DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. i
DANH MỤC CÁC BẢNG. i
DANH MỤC CÁC HÌNH. iii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.3
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .3
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.9
7. Kết cấu của luận án .10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.11
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .11
1.1.1 Về nội hàm phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững .11
1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững .12
1.1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển. du lịch và du lịch theo hướng bền vững
.16
1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước.18
1.2.1 Về nội hàm phát triển du lịch theo hướng bền vững .18
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững .18
1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng bền vững
.20
1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu .22
1.3.1 Đánh giá chung .22
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu .23
Tiểu kết chương 1.24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THEO HƯỚNG BẾN VỮNG.25
2.1 Cơ sở lý luận về du lịch.25
2.1.1 Khái niệm.25
2.1.2 Đặc điểm du lịch.26
2.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững .27
189 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500.000 – 1.800.000 đồng và
1.000.000 - 1.200.000 VNĐ/1 ngày đối với khách nội địa). Điều đó cho thấy, du lịch
các tỉnh phía nam ĐBSH chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch hiện có.
Điểm đến đã được. khai thác nhiều hơn, sản phẩm du lịch có đa dạng. hơn nhưng mới
chủ yếu dừng lại ở đón. khách tự phát, tự túc đến tham quan, hành hương trong dịp
đầu xuân, lễ hội và không chọn. ở lại qua đêm, vì thế không thuyết phục. được họ kéo
dài thời gian lưu trú. chi tiêu giúp kinh tế các tỉnh phía nam ĐBSH tăng trưởng.”
3.2.2 Dưới góc độ xã hội - văn hóa
3.2.2.1 Sinh kế của dân địa phương
a) Việc làm trong ngành du lịch
Theo kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu của tác giả về thu hút khách du lịch ở
các tỉnh phía nam ĐBSH, du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH còn giải quyết tốt công ăn
việc làm cho lao động kết quả ước lượng trong mô hình cho thấy, điều này được biểu
hiện thông qua hệ số hồi quy (coef = 1,46), khi lao động trực tiếp tham gia vào du lịch
tăng lên 1 đơn vị, thì hệ số khách du lịch tăng lên 1.46 đơn vị.
Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê các tỉnh năm (2018) và Sở Du lịch các tỉnh
002%
007%
034%
006%
051%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
4 ngày
3 ngày
2 ngày
1,5 ngày
1 ngày
73
(2018), giai đoạn 2005 - 2017 (bảng 3.5), số lượng lao động cho du lịch nam ĐBSH
tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 lực lượng này có 2.143 người, đến năm 2017 đã
tăng lên 10.658 người, trung bình mỗi năm tăng hơn 10% lao động. Số lượng lao động
tăng nhanh cũng đã phản ánh phần nào sự phát triển của du lịch các tỉnh. Du lịch đã
thu hút được lao động từ các ngành nghề khác, từ dân cư địa phương đến lao động từ
các tỉnh lân cận.
Bảng 3. 9 Lao động du lịch trực tiếp ở các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2005-2017
Chỉ tiêu
Năm 2005
(người)
Năm 2011
(người)
Năm 2017
(người)
Tốc độ tăng bình quân (%)
2005-2011 2011-2017
Tổng 3.263 6.558 10.658 34,9 10,4
Ninh Bình 1.120 2.172 4.150 15,7 15,2
Nam Định 1.279 2.790 3.260 19,7 2,8
Thái Bình 864 1.596 3.248 15,1 17,3
Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh
Cùng với sự gia tăng của ngành du lịch là sự gia tăng của lao động trong ngành.
