LỜI CẢM TẠ . ii
LỜI CAM ĐOAN. iii
TÓM TẮT. iv
ABSTRACT. vi
DANH SÁCH BẢNG . xii
DANH SÁCH HÌNH . xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 4
1.2.1 Mục tiêu chung . 4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 5
1.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. 6
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 6
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 6
1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu . 6
1.6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu . 7
1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu. 8
1.7 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN . 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 9
2.1 TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN KỸ
THUẬT MỚI VÀ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH. 9
2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ.11
2.2.1 Tổng quan về phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế.11
2.2.2 Tổng quan về các biến được sử dụng trong đo lường hiệu quả kinh tế 14
2.3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG. 14
2.3.1 Tổng quan về phương pháp đo lường hiệu quả môi trường . 14
174 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g diện tích nuôi tôm huyện An Biên
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Biên,2012- 2018
Hình 4.14 cũng cho thấy tổng diện tích mô hình lúa – tôm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu nuôi tôm ở huyện An Biên, chiếm trung bình hơn 94%. Diện tích mô hình lúa – tôm
đang có xu hướng tăng nhanh ở huyện An Biên do chủ trương khuyến khích nhân rộng
đối với mô hình này trong bối cảnh ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, diện
tích của mô hình nuôi tôm thâm canh (tăng vụ và tăng mật độ nuôi) cũng đang có xu
hướng tăng tại địa bàn do một số khu vực mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn trở nên
nghiêm trọng hơn, việc duy trì sản xuất lúa không còn mang lại hiệu quả cho người sản
xuất.
4.5 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ VÀ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT MÔ HÌNH VÙNG
CHUYỂN ĐỔI VEN BIỂN
4.5.1 Đặc điểm nông hộ và hiện trạng kỹ thuật mô hình tại Sóc Trăng
4.5.1.1 Đặc điểm nông hộ trồng mía và nuôi tôm thâm canh
a) Giới tính chủ hộ
Giới tính chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tôm thẻ chân trắng, nếu giới
tính chủ hộ là nam thì sẽ giúp cho hoạt động sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ
được tốt hơn. Vì đa phần lao động phục vụ trong sản xuất tôm thẻ toàn là những khâu
lao động nặng nhọc, cần lao động có sức khỏe tốt nên giới tính chủ hộ là nam sẽ có vai
trò quyết định tới mức hiệu quả sản xuất.
0
5000
10000
15000
20000
25000
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
H
a
Tổng diện tích
Lúa - tôm
Chuyên tôm
63
Kết quả thống kê nông hộ nuôi tôm có 84 mẫu nghiên cứu chủ hộ là nam chiếm 93%,
còn lại 6 hộ có chủ hộ là nữ chiếm 6,7% trong khi đối với nông hộ trồng mía thì chủ hộ
nam chỉ chiếm tỷ lệ 79%. Giới tính chủ hộ được thể hiện cụ thể hơn ở Hình 4.15 sau:
(a) Nông hộ nuôi tôm (b) Nông hộ trồng mía
Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của chủ hộ
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=157
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu là nam giới và
nông hộ nuôi tôm có tỷ lệ chủ hộ là nam cao hơn so với nông hộ trồng mía. Điều này
cho thấy giới tính góp phần khá quan trọng trong hoạt động và kết quả sản xuất (nuôi
tôm và trồng mía), vì các khâu trong nuôi tôm cũng như trồng mía tương đối nặng nhọc
cần nhiều lao động có sức khỏe tốt.
b) Độ tuổi chủ hộ
Tuổi của nông hộ có vai trò rất lớn trong việc tiếp thu khoa học công nghệ, đối với
những chủ hộ có độ tuổi còn trẻ thì chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dễ tiếp thu khoa
học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất thông qua các lớp tập huấn và chuyển
giao kỹ thuật. Ngược lại, đối với những chủ hộ có tuổi đời cao, họ đã tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới gặp
nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát Bảng 4.5 cho thấy những người tham gia sản xuất tôm thẻ chân trắng
và trồng mía có độ tuổi rất đa dạng. Đối với những nông hộ nuôi tôm, người có độ tuổi
nhỏ nhất là 27 tuổi , lớn nhất là 66 tuổi và độ tuổi trung bình là 50 tuổi. Phần lớn chủ
nam
93%
nữ
7%
Nam
79%
Nữ
21%
64
hộ có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 52% trong tổng số mẫu điều tra). Đối
với nông hộ trồng mía, tuổi trung bình là 51,25 và phân bố chủ yếu ở nhóm tuổi từ 40-
50, tuy nhiên tỷ lệ phân bố ở nhóm tuổi >60 cao hơn rất nhiều so với nông hộ nuôi tôm
nên độ tuổi trung bình cũng cao hơn.
