MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến nhân tố
chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 7
1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng
phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã 15
1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến các giải
pháp phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã 21
1.4. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm 30
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ
CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ
CHỐT CẤP XÃ 33
2.1. Nhân tố chủ quan - khái niệm, kết cấu và vai trò của nhân tố chủ quan 33
2.2. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã - khái niệm, đặc điểm, vai trò 46
2.3. Vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã 56
Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN
NHÂN CHỦ YẾU 74
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò nhân tố chủ
quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng
sông Hồng 74
3.2. Thực trạng phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 853.3. Nguyên nhân chủ yếu của những ưu điểm và hạn chế của việc
phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 103
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 113
4.1. Nâng cao nhận thức vể công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 113
4.2. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà
nước; đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp 116
4.3. Đổi mới công tác quy hoạch, tuyển dụng gắn với đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
ở đồng bằng sông Hồng 121
4.4. Đổi mới chính sách sử dụng, đánh giá; chính sách đãi ngộ đổi với
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 125
4.5. Phát huy tính tính tực trong hoạt động của chính bản thân đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng 129
KẾT LUẬN 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
153 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay - Đỗ Thái Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho ý chí đại đoàn kết và
nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt
Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối
hợp với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng
của các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước,
quản lý xã hội. Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chính, tham nghị và
giám sát; đoàn kết nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên,
thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ công dân,
thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với vai trò như vậy,
Mặt trận Tổ quốc có thể tư vấn cho Đảng và Nhà nước những chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa phương; tham gia giám sát và phản
biện hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; là cầu nối giữa cán bộ chủ
chốt cấp xã với nhân dân địa phương; góp phần rèn luyện năng lực, bản lĩnh
chính trị và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội
tập hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị
của Đảng. Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu
hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến cơ sở nhằm thu hút thế hệ
66
trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn
trọng pháp luật cho đoàn viên thanh niên. Đoàn Thanh niên cũng có vai trò
đáng kể trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã như tham gia giám
sát, phản biện đối với hoạt động của đội ngũ này; là cầu nối giữa Đảng, chính
quyền địa phương với nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên; cung cấp cho các
cơ quan, tổ chức cấp xã những thanh niên ưu tú, có trình độ, có nhiệt huyết,
có tinh thần xung kích, sáng tạo Nhiều thanh niên ưu tú khi tham gia vào
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã tạo nên những bước đột phá trong tư duy
và hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Hội Liên hiệp phụ nữ là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có chức
năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng
của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Hội đoàn
kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Hội Liên hiệp phụ nữ cũng góp phần quan trọng trong
việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã như tham gia, giám sát các hoạt
động của đội ngũ cán bộ này trong việc thực hiện các đường lối, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhất là chính sách đối với phụ nữ và
trẻ em; cung cấp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt địa phương những cá nhân ưu tú.
Hội Nông dân là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
Hội nông dân Việt Nam vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy
quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại
diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ
các quyền và lợi ích của nông dân.
Cùng với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể
chính trị - xã hội thuộc Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở chính trị của chính quyền
67
nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo,
hoạt động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp
luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết,
tổ chức, động viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất,
truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ,
bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp
đỡ nhau về tinh thần và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
Hai tổ chức này cũng có những vai trò nhất định trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã như tham gia giám sát, phản biện hoạt động của đội
ngũ cán bộ này; là cầu nối giữa chính quyền địa phương với nhân dân; góp
phần tích cực trong việc hòa giải những mâu thuẫn, xung đột giữa cán bộ với
nhân dân; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ của mình
Như vậy, có thể nhận thấy, trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp
đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện
vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân
dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với
các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính
trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tùy theo tính chất, nhiệm vụ của
mình; mỗi tổ chức chính trị - xã hội có những vai trò khác nhau trong xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta. Năng lực hoạt động của các
tổ chức này cũng là một trong những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan
trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay. Với vai trò của mình,
68
các tổ chức chính trị - xã hội có thể tham gia đóng góp những ý kiến về tính
đúng đắn, phù hợp của các chủ trương, chính sách dành cho đội ngũ cán bộ;
đồng thời có thể phát hiện, tố giác những hoạt động sai trái, không đúng quy
định pháp luật của cán bộ chủ chốt cấp xã ở địa phương. Chính sự giám sát,
phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội chính là động lực để đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với chức
trách, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, năng lực
hoạt động của nhân dân cũng là một trong những nhân tố chủ quan đóng vai
trò quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn "lấy dân làm
gốc", luôn tôn trọng và biết phát huy vai trò làm chủ của nhân dân:
Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cuộc sống làm đầu, chế độ ta là chế
độ của dân, do dân. Dân theo Đảng đứng lên đánh đuổi kẻ thù giành
lấy chính quyền mà có được. Các cấp chính quyền và đoàn thể từ
Trung ương đến địa phương, cơ sở là do nhân dân bầu cử ra. Do
vậy, mỗi cán bộ phải vì dân, hết lòng phục vụ mang lại cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân [42, tr.127].
