LỜI CAM ĐOAN .1
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU . vii
DANH MỤC HÌNH. ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .x
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .3
2.1. Mục tiêu chung .3
2.2. Mục tiêu cụ thể .4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .4
4. Những đóng góp mới của luận án.6
5. Một số phát hiện cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận án:.6
6. Cấu trúc của luận án.7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ
VÀ PHÂN TÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CẦU NƢỚC ĐÔ THỊ.9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .9
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .9
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị.9
1.1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về phân tích kinh tế quản lý cầu NSHĐT.13
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.17
1.1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý cầu NSHĐT .17
1.1.2.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của quản lý cầu NSHĐT .18
1.2. Tổng quan thực tiễn áp dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị .19
1.2.1. Thực tiễn vận dụng quản lý cầu nước sinh hoạt đô thị trên thế giới.19
197 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích kinh tế của quản lý cầu nước sinh hoạt: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước trong trường học ở thành phố New York chiếm 10% trong tổng lợi ích ước
tính được.
Chi phí đầu tư cho chương trình giáo dục tiết kiệm nước: quy đổi giá trị chi
phí này từ nghiên cứu của Beacon Pathway tại thành phố Tauranga, New Zealand,
2010. Thành phố Tauranga giống như thành phố Hà Nội, phải chịu áp lực cung cấp
nước rất lớn do tốc độ tăng trưởng dân số nhanh. Các chương trình giáo dục của
thành phố bao gồm xây dựng chương trình giảng dạy về tiết kiệm nước bao gồm
sách giáo khoa, sách bài tập, các thực nghiệm liên quan cho học sinh ở các cấp.
Trên thực tế BTM đòi hỏi phải xây dựng được hàm quy đổi giữa hai khu
vực, tuy nhiên do dữ liệu về quản lý cầu NSHĐT và các đặc điểm xã hội liên quan
tới cầu nước không đủ để xây dựng hàm quy đổi, nghiên cứu này chỉ sử dụng chỉ
số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương để chuyển giao các lợi
ích từ vùng đối chứng tới vùng đích. Tuy không đạt được độ chính xác cao như
hàm quy đổi, nhưng khi BTM chỉ dùng để xây dựng phương án giả định như trong
trường hợp này, cách thức này vẫn có thể cung cấp những phân tích có giá trị khoa
học. Công thức sử dụng như sau:
71
Trong đó:
Vđ: Giá trị quy đổi đến vùng đích – Hà Nội (VNĐ/m
3
)
Vđc: Giá trị lợi ích/chi phí vùng đối chứng ($ Mỹ/m
3
hoặc $ New Zealand/
m
3
)
GDPPPP-đc: Chỉ số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương khu
vực đối chứng
GDPPPP-đ: Chỉ số GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đươngvùng
đích – Hà Nội
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái năm 2013 được sử dụng để chuyển đổi đồng tiền đô
la Mỹ hay đô la New Zealand sang Việt Nam đồng:
1$ Mỹ tương đương 20.828 VNĐ (năm 2013)
1NZD tương đương 16.074,96 VNĐ (năm 2013)
3.2.7. Phương pháp dự báo cầu nước sinh hoạt đô thị
Dự báo cầu sử dụng nước được thực hiện nhằm tính toán lượng cầu NSHĐT
với phương án cơ sở và phương án có thực hiện quản lý cầu NSHĐT.
Hiện nay, có bốn nhóm phương pháp dự báo cầu nước sinh hoạt: (1) Phán xét-
chủ quan; (2) Phân tích xu hướng; (3) Phân tích thành phần; (4) Phân tích hồi quy.
Phương pháp dự báo mà luận án lựa chọn là kết hợp phán xét của các chuyên
gia và phương pháp phân tích xu hướng. Đây là phương pháp hiện đang được sử
dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Phân tích xu hướng thường được sử
dụng, được dựa trên một ngoại suy các xu hướng lịch sử hoặc số liệu tăng trưởng
dân số nhân với số liệu tiêu thụ đầu người. Để đơn giản hóa tính toán, phương
pháp này không tính đến các biến số phụ của dân số như thu nhập hộ gia đình, tiêu
thụ hộ gia đình, quy mô hộ gia đình,mà chỉ dựa trên dự báo về mức sử dụng
nước bình quân đầu người để tính toán cầu nước sinh hoạt trong tương lai.
