Luận án Phát triển du lịch đường sông ở Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng số liệu

Danh mục hình ảnh

Danh mục bản đồ

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4. Giới hạn nghiên cứu 2

5. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 3

6. Tổng quan các công trình nghiên cứu 9

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 16

8. Cấu trúc của luận án 17

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 18

1.1. Cơ sở lý luận 18

1.1.1. Một số khái niệm liên quan 18

1.1.2. Vai trò của sông ngòi đối với phát triển du lịch đường sông 25

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông 26

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch đường sông 29

1.2. Cơ sở thực tiễn 46

1.2.1. Xu hướng phát triển du lịch đường sông trên thế giới và Việt Nam 46

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 49

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 56

CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 57

2.1. Tổng quan về mạng lưới sông ngòi của thành phố Đà Nẵng 57

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 58

2.2.1. Vị trí địa lý 58

2.2.2. Khí hậu 60

2.2.3. Đặc điểm thủy văn 62

2.2.4. Tài nguyên du lịch đường sông 65

2.2.5. Cơ sở hạ tầng 68

2.2.6. Chính sách phát triển du lịch đường sông 71

2.2.7. Phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội 73

2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch đường sông 76

2.2.9. Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 77

2.2.10. Đánh giá chung 82

2.3. Thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 84

2.3.1. Theo tuyến sông 84

2.3.2. Theo chỉ tiêu ngành du lịch 89

2.3.3. Đánh giá chung 108

2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 110

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 113

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 114

3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 114

3.1.1. Cơ sở khoa học của định hướng 114

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 119

3.2. Giải pháp phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 127

3.2.1. Giải pháp chung 127

3.2.2. Giải pháp riêng 139

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 144

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC

 

