.  Chƣa có sự phân định rõ giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận trong Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Trách nhiệm chính trị - xã hội của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đối với ổn định kinh tế vĩ mô song hành, trùng lặp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến đầu tƣ của Tập đoàn vừa bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. - Việc kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nƣớc chƣa hiệu quả, còn lỏng lẻo; kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc đáp ứng yêu cầu và kiểm soát viên chƣa thực hiện tốt hoặc không có đủ điều kiện để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, chƣa hoàn toàn độc lập với bộ máy quản lý, điều hành, nên khó bảo đảm tính khách quan của các thông tin, các quyết định của mình. - Một số Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc có trình độ công nghệ chƣa cao, thiếu vốn, tiềm lực và hiểu biết về công nghệ tiên tiến trên thế giới còn hạn chế, việc chủ động tiếp cận và nhập khẩu đƣợc công nghệ gốc tiên tiến, hiện đại của thế giới khó khăn. b. Những nguyên nhân của hạn chế - Sức ép từ việc duy trì các mục tiêu tăng trƣởng GDP; các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đã chú trọng việc mở rộng sản xuất, đầu tƣ theo chiều rộng, mà ít chú trọng đến hiệu quả của đầu tƣ và sản xuất kinh doanh, thậm chí đầu tƣ quá khả năng thu xếp vốn của mình. Kết quả là hiệu quả và tính cạnh tranh thấp. - Các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đƣa ra các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển không thích ứng, thiếu sự liên kết, không gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam. - Bộ máy nhân sự của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đƣợc bổ nhiệm chƣa thực sự chú trọng đầy đủ và đúng mức về năng lực. Vì vậy, trên thực tế năng lực quản trị của Ban quản lý một số Tập đoàn còn yếu kém, thiếu tâm và thiếu tầm nhìn. Điều này dẫn đến sự thua lỗ liên tục, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nƣớc... - Nhiều Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đã đầu tƣ một số tiền không nhỏ vào những ngành, lĩnh vực không phải là thế mạnh, trong khi đó vốn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính lại thiếu, làm phân tán vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Đại diện chủ sở hữu còn chồng chéo, gây phân tán; cơ chế giám sát hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc chƣa có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa - Sự hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc chủ yếu dựa vào các quyết định hành chính, không xuất phát từ các quy luật khách quan (quy luật tích tụ và tập trung vốn, quy luật cạnh tranh, quy luật thi trƣờng). 69 - Việc thực hiện thí điểm quá nhiều và quá lâu đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, nhƣng không có sự đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thƣờng xuyên, nghiêm túc để có những điều chỉnh kịp thời cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc thời gian qua. Trên thế giới, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế là do “tự thân nó”, tức là do quá trình tích tụ vốn dẫn đến tập trung vốn để phát huy sức mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, tăng sức cạnh tranh, tạo nên, chứ không phải do sáp nhập một cách chủ quan. Bên cạnh đó, việc hình thành các Tập đoàn kinh tế theo mô hình kiểu công ty mẹ - con, thì công ty mẹ phải có trƣớc sau đó mới thiết lập các công ty con (tức là công ty mẹ đẻ ra các công ty con); ở Việt Nam thì ngƣợc lại, tức là gom các công ty lại thành Tập đoàn, đây là sự áp đặt chủ quan mang tính hình thức, vì vậy, tiềm lực và sức mạnh, lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn trên thực tế còn nhiều bất cập; mặc dù thực tế, phần lớn các Tập đoàn đều đạt đƣợc những bƣớc tiến bộ quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nƣớc, nhƣng sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn chƣa thực sự sâu sắc và hiệu quả; kết quả kinh doanh không tƣơng xứng với nguồn lực đầu tƣ và những của nhà nƣớc, thậm chí một số Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc quá yếu kém, thua lỗ lớn gây tổn thất cho quốc gia. Kết luận Chƣơng 2 Từ kết quả nghiên cứu ở Chƣơng 2, Luận án nhận định: (1)- Tập đoàn kinh tế là khái niệm không mới trên thế giới, nhƣng là vấn đề tƣơng đối mới ở nƣớc ta. (2)- Đặc điểm, vai trò, điều kiện hình thành, mô hình phát triển và những đóng góp của các Tập đoàn kinh tế ở mỗi quốc gia, trong trong mỗi thời kỳ là khác nhau; (3)- Việc phân định rõ vai trò của Nhà nƣớc với tƣ cách là Chủ sở hữu, chủ quản lý, điều tiết nền kinh tế và lựa chọn kinh nghiệm về phát triển của một số Tập đoàn kinh tế trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh mô hình hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc hết sức mới mẻ ở Việt Nam. (4)- Việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình hoạt động (từ mô hình liên quan tới quản lý nhà nƣớc; mô hình tổ chức, quản lý; mô hình sở hữu, liên kết; hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động) đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là Tập đoàn DKVN nói riêng (PVN là Tập đoàn có vị trí và vai trò quan trọng đối với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, với đóng góp hàng năm 10-12% GDP và 20-25% tổng thu NSNN) là đòi hỏi hết sức khách quan và cấp bách trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và vai trò quan trọng không thể phủ nhận của các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 70 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 3.1.1. Đặc điểm của ngành Công nghiệp dầu khí Dầu mỏ và khí đốt là nguồn tài nguyên quý hiếm; hiện tại và trong tƣơng lai vẫn là nguồn năng lƣợng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn năng lƣợng của thế giới. Trong chiến lƣợc toàn cầu của các nƣớc lớn, dầu mỏ chiếm một vị trí quan trọng. Các cuộc chiến tranh, xung đột chính trị hiện nay ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh,... đều liên quan đến việc tranh giành ảnh hƣởng đối với khu vực giàu loại tài nguyên quý hiếm này. Theo dự báo của BP - Stat, tính đến cuối năm 2014, trữ lƣợng dầu thế giới khoảng 170 tỷ tấn, có thể khai thác trong 40 năm và trữ lƣợng khí khoảng 190 nghìn tỷ m3, có thể khai thác trong 67 năm. Tỷ trọng dầu khí trong cơ cấu năng lƣợng toàn cầu chiếm 61,2%, trong đó: dầu 37,3%, khí đốt 23,9%. Đối với nền kinh tế nƣớc ta, dầu khí có vai trò hết sức quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại năng lƣợng. Trong cơ cấu năng lƣợng, dầu khí luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại năng lƣợng, theo số liệu về tổng quan năng lƣợng của Bộ Công nghiệp: Năm 2013, tổng năng lƣợng sản xuất đạt khoảng 49 TOE (triệu tấn dầu tƣơng đƣơng), trong đó dầu thô đạt 17,21 triệu tấn; cơ cấu năng lƣợng sản xuất năm 2013, dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất 48%, tiếp đến là than 31,5%, thuỷ điện 13% và khí đốt 7,5%; trong cơ cấu tiêu thụ, dầu có tỷ trọng cao nhất 54,2%, tiếp đến là than 26%, điện 18,2% và khí đốt chiếm 1,6%. Tổng nhu cầu năng lƣợng sơ cấp năm 2015 đạt 75 triệu TOE; dự kiến năm 2020 khoảng 90 - 100 triệu TOE và năm 2050 khoảng 300 - 368 triệu TOE. Cơ cấu nguồn năng lƣợng sơ cấp có sự thay đổi, trong dó các sản phẩm dầu có tỷ trọng chiếm khoảng 40 - 42%; Nhƣ vậy, trong tƣơng lai dầu khí vẫn là nguồn năng lƣợng chiếm tỷ trọng lớn trong cân bằng cung-cầu năng lƣợng quốc gia. Hiện tại, mỗi năm Ngành Dầu khí đóng góp 20 - 25% tổng thu Ngân sách Nhà nƣớc. Các dự án Ngành Dầu khí ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, còn mang ý nghĩa xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng. Dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật có tính đa ngành và liên ngành.Công nghiệp dầu khí là khâu đầu, cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu và các sản phẩm hoá dầu cho các ngành công nghiệp khác nhƣ điện lực, hoá chất, xi măng,... Trong tƣơng lai, phát triển công nghiệp dầu khí phải thu hút đƣợc sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nƣớc và các đối tác nƣớc ngoài vào một số khâu nhƣ dịch vụ, chế biến, kinh 71 doanh sản phẩm,... để huy động đƣợc nguồn vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh nghiệm cho phát triển nhanh và mạnh ngành công nghiệp dầu khí. 