Với tỷ lệ tăng dân số hiện nay theo cấp số nhân (theo Viện quy hoạch xây
dựng Hà Nội) nên phương pháp dự báo dân số trong tương lai được lựa chọn là
công thức của mô hình E-Uler cải tiến:
Nt = N0 * (1+i)
t
(3.5)
72
Trong đó:
Nt : Dân số nội thành Hà Nội năm t
N0 : Dân số nội thành Hà Nội năm hiện tại
t : Thời gian
i : Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình của thành phố i = 1,6%
(Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2015)
3.2.8. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
Dựa trên các tài liệu và kinh nghiệm phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của
các nhà kinh tế, và cụ thể dựa trên quy trình phân tích chi phí – lợi ích chung, luận
án phát triển quy trình phân tích chi phí - lợi ích đối với phương án quản lý cầu
NSHĐT. Để đánh giá hiệu quả quản lý cầu NSHĐT Việt Nam nói chung và đô thị
Hà Nội nói riêng, 6 bước phân tích kinh tế được đề xuất bao gồm:
(1) Xác định vấn đề và xây dựng các phương án quản lý cầu NSHĐT;
(2) Xác định chi phí - lợi ích của phương án quản lý cầu NSHĐT;
(3) Đánh giá (ước tính) giá trị của các chi phí - lợi ích;
(4) Phân tích tính hiệu quả của phương án quản lý cầu NSHĐT;
(5) Phân tích độ nhạy theo các yếu tố tác động đến chi phí - lợi ích;
(6) Lựa chọn phương án thích hợp để vận dụng.
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng phương án quản lý cầu về nước sinh hoạt đô thị Hà Nội
Vận dụng mô hình minh họa sự thay đổi lợi ích ròng của phương án có và
không thực hiện thực hiện dự án môi trường (Lê Thu Hoa, 2010), trong luận án
này, các lợi ích và chi phí thực hiện quản lý cầu NSHĐT Hà Nội được đánh giá
bằng cách so sánh các phương án quản lý cầu NSHĐT (phương án QLCa) với
phương án cơ sở (Phương án BAU).
73
Hình 3.2. Thay đổi lợi ích ròng của phương án có và không thực hiện
dự án (Lê Thu Hoa, 2010)
Phƣơng án QLCa: Phương án này được xem xét trên cơ sở tổng hợp ba
nhóm giải pháp là (1) Quản lý chống thất thoát, (2) Tăng giá nước sạch, và (3)
Giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Phƣơng án so sánh còn gọi là "phƣơng án cơ sở” (BAU) là một phân tích
giả thuyết những tác động mà sẽ xảy ra nếu Hà Nội không chọn thực hiện quản lý
cầu NSHĐT.
Bước 2. Nhận dạng chi phí &lợi ích giữa phương án QLCa so với phương án
BAU
Bước này nhận dạng đầy đủ các lợi ích (Bi) và chi phí (Ci) liên quan đến
phương án QLCa.
Tại đô thị Hà Nội, dựa trên một cuộc khảo sát hiện trạng và sử dụng phương
pháp tham vấn ý kiến các chuyên gia, luận án liệt kê tất cả các lợi ích tiềm tàng và
chi phí phát sinh từ thực hiện quản lý cầu NSHĐT theo quan điểm quản lý. Các lợi
ích và chi phí của phương án QLCa bao gồm:
(1) Tiết kiệm chi phí vận hành, cho cung cấp nước;
(2) Tiết kiệm chi phí năng lượng cho cung cấp nước;
(3) Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải;
74
(4) Lợi ích của giáo dục cộng đồng về tiết kiệm nước;
(5) Giá trị sử dụng trực tiếp của nước đối với người tiêu dùng;
(6) Giá trị tăng vai trò của nước trong dòng chảy;
(7) Giảm phát thải khí nhà kính;
(8) Chi phí đầu tư cho chương trình giáo dục tiết kiệm nước;
(9) Chi phí chương trình tăng giá nước;
(10) Chi phí đầu tư chương trình quản lý chống thất thoát nước.
