Luận văn Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi ở tỉnh Thanh Hóa

Mở đầu . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

TÂM THẦN CỦA NGưỜI CAO TUỔI . 4

1.1. Vài nét về nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của

người cao tuổi. 4

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài. 4

1.1.2 Nghiên cứu trong nước. 10

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe của người cao

tuổi . 20

1.2.1. Khái niệm hành vi. 18

1.2.2 Khái niệm tự chăm sóc . 22

1.2.3 Khái niệm về người cao tuổi. 23

1.2.4 Khái niệm về sức khỏe tâm thần. 26

1.2.5 Khái niệm hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần . 27

1.2.6 Vài nét về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi. 35

CHưƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 41

2.1 Tổ chức nghiên cứu. 41

2.1.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu. 41

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu . 42

2.2 Phương pháp nghiên cứu . 43

2.2.1. Nghiên cứu lý luận. 43

2.2.2 Khách thể nghiên cứu của đề tài và chọn mẫu: . 45

2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 45

2.4. Tiêu chí và thang đo. 49

CHưƠNG 3: THưC TRẠNG HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM

THẦN CỦA NGưỜI CAO TUỔI . 52

pdf48 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi ở tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n do mức lƣơng hƣu và trợ cấp thấp không đủ cho việc tự chăm sóc sức khỏe nên nhiều ngƣời nghỉ hƣu phải đi làm thêm (55,7%). Gần 1/3 số ngƣời nghỉ hƣu đƣợc hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với ngƣời nghỉ hƣu, nhất là ngƣời cao tuổi hƣu trí, mất sức, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần đƣợc đặt lên hàng đầu (80,3%). Phần lớn ngƣời nghỉ hƣu đều mong muốn đóng góp sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Dƣơng Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” đã chỉ ra nhiều kết quả thú vị. Theo đó, kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi và qua đó đánh giá những yếu tố tác động 13 đến sự tham gia hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ngƣời cao tuổi tham gia vào các hành vi xã hội ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức. Các yếu tố nhƣ khu vực cƣ trú, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh và điều kiện tự chăm sóc sức khỏe, tình trạng sức khỏe...đều có ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời cao tuổi. Cụ thể, ngƣời cao tuổi ở khu vực đô thị thƣờng có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức nhƣ Đảng, Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngƣợc lại, trong những hình thức tổ chức phi chính thức nhƣ đám cƣới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng nhƣ thăm hỏi hàng xóm, bạn bè... thì ngƣời cao tuổi nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn ngƣời cao tuổi ở đô thị. Ngƣời cao tuổi là nam giới thƣờng tham gia vào các hành vi xã hội nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nữ giới. Nghiên cứu cũng cho thấy, ngƣời cao tuổi có đời sống và tự chăm sóc sức khỏe và thu nhập cao thƣờng có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có đời sống và tự chăm sóc sức khỏe và thu nhập thấp hơn. Ngƣời cao tuổi có mức độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có trình độ học vấn thấp, tình trạng sức khỏe kém. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số ngƣời nghỉ hƣu cảm thấy việc tự chăm sóc sức tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy việc tự chăm sóc sức khỏe nghèo nàn hơn so với trƣớc. Nghiên cứu cũng cho thấy, hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hành vi xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã còn rất nghèo nàn. Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa ngƣời cao tuổi” đã đề cập đến việc tự chăm sóc sức khỏe và hành vi văn hóa tinh thần 14 hàng ngày của ngƣời cao tuổi, trong đó có việc tự chăm sóc sức khỏe tâm lý, tình cảm cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời nghỉ hƣu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả, ngƣời cao tuổi ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng định mình, song không gian đô thị mở với nhịp sống công nghiệp nhanh ảnh hƣởng đến việc tự chăm sóc sức khỏe và các mối liên hệ đúng là thực sự bất lợi cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng giềng ở đô thị bị thiếu hụt, do đó, giao tiếp của ngƣời cao tuổi cũng nhƣ ngƣời nghỉ hƣu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình. Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000) với tiêu đề “Ngƣời cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính” cho thấy: ở miền Nam, các đoàn thể làm công tác từ thiện rất phát triển và số lƣợng ngƣời cao tuổi là nữ giới tham gia Hội ngƣời cao tuổi và tham gia hành vi từ thiện nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nam giới. Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích cực của ngƣời cao tuổi (trong đó có ngƣời nghỉ hƣu) trong việc tham gia các công tác xã hội. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực trạng ngƣời cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy ngƣời cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). Ngƣời cao tuổi ở nông thôn sinh hoạt cùng con cháu thƣờng xuyên hơn ngƣời cao tuổi ở thành thị (83,5% so với 77,4%). Ngƣời cao tuổi ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách thƣờng xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở thành thị tham gia các hành vi Đảng, chính quyền cao hơn ở nông thôn. Đối với nhóm ngƣời này, nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới. Đa số ngƣời cao tuổi (80,7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của gia đình, con cháu. 15 Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan trong đề tài nghiên cứu “ Những vấn đề tâm lý – xã hội của ngƣời cao tuổi Việt nam: thực trạng- giải pháp trợ giúp, phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng” (2015), đã cho thấy, đa số ngƣời cao tuổi tự nhận thức về bản thân hƣớng về quá khứ, đánh giá cao các đặc điểm nhân cách tích cực của bản thân, biểu hiện rõ nhất là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, phẩm chất trong lao động. Ngƣời cao tuổi tiếp tục tham gia lao động chiếm tỷ lệ hơn 60% và tham gia các hành vi xã hội, sinh hoạt thể dục thể thao chăm sóc sức khỏe. Giao tiếp của ngƣời cao tuổi chủ yếu với ngƣời thân và bạn bè gần gũi. Trong việc tự chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi hài lòng nhất với các mối quan hệ gia đình, đƣợc ngƣời thân quan tâm chăm sóc, đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời và tiếp nhận thông tin và không hài lòng nhất với việc đƣợc đảm bảo và chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở y tế và hỗ trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng trợ giúp xã hội và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng còn chƣa tốt, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời cao tuổi. Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009): “Ngƣời cao tuổi và các mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam” đƣợc tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và hiệu quả hành vi của các loại hình dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam đã đề cập đến các mối liên hệ xã hội cũng nhƣ quan hệ gia đình của ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về quan hệ xã hội, ngƣời cao tuổi nghỉ hƣu hiện nay thƣờng xuyên tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin đại chúng (trên 80% ngƣời cao tuổi thƣờng xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số