Luận án Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - Nguyễn Thị Hồng Hải

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii

MỤC LỤC.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG. viii

DANH MỤC CÁC HÌNH.x

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ.xi

MỞ ĐẦU.1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ LIÊN KẾT VÙNG DU LỊCH.8

1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch .8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trên thế giới và ở Việt Nam .8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch tại Hải Ph ng .10

1.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch.12

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch trên thế giới và ở Việt

Nam .12

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về liên kết vùng du lịch tại vùng Đồng bằng sông

Hồng và duyên hải Đông Bắc .23

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về liên kết trong phát triển du lịch của thành phố

Hải Ph ng với vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.25

Tiểu kết chƣơng 1.25

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

TRONG LIÊN KẾT VÙNG.27

2.1. Cơ sở lý luận .27

2.1.1. Về phát triển du lịch.27

2.1.1.1. Khái niệm .27v

2.1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch .27

2.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch.33

2.1.2. Về phát triển du lịch trong liên kết vùng du lịch .36

2.1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa.36

2.1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch trong liên kết vùng .39

2.1.2.3. Các điều kiện cơ bản của phát triển du lịch trong liên kết vùng.40

2.1.2.4. Nội dung phát triển du lịch trong liên kết vùng .41

2.1.2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển du lịch trong liên kết vùng.46

2.2. Cơ sở thực tiễn .46

2.2.1. Tổng quan về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam .46

2.2.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ .48

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng đối với thành

phố Hải Ph ng.55

Tiểu kết chƣơng 2.56

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN

HẢI ĐÔNG BẮC.57

3.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .57

3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên

kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .65

3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong liên kết vùng .65

3.2.2. Các đơn vị cung ứng dịch vụ cho khách du lịch .66

3.2.3. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ .67

3.2.4. Tài nguyên du lịch.68

3.2.5. Dân cƣ và nguồn lao động .71

3.2.6. Cơ sở hạ tầng.72

3.2.7. Vốn đầu tƣ.73

3.2.8. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội .74vi

3.2.9. Sự phát triển kinh tế .75

3.2.10. Điều kiện sống, thời gian rỗi và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch .76

3.2.11. Liên kết và hợp tác .77

3.3. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (giai đoạn 2005 - 2015) .77