Bước 3: Lượng giá lợi ích và chi phí của phương án QLCa
Các phương pháp chính được sử dụng để lượng giá các chi phí – lợi ích trong
nghiên cứu của luận án đó là:
- Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị lợi ích của phương án QLCa đó
là tiết kiệm chi phí xử lý nước thải.
- Phương pháp BTM áp dụng ước tính giá trị lợi ích của giáo dục cộng đồng
về tiết kiệm nước, chi phí đầu tư cho chương trình giáo dục tiết kiệm nước và chi
phí chương trình tăng giá nước.
- Để ước tính giá trị sử dụng trực tiếp của nước đối với người tiêu dùng thông
qua phương pháp CVM để xây dựng đường cầu nước sinh hoạt.
- Phương pháp lập hàm số tương quan để ước tính giá trị lợi ích về tiết kiệm
chi phí vận hành, tiết kiệm chi phí năng lượng cho cung cấp nước, chi phí đầu tư
chương trình quản lý chống thất thoát nước.
Công thức đơn giản nhất để ước tính giá trị tổng lợi ích, tổng chi phí của
phương án QLCa là:
∑ 𝑖
∑ 𝑖
Trong đó:
Bt: tổng lợi ích của quản lý cầu NSHĐT năm t, là lợi ích có được của phương
án quản lý cầu NSHĐT (Bi) khi so với phương án cơ sở (BAU).
75
Ct: tổng chi phí của quản lý cầu NSHĐT năm t, là chi phí phát sinh do thực
hiện quản lý cầu NSHĐT (Ci) so với phương án cơ sở (BAU).
Bước 4: Phân tích tính hiệu quả phương án QLCa
Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đã trình bày ở mục 2.3.3, tác giả
luận án lựa chọn giá trị hiện tại ròng NPV để thực hiện tính toán và đánh giá, vì
đây là chỉ số thường được sử dụng trong phân tích CBA các chương trình/ phương
án quản lý.
Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường hợp
có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ được ưu tiên
để quyết định.
Để tính giá trị lợi ích hiện tại ròng của phương án QLCa, thì giá trị tổng hợp
chi phí và lợi ích sẽ được quy về giá trị tiền tệ hiện hành bằng cách sử dụng tỷ lệ
chiết khấu r.
Bước 5: Phân tích độ nhạy
Kết quả của phân tích chi phí – lợi ích của phương án QLCa thu được từ các
giả thiết và dự báo tương lai, nên kết quả chứa đựng sự bất ổn định ở mức độ nào
đó. Luận án thực hiện phân tích độ nhạy khi tiến hành xem xét sự thay đổi của
NPV trong khi có sự thay đổi của các yếu tố không chắc chắn. Các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả phân tích phải kể đến sự thay đổi của các yếu tố gồm: tỉ lệ chiết
khấu, giá bán nước sinh hoạt, chi phí quản lý chống thất thoát và chi phí chương
trình giáo dục nâng cao nhận thức sử dụng tiết kiệm nước. Ngoài ra, chi phí điện
năng được đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu này trên cơ sở: (1) điện thường là
một trong những chi phí biến đổi quan trọng nhất liên quan đến cấp nước và xử lý
nước thải và (2) sử dụng điện làm thay đổi chi phí liên quan đến việc giảm phát
thải khí nhà kính.
Bước 6: Lựa chọn giải pháp thực hiện quản lý cầu NSHĐT phù hợp với Hà
Nội
Bước này là đề xuất các giải pháp cụ thể quản lý cầu NSHĐT Hà Nội dựa
theo các kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả của các phương án.
