MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . iv
LỜI CẢM ƠN . v
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH . vii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẦU TREO DÂY VÕNG DÂN SINH VÀ CÁC TẢI
TRỌNG TÁC ĐỘNG . 7
1.1. Tổng quan về cầu treo dây võng dân sinh và các nghiên cứu về cầu treo dây võng
dân sinh . 7
1.2. Tổng quan về các tải trọng trên cầu treo dây võng dân sinh . 13
1.2.1. Giới thiệu . 13
1.2.2. Một số tải trọng tác dụng lên cầu treo dây võng dân sinh . 14
1.3. Kết luận chương 1 . 27
CHƯƠNG 2: Dao động trên cầu treo dây võng dân sinh và các biện pháp tăng cường
kết cấu để kiểm soát dao động . 28
2.1. Cơ sở lý thuyết về dao động kết cấu . 28
2.1.1. Bài toán giá trị riêng cho kết cấu dao động không tắt . 29
2.1.2. Dao động tắt dần tỷ lệ . 31
2.1.3. Dao động giảm nhớt tổng quát . 32
2.1.4. Các tham số đặc trưng dao động [36] . 33
2.2. Tổng quan về dao động trên cầu treo dây võng dân sinh . 35
2.2.1. Lý thuyết tính toán dao động cầu treo dây võng . 35
2.2.2. Yêu cầu giảm dao động trên cầu treo dây võng dân sinh . 47
2.3. Giới thiệu một số biện pháp tăng cường kết cấu . 49
ii
2.3.1. Tổng quan một số biện pháp . 49
2.3.2. Sử dụng các thiết bị giảm chấn . 51
2.3.3. Tăng cường độ cứng . 58
2.4. Kết luận chương 2 . 66
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TRẠNG THÁI DAO ĐỘNG, CẬP NHẬT MÔ HÌNH
CHO CẦU TREO DÂY VÕNG DÂN SINH NA XÁ . 67
3.1. Giới thiệu về cầu treo Na Xá . 67
3.1.1. Quy mô . 67
3.1.2. Phương án kỹ thuật . 67
3.2. Mô hình số và thí nghiệm đo đạc cầu trước khi tăng cường . 69
3.2.1. Mô hình phần tử hữu hạn . 69
3.2.2. Thí nghiệm đo đạc đặc trưng dao động cầu treo Na Xá trước tăng cường . 73
3.3. Phương pháp tối ưu hoá Cuckoo Search - CS . 80
3.3.1. Khoảng cách bước nhảy (step size) . 80
3.3.2. Tính toán Levy Flight . 81
3.3.3. Chọn tổ để chim cúc cu thả trứng . 81
3.4. Phương pháp tối ưu hoá Cuckoo Search kết hợp tối ưu hoá đường chéo trực giao.
. 82
3.4.1. Đường chéo trực giao . 83
3.4.2. Thuật toán CS kết hợp đường chéo trực giao - ODCS . 83
3.5. Cập nhật mô hình cho kết cấu. . 87
3.6. Kết luận chương 3 . 90
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO KẾT CẤU SAU
KHI CẬP NHẬT . 92
4.1. Đề xuất giải pháp tăng cường cầu treo Na Xá . 92
4.1.1. Phương án 1 . 92
iii
4.1.2. Phương án 2 . 98
4.1.3. Nhận xét và lựa chọn phương án thực hiện . 102
4.2. Mô hình số và thí nghiệm đo dao động cầu treo Na Xá sau khi tăng cường . 107
4.2.1. Mô hình số sau khi tăng cường . 107
4.2.2. Thí nghiệm đo dao động cầu treo Na Xá sau khi tăng cường . 111
4.2.3. So sánh giữa mô hình PTHH và kết quả đo dao động cầu treo Na Xá sau khi
tăng cường . 115
4.2.4. So sánh giữa kết quả đo trước và sau khi tăng cường . 115
4.3. Kết luận chương 4 . 116
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ . 117
Kết luận . 117
Kiến nghị . 118
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH . 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 120
PHỤ LỤC . 125
145 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích dao động cầu treo dân sinh và các giải pháp kiềm chế dao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
�2𝑙
2
)
−
𝑍 − 1
√𝑍 + 1
(𝑡ℎ
𝜆1𝑙
2
+ 2𝑡ℎ
𝛽𝜆1𝑙
2
) −
�̄�
𝐸𝑐𝐹𝑐
𝛾3𝑙2𝐻𝑔
2
32√2𝑞𝑓
𝑍(𝑍3 − 1)
= 0
(2-65)
Nếu nhịp giữa dao động phản xứng thì hai nhịp bên sẽ dao động độc lập với nó.
Khi đó tần số dao động của nhịp giữa được tính theo (2-61), còn đối với các nhịp bên
thì được tính theo công thức:
𝜔1𝑛 =
𝑛2𝜋2
𝑙1
2 √
𝑔
𝑞1
(𝐸𝐽1 +
𝐻𝑔𝑙1
2
𝑛2𝜋2
) (n = 1, 2, 3, . )
(2-66)
c) Ứng dụng phương pháp Ritz
Phương pháp Ritz không những cho phép giảm được khối lượng tính toán mà
còn cho thấy rõ sự phụ thuộc của tần số riêng đối với một thông số. Trước tiên hãy tính
biên độ năng lượng của hệ.