Các địa phương, điểm du lịch đã thu hút và giải quyết nhu cầu lao động cho cộng đồng
dân cư, đồng thời là địa chỉ hấp dẫn cho lao động từ các địa phương khác tới, từ các
ngành khác sang. Tuy nhiên, tính riêng năm 2018 tổng số lao động tham gia (cả trực
tiếp và gián tiếp) vào du lịch trên tổng số lao động ở các tỉnh phía nam ĐBSH chiếm
từ 1% - 3% - con số rất khiêm tốn so với tiềm năng du lịch.
b) Tỷ lệ lao động địa phương tham gia vào du lịch
Kết quả điều tra khảo sát ở địa phương cho thấy, có 73,3% số người được hỏi
cho biết cơ hội tìm việc làm tăng lên, 22,5% cơ hội tìm việc làm không thay đổi và
1,0% cảm thấy khó hơn khi tìm việc. Đối với cư dân địa phương, khi phát triển du lịch
nghề nghiệp của họ đã thay đổi đáng kể, nhiều gia đình bỏ nghề truyền thống (chủ yếu
là nông nghiệp) chuyển sang làm dịch vụ du lịch như kinh doanh nhà nghỉ lưu trú,
hàng ăn, tham gia hướng dẫn du lịch. Với những hộ làm nghề thủ công mỹ nghệ, du
lịch phát triển tạo thêm động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là sản phẩm độc đáo
mang hơi thở truyền thống địa phương. Gần đây các tuyến du lịch cộng đồng bắt đầu
phát triển ở Ninh Bình cũng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Dự kiến trong
thời gian tới các tour du lịch cộng đồng tiếp tục được đầu tư khai thác sẽ là cơ hội lớn
tăng thu nhập cho dân cư trong thời gian tới.
c) Thu nhập của dân địa phương
Thu nhập của dân cư tại. ba tỉnh phía nam ĐBSH nhìn chung đã được nâng lên
rất nhiều. thời gian qua. Nếu năm 2005, thu nhập bình. quân của các hộ dân tại các
điểm du lịch là 1.500.000 đồng/tháng, thì đến năm 2018 thu nhập trung bình. của họ đã
tăng gấp ba. Qua điều tra phỏng vấn, những hộ trả lời thu nhập tốt hơn đều là những
hộ thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn các tỉnh. Nhưng trong đó
74
vẫn còn một số hộ có thu nhập giảm, cơ hội tìm việc làm khó khăn hơn.
Bảng 3. 10 Tỷ lệ dân địa phương đánh giá về tác động của du lịch đến cuộc sống
ở các tỉnh phía nam ĐBSH
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Tốt hơn
Không
đổi
Xấu đi
Không ý
kiến
Thu nhập của gia đình 70,5 24,7 4,7 0
Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần 68,6 24,6 6,8 0
Cơ hội tìm việc làm đối với lao động
trong gia đình
73,3 22,5 1 3,1
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả
Tuy nhiên, với tài nguyên du lịch hiện có ở các tỉnh phía nam ĐBSH, phát triển
du lịch sẽ có thể ngày càng tăng lợi ích cho dân cư địa phương, nâng cao chất lượng
cuộc sống và xóa đói giảm nghèo.
3.2.2.2 Bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử tại điểm du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn. như di tích lịch sử, lễ hội đều đã được hệ thống
hóa, lập hồ sơ khoa học tổng thể và theo nhóm (các di sản có giá trị cao đã được lập hồ
sơ khoa học riêng, tất cả các di tích được xếp hạng đều đã có hồ sơ khoa học), xây
dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn gắn với phát huy giá trị sử dụng cả ở góc độ văn hóa
cũng như du lịch và đã từng bước phát huy hiệu quả sử dụng.
a) Công tác bảo tồn các di tích
Di tích kiến trúc lịch sử, các danh thắng. thiên nhiên, cảnh quan nhân văn là
nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vô cùng giá trị của các tỉnh nam ĐBSH. Những tài
sản đó vừa có giá trị về đời sống tinh thần, vừa có giá trị về du lịch.