76
Khung thời gian cho phân tích
Cả hai phương án QLCa và phương án cơ sở được phân tích trong giai đoạn
bắt đầu năm 2010 và kết thúc năm 2025. Năm tài chính 2013 được chọn là điểm
quy đổi giá trị tiền tệ cho việc phân tích trên cơ sở rằng đây là khoảng thời gian
mà Hà Nội đưa vào giải pháp Tăng giá nước sạch trong thực hiện chương trình
quản lý cầu NSHĐT.
Điều kiện giả định của các phương án
Để phân tích, so sánh các lợi ích - chi phí giữa các phương án, việc tính toán
dựa trên cơ sở các giả thiết liên quan như sau:
Thứ nhất, các giả định để dự báo dân số nội thành Hà Nội
Dự báo dân số đô thị Hà Nội từ năm 2016 - 2025 sử dụng số liệu về tốc độ
gia tăng dân số trung bình như trong năm 2015, là 1,6%/ năm.
Tỷ lệ dân số nội thành bằng 44,7% dân số Hà Nội theo niên giám thống kê
thành phố năm 2015.
Thứ hai, các giả định để ước tính lượng cầu nước sinh hoạt đô thị theo các
phương án ở đô thị Hà Nội
Đối với phương án cơ sở (BAU)
Giai đoạn từ 2010 đến 2013, lượng cầu được xác định theo cách đơn giản là
sử dụng các số liệu cung cấp nước thực tế của công ty nước sạch Hà Nội. Giai
đoạn này, lượng cầu nước bình quân đầu người tăng là 0,7%/năm.
Giai đoạn từ năm 2013 đến 2025, lượng cầu nước sinh hoạt được ước tính
dựa trên giả định lượng cầu nước bình quân đầu người tiếp tục tăng với tốc độ của
thời kỳ 2010 – 2013 là 0,7%/năm.
Đối với phương án QLCa
Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, lượng cầu được xác định theo cách đơn
giản là sử dụng các số liệu cung cấp nước thực tế của công ty nước sạch Hà Nội.
Giai đoạn này, do áp dụng quản lý cầu NSHĐT với giải pháp tăng giá nước sinh
hoạt nên lượng cầu nước bình quân đầu người có tốc độ tăng ít hơn các năm khi
77
không áp dụng quản lý cầu NSHĐT, lượng cầu nước bình quân đầu người tăng
0,35%/năm.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2013, lượng cầu nước sinh hoạt được tính toán
lại dựa trên giả định lượng nước bình quân đầu người tăng với tốc độ của thời kỳ
2013 – 2015, là 0,35%/ năm.
Giai đoạn từ năm 2016 đến 2025, lượng cầu nước sinh hoạt được ước tính
dựa trên giả định lượng nước bình quân đầu người tiếp tục tăng với tốc độ của thời
kỳ 2013 – 2015, là 0,35%/ năm.
Thứ ba, giả định ước tính lượng nước thải được xử lý theo các phương án
Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050 thì lượng nước thải phát sinh bằng 90% lượng nước tiêu thụ đầu vào. Do đó,
để ước tính lượng nước thải phát sinh theo các phương án sẽ dựa vào số liệu ước
tính lượng cầu nước sinh hoạt theo các phương án nhân với số 0,9.
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, lượng nước thải được xử lý chỉ đạt 15% so
với lượng nước thải phát sinh, năm 2016 lượng nước thải được xử lý đạt 35% tổng
lượng nước thải phát sinh do nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đi vào hoạt động
(Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, 2016).
Giai đoạn từ năm 2016 đến 2025, theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thì chỉ tiêu lượng nước thải sinh hoạt được
xử lý đến năm 2030 là từ 25 – 40% lượng nước thải sinh hoạt phát sinh, giả định
rằng lượng nước thải sinh hoạt ở đô thị Hà Nội được xử lý bằng 35% lượng nước
thải phát sinh.