43
Động năng của nhịp giữa: 𝑚𝑎𝑥 𝑇 =
𝑞
2𝑔
𝜔2 ∫ 𝑋2𝑑𝑥
𝑙
0
Thế năng đàn hồi uốn của dầm: 𝑉𝑑 =
1
2
𝐸𝐽𝑧 ∫ (𝑋
′′)2𝑑𝑥
𝑙
0
Thế năng đàn hồi trong dây bằng công của các lực
quán tính tác dụng trên dây:
𝑚𝑎𝑥 𝑉𝑐 =
1
2
𝐸𝐽𝑧 ∫ 𝑋𝑝𝑑𝑥
𝑙
0
Trong đó p là lực quán tính tác dụng trên một đơn vị dài (tính theo phương ngang)
của dây. Từ điều kiện cân bằng của phân tố trên dây cáp, P được biểu diễn:
𝑞 + 𝑝 = −(𝐻𝑔 + 𝐻𝑑)
𝑑2(𝑦 + 𝑋)
𝑑𝑥2
= −(𝐻𝑔𝑦
′′ + 𝐻𝑔𝑋
′′ + 𝐻𝑑𝑦
′′ + 𝐻𝑑𝑋
′′)
Nếu bỏ số hạng cuối và với chú ý:
𝑞 + 𝐻𝑔𝑦
′′ = 0;𝑦 = −
4𝑓𝑥2
𝑙2
;𝑦′′ = −
8𝑓
𝑙2
Lực quán tính p được viết:
𝑝 = −𝐻𝑔𝑋
′′ +
8𝑓
𝑙2
𝐻𝑑
Từ đó:
𝑚𝑎𝑥 𝑉𝑐 = −
𝐻𝑔
2
∫ 𝑋′′𝑑𝑥
𝑙
0
+
4𝑓2
𝑙2
𝐻𝑑 ∫ 𝑋𝑑𝑥
𝑙
0
Đối với hai nhịp bên ta cũng có các công thức như trên nhưng cần thay 𝑋, 𝑞 và 𝐽
bằng 𝑋1, 𝑙1 , 𝑞1 và 𝐽1.
d) Dầm ba nhịp đối xứng (Hình 2-4b)
Khi đó:
44
𝐿 = 𝑚𝑎𝑥 𝑇 − 𝑚𝑎𝑥 𝑉
=
1
2
[
𝑞
𝑔
𝜔2 ∫ 𝑋2𝑑𝑥 − 𝐸𝐽𝑧 ∫ (𝑋
′′)2𝑑𝑥
𝑙
0
𝑙
0
+ 𝐻𝑔 ∫ 𝑋
′′𝑋𝑑𝑥
𝑙
0
−
8𝑓
𝑙2
𝐻𝑑 ∫ 𝑋𝑑𝑥
𝑙
0
]
+ 2
1
2
[
𝑞1
𝑔
𝜔2 ∫ 𝑋1
2𝑑𝑥
𝑙1
0
− 𝐸𝐽1 ∫(𝑋1
′′)2𝑑𝑥1 + 𝐻𝑔 ∫ 𝑋1
′′𝑋1𝑑𝑥1
𝑙1
0
−
8𝑓1
𝑙2
𝐻𝑑 ∫ 𝑋1𝑑𝑥1
𝑙1
0
]
(2-67)
Trong đó 𝐻𝑑 được tính theo (2-63). Đối với các dao động đối xứng, có thể giả
thiết:
𝑋 = 𝑎1 𝑠𝑖𝑛
𝜋𝑥
𝑙
+ 𝑎3 𝑠𝑖𝑛
3𝜋𝑥
𝑙
;𝑋 = �̄�1 𝑠𝑖𝑛
𝜋𝑥1
𝑙1
(2-68)
Sau khi thay vào (2-68) với các điều kiện:
𝜕𝐿
𝜕𝑎1
= 0;
𝜕𝐿
𝜕𝑎3
= 0;
𝜕𝐿
𝜕�̄�1
= 0 (2-69)
Sẽ nhận được hệ ba phương trình thuần nhất sau đây:
𝐴1𝑎1 −
𝑠1
𝑠2
(𝑎1 +
𝑎3
3
+ 2𝛽𝛽1�̄�1) = 0
𝐴2𝑎3 −
𝑠1
3𝑠2
(𝑎1 +
𝑎3
3
+ 2𝛽𝛽1�̄�1) = 0
(2-70)
𝐴3�̄�1 −
𝑠1
𝑠2
𝛽2𝛽1 (𝑎1 +
𝑎3
3
+ 2𝛽𝛽1�̄�1) = 0
Với
𝐴1 = 𝑠𝜔
2 − (𝐻𝑔 − 𝑃)
𝐴2 = 𝑠𝜔
2 − 9(𝐻𝑔 + 9𝑃)
𝐴3 = 𝛽
2𝛽1𝑠𝜔
2 −
𝛽2
𝛽2
𝑃 − 𝐻𝑔
(2-71)
𝑃 =
𝜋2𝐸𝐽𝑧
𝑙2
; 𝑠1 =
32𝑓
𝜋3
;𝑠2 =
𝜋𝑙
16𝑓
�̄�
𝐸𝑐𝐹𝑐
; 𝛽 =
𝑙1
𝑙
;𝛽1 =
𝑞1
𝑞
; 𝛽2 =
𝐽1
𝐽𝑧
;𝑠 =
𝑞𝑙2
𝑔𝜋2
45
Từ điều kiện định thức của hệ phương trình trên bằng không sẽ nhận được phương
trình tần số:
9𝐴2𝐴9 (1 −
𝑠2
𝑠1
𝐴1) + (𝐴3 + 18𝛽
2𝛽1
2𝐴2)𝐴1 = 0
(2-72)
