Luận án Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN . I

MỤC LỤC . II

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . VII

DANH MỤC BẢNG . IX

DANH MỤC HÌNH . XI

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1

1.1. Lý do chọn đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

1.5. Quy trình nghiên cứu của luận án . 4

1.6. Kết cấu của luận án .5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 7

2.1. Các nghiên cứu về rủi ro tài chính . 7

2.1.1. Bản chất rủi ro tài chính . 7

2.1.2. Phân loại rủi ro tài chính .9

2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tài chính . 13

2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính . 17

2.2.1. Lý thuyết M&M . 17

2.2.2. Lý thuyết thương mại tĩnh (Static Trade-off Theory) . 19

2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Peaking Order Theory) . 20

2.2.4. Lý thuyết cấu trúc tài sản tối ưu (Optimum Asset Structure Theory) . 22

2.3. Các nghiên cứu về nhận diện, đánh giá, đo lường và kiểm soát rủi ro tài

chính . 23

2.3.1. Nghiên cứu về nhận diện và đánh giá rủi ro tài chính . 23

pdf190 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức nước ngoài góp vốn với tỷ trọng cổ phần lên đến 43,04% và công ty SMT có cổ đông nước ngoài tham gia đến 30,01%. Số công ty sử dụng cổ phiếu quỹ là năm trong đó các công ty có mã chứng khoán: SGT có tỷ trọng cổ phiếu quỹ lên đến 70,15%; FPT có tỷ trọng 58,8%; ELC là 43,37%, VTC là 32,07% và CKV là 0,94%. Việc sử dụng cổ phiếu quỹ sẽ làm thoái vốn của các DNVT, đặc biệt là VCSH. Tình hình biến động VCSH của các DNVT được thể hiện qua Bảng 4.4. Bảng 4.4 Tổng VCSH của DNVT giai đoạn 2010-2016 Năm DNVT Toàn ngành Tỷ trọng (%) 2010 6.776.277 20.207.827 33,53 2011 8.520.493 22.873.039 37,25 2012 9.344.299 26.362.284 35,45 2013 9.770.774 31.276.818 31,24 2014 10.956.949 35.931.311 30,49 2015 13.416.722 42.987.219 31,21 2016 14.919.216 48.661.992 30,66 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán và tổng hợp trên kết quả khảo sát 71 Hình 4.1 cho thấy sự biến động tốc độ tăng trưởng VCSH qua các năm của toàn ngành và các DNVT không đồng đều. Từ năm 2010-2011 VCSH của các DNVT và toàn ngành tăng mạnh. Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng VCSH của DNVT và toàn ngành giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát Sang năm 2011 - 2013, VCSH của các DNVT lại có xu hướng giảm, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 9,67% (2012) và 4,56% (2013). Trong khi đó toàn ngành vẫn có xu hướng tăng cho tới năm 2013 (18,64%). Năm 2014 đánh dấu sự thay đổi ngược chiều VCSH của toàn ngành và các DNVT. Toàn ngành có xu hướng giảm với tốc độ tăng trưởng chỉ còn 14,88%, các DNVT lại có xu hướng tăng với tốc độ 12,14% và tiếp tục tăng sang năm 2015 (22,45%). Sang năm 2016 toàn ngành và các DNVT cùng có xu hướng giảm với tốc độ tăng trưởng VCSH đạt lần lượt là 13,2% và 11,2%. VCSH của các DNVT chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành vào năm 2011 (37,25%). - Đặc điểm về tài sản: Quy mô của các DN viễn thông được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh về tổng tài sản. Sự thay đổi tổng tài sản của các DNVT giai đoạn 2010-2016 phản ánh qua Bảng 4.5. Tổng tài sản của các DNVT tăng dần theo thời gian nhưng tỷ trọng so với toàn ngành có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do các DNVT mới tham gia vào thị trường vào năm 2011 và 2015 khiến tổng tài sản của toàn ngành viễn thông thay đổi theo chiều hướng giảm. Đây là hai mốc thời gian mà tỷ trọng tài sản của các DNVT giảm xuống còn 13,95% và 9,14%. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 DNVT - 25.74 9.67 4.56 12.14 22.45 11.20 Toàn ngành - 13.19 15.25 18.64 14.88 19.64 13.20 - 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 72 Bảng 4.5 Tổng tài sản của các ngành viễn thông và DNVT giai đoạn 2010-2016 Năm DNVT Toàn ngành Tỷ trọng (%) 2010 19.348.685 123.466.018 15,67 2011 21.836.862 157.264.724 13,89 2012 20.467.077 183.726.787 11,14 2013 23.966.474 240.574.743 9,96 2014 29.558.422 303.618.283 9,74 2015 34.666.451 349.845.890 9,91 2016 38.163.303 431.757.415 8,84 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát Qua Hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tài sản của toàn ngành viễn thông trong giai đoạn 2010 – 2015 luôn lớn hơn các DNVT. Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và các DNVT có xu hướng biến động không đều. Từ năm 2010 -2011 các DNVT và toàn ngành đều có xu hướng tăng mạnh, giai đoại 2011 - 2012 cùng có xu hướng giảm rất nhanh, các DNVT tốc độ giảm đến -6,27%. Từ 2012 – 2013 cả hai cùng có xu hướng tăng trưởng trở lại với tốc độ rất cao. Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp viễn thông và toàn ngành giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát Sang năm 2014 có sự khác biệt về xu hướng tăng trưởng, toàn ngành bắt đầu giảm dần và tiếp tục giảm vào năm 2015 do sự tham gia thị trường chứng khoán của công ty Cổ phần Thế giới số (DGW) đã khiến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành giảm nghiêm trọng xuống còn 15,23%, nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tài sản của các công ty (17,28%). 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 DNVT 0.00 12.86 -6.27 17.10 23.33 17.28 10.09 Toàn ngành 0.00 27.37 16.83 30.94 26.21 15.23 23.41 -10.00 -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 73 Đến năm 2016, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của toàn ngành với tốc độ lên đến 23,41%. Trong năm 2014 các DNVT đạt tốc độ tăng trưởng đến 23,33% so với năm 2013 và có xu hướng giảm sang năm 2015, 2016 – tốc độ tăng trưởng chỉ đạt lần lượt là 17,28% và 10,09%. Từ năm 2010 đến 2016 là giai đoạn đầu nền kinh tế Việt Nam hồi phục sau khủng hoảng. Do đó, toàn ngành viễn thông và các DNVT cùng có xu hướng tăng trưởng không đồng đều của tài sản cho thấy sự khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư vào tài sản của các DNVT nói riêng và toàn ngành nói chung. Trong tổng tài sản của các DNVT giai đoạn 2010 đến 2016 có sự thay đổi về cấu trúc các loại tài sản. Bảng 4.6 cho thấy tài sản ngắn hạn của các DNVT luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp nhất là vào năm 2012 cũng đạt đến 63,31% và cao nhất vào năm 2015 tỷ trọng đạt 70,84%. Tài sản ngắn hạn của các DNVT có tỷ trọng cao như vậy do nguyên nhân chủ yếu là đặc điểm kinh doanh của các DNVT chủ yếu là các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, ứng dụng Internet nên không đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều. Vì vậy, nguồn vốn các DNVT huy động từ bên ngoài cũng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Bảng 4.6. Cơ cấu tài sản của các DNVT giai đoạn 2010 – 2016 Năm Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2010 19.348.685 100 12.448.555 64,34 6,900,130 35,66 2011 21.836.862 100 14.475.702 66,29 7.361.160 33,71 2012 20.467.077 100 12.958.567 63,31 7.508.510 36,69 2013 23.966.474 100 15.987.462 66,71 7.979.012 33,29 2014 29.558.422 100 20.607.070 69,72 8.951.352 30,28 2015 34.666.451 100 24.558.319 70,84 10.108.132 29,16 2016 38.163.303 100 26.708.830 69,99 11.454.473 30,01 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát - Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động SXKD: Trên hai sàn HNX và HOSE chỉ có 14 công ty viễn thông niêm yết nên đều là các công ty đã được cổ phần hóa. Công