Các giả thiết khác:
Tỷ lệ chiết khấu r lấy bằng 0,08 vì:
- Tỷ lệ chiết khấu r được cấu thành từ 3 nhân tố: chi phí cơ hội, mức độ rủi
ro và các yếu tố khác (thông tin, lạm phát...);
- Trường hợp r được ước tính dựa trên chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn,
thường được xác định bằng lãi suất gửi ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu Chính
78
phủ. Hiện nay, Hà Nội đang thúc đẩy kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực nước sạch với
cam kết kết nối với ngân hàng để hỗ trợ mức lãi suất khoảng 5%.
- Trường hợp r được ước tính theo mức độ rủi ro của dự án: Với nước là
hàng hóa thiết yếu đối với con người, do đó dự án cung cấp nước sạch đô thị có độ
rủi ro không cao, do đó lựa chọn theo mức độ rủi ro của dự án và các yếu tố ảnh
hưởng khác ở mức 3%.
Trong phân tích độ nhạy, các giá trị tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn phân
tích là 0,03; 0,06; 0,1; 0,12 vì các lý giải sau:
- Theo hướng dẫn trong một số báo cáo của WorldBank về sử dụng hệ số r ở
các nước đang phát triển thường xét r tăng dần với các giá trị 0,03; 0,06; 0,1; 0,12;
- Các dự án về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được ưu đãi vay với
lãi suất 3%/ năm.
- Khi không có vốn ODA với lãi suất ưu đãi, mà phải vay từ ngân hàng
thương mại thì lãi suất thị trường lên đến hơn 10%.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Chương này cũng đã xác định được cách tiếp cận và hệ phương pháp nghiên
cứu của luận án, áp dụng cho trường hợp nghiên cứu quản lý cầu NSHĐT ở đô thị
Hà Nội.
4. Tác giả luận án đã xác định khung nghiên cứu với 3 phần có liên quan chặt
chẽ và logic, gồm: (i) luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận giải
để đi đến thống nhất quan niệm về quản lý cầu NSHĐT trong bối cảnh Việt Nam;
xác định các giải pháp thực hiện quản lý cầu NSHĐT phù hợp; (ii) phân tích đánh
giá các điều kiện và yêu cầu thực hiện quản lý cầu NSHĐT ở nội thành Hà Nội, và
làm rõ các phương án và đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án QLCa tại nội
thành Hà Nội đến năm 2025; (iii) xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các
giải pháp phù hợp nhằm gợi ý chính sách thực hiện quản lý cầu NSHĐT tại Hà
Nội.
79
5. Hệ thống các phương pháp truyền thống và hiện đại đã được luận án lựa
chọn vận dụng vào nghiên cứu: Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp
CVM, phương pháp hàm cầu nước sinh hoạt đô thị được vận dụng để xác định cầu
nước sinh hoạt đô thị Hà Nội và ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân cho
sử dụng nước sạch; các phương pháp giá thị trường, phương pháp chuyển giao giá
trị (BTM), phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) được vận dụng để đánh
giá hiệu quả của các phương án QLCa Hà Nội.
6. Quy trình đánh giá hiệu quả các phương án QLCa được đề xuất bao gồm 6
bước cơ bản tiếp nối sau: (1) Xác định vấn đề và xây dựng phương án QLCa, (2)
Xác định chi phí - lợi ích của phương án QLCa, (3) Đánh giá (ước tính) giá trị của
các chi phí - lợi ích, (4) Phân tích tính hiệu quả của phương án QLCa, (5) Phân
tích độ nhạy theo các yếu tố tác động đến chi phí - lợi ích, (6) Lựa chọn phương án
thích hợp để vận dụng.
7. Một số giả thiết về khung thời gian và các điều kiện giả định về tỷ lệ chiết
khấu, dự báo nhu cầu. đã được xác định nhằm phục vụ quá trình phân tích, tính
toán và đánh giá.