e) Dầm một nhịp
Đối với trường hợp này có thể sử dụng phương trình (2-70) bằng cách bỏ đi các
số hạng có chứa 𝑎�̅�và bỏ đi phương trình thứ ba. Từ đó được phương trình tần số:
𝐴1𝑠1 + 9𝐴2(𝑠1 − 𝐴1�̄�2) = 0 (2-73)
Với
�̄�2 =
𝜋𝑙
16𝑓
𝐿
𝐸𝑐𝐹𝑐
Từ phương trình (2-73) nếu độ cứng uốn của dầm bé với giả thiết dây không dãn
cc FE , khi đó ta sẽ nhận được công thức gần đúng tính tần số riêng:
𝜔2 = (8.2𝐻𝑔 + 73𝑃)
𝑙
𝑠
(2-74)
f) Dầm ba nhịp liên tục
Cầu treo dây võng với ba nhịp liên tục, xem Hình 2-4c. Từ kết quả tính toán và
thực nghiệm cho thấy rằng đối với các dao động đối xứng thì dao động của hệ ba nhịp
liên tục và hệ với ba dầm tự do sẽ có dạng gần giống nhau. Đối với các dao động phản
xứng là có thể giả thiết:
𝑋 = ∑ 𝑠𝑛𝛷𝑛
∞
𝑛=1
(2-75)
Với
𝛷𝑛 =
1
𝑁𝑛
[
𝑠𝑖𝑛 𝛾𝑛(
1
2
−
𝑥
𝑙
)
𝑠𝑖𝑛
𝛾𝑛
2
− (1 −
2𝑥
𝑙
)] đối với nhịp giữa
Và
𝛷𝑛 =
1
𝑁𝑛
[
𝑠𝑖𝑛 𝛽𝛾𝑛
𝑥
𝑙
𝑠𝑖𝑛 𝛽𝛾𝑛
−
𝑥
𝑙1
] đối với nhịp bên
(2-76)
Với các tham số n được xác định từ quan hệ:
46
𝛾𝑛
𝑡𝑔𝛽𝛾𝑛
−
𝛾𝑛
𝑡𝑔
𝛾𝑛
2
−
1
𝛽
− 2 = 0
(2-77)
Và các hệ số NN được chọn sao cho thỏa mãn:
∫(𝛷𝑛
′ )
𝑙
2
𝑑𝑥 =
1
𝑙
với 𝑙 = 𝑙 + 2𝑙1 (2-78)
Nghĩa là ta phải có :
𝑁𝑛
2 =
𝛽𝛾𝑛
2
𝑠𝑖𝑛2 𝛽 𝛾𝑛
+
𝛾𝑛
2
2 𝑠𝑖𝑛2
𝛾𝑛
2
−
1
𝛽
− 2
(2-79)
Với giả thiết
zJJ 1 ; qq 1 , mặt khác vì trong dao động phản xứng thì 0dH
cho nên từ (2-67) có:
𝐿 =
1
2
{
�̄�
𝑔
𝜔2 ∫𝑋2𝑑𝑥
𝑙
− 𝐸𝐽𝑧 ∫(𝑋
′′)2𝑑𝑥
𝑙
+ 𝐻𝑔 ∫𝑋
′′𝑋𝑑𝑥
𝑙
}
(2-80)
Nếu chọn: 𝑋 = 𝑎1𝛷1 + 𝑎2𝛷2
Thì từ (2-79) tính 𝑁1, 𝑁2 rồi thay vào (2-75)(2-76) vào cuối cùng với các điều
kiện:
𝜕𝐿
𝜕𝑎1
= 0;
𝜕𝐿
𝜕𝑎2
= 0. Ta nhận được hệ hai phương trình thuần nhất và từ điều kiện định
thức bằng không sẽ có:
𝐴4𝐴5 − 𝐴6
2 = 0 (2-81)
Trong đó kí hiệu:
𝐴4 =
𝑞
𝑔
𝜔2𝑙𝐶1 −
𝑃1−𝐻𝑔
𝑙
;𝐴5 =
𝑞
𝑔
𝜔2𝑙𝐶2 −
𝑃2+𝐻𝑔
𝑙
;𝐴6 =
𝑞
𝑔
𝜔2𝑙𝐶12;𝐶1 =
1
𝛾1
2 +
1+2𝛽
3𝑁1
2 ;
𝐶2 =
1
𝛾2
2 +
1+2𝛽
3𝑁2
2 ; 𝐶12 =
1+2𝛽
3𝑁1𝑁2
; 𝑃1 =
𝛾1
2𝐸𝐽𝑧
𝑙2
;𝑃2 =
𝛾2
2𝐸𝐽𝑧
𝑙2
.