Bảng 4.5: Tuổi chủ hộ nuôi tôm và trồng mía
Tuổi chủ hộ
Nông hộ tôm Nông hộ mía
Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ
Từ 27 - 40 tuổi 20 22,22 13 19,40
Từ 40 – 50 tuổi 21 23,33 23 34,32
Từ 50-60 tuổi 37 41,11 16 23,89
Trên 60 tuổi 12 13,34 15 22,39
Lớn nhất 66
27
49,50
10,70
78
Nhỏ nhất 28
Trung bình 51,25
Độ lệch chuẩn 11,45
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=157
c) Học vấn của chủ hộ ở hai nhóm hộ sản xuất tôm và mía
Trình độ học vấn là yếu tố cho ta biết được mức độ hiểu biết của chủ hộ, học vấn cao
giúp cho chủ hộ dễ dàng nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong
quá trình sản xuất. Còn nếu học vấn thấp sẽ gây cản trở và hạn chế khả năng tiếp thu
những tiến bộ trong sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ, làm giảm hiệu quả kỹ
thuật trong nuôi tôm. Vì thế hiệu quả kỹ thuật đạt cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào
trình độ học vấn của chủ hộ.
Qua Bảng 4.6 cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu
tương đối thấp, chủ hộ mù chữ chiếm 3,3%, cấp I chiếm 28,9%, cấp II chiếm 42,4%,
cấp III chiếm 18,9%, trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chỉ chiếm 6,7%. Đối với
nông hộ trồng mía thì trình độ phần lớn tập trung ở cấp I và nhìn chung thấp hơn so với
nông hộ nuôi tôm. Đa phần các chủ hộ có trình độ học vấn tương đối thấp, do điều kiện
gia đình trước đây khó khăn nên việc học không được đảm bảo. Trình độ học vấn thấp
65
sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học kỹ thuật điều này sẽ dẫn đến hiệu quả kỹ thuật
của mô hình không cao.
Bảng 4.6: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất tôm và trồng mía
Chỉ tiêu
Nông hộ tôm Nông hộ mía
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Mù chữ 03 3,3 09 13,43
Cấp I 26 28,9 30 44,78
Cấp II 38 42,2 19 28,36
Cấp III 17 18,9 08 11,94
Trên cấp III 06 6,7 01 1,49
Tổng số 90 100 67 100
Trung bình (lớp) 7,69 5,61
Lớn nhất 17 15
Nhỏ Nhất 0 0
Độ lệch chuẩn 3,66 3,44
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=157
d) Lực lượng lao động nuôi tôm và trồng mía
Kết quả khảo sát cho thấy đối với nông hộ nuôi tôm, tổng số lao động trung bình trong
nông hộ là 1,9 người/hộ, số lao động thấp nhất là 1 người/hộ và hộ có số lao động cao
nhất là 9 người/hộ, độ chênh lệch về tổng số lao động giữa các hộ là 1,112 người/hộ
(Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Số lao động trong nông hộ tham gia sản xuất tôm và trồng mía
Phân loại
Nông hộ tôm Nông hộ mía
Đơn vị
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Số lao động nam Người/hộ 1,53 1,030 1,36 0,70
Số lao động nữ Người/hộ 0,36 0,567 0,91 0,53
Tổng số lao động hộ Người/hộ 1,90 1,112 2,12 0,94
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=157
Đối với nông hộ trồng mía, tổng số lao động tham gia trồng mía trung bình khoảng 2
66
người/hộ, trong đó nam chiếm trung bình khoảng 1,36 người. Qua đó cho thấy có sự
chênh lệch giữa tổng số lao động của các nông hộ.
e) Kinh nghiệm nuôi tôm và trồng mía của chủ hộ
Trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, ngoài yếu tố kỹ thuật, thời tiết thì kinh nghiệm
sản xuất (số năm canh tác) cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản
xuất ( Trần Thanh Bé, 1994).
Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ nuôi tôm tương đối thấp,
với số năm kinh nghiệm sản xuất trung bình của chủ hộ là 5,28 năm, số năm kinh nghiệm
thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 25 năm: cụ thể chủ hộ có năm kinh nghiệm sản xuất
từ 1 đến 10 năm là 74 chủ hộ chiếm 82,22%; từ 11 đến 20 năm là 14 chủ hộ chiếm
15,56%; trên 20 năm là 2 chủ hộ chiếm 2,22% (Bảng 4.8). Độ lệch chuẩn thể hiện về
số năm kinh nghiệm giữa các chủ hộ trong sản xuất tôm thẻ chân trắng là 5,194 năm.
Do đây là mô hình chuyển đổi sản xuất từ mía sang nuôi tôm, nên số năm kinh nghiệm
trong nuôi tôm của nông hộ còn thấp.
Bảng 4.8: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất tôm
Thời gian
Nông hộ tôm Nông hộ mía
Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)
Dưới 5 năm 64 71,11 3 4,48
Từ 5 đến 10 năm 10 11,11 6 8,95
Trên 10-20 năm 14 15,56 32 47,76
Trên 20 năm 2 2,22 26 38,81
Trung bình (năm) 5,28 20,92
Thấp nhất (năm) 1,00 1
Cao nhất (năm) 25,00 45
Độ lệch chuẩn 5,194 9,03
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=157
Đối với nông hộ trồng mía số năm kinh nghiệm trung bình là rất cao vì Cù Lao Dung là
huyện có truyền thống trồng mía lâu đời với số năm kinh nghiệm trung bình khoảng 20
năm, hơn 85% tổng số hộ trong địa bàn nghiên cứu có kinh nghiệm trên 10 năm.
67
4.5.1.2. Hiện trạng kỹ thuật mô hình nuôi tôm thâm canh tỉnh Sóc Trăng
a) Thông tin về ao nuôi
Diện tích và ao nuôi cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của nông hộ, do vậy nghiên cứu cũng tập trung phân tích hai khía cạnh này. Kết quả
thống kê mô tả được trình bày ở Bảng 4.9 sau:
Bảng 4.9: Diện tích và số ao nuôi tôm
Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Thấp nhất Cao nhất Lệch chuẩn
Diện tích ao nuôi Ha/hộ 0,541 0,1 2 0,385
Số ao nuôi Ao/hộ 1,860 1 7 1,127
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
Qua Bảng 4.9 cho thấy diện tích nuôi tôm của nông hộ không đều, có hộ diện tích lên
tới 2 ha, có hộ chỉ có 0,1 ha, diện tích đất trung bình của nông hộ là 0,541 ha (kết quả
này cũng trùng khớp với nghiên cứu của Lê Thanh Hùng, 2010). Nhìn chung diện tích
nuôi tôm của nông hộ tương đối ít, hộ có đất ít (dưới 0,5 ha) chiếm 55,6%, và hộ có đất
nhiều (trên 1,5 ha) chỉ chiếm 4,4%. Đây cũng là một trong những khó khăn cho việc
phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn, diện tích nuôi ít gây khó khăn cho
việc đưa các hệ thống quạt cũng như nguồn điện phục vụ cho nuôi tôm đến từng ao.
Qua phỏng vấn 90 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cho thấy, có 43 hộ có số lượng ao
nuôi tôm là 1 ao chiếm 47,8%, hộ có 2 ao có 30 hộ chiếm 33,33%, có 9 nông hộ có 3
ao nuôi chiếm 10%. Trong khi đó hộ có nhiều ao (4 đến 7 ao) chỉ có 8 hộ chiếm
8,9%( Hình 4.16). Như vậy số ao trung bình của mỗi hộ khoảng 2 ao, độ lệch chuẩn là
1,127 ao/hộ, hộ có số ao lớn nhất là 7 ao/hộ, hộ có số ao nhỏ nhất là 1ao/hộ. Theo điều
tra trên địa bàn nghiên cứu phần lớn nông hộ vẫn còn hạn chế về vốn, không có khả
năng mở rộng diện tích nuôi tôm.
