Luận án Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.8

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .8

1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

khoảng trống luận án tiếp tục nghiên cứu.32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HÀNG NỒNG SẢN

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN.36

2.1. Khái niệm và vai trò của phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị .36

2.2. Nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng nông sản theo

chuỗi giá trị.49

2.3. Kinh nghiệm phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị của một số địa

phương và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang .66

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO

CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN

2014-2018.77

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển hàng nông

sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.77

3.2. Phân tích thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang.82

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh

Tuyên Quang.115

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG

NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN

QUANG ĐẾN NĂM 2025.123

4.1. Dự báo và phương hướng phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở

tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.123

4.2. Giải pháp phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang.127

KẾT LUẬN .146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.150

pdf194 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng phát triển thủy điện mà còn có giá trị kinh tế rất lớn trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là những loại cá đặc sản của Sông Lô và sông Gâm. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thiện, đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh. Với nguồn nước dồi dào, Tuyên Quang cũng là địa phương có lợi thế trong việc phát triển nuôi thủy sản nước ngọt [7]. * Khí hậu: Khí hậu tỉnh Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hanh và mùa hè; nhiệt độ trung bình 220 - 230C; độ ẩm bình quân năm là 85%; lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.295 - 2.266 mm. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn [7]. * Đất đai, thổ nhưỡng: Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5.867,90 km2, trong đó đất nông nghiệp là 540.133 ha, chiếm 92,05% diện tích toàn tỉnh [Phụ lục 1]. Đất đai Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha (chiếm 67,2% diện tích tự nhiên); đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha (chiếm 11,55%); đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha (chiếm 4,17% diện tích tự nhiên); đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha (chiếm 3,89% diện tích tự nhiên); đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha (chiếm 1,66% diện tích đất tự nhiên); đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha (chiếm 1,38% diện tích đất tự nhiên); ngoài ra còn có một số 79 loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp Nhìn chung tài nguyên đất của tỉnh Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Chất lượng đất nông nghiệp màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả [Phụ lục 2]. Tuyên Quang với đặc điểm điều kiện tự nhiên của mình, rất có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt bởi đồi núi nhiều, Tuyên Quang cần đầu tư, nâng cấp, cải tạo, duy tu thường xuyên hệ thống giao thông nông thôn để bù đắp việc không có giao thông bằng đường hàng không và giao thông đường thủy rất hạn chế. 3.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội * Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định, trong đó khu vực có mức tăng cao nhất là công nghiệp và xây dựng. Theo số liệu thống kê năm 2018, quy mô GRDP giá hiện hành đạt 28.099,64 tỷ đồng, tương đương 1.248,32 triệu USD, GRDP bình quân đầu người đạt 36,02 triệu đồng, tương đương 1.600 USD (tăng 142,01 USD so với năm 2017). Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24, 28%; công nghiệp - xây dựng 30,32%; dịch vụ 42,07%, thuế nhập khẩu là 3,33% [7, tr.7]. Trong 5 năm (2014-2018), giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản luôn tăng, đạt bình quân trên 4 %/năm, đặc biệt năm 2015 đạt 5,33% [Phụ lục 8; 9; 10]. Các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng, vật nuôi chủ lực phát triển mạnh và có sự chuyển biến theo xu hướng sản xuất an toàn, thực hành nông nghiệp tốt, gắn với nhu cầu thị trường. Giá trị hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh năm 2018 chiếm 56,72% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản, tăng 4,13% so năm 2014; thu nhập và đời sống của người dân tiếp tục được nâng lên (thu nhập bình quân người dân nông thôn năm 2018 đạt 2,36 triệu đồng/người/tháng, tăng 1,37 lần so năm 2015 và tăng 2,17 lần so năm 2014) [7]. 