ty cổ phần có bộ máy tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát (nếu công ty có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu 50% cổ phần công ty). Theo mô hình công ty cổ phần bộ máy quản lý hoạt động SXKD bao gồm các bộ phận: 74 + Đại hội đồng cổ đông là tổ chức có quyền quyết định cao nhất về những vấn đề quan trọng của công ty cổ phần. Những quyết định quan trọng phải kể đến như: số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, bãi nhiệm hoặc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, số cổ phiếu được phép chào bán, loại cổ phiếu, cơ cấu lại tổ chức quản lý, sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, giải thể công ty + Hội đồng quản trị được phép không ít hơn ba thành viên và nhiều nhất không quá 11 thành viên, đây là cơ quan quản lý công ty. Hội đồng quản trị của các DN viễn thông có số lượng thành viên ít nhất là năm và nhiều nhất là 9 thành viên, bao gồm một chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên hội đồng. Các thành viên hội đồng có quyền quyết định về chiến lược kinh doanh, hoạt động đầu tư, kế hoạch phát triển và các quyền khác được quy định trong điều lệ của công ty. + Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông về nhiêm vụ được giao. Các DN viễn thông chỉ có bảy công ty có Ban Kiểm soát với số lượng thành viên từ ba đến năm thành viên. + Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc điều hành hoạt động SXKD của công ty. Ban điều hành chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và có trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và luật pháp Việt Nam về quyền và nghĩa vụ được giao. Số lượng thành viên Ban Giám đốc của các DN viễn thông từ hai đến bảy thành viên bao gồm: một Tổng Giám đốc và các phó Giám đốc phụ trách các hoạt động kinh doanh chính của công ty. + Các phòng ban chức năng của công ty có nhiệm vụ thực hiện trực tiếp hoạt động SXKD của công ty. - Đặc điểm về mặt hàng và ngành nghề kinh doanh: Sản phẩm viễn thông thường mang tính hai chiều, qua lại giữa người gửi và người nhận, nên nhu cầu về sản phẩm viễn thông rất lớn, phát sinh ở mọi tầng lớp dân cư cũng như mọi khu vực địa lý. Đòi hỏi các DNVT phải đầu tư vào tổng đài, trạm đưa tin, cáp quang, các thiết bị giải mã tín hiệu, mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng khắp đất nước. Bản thân các DNVT không được cấp phép đầu tư cơ sở hạ tầng mạng viễn thông nên các DNVT phải đi thuê hoặc mua lại kênh phát sóng, đường truyền tín hiệu, thuê trạm phát từ các tập đoàn, công ty viễn thông lớn được cấp phép đầu tư cơ sở hạ tầng mạng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến mặt hàng và ngành nghề kinh doanh của các DNVT. Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động chính của các DN viễn thông phải kể đến như: 75 Các DNVT chủ yếu cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cũng như ứng dụng internet trên mạng viễn thông như: quảng cáo, cung cấp các thông tin giải trí, văn hóa, xã hội, chính trị, cung cấp dịch vụ nhạc chuông chờ, tải bài hát, Cung cấp các dịch vụ xử lý dữ liệu, các giải pháp tổng thể, dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ hộp thư thoại, chuyển đổi mã hiệu, tư vấn mạng trên mạng internet và viễn thông. Ngoài ra, các DNVT còn thực hiện hoạt động tư vấn và chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực viễn thông. Một số DNVT còn nhận làm đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet. Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ trên nền internet và viễn thông, các DNVT còn thực hiện các hoạt động sản xuất, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, tổng đài điện thoại dung lượng nhỏ khi có các đơn đặt hàng từ các bưu điện tỉnh, thành phố lân cận. Một số DNVT còn tiến hành sản xuất, lắp ráp các loại dây cáp, cáp thông tin, nguyên liệu, vật liệu bưu chính, viễn thông cung cấp ra thị trường và theo các đơn đặt hàng với các tập đoàn viễn thông lớn trong nước. Các DNVT còn làm cầu nối cho các đơn vị viễn thông trong nước với viễn thông quốc tế khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu ủy thác và kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông. - Đặc điểm về lao động: Xuất phát từ đặc điểm của ngành viễn thông có sự thay đổi rất nhanh chóng cả về công nghệ phần cứng lẫn phần mềm. Nên lao động trong ngành cũng có những đặc điểm riêng. Số lượng lao động của ngành trong những năm qua không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như quản lý hoạt động SXKD cũng tăng lên đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành. Lực lượng lao động của ngành chủ yếu được đào tạo từ các trường Trung cấp, Cao đẳng và Học viện Bưu chính Viễn thông. Ngoài ra một số ít lao động phổ thông, công nhân cũng được tuyển dụng. Lao động của các DNVT cũng có điểm chung với toàn ngành. Sự biến động của số lượng lao động trong các DNVT trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016 được thể hiện qua Bảng 4.7. Bảng 4.7. Số lượng lao động trong các DNVT giai đoạn 2010-2016 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Số lượng lao động (lao động) 15.806 16.443 18.250 21.065 25.722 31.037 32.860 2. Tốc độ tăng trưởng lao động (%) - 4,03 10,99 15,42 22,11 20,66 5,87 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát 76 Số lượng lao động của các DNVT tăng dần qua các năm. Năm 2011 số lượng lao động đạt 16.443 lao động với tốc độ tăng trưởng đạt 4,03% (thấp nhất toàn giai đoạn). Sang năm 2014 tốc độ tăng trưởng lao động đạt cao nhất 22,11% với số lượng lao động đạt 25.722, Đến năm 2016 các DNVT đã có lực lượng lao động đạt đến 32.860 lao động. Điều này cho thấy số lượng lao động trong các DNVT có xu hướng tăng dần qua các năm. Hoạt động kinh doanh viễn thông cũng giống như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, cũng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Sự tác động của các nhân tố này theo chiều hướng tiêu cực sẽ làm chậm sự phát triển của DN, giảm doanh thu, tăng chi phí phát sinh trong kỳ, dẫn đến giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến sự gia tăng VCSH để đầu tư cho hoạt động kinh doanh kỳ tới. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định và phát triển, bắt buộc DN phải sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư. Kéo theo chi phí lãi vay tăng lên, giảm thiểu khả năng thanh toán, tăng nguy cơ RRTC trong DN. Vì vậy, các DNVT cần phải nhận thức rõ đặc điểm hoạt động của ngành mình để có các biện pháp tài chính thích hợp liên quan đến việc huy động các nguồn tài trợ, tăng nguồn tài trợ thường xuyên, giảm nguồn tài trợ tạm thời để tăng mức độ an toàn trong kinh doanh, nhằm giảm thiểu RRTC. Có như vậy, DNVT mới hoạt động ổn định, phát triển bền vững trên thị trường. 4.2. Phân tích rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1. Phân tích rủi ro về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán thể hiện khả năng thực hiện nghĩa vụ trang trải các khoản nợ của DNVT. Theo Luật Phá sản Việt Nam năm 2014 khi DN không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng ba tháng DN có khả năng lâm vào tình trạng phá sản. Để nghiên cứu rủi ro về khả năng thanh toán nghiên cứu sinh phân tích các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh. - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Trong thực tế hệ số lớn hơn hoặc bằng hai (≥ 2) DNVT mới đảm bảo đủ hoặc thừa khả năng trang trải các khoản nợ (Nguyễn Văn Công & cộng sự 2017). Hệ số khả năng thanh toán của các nhóm ngành trong nền kinh tế được phản ánh qua Bảng 4.8. 