Theo Người, phương thức cơ bản của dân chủ cơ sở là "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra". Do vậy, việc giám sát cơ quan Nhà nước, giám
sát cán bộ là quyền của dân, quyền của những người chủ đất nước đối với
những quan chức được dân trao quyền để thực hành chủ quyền của mình.
Trong các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã, bản thân đội ngũ cán bộ này có vai trò quan trọng nhất, có
ý nghĩa quyết định. Năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
được thể hiện qua khả năng thực hiện nhiệm vụ, công việc của mình. Năng lực
đó dựa trên trình độ, khả năng xử lý công việc được giao, khả năng xử lý các
69
mối quan hệ với đồng nghiệp và với nhân dân. Trình độ, năng lực nói lên khả
năng làm việc, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
xã. Đó không chỉ là trình độ, năng lực về chuyên môn mà trong điều kiện hiện
nay, nó còn bao gồm cả trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, khả năng
nắm bắt và xử lý thông tin trong công việc... Nếu có năng lực, trình độ tốt, phù
hợp với công việc của mình, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có thể giải quyết
công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngược lại, nếu họ không có năng
lực tốt, đó sẽ là lực cản lớn trong quá trình xử lý công việc, kìm hãm sự phát
triển của bản thân cũng như của cả tổ chức. Có thể nói, năng lực hoạt động của
bản chính là yếu tố nội lực đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bởi dù có chủ trương đúng đắn, chính sách phù
hợp nhưng bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã không có năng lực, trình
độ, khả năng xử lý công việc thì họ sẽ không thể phát huy được vai trò của
mình đối với sự phát triển của hệ thống chính trị ở địa phương.
2.3.3. Vai trò của phẩm chất của các chủ thể trong việc xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Ngoài ý thức, hoạt động thì phẩm chất của chủ thể như niềm tin, sự tích
cực, tính tự giác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã.
Sự thay đổi trong nhận thức của Đảng về vai trò của đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng tất yếu dẫn đến những
chuyển biến tích cực của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân địa phương trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Nhờ đó, mỗi
cấp chính quyền đều tích cực quán triệt quan điểm của Đảng để đề ra những
chính sách, chương trình hoạt động cụ thể nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng chính
quyền cơ sở ở nông thôn, góp phần vào việc lãnh đạo, điều hành phát triển
70
kinh tế - xã hội ở nông thôn. Không chỉ có vậy, với trình độ dân trí ngày càng
cao, có nhiều điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều; các tổ chức
đoàn thể và nhân dân cũng ngày càng quan tâm đến hoạt động của chính
quyền địa phương, trong đó có hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Ở chính quyền cơ sở, nhân dân là những người được tiếp xúc và làm việc trực
tiếp với cán bộ cấp xã. Hơn nữa, do có mối quan hệ gia đình, họ hàng thân tộc
nên nhân dân cũng rất hiểu về cán bộ cơ sở. Do đó, nhân dân có thể là "tai
mắt" trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã. Nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã làm việc tốt, có trách nhiệm với nhân
dân, được nhân dân tin tưởng, giúp đỡ, bảo vệ nên có thêm nhiều động lực để
phát huy những ưu điểm của mình. Ngược lại, nhiều cán bộ chủ chốt làm việc
thiếu trách nhiệm, có những hành động lạm dụng chức quyền, tham nhũng,
lãng phí cũng bị nhân dân phát hiện. Trong quá trình tiếp xúc và làm việc
trực tiếp với cán bộ chủ chốt địa phương, nhân dân có thể cung cấp những
bằng chứng sát thực về các hoạt động của đội ngũ cán bộ này. Có thể nói,
kiếm tra, giám sát của nhân dân chính là động lực để đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã không ngừng hoàn thiện bản thân, điều chỉnh những hành vi, tác phong
của mình cho phù hợp với nhiệm vụ, công việc. Ngoài ra, nhân dân cũng là
những người có thể trực tiếp bày tỏ quan điểm, đề đạt nguyện vọng, yêu cầu
đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nên giúp cho đội ngũ cán bộ này có
thể nắm bắt một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác những biến động của
đời sống xã hội ở địa phương. Có thể nói, các hoạt động giám sát, phản biện
xã hội của nhân dân cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực
hoạt động thực tiễn cho động ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, tránh cho họ được
bệnh quan liêu, xa dời thực tiễn. Đây là tiền đề quan trọng để các tổ chức
chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân tham gia vào việc giám sát, phản
biện các hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, làm cho đội ngũ này
71
từng bước hoàn thiện năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của mình để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
hiện nay.