Bảng 3. 11 Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn các tỉnh phía
nam ĐBSH năm 2017
Các tỉnh Số lượng Tỷ lệ
Di tích lịch sử
Tổng của các tỉnh phía nam ĐBSH 1320
Ninh Bình 355 27%
Nam Định 327 25%
Thái Bình 638 48%
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Di tích lịch sử văn hóa: năm 2018, các tỉnh phía nam ĐBSH có 1.320 di tích
lịch sử được xếp hạng, trong đó Ninh Bình có 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới, 273 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 81 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (chiếm
27% số lượng di tích của nam ĐBSH). Các di vật, cổ vật còn lại là nguồn tư liệu quý
giá, phản ánh bức tranh nhiều sắc màu và giàu sức sống văn hóa của các tỉnh nam
ĐBSH: trống đồng, thư tịch Hán Nôm, di vật gốm sứ thời Đinh – Lê, Lý, Trần Tiêu
75
biểu trong hệ thống di vật cổ vật đó là cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được dựng từ thế
kỷ X, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2015, Long
sàng trước Bái đường và Long sàng trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên
Hoàng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017. Các di tích lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật của Ninh Bình cũng rất đa dạng vừa có giá trị về lịch sử văn hóa, vừa có giá
trị về kiến trúc nghệ thuật (chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian thế kỷ XVII –
XIX) đã tồn tại hàng trăm năm như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành,
Nguyễn Minh Không, nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình còn lưu giữ rất nhiều ngôi
chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ X và được nhân dân trùng tu, tôn tạo, giữ gìn đến
ngày nay như: chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long,
chùa và động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh), chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ,
chùa Đẩu Long (nhà Tiền Lê). Khối lượng các di sản văn hóa phi vật thể ở Ninh Bình
cũng rất phong phú với trên 300 di sản với đầy đủ các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Nam Định có trên 4.000 di tích lịch sử văn hoá, với 1 di tích lịch sử Quốc gia
đặc biệt (khu di tích Đền Trần- chùa Phổ Minh), 81 di tích lịch sử cấp Quốc gia và 245
di tích lịch sử cấp tỉnh (chiếm 25% số lượng di tích của nam ĐBSH). Ngoài ra còn có
những di tích nổi tiếng khác Đền Thiên Trường (còn gọi là Đền Thượng), đền thờ bài
vị của 14 vị Vua nhà Trần. Đền được xây dựng trên nền Cung Trùng Quang (xưa từng
là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần, sau khi nhường ngôi cho Vua trẻ, lui về ngự).
Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp cách đền Trần khoảng 300m là công trình kiến
trúc duy nhất thuộc Hành cung Thiên Trường còn tồn tại, được xây dựng từ thời nhà
Lý nhưng đã được vương triều Trần mở rộng năm 1262. Trong chùa có Tháp Phổ
Minh được xây dựng từ năm 1305, tương truyền để chứa xá lị vua Trần Nhân Tông.
Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ vết tích của Vạc Đồng nặng hơn 7 tấn được liệt vào hàng
“An Nam tứ đại khí”
Tỉnh Thái Bình có hàng nghìn di tích lịch sử văn hoá với 02 di tích quốc gia đặc
biệt, 113 di tích được xếp hạng bằng công nhận di tích quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh
(chiếm 48% số lượng di tích của nam ĐBSH). Nổi bật nhất phải kể đến chùa Keo; khu
di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần; đình, đền, bến tượng A Sào; đền Đồng Bằng;
đền Tiên La; đình An Cố; đền Đồng Xâm và một số di tích khác cũng thu hút khách du
lịch bốn phương.
