Luận án Phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC. ii

BẢNG QUI ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT. viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .x

DANH MỤC CÁC HÌNH . xii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU. xiii

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . xiii

2. Câu hỏi nghiên cứu . xiv

3. Mục tiêu nghiên cứu. xiv

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . xiv

5. Phương pháp nghiên cứu. xiv

6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . xvii

6.1. Những nghiên cứu trong nước. xvii

6.2. Các lý thuyết nghiên cứu của nước ngoài về vấn đề PTCN gắn với

PTKT địa phương. xix

6.3. Những vấn đề còn tồn tại và khoảng trống để thực hiện nghiên cứu

PTCN chế biến NS trong PTCN gắn liền với PTKT địa phương trong thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.xx

7. Những đóng góp mới của Luận án. xxi

8. Kết cấu chung của Luận án . xxii

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ

BIẾN NÔNG SẢN TẠI ĐỊA PHƯƠNG.1

1.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CN VÀ PTCN CHẾ BIẾN NS .1

1.1.1. Khung khái niệm về CN và PTCN chế biến NS .1

1.1.2. Một số quan điểm mới về PTCN chế biến NS .3

1.1.3. Khung lý thuyết về PTCN chế biến NS.7

1.2. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

NÔNG SẢN .11

1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp chế biến nông sản.11

1.2.2. Phân loại công nghiệp chế biến nông sản.14

1.2.3. Vai trò của công nghiệp chế biến nông sản .16

1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRONG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG .17

