Luận án Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục từ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục hình ix

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Đóng góp mới của luận án 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt 5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn thịt 9

1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 11

1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt 13

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 19

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt 25

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở một số nước trên thế giới 25

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 29

1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 42iviviv

2.2. Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu 43

2.2.2. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn thịt 44

2.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 46

2.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 48

2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 53

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Ở TỈNH THANH HÓA 54

3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 54

3.1.1. Tổng quan tình hình thực hiện các chủ chương, chính sách phát

triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 54

3.1.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt 59

3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi lợn thịt 63

3.1.4. Các nguồn lực trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 66

3.1.5. Vấn đề môi trường trong phát triển chăn nuôi lợn thịt 68

3.1.6. Quá trình sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 70

3.1.7. Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn thịt 80

3.1.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn

nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 94

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh

Thanh Hóa 101

3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài 101

3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong 104

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 111

Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT

Ở TỈNH THANH HOÁ 112

4.1. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa 112

4.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn thịt 113vvv

v

4.2.1. Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách 113

4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt 117

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi

lợn thịt 122

4.2.4. Tăng cường nguồn lực cho phát triển chăn nuôi lợn thịt 130

4.2.5. Tăng cường kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt 134

4.2.6. Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ lợn thịt 143

4.2.7. Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt 144

4.2.8. Tăng cường liên kết bốn nhà trong chăn nuôi lợn thịt 145

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147

1. Kết luận 147

2. Kiến nghị 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 159

pdf206 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể thay thế được con giống lai và giống nội ở địa phương. Chủ yếu sử dụng các phụ phẩn nông nghiệp, lợn thịt không được cung cấp đủ dinh dưỡng tăng trưởng chậm và thời gian kéo dài hơn, tiêu tốn thức ăn nhiều làm cho chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành thịt lợn hơi. Bên cạnh đó, chi phí về giống là một trong nhưng khoản chi phí cao trong tổng chi phí giá thành của hộ thì sau chi phí thức ăn. Hộ chăn nuôi thuộc nhóm III thường là giống tốt và tăng trọng nhanh nên chi phí về giống cao nhất 16,48 nghìn đồng chiếm 44,11% tổng chi phí giá thành; hộ chăn nuôi thuộc nhóm I với các giống lợn nội và lợn lai do đó chi phí giống thấp nhất 9,02 nghìn đồng chiếm 22,71% và nhóm II 11,48 nghìn đồng chiếm 29,27% trong tổng chi phí. Chi phí lao động gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng và chiếm một tỷ lệ khá cao chỉ sau chi phí thức ăn và chi phí giống. Cao nhất là các hộ nhóm I 9,63 nghìn đồng chiếm 24,24% trong tổng chi phí giá thành, tiếp theo là nhóm I và nhóm II 6,47 nghìn đồng chiếm 16,58% và các hộ thuộc nhóm III là 1,89 nghìn đồng chiếm 5,01%. Nguyên nhân chi phí lao động gia đình của các hộ chăn nuôi thuộc nhóm I và II cao hơn nhóm hộ các hộ thuộc nhóm III là do chăn nuôi theo phương thức tận dụng nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị thức ăn (tìm thức ăn, nấu,...), ngược lại các hộ chăn nuôi thuộc nhóm III chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp nên tiết kiệm được lao động. Ngoài ra các chi phí thú y, dịch vụ chiếm tỷ lệ rất ít trong giá thành của lợn thịt hơi xuất chuồng. 8 9 Bảng 3.11. Chi phí sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi xuất chuồng phân theo quy mô và loại hình cơ sở Chỉ tiêu Chung Quy mô Loại cơ sở Nhóm I Nhóm II Nhóm III Hộ gia đình Trang trại Giá trị (1000 đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000 đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra 366 104 175 87 330 36 I. CPTG (1+2+3+4) 31,56 82,35 29,64 74,62 31,99 81,98 35,48 93,94 31,92 81,93 31,85 85,27 1. Chi giống 11,97 31,24 9,02 22,71 11,48 29,42 16,48 43,64 11,82 30,34 13,07 35,00 2. Chi thức ăn 19,25 50,22 19,82 49,90 19,59 50,21 17,84 47,24 19,51 50,08 16,31 43,66 2.1. Hỗn hợp 13,93 36,36 8,09 20,37 16,58 42,49 15,58 41,25 13,67 35,09 15,86 42,45 2.2. Thức ăn khác 5,31 13,86 11,73 29,53 3,01 7,71 2,26 5,99 5,84 14,99 0,45 1,21 3. Chi thú y 0,34 0,89 0,21 0,53 0,34 0,87 0,50 1,31 0,31 0,80 0,47 1,26 4. Chi dịch vụ 0,56 1,47 0,59 1,49 0,58 1,49 0,66 1,75 0,28 0,72 2,00 5,36 4.1. Thuê lao động 0,11 0,3 0,00 0,00 0,16 0,41 0,14 0,37 0 0,00 0,32 0,86 4.2. Lệ phí 0,51 1,33 0,30 0,76 0,63 1,61 0,52 1,38 0,28 0,72 1,68 4,50 II. Khấu hao TSCD 0,37 0,96 0,30 0,76 0,50 1,28 0,19 0,51 0,31 0,80 0,75 2,01 III. LĐ gia đình 6,28 16,38 9,63 24,24 6,47 16,58 1,89 5,01 6,58 16,89 4,57 12,24 IV. Khác 0,12 0,31 0,15 0,38 0,06 0,15 0,20 0,54 0,15 0,39 0,18 0,48 GT (I+II++II+IV) 38,32 100 39,72 100 39,02 100 37,77 100 38,96 100 37,35 100 90 Kết quả khảo sát chi phí chăn nuôi ở các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy loại hình chăn nuôi, hộ chăn nuôi trang trại cũng đem lại hiệu quả tốt hơn chăn nuôi hộ gia đình với thành giá thành tao ra một kg thịt là 37,35 nghìn đồng thấp hơn so với hộ chăn nuôi gia đình 1,61 nghìn đồng. Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này do phần lớn các hộ trang trại lợn con giống được sử dụng là giống lợn lai và lợn ngoại có sự sinh trưởng và phát triển nhanh, chi phí giống 13,07 nghìn đồng cao hơn so với các hộ 1.25 nghìn đồng/kg, thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp có chi phí cao 15,86 nghìn đồng cao hơn so với hộ 2.97 nghìn đồng, tuy nhiên chi phí thức ăn khác của hộ 5,84 nghìn đồng cao hơn các trang trại 5,39 nghìn đồng/kg. Chi phí lao động gia đình của các hộ 6,58 nghìn đồng cao hơn chi phí lao động gia đình của trang trại 2,01 nghìn đồng. b. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt Giá trị gia tăng bình quân một hộ chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa 1 năm thu được là 99,72 triệu đồng. So sánh giá trị gia tăng giữa các hộ chăn nuôi giữa các huyện khác nhau thì hộ chăn nuôi huyện Hậu Lộc có quy mô chăn nuôi lớn hơn với phương thức nuôi tiên tiến hơn đã thu được giá trị gia tăng là cao nhất (116,71 triệu đồng), tiếp theo là hộ chăn nuôi huyện Yên Định thu được giá trị VA là 91,75 triệu đồng và hộ chăn nuôi huyện Thạch Thành thu được được giá trị VA thấp nhất là 90,7 triệu đồng (Phụ lục 3.16). Qua bảng 3.12 cho ta thấy giá trị thu nhập hỗn hợp bình quân một hộ chăn nuôi lợn thịt thu được khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian là 0,27 đồng. So sánh giá trị thu nhập hỗn hợp thu được giữa các hộ chăn nuôi ở các huyện thì các hộ chăn nuôi huyện Hậu Lộc có thu được MI/IC là cao nhất (0,28 lần), tiếp theo là hộ chăn nuôi huyện Yên Định là (0,27 lần) và thấp nhất là hộ chăn nuôi huyện Thạch Thành là 0,26 lần. Chỉ tiêu VA/IC; hộ chăn nuôi huyện Hậu Lộc là cao nhất (0,29 lần), tiếp theo là hộ chăn nuôi huyện Yên Định là (0,27 lần) và thấp nhất là hộ chăn nuôi huyện Thạch Thành là 0,26 lần. Một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở nhóm nuôi các hộ thuộc nhóm III là họ đã chủ động được con giống và hạch toán với giá giống hợp lý và có đầu ra ổn định hơn và giá bán cũng cao hơn (Phụ lục 3.16). 