3.3.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành .77

3.3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ.95

3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng (giai

đoạn 2005 - 2015) .102

3.4. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng

bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.103

3.4.1. Các điều kiện liên kết vùng.103

3.4.2. Các nội dung liên kết vùng.104

3.4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong

liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .117

Tiểu kết chƣơng 3.118

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH

PHỐ HẢI PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ

DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC.120

4.1. Dự báo bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến phát triển du lịch của Hải

Ph ng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc. .120

4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong

liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm

nhìn đến năm 2030. .122

4.2.1. Quan điểm phát triển.122

4.2.2. Mục tiêu phát triển .123

4.2.3. Định hƣớng phát triển .124

4.3. Các giải pháp phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng Đồng

bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc.126

4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng .126vii

4.3.1.1. Tăng cƣờng thu hút khách du lịch.126

4.3.1.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch.127

4.3.1.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.128

4.3.1.4. Phát triển các lĩnh vực kinh doanh du lịch.129

4.3.1.5. Phát triển sản phẩm du lịch .131

4.3.1.6. Phát triển điểm, khu, tuyến du lịch .135

4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng trong

liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .140

4.3.2.1. Tăng cƣờng các điều kiện liên kết .140

4.3.2.2. Đẩy mạnh các nội dung liên kết.141

4.4. Đánh giá khả năng hiệu quả phát triển du lịch Hải Ph ng đến năm 2030.147

4.5. Kiến nghị.148

Tiểu kết chƣơng 4.150

KẾT LUẬN.151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN

CỦA TÁC GIẢ .153

TÀI LIỆU THAM KHẢO.154

PHỤ LỤC

pdf272 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc - Nguyễn Thị Hồng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 điểm). Đây là cơ sở đƣa Đồ Sơn trở thành Đô thị du lịch trong tƣơng 99 99 lai. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch (cơ sở lƣu trú hạng trung, dịch vụ bổ sung) tại đây cần đƣợc nâng cấp hơn nữa và đặc biệt, cần khắc phục những hạn chế của thời vụ du lịch biển vào mùa hè để tạo diện mạo mới và đẳng cấp hơn cho một khu du lịch có nhiều tiềm năng nhƣ Đồ Sơn. - Cát Bà Cát Bà là một điểm đến du lịch nổi tiếng của thành phố Hải Ph ng, thuộc huyện đảo Cát Hải, cách trung tâm thành phố 30km. Du lịch Cát Bà sở hữu quần đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với đặc trƣng du lịch sinh thái rừng và biển; trong đó nổi bật là rừng nguyên sinh, hệ thống hang động, núi đá vôi, bãi tắm, các rạn san hô...Đặc biệt, Voọc Cát Bà là loài linh trƣởng đặc hữu trên thế giới, duy nhất chỉ c n ở Cát Bà và xếp vào loài cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Với việc UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời là Khu bảo tồn biển của Việt Nam và nhất là năm 2013, danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà đƣợc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, góp phần quan trọng nâng cao tốc độ tăng trƣởng khách đến du lịch Cát Bà những năm qua. Cát Bà có 5 không gian trọng điểm là thị trấn Cát Bà - khu đô thị Cái Giá, địa bàn trung tâm Vƣờn quốc gia - Việt Hải, Phù Long - Gia Luận, Xuân Đám - Trân Châu - Hiền Hào, Vịnh Lan HạĐây là nơi đƣợc du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài rất ƣa thích. Kết quả đánh giá hoạt động du lịch tại Cát Bà cũng cho kết quả rất tốt (21 điểm) (Phụ lục 12). Kết hợp với những nhận định về Cát Bà ở mục trên, Cát Bà hoàn toàn có thể trở thành một khu du lịch quốc gia phát triển nếu đƣợc quy hoạch bài bản