1.3.1. Các mô hình PTCN chế biến nông sản tại địa phương .17

1.3.1.1. Mô hình PTCN chế biến NS tích hợp quy trình sản xuất và hoạt

động thương mại khép kín.18

pdf239 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22,610 19,542 21,128 25,26 26,715 26,998 27,87 Sản lượng Tấn 14326 19261 16.548 21.764 19.100 21.166 26.281 28.452 30.027 32.603 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum năm 2014 Mặc dù diện tích trồng cà phê của tỉnh trong những năm qua tăng chậm, nhưng do người trồng cà phê đã chú trọng đầu tư thâm canh, nên đã làm cho năng suất cà phê của tỉnh tăng nhanh, tăng từ 13,471 tạ/ha năm 2005 lên 27,87 tạ/ha vào năm 2014, bình quân giai đoạn 2005 - 2014 năng suất cà phê tăng 10,345%/năm. Chính vì vậy, đã kéo theo sản lượng cà phê của tỉnh tăng lên, năm 2014 sản lượng cà phê của tỉnh đạt 32.603 tấn bình quân tăng 10,431%/năm. c. Cây dược liệu (Sâm Ngọc Linh) Cây Sâm Ngọc Linh: Là cây dược liệu quý mọc dưới tán rừng ở huyện Tu Mơ Rông, song đang bị cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi, quá mức. Việc phát triển diện tích sâm Ngọc Linh đã được bắt đầu chú ý từ cuối những năm 90, đầu năm 2000. Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô làm chủ đầu tư bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2007, triển khai trên địa bàn các xã Tê Xăng, Măng Ri..., đến năm 2010 đạt 4,29 ha, đạt 58% mục tiêu của Dự án. Dự án phát triển sâm do Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh triển khai thực hiện, bắt đầu từ cuối những năm 90, đầu năm 2000 đến nay đã trồng được khoảng 140 ha, phát triển tốt. Diện tích trồng Sâm Ngọc Linh này vừa là mô hình thí điểm, vừa là nơi đào tạo kỹ thuật sản xuất, đồng thời cung cấp nguồn giống để nhân rộng sản xuất cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng tự nhiên huyện Tu Mơ Rông trong thời gian tới. 2.3.1.3. Ngành chăn nuôi Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát như: Cúm gia cầm (H5N1), lở mồm long móng trên đàn gia súc, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh.vv..) là những bệnh nguy hiểm liên tục bùng phát, lây lan trên diện rộng, đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tiêm phòng vaccine, phòng chống dịch bệnh, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi.v.v.. đã góp phần hạn chế tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn như các trang trại chăn nuôi lợn giống, 86 lợn thịt tại Đăk Hà, Kon Rẫy, chăn nuôi bò tại Đăk Tô, Sa Thầy, nuôi ong mật tại thành phố Kon Tum... GTSX ngành chăn nuôi tăng từ 85.075 triệu đồng năm 2000 lên 212.029 triệu đồng năm 2014, tính bình quân giai đoạn 2000 - 2014 tăng 3,39%/năm; mặc dù GTSX ngành chăn nuôi tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng GTSX của ngành chăn nuôi trong tổng GTSX ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần (giảm từ 16,25% năm 2000 xuống còn 9,06% năm 2012). Bảng 2.21. Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi của tỉnh Kon Tum Năm Chỉ tiêu ĐVT 2000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1.GTSX ngành chăn nuôi Tr.đ 85.075 106.370 117.804 105.070 111.692 181.792 175.298 184.248 197.743 212.029 - GTSX chăn nuôi gia súc Tr.đ 68.281 89.460 97.242 87.199 92.681 162.672 145.303 152.049 162.160 173.739 - GTSX chăn nuôi gia cầm Tr.đ 6.449 5.372 6.655 4.756 5.692 5.570 16.280 18.249 20.167 24.143 - GTSX chăn nuôi khác Tr.đ 10.345 11.538 13.907 13.115 13.319 13.550 13.715 13.950 15.416 14.147 2. Số lượng gia súc, gia cầm - Trâu Con 11.845 15.395 18.077 19.347 20.098 21.079 20.413 20.637 20.957 21.510 - Bò Con 61.606 77.608 82.248 80.68 74.406 74.063 68.780 63.399 62.223 60.010 - Lợn Con 123.929 86.426 97.959 111.045 133.241 129.777 120.252 125.157 124.993 130.163 - Dê Con 7.780 8.050 8.096 8.125 8.261 8.189 6.383 6.304 5.987 5.667 - Gia cầm (gà, vịt) Con 593.531 425.735 651.98 567.482 658.000 696.500 705.636 717.210 812.657 794.590 Nguồn: Niên giám thông kê và Sở Nông nghiệp&PTNT Kon Tum năm 2014 - Xét về số lượng: Tổng số đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tăng