Hình 3. 6 Cơ cấu di tích lịch sử được xếp hạng theo cấp
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
.076%
20.682%
79.242%
Thế giới
Quốc gia
Tỉnh
76
Các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn đang tiếp tục khai thác, nghiên cứu để trùng tu,
khôi phục, bảo tồn các di tích. Song song đó các tỉnh là hồ sơ gửi Bộ văn hóa thẩm tra,
đánh giá, xếp hạng các di tích theo các cấp độ khác nhau để thuận tiện cho việc lên
phương án huy động, phân bổ vốn cho việc bảo tồn các di tích cũng như kêu gọi bà
con chung tay gìn giữ. Tuy nhiên, công tác quản lý tu bổ di tích ở một số địa phương
tại các tỉnh chưa được coi trọng, chưa triển khai và thực hiện các giải pháp quản lý cụ
thể. Nhiều di tích đang bị kiến trúc hiện đại xâm lấn hoặc bị biến đổi cảnh quan. Việc
tu bổ và sử dụng nguồn vốn tu bổ di tích không đúng quy định ảnh hưởng tới kiến trúc
truyền thống, mỹ quan của di tích. Điển hình là trường hợp Công ty cổ phần du lịch
Tràng An (Ninh Bình) có hành vi xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ, thuộc
Quần thể danh thắng Tràng An ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đây là hành động
xâm phạm di tích rất nguy hiểm, gây ra những hệ lụy xấu cũng như tạo dư luận không
tốt trong xã hội.
b) Số lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống được giữ gìn
Về lễ hội truyền thống, ba tỉnh phía nam ĐBSH có tổng 943 lễ hội chủ yếu tập
trung chủ yếu vào đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm).
Bảng 3. 12 Số lượng làng nghề, lễ hội trên địa bàn các tỉnh phía nam ĐBSH năm 2017
Các tỉnh Tổng Tỷ lệ
Làng nghề
Tổng của các tỉnh phía nam ĐBSH 457
Ninh Bình 81 18%
Nam Định 129 28%
Thái Bình 247 54%
Lễ hội
Tổng các tỉnh phía nam ĐBSH 943
Ninh Bình 443 47%
Nam Định 100 11%
Thái Bình 400 42%
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
Ninh Bình có 443 lễ hội (chiếm 47%); 24 loại hình di sản tri thức dân gian; di
sản làng nghề truyền thống phong phú như nghề thêu ren Văn Lâm, nghề đá mỹ nghệ
Ninh Vân, nghề cói Kiến Thái, nghề mộc Phúc Lộc, nghề nấu rượu Lai Thành; di
sản lễ hội truyền thống đa dạng: lễ hội Hoa Lư được ghi nhận là Di sản phi vật thể
quốc gia, được tổ chức hằng năm thu hút hàng triệu lượt người dân và du khách đến
tham dự, các lễ hội khác cũng có sức ảnh hưởng rộng khắp trong tỉnh, trong nước và
quốc tế như hội đền Thái Vi, chùa Bái Đính, Báo bản Nộn Khê, đền Nguyễn Công
Trứ, lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn Ninh Bình là vùng đất có 2 dân tộc sinh sống
gồm người Kinh (Việt) và người Mường, di sản ngôn ngữ gồm tiếng Kinh và tiếng
Mường. Đặc biệt, người Mường Kỳ Lão (xã Kỳ Phú) còn duy trì tiếng “Mường cổ”
với nhiều âm tiết, ngữ điệu, giọng nói khác so với tiếng “Mường chung” ở các nơi
77
khác trên địa bàn tỉnh và trong nước. Nghệ thuật trình diễn dân gian (còn gọi là nghệ
thuật diễn xướng), có 91 loại hình bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu với cái nôi
của nghệ thuật chèo truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác. Bên cạnh
đó, nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật diễn xướng dân gian thực hành tín ngưỡng thờ
Mẫu cũng được tỉnh quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị, được đông đảo nhân dân
hưởng ứng, lưu giữ, truyền dạy, phổ biến. Nam Định có hơn 100 lễ hội (chiếm 11%)
với các lễ hội nổi tiếng khắp cả nước, tạo được dấu ấn riêng cho tỉnh như Lễ khai ấn
đền Trần, Lễ hội đền Trần, Lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội đền Bảo Lộc, Lễ hội chùa Keo
Hành Thiện Thái Bình có trên 400 lễ hội (chiếm 42%), trong đó có 6 lễ hội đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ
hội đền Trần, đền A Sào, Tiên La, đền Đồng Bằng, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội
Chùa Keo. Tất cả tạo nên nguồn tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh quý giá
cho ba tỉnh phía nam ĐBSH mà không phải bất kỳ địa phương cũng có.