docx168 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch đường sông ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây dựng DLĐS trở thành sản phẩm DL gắn liền với hình ảnh DL bền vững của TP. Đà Nẵng và đưa ra một số định hướng chung về quy hoạch, CSVCKT cho phát triển du lịch đường sông. - Nhóm chính sách quản lý cụ thể đối với DLĐS, bao gồm các chính sách: Phê duyệt sơ đồ vị trí bến du thuyền và cầu tàu DL trên sông Hàn; Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định Ban hành kế hoạch đầu tư phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa và bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025; Kế hoạch phát triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021 (UBND TP. Đà Nẵng, 2013, 2016, 2017, 2019) và Quyết định Về việc ban hành bộ tiêu chí Chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch đối với xe vận chuyển và tàu du lịch tại thành phố Đà Nẵng (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2020). Nhóm chính sách này đã cụ thể hóa định hướng chung về phát triển DLĐS bằng việc xây dựng chiến lược cụ thể với việc đưa ra chính sách khai thác tiềm năng, thế mạnh, đầu tư dịch vụ, điểm đến, xây dựng CSHT, CSVCKT phục vụ phát triển DLĐS, khơi thông tuyến sông Cổ Cò để liên kết khai thác DL, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển DLĐS và đưa ra các tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong phục vụ khách DL đối với thuyền viên, nhân viên phục vụ DL nhằm chuẩn hóa đội ngũ DL. Những chính sách đã ban hành cho thấy các cơ quan quản lý DL của TP. Đà Nẵng ngày càng có sự quan tâm, chỉ đạo cho việc phát triển loại hình DL này. 2.2.7. Phát triển kinh tế và an ninh, an toàn xã hội * Phát triển kinh tế Đà Nẵng là một trong những TP đi đầu trong phát triển KT - XH của Việt Nam, trong vòng 10 năm liên tiếp luôn dẫn đầu cả nước về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Trong năm 2018, Tạp chí DL Live and Invest Overseas đã bình chọn TP. Đà Nẵng là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới, đó là một trong những yếu tố thu hút khách DL đến thành phố. Trong những năm qua, TP. Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện. Kinh tế TP duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, năm 2020 quy mô toàn nền kinh tế (GRDP) tính theo giá hiện hành đạt 103.234 tỷ đồng. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2.260 tỷ đồng tương đương 2,19 % GRDP, ngành công nghiệp và xây dựng đạt 21.735 tỷ đồng, chiếm 21,07 % GRDP và ngành dịch vụ đạt 68.685 tỷ đồng tương đương chiếm 66,53 % GRDP; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 10.554 tỷ đồng, chiếm 10,22 % GRDP (Niên giám thống TP. Đà Nẵng, 2020). Cơ cấu kinh tế TP chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - thủy sản, nông, lâm. Như vậy, trong cơ cấu ngành kinh tế tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu phát triển kinh tế của TP. Đà Nẵng với những ngành kinh tế mũi nhọn như: du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Đà Nẵng ở mức cao, nhìn chung trong khoảng giai đoạn từ 2010 - 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP luôn ở mức trung bình trên 7 %. Năm 2019 đạt 7,04 %, xếp thứ 2 trong số 5 TP trực thuộc Trung ương, chỉ sau Hải Phòng. So sánh với các tỉnh trong khu vực (từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa), tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 3, sau Quảng Ngãi (8,34 %) và Quảng Nam (8,11 %). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng bị suy giảm nghiêm trọng, đạt -7,99 %, là 1 trong 5 địa phương có mức tăng trưởng âm năm 2020. Do đó, ngành DL cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, các chỉ tiêu tăng trưởng về DL, nguồn thu ngân sách, kéo theo sự sụt giảm của các ngành thương mại, giao thông, xây dựng, kinh doanh bất động sản..., gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ DL (Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, 2021). Mức sống dân cư của TP. Đà Nẵng không ngừng được cải thiện, GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 103 triệu đồng/người/năm, gấp khoảng 2,6 lần năm 2010, là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao của Việt Nam. Với những thành tựu về phát triển kinh tế cũng như các chiến lược và tiềm năng của mình thì TP. Đà Nẵng đã trở địa phương có sự phát triển nhanh về kinh tế và đời sống, là trung tâm DL, nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực. Do đó, DLĐS cũng có điều kiện, môi trường thuận lợi để đầu tư, phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế, sản xuất cũng có khả năng ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cản trở đến phát triển DLĐS như sau: - Hoạt động thủy điện: Việc xây dựng thủy điện trên sông ảnh hưởng lớn đến tự nhiên và hệ sinh thái sông. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2010 - 2020 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn phần thượng nguồn sông Vu Gia có 08 nhà máy thủy điện trên 30 MW. Theo Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ đã được tỉnh Quảng Nam phê duyệt, sẽ xây dựng 40 nhà máy thủy điện có công suất từ 1 - 50 MW. Việc phát triển các dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đã ảnh hưởng đáng kể nguồn nước ở vùng hạ lưu Đà Nẵng. Gây ảnh hưởng các đến điều kiện tự nhiên, như: Giảm sự đa dạng của sinh học, mất rừng tự nhiên, giảm khả năng điều tiết nước, gây lũ lớn hơn, làm thay đổi và giảm dòng chảy vào mùa khô, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển cũng như gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước vùng hạ lưu (UBND TP. Đà Nẵng, 2020). - Hệ thống thoát nước thải đô thị: Vùng hạ lưu sông Hàn có tốc độ đô thị hóa cao, với hệ thống thoát nước thải đô thị là hệ thống thoát chung với nước mưa, với 2 mạng lưới thu gom nước thải là: Mạng thu gom cấp 2 với việc thu gom nước thải chủ yếu là các tuyến cống chung thu gom cả nước thải và nước mưa dẫn đến giếng tách dòng hoặc xả ra nguồn tiếp nhận. Mạng thu gom cấp 1 (tuyến cống bao) với việc tách dẫn nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung. Hiện nay tỷ lệ thu gom nước thải còn thấp, khối lượng nước thải thu gom đạt khoảng 60 % cấp nước, nhiều khu vực nước thải được xả trực tiếp vào mương và chảy ra sông, gây khả năng ô nhiễm hữu cơ tại điểm tiếp nhận. Đặc biệt khi dân số đô thị TP. Đà Nẵng ngày càng tăng, thì cũng làm gia tăng khối lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất gây nên nhiều nguy cơ đối với ô nhiễm nguồn nước. - Khai thác cát, khoáng sản: Tình trạng khai thác đất, cát, khoáng sản ở vùng thượng lưu trên sông Cẩm Lệ, sông Túy Loan đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước vùng hạ lưu. Theo thống kê chỉ có khoảng 25% hoạt động là hợp pháp (UBND TP. Đà Nẵng, 2020). Việc khai thác cát, sỏi thiếu kiểm soát đã đã gây nên sự sạt lở và làm tăng độ đục nguồn nước. - Các hoạt động công nghiệp, dịch vụ: Dọc các sông có khu công nghiệp Hòa Cầm gần sông Cẩm Lệ, khu công nghiệp Hòa Khánh dọc sông Cu Đê. Trung bình mỗi ngày khu công nghiệp Hòa Cầm thải khoảng 700 - 800 m3 nước sau xử lý. Hiện tại chất lượng nước sau xử lý đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, nhưng trong tương lai gần, việc tăng tỷ lệ lấp đầy cũng như việc giám sát không chặt chẽ, sẽ gia tăng sự ô nhiễm nguồn nước. Chất thải từ hoạt động công nghiệp, vùng hạ lưu sông Cu Đê là lưu vực tiếp nhận nước mưa và nước thải sau xử lý của các khu công nghiệp Hòa Khánh, cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp khoảng 6.000 m3 - 8.000 m3 và đã được thu gom và xử lý đạt cột B, QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi thải vào sông Cu Đê. Trong tương lai cùng với sự phát triển các khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung, nếu chất lượng nước sau xử lý không đảm bảo, có khả năng xuất hiện sự ô nhiễm vào mùa khô (UBND TP. Đà Nẵng. 2020). - Chất thải từ sản xuất nông nghiệp: TP Đà Nẵng có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 2.485 ha với nhiều khu vực phân bố dọc các sông là huyện Hòa Vang (1.805 ha) dọc sông Túy Loan - Cẩm Lệ, khu vực Cẩm Lệ (16 ha) dọc sông Cẩm Lệ, khu vực Ngũ Hành Sơn (540 ha) dọc sông Cổ Cò và Liên Chiểu (124 ha) dọc sông Cu Đê. Hoạt động canh tác nông nghiệp và sự rửa trôi, tích lũy dư lượng các loại phân bón vô cơ và hữu cơ có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt chất thải từ hoạt động nông nghiệp, vùng ven sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ và sông Túy Loan ở những khu vực bãi bồi có diện tích hẹp, hoạt động canh tác chủ yếu là trồng các loại hoa màu, sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù đã được TP kiểm soát chặt chẽ nhưng