77 Bảng 4.8. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trung bình của các ngành niêm yết giai đoạn 2010-2016 STT Nhóm ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Bất Động Sản 1,83 1,86 1,64 1,57 1,66 1,68 1,59 2 Cao Su 3,04 2,78 3,04 2,93 2,83 2,12 2,01 3 Chứng Khoán 1,58 1,77 2,14 2,37 2,01 3,82 1,73 4 Công Nghệ Viễn thông 1,93 1,97 2,01 2,23 2,10 1,89 1,81 5 Dịch vụ - Du lịch 2,14 2,24 1,86 1,83 2,96 2,47 2,58 6 Dược Phẩm/Y Tế/Hóa Chất 2,64 1,87 1,76 1,79 1,83 2,08 2,06 7 Giáo Dục 2,44 2,62 2,53 2,64 2,63 2,43 2,36 8 Khoáng Sản 1,64 1,63 1,62 1,67 1,73 1,88 1,75 9 Năng lượng Điện/Khí/ 1,81 1,74 1,66 1,86 1,71 1,83 1,59 10 Ngân hàng- Bảo hiểm 1,12 1,10 1,11 1,09 1,10 1,09 1,08 11 Ngành Thép 1,70 1,63 1,59 1,60 1,49 1,56 1,70 12 Nhóm Dầu Khí 1,60 1,56 1,71 1,92 1,89 1,98 1,94 13 Nhựa - Bao Bì 2,38 2,13 2,06 2,30 2,19 2,07 2,05 14 Phân bón 3,39 3,67 3,68 4,52 3,36 2,32 2,57 15 Sản Xuất - KD 2,13 2,04 1,99 1,98 2,01 2,06 2,05 16 Thực Phẩm 3,00 2,82 2,52 2,57 2,46 2,35 2,21 17 Thương Mại 1,70 1,58 1,53 1,54 1,51 1,53 1,69 18 Thủy Sản 1,98 1,72 1,63 1,58 1,55 1,47 1,36 19 Vận Tải/ Cảng / Taxi 1,82 1,70 1,68 1,88 1,79 1,92 1,97 20 Vật Liệu Xây Dựng 1,39 1,36 1,32 1,31 1,37 1,42 1,49 21 Xây Dựng 1,34 1,33 1,38 1,39 1,49 1,49 1,50 22 Đầu tư phát triển 3,08 2,78 2,41 1,89 2,37 2,48 2,26 23 Bất Động Sản 2,06 1,92 1,79 1,81 1,77 1,68 1,82 Bình quân 2,08 1,99 1,94 2,01 1,99 1,98 1,88 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp trên cơ sở kết quả khảo sát Trong 23 nhóm ngành niêm yết giai đoạn 2010 - 2016, các nhóm ngành Cao su, Giáo dục, Nhựa - Bao bì, Phân bón, Thực phẩm có hệ số khả năng thanh toán tổng quát luôn lớn hơn hai (> 2). Vì vậy các nhóm ngành Cao su, Giáo dục, Nhựa - Bao bì, Phân bón, Thực phẩm không phải đối mặt với rủi ro thanh toán. Nhóm ngành Công nghệ Viễn thông có hệ số khả năng thanh toán tổng quát thường thấp hơn mức bình quân các 78 nhóm ngành của nền kinh tế, cao nhất vào năm 2012, 2013, 2014 trị số của chỉ tiêu lần lượt đạt tới 2,01, 2,23 và 2,1 lần. Điều đó cho thấy, trong các năm này nhóm ngành Công nghệ Viễn thông đảm bảo thừa khả năng thanh toán tổng quát và không gặp rủi ro về khả năng thanh toán. Các năm còn lại, hệ số khả năng thanh toán của nhóm ngành Công nghệ Viễn thông đều xấp xỉ bằng hai nên rủi ro thanh toán của nhóm ngành ở mức thấp. Để có căn cứ đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của các DNVT, nghiên cứu sinh tiến hành tính toán trị số của hệ số khả năng thanh toán tổng quát của 12 DNVT trong giai đoạn 2010 - 2016, cũng như trị số bình quân của từng năm. Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trung bình của 12 DNVT rất cao, thấp nhất vào năm 2015 với trị số bình quân của hệ số cũng đạt 1,9 lần cũng xấp xỉ với số liệu bình quân của các ngành nghề trong nền kinh tế. Các năm khác trong toàn giai đoạn trị số này cũng đều lớn hơn hoặc bằng hai (≥ 2). Bảng 4.9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của các DNVT giai đoạn 2010-2016 STT Công ty 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân 1 CKV 1,49 1,70 1,78 1,66 1,47 1,69 1,76 1,65 2 CMG 1,56 1,62 1,59 1,61 1,70 2,00 1,94 1,72 3 CMT 2,17 1,77 2,11 1,81 2,10 1,77 1,71 1,92 4 ELC 1,92 2,08 3,54 3,20 2,80 2,73 3,10 2,77 5 FPT 1,70 1,71 2,00 1,89 1,69 1,64 1,62 1,75 6 KST 2,31 2,47 2,70 2,63 2,87 1,86 1,59 2,35 7 ONE 1,54 1,87 1,58 1,70 1,39 1,23 1,35 1,52 8 POT 2,38 1,83 1,87 1,86 1,61 1,28 1,43 1,75 9 SGT 1,57 1,36 1,17 1,28 1,31 1,27 1,35 1,33 10 SMT 3,11 3,59 3,13 1,84 1,68 1,85 1,80 2,43 11 TIE 4,29 5,21 5,44 3,36 3,35 2,86 7,63 