hơn, nhận đƣợc sự đầu tƣ mạnh mẽ hơn, ý thức của cộng đồng dân cƣ đƣợc nâng cao và giải quyết hiệu quả đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng Tuy nhiên, nhìn chung, có một thực tế là ở hai khu du lịch nổi tiếng của Hải Ph ng này, ngoài những ƣu điểm hiện có thì tình trạng phát triển thiếu quy hoạch, tự phát; những hạn chế mang tính mùa vụ du lịch tồn tại nhiều năm nay nhƣ cơ sở phục vụ xuống cấp, nguồn nhân lực du lịch không đảm bảo do tuyển lao động thời vụ có trình độ chuyên môn thấp; giá cả dịch vụ tăng cao v.vđang là bài toán đặt ra đối với chính quyền địa phƣơng, các cấp, ngành. Du lịch đang trên đà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hải Ph ng nhƣng nếu phát triển không song hành với bảo tồn thì sự phát triển đó sẽ không bền vững và 100 100 không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. 3.3.2.3. Tuyến du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Ph ng đã tiến hành khảo sát, đánh giá, phân loại các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu trình UBND thành phố công nhận 05 tuyến du lịch địa phƣơng cùng với 14 điểm du lịch địa phƣơng đã đề cập đến ở trên. Các tuyến du lịch địa phƣơng đó là: - Tuyến du lịch nội thành Chủ yếu bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa nhƣ chùa Dƣ Hàng, đình Hàng Kênh, đền Nghè, Dải trung tâm thành phố, Bảo tàng thành phố, cảng Hải Ph ng, Nhà hát lớn và các cơ sở phục vụ lƣu trú, ăn uống, thƣơng mại, giải trí...Đây là tuyến trung tâm với sức chứa lớn đƣợc kết hợp giữa du lịch mua sắm, tham quan, vui chơi giải trí, công vụ; là điểm dừng quan trọng cho các tuyến du lịch đến Hải Ph ng và các vùng phụ cận. Bên cạnh các tuyến du lịch có hai điểm đến là Đồ Sơn và Cát Bà thì tuyến nội thành hình thành nên tour du lịch phổ biến nhất ở Hải Ph ng (Phụ lục 18). - Tuyến du lịch Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên) Là nơi hội tụ các điểm du lịch nhƣ hồ sông Giá với khu nghỉ dƣỡng và sân golf, khu sinh thái đảo Vũ Yên, di tích lịch sử Bạch Đằng, đền thờ Trần Quốc Bảo, đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc, đình Kiền Bái, chùa Lâm Động, di tích Tràng Kênh, dải rừng ngập mặn phía Đông, làng nghề mây tre đan Chính Mỹ, làng đúc Mỹ Đồng Các loại hình du lịch phù hợp của tuyến này là du lịch văn hóa, tham quan, nghỉ dƣỡng, nghiên cứu, trải nghiệmDu khách có thể tham gia theo hai hƣớng là đạp xe điền dã và sử dụng tàu thủy để trải nghiệm, tham quan từ vị trí cầu Bính. Đây là tuyến du lịch tiềm năng, có nhiều điểm hấp dẫn và đang đƣợc chính quyền, ban ngành đầu tƣ nhằm phát triển du lịch cũng nhƣ hoạt động kinh tế - xã hội của địa phƣơng. - Tuyến du lịch phía Nam (Kiến An, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) Đi dọc theo đƣờng 10, về hƣớng Tây Nam của thành phố là hành trình của tuyến du lịch phía Nam. Đây là tuyến tập hợp các điểm du lịch thực hiện chức 101 101 năng đa dạng sản phẩm cho du lịch Hải Ph ng. Đồng thời góp phần tạo sức hút du lịch đối với thị trƣờng lân cận dọc tuyến quốc lộ 10 với đài thiên văn Phù Liễn, điểm du lịch núi Voi, di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuyến du lịch này có thể khai thác các loại hình du lịch điền dã, du khảo đồng quê, du lịch homestay - Tuyến Hải Ph ng - Kiến Thụy - Đồ Sơn - Hải Ph ng Là tuyến du lịch có khu du lịch nổi tiếng của Hải Ph ng là Đồ Sơn. Theo đƣờng bộ, từ trung tâm thành phố, qua cầu Rào 1, thẳng đƣờng 14, đi khoảng 20km là tới Đồ Sơn. Bên cạnh đó, phong cảnh làng quê của huyện Kiến Thụy cùng khu tƣởng niệm Vƣơng triều Mạc cũng là những điểm hấp dẫn trong lịch trình của tuyến này. - Tuyến Hải Ph ng - Cát Bà - Hải Ph ng Cũng nhƣ tuyến du lịch Hải Ph ng - Kiến Thụy - Đồ Sơn - Hải Ph ng, tuyến du lịch này có khu du lịch Cát Bà là điểm đến đặc biệt nhất. Đây là tuyến du lịch thu hút đƣợc đa dạng đối tƣợng khách và tạo nên những chuyến du lịch dài ngày nhất so với các tuyến khác. Để thực hiện tuyến du lịch này, du khách có thể chọn đi tầu cao tốc tại bến Bính ra đảo Cát Bà. Hoặc có thể đi ô tô hoặc xe máy qua cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (khánh thành ngày 2/9/2017) và bến Gót - Cái Viềng ra Cát Bà. Phà ở bến Gót hoạt động từ 6h đến 18h với tần suất 30p/chuyến. Từ bến phà về trung tâm thị trấn khoảng 20km, đƣờng chạy uốn lƣợn giữa một bên là núi, một bên là biển. Ngoài ra, du khách có thể đi từ Hạ Long bằng phà Tuần Châu, chạy qua Vịnh Hạ Long đến bến Gia Luận, Cát Bà. Bảng 3.21. Tổng hợp đánh giá về các tuyến du lịch địa phƣơng của thành phố Hải Phòng Đơn vị: Điểm Các tiêu chí Tuyến du lịch nội thành Tuyến du lịch Bắc sông Cấm Tuyến du lịch phía Nam Tuyến du lịch Hải Phòng - Kiến Thụy - Đồ Sơn - Hải Phòng Tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Hải Phòng 1. Khả năng thu hút thị trƣờng khách 4 3 3 4 4 2. Khả năng liên kết với các tuyến du lịch khác 5 3 3 4 3 102 102 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tuyến du lịch 5 4 3 5 5 4. Các tuyến giao thông 4 3 3 4 4 5. Biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng 5 3 3 3 4 Tổng điểm - Chất lƣợng hoạt động 23 (Rất tốt) 16 (Trung bình) 15 (Trung bình) 20 (Tốt) 20 (Tốt) (Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra của tác giả) Bảng 3.21 cho thấy tuyến du lịch nội thành với cơ sở hạ tầng và dịch vụ ổn định, tuyến du lịch Hải Ph ng - Cát Bà với khu du lịch Cát Bà và tuyến du lịch Hải Phòng - Kiến Thụy - Đồ Sơn - Hải Ph ng với khu du lịch Đồ Sơn là những tuyến đang hoạt động hiệu quả. Tuyến du lịch Bắc sông Cấm và tuyến phía Nam c n tồn tại một số vấn đề liên quan đến môi trƣờng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ lƣu trú, vui chơi giải trínên dù tài nguyên du lịch có giá trị nhƣng chƣa thực sự thu hút du khách. 3.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2005 - 2015) Kết quả phân tích ở mục 3.3.1 và 3.3.2 về thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Ph ng giai đoạn 2005 - 2015 cho thấy: - Về thực trạng phát triển du lịch Hải Ph ng theo ngành + Mặt mạnh: Các chỉ tiêu đều đang ở mức tƣơng đối phát triển. + Hạn chế: Chƣa thu hút đƣợc thị trƣờng khách du lịch quốc tế, khách có khả năng chi trả cao; thiếu các cơ sở lƣu trú có quy mô và chất lƣợng cao, các dịch vụ vui chơi giải trí nhằm kéo dài thời gian lƣu trú của du khách; chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa đồng bộ, chƣa có các sản phẩm du lịch đặc thù; thiếu nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao. - Về thực trạng phát triển du lịch Hải Ph ng theo lãnh thổ + Mặt mạnh: Hải Ph ng có số lƣợng lớn và đa dạng các điểm du lịch, có hai khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà và Đồ Sơn; có những tuyến du lịch trải rộng trên khắp các địa bàn thành phố, kết nối các tài nguyên du lịch độc đáo. + Hạn chế: Chƣa có điểm, khu, tuyến du lịch quốc gia. Đây là một hạn chế lớn đối với một thành phố mang tính chất trung tâm của vùng nhƣ Hải Ph ng. Một 71 103 103 số điểm, tuyến du lịch chƣa thực sự đƣợc khai thác phục vụ du lịch mà mới ở dạng tiềm năng. Khu du lịch Cát Bà và Đồ Sơn đang hoạt động quá tải và chƣa phù hợp với tiềm năng sẵn có. Nếu không có định hƣớng đúng đắn cùng với việc khai thác tài nguyên một cách quá mức nhƣ hiện nay thì sẽ đến lúc, hai khu du lịch đó sẽ trở nên xuống cấp. Kết quả này sẽ là căn cứ cho việc đƣa ra những giải pháp phù hợp để phát triển hơn nữa du lịch Hải Ph ng trong giai đoạn tiếp theo. 3.4. Thực trạng phát triển du lịch thành phố Hải Phòng trong liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 3.4.1. Các điều kiện liên kết vùng Thứ nhất, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh với đặc trƣng của một không gian đồng bằng rộng lớn, nơi ẩn chứa nét văn hóa Bắc Bộ đặc sắc; nơi có trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nƣớc - thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lớn hay thành phố trên đà phát triển mạnh mẽ nhƣ Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình. Trong số đó, thành phố Hải Ph ng, đô thị loại 1 cấp quốc gia, cũng mang những lợi thế so sánh riêng có; đặc biệt là hai khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và