Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 3

3. Ý nghĩa của đề tài. 11

4. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 11

5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài. 12

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 13

7. Câu hỏi nghiên cứu . 13

8. Giả thuyết nghiên cứu . 13

9. Phƣơng pháp nghiên cứu. 13

10. Kết cấu của luận văn . 14

PHẦN NỘI DUNG . 16

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .16

1.1. Các khái niệm công cụ . 16

1.1.1. Khái niệm về ma túy. 16

1.1.2. Khái niệm về nghiện ma túy. 16

1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy. 17

1.1.4. Khái niệm về methadone và chương trình điều trị thay thế các

chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone . 17

1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội. 20

1.1.6. Khái niệm nhân viên công tác xã hội. 22

1.1.7. Vai trò của nhân viên công tác xã hội . 23

1.2. Các lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu . 25

1.2.1. Thuyết nhu cầu . 25

1.2.2. Thuyết hệ thống sinh thái. 27

1.2.3.Thuyết nhận thức hành vi. 28

pdf45 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt với các nội dung mang tính giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Năm 2014, đề tài “Thực trạng và giải pháp phòng, chống ma túy đối với thanh niên quận Long Biên – Thành phố Hà Nội (Nghiên cứu tại phường Thượng Thanh và Ngọc Lâm)” của tác giả Trần Văn Sơn. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng ngƣời nghiện ma túy trong thanh niên quận Long Biên, tập trung đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của họ đối với tệ nạn ma túy. Những đề tài trên nghiên cứu ở góc độ rộng đó là tệ nạn ma túy, nó bao gồm cả tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy, ít nhiều đã đề cập và đƣa ra các giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy nói chung. Để điều trị cai nghiện ma tuý, có nhiều phƣơng pháp khác nhau, mỗi phƣơng pháp đều cho kết quả nhất định. Có một số đề tài nghiên cứu về các phƣơng pháp điều trị cai nghiện ma túy. Đề tài "Đưa châm cứu tham gia cai nghiện ma túy tại cộng đồng" đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc từ năm 1998 của Nguyễn Tài Thu đã bảo vệ thành công ngày 19/10/1998. Công trình cũng đƣợc đánh giá rất cao tại hội nghị về ma tuý do UNESCO tổ chức vào trung tuần tháng 10 tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, sau khi châm cứu 4 ngày, não của những ngƣời tham gia thử nghiệm đã chuyển từ màu đỏ hay đen tím sang màu nhạt; và 7 ngày sau thì 85-90% các chất gây nghiện đƣợc tẩy khỏi não. 9 Đề tài “Nghiên cứu cắt cơn đói ma tuý (nhóm opiat) bằng phương pháp điện châm” của Bùi Thu Quảng cùng các cộng sự cũng đã chỉ ra hiệu quả cắt cơn nghiện ma tuý bằng điện châm. Sau 9 năm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu và ứng dụng dƣợc liệu điều trị bệnh hiểm nghèo (Viện Radiner) đã thực hiện và bƣớc đầu ứng dụng vào thực tế thành công đề tài khoa học độc lập cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu đánh giá an toàn và hiệu lực của thuốc Cedemex giai đoạn 2 và 3 trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy (nhóm Opiats)”. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị, Cedemex đã chứng tỏ là một loại thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy an toàn, hiệu lực cao và có nhiều tính năng. Đây là loại thuốc cai nghiện bằng dƣợc thảo đầu tiên có mặt tại Việt Nam, do Vũ Văn Chuyên và Nguyễn Phú Kiều là tác giả sáng chế. Ngày 25/5/2005 Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đã tổ chức thẩm định về kết quả nghiên cứu đề tài "Áp dụng điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone" của Viện Sức khỏe Tâm thần. Theo đó, Hội đồng đƣa ra kết luận "Điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone cho những ngƣời nghiện chất dạng thuốc phiện sẽ làm giảm việc sử dụng chất dạng thuốc phiện, giảm tội phạm và giảm tình trạng tử vong do sốc thuốc quá liều, cũng nhƣ giảm những hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV". Đây cũng là cơ sở để Bộ Y tế triển khai chƣơng trình điều trị cai nghiện thay thế methadone tại nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc. Đề tài “Tìm hiểu sự cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau 1 năm điều trị methadone” của Ngô Thị Kim Phƣợng cùng Nguyễn Phú Đoan Trinh và Phạm Kim Chi đã điển cứu một trƣờng hợp thành công trong điều trị methadone và methadone đã thay đổi tích cực tới cuộc sống của bệnh nhân đó. 10 Tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế Đà Nẵng, đề tài “Nghiên cứu đánh giá chung về tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện CDTP bằng methadone tại cơ sở điều trị số 1” của Phan Phú Thiên và Đinh Trần Thúy Vy cũng đánh giá các kết quả tích cực mà các bệnh nhân điều trị methadone tại đó có đƣợc trong quá trình điều trị. Năm 2015, tác giả Tạ Hồng Vân thực hiện đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)”. Nghiên cứu tập trung vào thực trạng điều trị methadone tại cơ sở, qua đó nhận định thực trạng điều trị của ngƣời sử dụng ma túy, những nhu cầu và khó khăn của ngƣời điều trị nhằm hỗ trợ ngƣời sử dụng ma túy. Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone” tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu theo dõi, đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone theo theo thời gian để thấy đƣợc sự thay đổi tình trạng sử dụng ma túy; nâng cao hành vi tƣơng tác xã hội, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân. Những nghiên cứu trên đã đóng góp lớn vào việc phát triển các phƣơng pháp cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ những ƣu điểm và thế mạnh của mình mà methadone vẫn đƣợc biết đến là một phƣơng pháp cai nghiện đƣợc ứng dụng rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới. Nƣớc ta cũng đã tiến hành những nghiên cứu về hiệu quả trong điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone. Nhƣ vậy đã có nhiều nghiên cứu về các phƣơng pháp cai nghiện, đánh giá đời sống của ngƣời điều trị methadone, tuy nhiên chƣa có đề tài đi sâu tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của những ngƣời tham gia chƣơng trình để có những giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là dƣới góc độ Công tác xã hội tại cơ sở điều 11 trị methadone quận Nam Từ Liêm. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình methadone (Nghiên cứu trường hợp tạ cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)” không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trƣớc đó. Tuy vậy, những thông tin trong các đề tài là nguồn tƣ liệu quan trọng giúp tôi thực hiện đề tài này. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Đề tài bổ sung thêm một số cơ sở lý luận cho các đề tài có liên quan đến ma túy, cai nghiện ma túy, các đề tài về chƣơng trình điều trị methadone. Đề tài góp phần làm rõ thêm các lý thuyết ngành công tác xã hội và các phƣơng pháp của công tác xã hội đƣợc vận dụng trong thực tiễn, đặc biệt là trợ giúp những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp các cơ sở thực tế về ngƣời nghiện ma túy, tình hình ngƣời nghiện ma túy dùng methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm, làm tƣ liệu cho những đề tài có cùng hƣớng nghiên cứu trên. Đề tài đóng góp vào hoạt động công tác xã hội trong các cơ sở y tế, trợ giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn trong đó có ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone. Ngoài ra, đề tài còn là cơ sở để Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cũng nhƣ các cấp chính quyền quận Nam Từ Liêm có thể tham khảo và đƣa ra những hình thức hỗ trợ phù hợp hơn với ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone trên địa bàn. 4. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm đi sâu tìm hiểu những khó khăn và các yếu tố tác động đến những khó khăn của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị thay 12 thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone, nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm. Trên cơ sở đó đánh giá các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm. 4.2. Mục tiêu/Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung vào một số nghiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình về công tác cai nghiện ma túy, đặc biệt là công tác điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone hiện nay ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng công tác cai nghiện ma túy và ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình của cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm; Đánh giá những yếu tố tác động đến ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị methadone quận NamTừ Liêm; Đánh giá các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm. 5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm Khách thể nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc nghiên cứu thì đề tài tập trung vào một số khách thể nghiên cứu sau: Cán bộ y tế tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm Những ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm Ngƣời nhà của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình 13 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2016 6.2. Không gian nghiên cứu Cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm - Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội (Khu Liên Cơ – Mỹ Đình II – Nam Từ Liêm – Hà Nội 7. Câu hỏi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào một số câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Chƣơng trình cai nghiện thay thế methadone hiện nay đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm? Câu hỏi 2: Thực trạng ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình methadone trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nhƣ thế nào? Câu hỏi 3: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình này nhƣ thế nào? 8. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Cơ sở điều trị methadone thuộc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm đã triển khai chƣơng trình điều trị thí điểm methadone có hiệu quả, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn Giả thuyết 2: Có một số yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm Giả thuyết 3: Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò tích cực và hiệu quả trong việc trợ giúp ngƣời nghiện ma túy khi tham gia chƣơng trình 9. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phƣơng pháp sau đây: 9.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đề triển khai nghiên cứu, đề tài sử dụng các tài liệu đƣợc tổng hợp và nhìn nhận, đánh giá, làm cơ sở và minh chứng cho các luận điểm đƣợc trình bày. 14 Những tài liệu gồm có sách báo chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, chính trị học,...; các báo cáo, kế hoạch, định hƣớng của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm; tham khảo một số nghiên cứu, luận văn của những đề tài về công tác cai nghiện ma túy làm cơ sở cho việc hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 9.1. Phương pháp phỏng vấn sâu Để thực hiện nghiên cứu, phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng với số lƣợng đơn vị phỏng vấn sâu là 15 ngƣời. Trong đó,đối tƣợng đƣợc phỏng vấn bao gồm: 01 ngƣời: Ngƣời quản lý cơ sở điều trị methadone của trung tâm 03 ngƣời: Cán bộ y tế làm việc tại cơ sở điều trị methadone ( 01 ngƣời: Bác sỹ điều trị; 01 ngƣời : Y tá tại phòng phát thuốc; 01 ngƣời Y tá phụ trách phòng tƣ vấn tâm lý) 03 ngƣời: Ngƣời nghiện ma túy mới tham gia chƣơng trình (dƣới 1 năm) 03 ngƣời : Ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình từ 1-3 năm 03 ngƣời : Ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình hơn 3 năm 02 ngƣời: Ngƣời nhà bệnh nhân tham gia chƣơng trình 9.2. Phương pháp quan sát Trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp quan sát đƣợc tiến hành để tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Quan sát đảm bảo cho ngƣời nghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn trong việc thu thập thông tin. Qua việc 7quan sát những ngôn ngữ không lời, thái độ, hành vi của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn nhằm tìm ra những thông tin hữu ích mà các đối tƣợng không thể hiện bằng lời nói. Đồng thời, quan sát hoạt động của trung tâm, các tƣơng tác giữa bác sỹ với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với nhau. 10. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, khuyến nghị kết cấu của luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau: 15 Chuơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu Chƣơng 2: Những nhu cầu trợ giúp của ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm Chƣơng 3: Các hoạt động hỗ trợ ngƣời nghiện ma túy tham gia chƣơng trình điều trị methadone dƣới góc độ công tác xã hội tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm 16 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm về ma túy Theo Liên hợp quốc “Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác động làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên tổn thương cho cá nhân và cộng đồng”[7; tr.5-6] Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã chỉ ra“Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.Trong cách hiểu đơn giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đƣa vào trong cơ thể ngƣời sẽ thay đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học loại trừ thực phẩm, nƣớc và ôxy. [7; tr.5-6] Theo Luật Phòng, chống ma tuý của Việt Nam (2008) tại điều 2 đã đƣa ra khái niệm về ma tuý: “Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”.[8] Từ các khái niệm nêu trên, ma túy có thể đƣợc hiểu là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý 1.1.2. Khái niệm về nghiện ma túy Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kì do sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều lần chất gây nghiện tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm người nghiện ham muốn không 17 kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và hủy hoại về thể chất, có hại cho chính người nghiện và xã hội”. [27] 1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy Theo khoản 11 điều 2 chƣơng I của Luật Phòng, chống ma túy (2008): Người nghiện ma túy là người sử dụng ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị phụ thuộc vào các chất này.[8] 1.1.4. Khái niệm về methadone và chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone Các chất dạng thuốc phiện (CDTP) nhƣ thuốc phiện, morphin, heroin là những chất gây nghiện mạnh (gây khoái cảm mạnh); thời gian tác dụng nhanh nên ngƣời bệnh nhanh chóng xuất hiện triệu chứng nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng; thời gian bán hủy ngắn do đó phải sử dụng nhiều lần trong ngày và nếu không sử dụng lại sẽ bị hội chứng cai. Vì vậy, ngƣời nghiện CDTP (đặc biệt heroin) luôn dao động giữa tình trạng nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và tình trạng thiếu thuốc (hội chứng cai) nhiều lần trong ngày, là nguồn gốc dẫn họ đến những hành vi nguy hại cho bản thân và những ngƣời khác. Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dƣợc lý tƣơng tự nhƣ các CDTP khác (đồng vận) nhƣng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ƣơng và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.[28] Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, đƣợc sử dụng theo đƣờng uống, dƣới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đƣờng máu nhƣ HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp ngƣời bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [28] 18 Mục đích của điều trị bằng methadone: Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, việc điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau: Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra nhƣ: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và hoạt động tội phạm. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP. Cải thiện sức khoẻ và giúp ngƣời nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội. Điều trị methadone theo đúng quy định có các ƣu điểm sau:Tác dụng thƣờng xuyên và kéo dài; Chi phí thấp; Không vi phạm pháp luật; Sử dụng bằng đƣờng uống; Đƣợc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ: tƣ vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe răng miệng và các hình thức hỗ trợ khác; Giảm các nguy cơ gặp phải khi quá liều heroin. Điều này có nghĩa là với những ngƣời không thể ngừng sử dụng heroin, methadone là thuốc có nồng độ an toàn cao hơn và giúp họ giả dần tình trạng lệ thuộc.[3; tr.4-5] Ngƣời bệnh đang nghiện các chất dạng thuốc phiện (viết tắt là CDTP) theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện CDTP của Bộ Y tế. Từ đủ 18 tuổi trở lên (trƣờng hợp đặc biệt, ngƣời từ 16 đến dƣới 18 tuổi, phải có ngƣời giám hộ theo quy định của pháp luật). Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng Methadone và cam kết tuân thủ điều trị, có xác nhận của UBND xã (phƣờng, thị trấn) nơi cƣ trú, không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chƣơng trình. Không có chống chỉ định dùng thuốc Methadone. Tham dự đủ ba buổi tƣ vấn nhóm và tƣ vấn tuân thủ điều trị, dự phòng tái nghiện. 19 Có hộ khẩu thƣờng trú và nơi cƣ trú ổn định tại địa phƣơng triển khai chƣơng trình. Trƣờng hợp không có hộ khẩu thƣờng trú nhƣng đang tạm trú dài hạn tại tỉnh, phải có ngƣời cam kết hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone. Ngƣời có cam kết hỗ trợ của gia đình. Tiêu chuẩn ưu tiên Ngƣời tham gia tích cực các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Phụ nữ mang thai. Ngƣời nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng đƣờng tiêm chích. Thời gian nghiện từ ba năm trở lên. Đã cai nghiện, từ bỏ ma túy nhiều lần mà không thành công. Quy trình xét chọn bệnh nhân tham gia chương trình điều trị methadone Bệnh nhân tự nguyện viết đơn xin tham gia điều trị, nộp cho trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn. Trạm y tế tổng hợp danh sách bệnh nhân báo cáo Trƣởng ban xét chọn xã, phƣờng, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã). Ban xét chọn bệnh nhân cấp xã họp để lựa chọn bệnh nhân. Trạm y tế xã thông báo cho những bệnh nhân đƣợc lựa chọn đến nhận hồ sơ để nộp cho cơ sở điều trị Methadone. Cơ sở điều trị Methadone sau khi tiến hành khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, tƣ vấn và đánh giá ban đầu, tiến hành lựa chọn những bệnh nhân đủ điều kiện tham gia điều trị, trình Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (đối với cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) hoặc Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố (đối với cơ sở điều trị Methadone khác tại các huyện, thành phố) phê duyệt và gửi Ban xét chọn huyện, thành phố. 20 Ban xét chọn cấp huyện căn cứ tiêu chuẩn bệnh nhân, số lƣợng bệnh nhân để xem xét và quyết định danh sách bệnh nhân sẽ đƣợc tham gia điều trị. Cơ sở điều trị Methadone tiến hành cấp thẻ điều trị và khởi liều điều trị cho những bệnh nhân đã đƣợc Ban xét chọn cấp huyện thông qua. 1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội Năm 1970, Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội – NASW (Hoa kỳ) định nghĩa: Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt được mục tiêu ấy. Theo Từ điển bách khoa ngành Công tác xã hội: Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội. Từ khi ra đời, với tƣ cách là một ngành khoa học và một nghề nghiệp chuyên môn, Công tác xã hội có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, trợ giúp đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn bằng các hoạt động chuyên nghiệp dựa trên nền tảng lý thuyết và phƣơng pháp khoa học.