9 1 Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra phân theo quy mô và loại cơ sở Chỉ tiêu ĐVT Chung Quy mô nuôi Loại cơ sở Nhóm I Nhóm II Nhóm III Hộ gia đình Trang trại Tổng số hộ Hộ 366 104 175 87 330 36 1. Giá trị sản xuất (GO) Trđ 463,23 55,20 249,02 1946,71 254,60 1956,79 2. Chi phí trung gian (IC) Trđ 363,51 44,28 179,07 1366,95 191,87 1297,14 3. Tổng chi phí (TC) Trđ 432,08 48,98 196,24 1469,50 216,76 1434,78 4. Giá trị gia tăng (VA) Trđ 99,72 10,92 69,95 579,76 62,73 659,66 5. Số ngày công lao động (V) Công 602,28 317,58 568,64 1894,42 514,11 1410,51 6. Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 97,87 10,78 69,28 573,47 62,55 642,48 VA/IC Lần 0,27 0,25 0,39 0,42 0,33 0,51 MI/IC Lần 0,27 0,24 0,39 0,42 0,33 0,50 VA/V Trđ 0,17 0,03 0,12 0,31 0,12 0,47 MI/V Trđ 0,16 0,03 0,12 0,30 0,12 0,46 VA/TC Lần 0,22 0,22 0,36 0,39 0,29 0,46 92 Theo bảng trên cho thấy cơ sở chăn nuôi cho thấy, hộ chăn nuôi trang trại có giá trị sản xuất 1956,79 triệu đồng cao gấp 7,6 lần so với hộ gia đình, tổng chi phí trang trại bỏ ra là 1434,78 triệu đồng cao gấp 6,62 lần, một đồng chi phí trang trại bỏ ra thu được 0,46 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với hộ gia đình 0,17 đồng giá trị gia tăng, một công lao động bỏ ra các trang trại thu được 470 nghìn đồng giá trị gia tăng cao hơn so với hộ 350 nghìn đồng, đầu tư một đồng chi phí trung gian trang trại thu được 0,51 đồng giá trị gia tăng cao hơn so với hộ gia đình 0,18 đồng giá trị gia tăng. Tóm lại: các hộ thuộc nhóm III và trang trại sử dụng lao động chất lượng có nguồn vốn mua giống tốt và thức ăn công nghiệp chăn nuôi lợn đã rút ngắn thời gian chăn nuôi, lợn lớn nhanh, ít bị hao hụt và đạt được hiệu quả sử dụng vốn và lao động cao hơn so với nhóm hộ thuộc nhóm I và nhóm II. 3.1.7.5. Thực trạng phát triển các hình thức và phương thức chăn nuôi lợn thịt a. Về hình thức chăn nuôi: Chăn nuôi trong các hộ gia đình: Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, tại thời điểm 01/10/2013, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hộ (dưới 30 con lợn) ở khu vực nông thôn có 675,9 nghìn con, chiếm 76,2%, hộ khu vực thành thị 13,6 nghìn con, chiếm 1,5%; gia trại (từ 30 con lợn trở lên) có 79,7 nghìn con, chiếm 9%, bình quân 51,3 con/gia trại; còn lại là các DN, HTX. Chăn nuôi gia súc quy mô nông hộ, nhỏ, phân tán mang tính tận dụng còn chiếm tỉ lệ cao (73%), chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hoá mới chiếm 27%. Chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc mới chiếm 20%, lợn nội, lợn lai chiếm tới 80%. Năng lực đầu tư phát triển chăn nuôi hàng hóa hạn chế; phát triển chăn nuôi lợn thịt phụ thuộc rất lớn vào giá cả thức ăn chăn nuôi và giá lợn thịt hơi. Thực tế cho thấy chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ lẻ kém hiệu quả đang có xu hướng giảm chuyển dần sang chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại và trang trại. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 252,1 nghìn hộ có chăn nuôi lợn, giảm 56,3 nghìn hộ so với năm 2010, nhưng tổng đàn lợn vẫn tăng thêm 13,1 nghìn con. Chăn nuôi trang trại: Theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư số: 27/2011/TT- BNNPTNT, ngày 13 tháng 4 năm 2011 (cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên), năm 2011 toàn tỉnh có 187 trang trại chăn nuôi, đến năm 2012 tăng lên 324 trang trại. Số lượng gia súc và sản phẩm của chăn 93 nuôi trang trại mới chiếm khoảng 25%, chăn nuôi gia trại, hộ gia đình vẫn chiếm chủ yếu trong sản xuất ngành chăn nuôi toàn tỉnh. Riêng về chăn nuôi lợn thịt, đến năm 2014 toàn tỉnh có 285 trang trại được chứng nhận, tăng 42 trang trại so với năm 2013 với tổng đàn lợn trong các trang trại là 100,2 nghìn con, chiếm 11,3%, tổng đàn toàn tỉnh. Chăn nuôi trang trại được phát triển ở nhiều địa phương như: Vĩnh Lộc 53 trang trại, Nga Sơn 52 trang trại, Yên định 34 trang trại, Thọ Xuân 25 trang trại, Thiệu Hoá 24 trang trại... trong đó hầu hết có qui mô từ 650 con lợn trở lên, có nhiều trang trại nuôi gia công cho các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh. Chăn nuôi dần phát triển theo mô hình trang trại tập trung, gia trại thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển của trang trại trên địa bàn hiện nay chưa theo quy hoạch tổng thể, tình trạng phát triển tự phát vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh. Doanh nghiệp chăn nuôi: Các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh hầu như không có. Trên địa bàn tỉnh hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt thường liên kết với các trang trại chăn nuôi hoặc hộ gia đình theo hình thức chăn nuôi gia công. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy cho quá trình phát triển các trang trại ở Thanh Hóa. Theo thống kê, năm 2010 số lượng trang trại tham gia liên kết với doanh nghiệp (công ty thức ăn chăn nuôi CP Thái Lan) là 83 trang trại, đến năm 2011 tăng lên 107 trang trại và cuối năm 2013 đã tăng lên 154 trang trại. Hầu hết các trang trại tham gia chăn nuôi gia công đều thu hút được từ 3 đến 7 lao động/trang trại, thu nhập bình quân đạt 5 đến 7 triệu đồng/lao động và hàng năm doanh thu từ hoạt động chăn nuôi gia công của trang trại từ 500 đến 900 triệu đồng. Tuy chăn nuôi gia công có hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện chưa phải hình thức chủ yếu trong chăn nuôi lợn thịt ở địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do: i) yêu cầu vốn đối ứng của các hộ gia đình/trang trại lớn (thường từ 1 đến 3 tỷ đồng) trong khi tiềm lực về vốn của hộ và trang trại hạn chế. ii) Vấn đề môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi bị ảnh hưởng rất nặng nề. iii) Kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi lớn của người dân chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. b. Về phương thức chăn nuôi Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 3 phương thức chăn nuôi: chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và tận dụng. Trong các 94 phương thức chăn nuôi đó, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp vẫn là phương thức chăn nuôi chủ yếu trong các nông hộ ở Thanh Hóa (chiếm tới 62,57%); Phương thức chăn nuôi công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 16,67%), trong đó chủ yếu tập trung ở các trang trại; Phương thức chăn nuôi tận dụng được 100% số hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ lẻ tham gia và tính chung hiện có khoảng 23,03% số hộ gia đình đang chăn nuôi theo phương thức này (Bảng 3.13). Điều đó cho thấy tính chuyên môn hóa trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa cao (chăn nuôi ở nhiều hộ vẫn mang tính tận dụng, chưa quan tâm đầu tư). Bảng 3.13. Phương thức chăn nuôi lợn thịt trong nhóm đối tượng khảo sát Chỉ tiêu Số khảo sát Công nghiệp Bán công nghiệp Tận dụng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 366 100 61 16,67 229 62,57 76 20,77 1. Phân theo quy mô - Nhóm I 104 100 - 28 26,92 76 73,08 - Nhóm II 175 100 - - 175 100,00 - - Nhóm III 87 100 61 70,11 26 29,89 - 2. Phân theo loại hình 100 - Hộ gia đình 330 100 30 9,09 224 67,88 76 23,03 - Trang trại 36 100 31 86,11 5 13,89 - 3.1.