những giá trị văn hóa trong hệ thống những đình, đền, chùa; lễ hội (điển hình là lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn), làng nghề, ẩm thực. Với những ƣu thế đó, du lịch Hải Ph ng hoàn toàn có thể liên kết với các địa phƣơng khác trong vùng để hình thành nên các tour, tuyến du lịch hấp dẫn du khách. Nói riêng về tài nguyên du lịch, Hải Ph ng có hệ thống tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng. Trong đó, tài nguyên biển, đảo; lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, ẩm thực, làng nghề là cơ sở để tạo nên những sản phẩm đặc thù; phân biệt với những sản phẩm của các địa phƣơng khác trong vùng. Đồng thời, khi kết hợp với các sản phẩm của các địa phƣơng lân cận để tạo ra sản phẩm cho toàn vùng sẽ tạo đƣợc nét độc đáo, không bị trùng lặp. Về lợi thế vị trí, thành phố Hải Ph ng nhƣ một tâm điểm, bao quanh là Thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh và Ninh Bình với hệ thống giao thông thuận lợi. Đây là điều kiện tốt để tiến hành và phát huy mối liên kết du lịch giữa Hải Ph ng và ba địa phƣơng này trong vùng ĐBSH. 104 104 Bảng 3.22. Vị trí của thành phố Hải Phòng với Hà Nội, Quảng Ninh và Ninh Bình Hải Phòng đi Hà Nội Quảng Ninh Ninh Bình Khoảng cách (km) 102 105 70 122 Thời gian (giờ) 1h45’ 1h25’ 1h15’ 2h Quốc lộ 5A 5B 10,18 10 (Nguồn: Phân tích của tác giả) Thứ hai, số lƣợng nhân lực du lịch Hải Ph ng năm 2015 là 12.850 ngƣời, với 77% trong số đó đã qua đào tạo du lịch và 69% biết ngoại ngữ. Với đặc điểm nguồn nhân lực du lịch nhƣ vậy, thành phố Hải Ph ng có thể đảm bảo yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực trong quá trình liên kết. Thứ ba, Hải Ph ng có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối hoàn thiện với đầy đủ hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng hàng không, đƣờng sắt và các phƣơng tiện vận chuyển phù hợp; mạng lƣới thông tin liên lạc, điện, nƣớc phục vụ sinh hoạt của ngƣời dân và khách du lịch; hệ thống cơ sở lƣu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở vui chơi giải tríchuyên biệt của ngành Du lịch. Những yếu tố này rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của sự liên kết. Hải Phòng hoàn toàn có cơ hội liên kết du lịch với các địa phƣơng trong vùng. (Xem 3.2.4 và 3.3.1.4) Thứ tƣ, trong quá trình phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, rõ ràng là chính quyền ở các địa phƣơng, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch, các doanh nghiệp làm du lịch (lữ hành, khách sạn) ở 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh và Ninh Bình đều ủng hộ liên kết du lịch. Lợi ích và các bài học về giá trị liên kết du lịch ở Việt Nam và trên thế giới là không thể phủ nhận. Song, ở Việt Nam, có một hạn chế là việc đồng thuận này đôi khi chỉ nằm trên giấy tờ, lời nói mà chƣa đƣợc triển khai trong thực tế. Đây là một điểm cần khắc phục để các mối liên kết làm du lịch đƣợc đẩy mạnh và lan rộng hơn nữa. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tác giả nghiên cứu và đề xuất liên kết du lịch giữa thành phố Hải Ph ng với các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH nhƣ Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình. 3.4.2. Các nội dung liên kết vùng 3.4.2.1. Liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước 105 105 - Liên kết trong quy hoạch và quản lý quy hoạch Hiện nay, các tỉnh trong vùng ĐBSH và cả vùng đã có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Song theo kết quả phỏng vấn thu đƣợc, công tác quy hoạch c n mang tính tự phát của từng địa phƣơng, thiếu tính tổng thể, chồng chéo, làm ảnh hƣởng đến nhau và chƣa khai thác đƣợc lợi thế, thế mạnh của mỗi địa phƣơng. Nội dung quản lý Nhà nƣớc về du lịch cấp vùng nằm trong khuôn khổ quản lý Nhà nƣớc cấp quốc gia thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch và xây dựng chính sách phát triển du lịch,Tuy nhiên, do không có bộ máy quản lý du lịch cấp vùng nên hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc đối với những nội dung trên chƣa cao. (Phụ lục 13) - Liên