4,59 12 VTC 4,21 3,25 4,10 4,15 2,07 2,58 1,77 3,16 Bình quân 2,35 2,37 2,58 2,25 2,00 1,90 2,25 2,24 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp từ số liệu tài chính của các DNVT Nếu xét riêng khả năng thanh toán tổng quát của từng công ty bình quân trong giai đoạn 2010-2016 ta thấy. Công ty Cổ phần COKYVINA (CKV) trị số bình quân toàn giai đoạn chỉ đạt 1,65 lần, trong toàn giai đoạn 2010 - 2016 trị số này của công ty đều nhỏ hơn 1,79 lần cho thấy công ty chưa đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát và gặp rủi ro về khả năng thanh toán. 79 Các công ty: công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG), công ty Cổ phần Công nghệ mạng và Truyền thông (CMT), công ty Cổ phần FPT (FPT), công ty Cổ phần truyền thông số 1 (ONE), công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (POT), công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) cùng gặp rủi ro về khả năng thanh toán do trị số khả năng thanh toán tổng quát bình quân toàn giai đoạn nhỏ hơn hai. Các công ty: công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (ELC), công ty Cổ phần KASATI (KST), công ty Cổ phần Vật liệu điện và Viễn thông Sam Cường (SMT), công ty Cổ phần TIE (TIE), công ty Cổ phần Viễn thông VTC (VTC) không gặp rủi ro về khả năng thanh toán do đảm bảo thừa khả năng thanh toán tổng quát (trị số của hệ số khả năng thanh toán tổng quát luôn lớn hơn hai). Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân qua các năm của có xu hướng biến động không đều, tăng dần từ năm 2010 đến 2012, sau đó giảm dần xuống thấp nhất năm 2015, tiếp đó lại bắt đầu tăng trở lại. - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của DN. Về mặt lý thuyết trị số của chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng một DN mới đảm bảo đủ hoặc thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng trong thực tế hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phải lớn hơn hoặc bằng hai (≥ 2) DN mới đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (Nguyễn Văn Công & cộng sự 2017). Xem Phụ lục 01 cho thấy Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bình quân của các nhóm ngành khá cao, năm 2010 nhóm ngành Giáo dục trị số của hệ số đạt đến 8,34 lần, nhóm ngành Vật liệu Xây dựng có hệ số thấp nhất chỉ đạt 0,77 lần trong năm 2013. Nhóm ngành Công nghệ Viễn thông có trị số hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn luôn xấp xỉ với số bình quân của các nhóm ngành trong nền kinh tế. Nhưng hệ số qua các năm có điểm chung là nhỏ hơn hai (<2), điều này cho thấy nhóm ngành Công nghệ Viễn thông chưa đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, rủi ro về khả năng thanh toán ở mức thấp. Bảng 4.10 thể hiện trị số của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của các DNVT. Kết quả cho thấy, công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMG) có trị số khả năng thanh toán ngắn hạn thấp nhất đạt 1,21 lần, trong khi đó công ty Cổ phần TIE có trị số cao nhất 2,69 lần. Các công ty có mã chứng khoán ELC, KST, TIE, VTC có trị số khả năng thanh toán ngắn hạn trung bình toàn giai đoạn 2010-2016 lớn hơn hai (> 2), khẳng định các công ty thừa khả năng thanh toán trong ngắn hạn và không gặp rủi ro 80 về khả năng thanh toán. Tuy nhiên các công ty còn lại có trị số trung bình nhỏ hơn hai ( 1), cho thấy các công ty gặp rủi ro thanh toán ở mức thấp. Bảng 4.10. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của các DNVT giai đoạn 2010-2016 STT Công ty 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân 1 CKV 1,17 1,26 1,30 1,26 1,25 1,35 1,22 1,26 2 CMG 1,34 1,28 1,12 1,07 1,12 1,39 1,18 1,21 3 CMT 1,93 1,65 1,96 1,74 2,05 1,75 1,62 1,81 4 ELC 1,63 1,71 2,51 2,11 2,00 2,45 2,96 2,19 5 FPT 1,70 1,34 1,59 1,42 1,29 1,27 1,26 1,41 6 KST 2,05 2,15 2,42 2,45 2,65 1,77 1,51 2,14 7 ONE 1,42 1,55 1,47 1,68 1,24 1,22 1,34 1,42 8 POT 1,97 1,61 2,29 2,29 1,80 1,37 1,76 1,87 9 SGT 1,19 0,43 0,32 0,57 2,86 2,66 1,39 1,35 10 SMT 1,79 2,38 2,36 1,57 1,45 1,60 1,51 1,81 11 TIE 2,05 2,87 3,02 2,66 2,42 1,88 3,95 2,69 12 VTC 2,65 2,01 2,35 2,42 1,49 1,85 1,47 2,04 Bình quân 1,74 1,69 1,89 1,77 1,80 1,71 1,77 1,77 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp từ số liệu tài chính của các DNVT Qua phân tích ta thấy các công ty có mã chứng khoán ELC, KST, TIE, VTC không gặp phải rủi ro về khả năng thanh toán. Công ty SGT gặp rủi ro thanh toán ở mức rất cao trong các năm 2011, 2012, 2013 vì trị số của hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty lần lượt chỉ đạt 0,43, 0,32, 0,57 lần. Các DNVT còn lại gặp rủi ro về khả năng thanh toán nhưng ở mức thấp. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao của DN. Phụ lục 02 cho thấy trị số trung bình khả năng thanh toán nhanh của các nhóm ngành trong nền kinh tế. Các DN ngành Thép, Khoáng sản, Vật liệu xây dựng có hệ số khả năng thanh toán thấp nhất trong các ngành của nền kinh tế. Trị số bình quân của ngành Thép năm 2013 thấp nhất chỉ đạt 0,39 lần, trong khi đó ngành Chứng khoán có hệ số cao nhất các nhóm ngành đạt 1,79 lần. Nhóm ngành Công nghệ Viễn thông có hệ số trong giai đoạn nghiên cứu luôn cao hơn số bình quân các nhóm ngành và đều lớn hơn một (> 1). Duy chỉ có năm 2011 nhóm ngành Công nghệ Viễn thông có trị số của hệ số khả năng 81 thanh toán nhanh là 0,99 xấp xỉ bằng một (= 1). Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của các DN Công nghệ Viễn thông khá dồi dào và các DN Công nghệ Viễn thông không gặp rủi ro trong vấn đề thanh toán bằng những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Để có căn cứ đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của các DNVT, nghiên cứu sinh tính toán trị số khả năng thanh toán nhanh của 12 DNVT trong giai đoạn 2010 – 2106. Kết quả tính toán được thể hiện qua Bảng 4.11. Trị số bình quân qua các năm của các DNVT đều lớn hơn số liệu bình quân các nhóm ngành và đều lớn hơn 1,31 lần. Xét riêng từng DNVT trị số trung bình của từng DN qua các năm cũng rất cao. Dẫn đầu vẫn là công ty TIE đạt 2,02 lần, thấp nhất là Công ty CMC cũng đạt đến 0,97 lần. Điều này cho thấy các DNVT luôn đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh và không gặp rủi ro trong quá trình thanh toán nhanh. Duy chỉ có công ty CMC gặp rủi ro thấp trong vấn đề thanh toán nhanh. Bảng 4.11. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của các DNVT giai đoạn 2010-2016 STT Công ty 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Bình quân 1 CKV 1,16 1,25 1,24 1,18 1,21 1,19 1,06 1,18 2 CMG 0,98 0,89 0,84 0,93 0,96 1,18 1,00 0,97 3 CMT 1,17 1,22 1,41 1,03 1,42 1,07 1,14 1,21 4 ELC 1,44 1,58 2,19 1,83 1,67 1,89 2,54 1,88 5 FPT 1,23 0,96 1,17 1,06 0,94 0,91 1,00 1,04 6 KST 1,64 1,84 2,12 2,17 2,31 1,59 1,17 1,83 7 ONE 1,28 1,21 1,13 0,98 0,83 0,72 1,03 1,03 8 POT 1,44 1,27 1,74 1,70 1,24 0,98 1,25 1,37 9 SGT 1,16 0,43 0,32 0,56 2,64 2,19 1,05 1,19 10 SMT 1,21 1,56 1,70 0,97 0,83 1,15 0,91 1,19 11 TIE 1,38 2,04 2,31 1,84 1,78 1,37 3,41 2,02 12 VTC 2,04 1,50 1,69 1,79 1,32 1,51 1,09 1,56 Bình quân 1,34 1,31 1,49 1,34 1,43 1,31 1,39 1,37 Nguồn: Nghiên cứu sinh tính toán tổng hợp từ số liệu tài chính của các DNVT Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán nhanh của DNVT có xu hướng lên xuống qua từng năm, ngưỡng thấp nhất là năm 2011 và 2015 tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phan_tich_rui_ro_tai_chinh_tai_cac_doanh_nghiep_vien.pdf
Tài liệu liên quan