ngƣời cao tuổi hiện nay. Có rất ít ngƣời cao tuổi tham gia các hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bèCó một tỷ lệ khá cao ngƣời cao tuổi tham gia các câu lạc bộ hƣu trí, ngƣời cao tuổi (60,6%) và trực tiếp tham gia các công tác xã hội 16 tại địa phƣơng (51,3%). Đàn ông có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn nhiều lần so với phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ lại thƣờng đi sinh hoạt lễ chùa và nhà thờ nhiều hơn so với đàn ông. Về quan hệ gia đình, tỷ lệ ý kiến của ngƣời cao tuổi cho rằng quan hệ gia đình hòa thuận giảm đi theo độ tăng của tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nhu cầu nổi lên ở ngƣời cao tuổi hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu đƣợc giao tiếp với ngƣời khác. Điều này phản ánh mong muốn đƣợc ngƣời khác chia sẻ, quan tâm, chăm sóc ở ngƣời cao tuổi hiện nay. [17] Nghiên cứu của Bùi Thị Vân Anh (2013) trong luận án tiến sĩ “ Đặc điểm giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội” đã chỉ ra ngƣời nghỉ hƣu có nhu cầu giao tiếp cao. Đối tƣợng giao tiếp chủ yếu với ngƣời thân trong gia đình và bạn bè là những ngƣời quen biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp. Nội dung giao tiếp chủ yếu về vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hƣơng, tâm linh, việc tự chăm sóc sức khỏe gia đình, cá nhân. Hình thức giao tiếp khá phong phú. Các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu ở các mức độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của ngƣời nghỉ hƣu về vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến hình thức giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu, mối quan hệ trong gia đình là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến nội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu, cách thức tổ chức hành vi của các tổ chức xã hội dành cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ hiện nay là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến đối tƣợng giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu. Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp tâm lý để tăng cƣờng giao tiếp cho ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, nâng cao hiệu quả hành vi của tổ chức xã hội dành cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ. [2] Tác giả Lê văn Khảm (2014) trong bài báo “Một số vấn đề về ngƣời cao tuổi Việt Nam hiện nay” đã phân tích về những khó khăn và nhu cầu thực 17 tế của ngƣời cao tuổi về kinh tế, sự tham gia xã hội và trên hết là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Việc có thêm thu nhập, cùng với mở rộng các loại hình và quy mô bao phủ về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của Nhà nƣớc, cơ hội tham gia các hành vi xã hội, cơ hội đƣợc chia sẻ kinh nghiệm trong công cuộc tự chăm sóc khỏe sức làm phong phú thêm việc tự chăm sóc sức khỏe, lấp đầy các khoảng trống tinh thần và tạo sự ổn định về trạng thái tâm lý vốn rất dễ dao động của ngƣời cao tuổi. Tác giả đã chỉ ra các sự kiện về việc ngƣời cao tuổi đã cống hiến sức lực, trí tuệ, kỹ năng cho xây dựng và phát triển đất nƣớc, tình đoàn kết, đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, sự quan tâm của xã hội, phƣơng thức hành vi hiệu quả của Hội Ngƣời cao tuổi và các Hội mà ngƣời cao tuổi tham gia. Để đảm bảo chất lƣợng việc tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi theo phƣơng châm “ tự chăm sóc sức khỏe vui, tự chăm sóc sức khỏe khỏe, tự chăm sóc sức khỏe có ích” tác giả đƣa ra kiến nghị về sự hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng cho ngƣời cao tuổi. Trong y học gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ngƣời cao tuổi với các đề tài khác nhau nhƣ Phạm Khuê (2000) nghiên cứu bệnh học tuổi già [16]. Trần Hữu Bình (2003) nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những ngƣời có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng [3]. Nguyễn Kim Việt (2006, 2008) nghiên cứu đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn trầm cảm, điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu ở ngƣời cao tuổi [32]. Nguyễn Thị Minh Hƣơng (2013) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến phát sinh trầm cảm ở ngƣời cao tuổi [15]. Nguyễn văn Dũng (2014) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi và các biện pháp điều trị. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng (2014) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi suy tim tại BV Đa khoa TW Thái Nguyên. Nguyễn Văn Tuấn (2014) nghiên cứu hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi suy thậnCác nghiên cứu đều cho thấy, ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe của bản thân là rất yếu. 18 Điểm lại những nghiên cứu về ngƣời cao tuổi ở trong nƣớc có thể nhận thấy các nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ tiếp cận xã hội học, y học. Trong các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã làm rõ vấn đề về thực trạng đời sống và việc tự chăm sóc sức khỏe vật chất, việc làm, hành vi, giao tiếp, các mối quan hệ xã hội, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội cho ngƣời cao tuổi. Hành vi chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở Việt Nam thƣờng tập trung ở hệ thống bệnh viện, điều trị các trƣờng hợp nặng, sử dụng thuốc là chính. Các nghiên cứu về bệnh tâm thần của ngƣời cao tuổi từ tiếp cận y học đều có nhận định rằng, ngƣời cao tuổi tự chăm sóc bản thân là yếu tố cần thiết để họ nhận đƣợc tình trạng sức khỏe tốt nhất. Một trong những vấn đề ngƣời cao tuổi quan tâm nhất là chăm sóc sức khỏe vì tuổi càng cao sức khỏe càng yếu cả về thể chất và tinh thần. Chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi phần lớn dựa vào cộng đồng nhƣ gia đình, họ hàng, các trung tâm y tế, trung tâm dƣỡng lão, các tổ chức xã hội, ngƣời làm thuê, ngƣời tình nguyện và ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe. Về lâu dài, đây vẫn là những hình thức phổ biến hỗ trợ cùng nhà nƣớc chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi. Nhƣ trên đã trình bày, có thể khẳng định rằng, ở Việt nam nghiên cứu từ tiếp cận tâm lý học về hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi hầu nhƣ rất hiếm, chƣa đáp ứng với yêu cầu phòng chống suy giảm sức khỏe tâm thần và nâng cao chất lƣợng tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi trong thời kỳ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay. 1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi 1.2.1. Khái niệm hành vi Hành vi trở thành một khái niệm khoa học vào năm 1843 khi John Stuart Mill dùng thuật ngữ “hành vi” để định nghĩa về “tập tính học” của động vật. Thuật ngữ “hành vi” trở thành một khái niệm thuộc khoa học tâm lý bắt đầu khi tâm lý học “nội quan” trở nên bế tắc trong việc xác định đối tƣợng 19 nghiên cứu của mình và mở ra một “cuộc cách mạng” trong việc xác định lại đối tƣợng nghiên cứu của khoa học tâm lý. Lý thuyết “hành vi cổ điển” do J.Watson là ngƣời sáng lập, chỉ nghiên cứu những hiện tƣợng có thể quan sát đƣợc, đo đạc đƣợc. Quan điểm về hành vi của lý thuyết hành vi cổ điển đƣợc tóm lƣợc trên cơ sở luận điểm cơ bản sau: Hành vi – Behavior là toàn bộ những phản ứng nhằm đáp lại các kích thích từ môi trƣờng của con ngƣời và động vật đƣợc thể hiện theo công thức S (stimulate) – R (reaction); đối tƣợng của tâm lý học là nghiên cứu hành vi chứ không phải là cái tâm lý, ý thức thuần túy bên trong, hành vi chính là tâm lý, ý thức của con ngƣời. Theo cách nhìn nhận này phản ứng của con ngƣời trƣớc các hoàn cảnh xã hội cũng nhƣ tự nhiên không khác gì phản ứng của con vật trong tự nhiên. Tức là phản