là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước các sông. - Chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và tàu thuyền: Khu vực ngã ba sông Cái và vùng thượng lưu sông Cu Đê có một số hộ nuôi tôm, cá, nhưng từ năm 2011 đến nay, diện tích nuôi thủy sản có có xu hướng giảm do cho năng suất thấp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vùng cửa sông Cu Đê cạn, các thuyền của ngư dân có công suất nhỏ nên lượng chất thải ít và ảnh hưởng đến chất lượng nước là không đáng kể * An ninh, an toàn xã hội Thành phố Đà Nẵng có an ninh, an toàn và trật tự xã hội cao, TP luôn chú trọng việc quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm tình trạng xin ăn, chèo kéo, chặt chém du khách, tạo môi trường DL lành mạnh, tâm lý thoải mái cho khách DL. TP đã ban hành Quyết định số: 113/KH-UBND Kế hoạch thực hiện mục tiêu chương trình “không có người lang thang xin ăn” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng ngừa, kiểm soát, từng bước ngăn chặn và xử lý tình trạng người lang thang, xin ăn, xin ăn biến tướng nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội hướng đến xây dựng TP. Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh. Do đó, tình hình an ninh, an toàn xã hội văn minh, ổn định tạo môi trường DL lành mạnh, thân thiện, gây được thiện cảm cho du khách. Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng áp dụng Luật Giao thông đường thủy nội địa (2015), Thông tư số: 42/2017/TT-BGTVT Quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch với các nội dung quy định về điều kiện của nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách DL, quy định về trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách DL nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong khai thác hoạt động du thuyền. Đồng thời, UBND TP. Đà Nẵng, Sở giao thông vận tải cũng thường xuyên thanh tra, giám sát, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý phương tiện hoạt động giao thông đường thủy nội địa, điều kiện tiêu chuẩn của người và phương tiện khi tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa. 2.2.8. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong du lịch đường sông Người dân địa phương đang sinh sống ở hai bên bờ sông và trên đơn vị hành chính cấp huyện, quận, thị xã hoặc TP nơi con sông chảy qua đã có sự tham gia vào hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng như: Chuyên chở khách tham quan, hướng dẫn khách tham quan, phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú (ven sông), bán hàng lưu niệm, trình diễn các giá trị văn hóa, thành lập và vận hành một số cơ sở phục vụ ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ - Túy Loan, sông Cu Đê. Như vậy, cộng đồng địa phương đã có sự tham gia vào phát triển DLĐS nhưng hoạt động của họ chủ yếu thuộc loại tham gia bị động, họ có thể tham gia các khâu trong khai thác và chia sẻ lợi ích của DLĐS nhưng chưa thể đưa ra những quyết định của mình trong quá trình phát triển DLĐS, dẫn tới ít có được những lợi ích từ phát triển loại hình DL này. Do vậy, người dân cần được tạo cơ hội để họ tham gia chủ động hơn vào phát triển DLĐS và được phân chia lợi ích nhiều hơn, công bằng hơn từ sự phát triển DL ngay tại địa phương, từ đó thái độ của người dân đối với sự phát triển DLĐS và bảo vệ nguồn tài nguyên sông nước được cải thiện. Bên cạnh đó, các giá trị về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất của cộng đồng địa phương ven sông cũng là nguồn tài nguyên DL đặc sắc để có thể liên kết trong phát triển DLĐS. Dọc sông Cu Đê nổi bật là các giá trị về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất của cộng đồng người Cơ Tu Đà Nẵng ở thượng nguồn sông. Khu vực hạ lưu sông là hoạt động nông nghiệp và ngư nghiệp với giá trị văn hóa làng chài ven sông và làng chài ven biển là tài nguyên cho phát triển DLĐS. Dọc sông Cẩm Lệ - Túy Loan là các giá trị về văn hóa, ẩm thực, làng nghề, làng cổ đặc sắc với làng bánh tráng Túy Loan, làng khô mè Bà Liễu, làng chiếu Cẩm Nê. Dọc sông Cổ Cò giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh với Di tích Khu căn cứ cách mạng K20 và quần thể Ngũ Hành Sơn, làng đá Non Nước. Như vậy, dọc mỗi con sông, cộng đồng địa phương đã hình thành và xây dựng nên những giá trị riêng về lịch sử, văn hóa của mình. Đó là nét riêng, cũng như là tài nguyên DL phải xem xét liên kết để tạo nên sản phẩm DLĐS cho mỗi tuyến sông. 2.2.9. Đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng Căn cứ vào giới hạn nghiên cứu của luận án, các tuyến sông đưa vào đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS ở TP. Đà Nẵng theo 6 tiêu chí, bao gồm: Kích thước sông, độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông, môi trường sông và khả năng tiếp cận. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.3, bảng 2.4 và hình ảnh 2.1 như sau: Bảng 2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng (chưa nhân hệ số) Tuyến sông Độ hấp dẫn cảnh quan Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông Kích thước sông Môi trường sông Khả năng tiếp cận Hàn 5 5 4 4 4 5 Cổ Cò 3 5 2 2 5 5 Cẩm Lệ 2 3 1 3 4 4 Túy Loan 2 2 2 2 4 3 Cu Đê 4 5 1 3 5 3 (Nguồn: Tác giả luận án) Từ kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến sông, tiến hành nhân với trọng số của từng tiêu chí sẽ có kết quả đánh giá tổng hợp cuối cùng như sau: Bảng 2.4. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông và phân hạng ở thành phố Đà Nẵng (nhân hệ số) Tuyến sông Tiêu chí Tổng Phân hạng Độ hấp dẫn cảnh quan Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông Kích thước sông Môi trường sông Khả năng tiếp cận Hàn 15 15 12 8 8 5 63 I Cổ Cò 9 15 6 4 10 5 49 II Cẩm Lệ 6 9 3 6 8 4 36 IV Túy Loan 6 6 6 4 8 3 33 IV Cu Đê 12 15 3 6 10 3 49 II (Nguồn: Tác giả luận án) Để trực quan hóa kết quả đánh giá tạo thuận tiện trong việc theo dõi kết quả phân hạng và nhận diện ưu điểm và hạn chế của các tuyến sông theo các tiêu chí đánh giá, kiểu biểu đồ Radar được lựa chọn để thể hiện điểm đánh giá thành phần sau khi đã chuẩn hóa và phân nhóm các tuyến sông theo hạng như hình (2.1). Hạng I: Tuyến sông rất thuận lợi và rất hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông Hạng II: Tuyến sông thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông Hạng IV: Tuyến sông ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông Ký hiệu của các tiêu chí: S1: Độ hấp dẫn cảnh quan S2: Khả năng liên kết với điểm du lịch dọc bờ sông S3: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đường sông S4: Kích thước sông S5: Môi trường sông S6: Khả năng tiếp cận Hình 2.1. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần (Nguồn: Tác giả luận án) Dựa theo kết quả từ bảng 2.3, bảng 2.4 và hình ảnh 2.1 sự phân chia thứ hạng về tiềm năng thuận lợi để phát triển DLĐS của sông ngòi ở TP. Đà Nẵng cho thấy rằng mỗi tuyến sông có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát triển DLĐS. Trong đó, xếp hạng I là sông Hàn, hạng II là sông Cổ Cò và sông Cu Đê, hạng IV là sông Cẩm Lệ và sông Tuý Loan. Hình 2.2. Điểm trung bình đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch đường sông của các tuyến sông (Nguồn: Tác giả luận án) - Tuyến sông hạng I Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS của các tuyến sông cho thấy tuyến sông Hàn có tiềm năng phát triển DLĐS rất thuận lợi và rất hấp dẫn với điểm đánh giá tổng hợp trung bình ở mức cao, đạt 4,5 điểm. Nhìn chung, tất cả các tiêu chí đánh giá thành phần đều đạt điểm số cao, trong đó tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan, khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, khả năng tiếp cận có nhiều ưu thế nổi bật và đều đạt mức rất thuận lợi và hấp dẫn. Các tiêu chí còn lại là kích thước sông, môi trường sông và CSHT và CSVCKT DLĐS cũng đều đạt mức thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông. - Tuyến sông hạng II Đối với tuyến sông có tiềm năng thuận lợi và hấp dẫn cho phát triển DLĐS bao gồm sông Cổ Cò và sông Cu Đê với điểm đánh giá tổng hợp trung bình của hai con sông đều đạt 3,5 điểm. Nhìn chung, đối với tuyến sông hạng II có nhiều ưu thế về tiêu chí độ khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông, môi trường sông, khả năng tiếp cận. Ngược lại, các tuyến sông này lại gặp phải những khó khăn lớn nhất về CSHT và CSVCKT DLĐS, cụ thể: + Sông Cổ Cò: Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy các tiêu chí khả năng tiếp cận, môi trường sông và khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông đều đạt mức rất thuận lợi và rất hấp dẫn cho phát triển DLĐS, còn những tiêu chí còn lại có sự phân hóa riêng. Tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan được đánh giá ở mức trung bình, còn hai tiêu chí kích thước sông