68
Hình 4.16: Số ao nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
b) Thông tin về vị trí ao tôm
Đặc điểm về vị trí của ao nuôi tôm so với nguồn nước (sông, kênh) và đường giao thông
cũng là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tính thuận tiện trong
quá trình vận chuyển tôm giống, thu hoạch tôm và chất lượng nguồn nước. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khoảng cách trung bình từ ao nuôi đến nơi bán là 5.151 m và có
hộ cao nhất lên đến 88.000 m, với độ lệch chuẩn khá lớn (16.223m). Kết quả này cho
thấy có sự khác biệt rất lớn về khoảng cách của ao tôm đến nơi thu mua giữa các nông
hộ. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu so với những nông hộ nuôi tôm thâm canh ở Kiên
Giang thì khoảng cách đến nơi bán ở Sóc Trăng là khá xa. Điều này có thể gây ra nhiều
khó khăn cho quá trình vận chuyển tôm sau khi thu hoạch.
Bảng 4.10: Vị trí ao tôm
Đơn vị: m
Chỉ tiêu Trung
bình
Cao nhất Thấp nhất Lệch chuẩn
Khoảng cách đến nơi bán 5.151,68 88.000 1 16.223,06
Khoảng cách đến nguồn nước 54,86 1.000 1 135,61
Khoảng cách đến giao thông 180,60 3.000 1 431,89
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2017, n=90
Kết quả Bảng 4.10 cũng cho thấy nhìn chung khoảng cách từ ao tôm đến nguồn nước
Hộ có 1 ao
48%
Hộ
Hộ có 3 ao
10%
Hộ có 4 ao trở
lên
9%
Hộ có 1 ao Hộ có 2 ao Hộ có 3 ao Hộ có 4 ao trở lên
69
là khá gần, chỉ khoảng 54,86 m, do đó việc lấy nước vào ao sẽ được thực hiện thuận
tiện và dễ dàng hơn. Khoảng từ ao nuôi đến đường giao thông trung bình khoảng 180
m. Mặc dù khoảng cách này là không xa nhưng khâu vận chuyển tôm trong quá trình
thu hoạch cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
c) Nguồn gốc giống
Qua Hình 4.17 cho thấy 100% con giống tôm thẻ được sử dụng trên địa bàn nghiên cứu
được lấy từ các công ty, nông hộ mua con giống từ những công ty giống ở các tỉnh khác
nhau, trong đó công ty sản xuất con giống ở Ninh Thuận được phần lớn các nông hộ
trên địa bàn lựa chọn ( chiếm 54,4%), ngoài ra thì còn có 14 hộ sử dụng con giống Công
ty Việt Úc (chiếm 15,6%), và một số công ty trại giống ở Bạc Liêu ( chiếm 7,8%). Tùy
theo kích cỡ và loại con giống mà có mức giá khác nhau, giá tôm giống dao động từ 75
đồng/con đến 160 đồng/con. Phần lớn người dân trên địa bàn nghiên cứu chỉ biết mua
giống của các công ty mà không biết chất lượng con giống như thế nào nên nhiều nông
hộ thả tôm giống xuống ao được một thời gian thì tôm có dấu hiệu bệnh và chết. Do
vậy để giảm mức độ hao hụt của tôm thẻ chân trắng cần có sự can thiệp của các ban
ngành để kiểm tra chất lượng tôm giống và công bố kết quả trước khi nông hộ mua và
thả nuôi, nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả nuôi.
Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện nguồn gốc giống tôm thẻ chân trắng
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
49
14
2
5
0
4
2
7
1 2 1
0
10
20
30
40
50
60
Ninh
Thuận
Việt Úc Hoàng
Sa
Dương
Hùng
Hưng
Thịnh
Bình
Thuận
Hoàng
Phi
Bạc
Liêu
Toàn
Thắng
Việt
Tiến
Đại Lí
70
d) Mật độ nuôi
Tôm giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, vì thế việc chọn tôm giống
sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn để nuôi là khâu cần thiết trong quá trình nuôi tôm thẻ chân
trắng. Chọn giống sạch bệnh, đúng kích cỡ và thả theo mật độ thích hợp với điều kiện
tự nhiên của vùng cũng rất cần thiết. Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc
Trăng thì mật độ nuôi phù hợp nhất đối với tôm thẻ chân trắng là từ 80 con/m2 đến 100
con/m2. Tùy vào độ sâu của ao và điều kiện của nông hộ về nguồn vốn sản xuất, nguồn
điện, nhiên liệu sản xuất, hệ thống cánh quạt và khả năng quản lý ao nuôi mà nông hộ
có thể nuôi tôm với mật độ nuôi cao hơn khuyến cáo.
Qua Bảng 4.11 ta thấy mật độ nuôi tôm trung bình của các nông hộ khoảng 94con/m2,
mật độ nuôi giữa các nông hộ không đồng đều cụ thể; hộ có mật độ nuôi cao nhất là 250
con/m2 trong khi hộ có mật độ nuôi nhỏ nhất là 50 con/m2, mật độ này cao hơn mật độ
nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cà Mau (74,7 con/ m2 dao động từ 50-100 con/ m2) (Nguyễn
Thanh Long, 2015) và cao hơn ở Bến Tre (trung bình 89con/m2) (Nguyễn Thanh Long
và Huỳnh Văn Hiền, 2012). Mật độ nuôi nhỏ hơn hoặc bằng 100 con/m2 có 78 hộ chiếm
tỷ lệ cao ( 86,7%), bên cạnh mật độ nuôi từ 101 con/m2 đến 150 con/m2 có 7 hộ chiếm
7,8%, có 5 hộ nuôi tôm với mật độ cao trên 150 con/m2 chiếm 5,6%.
Bảng 4.11: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ
Chỉ tiêu ĐVT Mật độ nuôi
Trung bình Con/m2 93,58
Cao nhất Con/m2 250,00
Thấp nhất Con/m2 50,00
Độ lệch chuẩn Con/m2 32,12
<=100 con/m2 % 87,80
101-150 con/m2 % 6,70
Trên 150 con/m2 % 5,60
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
Do mật độ nuôi tôm thẻ tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của tôm. Nếu nuôi thưa thì
tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng sản lượng không cao vì chưa tận
dụng hết ao, nhưng nếu nuôi với mật độ dày thì tốc độ tăng trưởng của tôm sẽ giảm,
thời gian nuôi kéo dài và dễ phát sinh dịch bệnh. Vì thế nên lựa chọn nuôi tôm ở mật
71
độ vừa phải sẽ đạt được năng suất cao hơn. Nếu hộ có đủ điều kiện về ao nuôi, kỹ thuật
quản lý thì có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Như vậy nông hộ nên nuôi theo khuyến cáo
Sở NN&PTNT để đạt hiệu quả cao nhất.
e) Thông tin về số vụ và số lần thay nước
Qua khảo sát 90 nông hộ thì nông hộ có số vụ nuôi ít nhất là 1 vụ/năm, hộ có số vụ nuôi
lớn nhất là 3 vụ/năm, số vụ nuôi trung bình khoảng 2,39 vụ/năm, độ lệch chuẩn là 0,589
vụ/năm (Bảng 4.12).
Bảng 4.12: Số vụ và số lần thay nước của mô hình nuôi tôm
Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Cao nhất Thấp nhất Lệch chuẩn
Số vụ Vụ/năm 2,39 3 1 0,589
Số lần thay nước Lần/vụ 1,23 3 0 0,562
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
Theo khuyến cáo của ngành thủy sản Sóc Trăng số vụ thích hợp để nuôi tôm thẻ chân
trắng là từ 2 vụ/năm đến 3 vụ/năm, để có thời gian xử lý ao nuôi, loại bỏ các tạp chất,
mầm bệnh còn trong ao từ vụ nuôi trước tránh ảnh hưởng đến vụ nuôi sau. Tôm thẻ
chân trắng là loài dễ bị nhiễm bệnh do ảnh hưởng của thời tiết, và môi trường nuôi vì
vậy cần tuân thủ các khuyến cáo của địa phương về lịch thời vụ, thời gian thả tôm giống
để tránh ảnh hưởng đến tôm.