Ngoài ra; phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của chính đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đội ngũ
này. Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, Đảng ta luôn nhấn
mạnh đến việc xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của đội ngũ
cán bộ các cấp, trong đó có cấp cơ sở bởi trước những biến đổi không ngừng
của đời sống xã hội, nhất là ảnh hưởng của kinh tế trị trường, đội ngũ cán bộ,
đảng viên có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phai nhạt lý
tưởng... Điều đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên mà còn làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của cán bộ với
Đảng, với nhân dân. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là những người sống và
làm việc gần dân nhất nên nếu họ có bản lĩnh chính trị vững vững, phẩm chất
đạo đức, tác phong tốt; họ sẽ là cầu nối tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân. Đây là tố chất quan trọng để đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã có
thể hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc xây dựng chính
quyền cơ sở. Ngoài những yếu tố trên, ý chí, niềm tin, lý tưởng, tình cảm của
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cũng có ý nghĩa đáng kể trong việc xây dựng
đội ngũ mình. Người cán bộ chủ chốt cấp xã không chỉ là người có năng lực,
trình độ, phẩm chất mà còn có uy tín với nhân dân, được nhân dân tin tưởng,
giao phó những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, mang đến cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho họ. Vì vậy, nếu người
cán bộ chủ chốt cấp xã có lối sống tích cực với những lý tưởng, tình cảm cao
đẹp dành cho Đảng, Nhà nước, cho chế độ, cho nhân dân sẽ truyền được cảm
hứng cho nhân dân. Có thể nói, họ chính là những tấm gương cho nhân dân
phấn đấu noi theo. Vì vậy, uy tín của họ với nhân dân ngày càng tăng lên.
72
Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có thể
thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Sở dĩ năng lực, phẩm chất, lối sống của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
đóng vai trò quan trọng vì đây là yếu tố tự thân, nội tại. Đó có thể vừa là kết
quả của quá trình nhận thức, vận dụng các đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; vừa thể hiện qua hoạt động thực tiễn trong mối quan hệ với Đảng,
chính quyền và với nhân dân. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
sẽ không thực sự có hiệu quả nếu bản thân đội ngũ này không ý thức được vai
trò, trách nhiệm của mình; không hoạt động một cách tích cực; không phát
huy được năng lực, phẩm chất của mình trong các hoạt động thực tiễn.
Như vậy, không chỉ có nhận thức đơn thuần mà thông qua các hoạt
động thực tiễn như các chính sách của Nhà nước, chính quyền; sự giám sát,
phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội cũng như của nhân dân và
năng lực, phẩm chất, hoạt động của chính bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã cũng là những yếu tố thuộc nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay. Thông qua các hoạt động thực tiễn
đó, các chủ thể đã bộc lộ năng lực, vai trò của mình đối với việc xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cả về số lượng, chất lượng; cả về năng lực, trình
độ, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc...
Tiểu kết chương 2
Là một nước nông nghiệp nên hệ thống chính trị cấp xã đóng vai trò rất
quan trọng đối với việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở nông
thôn. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã chính là lực lượng nòng cốt của chính
quyền cấp xã, vừa có vai trò lãnh đạo, điều hành; vừa là cấu nối giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
ở nước ta hiện nay.