[12; tr.138-159] Công tác xã hội có một số chức năng chính sau: Công tác xã hội trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ giải quyết vấn đề gặp phải của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng bằng phương pháp tác nghiệp chuyên nghiệp. Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của Công tác xã hội. Một mặt nó khẳng định các hoạt động trợ giúp xã hội, giúp đỡ những đối tƣợng yếu thế trong xã hội không còn chỉ là những hoạt động nhân đạo, từ thiện nữa mà đã trở thành trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. 21 Mặt khác, những đối tƣợng yếu thế cần sự trợ giúp của Công tác xã hội trên nhiều lĩnh vực nhƣ tâm lý, sức khỏe, kinh tế, quan hệ hôn nhân,...hay những vấn đề khác sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết từ Công tác xã hội. Sự giúp đỡ trực tiếp các đối tƣợng của Công tác xã hội không chỉ dừng lại ở kết quả tức thời, trƣớc mắt mà nó hƣớng tới mục tiêu lâu dài, bền vững. Các đối tƣợng đƣợc trợ giúp từ chỗ là những cá nhân, nhóm, cộng đồng thiệt thòi, yếu thế, kém năng lực trở thành những đối tƣợng tự lực, có khả năng tự bảo vệ và đảm bảo đời sống kinh tế, xã hội của mình, phục hồi các chức năng để phát triển. Công tác xã hội huy động, liên kết và phát huy các nguồn lực trợ giúp đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn lực trợ giúp những đối tƣợng yếu thế trong xã hội bao gồm nguồn lực vật chất và tinh thần. Các vấn đề xã hội gặp phải của đối tƣợng xét cho cùng là những vấn đề liên quan đến mối quan giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, giải quyết vấn đề xã hội, trợ giúp các đối tƣợng yếu thế về cơ bản nhằm thỏa mãn các nhu cầu của đối tƣợng về điều kiện kinh tế, sản xuất, đời sống sinh hoạt, nhà ở, lƣơng thực, thu nhập, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe y tế, tâm lý, tình cảm,... Công tác xã hội có chức năng và trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề xã hội, hỗ trợ những ngƣời yếu thế giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải nhƣng Công tác xã hội không thể trực tiếp đáp ứng tất cả các nhu cầu của đối tƣợng. Công tác xã hội thực hiện việc tìm kiếm, khai thác, huy động, liên kết, sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo điều kiện tối đa cho việc hỗ trợ, giải quyết vấn đề của đối tƣợng. Công tác xã hội nghiên cứu dự báo và phòng ngừa nhằm hạn chế sự phát sinh, gia tăng các vấn đề xã hội và đối tượng có vấn đề xã hội. Xuất phát từ đặc trƣng về tính chất, mục tiêu của khoa học và nghề nghiệp chuyên môn, Công tác xã hội mong muốn trong xã hội, số ngƣời đƣợc 22 đảm bảo về nhu cầu, môi trƣờng sống an toàn, lành mạnh ngày càng tăng, số ngƣời yếu thế, thiệt thòi, nghèo đói, bệnh tật, bất hạnh ngày càng giảm. Để thực hiện đƣợc điều đó, một mặt công tác xã hội trực tiếp giải quyết, trợ giúp các đối tƣợng gặp phải vấn đề trong cuộc sống để họ vƣợt qua hoàn cảnh, vƣơn lên phát triển. Mặt khác, Công tác xã hội còn “thức tỉnh” đối tƣợng để họ tự khám phá, phục hồi, phát huy, duy trì năng lực tự giải quyết vấn đề gặp phải của chính mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, dự báo đƣa ra các chƣơng trình, kế hoạch phòng ngừa với phƣơng châm: phòng tránh hơn xử lý sẽ thể hiện sâu sắc hơn chức năng của Công tác xã hội. 1.1.6. Khái niệm nhân viên công tác xã hội NVCTXH chuyên nghiệp là những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn về CTXH từ một trƣờng đại học hoặc một định chế đƣợc công nhận, có bằng cấp hoặc chứng chỉ trong ngành CTXH. Họ thƣờng làm việc trong các cơ quan CTXH thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ. Một số làm việc với cá nhân, hoặc làm việc với nhóm hay cộng đồng. NVCTXH chuyên nghiệp (social worker)đƣợc Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp Quốc tế - IASW định nghĩa: “NVCTXH chuyên nghiệp là ngƣời đƣợc đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tƣợng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tƣợng tiếp cân đƣợc nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tƣơng tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trƣờng tạo ảnh hƣởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thong qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” [11; tr.18] Nhƣ vậy khái niệm NVCTXH chuyên nghiệp bao hàm các điều kiện: Thứ nhất là đƣợc đào tạo kiến thức, kỹ năng về CTXH; thứ hai là có nhiệm vu trợ giúp các đối tƣợng đối phó với các vấn đề khó khăn của họ; thứ ba là thúc đẩy họ tự giải quyết thông qua nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.[11; tr.18] 23 Trình độ tối thiểu quy định đối với nhân viên CTXH ở những nƣớc có nghề CTXH phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Canada, Australia, Philipines,..là phải tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, để đƣợc hành nghề, NVCTXH cần đăng ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành nghề, NVCTXH cần đăng ký và ở một số nơi còn cần phải thi lấy bằng hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004698_1_2448_2002788.pdf
Tài liệu liên quan