Qua khảo sát 90 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đa phần các hộ đều có thay nước cho
ao nuôi, số lần thay nước cao nhất là 3, thấp nhất là 0 và trung bình số lần thay nước là
1 lần. Trong đó số hộ nuôi tôm thay nước 1 lần/vụ cho ao nuôi là 72 hộ chiếm 80%, số
hộ không thay nước cho ao là 1 hộ chiếm 1,1% do nông hộ mới chuyển đổi nên chủ
quan, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc thay nước cho ao nuôi và sợ môi trường
nước thay đổi đột ngột sẽ gây sốc trên tôm nên chỉ cho thêm nước vào ao nuôi khi mực
nước trong ao thấp hơn bình thường. Trong một vụ nuôi tôm thẻ số lần thay nước cũng
rất quan trọng, thay nước cho ao nuôi tôm sẽ giúp giảm các chất thải trong suốt vụ nuôi,
nếu ao nuôi bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm và làm phát sinh dịch
bệnh trên tôm. Hầu hết các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu không sử dụng ao lắng cho
việc nuôi tôm, đây cũng là khó khăn trong việc quản lý nguồn nước khi đưa vào ao nuôi.
Để lượng nước đưa vào ao nuôi đạt hiệu quả nên xử lý qua ao lắng trước khi đưa vào
72
ao nuôi.
f) Thức ăn
Qua Bảng 4.13 ta thấy lượng thức ăn trung bình mà các nông hộ trên địa bàn sử dụng
là 11,16 tấn/ha, lượng thức ăn thấp nhất mà các nông hộ sử dụng là 1 tấn/ha và lượng
thức ăn cao nhất mà các nông hộ sử dụng là 49 tấn/ha, với độ lệch chuẩn là 6,933. Trong
đó lượng thức ăn ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào mật độ nuôi và cách cho ăn của các
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn nông hộ sử dụng lượng thức ăn trung bình khoảng
11,16 tấn/ha/vụ cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2014) thực
hiện tại Cà Mau là 6,7 tấn/ha/vụ. Khoảng 86 nông hộ sử dụng lượng thức ăn dưới 25
tấn/ha/vụ, nhìn chung với mật độ nuôi trung bình hiện tại của nông hộ vào khoảng 93
con/m2 và lượng thức ăn trung bình là 11,16 tấn/ha/vụ mà nông hộ sử dụng trên địa bàn
là tương đối phù hợp. Tuy nhiên vẫn có nông hộ sử dụng lượng thức ăn khá cao trên 25
tấn/ha/vụ là do nông hộ nuôi tôm với mật độ cao.
Bảng 4.13: Lượng thức ăn cho nuôi tôm
Chỉ tiêu Đơn vị Lượng thức ăn
Trung bình Tấn/ha/vụ 11,16
Lớn nhất Tấn/ha/vụ 49,00
Nhỏ nhất Tấn/ha/vụ 1,00
Độ lệch chuẩn Tấn/ha/vụ 6,93
<25 tấn/ha % 95,6
25 – 50 tấn/ha % 4,4
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
g) Năng suất
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn có năng
suất từ 5 đến dưới 15 tấn/ha (chiếm 64,4%), ngoài ra các hộ có năng suất thấp dưới 5
tấn/ha cũng chiếm tỷ lệ khá cao (20%), những hộ có năng suất cao trên 25 tấn/ha chỉ
chiếm 3,3%. Trong khi đó ta thấy năng suất thấp nhất của nông hộ nuôi tôm là 0,75
tấn/ha và năng suất cao nhất lại lên tới 35,23 tấn/ha, năng suất trung bình là 9,813 tấn/ha
cao hơn so với Cà Mau (6,4 tấn/ha/vụ) và tương đương với Bến Tre (9,6 tấn/ha/vụ)
73
(Nguyễn Thanh Long, 2015) với độ lệch chuẩn lên đến 6,335 cho thấy khoảng chênh
lệch giữa năng suất của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là khá cao. Năng suất có
sự chênh lệch giữa các nông hộ một phần là do mật độ nuôi của các nông hộ tác động
đến, do nông hộ có mật độ nuôi chênh lệch dẫn đến năng suất của các hộ cũng có sự
chênh lệch.