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thanh Hóa Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn thịt, kết hợp với phân tích đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt giúp cho chúng ta có bức tranh rõ nét về tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt của tỉnh Thanh Hóa. Từ những kết quả đánh giá và phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua, kết hợp sử dụng các công cụ của bộ công cụ PRA trong thảo luận nhóm chúng tôi thấy, sự phát triển chăn nuôi lợn thịt có những điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức chính được tóm tắt ở bảng sau: 95 Điểm mạnh (S) - Nguồn lực đất đai dồi dào - Nguồn lao động lớn - Có vị trí thuận lợi - Kinh tế hộ phát triển Điểm Yếu (W) - Hệ thống giao thông chưa đảm bảo - Hệ thống cơ sở giết mổ trên địa bàn sơ sài, yếu kém - Người chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng khó khăn - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ - Tiêu thụ lợn thịt phụ thuộc lớn vào người thu gom Cơ hội (O) - Có nhiều chính sách tạo đà cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở địa phương - Tỉnh đã và đang thực hiện nhiều loại quy hoạch lớn - Có tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn - Người chăn nuôi có thể tiếp cận được các quy trình sản xuất và chế biến lợn thịt tiên tiến Thách thức (T) - Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ - Cạnh tranh đầu vào với các ngành nghề khác - Yêu cầu ngày càng cao từ thị trường - Chịu nhiều rủi ro - Cam kết giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi a. Điểm mạnh - Nguồn lực đất đai dồi dào: với tổng diện tích tự nhiên 1.113.194 ha, chiếm 3,4% diện tích cả nước, Thanh Hóa là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ hai cả nước (Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, 2010a). Theo kết quả khảo sát diện tích đất nông nghiệp bình quân của các trang trại khoảng trên 18.221m2, trong khi chăn nuôi theo hộ gia đình chỉ khoảng 1.968m2. Có thể thấy, nguồn lực đất đai là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh, đáp ứng điều kiện cần thiết để phát triển chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn. - Nguồn lao động lớn: Lao động nông, lâm, thủy sản trong độ tuổi lao động ở điểm khảo sát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chiếm trên 50% số lao động đang làm 96 việc trong nền kinh tế. Đây là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản trong tỉnh đang được cải thiện đáng kể: tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 25,5% năm 2010 lên 32,8% năm 2013. - Có vị trí thuận lợi: Thanh Hóa là trung chuyển hàng hóa thông qua hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam của đất nước do đó tạo điều kiện cho việc giao thương, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm từ chăn nuôi. Đây là điều kiện tốt cho tỉnh phát triển chăn nuôi lợn thịt. - Kinh tế hộ phát triển: Những năm gần đây kinh tế hộ ở Thanh Hóa có những bước phát triển mạnh, đây cũng là một điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân đầu tư và chăn nuôi, chế biến lợn thịt. b. Điểm yếu - Hệ thống giao thông chưa đảm bảo: Do là một tỉnh có diện tích đồi núi tương đối lớn, đồng thời địa hình rất khó khăn. Bởi vậy, tỷ lệ đường cấp xã được kiên cố hóa vẫn còn thấp, tính đến năm 2012 mới chỉ có 5.474 km đường cấp xã (tương ứng với 18,14% hệ thống giao thông đường cấp xã) được kiên cố, tỷ lệ đường thôn/bản được kiên cố hóa mới chỉ đạt 10,56% trong tổng số 11.858 km. - Hệ thống cơ sở giết mổ trên địa bàn sơ sài, yếu kém: Nếu như năm 2005 Thanh Hóa có 3 lò giết mổ tập trung thì đến năm 2013 toàn tỉnh cũng chỉ tăng thêm được 5 lò giết mổ bán công nghiệp tập trung. Hệ thống cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh chủ yếu ở số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát, phân tán trong khu dân cư và thiếu sự quản lý của cơ quan thú y. Bởi vậy, đây là một thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và đe dọa đến sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng trên địa bàn tỉnh. - Người chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng khó khăn: Theo kết quả khảo sát 366 hộ ở các huyện Yên Định, Hậu Lộc và Thạch Thành cho thấy, tỷ lệ hộ đánh giá việc vay vốn ngân hàng ở mức khó và rất khó, số liệu được minh chứng ở Bảng 3.14. 