kết trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tƣ + Đầu tƣ nƣớc ngoài Vùng ĐBSH là vùng du lịch có tiềm năng phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài tƣơng đối cao so với các vùng khác trong toàn quốc. Đến cuối năm 2011, vùng thu hút đƣợc 27 dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài vào lĩnh vực du lịch với tổng số là 33.825 tỷ đồng (1,65 tỷ USD) và chủ yếu là đầu tƣ phát triển hệ thống khách sạn và resort cao cấp, các khu vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch, sân golf...Các địa bàn đang là điểm nóng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là Hải Ph ng và Quảng Ninh. Tuy nhiên các dự án triển khai tại đây, mặc dù đƣợc hƣởng nhiều điều kiện ƣu tiên nhƣng c n gặp rất nhiều khó khăn. Một số địa phƣơng trong vùng hiện nay chƣa có dự án kêu gọi đầu tƣ từ nƣớc ngoài nhƣ là Nam Định, Bắc Ninh, Hƣng Yên...[64] + Đầu tƣ trong nƣớc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng cho các khu du lịch điển hình nhƣ Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình). Hàng năm, nhu cầu vốn của các tỉnh, thành phố trong vùng cần khoảng từ 500 - 1.000 tỷ đồng, nhƣng kế hoạch bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch của Chính phủ chỉ đảm bảo từ 18% - 22%, không đủ cơ cấu nhu cầu vốn của quy hoạch. Bên cạnh đầu tƣ của Nhà nƣớc, đầu tƣ của khu vực tƣ nhân tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua; chủ yếu vào cơ sở vật chất, các công trình, khu, điểm du lịch; điển hình nhƣ khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hạ Long, khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), khu du lịch 106 106 Tam Chúc (Hà Nam), các tài nguyên nhƣ chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khách sạn nhà hàng, sân golf, cơ sở vui chơi giải trí...Tuy nhiên với sự hạn chế về nguồn lực, tài chính và tầm nhìn nên đầu tƣ c n tự phát, manh mún và chƣa khai thác tối ƣu lợi thế, tiềm năng về tài nguyên du lịch. Một số nơi đầu tƣ thiếu quy hoạch đã phá vỡ không gian du lịch, làm phƣơng hại tới tài nguyên và môi trƣờng. Bên cạnh đó, công tác đầu tƣ c n dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả chƣa cao. [64] - Liên kết trong việc tạo ra sản phẩm du lịch Mọi hoạt động kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển đều gắn liền với một hay một hệ thống sản phẩm nhất định. Ngành Du lịch Hải Ph ng, trải qua quá trình hoạt động và trƣởng thành đã cho ra đời những sản phẩm du lịch có ý nghĩa, đáp ứng về cơ bản nhu cầu của khách du lịch. Đặt trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của một vùng lãnh thổ, ngành Du lịch của mỗi địa phƣơng nhƣ du lịch Hải Ph ng cũng cần thiết phải có sự liên kết sản phẩm du lịch để hình thành nên các tour du lịch hay các sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch đặc thù của toàn vùng. Trên thực tế, hệ thống sản phẩm du lịch của vùng ĐBSH đã đƣợc chú trọng phát triển tƣơng đối đa dạng và phong phú. Các nhóm sản phẩm chủ yếu gắn với loại hình du lịch nhƣ du lịch tham quan, du lịch nghỉ dƣỡng (biển, núi), du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực. Gần đây, một số sản phẩm mới nhƣ du lịch thể thao - mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICEcũng xuất hiện và ngày một phát triển hơn. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa định hƣớng phát triển du lịch đặc thù, các giá trị tài nguyên đặc sắc của vùng đƣợc chú trọng khai thác nhƣ Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)[64] Gắn với thực trạng của vùng, du lịch Hải Ph ng cũng đã có sự liên kết với các tỉnh, thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình trong việc tạo ra sản phẩm chung, kết nối tài nguyên du lịch của các địa phƣơng. Điển hình nhƣ sản phẩm du lịch biển Hải Ph ng - Quảng Ninh kết nối hai khu du lịch nổi tiếng là Cát Bà - Hạ Long. Hay các tour du lịch đƣa du khách từ Hải Ph ng đến các tỉnh, thành khác trong vùng nhƣ Thái Bình, Nam Định, Ninh Bìnhvà Hà Nội để từ đây kết nối với các địa phƣơng khác ngoài vùng (Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai) hoặc sang các nƣớc bạn (Trung Quốc). 