Nếu chỉ chọn 𝑋 = 𝑎1𝛷 thì ta sẽ nhận được công thức gần đúng (sai số
khoảng 3%) biểu diễn tần số cơ bản dao động phản xứng của hệ:
𝜔 =
1
𝑙
√
𝑔
𝑞𝐶1
(
𝛾1
2𝐸𝐽𝑧
𝑙2
+ 𝐻𝑔)
(2-82)
Bảng 2-1 cho ta giá trị của hệ số 𝐶1 và 𝛾1 theo 𝛽.
Bảng 2-1: Giá t hệ số 𝐶1 và 𝛾1 theo 𝛽
47
𝛽 =
𝑙1
𝑙
𝛾1
2 𝐶1
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
0.45
0.50
80.8
75.7
71.3
67.2
63.3
59.5
55.6
51.7
47.6
43.4
39.5
0.0206
0.0218
0.0226
0.0231
0.0232
0.0231
0.0227
0.0224
0.0225
0.0235
0.0253
2.2.2. Yêu cầu giảm dao động trên cầu treo dây võng dân sinh
Hiện nay, có nhiều phương pháp để giảm dao động trên cầu treo dân sinh, tuy
nhiên đa số các phương pháp đều có thể tóm gọn về ba giải pháp chính:
- Giải pháp thứ nhất đó là tăng cường cho kết cấu cầu treo bằng cách sử dụng các
phương pháp truyền thống (phương pháp tăng cường không dựa trên phân tích
dao động kết cấu) để tăng năng lực của cầu nhằm chống lại các kích thích gây ra
dao động.
- Giải pháp thứ hai là sử dụng các thiết bị điều khiển nhằm mục đích tiêu tán năng
lượng. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều hệ thống điều khiển, chẳng hạn như
bộ giảm chấn chủ động, bộ giảm chấn khối lượng điều chỉnh, bộ giảm chấn nhớt,
và bộ giảm chấn cột chất lỏng được điều chỉnh, đã được nghiên cứu để kiểm soát
dao động cầu treo
- Giải pháp thứ ba dựa trên lý thuyết khí động học từ đó đề ra các giải pháp tăng
cường ổn định khí động học.
Cả ba cách tiếp cận cũng có thể được sử dụng đồng thời để đạt được mục tiêu tối
ưu. Các giải pháp giảm dao động luôn luôn có một số thách thức như chi phí và bảo trì,
sự phụ vào bên ngoài, v.v
48
Kiểm soát dao động đã có những phát triển rất rộng trong những năm qua, đặc
biệt sau sự cố sập cầu Tacoma, các dạng kiểm soát và hạn chế dao động cơ bản là kiểm
soát chủ động, bị động và bán chủ động. Bố trí thiết bị giảm chấn là một giải pháp kinh
tế cho bài toán ổn định dao động của công trình cầu dưới các tác dụng động lực học. Có
rất nhiều hệ thống giảm chấn khác nhau đã ra đời nhưng đều tuân theo nguyên lý dao
động cơ bản. Ứng dụng phổ biến nhất để giảm dao động cho cầu treo dây võng vẫn là
bố trí thiết bị giảm chấn cho kết cấu nhịp. Thiết bị giảm chấn được sử dụng để giảm các
tác động do gió bão, hoạt tải và tải trọng động đất. Với các công trình nằm tại vị trí ít
chịu ảnh hưởng của động đất và gió bão thì chỉ cần nghiên cứu xem xét đến các tác động
của hoạt tải.
Tuy nhiên, tùy vào vị trí cầu, điều kiện kinh tế-xã hội hay năng lực thi công mà
việc áp dụng các biện pháp giảm chấn là khác nhau. Điều này đặt ra thách thức lớn cho
các đơn vị quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng các công trình cầu treo dân sinh này.
Những chiếc cầu treo không chỉ có sứ mệnh nối liền những thôn bản bị chia cắt
bởi dòng nước mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhân dân tích cực phát
triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Giờ đây, không khó để nhận ra hai bên cầu mới đã
và đang có nhiều ngôi nhà được xây mới, cầu rộng, đẹp, giao thông thuận tiện nhiều hộ
làm ăn khấm khá lên, có nhà mua được xe máy, xây được nhà tầng.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng
bộ giảm dao động cho kết cấu công trình đã được công bố nhưng chủ yếu cho kết cấu
cơ khí, máy, nhà cao tầng, tàu biển, nhà dàn...do Viện Cơ học Việt Nam và một số
trường đại học triển khai nghiên cứu. Trong đó tiêu biểu là đề tài cấp nhà nước mã số
KC05.30 năm 2005 (GS. TSKH Nguyễn Đông Anh – chủ nhiệm đề tài) về "Nghiên cứu
thiết kế, chế tạo thiết bị tiêu tán năng lượng chống dao động có hại phục vụ các công
trình kỹ thuật" và sách chuyên khảo “Giảm dao động bằng thiết bị tiêu tán năng lượng”
áp dụng cho cầu treo dây văng [44], [45]. Trong đó đã giới thiệu những kiến thức,
nguyên tắc, của một số phương pháp giảm dao động, một số mô hình toán học của quá
trình tiêu tán năng lượng, cơ sở lý thuyết và ứng dụng của một số loại thiết bị tiêu tán
năng lượng trong đó tương đối phổ biến là TMD. Ngoài ra còn có một số báo cáo khoa
học được thực hiện bởi GS.TS. Nguyễn Viết Trung về cơ sở thiết kế chống gió cho cầu
dây văng nhịp lớn [46]. GS.TS. Nguyễn Viết Trung và PGS. TS. Hoàng Hà [43] về
49
phương pháp mô hình hoá và phân tích kết cấu của cầu dây văng dưới tác động của hoạt
tải. Phạm Duy Hoà [47] đề xuất một số sơ đồ có thể tăng cường độ cứng của cầu treo
bao gồm cầu treo dầm cứng có ba dây chủ và cầu treo dầm cứng có lớp dây dưới tăng
cường. Những sơ đồ cầu treo đề xuất này có độ cứng khá tốt so với hệ cầu treo thông
thường. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các thông số hình học đối với cầu treo trung gian
có chiều dài khoảng 200 mét. Đối với dạng cầu treo liên kết cứng với dây chủ, độ lệch
tại giữa nhịp nên nằm trong khoảng từ 1/6 đến 1/8 chiều dài nhịp, trong khi đối với các
dây dưới có tăng cường, độ lệch nên nằm trong khoảng từ 1/12 đến 1/15 chiều dài nhịp.