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 3.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1990 Ngày 30/04/1975, miềm Nam đƣợc giải phóng, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, ngày 9/8/1975 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết số 244/NQ-TW về triển khai thăm dò dầu khí trên cả nƣớc. Triển khai Nghị quyết trên, ngày 3/9/1975 Chính phủ ban hành Nghị Định số 170/CP về việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tiền thân Tập đoàn DKVN ngày nay). 3.1.2.2. Giai đoạn từ 1990 đến 2006 Đây là bắt đầu của giai đoạn vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngành Dầu khí có sự thay đổi, đồng thời, đây cũng bắt đầu một giai đoạn “thử nghiệm” tìm tòi của Nhà nƣớc về một mô hình tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả. Ngày 06/7/1990, Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Quyết định số 250/HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam. Trong đó, tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động theo quy chế của tổ chức sản xuất-kinh doanh quy định tại ở Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh (ban hành kèm theo Nghị định số 27-HĐBT, ngày 22/3/1989 của Hội đồng Bộ trƣởng. Đối với các đơn vị cơ sở là: Công ty Petrovietnam I, Công ty Petrovietnam II, Công ty Địa vật lý và dịch vụ kỹ thuật dầu khí (GPTS) và Công ty Dịch vụ dầu khí (PSC) đƣợc coi là trực thuộc Petrovietnam, các đơn vị khác do Bộ Công nghiệp nặng quản lý. Ngày 19/07/1993 Chủ tịch nƣớc ký ban hành Luật Dầu khí, đã xác định vai trò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong hoạt động dầu khí ở Việt Nam, trong đó quy định: ”Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ Việt Nam thành lập để tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này”. Về cơ quan quản lý nhà nƣớc về dầu khí, Luật Dầu khí 1993 cũng đã quy định tại Điều 39: “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí. Cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí được thành lập theo Luật tổ chức Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí. Các Bộ và các cơ quan Nhà nước khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Ngày 29/05/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 330/TTg, “Thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam”. 3.1.2.3. Giai đoạn từ 2006 đến 2015 Trong giai đoạn này, Tập đoàn DKVN hoạt động theo hình mô hình thí điểm là đối tƣợng điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nƣớc đến hết tháng 6 năm 2010; từ tháng 7 năm 2010 đến nay, là đối tƣợng điều chỉnh của luật doanh nghiệp. 72 3.2. Kết quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 3.2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội a. Tình hình trong nƣớc Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Chính phủ và tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện Đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế. Bên cạnh đó, toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực thực hiện Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020. Bối cảnh kinh tế trong nƣớc đƣợc khái quát nhƣ sau: Việt Nam ra nhập WTO ngày 11-1-2007 và tham gia vào hàng loạt các hiệp định thƣơng mại (TPP, FTA...) khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải cách kinh tế đất nƣớc, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng, giao lƣu thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế tăng vọt, dẫn đến những nguy cơ bất ổn do dòng vốn đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp tăng mạnh, việc kiểm soát vĩ mô trở nên khó khăn hơn. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trong hai năm 2008-2015, đã tác động mạnh đến phát triển kinh tế trong nƣớc, thâm hụt thƣơng mại và thâm hụt ngân sách đều cao. Tuy nhiên, tăng trƣởng GDP của Việt Nam vẫn thuộc loại cao so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới: giai đoạn 2008-2015, GDP của Việt nam luôn đạt mức trên 5%, GDP bình quân đầu ngƣời liên tục tăng trong những năm qua và lần đầu tiên Việt Nam thoát khỏi nhóm nƣớc nghèo và trở thành nƣớc có thu nhập trung bình vào cuối năm 2008 đã tạo bản lề để ổn định kinh tế vĩ mô, khắc phục các khó khăn sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng trƣởng, tạo đà bƣớc vào thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các giai đoạn tiếp theo. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tăng; khả năng cạnh tranh của nền kinh tế ở mức khá so với nhiều nƣớc trong khu vực. Đất nƣớc đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khi số ngƣời lao động hiện gấp đôi số ngƣời phụ thuộc. Theo các chuyên gia về dân số thời kỳ này chỉ kéo dài khoảng 10-20 năm và là cơ hội vàng để đất nƣớc phát triển. b. Tình hình quốc tế Sau cuộc khủng khoảng thế giới năm 2008, GDP các nƣớc trên thế giới đã phục hồi và tăng nhẹ kể từ sau năm 2010. Mức tăng trƣởng ở Châu Á, đặc biệt là 73 Trung Quốc (7%) và Ấn Độ (6%), cao hơn đáng kể so với Châu Âu (1,6%) hoặc Bắc Mỹ (1.8%). Việt Nam, một nền kinh tế phát triển nhanh, có vị trí chiến lƣợc trong khu vực có nhu cầu dầu khí tăng trƣởng cao, cần một sản lƣợng dầu ổn định trong dài hạn cùng với cơ sở hạ tầng có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả các nhu cầu năng lƣợng cho phát triển kinh tế đất nƣớc. Dự kiến có 3 kịch bản phát triển cho kinh tế thế giới, trong đó kịch bản "dễ xảy ra nhất" là GDP sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ trong 2016, nhu cầu dầu khí tuy giảm trong những năm qua, nhƣng sẽ trở lại tăng nhẹ trong 2016 và tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, cũng có kịch bản là thế giới sẽ suy thoái kéo dài hơn và sau đó vì lý do biến đổi môi trƣờng và an ninh năng lƣợng mà vị thế chiến lƣợc của dầu khí sẽ bị suy giảm. Việt Nam cần nghiên cứu tất cả các kịch bản để có kế hoạch sẵn sàng trong mọi tình huống. Hình 3.1 Dự báo cung cầu dầu dài hạn của thế giới (Nguồn: PFC Energy, 2009) Theo dự báo dài hạn của PFC Energy, trong vòng một thập kỷ tới, thế giới sẽ đạt sản lƣợng khai thác dầu cực đại vào khoảng 100 tr.thùng/ngày do những giới hạn tự nhiên về trữ lƣợng dầu khí. Trong bối cảnh đó, phần nhu cầu dầu mỏ tăng sẽ chủ yếu do năng lực sản xuất dự trữ của OPEC (hiện vào khoảng 4-5 tr.thùng/ngày) và Nga bù đắp. Nếu OPEC vẫn còn dự trữ năng lực sản xuất, các nƣớc này sẽ cố gắng duy trì giá dầu ở vào khoảng 60-75 USD/thùng, mức giá đƣợc coi là cân bằng thu chi đối với tài khoản các nƣớc OPEC. Tuy nhiên, PFC Energy vẫn dự báo giá dầu dài hạn sẽ tiến tới 100 USD/thùng vào năm 2020. Về nguồn cung dầu thì phần cung của khối ngoài OPEC, chủ yếu do trữ lƣợng dầu truyền thống, bắt đầu suy giảm. Các phƣơng án đầy thách thức để gia tăng sản lƣợng cho khối này hiện nay là phải gia tăng sản lƣợng các vùng nƣớc sâu, dầu nặng, khí thiên nhiên lỏng (NGL) và nhiên liệu sinh học ở mức cao hơn độ suy 74 giảm của sản lƣợng dầu truyền thống. Đây là những thách thức không nhỏ cả về công nghệ lẫn nguồn vốn đối với những nƣớc nhƣ Việt Nam. Một yếu tố nữa cần quan tâm là do khủng khoảng kinh tế và giá dầu giảm, chi phí tìm kiếm thăm dò bị cắt giảm, nhiều dự án bị đẩy lùi tiến độ do tính kinh tế giảm và khó khăn trong tiếp cận vốn. Điều này dẫn đến nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ trong tƣơng lai gần. Liên quan đến thị trƣờng khí hiện tại và trong tƣơng lai, có một điểm cần lƣu ý là Châu Á-Thái Bình Dƣơng sẽ không có đủ nguồn cung khí để đáp ứng nhu cầu của mình. Hình 3.2 Cân bằng cung-cầu LNG của Châu Á-Thái Bình Dƣơng (Nguồn: PFC Energy, 2009) Các thị trƣờng khí phát triển nhanh là Trung Quốc, Ấn Độ, bên cạnh các nƣớc nhập khẩu lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc. Đến 2015, Việt Nam, Pakistan, New Zealand sẽ tham gia vào nhóm các nƣớc nhập khẩu khí. Sau đó đến lƣợt Bangladesh, Philippines. Các nƣớc xuất khẩu chính là Australia, Indonesia và Malaysia. Chỉ có Papua New Guinea sẽ tham gia vào nhóm các nƣớc xuất khẩu vào năm 2015, nhƣng khả năng tiếp tục xuất khẩu đến 2030 (kể cả Malaysia) vẫn là một dấu hỏi. Trong khi đó trên quy mô toàn cầu có một thực tế là nhu cầu khí trong nƣớc của chính các nƣớc xuất khẩu khí cũng đang tăng mạnh. Điều này sẽ làm giảm khả năng tăng nguồn cung trên quy mô toàn cầu. Liên quan tới lĩnh vực hạ nguồn, cùng với sự tăng trƣởng của kinh tế, nhiều số liệu