97 Bảng 3.14. Đánh giá của người chăn nuôi về việc vay vốn Mức độ đánh giá về việc vay vốn cho chăn nuôi Hậu Lộc Yên Định Thạch Thành Tính chung SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % 1. Rất dễ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0,00 2. Dễ 39 31,45 34 29,31 53 42,06 126 34,43 3. Bình thường 29 23,39 28 24,14 35 27,78 92 25,14 4. Khó 37 29,84 38 32,76 26 20,63 101 27,60 5. Rất khó 19 15,32 16 13,79 12 9,52 47 12,84 Tổng 124 100,00 116 100,00 126 100,00 366 100,00 Nguyên nhân của việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn được các hộ chăn nuôi chỉ ra bao gồm: đòi hỏi tài sản thế chấp lớn, thủ tục rườm rà, lãi suất cao, thời gian vay ngắn... số liệu cụ thể về đánh giá những khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay được thể hiện ở Bảng 3.15. Bảng 3.15. Lý do việc vay vốn khó và rất khó Diễn giải Hậu Lộc Yên Định Thạch Thành Tính chung SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % SL (hộ) Tỷ lệ % 1. Đòi hỏi thế chấp lớn 51 91,07 48 88,89 32 84,21 131 88,51 2. Thủ tục rườm rà 18 32,14 8 14,81 5 13,16 31 20,95 3. Lãi suất quá cao 26 46,43 28 51,85 17 44,74 71 47,97 4. Thời gian vay quá ngắn 35 62,50 40 74,07 24 63,16 99 66,89 5. Khác 3 5,36 3 5,56 10 26,32 16 10,81 Tổng 56 100,00 54 100,00 38 100,00 148 100,00 - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ: Hiện nay, Thanh Hóa vẫn có tỷ lệ hộ chăn nuôi với quy mô dưới 30 con/năm còn cao. Chăn nuôi với quy mô nhỏ thường có chi phí bình quân tính trên 1kg thịt hơi xuất chuồng sẽ cao hơn so với chăn nuôi với quy mô lớn và điều này sẽ dẫn tới giảm sức cạnh tranh, giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó chăn nuôi nhỏ lẻ khó có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như phòng trừ dịch bệnh. - Tiêu thụ lợn thịt phụ thuộc lớn vào người thu gom: Với tỷ lệ 46,42% tiêu thụ lợn chủ yếu thông qua người thu gom do đó dễ bị ép giá. Vấn đề quản lý giá cả và chất lượng hầu như thả nổi không có sự kiểm soát. Giá cả thị trường thịt lợn 98 lên xuống thất thường rất khó dự báo. Nhiều khi giá thịt lợn hơi còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý người tiêu dùng, cũng như liên quan mật thiết đến dịch bệnh, mặc dù vùng đó có dịch hay không. c. Cơ hội Một là, có nhiều chính sách tạo đà cho phát triển chăn nuôi lợn thịt ở địa phương: Hiện nay, có nhiều chính sách hướng đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước cụ thể là: i) Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản như: Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ và Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản; Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; ii) Chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai: Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; iii) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 61/2010/NĐ của Chính phủ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra còn hệ thống các chính sách tài chính, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (134, 135) hay chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh các chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành chăn nuôi lợn thịt ở Thanh Hóa cũng đón nhận những cơ hội lớn từ các chính sách chung của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa bàn như: Quyết định số 1745/2011/QĐ-UBND, ngày 03/6/2011 của UBND tỉnh về hỗ trợ giống gốc vật nuôi; Quyết định số 271/2011/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm hay chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và các chính sách khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi tập trung. Những chính sách trên là cơ hội lớn cho phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, trong