80
Chƣơng 4: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH KINH TẾ QUẢN LÝ CẦU NƢỚC
SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG
QUẢN LÝ CẦU NƢỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ HÀ NỘI
4.1. Giới thiệu chung về Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hà Nội là Thủ đô của nước CHXNCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn
hoá, kinh tế và giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Thủ đô Hà Nội nằm ở
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20025’ đến 21023’vĩ độ Bắc,
105
0
15
’
đến 106003’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính gồm:
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Hòa Bình;
Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;
Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
Hình 4.1. Bản đồ Hà Nội
Nguồn: Cổng thông tin điều hành, UBND thành phố Hà Nội, 2017
81
Địa hình, địa mạo
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như
Ba Vì (1281 m), Gia Dê (707m), Thiên Trù (378 m), Khu vực nội thành có một
số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Khí hậu
Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Hà Nội có đặc điểm chung của khí
hậu miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và ít mưa,
cuối mùa ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn; mùa hè nóng và nhiều mưa. Nhưng
khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão gây tác động
xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Thủy văn
Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà. Đây là hai con sông lớn
của miền Bắc. Sông Hồng là con sông chính của thành phố. Hà Nội còn có Sông
Đà là ranh giới giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận phía tây thành phố. Sông Đà hợp
lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận
Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,
sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích. Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội đã mang
đến cho thành phố sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho
nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Tuy nhiên, do
độ dốc của sông qua vùng Hà Nội nhỏ (đặc biệt đối với khu vực đô thị trung tâm
của Hà Nội) nên nó cũng là nguyên nhân gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm
thiệt hại đến người và tài sản.
Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ. Trong khu vực đô thị trung tâm
của Hà Nội, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng hơn 500 ha, đóng vai trò quan
trọng trong điều hòa khí hậu. Hồ Gươm là lá phổi xanh nằm ở trung tâm của đô thị
82
trung tâm, luôn giữ một vị trí lịch sử đặc biệt đối với Hà Nội. Ngoài ra, những hồ
đầm lớn khác được biết đến như Đồng Mô, Suối Hai, Xuân Khanh, Vân Trì,...
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá
trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097 ha. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng
đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa nhất đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội, đó là đất lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội
thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng
tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, cấu tạo nền đất yếu.
Tài nguyên nước
Nước ngầm: Thành phố Hà Nội có nguồn nước ngầm khá phong phú, có
thể khai thác 440.000 m3/ngày đêm. Tầng chứa nước có thể khai thác nằm ở độ sâu
2 – 22m ở phía Bắc và 10 – 35m ở nam Sông Hồng. Tuy nhiên, ở một số lỗ khoan
đang khai thác nước có hàm lượng cao các chất có nguồn gốc hữu cơ (NO2
-
, NO3
-
,
NH4
+), hàm lượng sắt và mangan cao hơn quy định đối với nước làm nguồn sản
xuất nước sạch, nhưng những thành phần này có thể xử lý không quá tốn kém.
Nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho đô thị Hà Nội.
Tài nguyên nước mặt: Trên địa bàn Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá
chằng chịt với các sông lớn. Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà.
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba
Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Sông
Hồng có tổng diện tích lưu vực 155.000 km2 (phần trong nước ta 72.000 km2).
Lượng nước mà sông Hồng có thể cung cấp cho các mục đích sử dụng bằng 20%
tổng lượng dòng chảy năm khoảng 76 km3/năm. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh
giới giữa Hà Nội với các tỉnh lân cận phía tây thành phố. Sông Đà là một phụ lưu
lớn nhất của sông Hồng, có tổng diện tích lưu vực 52.900 km2, trong đó 26.800
km
2
thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác
83
như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Bùi, sông
Tích. Hệ thống sông ngòi chảy qua Hà Nội đã mang đến cho thành phố sự phát
triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát
nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố.