và CSHT và CSVCKT DLĐS chỉ đạt mức ít thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông. + Sông Cu Đê: Đối với sông Cu Đê các tiêu chí khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông đạt mức rất thuận lợi và hấp dẫn, tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan và môi trường sông đạt mức hấp dẫn và thuận lợi cho phát triển DLĐS. Ngược lại, các tiêu chí về kích thước sông và khả năng tiếp cận chỉ đạt ở mức trung bình, riêng tiêu chí CSHT và CSVCKT DLĐS chỉ đạt mức ít thuận lợi cho phát triển DLĐS do còn nhiều hạn chế. - Tuyến sông hạng IV Đối với tuyến sông hạng IV là tuyến sông có tiềm năng ít thuận lợi và ít hấp dẫn cho phát triển DLĐS, bao gồm có sông Cẩm Lệ và Túy Loan với điểm đánh giá tổng hợp trung bình các tuyến sông lần lượt là 2,6 điểm và 2,3 điểm. Nhìn chung, tuyến sông hạng IV gặp phải những hạn chế lớn về tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan và CSHT và CSVCKT DLĐS, cụ thể: + Sông Cẩm Lệ: Các tiêu chí về khả năng tiếp cận và môi trường sông đạt mức rất thuận lợi hoặc thuận lợi cho phát triển DLĐS. Tiêu chí kích thước sông và khả năng liên kết với điểm DL dọc bờ sông thì chỉ đạt ở mức trung bình. Ngược lai, con sông lại có nhiều hạn chế về tiêu chí độ hấp dẫn cảnh quan với mức độ ít hấp dẫn và tiêu chí CSHT và CSVCKT DLĐS thì ở mức kém thuận lợi cho phát triển du lịch đường sông. + Sông Túy Loan: Nhìn chung các tiêu chí đánh giá ít có sự phân hóa, chỉ có tiêu chí môi trường sông đạt ở mức thuận lợi và tiêu chí khả năng tiếp cận ở mức trung bình còn các tiêu chí còn lại đều chỉ ở mức ít hoặc kém thuận lợi, ít hoặc kém hấp dẫn cho phát triển du lịch đường sông. 2.2.10. Đánh giá chung * Thuận lợi - Vị trí địa lý của TP. Đà Nẵng và các con sông đều có nhiều thuận lợi cho phát triển DLĐS. TP. Đà Nẵng nằm ở khu vực trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông Bắc - Nam do đó, đây trở thành nơi trung chuyển, đón tiếp, phục vụ khách DL cho khu vực miền Trung và cả nước. Các sông đều nằm ở vị trí gần hoặc ngay trung tâm của TPĐN nên rất thuận lợi cho du khách có thể tiếp cận sông ngòi. Bên cạnh đó, hệ thống các sông thuộc sông Vu Gia - Đà Nẵng còn được hợp lưu và phân lưu tại ngã ba sông Cái là sông Hàn, sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ - sông Túy Loan tạo điều kiện thuận lợi để liên kết xây dựng tuyến DLĐS giữa các sông với nhau và với TP. Hội An (Quảng Nam) trong việc phát triển DLĐS trên Cổ Cò. - Thành phố Đà Nẵng có đặc điểm khí hậu và thủy văn thuận lợi với tổng lượng dòng chảy trung bình năm lớn, mặc dù có sự chênh lệch dòng chảy theo mùa nhưng lượng nước vẫn đảm bảo cho hoạt động DL được diễn ra. Chất lượng nước sông tốt, hầu hết các sông đều sạch rác, không có mùi hôi và tùy vào từng con sông để phù hợp cho cho hoạt động du lịch đường sông. - Dọc hai bên bờ sông có sự đa dạng về cảnh quan và tài nguyên DL, mỗi con sông lại mang những đặc trưng riêng về tài nguyên DL tạo điều kiện thuận lợi để liên kết khai thác thành nhiều sản phẩm DLĐS hấp dẫn riêng cho mỗi con sông. Trên sông Hàn có nhiều lợi thế về tài nguyên DL văn hóa với cảnh quan đô thị hiện đại hai bên bờ sông và những đặc sắc của các công trình kiến trúc và những cây cầu trên sông. Dọc sông Cẩm Lệ - Túy Loan đặc trưng bởi các làng nghề, làng cổ và di tích lịch sử. Dọc sông Cổ Cò là cụm điểm DL tôn giáo, di tích lịch sử hấp dẫn thuộc khu vực Ngũ Hành Sơn, đây là những điểm DL hấp dẫn nhưng cũng đồng thời tạo nên cảnh quan núi sót đẹp bên dòng sông. Dọc sông Cu Đê là tài nguyên DL tự nhiên với cảnh quan núi rừng hùng vĩ và các giá trị văn hóa của người Cơ Tu Đà Nẵng ở thượng nguồn và văn hóa làng chài dọc trung và hạ lưu sông. - Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS bước đầu đã được đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành DL và tạo điều kiện cho phát triển du lịch đường sông. - Thành phố Đà Nẵng đã có sự quan tâm và ban hành nhiều chiến lược, chính sách quản lý, khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển DLĐS. Các chính sách này từng bước thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch đường sông. - Sự phát triển kinh tế và sự ổn định về an ninh, an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư cho phát triển DLĐS và tăng cường giao lưu, hợp tác, phát triển DL với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. - Cộng