đó có phát triển chăn nuôi lợn thịt. Việc vận dụng và thực thi chính sách tốt sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển chăn nuôi lợn thịt. 99 Hai là, Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhiều loại quy hoạch lớn như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa; Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quy hoạch quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Đây là nền móng cho sự phát triển có hệ thống ngành chăn nuôi lợn thịt của tỉnh. Và cũng là căn cứ, cơ sở pháp lý để định hướng ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh. Ba là, tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong những năm gần đây, điều kiện sống của người dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang dần được nâng lên, kéo theo sức tiêu dùng thịt lợn cũng ngày một tăng. Sản phẩm lợn thịt được sản xuất ở Thanh Hóa không những được tiêu thụ nội tỉnh, mà một lượng lớn thịt lợn được tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra cho ngành chăn nuôi lợn thịt của tỉnh nhiều cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bốn là, người chăn nuôi có thể tiếp cận được các quy trình sản xuất và chế biến lợn thịt tiên tiến: Hiện nay quy trình chăn nuôi và chế biến công nghiệp bảo đảm mang lại năng suất - chất lượng và hiệu quả cao, rất phù hợp với chăn nuôi ở quy mô trang trại. Bên cạnh đó, các quy trình sản xuất và chế biến tiên tiến góp phần hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng rõ rệt (Lê Ngọc Hướng, 2005). Mặt khác, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đang hướng và tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận các quy trình trên. Do đó, người chăn nuôi, chế biến lợn thịt trong cả nước nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng có nhiều cơ hội tiếp cận với các quy trình này. d. Thách thức - Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ: Việc xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp và quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng dẫn tới đất giành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, đất đai đang trong quá trình quy hoạch lại, không ổn định sản xuất. - Cạnh tranh đầu vào với các ngành nghề khác: những ngành nghề này sẽ cạnh tranh với sự phát triển chăn nuôi lợn dưới các gốc độ như đất đai, vốn, lao 100 động. Nhất là lực lượng lao động sẽ bị phân tán sang các ngành nghề khác, nhất là những lao động trẻ, là những lao động có nhận thức tốt hơn. - Yêu cầu ngày càng cao từ thị trường: Yêu cầu chất lượng ngày càng cao và nghiêm ngặt, với điều kiện sản xuất và nhận thức như của hộ hiện nay khó có thể đáp ứng kịp những yêu cầu đặt ra. - Chịu nhiều rủi ro: Rủi ro trong chăn nuôi mà các hộ đang phải đối mặt như rủi ro về con giống cao, rủi ro do giá cả thị trường luôn biến động nhưng chủ yếu là rủi ro về con giống. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ đang gặp phải rủi ro về con giống từ 33,06 - 40,48%, các rủi ro thường gặp phải như mua phải con giống kém chất lượng, khi mua về lợn giống bị tiêu chảy, bị mắc bệnh, không ăn, chết... Trong đó các hộ chăn nuôi của huyện Thạch Thành mua con giống từ thương lái và các các hộ chăn nuôi khác nên gặp rủi ro cao nhất 40,48%, huyện Hậu Lộc các hộ chủ yếu mua giống từ các trại, HTX chăn nuôi và một phần tự sản xuất con giống được nên tỷ lệ các hộ gặp rủi ro về con giống thấp nhất 33,06%, tỷ lệ này huyện Yên Định là 37,93%. Việc mua phải con giống kém chất lượng sẽ dẫn tới việc hao hụt đầu con hay lợn chậm phát triển dẫn tới hiệu quả chăn nuôi thấp. Hình 3.8. Rủi ro về con giống trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra - Cam kết giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi: Liên quan đến thị trường sản phẩm chăn nuôi, Việt Nam đã có cam kết mở cửa trong khuôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktnn_la_pham_xuan_thanh_5718_2005182.pdf
Tài liệu liên quan