Hình 3. 7 Cơ cấu lễ hội được xếp hạng theo cấp
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh và tính toán của tác giả
“Số lượng lễ hội ở các tỉnh phía nam ĐBSH là rất lớn, hiện nay các tỉnh đã khai
thác đưa vào các tour du lịch phục vụ khách. Các lễ hội thể hiện sự phong phú trong
đời sống tinh thần của bà con ở các tỉnh, và cũng là nguồn lực lớn để các nhà quản lý
thấy được những lợi thế trong quá trình hoạch định chính sách phát triển cho địa
phương. Nhưng đồng thời cũng đặt ra trọng trách là phải gìn giữ, bảo tồn và phát huy
bản sắc và truyền thống văn hóa. Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý và tổ
chức lễ hội cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Tổ chức lễ hội vẫn riêng lẻ từng địa
phương và từng lễ hội chưa có sự kết hợp, liên kết nên chủ đề lễ hội còn rời rạc chưa
có sự thống nhất, xuyên suốt mang âm hưởng, hơi thở riêng của văn hóa các tỉnh nam
ĐBSH. Số lượng lễ hội được đưa vào khai thác phục vụ chưa thực sự có tính bền vững
(Lễ hội Hội chùa Keo, Lễ hội Phủ Dầy...), mức độ khai thác chưa cao. Trong khi đó
một số cán bộ, người dân lại coi tổ chức lễ hội chỉ vì lợi ích kinh tế mà không coi trọng
những giá trị truyền thống văn hóa cần giữ gìn. Do vậy, nhiều lễ hội bị giảm giá trị và
mất đi phần nào bản sắc riêng. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, dịch vụ
xung quanh lễ hội chưa phục vụ kịp với số lượng khách du lịch tham gia,...
.00% 1.166%
98.834%
Thế giới
Quốc gia
Tỉnh
78
Làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề thủ công truyền thống không
những tạo. ra những sản phẩm nhằm phục vụ đời sống mà còn có. sức hấp dẫn là sự
quan tâm tìm hiểu, trải nghiệm của khách du lịch. Các tỉnh phía nam ĐBSH có tổng
457 làng nghề truyền thống. Ninh Bình có 81 làng nghề, nhiều làng nghề đã và đang
được đưa vào khai thác phục vụ du lịch (chiếm 18%) với các nghề như thêu ren Văn
Lâm, Chạm khắc đá Ninh Vân, Cói mỹ nghệ Kim Sơn, Gốm Gia Thủy... Trong khi đó
Nam Định có 129 làng nghề (chiếm 28%) như Làng hoa Mỹ Tân, Làng nghề trồng hoa
cây cảnh Vị Khê, Làng nghề Sơn mài Cát Đằng, Đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La
Xuyên, trồng hoa cây cảnh Vị Khê, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ Cổ Chất,
Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê, làng nghề làm muối ven biển... là những điểm du lịch văn
hóa tiềm năng của tỉnh. Nhiều làng nghề truyền thống của Thái Bình có nguồn gốc từ
nhiều nghề truyền thống Hà Nội. Với nhiều sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước
mà nhiều du khách quốc tế giữ làm kỷ vật lưu niệm. Hiện nay, ở Thái Bình. có tất cả
229 làng nghề, trong đó ngoài những nghề. truyền thống còn du nhập thêm nghề đan,
móc sợi, làm hương, đan hạt. cườm, chế tác. đá mỹ nghệ Như Làng nghề chạm bạc
Đồng Xâm, Làng nghề mây tre. đan Thượng Hiền, Làng nghề bánh cáy Nguyên Xá,
Làng nghề đúc đồng An Lộng Làng nghề dệt chiếu Hới”
3.2.2.3 Sự tham gia của người dân
a) Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động du lịch
Sự tham gia của người dân phản ánh số lượng và chất lượng cơ cấu tổ chức phát
triển du lịch. Kết quả điều tra tại ba tỉnh cho thấy có 51,6% số người được hỏi trả lời
thường xuyên tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương, 45,3% chỉ tham gia vào
mùa lễ hội (tập trung vào 3 tháng đầu năm), còn lại 3,1% là không tham gia bao giờ.