ứng một cách trực tiếp những kích thích từ mội trƣờng xung quanh. Nhƣ vậy, về bản chất phản ứng của con ngƣời không khác con vật, có chăng sự khác nhau chỉ là con ngƣời phải “phản ứng nhiều hơn con vật mà thôi”. Đây là cách nhìn cơ học máy móc và thậm chí là khá thô thiển đã giản đơn hóa việc hình thành hành vi và cơ chế thực hiện hành vi của con ngƣời. Do cách lập luận hạn chế này về sau lý thuyết “hành vi cổ điển” đƣợc thay thế bằng lý thuyết “hành vi mới”. Nghiên cứu E.C Tolman, K Hullđƣa vào trong công thức S-R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm nghiệm tự chăm sóc sức khỏe của con ngƣời. Skinner đã đƣa ra một quan điểm đầy đủ, tuy thoát khỏi chủ nghĩa "duy nội tâm" nhƣng vẫn vận dụng những khái niệm ngôn ngữ, tƣ duy, ý thức, Skinner cho rằng không thể loại trừ các khái niệm ấy, phải tìm cách nghiên cứu một cách khách quan, mặc dù đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Và cho rằng những kích động bên ngoài không phải máy móc tạo ra phản ứng theo công thức S ---> R, mà có tác dụng tuyển lựa trên những tiềm năng phản ứng tƣơng tự nhƣ trong quá trình đào thải trong lĩnh vực sinh học (Nguyễn Khắc Viện - Từ điển tâm lý, NXB. Ngoại văn, 1991, Tr. 303) 20 Sigmund Freud (1856 – 1939), là bác sĩ tâm thần ngƣời Áo, là ngƣời đại diện cho thuyết Phân tâm học. Học thuyết này cơ bản là dựa trên khái niệm vô thức. Theo S. Freud đời sống và tự chăm sóc sức khỏe tâm lý của con ngƣời trong việc tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày không phải do yếu tố ý thức mà do yếu tố vô thức quyết định. Xét về mặt nguồn gốc, mọi hành vi của con ngƣời đƣợc bắt đầu từ vô thức, chúng ta nói đến hành vi ý thức chẳng qua cũng từ hành vi vô thức mà ra. Tức là trƣớc khi trở thành hành vi ý thức thì nó phải trải qua giai đoạn vô thức. Hành vi vô thức là cái chi phối, quyết định đến toàn bộ đời sống và hành vi tự chăm sóc sức khỏe của cá nhân. S.Freud so sánh cái vô thức và cái ý thức đƣợc ví nhƣ tảng băng trôi, phần chìm dƣới nƣớc là phần vô thức, còn lại cái nổi trên mặt nƣớc là cái ý thức. Tác giả Phạm Minh Hạc đã nhận xét về quan niệm của S.Freud: “Tất cả những cái gì ta có đƣợc ở con ngƣời, dù trong đó có kết quả của giáo dục, chỉ là sản phẩm của nguồn năng lƣợng tình dục (libido) bị chèn ép tạo ra mà thôi” (Phạm Minh Hạc - Nhập môn Tâm lý học, NXBGD 1987) Lý thuyết học tập xã hội đƣợc đề cao sau những năm 1920, Albert Bandura là ngƣời đã đem ứng dụng lý thuyết học tập xã hội trong Tâm lý học xã hội. Trên cơ sở tiếp thu đƣợc những thành tựu mới của Tâm lý học nhận thức và lý thuyết xử lý thông tin ông đã đƣa ra quan niệm về “Hệ thống bản thân nội tại” cho rằng: kinh nghiệm, nhu cầu, động cơcủa mỗi ngƣời là căn cứ xuất phát để phân tích những tác động đến từ bên ngoài, giúp chủ thể đƣa ra những phản ứng thích hợp.Về thực chất, cách tiếp cận cơ bản của “Lý thuyết học tập xã hội” là dựa vào học thuyết hành vi, nhƣng là sự tiếp cận ít cực đoan hơn lý thuyết hành vi. Những nghiên cứu của A.Bandura dựa vào sự quan sát hành vi của những nghiệm thể trong quá trình tƣơng tác xã hội. Con ngƣời chấp nhận củng cố một cách có ý thức, họ dự báo nhận đƣợc nó trong điều kiện hành vi tƣơng ứng. “Chúng ta không phải lúc nào cũng đòi hỏi củng 21 cố một cách trực tiếp mà chúng ta có thể học qua kinh nghiệm của ngƣời khác, thông qua củng cố gián tiếp khi quan sát hành vi của ngƣời khác và hậu quả của những hành vi đó”. [27; 42 – 45] Tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập. Tiêu biểu của trƣờng phái này bao gồm các tác giả L.X.Vƣgoxki (1896-1934), X.L. Rubinstein (1902-1960), A.N. Leonchiev (1903-1977), B.Ph. Lomovv.v. Trong các tác giả tiêu biểu của trƣờng phái này, nổi bật nhất và đƣợc coi là ngƣời đặt nền móng cho nền tâm lý học hoạt động là L.X. Vƣgốxki nhà tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô, trên