107 107 Tuy nhiên, có thể thấy rõ, theo kết quả phỏng vấn (Phụ lục 13) thì sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu đang dựa trên những lợi thế sẵn có, ít có sự đầu tƣ về chiều sâu, sáng tạo nên thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; đầu tƣ c n thiếu sự hợp tác giữa các địa phƣơng nên dẫn đến sự trùng lặp về sản phẩm. Du khách có thể gặp những sản phẩm du lịch biển tƣơng tự nhau ở Hạ Long, Cát Bà hay Đồ Sơn; sản phẩm du lịch lễ hội ở Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninhmang màu sắc tƣơng đồng, xô bồ và không nhấn mạnh đƣợc đến các giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc v.vKết quả của thực tế trên đã gây lãng phí trong đầu tƣ, làm giảm sức hấp dẫn du lịch chung của toàn vùng và làm gia tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các địa phƣơng. Vậy nên, việc liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng là một việc làm hết sức cần thiết đối với ngành Du lịch của các địa phƣơng trong vùng nhƣ du lịch Hải Ph ng và hoạt động du lịch chung của toàn vùng ĐBSH. - Liên kết trong việc xây dựng tuyến du lịch Vùng du lịch ĐBSH, trong đó có thành phố Hải Ph ng, đã hình thành nên các tuyến du lịch trên cơ sở các yếu tố về tài nguyên du lịch, nhu cầu thị trƣờng, địa lý, giao thông; theo định hƣớng của Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam và vùng ĐBSH. Bao gồm tuyến nội vùng và liên vùng. Đó là các tuyến: + Tuyến du lịch Hà Nội - Hải Ph ng - Quảng Ninh - Hà Nội: Kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng và là một trong những tuyến du lịch quan trọng của cả nƣớc; + Tuyến Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình - Nam Định - Hà Nội: Là tuyến tham quan cảnh quan, nghỉ dƣỡng cuối tuần; + Tuyến du lịch đƣờng biển qua các cảng nối kết các trọng điểm du lịch quốc gia: Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà và thành phố Hồ Chí Minh; + Tuyến du lịch duyên hải Đông Bắc theo quốc lộ 10 nối các điểm du lịch thuộc tiểu vùng Nam Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) với các điểm du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh - Hải Ph ng). [64] Trong quá trình hoạt động của các tuyến đó, ngành Du lịch, điển hình nhất là các doanh nghiệp du lịch Hải Ph ng đã có sự kết nối các điểm và khu du lịch trong vùng. Đặc biệt là các điểm đến du lịch nổi tiếng của các địa phƣơng nhƣ trung tâm du lịch Hà Nội; khu du lịch Tam Đảo, khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc); khu du lịch 108 108 Hạ Long (Tuần Châu, Bãi Cháy), khu du lịch Cô Tô, khu du lịch Vân Đồn, khu du lịch Trà Cổ, điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh); khu du lịch Tràng An, điểm du lịch Cúc Phƣơng, điểm du lịch Vân Long (Ninh Bình); khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dƣơng); điểm du lịch phố Hiến (Hƣng Yên); các điểm du lịch đình, đền, chùa và làng nghề tại Bắc Ninh, Bắc Giang; điểm du lịch đền Trần - Phủ Giầy, khu du lịch Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, khu du lịch Quất Lâm, khu du lịch Thịnh Long (Nam Định); khu du lịch chùa Keo, khu du lịch Cồn Vành (Thái Bình). Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ sự lỏng lẻo trong quản lý, các địa phƣơng hay các doanh nghiệp lữ hành chƣa thực sự gắn kết trong việc khai thác các tuyến; sản phẩm du lịch đƣợc tạo nên c n mờ nhạt, chƣa nổi bật, chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫnnên các tuyến du lịch trên c n chƣa có thƣơng hiệu rõ nét (Theo phụ lục 13). - Liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là một yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành Du lịch. Việc liên kết này sẽ giúp các địa phƣơng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch. + Về hình thức đào tạo Vùng ĐBSH là nơi tập trung khá nhiều cơ sở đào tạo về du lịch, bao gồm các hệ đại học và trên đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Ngoài ra c n có các cơ sở đào tạo khác nhƣ trƣờng dạy nghề, trung học chuyên