Tỷ số độ cứng giữa dây dưới và dây chủ nên nằm khoảng 20-25%.... Kết quả của nghiên
cứu cho thấy những sơ đồ kết cấu cầu treo đề xuất này có độ lệch và mô-men uốn giảm
đáng kể dưới tác dụng của tải trọng so với các sơ đồ cầu treo thông thường.
Một số năm gần đây bão nhiệt đới tại các vùng sâu vùng xa đã vượt khá xa so với
vận tốc gió thiết kế. Trong điều kiện khai thác bình thường khi có xe máy và người đi
bộ đi qua cầu có hiện tượng dao động với biên độ dao động khá lớn không những ảnh
hưởng đến sự làm việc của kết cấu lớp phủ mặt cầu và còn ảnh hưởng tới tâm lý của
người đi trên cầu.
Vì vậy, việc bổ sung nghiên cứu giảm dao động do hoạt tải, cụ thể là người đi bộ
cho kết cấu cầu treo dây võng dân sinh là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn và nâng
cao hiệu quả khai thác cho công trình cầu treo dân sinh khác.
2.3. Giới thiệu một số biện pháp tăng cường kết cấu
2.3.1. Tổng quan một số biện pháp
Mọi dao động quá mức của kết cấu do bất kỳ tác nhân nào gây ra đều nguy hiểm.
Đối với cầu treo dây võng, kích thích tham số rất dễ xảy ra do sự có mặt của nhiều tần
số thấp trong kết cấu dầm, tháp cầu và trong các dây cáp. Khi những điều kiện cộng
hưởng xảy ra thì thậm chí một chuyển dịch được coi là nhỏ của kết cấu dầm và/hoặc các
tháp cầu cũng có thể gây ra sự mất ổn định động và gây ra tình trạng dao động rất mạnh
cho các bộ phận kết cấu.
Cách hiệu quả nhất để giảm dao động không mong muốn là ngăn chặn hoặc thay
đổi nguồn gây ra dao động. Tuy nhiên, biện pháp này thường khó thực hiện được. Cũng
có thể tác động tới bản thân kết cấu để làm triệt tiêu các dao động quá mức của kết cấu:
50
- Tăng độ cứng của kết cấu,
- Thay đổi khối lượng của kết cấu,
- Thay đổi hình dáng kết cấu phù hợp hơn về khí động học.
Bảng 2-2: Một số biện pháp giảm dao động
Đối tượng Mục tiêu điều chỉnh Biện pháp
Với kết cấu
Tăng giảm rung TMD, TLD, AMD
Tăng độ cứng Tăng diện tích mặt cắt của dầm cứng
Tăng khối lượng
Với tác động gió
Diện tích mặt cắt Dầm hộp dạng khí động học
Kết cấu bên trên Mặt mở
Các công trình cầu dây có chiều dài vượt nhịp lớn rất nhạy cảm với tác động của
tải trọng có tính chu kì. Dưới tác dụng của tải trọng như gió, mưa, gió mưa kết hợp,
động đất, tải trọng cơ học làm giảm khả năng ổn định của cầu, gây ra hiện tượng mỏi,
và các phá hoại cục bộ trong từng kết cấu chịu lực, dẫn đến làm giảm tuổi thọ của công
trình.
Trong điều khiển dao động cho kết cấu xây dựng công trình, có hai xu hướng
thường được áp dụng; hướng thứ nhất là điều khiển ứng xử kết cấu thông qua việc cải
tiến đặc tính hình học của chính các bộ phận kết cấu như sử dụng cấu kiện có đủ cường
độ, tăng độ cứng của cấu kiện, tăng tính đàn hồi, và do vậy mà tăng khả năng chịu tác
động nhạy cảm như gió và động đất. Hướng này được thực hiện cụ thể bằng việc tổ hợp
các thành phần kết cấu như thêm các tường chịu cắt, thêm các tấm giằng chống, tấm
kháng mô men, dầm ngang, giàn ngang để tăng cường chịu tải trọng ngang cho hệ thống
kết cấu. Việc chọn vật liệu cho các cấu kiện cũng đóng vai trò khá quan trọng. Các vật
liệu cần được bố trí vào vị trí làm việc hợp lý hơn của kết cấu nhờ đó mà hình dạng của
các bộ phận kết cấu có thể thay đổi theo chiều hướng gọn nhẹ và thanh mảnh hơn. Do
cách tiếp cận này có liên quan đến khả năng vốn có của kết cấu để phân tán các năng
lượng sinh ra do các tác động động như động đất, gió nên ở mức độ nào đó việc xảy
ra biến dạng và phá hủy có thể sẽ được chấp nhận.