Sự tham gia của dân cư vào hoạt động du lịch như: cho thuê nhà trọ, hàng ăn uống,
bán hàng lưu niệm, chụp ảnh, tham gia quản lý xung quanh điểm du lịch (trông giữ xe,
tham gia họp dân phố đóng góp cho quy hoạch, phát triển du lịch địa phương). Dân
cư địa phương thành lập các tổ hỗ trợ, tư vấn cho khách du lịch; tổ chèo thuyền (Tam
Cốc có hơn 1.300 thuyền, Tràng An có hơn 500 thuyền), tổ hợp đưa đón ăn ở, tại
chỗtham gia tích cực. vào hoạt động phục vụ cho du khách. Những người tham gia
các hội phục vụ khách đều là dân địa phương, được hướng dẫn rất kỹ về hệ thống hang
động, lịch sử của các di tích để có thể kiêm nhiệm vai trò hướng dẫn. viên du lịch cho
khách tại chỗ.
b) Mức độ hài lòng và hợp tác của người dân với vai trò đóng góp cho cộng đồng
“Ủy ban nhân dân (UBND). xã phường nơi có điểm du lịch cũng đã thành lập
các. tổ chức quản lý có sự tham gia của cộng đồng. dân cư nhằm phát hiện, ngăn chặn
và tham mưu. cho đơn vị quản lý trong hoạt động du lịch. Đây là bước đi đứng đắn,
đảm bảo sự an toàn. và quyền lợi cho khách du lịch và người dân. Điều tra ba tỉnh phía
79
nam ĐBSH cho thấy, trên 50% số người dân được hỏi đã hài lòng với vai trò của cộng
đồng trong quá trình quy hoạch và quản lý du lịch. Dân cư địa phương đã tích cực
tham gia. đóng góp ý kiến khi được hỏi, tham gia họp và đánh giá trong. các cuộc họp
tổ dân phố về các vấn đề liên quan. đến du lịch của địa phương như chính sách, quy
hoạch, dự án du lịch... Ngoài ra, nhiều cá nhân ở địa phương trực tiếp tham gia vào
quản lý du lịch. bằng việc ứng cử vào vị trí giữ gìn trật tự, an ninh tại các điểm như
bến bãi, cầu phà, an ninh trật tự. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đoàn thể ở các xã, điểm
du lịch được. hình thành để hưởng ứng, tham gia vào công tác giáo dục, tuyên truyền
nâng cao nhận thức. cho cộng đồng dân cư sở tại, khách du lịch trong các hoạt động
bảo tồn. và phát huy giá trị thiên nhiên, văn hóa như ở khu di sản Tràng An, chùa Bãi
Đính, đền Tiên La, đền Trần”
3.2.3 Dưới góc độ môi trường
3.2.3.1 Bảo tồn tài nguyên du lịch
a) Mật độ điểm du lịch
“Nhìn chung, mật độ điểm du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH tương đối dầy
với đầy đủ các công trình văn hóa, lịch sử, di tích xen lẫn cảnh quan tự nhiên. Từ
thành phố Ninh Bình là tâm điểm, rừng Cúc Phương cách xa nhất 43km, Tràng An gần
nhất cách 7km, mật độ điểm du lịch tương đối nhiều và giống nhau về sản phẩm du
lịch. Sự phân bố di tích được. xếp hạng của các huyện ở Thái Bình tương đối đồng
đều. Những huyện có mật độ. di tích dày là Đông Hưng (> 50 di tích /100km2), nơi có
mật độ. di tích tương đối dày là huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, thành phố Thái
Bình (từ 41 - 48 di tích/100km2), huyện có mật độ. di tích trung bình là Tiền Hải, Vũ
Thư, Kiến Xương. và Thái thụy (<40 di tích/ 100km2). Nam Định là trên địa bàn có
hai quần. thể di tích với mật độ di tích lịch sử văn hóa. khá dầy là quần thể di tích lịch
sử văn hóa Trần. gắn với lịch sử Vương Triều Trần (45 di tích) và quần thể di tích lịch
sử văn hóa Phủ Dầy (21 di tích) gắn với huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh và tín
ngưỡng thờ Mẫu của cộng đồng dân cư phía Bắc.”
b) Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư
Các tỉnh phía nam ĐBSH có quy hoạch tổng thể, chi tiết nhiều các khu và điểm
du lịch trên toàn tỉnh. Ninh Bình có quy hoạch khu, điểm du lịch Tràng An, Tam Cốc-
Bích Động, Vân Long, Kênh Gà-Vân Trình, chùa Bái Đính Thái Bình có khu, điểm
quy hoạch biển Cồn Vành, chùa Keo... Nam Định có quy hoạch khu du lịch Vườn
Quốc gia Xuân Thủy, Quần thể di tích lịch sử văn hóa Trần
Quy hoạch tổng thể và chi tiết là căn cứ để các tỉnh triển khai các dự án đầu tư
như sau:
80
Hình 3. 8: Số lượng các dự án được triển khai theo quy hoạch
Nguồn: Sở du lịch các tỉnh
c) Mức đóng góp cho công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường
“Công tác bảo tồn tôn tạo, định kỳ hằng năm, các đơn vị quản lý di tích, Ủy ban
nhân dân cấp. huyện chỉ đạo kiểm kê hiện vật thuộc di tích đã được. xếp hạng và báo
cáo bằng văn bản kết quả thực hiện. về Sở Du lịch tỉnh, UBND các tỉnh có kế hoạch
đầu tư. tôn tạo cho công tác bảo tồn. Việc lập, thẩm định, phê duyệt. quy hoạch bảo
quản, tu bổ phục hồi di tích điều. chỉnh quy hoạch tu bổ di tích thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012. của Chính phủ quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, dự án. bảo quản, tu bổ, phục hồi. di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh và các quy định pháp. luật hiện hành của Nhà nước và của các
tỉnh phía nam DDBSH. Theo quy định hiện nay về chi phí cho công tác bảo tồn phát
triển của Ninh Bình, ngoài một số di tích danh lam thắng cảnh được chính quyền giao
cho doanh nghiệp quản lý, những danh lam thắng cảnh còn lại đang áp dụng mức phí
được thực hiện theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Nam Định, Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 15/12/2016
của UBND tỉnh Thái Bỉnh, về mức phí được thu và chi tại. địa phương cũng như mức
trích nộp vào ngân sách, hầu hết mức. được giữ lại từ 70 – 80% của giá trị mức phí,
20% đóng góp vào ngân sách.”
3.2.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm
Phía nam ĐBSH có vườn quốc gia, khu Ramsar, khu DTSQ thế giới, di sản thế
giới, vì vậy có sự đa dạng về tài nguyên, sự đa dạng sinh học hàng đầu cả nước. Việc
phát triển “nóng” du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm làm vượt quá sức chứa, sức chịu
tải môi trường gây ảnh hưởng đến các loài thực vật và tập tính của các loài động vật tại
các khu, điểm du lịch.