Qua kết quả khảo sát cho thấy có 79 hộ trên địa bàn nghiên cứu nuôi tôm với mật độ từ
100 con/m2 trở xuống, trong đó có 53 hộ đạt mức năng suất từ 5 tấn đến dưới 15
tấn/ha/vụ (chiếm 58,9%), 10 hộ đạt mức năng suất từ 15-25 tấn/ha/vụ, 3 hộ đạt mức
năng suất trên 25 tấn/ha/vụ, điều này cho thấy với mật độ nuôi từ 100 con trở xuống
người dân trên địa bàn đạt mức năng suất khá cao. Với mật độ cao từ 101 con/m2 trở
lên có 11 hộ, trong đó đạt mức năng suất dưới 5 tấn/ha/vụ là 5 hộ, đạt mức năng suất từ
5 đến dưới 15 tấn/ha/vụ là 5 hộ và 1 hộ đạt mức năng suất từ 15-25 tấn/ha/vụ. Như vậy
khi nuôi tôm với mật độ cao trên địa bàn nghiên cứu không chỉ không mang lại năng
suất cao mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi và năng suất nuôi. Cần nuôi tôm với
mật độ thích hợp để mang lại hiệu quả cũng như năng suất cao, đồng thời tiết kiệm chi
phí cho mô hình nuôi tôm trên địa bàn.
Bảng 4.14: Năng suất tôm thẻ chân trắng của nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năng suất
Trung bình Tấn/ha/vụ 9,813
Nhỏ nhất Tấn/ha/vụ 0,750
Lớn nhất Tấn/ha/vụ 35,230
Độ lệch chuẩn Tấn/ha/vụ 6,335
< 5 tấn/ha % 20,0
5 đến dưới 15 tấn/ha % 64,4
15 – 25 tấn/ha % 12,2
>25 tấn/ha % 3,3
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
h) Phân tích chi phí – lợi nhuận
Phân tích chi phí
Lợi nhuận của nông hộ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc sử dụng hiệu quả các chi phí
74
đầu vào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tổng chi phí đầu tư cho mô hình trung bình là
623.716.620 đồng/ha/vụ cao hơn rất nhiều so với tổng chi phí đầu tư của các nông hộ
tại Cà Mau (390 triệu đồng/ha/vụ) (Nguyễn Thanh Long, 2015). Sự chênh lệch giữa hộ
có chi phí nhỏ nhất và hộ có chi phí cao nhất là khá cao. Hộ có chi phí thấp nhất là
36.595.000 đồng/ha/vụ, nguyên nhân là do nông hộ áp dụng các yếu tố đầu vào một
cách hợp lý, sử dụng nguồn lao động gia đình, từ đó dẫn đến chi phí cho quá trình sản
xuất tôm thẻ thấp nhất. Còn hộ có chi phí cao nhất là 1.821.782.000 đồng/ha/vụ, nguyên
nhân là do công lao động gia đình không đủ đáp ứng cho nhu cầu nên phần lớn lao động
cho quá trình sản xuất là phải thuê.
Bảng 4.15: Thể hiện các khoản mục chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng
Đơn vị tính: ngàn đồng/ha/vụ
Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Giống 90.141,58 45.000 225.000 36.444,26
Thức ăn 337.019,53 29.000 `1.428,35 199.105,64
Vôi- kháng sinh 71.367,81 1.000 324.769 70.035,54
Lao động thuê 11.639,89 0 106.500 22.725,56
Điện-Nhiên liệu 59.512,24 2.500 635.000 73.224,35
Ao 54.035,56 4.095 148.352 32.455
Tổng chi phí 623.716,62 36.595 1.821.782 265.969
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
Hình 4.18 trình bày chi tiết cơ cấu chi phí của mô hình sản xuất tôm thẻ chân trắng. Kết
quả điều tra cho thấy tổng chi phí trung bình là 623,71 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí tiền
mặt bao gồm chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất 54%, kế đó là chi phí giống chiếm
14,5%, chi phí vôi- kháng sinh chiếm 11,4%, chi phí điện – nhiên liệu chiếm 9,5%, chi
phí ao chiếm 8,7 %, còn lại là chi phí thuê lao động chiếm 1,9% (Hình 4.18).