dần qua các năm, cụ thể: + Đối với chăn nuôi trâu: Trong những năm qua ngành chăn nuôi trâu của tỉnh có chiều hướng phát triển tốt, năm 2000 tổng đàn trâu của tỉnh là 11.845con đến năm 2014 tăng lên 21.510 con, bình quân giai đoạn 2000 - 2014 chăn nuôi trâu của tỉnh tăng 3,9%/năm. + Chăn nuôi bò: Năm 2000 tổng đàn trâu của tỉnh là 61.606 con đến năm 2013 tăng lên 62.223 con, bình quân giai đoạn 2000 - 2014 chăn nuôi bò của tỉnh tăng 0,23%/năm. + Chăn nuôi lợn: Năm 2014 tổng đàn lợn của tỉnh là tăng 130.163 con tăng 6.234 con so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 0,36%/năm. + Chăn nuôi gia cầm: năm 2000 tổng đàn gia cầm là 593.531 con đến năm 2014 tăng lên 794.590 con, bình quân tăng 2,888%/năm. 87 2.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất NS chủ lực tỉnh Kon Tum - Biến động về giá cả thị trường hàng hóa quốc tế đang tiếp tục diễn ra một cách khó kiểm soát, đặc biệt là những mặt hàng NS được xem là thế mạnh của tỉnh do bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính. + Tình hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh: Lũ lụt, hạn hán, dịch cúm.v.v.. liên tục bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã tác động làm cho giá đầu vào của hầu hết các nguyên vật liệu cơ bản cũng như lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao, gây tác động bất lợi đến thương mại toàn cầu. + Nhu cầu tiếp tục tăng, đặc biệt là các nền KT mới nổi và đang phát triển, tác động thuận lợi đến thương mại của đa số các quốc gia. Tuy nhiên, những tác động do cuộc khủng hoảng KT và tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu quốc tế. - Sản xuất của một bộ phận lớn cư dân nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn theo tập quán canh tác truyền thống, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp. Do đó, năng suất cây trồng không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là khi người nông dân thực hiện việc nhận khoán hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có ứng trước với các cơ sở chế biến. - Công nghệ chế biến của các DN trên địa bàn tỉnh hiện còn khá lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Với những công nghệ như thế, sản phẩm chủ yếu được xuất đi dưới dạng sơ chế, GTGT không cao, năng suất lao động thấp, chất lượng không đảm bảo đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3.2. Thực trạng PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cùng với nguồn tài nguyên đất, thổ nhưỡng, nước, khí hậu.v.v..rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng cây CN hàng năm, cây CN lâu năm phục vụ cho ngành CN chế biến NS (xem Phụ lục 5). Trong những năm gần đây, GTSX của ngành CN chế biến NS (giá hiện hành) của tỉnh ngày càng tăng lên, năm 2014 là 1.398,82 tỷ đồng, chiếm 5,71% tổng GTSX chung của tỉnh, tăng 1.258,01 tỷ đồng so với năm 2005 (GTSX năm 2005 là 140,81 tỷ đồng), bình quân giai đoạn 2005 – 2014 tăng bình quân 31,67%/năm, góp phần to lớn trong việc tăng trưởng KT nói chung, tăng kim ngạch xuất khẩu nói riêng (năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng NS của tỉnh đạt 65.683 triệu đô la). Phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh thực trạng PTCN chế biến NS tại tỉnh Kon Tum trong những năm vừa qua, như sau: Thứ nhất, về chỉ tiêu phát triển cơ sở CN chế biến NS giai đoạn 2000 – 2005 tăng bình quân 5,84%/năm; giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 6,7%/năm; giai đoạn 2010 – 2014 tăng bình quân 2,68%/năm (chi tiết xem bảng 2.2). Thứ hai, chỉ tiêu gia tăng lao động trong ngành CN chế biến giai đoạn 2000 – 88 2005 tăng bình quân 8,1%/năm; giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 12,75%/năm; giai đoạn 2010 – 2014 giảm bình quân -9,1%/năm do ảnh hưởng của của suy thoái kinh tế. Cơ cấu lao động CN chế biến so với tổng số lao động CN năm 2000 chiếm 92,4%, năm 2005 chiếm 90%, năm 2010 chiếm 93,83%, năm 2014 chiếm 86,6% (chi tiết xem bảng 2.3). Thứ ba, chỉ tiêu gia tăng vốn đầu tư cho CN chế biến giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 60,46%/năm; giai đoạn 2010 – 2014 tăng bình quân 10,27%/năm. Về tỷ trọng vốn đầu tư cho CN chế biến năm 2005 chiếm 12,34% so với tổng số vốn đầu tư CN và chiến 2,43% so với tổng vốn đầu tư toàn XH; năm 2010 chiếm 43% so với tổng vốn đầu tư CN và chiếm 6,27% so với tổng vốn đầu tư toàn XH; năm 2014 chiếm 49,23% so với tổng vốn đầu tư CN và chiếm 6,72% so với tổng vốn đầu tư toàn XH. Chỉ tiêu này đạt thấp cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho ngành CN chế biến còn chậm. Do đó, cản trở sự phát triển của ngành CN chế biến cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thứ tư, về quy mô tính đến năm 2015 số lượng DN có quy mô lớn chiếm 17,5%, DNVVN chiếm 82,5%. Như vậy DN có quy mô lớn chiếm tỷ trọng quá nhỏ, đây là nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển của ngành CN chế biến NS. Thứ năm, GTSX ngành CN chế biến thực phẩm và đồ uống (giá CĐ94) giai đoạn 2005 – 2010 tăng trưởng bình quân 16,82%/năm; giai đoạn 2010 – 2014 tốc độ tăng trưởng bình quân 20,82%/năm; cơ cấu năm 2005 chiếm tỷ trọng 28,28%, năm 2010 chiếm 26,09% và 34,38% năm 2014 (chi tiết xem mục 2.2 – phụ lục 6). Thứ sáu, đánh giá mô hình PTCN chế biến NS tích hợp quy trình sản xuất và hoạt động thương mại khép kín đã có 4 DN quy mô lớn thực hiện, chiếm 10% so với tổng số DN. Tuy nhiên, chỉ có 1 DN là chế biến ra được thành phẩm và bán thành phẩm là Công ty Cà phê Đắk Uy, 3 DN còn lại là sơ chế mủ cao su khô SVR10, SVR3L và RSS về chất lượng theo tiêu chuẩn CN không đồng đều nên giá bán luôn giảm 10% so với giá thị trường. Thứ bảy, mô hình PTCN chế biến NS gắn liền với PTBV nông nghiệp đã có 7 DN có quy mô lớn thực hiện, chiếm 17,5% so với tổng số DN. Tuy nhiên, các DN này đầu tư cho nông nghiệp với tỷ lệ rất thấp, do công nghệ sơ chế nên GTGT đạt thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên nông nghiệp thấp, chưa xây dựng được thương hiệu hàng NS và chỉ dẫn địa lý vùng nguyên liệu, thị trường – giá cả không ổn định. Bên cạnh đó, ngành CN chế biến NS đã góp phần chuyển dịch cơ cấu KT, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng bào dân tộc. Một số sản phẩm chính của CN chế biến NS tỉnh Kon Tum như: sản phẩm cao su, cà phê, tinh bột sắn, 2.3.2.1. Sản phẩm cao su Năm 2009, Kon Tum có 05 xưởng chế biến cao su dạng mủ tờ xông khói RSS của Công ty Cao su tại TP. Kon Tum, Công ty Cao su 732 và Công ty Cao su 78 – 89 Binh đoàn 15 tại 2 huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy và cơ sở tư nhân tại Đắk Hà, Sa Thầy với tổng công suất hơn 10.000 tấn/năm. Đầu năm 2014, Nhà máy chế biến Cao su số 5 và số 6 với dây chuyền chế biến mủ cốm công suất 10.000 tấn/năm của Công ty Cao su 78 và Công ty Cao su 732 – Binh đoàn 15 bắt đầu hoạt động; Công ty Cao su Kon Tum đưa vào sử dụng dây chuyền chế biến mủ cốm công suất 5.000 tấn/năm tại huyện Ngọc Hồi, nâng tổng công suất chế biến mủ cao su của các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum hơn 25.000 tấn/năm. Nhìn chung, quy mô các xưởng chế biến nhỏ, mức độ cơ giới hoá thấp, năng suất, chất lượng sản phẩm không ổn định, mặt hàng đơn điệu (chủ yếu là cao su mủ khô dạng tấm hoặc cốm), sản phẩm chưa có khả năng cạnh tranh cao, hàng năm chưa chế biến hết nguyên liệu mủ. Năm 2015, sản lượng mủ cao su đã qua chế biến từ các nhà máy khoảng 25.000 tấn (chiếm 70% sản lượng mủ cao su của toàn tỉnh). Như vậy, trong những năm tới khi diện tích cao su khai thác của tỉnh tăng lên cộng với việc đầu tư thâm canh vườn cao su tốt sẽ làm cho năng suất cao su của tỉnh tăng lên, do đó sản lượng cao su sẽ tăng nhanh, trong khi công suất chế biến của các nhà máy chế biến trên địa bàn hiện tại hơn 25.000 tấn, nên trong thời gian tới Kon Tum cần đầu tư để nâng công suất chế biến tối đa sản lượng cao su thu được. 2.3.2.2. Sản phẩm cà phê Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 100 cơ sở chế biến nhỏ do các chủ hộ tự trang bị, bao gồm: các loại máy xát khô, phân loại dùng nguồn động lực từ 1,7 – 9 KW, nhưng thiết bị còn lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, do đó, phải tái chế trước khi xuất khẩu. Nhà máy sơ chế của Công ty cà phê Đắk Uy có dây chuyền công nghệ sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó 02 dây chuyền công nghệ ướt công suất 10 tấn quả tươi/giờ/dây chuyền; 01 dây chuyền công nghệ khô công suất 3 tấn cà phê khô/giờ; hệ thống sấy khô 60 tấn/ngày và hệ thống phân loại tự động gồm 04 loại: R (đặc biệt), R1, R2, R3. 