cho thấy nhu cầu sản phẩm dầu của khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng có xu hƣớng tăng cao hơn các khu vực còn lại (Châu Á đang chiếm tới 20% nhu cầu thế giới trong năm 2009 và dự kiến sẽ tăng lên 24% trong vòng 10 năm tới). Trong khi đó, năng lực lọc dầu của các công ty dầu khí quốc tế lại có rất ít ở khu vực này do những chính sách hạn chế của các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh cơ hội này là 75 thách thức do tính cạnh tranh trong nội tại khu vực rất gay gắt và rủi ro do lợi nhuận biên trong lĩnh vực này thấp và nguy cơ bị thuế CO2 do xu hƣớng cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. c. Một số vấn đề địa chính trị dầu khí Việt Nam là một nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế vào loại cao ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á- Thái Bình Dƣơng nói chung. Với bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng đã tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế biển, trong đó có mũi nhọn hết sức chiến lƣợc là thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi. Mặt khác, Châu Á hiện đang là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, nhu cầu dầu khí của Châu Á có tốc độ tăng trƣởng rất cao, trong khi trữ lƣợng, sản lƣợng của khu vực không đáp ứng đƣợc nhu cầu nội tại. Sự mất cân bằng này tạo nên xu thế cạnh tranh vô cùng gay gắt trong việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên dầu khí trong và ngoài khu vực. Những động thái gần đây của các nền kinh tế lớn ở Châu Á cho thấy xu thế này đang đƣợc bộc lộ một cách rõ ràng nhất. Tận dụng cơ hội sự suy thoái kinh tế toàn cầu gây khó khăn về mặt tài chính cho nhiều nƣớc, Trung Quốc, với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ nhờ phát triển kinh tế thành công trong những năm qua, đã thực hiện chiến lƣợc “đổi khoản vay lấy dầu”. Bản chất của chiến lƣợc này là Chính phủ Trung Quốc tìm cách cho các quốc gia/công ty dầu khí quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên dầu khí vay ƣu đãi những khoản tài chính khổng lồ để đổi lấy quyền đƣợc tiếp cận một phần tài nguyên dầu khí của các nƣớc này. Với thị trƣờng phát triển nhanh, Trung Quốc hiện đang rất tích cực tìm kiếm các nguồn dầu khí trong khu vực. Các thƣơng vụ khổng lồ vừa xảy ra dồn dập trong thời gian gần đây của Trung Quốc để thấy chiến lƣợc đi ra nƣớc ngoài và bảo đảm an ninh năng lƣợng của PVN là đầy thách thức. Do vị trí địa lý gần nhau và nhu cầu dầu khí của Việt Nam cũng tăng nhanh nhƣ nƣớc láng giềng, hai nƣớc sẽ cùng có mối quan tâm nhƣ nhau đến những khu vực xung quanh. Hầu nhƣ mọi nguồn cung khí tiềm năng, kể cả những nƣớc mới nổi nhƣ Myanmar, Papua New Guinea cũng đã bị Trung Quốc tìm cách thâu tóm. Các cơ hội lớn trong khu vực hầu nhƣ rất khó tiếp cận và chỉ còn lại những cơ hội trung bình/nhỏ giành cho ta nếu Việt Nam sử dụng tốt chiến lƣợc "ngoại giao dầu khí" và ”mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”, tức là hợp tác với các đối tác truyền thống, các công ty độc lập có kinh nghiệm, đang điều hành không quá nhiều dự án, đầu tƣ vào những nƣớc có mối quan hệ tốt, vùng, mỏ hay dự án có trữ lƣợng không lớn... mà Trung Quốc còn chƣa để ý đến. Liên quan đến tìm kiếm, thăm dò, khai thác đầu khí trong nƣớc, những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông giữa các nƣớc là một yếu tố địa chính trị có nhiều ảnh hƣởng đến hoạt động của PVN. Trong vấn đề này, ta đã có đối sách hợp lý để 76 nhanh chóng tiến hành điều tra cơ bản và tìm kiếm thăm dò dầu khí trên những vùng nhạy cảm bằng nội lực của mình. PVN cũng có những chỉ đạo cụ thể để các đơn vị thực hiện nhằm tăng lòng tin về chủ quyền cho các nhà thầu khác. Việc PVN đầu tƣ vào các tàu địa chấn và giàn khoan sâu chính là để đẩy mạnh công tác tự lực, đồng thời góp phần thực hiện chiến lƣợc này. Những hoạt động điều tra cơ bản, tìm kiếm, thăm dò nhƣ vậy vừa nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí, khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam, vừa khuyến khích đầu tƣ vào những khu vực nhạy cảm. Phƣơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_hoat_dong_cua_tap_doan_d.pdf
Tài liệu liên quan