Một nét đặc trưng nữa của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên như Hồ Tây,
Linh Đàm, Yên Sở, Hoàn Kiếm, Bảy Mẫu,... Trong khu vực đô thị trung tâm của
Hà Nội, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng hơn 500 ha, đóng vai trò quan trọng
trong điều hòa khí hậu. Hồ Gươm là lá phổi xanh nằm ở trung tâm của đô thị trung
tâm, luôn giữ một vị trí lịch sử đặc biệt đối với Hà Nội. Hồ ở Hà Nội đã tạo nên
nhiều cảnh quan sinh thái đẹp, có chức năng điều tiết nguồn nước mặt, điều hòa
khí hậu và có giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
Về kinh tế
Thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh
tế xã hội, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền
vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo số liệu của Cục thống kê Hà
Nội, một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã tăng
nhanh như chỉ tiêu về tổng sản phẩm nội địa được thể hiện hình 3.2:
Hình 4.2. Tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội, giai đoạn 2010 – 2016 [15]
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
T
ổ
n
g
s
ả
n
p
h
ẩ
m
n
ộ
i
đ
ịa
(
G
D
P
,
tỷ
đ
ồ
n
g
)
84
+ Thương mại – dịch vụ: Lĩnh vực bao gồm các ngành du lịch, thương mại,
vận tải, bưu chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo,... Giá trị các ngành kinh tế dịch
vụ năm 2016 đạt 197.988 tỷ đồng chiếm 53,8 % trong cơ cấu kinh tế của thành
phố. Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ có bước phát triển, nhưng tăng
trưởng còn thấp so với yêu cầu.
+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: chiếm tỷ trọng trung bình 5,3% trong cơ cấu
kinh tế. Năm 2016 tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản chiếm 51,54% trong giá
trị ngành nông nghiệp.
+ Công nghiệp: Công nghiệp là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm
tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thủ đô. Trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất
chiếm 95% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Các sản phầm công nghiệp chủ lực
bao gồm dây điện, bia, chế biến sữa, phụ tùng xe máy, động cơ điện, điện tử, ...
Về dân số
Theo niên giám thống kê năm 2015, dân số trung bình của Hà Nội qua các
năm được thể hiện ở hình 4.3.
Hình 4.3. Dân số trung bình của Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 [15]
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2010 2011 2012 2013 2014 2015
D
â
n
s
ó
t
ru
n
g
b
ìn
h
(
n
g
h
ìn
n
g
ƣ
ờ
i)
Thành thị
Tổng
85
Nhận thấy, dân số trung bình thành phố tăng dần từ năm 2010 đến năm 2015.
Năm 2015 tổng dân số của Hà Nội là 7.391.000 người, trong đó dân số thành thị là
3.629.500 người. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 44,7% trên tổng số dân của Hà Nội.
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính,
không đồng đều giữa các quận nội đô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành
phố, mật độ dân cư trung bình 2.222 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa, mật độ
là cao nhất lên tới 41.638 người/km2. Trong khi đó, ở huyện ngoại thành Ba Vì
mật độ 652 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nội giai đoạn 2010 –
2015 có sự biến động nhẹ, tăng mạnh nhất là năm 2012, và các năm gần đây đã ổn
định hơn. Năm 2015 tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,6%.
Lao động và việc làm:
Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 544.645 người, chiếm 56,1%,
trong đó lao động trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5.403 người, chiếm
0,9%; lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng có 108.488 người chiếm
20%; lao động trong các ngành dịch vụ là 430.754 người chiếm 79%.
4.2. Hiện trạng sản xuất và phân phối nƣớc sinh hoạt tại đô thị Hà Nội
4.2.1. Nguồn nước cấp
Hiện nay, nguồn nước chính được khai thác để sản xuất nước sạch cho đô thị
Hà Nội được lấy từ nước ngầm, được khai thác từ tầng chứa nước ngầm sâu nằm
khắp nơi trong thành phố. Nguồn nước ngầm phân bố không đều, lượng nước ngầm
bổ cập lớn nhất là khu vực Nam Hà Nội đó là 700.000 m3/ngày đêm, nhỏ nhất là ở
khu vực Sóc Sơn với 66.000 m3/ngày đêm. Công suất khai thác nước ngầm hiện nay
là 535.000 m3/ngày đêm. Qua các số liệu này cho thấy nguồn nước ngầm Hà Nội
còn có khả năng cung cấp trong tương lai nhưng không nhiều. Chất lượng nước
ngầm tương đối sạch, đạt được các chỉ tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phan_tich_kinh_te_cua_quan_ly_cau_nuoc_sinh_hoat_ngh.pdf