2.3.2.3. Sản phẩm tinh bột sắn Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 04 nhà máy chế biến tại các huyện Sa Thầy và Đăk Tô với tổng công suất 330 tấn tinh bột/ngày, hiện đang tiếp tục xây dựng 01 nhà máy tại Ngọc Hồi với công suất 100 tấn sắn tươi/ngày. Tổng nhu cầu nguyên liệu cho các Nhà máy khoảng 1.800 tấn sắn tươi/ngày tương ứng 360.000 – 400.000 tấn/năm. Sản lượng chế biến năm 2008 đạt 61.395 tấn tinh bột, năm 2009 đạt 72.568 tấn, năm 2011 đạt 77.450 tấn, năm 2012 đạt 94.320 tấn, năm 2013 đạt 91.278 tấn và 111.280 tấn năm 2014. Hơn mười năm qua, nền KT của tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì khá cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực. Ngành CN chế biến NS đã được chú trọng phát triển; tiềm năng, lợi thế của tỉnh từng bước được khai thác có hiệu quả, tạo ra một 90 số sản phẩm có giá trị tương đối lớn, chiếm tỷ trọng cao trong nền KT. Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu như cao su, cà phê, sắn được mở rộng, năng suất ngày càng tăng; một số loại cây dược liệu quý như Sâm Ngọc Linh, Hồng Đẳng Sâm, Sơn Trà và các loại rau, hoa xứ lạnhđã trồng thử nghiệm thành công và đang được phát triển thành sản xuất hàng hoá; nuôi trồng thuỷ sản trên các lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi ngày càng phát triển mạnh; việc gây nuôi cá Tầm, cá Hồi ở Măng Đen đạt kết quả tốt, đang nhân ra diện rộng. Một số sản phẩm chủ yếu đã dần dần được hình thành như: các sản phẩm chế biến từ sắn, cao su, cà phê, đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH tỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng KT của tỉnh chưa bền vững, quy mô nền KT còn nhỏ bé, cơ cấu chuyển dịch chậm, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; một số sản phẩm chủ lực như cao su, cà phêchưa có sản phẩm tinh chế; sâm Ngọc Linh là một đặc sản tầm quốc gia nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Ngành CN còn nhỏ bé, cơ sở vật chất yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu; hiệu quả KT và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp; sản phẩm có quy mô sản xuất lớn và tạo ra giá trị gia tăng cao còn ít; chưa có sản phẩm có thương hiệu trên thị trường. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do các tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được chú trọng khai thác có hiệu quả; chưa xác định được các ngành KT mũi nhọn và sản phẩm chủ lực để tập trung chỉ đạo phát triển; công tác lập và tổ chức thực hiện một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa sát thực tế, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung. Các biện pháp thu hút đầu tư của tỉnh chưa đủ mạnh. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, công chức, công cụ chưa thật sự mạnh mẽ. Công tác lãnh đạo của cấp uỷ, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có mặt còn yếu kém, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển KT, PTCN 2.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TẠI TỈNH KON TUM Từ thực trạng tình hình PTCN chế biến tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2005 – 2015 đã cho thấy bước đầu chính quyền tỉnh đánh giá đúng và khai thác, phát huy lợi thế so sánh, chọn ngành chế biến NS là ngành mũi nhọn, tạo ra sự đột phá về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu KT, phát huy các nguồn lực để giữ vững nhịp độ phát triển khá cao trong điều kiện suy giảm chung của nền KT và tạo những tiền đề mới trong tương lai. 2.4.1. Xác định lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong phát triển kinh tế tỉnh Kon Tum Tỉnh Kon