Hoạt động du lịch phát sinh các chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom và
55
33
15 13
32
8
9 15
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Các tỉnh phía
nam ĐBSH
Ninh Bình Nam Định Thái Bình
Số lượng dự án du lịch thời
gian tới
Số lượng dự án du lịch trong 5
năm qua
81
xử lý kịp thời gây ô nhiễm môi trường sống của các hệ sinh thái. Rác thải nhựa, túi
nilon từ khách du lịch đe dọa các loại động vật biển. Nước thải tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch không được xử lý đổ thẳng ra môi trường, là nguyên nhân đe
dọa tới đa dạng sinh học. Phát triển du lịch nhanh chóng đã tác động tiêu cực đến các hệ
sinh thái tự nhiên như phá hủy rạn san hô, thay đổi mục đích sử dụng đất gây suy giảm
diện tích rừng, chia cắt sinh cảnh, ảnh hưởng đến các loài thực vật, làm mất nơi sinh
sống, kiếm ăn cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các loài động vật.
a) Ô nhiễm môi trường nước
“* Môi trường nước: môi trường nước đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ tại một
số khu vực như cầu Non Nước (Ninh Bình); sông Đáy đoạn đò Độc Bộ, huyện Yên
Khánh...; thành phố Nam Định, thành phố Thái Bình; nước mặt khu vực làng nghề chế
biến bánh đa, bún, bánh cáy; khu công nghiệp... Do nhận thức của người dân, việc sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng quy định, chất thải công nghiệp, sinh hoạt
là nguyên nhân làm cho nguồn nước mặt có biểu hiện bị ô nhiễm.
Chất lượng môi trường nước biển ven bờ: Chất lượng môi trường nước biển ven
bờ chịu tác động mạnh của nguồn nước sông Đáy, nguy cơ bị ô nhiễm do nước sông
Đáy rất lớn do tiếp nhận toàn bộ lưu lượng nước thải của các tỉnh thuộc lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy: Thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình và đổ
ra biển qua cửa Đáy. Độ mặn cũng biến đổi mạnh theo lưu lượng nước sông Đáy: độ
mặn cao về mùa khô và thấp về mùa mưa. Theo kết quả phân tích chất lượng nước
biển ven bờ cho thấy: hàm lượng Fe tại tất cả các điểm đo đều cao hơn quy chuẩn kỹ
thuật cho phép từ 1,1- 6,4 lần. Còn chỉ tiêu pH, TSS,.. độ đục nằm trong quy chuẩn kỹ
thuật cho phép.
* Nước thải: Tổng lượng nước thải công nghiệp trung bình của 3 tỉnh ước tính
khoảng 7.000m3/ngày. Nước thải tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: sản xuất vật
liệu xây dựng, phân đạm, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, nước giải khát
và có nồng độ các chất gây ô nhiễm khác nhau. Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát
sinh ước tính khoảng 90.000m3/ngày. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt của các cơ
sở dịch vụ và hộ gia đình mới được xử lý sơ bộ thông qua bể tự hoại và đổ ra môi
trường. Nước thải bệnh viện đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, công
nghệ xử lý nước thải còn hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nước thải y tế trước
khi được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ các khu du lịch và
cơ sở dịch vụ du lịch, các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch khác chỉ
được xử lý cơ học bằng các bể lắng, sau đó xả thẳng ra môi trường bên ngoài và thẩm
thấu xuống lòng đất. Điều này sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn.
b) Thu gom và xử lý chất thải rắn
Năng lực thu gom rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung cũng như ở các
khu du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn hạn chế, chi phí còn cao.
Hiện nay, ở các thị trấn, huyện, tỉnh đã thực hiện việc thu gom rác thải và có trung tâm
82
môi trường của địa phương vận chuyển đến nơi quy định. Tuy nhiên, việc bố trí hệ
thống thùng rác, túi thu gom rác thải ở các đô thị, các khu du lịch, các khu dân cư tập
trung còn thiếu và chưa phù hợp cho việc phân loại rác. Hệ thống xử lý thu gom rác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_du_lich_o_cac_tinh_phia_nam_dong_bang_son.pdf