73
Có rất nhiều nhân tố đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã song nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất. Các
chủ thể xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã được xác định là Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng nhân dân và bản thân đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã nên những yếu tố thuộc về các chủ thể này là ý thức,
phẩm chất và hoạt động thực tiễn chính là những yếu tố thuộc nhân tố chủ
quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay. Đó là
những yếu tố nội tại, thuộc về bản thân các chủ thể. Ở những mức độ khác
nhau, những yếu tố này có vai trò quan trọng khác nhau. Những yếu tố đó góp
phần phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cả về số lượng, chất lượng với
năng lực, phẩm chất, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc; làm cho đội ngũ
này đang từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng và
hoàn thiện chính quyền cơ sở trong bối cảnh mới.
74
Chương 3
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
3.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ
NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP
XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý - tự nhiên và điều kiện kinh tế
- xã hội đến việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một vùng châu thổ rộng lớn ở miền Bắc nước
ta, bao gồm 10 tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc. Đồng
bằng sông Hồng nằm ở ví trí trung tâm của miền Bắc, nơi chuyển tiếp giữa
vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Bắc với vùng biển phía Đông vịnh
Bắc Bộ xuống các tỉnh miền Trung. Đồng bằng sông Hồng còn là tâm điểm
của hai con đường giao lưu quốc tế Bắc Nam và Đông Tây và là cửa ngõ
thông ra biển Đông. Do đó, đây là vùng có vị trí chiến lược rất quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên là 14.812,5km2 (chiếm
4,5% diện tích cả nước), được hình thành do phù sa của hai hệ thống sông là
sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Địa hình của vùng tương đối bằng
phẳng, dốc thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với mạng lưới sông ngòi
dày đặc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy và cơ sở hạ tầng của vùng [68].
Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất nước ta. Tính
đến năm 2013, dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng là 15.254,2 nghìn
75
người với mật độ 971 người/km2, cao gấp 3,58 lần mật độ dân số trung bình
của cả nước (271 người/km2). Trong các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, Hà
Nội là tỉnh có mật độ dân số cao nhất là 2.087 người/km2, thấp nhất là Ninh
Bình 673 người/km2 [68, tr.63]. Dân số đông đã cung cấp cho đồng bằng
sông Hồng một nguồn lao động dồi dào, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để mở
rộng sản xuất nhưng mật độ dân số đông cũng là một trong những sức ép lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Đồng bằng sông Hồng có hai thành phố trực thuộc Trung ương là Hà
Nội và Hải Phòng, nằm trong trục tam giác của miền Bắc là Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh với một nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu
phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển nhất ở các tỉnh miền Bắc, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. So với các tỉnh thành trong cả nước, nông thôn ở vùng đồng bằng sông
Hồng tương đối phát triển và đang từng bước được hiện đại hóa với hệ thống
giao thông nông thôn đến tận thôn, xã; y tế, văn hóa phát triển, đời sống của
nhân dân được nâng cao rõ rệt. Bình quân thu nhập trên đầu người ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng là 2.351.000 đồng/người, cao hơn mức thu nhập trung
bình của cả nước là 2.000.000 đồng/người [68, tr.722].
Đồng bằng sông Hồng là nơi khởi thủy của nền văn minh lúa nước với
tập quán lâu đời của nhân dân là trồng cấy, chăn nuôi là chính; làm nghề thủ
công vào lúc nông nhàn. Người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng có tính
cần cù, chịu khó, thích lao động và ham làm giàu, có tính tiết kiệm, luôn có ý
thức vươn lên, biết lo xa Đây là vùng có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu
đời, là cội nguồn hình thành thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước nên
người dân vùng đồng bằng sông Hồng thường có truyền thống yêu nước, ý
thức độc lập tự chủ cao, tinh thần cố kết cộng đồng làng xã, có đời sống tinh
thần phong phú với nhiều tín ngưỡng dân gian truyền thống Tuy nhiên, với
76
nền nông nghiệp lạc hậu lại chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến trong
một thời gian dài nên người dân vùng đồng bằng sông Hồng thường có tư
tưởng cục bộ, khép kín, tâm lý sản xuất nhỏ, thích sự ổn định nên đôi khi có
tư tưởng thụ động, an phận.