Tum có vị trí địa lý kinh tế, vị trí quốc phòng an ninh đặc biệt quan trọng, có hệ thống đường giao thông, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; thành phố, thị xã và 91 các thị trấn là các trung tâm thương mại có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt tự nhiên đa dạng với đất đai, khí hậu, độ ẩm phù hợp cho hệ thống động thực vật phát triển đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, một số huyện cũng thường phải hứng chịu nhiều thiên tai như mưa lũ, lũ quét, xói lở đất gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân các huyện trong tỉnh. 2.4.1.1. Xác định lợi thế của tỉnh Kon Tum Theo kết quả phân tích, đánh giá ở các mục trên có thể cho thấy những lợi thế và bất lợi thế của tỉnh Kon Tum trong phát triển ngành CN chế biến NS như sau: * Những lợi thế Thứ nhất: Về vị trí địa lý, tỉnh là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu KT sôi động và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai, như một vùng xung động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. Đồng thời, nằm trên tuyến giao thông đường Hồ Chí Minh, có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương với Lào và Campuchia, có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cả về đường bộ, đường vành đai biên giới, do vậy có lợi thế trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các tỉnh, thành phố khác. Lợi thế so sánh về mặt địa lý của tỉnh đang tạo ra môi trường KT năng động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng các hoạt động dịch vụ cần khai thác và phát huy trong PTKT. Nếu không biết tận dụng và phát huy là tự đánh mất cơ hội trong phát triển. Thứ hai: Về điều kiện tự nhiên khí hậu và sinh thái. Điều kiện sinh thái tự nhiên của tỉnh cho phép phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được, tạo ra những sản phẩm CN chế biến NS có đặc trưng về “hương vị - chất lượng” tự nhiên, được thế giới ưa thích, là những lợi thế trong cạnh tranh. Với đặc điểm trên, sản phẩm CN chế biến NS vẫn chứa đựng nhiều “tiềm năng” về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là, năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất thấp. Do vậy, tuy xuất khẩu NS chủ yếu vẫn ở dạng nguyên liệu thô hoặc có sơ chế, nhưng vẫn có lãi, chính là nhờ lợi thế có tính đặc thù nêu trên. Song cũng chỉ là tiền đề trong quá trình cạnh tranh. Vấn đề cốt lõi là phải biết phát huy các lợi thế đó để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu trong thời gian tới bằng những giải pháp hữu hiệu về khoa học, về công nghệ, chính sách nhằm tạo sự biến đổi thực sự trong chất lượng và năng suất lao động XH. Đó là sự thay đổi mục tiêu chiến lược của cạnh tranh, chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa trên tiềm lực khoa học với chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và qui trình độc đáo hơn. Thứ ba: Về nguồn lao động. Hiện nay, tổng dân số là 489.906 người, trong đó 92 có 285.458 lao động trong độ tuổi. Không chỉ có số lượng mà còn có nhiều lợi thế về chất lượng đó là sự cần cù, có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật, công nghệ. Giá công lao động rẻ, thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác trong nước cũng như trong khu vực: Giá công lao động chỉ bằng khoảng 25% của Thái Lan; 2,86% của Đài Loan; 3,33% của Singapore. Chi phí lương công nhân ở khu vực CN chế biến đang phổ biến ở mức 40-50 USD/tháng (1,5-2 USD/ngày). Tuy nhiên, lao động cũng còn một số hạn chế về đào tạo tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục mới đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập. Thứ tư: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước và sự tăng trưởng trong điều hành chính sách của chính quyền các tỉnh. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (từ Đại hội VI năm 1986) đến nay, nền KT Việt Nam đã đạt những thành tựu đáng kể, KT nông nghiệp không ngừng tăng trưởng, đời sống nông thôn từng bước được khởi sắc, nền KT-XH trở nên năng động và linh hoạt. KT đối ngoại được tăng cường và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. Chính sự ổn định về chính trị và đổi mới các chính sách đã tạo tiền đề cho quá trình phát triển. Như vậy chính sách và môi trường mới, được xem như là một trong những lợi thế, có vai trò quyết định (tác động hết sức nhạy cảm) tới quá trình phát triển nền KT. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường KT thuận lợi cho yêu cầu của sự nghiệp PTKT-XH. NS chế biến của các tỉnh trong vùng trên thị trường thế giới từng bước được nâng cao, tuy còn yếu cả về kinh nghiệm và bề dày trong việc tham gia vào thị trường xuất khẩu NS, nhưng đã có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện qua sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của một số sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới. * Bất lợi thế (1) Địa hình đồi núi, đèo dốc, sông suối phức tạp, thời tiết khắc nghiệt không thuận lợi cho phát triển một số cây trồng, vật nuôi. Tuy diện tích đất chưa sử dụng lớn, có thể đưa vào khai thác để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư cao vì chủ yếu tập trung ở những nơi khó khăn về kết cấu hạ tầng. (2) Đã hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nhưng phần lớn là cơ sở chế biến với quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. (3) Công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất NS tuy được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất. Hầu hết nông dân tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại 93 cây ăn quả, cây lương thực, cây rau. Năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi thấp hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN; Do vậy, chất lượng nhiều loại nguyên liệu đầu vào của CN chế biến NS còn thấp, giá nguyên liệu thiếu tính cạnh tranh. (4) Một số mặt so với các đối thủ cạnh tranh, công nghệ - máy, thiết bị của các DN còn lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hoá NS, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên không chỉ làm giảm chất lượng nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến mà còn làm tăng chi phí sản xuất. (5) Mạng lưới các trạm thu mua và sơ chế sản phẩm còn thưa, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là với cao su, cà phê. Ở một số xã trồng cao su tiểu điền nằm xa các nông trường (có xưởng sơ chế), phải vận chuyển xa trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, giá bán tại chỗ thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân. (6) Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu NS chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hoá thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết KT giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu KTchưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm CN chế biến NS xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường. (7) Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương vẫn còn mang nặng tính quan liêu, trì trệ, tiến trình cải cách hành chính chậm, làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến việc phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Với các lợi thế và bất lợi như vậy, xác định lợi thế so sánh trong PTCN chế biến NS của tỉnh hầu như theo phương pháp truyền thống, bắt nguồn từ việc chuyên môn hoá vào sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh về các điều kiện cung cấp đầu vào như vốn, lao động, đất đai, và tài nguyên thiên nhiên. Điều này cho thấy, chính quyền của tỉnh mới chỉ chú trọng và xét đến vấn đề hiệu quả tăng lên theo quy mô, tiến bộ khoa học - công nghệ, và sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung cấp. 2.4.1.2. Vai trò của chính quyền tỉnh trong phát huy lợi thế so sánh phát triển công nghiệp chế biến nông sản Trên cơ sở các lợi thế và bất lợi thế trên, để phát huy lợi thế so sánh PTCN chế biến NS, chính quyền tỉnh Kon Tum đã tiến hành một số biện pháp sau: 94 Thứ nhất, Quy hoạch, xác định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ncs_trinh_trung_kien_6069_1853691.pdf
Tài liệu liên quan