nghiệp có đào tạo nghiệp vụ du lịch. Song, các cơ sở này phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh và các thành phố lớn. Các tỉnh nhƣ Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc không có cơ sở đào tạo ngành Du lịch. [64] Trƣớc thực tế đó, dựa vào kết quả phỏng vấn, việc liên kết trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch giữa Hải Ph ng với các tỉnh, thành trong vùng và giữa các tỉnh, thành với nhau là cần thiết. Đã xuất hiện những hình thức liên kết nhƣ: * Cử cán bộ - nhân viên (ở các tỉnh, thành nhỏ) đi học tập (tại những tỉnh, thành lớn hơn); * Mời các chuyên gia (tại những tỉnh, thành lớn hơn) về đào tạo đội ngũ nhân viên (cho các tỉnh, thành nhỏ). 109 109 Tuy nhiên, cho đến nay, sự liên kết đó chƣa thực sự phổ biến và hiệu quả. Bên cạnh đó, tồn tại một thực trạng là nguồn nhân lực du lịch của vùng tập trung đông và chủ yếu ở những tỉnh, thành phố lớn trong khu vực (trong đó có Hải Ph ng). Những học viên, sinh viên, học sinh ở các địa phƣơng không có cơ sở đào tạo ngành Du lịch và kém phát triển về lĩnh vực du lịch thƣờng đầu quân cho các doanh nghiệp tại các thành phố lớn, sau khi đƣợc đào tạo tại đây. Dẫn đến tình trạng, nơi thì thừa nguồn nhân lực, nơi lại khan hiếm lao động. Điều này đặt ra vấn đề thu hút nhân tài cũng nhƣ tránh hiện chảy máu chất xám đối với các tỉnh thành nhỏ và gợi mở hƣớng liên kết nhân lực giữa các địa phƣơng theo hƣớng đôi bên cùng có lợi. Việc cử những nhân lực có tay nghề, trình độ đến quản lý, điều hành, làm việc một thời gian tại các địa phƣơng nhỏ đã diễn ra. Theo đó, một bên sẽ hƣởng lợi về kinh nghiệm, một bên sẽ hƣởng lợi về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ. + Về chƣơng trình đào tạo Các chƣơng trình đào tạo tại cơ sở đào tạo du lịch ở các địa phƣơng trong vùng rất đa dạng nhƣng vẫn chƣa có chuẩn trình độ đào tạo và chƣơng trình khung làm căn cứ để các trƣờng xây dựng giáo trình. Vì vậy, cần thiết phải có sự trao đổi, liên kết giữa các cơ sở đào tạo cùng cấp để tạo ra hoặc thống nhất áp dụng chƣơng trình nhằm giảm thiểu thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp. - Liên kết trong xúc tiến du lịch Năm 2009, thành phố Hải Ph ng thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch. Đây đƣợc coi là bộ máy chỉ đạo cho hoạt động xúc tiến du lịch của Hải Ph ng. Các địa phƣơng khác trong vùng ĐBSH cũng đã thành lập đƣợc các trung tâm này với chức năng tham mƣu và giúp việc cho UBND tỉnh trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ và du lịch; đồng thời liên kết với các đơn vị khác trong những lĩnh vực này. Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH, trong đó có Hải Ph ng, đặt trong mối liên kết với vùng và với một số địa phƣơng nhƣ Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình đã triển khai thực hiện đƣợc một số hoạt động và kết nối trong hoạt động xúc tiến du lịch nhƣ: + Phát hành tài liệu, ấn phẩm, băng đĩa quảng cáo về du lịch địa phƣơng; 110 110 + Thành lập trang thông tin điện tử (website), có kết nối thông tin du lịch giữa các địa phƣơng với nhau; + Thành lập Hiệp hội Du lịch tại các địa phƣơng. Các Hiệp hội Du lịch đã từng bƣớc có sự kết nối với nhau cho mục đích phát triển du lịch chung của vùng; + Tổ chức tiếp đón các đoàn Famtrip để giới thiệu, quảng bá du lịch các địa phƣơng; + Cử các đoàn nghệ thuật sang giao lƣu giữa các địa phƣơng; + Tích cực tham gia sự kiện du lịch hàng năm của mỗi địa phƣơng; + Cùng nhau tham gia các hội chợ, triển lãm trong nƣớc và quốc tế; v.v + Tổ chức năm du lịch quốc gia tại các địa phƣơng. Năm 2013, với sự kiện năm du lịch quốc gia ĐBSH và Hải Ph ng, thành phố đã nhận đƣợc sự liên kết, hợp tác tích cực từ các địa phƣơng nhƣ Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh để tạo nên thành công cho hoạt động quy mô này. + Tháng 5 năm 2015, tại thành phố Hải Ph ng đã diễn ra lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác xúc ti

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_du_lich_thanh_pho_hai_phong_trong_lien_ke.pdf
Tài liệu liên quan