Nghiên cứu về giảm dao động cho kết cấu dưới tác động của gió và động đất đặc
biệt cho kết cấu cầu dây nhận được sự quan tâm khá nhiều của các nhà nghiên cứu với
51
một số giải pháp được biết đến như GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang [48], cải tiến trong
thiết kế về cấu tạo cho các bộ phận kết cấu, chọn các thông số kỹ thuật cho phù mà điển
hình là GS. Yozo Fujino – ĐH Tokyo Nhật Bản, GS. Matsasugu Nagai – ĐH Nagaoka
Nhật Bản, GS Yamada – Trường Đại học Yokohama – Nhật Bản, TS. Toshihiro
Wakahara – Viện công nghệ Shimizu – Nhật Bản.
Hướng thứ hai trong điều khiển ứng xử của kết cấu bao gồm việc sử dụng các
thiết bị gắn thêm vào các bộ phận kết cấu nhằm giảm ứng xử của kết cấu như giảm dao
động hay giảm gia tốc, vận tốc, và chuyển vị, các thiết bị này gọi chung là thiết bị giảm
chấn. Có thể phân loại các thiết bị này theo năng lượng tiêu tán gồm: thiết bị điều khiển
dao động kiểu chủ động (active damper), kiểu bị đông (passive damper), và kiểu bán
chủ động (semi active damper). Nhiều nghiên cứu về các loại thiết bị điều khiển này đã
được quan tâm bởi các nhà khoa học Housner (1997), Spencer Jr. và Sain (1997)[49] và
Spencer Jr. và Nagarajaiah (2003) [50].
2.3.2. Sử dụng các thiết bị giảm chấn
Hệ thống thiết bị điều khiển dao động cho kết cấu (gọi tắt là thiết bị giảm chấn)
chủ yếu làm việc trên nguyên tắc tạo ra dao động nhằm giảm dao động cho kết cấu mà
chính cách thức tạo ra dao động khác nhau của các giảm chấn hình thành nên sự phân
loại như trên. Hiệu quả của việc áp dụng hệ thống giảm chấn cho các bộ phận kết cấu
đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu đã công bố [45], [51], [52]. Có thể
tóm tắt tính năng và nguyên lý hoạt động chung các loại giảm chấn như sau:
2.3.2.1. Thiết bị giảm chấn kiểu chủ động (active damper)
Hoạt động nhờ được cung cấp một năng lượng đáng kể từ bên ngoài để vận hành
thiết bị, truyền lực điều khiển cho kết cấu. Thiết bị này sử dụng ứng xử kết cấu đo được
để xác định lực điều khiển mong muốn. Tuy nhiên, điều không mong đợi có thể xảy ra
là do truyền năng lượng cho kết cấu nên có thể gây nên sự mất ổn định cho bản thân kết
cấu. Thiết bị này có hiệu quả hơn các thiết bị bị động bởi khả năng thích ứng với các
điều kiện tải trọng khác nhau và có thể điều khiển theo các hình thái dao động khác
nhau. Tuy nhiên thì thiết bị này không thể hoạt động khi mất năng lượng cung cấp (như
điện) đặc biệt trong các cơn địa chấn thì thiết bị giảm chấn kiểu bị động sẽ là hiệu quả
hơn và giá thành duy tu bảo dưỡng của loại thiết bị này cũng khá tốn kém. Thiết bị này
52
bao gồm: giảm chấn chủ động dùng khối lượng (Active mass damper, viết tắt là AMD),
và thiết bị điều khiển dạng Hybrid (Hybrid Control Devices).
2.3.2.2. Thiết bị giảm chấn kiểu bán chủ động (semi active damper)
Thiết bị không truyền năng lượng vào hệ thống được điều khiển mà có tính chất
cơ học để có thể điều khiển để cải thiện hiệu suất hay thay đổi tính chất cơ học của hệ
thống trên cơ sở sự phản hồi thông tin (feedback) từ dữ liệu đo. Khi năng lượng bên
ngoài được sử dụng để thay đổi đặc tính của thiết bị chẳng hạn như tính cản và độ cứng
của thiết bị mà không tạo ra lực điều khiển, năng lượng yêu cầu thấp. Thiết bị này có
hiệu suất tốt hơn so với thiết bị điều khiển dạng bị động, tính linh hoạt và khả năng thích
ứng của thiết bị hoạt động mà không có các yêu cầu điện lớn, mang tính ổn định có kế
thừa, và độ tin cậy, vì chúng hoạt động như các thiết bị bị động trong trường hợp mất
điện.