cơ sở phân tích và phê phán những khiếm khuyết có tính nguyên tắc của chủ nghĩa hành vi, của các trào lƣu “phản xạ học” hoặc các quan niệm có tính siêu hình, máy móc trong nghiên cứu tâm lý ngƣời, đã khẳng định “ý thức là vấn đề của tâm lý học hành vi”, tƣớc bỏ ý thức ra khỏi hành vi hành vi con ngƣời là chặn đứng con đƣờng đi đến nghiên cứu nhiều vấn đề phức tạp của hành vi con ngƣời. Hành vi con ngƣời là hành vi có ý thức – hành vi văn hóa phức tạp và khác biệt về chất so với hành vi động vật. Đó là sự khác biệt về nguồn gốc và cấu trúc của hành vi. Bản chất của con ngƣời là hành vi có ý thức; ý thức vừa là nội dung vừa là kết quả của hành vi. Hành vi con ngƣời đƣợc cấu trúc bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm kép. Các kinh nghiệm này đều xuất phát từ lao động và từ hành vi truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói một trong những thang đo về sự phát triển của xã hội con ngƣời đó là sự thể hiện của hành vi văn hóa. Trên cơ sở phân tích những quan niệm về hành vi, lấy quan điểm của Tâm lý học hành vi làm nền tảng cho việc nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe và kế thừa những giá trị của các lý thuyết đã phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng: Hành vi là hành động có ý thức biểu hiện quá trình con người tác động lên đối tượng nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. 22 Có những cách phân loại hành vi tự chăm sóc sức khỏe khác nhau nhƣng dựa trên khái niệm cũng nhƣ phạm vi, chúng tôi phân các hành vi này thành 2 loại:  Hành vi tự chăm sóc sức khỏe thể chất: hành vi tác động đến mặt sức khỏe thể chất nhƣ rèn luyện sức khỏe, ăn uống điều độ,  Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần: hành vi tác động đến mặt sức khỏe tâm thần liên quan đến nhận thức, cảm xúc, và hành động tăng cƣờng sức khỏe tâm thần. 1.2.2 Khái niệm tự chăm sóc Thuật ngữ tự chăm sóc khá phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đƣợc xem nhƣ là một hành vi bù đắp về vấn đề sức khỏe một cách có ý thức (McAuley và cs. 2000, Denyes và cs. 2001, Tomey & Alligo. 2003). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1983) đã đƣa ra khái niệm về tự chăm sóc sức khỏe nhƣ sau: “Tự chăm sóc sức khỏe liên quan đến các hành vi cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện với mục đích tăng cƣờng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế ốm đau và hồi phục sức khỏe. Những hành vi này đƣợc bắt nguồn từ những vốn kiến thức và kỹ năng của cả kinh nghiệm chuyên môn và không có chuyên môn. Chúng đƣợc những ngƣời không có chuyên môn vì bản thân thực hiện một cách riêng rẽ hoặc có sự tham gia phối hợp với các chuyên gia”. [43; 09] Hành vi tự chăm sóc sức khỏe là hành động của cá nhân tăng cƣờng hoặc hồi phục lại sức khỏe của mình với tƣ cách là chủ thể (Kickbusch 1989, Engberg và cs. 1995, Clark 1998). Các hành động của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe thƣờng nhật, chẳng hạn nhƣ tập thể dục, chế độ dinh dƣỡng và thƣ giãn, thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng hành vi tự chăm sóc (Dean 1989a, Dean 1989b, Orem 1991, Allardt 1993, Edwardson & Dean 1999, Ovid Aquero-Torres và cs. 2001). Một số tác giả đã nhấn mạnh “tự chăm sóc là việc chăm sóc đƣợc thực hiện bởi chính mình cho chính mình ở một ngƣời đã 23 đạt đến một mức độ trƣởng thành có thể có hành động thích hợp, có kiểm soát, hiệu quả, và có mục đích. Mục đích của tự chăm sóc có ý thức nhƣ vậy là để duy trì sức khỏe" (DeFriece & Gordon năm 1993, Metler & Kemper 1993). Dựa trên quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhƣ phân tích các quan điểm của các tác giả, chúng tôi thấy rằng tự chăm sóc có nghĩa là chăm sóc cho chính bản thân mình. Tự chăm sóc liên quan đến các hoạt động cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện với mục đích tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế ốm đau, và hồi phục sức khỏe. Những hoạt động này được bắt nguồn từ những vốn kiến thức và kỹ năng của cả kinh nghiệm chuyên môn và không chuyên. Chúng được thực hiện bởi những người không chuyên nhân danh chính mình, hoặc riêng rẽ hoặc có sự tham gia phối hợp với các chuyên gia. Tự chăm sóc là một phần của một lối sống cá nhân, mà được định hình bởi các giá trị và niềm tin tiếp thu từ các nền văn hóa cụ thể 1.2.3 Khái niệm về người cao tuổi Khái niệm ngƣời già đƣợc dùng rộng rãi trong xã hội, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong các văn kiện của cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, tra Từ điển Tiếng Việt lại không thấy khái niệm này. Trong xã hội, ngƣời già đƣợc hiểu là ngƣời cao tuổi, là ngƣời đƣợc xã hội kính trọng, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Theo tài liệu về y sinh học quốc tế thì ngƣời từ 60 đến 74 tuổi là ngƣời có tuổi, từ 75 đến 89 tuổi là ngƣời già, từ 90 tuổi trở lên là ngƣời quá già. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, BLHS có đề cập đến ngƣời già nhƣng lại không quy định ngƣời nhƣ thế nào đƣợc coi là ngƣời già. Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01 ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS) thì ngƣời già đƣợc xác định là ngƣời từ 70 tuổi trở lên. 24 Ngƣời cao tuổi còn gọi là ngƣời cao niên hay ngƣời già, đó là những ngƣời lớn tuổi, thƣờng có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo Pháp lệnh ngƣời cao tuổi Việt Nam (số 23/2000/ PL-UBTVQH): “Ngƣời cao tuổi có công sinh thành, nuôi dƣỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”. Trong cộng đồng, ngƣời cao tuổi là ngƣời đƣợc phụng dƣỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọng nguyện vọng chính đáng, và họ là những ngƣời có tâm sinh lý đặc trƣng - thích sum họp gia đình, con cháu, bạn bè. [30] Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa ngƣời già là những ngƣời từ 60 tuổi trở lên và sắp xếp các độ tuổi nhƣ sau: + Từ 60 – 74 tuổi: Ngƣời có tuổi + Từ 75 – 90 tuổi: Ngƣời già + Từ 90 tuổi trở lên: Ngƣời sống lâu Hiện nay, một số nƣớc coi những ngƣời từ 60 tuổi trở lên là NCT, trong khi các nƣớc khác lại chọn 65 hoặc hơn. Rõ ràng, độ tuổi này đƣợc chọn vào thời điểm tuổi thọ trung bình thấp. Ở Mỹ, năm 1935, ngƣời ta coi 65 tuổi là đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội khi đó tuổi thọ vào khoảng 61 tuổi. Sau đó, tuổi thọ tăng lên nhanh chóng, Mỹ và một số nƣớc khác bắt đầu điều chỉnh nâng tuổi nhận trợ cấp xã hội lên và thay đổi khái niệm về NCT. Một số tác giả còn chia ra vòng đời cá thể và vòng đời gia đình: Vòng đời cá thể: - Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi ngƣời lớn 30 tuổi là tuổi chuyển tiếp. - Tuổi trung niên, tuổi 50 là chuyển tiếp - Tuổi 60 trở đi là ngƣời cao tuổi - Trên 60 tuổi là tuổi già cao tuổi Vòng đời gia đình: - 18-21 tuổi: giữa các gia đình, ngƣời lớn và trẻ em không bị ràng buộc 25 - 22-27 tuổi: đôi vợ chồng mới (gắn bó các gia đình qua hôn nhân). - 28-39 tuổi: gia đình có trẻ nhỏ - 34-49 tuổi: gia đình có vị thành niên - 50-60 tuổi: con cái trƣởng thành và hoạt động - Trên 60 tuổi: gia đình và tuổi già. Nghiên cứu vòng đời ngƣời, các giai đoạn của vòng đời gia đình và vòng đời cá thể cho chúng ta thấy và nhận biết đƣợc đâu là sự phát triển bình thƣờng và đâu là sự phát triển bất thƣờng, tiên lƣợng đƣợc những vấn đề tiềm ẩn trong đời sống và việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân để có thể có những biện pháp tác động thích hợp. Theo đó, các tác giả đã đƣa ra cấu trúc một gia đình truyền thống hay còn gọi là gia đình hạt nhân n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004746_1_1324_2002831.pdf
Tài liệu liên quan