đồng địa phương dọc hai bên bờ sông có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc là nguồn tài nguyên DL cho khai thác DLĐS. Cộng đồng địa phương đã tham gia vào các khâu trong phát triển DLĐS và từng bước có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của loại hình DL này. - Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLĐS của các tuyến sông cho thấy mỗi tuyến sông có những ưu thế và hạn chế riêng cho phát triển DLĐS. Trong đó, sông Hàn, sông Cổ Cò và sông Cu Đê có nhiều thuận lợi để phát triển DLĐS hơn so với các con sông khác. * Khó khăn - Mặc dù dọc các con sông có tài nguyên DL phong phú với nhiều điểm DL hấp dẫn nhưng hầu hết chưa đưa vào khai thác DLĐS hoặc đã khai thác nhưng chưa tương xứng với lợi thế của mỗi con sông. - Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DLĐS ở khu vực thượng nguồn của các sông (trừ sông Hàn) còn hạn chế, hệ thống giao thông kết nối chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, tiếp cận các sông. - Các chiến lược, chính sách phát triển DLĐS của TP. Đà Nẵng chưa có sự dàn trải giữa các sông, chủ yếu tập trung vào phát triển DLĐS trên sông Hàn. Đồng thời, cũng chỉ ưu tiên tập trung vào phát triển hoạt động du thuyền. - Mặc dù cộng đồng địa phương đã có nhiều đóng góp và tham gia vào các khâu trong phát triển DLĐS nhưng sự tham gia của họ còn mang tính bị động, chưa có khả năng đưa ra các quyết định, lợi ích của họ còn hạn chế, các giá trị văn hóa của họ ít được đưa vào khai thác du lịch. - Các hình thế khí hậu tiêu cực như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông. - Các hoạt động kinh tế, sản xuất của cư dân địa phương cũng gây nên nhiều nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, cảnh quan ven sông. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng 2.3.1. Theo tuyến sông Mặc dù DLĐS là loại hình DL mới được khai thác ở TP. Đà Nẵng, nhưng trong giai đoạn 2010 – 2020 cũng đã đạt được một số thành tựu và có thể chia thực trạng phát triển DLĐS làm 2 giai đoạn là giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020. * Giai đoạn 2010 - 2015 Khi mới đưa vào khai thác, trong giai đoạn 2010 - 2015 hoạt động DLĐS ở TP. Đà Nẵng chưa phát triển, chỉ mới đưa vào khai thác ở trên tuyến sông Hàn, còn trên các tuyến sông khác chưa có sự quan tâm, đầu tư. Mặc dù TP. Đà Nẵng đã hướng sự quan tâm vào xây dựng và phát triển DLĐS trên sông Hàn, nhưng trong giai đoạn này sản phẩm DLĐS còn nghèo nàn, thiếu sức hút, chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển hoạt động du thuyền ngắm cảnh và một số hoạt động văn hóa, giải trí, sự kiện ven sông: - Hoạt động du thuyền trên sông Hàn: Khi mới đưa vào khai thác DLĐS trên sông Hàn thì hoạt động du thuyền được xem như là sản phẩm DL chủ lực của DLĐS ở TP. Đà Nẵng vơi 4 tuyến du thuyền là: + Tuyến du thuyền Cảng sông Hàn - cầu Trần Thị Lý trên sông Hàn: Độ dài tuyến 4 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - cầu Sông Hàn - cầu Nguyễn Văn Trỗi - cầu Trần Thị Lý. Đây là tuyến du thuyền mang tính chất thuần túy là du thuyền ngắm cảnh, sông Hàn vào ban ngày lẫn ban đêm, đây cũng là tuyến du thuyền có lượng khách DL tham gia đông đảo nhất trong các tuyến du thuyền đang khai thác. Tuy nhiên, dịch vụ DL trên tàu còn đơn điệu và hạn chế. Thị trường chủ yếu là khách DL nội địa, khách DL quốc tế còn hạn chế, chủ yếu là khách Hàn Quốc. + 3 tuyến du thuyền còn lại là Tuyến Sông Hàn - Cửa biển - Bán đảo Sơn Trà với độ dài tuyến 8 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - Cầu Thuận Phước - Bán đảo Sơn Trà; Tuyến Cảng sông Hàn - Hòn Chảo (Đảo Ngọc) với độ dài tuyến 15 km, lộ trình tuyến Cảng sông Hàn - Cầu Thuận Phước - bãi Sũng - hòn Chảo; Tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm với độ dài tuyến 50 km. 3 tuyến du thuyền này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_du_lich_duong_song_o_thanh_pho_da_nang.docx
  • pdf1. TOAN VAN LUAN AN.pdf
  • docx2. TOM TAT LUAN AN - TV.docx
  • pdf2. TOM TAT LUAN AN - TV.pdf
  • docx3. TOM TAT LUAN AN - TA.docx
  • pdf3. TOM TAT LUAN AN - TA.pdf
  • docx4. Trang thong tin dong gop moi - TV.docx
  • pdf4. Trang thong tin dong gop moi - TV.pdf
  • docx5. Trang thong tin dong gop moi - TA.docx
  • pdf5. Trang thong tin dong gop moi - TA.pdf
  • pdfQuyết định HĐ luận án Nguyễn Thị Hồng.pdf
Tài liệu liên quan