2.3.2.3. Giảm chấn kiểu bị động (passive damper)
Làm phân tán năng lượng, giảm dao đông cho kết cấu nhờ chính chuyển động
của kết cấu tạo ra chuyển động tương đối trong thiết bị điều khiển hoặc biến đổi động
năng thành nhiệt nhằm tạo ra hiệu quả giảm dao động. Giảm chấn bị động đặc biệt có
ưu điểm là không dùng năng lượng từ bên ngoài cung cấp như điện nên hiệu quả thấy
rõ khi mất điện đặc biệt rất hay xảy ra khi gặp thiên tai như động đất, bão lũ v.v Các
thiết bị bị động được biết đến bao gồm: cách chấn (Base Isolation), giảm chấn dùng khối
lượng (tuned mas damper - TMD), giảm chấn dùng chất lỏng (tuned liquid damper, viết
tắt là TLD), giảm chấn dùng kim loại, giảm chấn nhớt và giảm chấn ma sát. Các biện
pháp giảm dao động cho kết cấu được tổng hợp trong Bảng 2-3 dưới đây:
Bảng 2-3: Các biện pháp giảm dao động cho kết cấu
Phương
thức
Kiểu
loại
Các phương pháp Ghi chú
Thiết kế
khí
động
học
Bị
động
Tăng cường các đặc trưng khí động học để giảm
hệ số lực gió
Làm vát góc
và các lỗ hổng
Thiết kế
kết cấu
Bị
động
Tăng khối lượng của tòa nhà để giảm tỷ số khối
lượng khí trên tòa nhà
Tăng chi phí
nguyên liệu
53
Phương
thức
Kiểu
loại
Các phương pháp Ghi chú
Tăng độ cứng hoặc tần số tự nhiên để giảm tốc
độ gió không chiều hướng
Các tường
giằng chống,
các thành
phần dầy
Thiết bị
giảm
chấn
phụ trợ
Bị
động
Thêm các vật liệu với các đặc trưng phân tán
năng lượng, tăng tỷ số cản cho các tòa nhà.
SD, SJD, LD,
FD, VED,
VD, OD
Thêm hệ thống khối lượng phụ trợ để tăng mức
độ cản trở
TMD, TLD
Chủ
động
Tạo ra lực điều khiển khi sử dụng các hiệu ứng
quán tính để giảm thiểu cá ứng xử.
AMD, AGS
Tạo ra lực điều khiển khí động học để giảm hệ số
lực cánh (biên) hoặc giảm thiểu ứng xử
Rotor máy
bay phản lực,
phần khí động
học phụ thêm
Thay đổi độ cứng để tránh cộng hưởng AVS
Hybrid
ứng dụng một tổ hợp của cả hai hệ thống điều
khiển bị động và chủ động để giảm bớt một số
hạn chế và giới hạn tồn tại khi mỗi hệ thống bị
kích một hoạt một mình
Hybrid Base
Isolation,
Hybrid Mass
Damper
Bán
chủ
động
Không thể điều chỉnh năng lượng cơ học vào
trong hệ thống kết cấu được điều khiển (chẳng
hạn bao gồm kết cấu và thiết bị điều khiển),
nhưng có các đặc trưng có thể được điều khiển
theo thời gian để giảm ứng xử của hệ một cách
tối ưu
VOD, VFD,
TLCD,
Ghi chú: SD: giảm chấn thép, SJD:giảm chấn nối thép, LD: Giảm chấn dẫn hướng
(Lead dampers), FD: Giảm chấn ma sát, VED: giảm chấn đàn hồi – nhớt, VD: Giảm
chấn nhớt, OD: giảm chấn dầu, TMD:giảm chấn điều chỉnh dùng khối lượng, TLD: giảm
54
chấn dùng chất lỏng, AMD:giảm chấn điều chỉnh khối lượng chủ động, AGS:Active
Gyro Stabilizer, AVS: Tác động thay đổi độ cứng (Active Variable Stiffness), VOD:
Variable Orifice Damper, VFD:giảm chấn ma sát thay đổi.
Hình 2-5: Mô tả các mô hình tính toán sự làm việc chung của kết cấu và các
loại giảm chấn khác nhau (giảm chấn kiểu bị động, kiểu bán chủ động, kiểu chủ động)
Tùy theo yêu cầu giảm dao động cho các bộ phận kết cấu dưới các tác động động
học khác nhau mà linh hoạt áp dụng các loại thiết bị điều khiển dao động kể trên cho
phù hợp.
a) Nguyên lí làm việc của thiết bị giảm chấn
Có hai loại hệ thống thiết bị giảm chấn là hệ thống chủ động và hệ thống bị động.
Ngoài ra, còn có hệ thống trung gian là hệ thống giảm chấn bán chủ động. Các hệ thống
này còn được chia nhỏ dựa trên nguyên lý làm hao tán năng lượng của chúng cũng như
các yêu cầu của hệ.
(1) (2) (3)
Hình 2-6: Sơ đồ nguyên lý các hệ thống giảm chấn
(Con: bộ điều khiển, a: Cơ cấu chấp hành, Ex: Bộ kích động, S: Cảm biến)
55
b) Phương thức làm việc của các thiết bị giảm chấn
Về cơ bản, có thể coi các kích động tác động vào cơ hệ như là sự truyền một năng
lượng vào cơ hệ. Sự truyền một phần năng lượng từ hệ chính vào hệ phụ được coi như
sự hấp thụ hoặc tiêu tán năng lượng dao động. Dưới đây, tác giả xin giới thiệu một số
bộ thiết bị giảm chấn tiêu biểu, thường được áp dụng cho các công trình cầu khẩu độ
nhịp vừa và nhỏ.