Sau hơn 30 năm đổi mới, với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng
sông Hồng, nhất là những vùng nông thôn đã có nhiều biến đổi đáng kể. Xu
hướng đô thị hóa làm cho nhiều thị xã lên thành phố; nhiều xã lên phường,
thị trấn. Trong những năm gần đây, ở các vùng nông thôn đồng bằng sông
Hồng cũng diễn ra quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Kinh tế
nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch
vụ, thương mại đang ngày càng tăng lên, xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh
mẽ Điều đó vừa tạo điều kiện cho nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng
phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm song cũng đặt ra những vấn
đề nan giải như diện tích nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp, nông dân
đang bị mất dần ruộng đất để canh tác. Ở các tỉnh như Bắc Ninh, Hải
Dương, Hà Nam hay vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay đang mọc lên
nhiều nhà máy, khu công nghiệp cũng đang khiến những vùng này đối mặt
với vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế, có thể nói, tình hình phát triển kinh
tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây đang diễn ra
khá phức tạp.
Qua hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, với việc tiếp tục thực hiện thể chế chính trị dân chủ, đẩy mạnh
dân chủ hóa đời sống xã hội, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện
những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã làm cho kinh tế - xã
hội vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ. Có thể tóm
77
lược một số đặc điểm nổi bật của vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng sau
30 năm đổi mới như sau:
Về chính trị, quá trình đổi mới với việc thực hiện củng cố thể chế chính
trị dân chủ nhân dân, mở rộng dân chủ hóa; đổi mới, hoàn thiện hệ thống
chính trị và cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" đã
góp phần tiếp tục xây dựng và hoàn hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở, phát huy tính tích cực chính trị của công dân, vai trò của tự
quản của cộng đồng thôn làng, qua đó tác động đến quan hệ giữa cá nhân và
cộng đồng, cá nhân và xã hội trên địa bàn. Trước đây, trong làng xã truyền
thống, quan hệ của cá nhân và cộng đồng bó hẹp trong làng xã với sự sắp đặt
giá trị theo thứ bậc nhà - làng - nước, quan hệ của cá nhân với nhà nước
không mang tính trực tiếp mà thực hiện thông qua cộng đồng làng xã. Hiện
nay, quan hệ cá nhân và cộng đồng ở nông thôn đồng bằng sông Hồng là quan
hệ mang tính trực tiếp với Nhà nước, với thể chế chính trị dân chủ nhân dân
được thể chế hoá; cá nhân được tạo điều kiện phát triển và khẳng định. Đồng
bằng sông Hồng là nơi có truyền thống lịch sử; hơn nữa, nơi đây chủ yếu là
địa hình đồng bằng nên các làng xã sống quần tụ với nhau lâu đời. Do đó,
cộng đồng xã có sự thống nhất về chính trị, về đời sống tinh thần dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng chung sức bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là yếu tố gắn
kết cộng đồng làng xã với nhau, với quốc gia dân tộc. Những đổi mới về
chính trị cũng góp phần làm gia tăng ý thức, tinh thần trách nhiệm của Đảng,
Nhà nước, nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
nói riêng. So với các vùng trên các nước, nhìn chung, đời sống chính trị của
cư dân đồng bằng sông Hồng khá ổn định, trình độ dân trí của nhân dân ở
78
mức cao so với trung bình của cả nước nên ý thức pháp luật, ý thức công dân
của cư dân sông Hồng cũng cao hơn so với nhiều địa phương trên cả nước.
Đây vừa là thuận lợi cho chính quyền cấp xã trong việc triển khai các đường
lối, chủ trương của Đảng song cũng chính là sức ép vì nhân dân tham gia
giám sát, phản biện nhiều hơn đối với hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Về kinh tế, ở nông thôn đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước,
đã diễn ra quá trình đa dạng hoá các hình thức kinh tế, các thành phần kinh tế
được khuyến khích phát triển mạnh mẽ, vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình
được tái xác lập. Đặc biệt, việc cụ thể hóa Luật đất đai, giao đất nông nghiệp -
tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự
tự chủ của nông dân, trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã
hội ở nông thôn. Cùng với sự hình thành các khu công nghiệp, cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động, việc làm, thu nhập, kết cấu hạ tầng nông thôn chuyển biến
tích cực, kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_huy_vai_tro_cua_nhan_to_chu_quan_trong_xay_dung.pdf