75
Hình 4.18: Cơ cấu chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=90
Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào, tận dụng nguồn lực hiện có trong nông hộ sẽ làm
giảm chi phí sản xuất từ đó góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng của
nông hộ.
Lợi nhuận
Từ những chi phí và doanh thu phân tích ở trên ta có thể khái quát được tình hình lợi
nhuận/ ha/vụ của nông hộ sản xuất tôm thẻ chân trắng trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể
lợi nhuận trung bình của các nông hộ thu được như sau:
Qua kết quả phân tích cho thấy, mức lợi nhuận trung bình thu được là 452 triệu
đồng/ha/vụ thấp hơn nhiều so với các nông hộ nuôi TTCT tại Cà Mau (657 triệu
đồng/ha/vụ) (Nguyễn Thanh Long, 2015), hộ có lợi nhuận cao nhất là 4.257 triệu
đồng/ha/vụ, bên cạnh đó vẫn có hộ thua lỗ đến -548 triệu đồng/ha/vụ. Ta thấy có sự
chênh lệch lớn về lợi nhuận giữa các nông hộ. Hộ có lợi nhuận cao nhất nguyên nhân
là do sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, tôm ít bệnh, quản lí tốt môi trường ao
nuôi, hạn chế được hiện tượng bệnh trên tôm giúp năng suất tôm của nông hộ tăng cao,
tăng lợi nhuận. Hộ có số lợi nhuận âm là do quá trình sản xuất bị thua lỗ, nguyên nhân
là do sử dụng các yếu tố đầu vào không được hiệu quả, dịch bệnh trên tôm, cũng như
thiếu kinh nghiệm trong sản xuất Đây cũng là những nguyên nhân gây ra thua lỗ cho
nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. Sự chênh lệch về lợi nhuận của các nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu là 65,42 triệu đồng/ha/vụ.
Giống
14,5%
Thức ăn
54%
Vôi - Kháng Sinh
11,4%
Thuê lao động
1,9%
Điện, Nhiên Liệu
9,5%
Chi Phí ao nuôi
8,7%
76
Phân tích khả năng sinh lời từ mô hình nuôi tôm
Từ những phân tích doanh thu, chi phí lợi nhuận ở trên ta có thể đánh giá khả năng sinh
lời từ việc sản xuất tôm thẻ chân trắng của nông hộ, cụ thể qua các chỉ tiêu như: Doanh
thu trên chi phí (doanh thu/chi phí), lợi nhuận trên chi phí (lợi nhuận/chi phí), lợi nhuận
trên doanh thu (lợi nhuận/doanh thu).
Doanh thu/chi phí: Theo kết quả trình bày Bảng 4.16 cho thấy, khi chưa tính lao động
gia đình thì chỉ số doanh thu trên chi phí là 1,72 lần. Con số này có ý nghĩa là khi nông
hộ đầu tư 1 đồng chi phí trên hecta cho việc sản xuất tôm thẻ chân trắng thì nông hộ sẽ
thu được 1,72 đồng doanh thu. Nhưng khi tính cả chi phí lao động gia đình vào trong
tổng chi phí sản xuất thì chỉ số doanh thu trên chi phí giảm xuống còn 1,67 lần. Con số
này có ý nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí trên hecta sản xuất tôm thẻ chân
trắng thì nông hộ sẽ thu được 1,67 đồng doanh thu.
Bảng 4.16: Hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm
Chỉ tiêu Đơn vị Chưa tính chi
phí LĐGĐ
Đã tính chi phí
LĐGĐ
Doanh thu Triệu đồng/ha/vụ 1.075,80 1.075,80
Tổng chi phí Triệu đồng /ha/vụ 623,71 645,61
Lợi nhuận Triệu đồng /ha/vụ 452,09 430,19
Doanh thu TB/chi phí Lần 1,72 1,67
Lợi nhuận TB/chi phí Lần 0,72 0,67
Lợi nhuận TB/doanh thu Lần 0,42 0,40
Nguồn : Kết quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_tich_hieu_qua_kinh_te_va_moi_truong_cua_mo_hinh.pdf