Nhiều kiểu thiết bị giảm chấn có thể được áp dụng trên kết cấu nhịp nhằm giảm
bớt biên độ dao động. Ví dụ đặt bộ giảm chấn trên đỉnh tháp để giảm bớt các biên độ
dao động quá lớn ở đỉnh thápBộ giảm chấn được chế tạo theo nhiều nguyên tắc, ví
dụ, theo nguyên tắc điều chỉnh khối lượng TMD (Tunned Mass Damper) hoặc theo
nguyên lý thủy lực TLD (Tunned Liquid Damper) đã được sử dụng khá rộng rãi trong
những năm gần đây. Bộ giảm chấn kiểu khối lượng chủ động AMD (Active Mass
Damper) có thể hạn chế biên độ dao động trên dải tần số rộng, đã áp dụng trong nhiều
cầu treo hiện đại.
Ứng dụng phổ biến nhất để giảm dao động cho cầu treo dây võng vẫn là bố trí
thiết bị giảm chấn cho kết cấu nhịp. Thiết bị giảm chấn được sử dụng để giảm các tác
động do gió bão, hoạt tải và tải trọng động đất. Với các công trình nằm tại vị trí ít chịu
ảnh hưởng của động đất và gió bão thì chỉ cần nghiên cứu xem xét đến các tác động của
hoạt tải. Các phân tích dưới đây tập trung phân tích ảnh hưởng của tải trọng người đi bộ
lên kết cấu cầu treo dây võng và phân tích lựa chọn thiết kế bộ giảm chấn động lực dạng
khối lượng - lò xo (viết tắt là bộ giảm chấn TMD) để giảm dao động cho cầu treo dân
sinh tại Việt Nam [51]. Với bộ giảm chấn TMD có khối lượng xấp xỉ 1% khối lượng
của kết cấu nhịp có thể tránh được hiện tượng cộng hưởng, có thể giảm biên độ dao
động đáng kể từ 0,5m (biên độ gần với biên độ xảy ra cộng hưởng) xuống còn gần 11mm
sẽ tăng được năng lực khai thác, tuổi thọ khai thác cầu tránh hiện tượng hư hỏng do mỏi,
tạo tâm lý thoải mái cho người đi bộ khi qua cầu. Kết quả tính toán cho thấy, sử dụng 3
bộ giảm chấn giảm biên độ dao động tốt hơn một bộ giảm chấn. Với kết quả phân tích,
có thể sử dụng để lựa chọn thiết kế bộ giảm chấn động lực dạng khối lượng - lò xo cho
cầu treo dây võng cho người đi bộ. Do các công trình cầu khác nhau có khối lượng và
kích thước không hoàn toàn như nhau, nên việc chọn các tham số của bộ giảm chấn phải
phù hợp với từng cầu.
56
Bên cạnh đó, bộ giảm chấn roto kép (TRD – Twin Rotor Damper) cũng là một
giải pháp có hiệu quả trong việc giảm dao động cầu treo [52]. Cấu tạo là một bộ giảm
chấn khối lượng chủ động, bao gồm hai khối lượng điều khiển quay tròn 𝑚𝑐 ∕ 2 (Hình
2-7)
Hình 2-7: Bộ giảm chấn roto kép Hình 2-8: TRD được lắp đặt trên
kết cấu có 1 bậc tự do
Cả hai khối lượng có cùng giá trị 𝑚𝑐 ∕ 2 và chuyển động xoay tròn quanh hai
trục song song với cùng bán kính 𝑟𝑐. Cơ chế hoạt động của TRD thường được sử dụng
là cùng vận tốc góc nhưng ngược chiều nhau. Các dấu chấm thể hiện các khoảng chia
của thời gian (Hình 2-8), vị trí (chuyển động tròn) 𝜑(𝑡) là như nhau ở tất cả các điểm
trong vạch chia thời gian. Một lực điều khiển biến thiên điều hòa theo phương thẳng
đứng được tạo ra và nó có thể được sử dụng cho việc làm tắt dao động. Biên độ của lực
điều khiển bằng khối lượng điều khiển 𝑚𝑐 2⁄ nhân với bình phương của tích bán kính
điều khiển 𝑟𝑐 nhân với tần số góc điều khiển �̇�(𝑡). Do đó, có phương trình như sau:
𝑓𝑐(𝑡) = 𝑚𝑐𝑟𝑐�̇�(𝑡)
2 cos 𝜑 (𝑡) (2-83)
Trong cơ chế hoạt động được mô tả và do bộ điều khiển thông tin phản hồi được
áp dụng, tần số góc điều khiển sẽ gần bằng tần số dao động riêng của kết cấu. Kết quả
của tích số giữa bán kính điều khiển và khối lượng điều khiển là rung động điều khiển
𝑚𝑐𝑟𝑐. Rung động điều khiển này được chọn để đạt được biên độ mong muốn của lực
điều khiển và do đó đạt được hiệu quả giảm chấn mong muốn. Việc lắp đặt TRD trên
kết cấu có một bậc tự do, chuyển động của khối lượng 𝑚 + 𝑚𝑐 được xác định bởi hàm
57
chuyển vị 𝑞(𝑡). Phương trình chuyển động được xác định theo như phương trình (2-84)
như sau:
(𝑚 + 𝑚𝑐)�̈