80 * Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Tuyên Quang có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật tương đối tốt, được tăng cường đầu tư, sửa chữa, nâng cấp đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi... Hệ thống đường giao thông: Tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua như Quốc lộ 2; Quốc lộ 37; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 279; Đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Hải Phòng - Côn Minh đã giúp Tuyên Quang giao thông giao thương với các tỉnh và toàn quốc được thuận lợi, dễ dàng. Toàn tỉnh có 340 km đường quốc lộ; 392 km đường tỉnh; 947 km đường huyện; 247 km đường đô thị, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nội tỉnh, nối các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi gần hơn với trung tâm [7]. Hệ thống điện: Nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW, hệ thống lưới 220KV và 110 KV đảm bảo cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất cho 3 tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang. Đến năm 2020, các nhà máy thủy điện Chiêm Hóa, Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thách Rõm (huyện Chiêm Hóa); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm yên) và một số nhà máy thủy điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW được tiếp tục đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt [7]. Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước ở tỉnh Tuyên Quang với công suất trên 28.000 m3/ngày/đêm, đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt dân cư và nước sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp trong và ven thành phố. Các thị trấn và khu, cụm công nghiệp, các khu du lịchcũng đã có hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải cho sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất [7]. Hệ thống thông tin liên lạc: Tuyên Quang có mạng lưới bưu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới các huyện, thành phố của tỉnh và liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại, số thuê bao Internet di động và cố định sơ bộ đạt bình quân 97 thuê bao/100 dân [7]. Hệ thống dịch vụ tài chính: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng của tỉnh đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh của 81 các nhà đầu tư như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh.. với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại [7]. Hệ thống giáo dục và đào tạo: tỉnh Tuyên Quang có 02 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 trường đại học; 01 trường cao đẳng; 02 trường trung cấp; 06 trung tâm đào tạo nghề cấp huyện [7]. Mạng lưới y tế: Tuyên Quang có 170 cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước quản lý (thời điểm 31-12-2018), trong đó có 15 bệnh viện, 11 phòng khám đa khoa khu vực và 144 trạm y tế xã phường, cơ quan, xí nghiệp. Số giường bệnh do Nhà nước quản lý là 3.309 giường bệnh (bình quân 32,7 giường bệnh/1vạn dân). Số nhân lực y tế do Nhà nước quản lý là 2.028 người (116 người làm việc trong ngành Dược, 1.912 người làm việc trong ngành Y), số bác sĩ bình quân/ 1 vạn dân là 10,3 người [7, tr. 487]. * Dân số, lao động, việc làm: Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Tuyên Quang là 780.156 người, mật độ 28 người/km2.Trong 5 năm, từ 2014-2018, mỗi năm dân số tăng trung bình 0,87%. Tuyên Quang có 22 dân tộc sinh sống, trong đó có trên 52% là người dân tộc thiểu số (25,45 % dân tộc Tày; 11,38 % dân tộc Dao; 8,0% dân tộc Sán Chay; dân tộc Mông chiếm 2,16%; dân tộc Nùng chiếm 1,90%, dân tộc Sán Dìu chiếm 1,62%, các dân tộc khác chiếm 1,28%). Đại đa số (trên 86%) người dân sống ở khu vực nông thôn [Phụ lục 3]. Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, tăng dần qua các năm, có sức khỏe tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn không có biến động nhiều, chiếm khoảng 88% lực lượng lao động toàn tỉnh [Phụ lục 4]. Lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng dần qua các năm [Phụ lục 5]. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm giảm dần, trong đó tỷ lệ thất nghiệp nữ ngày càng giảm [Phụ lục 6]. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi cũng giảm dần từ 2,60% năm 2014 xuống còn 1,13% năm 2018 [Phụ lục 7]. Với thực trạng về kinh tế - xã hội như đã phân tích trên, phát triển hàng nông sản theo CGT ở tỉnh Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế. 82 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở TỈNH TUYÊN QUANG 3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị Tỉnh Tuyên Quang rất chú trọng đến việc xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững nói chung, cũng như các đề án, quy hoạch phát triển các mặt hàng nông sản theo CGT nói riêng. Ngay sau khi Quyết định số 899/QĐ- TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững được ban hành, Tuyên Quang đã ban hành một loạt các đề án quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển hàng nông sản theo CGT đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Quy hoạch phát triển trồng trọt tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu khai thác lợi thế của từng vùng, tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng, giá trị cao, phát triển bền vững gắn sản xuất với chế biến, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân. Cụ thể, đến năm 2020: Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt: Đạt 4,2%/năm giai đoạn 2016-2020 (cả giai đoạn 2014-2020 đạt 4,3%/năm). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: 55% giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản. Giá trị sản xuất/ha canh tác: khoảng 80 triệu đồng/ha vào năm 2020 [83]. Quy hoạch phát triển cây trồng đến năm 2020: Chiến lược phát triển cây trồng của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đưa diện tích trồng cam toàn tỉnh lên 8.500 ha, trong đó huyện Hàm Yên là huyện trồng cam chủ lực của tỉnh có diện tích lên đến 7.710 ha (chiếm trên 90% diện tích trồng cam toàn tỉnh); năng suất 150 tạ/ha; sản lượng 112.500 tấn; mở rộng diện tích trồng chè toàn tỉnh là là 9.000 ha, tại các huyện trồng chè truyền thống diện tích trồng chè đều được mở rộng; năng suất 90 tạ/ha; sản lượng 74.700 tấn [83] [Phụ lục 8]. Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đến năm 2020: Vùng sản xuất cam có diện tích là 5.255 ha, vùng sản xuất chè có diện tích 5.656 ha [Phụ lục 9]. 83 Quy hoạch các vùng sản xuất VietGAP đến năm 2020: Vùng sản xuất cam an toàn có diện tích 700 ha, vùng sản xuất chè an toàn có diện tích 2.391 ha [Phụ lục 10]. Quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Vùng cam gồm các xã Tân Thành, xã Phù Lưu, xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên; vùng chè gồm các xã Tân Trào, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương); xã An Tường, xã Đội Cấn (thành phố Tuyên Quang); xã Phú Lâm, xã Lăng Quán (huyện Yên Sơn). Quy hoạch vùng sản xuất giống cây trồng: Đối với giống cam, xây dựng 03 vườn ươm, diện tích 1-1,5 ha, công suất 130-140 nghìn cây cam giống/năm đảm bảo cung cấp cho trồng mới khoảng 250-260 ha vào năm 2020; đối với giống chè, xây dựng 5 vườn ươm với quy mô sản xuất đạt 250.000 bầu/năm trên địa bàn các huyện: Yên Sơn (xã Phú Lâm, Tứ Quận); Sơn Dương (xã Tân Trào); Hàm Yên (xã Tân Thành, Thái Hòa). Tiến hành tuyển chọn 100 cây chè Shan tuyết đầu dòng, 01 vườn đầu dòng, 03 vườn ươm giâm hom. Xây dựng một số CGT và thương hiệu sản phẩm trồng trọt chủ lực gồm CGT sản phẩm: Xây dựng một số CGT từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh như lúa an toàn, rau an toàn, cam an toàn và chè an toàn. Xây dựng thương hiệu Chè Shan đặc sản, Chè Vĩnh Tân, huyện Sơn Dương; Chè Làng Bát, huyện Hàm Yên; thương hiện chè Shan đặc sản, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020: hướng đến mục tiêu khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với chế biến, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm theo quy hoạch, để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển chăn nuôi toàn diện, nhằm tăng giá trị ngành chăn nuôi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân. Cụ thể, trong giai đoạn 2016 - 2020: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân 6,1 %/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 5.650 tỷ đồng (theo giá thực tế năm 2012), chiếm trên 41,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các chỉ tiêu tổng đàn đến năm 2020: Trâu 122,70 nghìn con; lợn 767,98 nghìn con. Sản 84 lượng đến năm 2020: Thịt hơi các loại đạt khoảng 114,38 nghìn tấn. Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại: Đạt 40 - 50% tổng đàn vào năm 2020, mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt khoảng 4%/năm. Quy hoạch phát triển đàn trâu: Sản phẩm chính của chăn nuôi trâu là sản xuất trâu thịt và trâu giống hàng hóa, cung cấp giống tốt trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh. Duy trì tốc độ phát triển đàn trâu toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 - 2020 là 1,98%/năm. Ổn định sản lượng thịt 5,45 nghìn tấn vào năm 2015 và 6,30 nghìn tấn vào 2020; Với cơ cấu đàn: Trâu cái sinh sản và hậu bị chiếm 48-55% tổng đàn, đàn trâu thịt chiếm 15-18% tổng đàn. Hình thành vùng chăn nuôi trâu hàng hóa tập trung tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên [Phụ lục 11]; [Phụ lục 12]. Quy hoạch phát triển đàn lợn: Sản phẩm chính của chăn nuôi lợn là sản xuất lợn thịt hướng nạc, lợn đặc sản và cung cấp giống lợn trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh. Duy trì tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2012-2020 là 6,15- 7%/năm. Sản lượng thịt hơi 85,92 nghìn tấn. Phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp, tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên; phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (lợn đen địa phương, lợn rừng lai...) theo quy mô vừa, quy mô gia trại tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa... [Phụ lục 11]; [Phụ lục 12]. Quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung: Đàn trâu có quy mô 31.500 con; tổng số là 162 vùng, tập trung tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên; Đàn lợn hướng nạc, siêu nạc có quy mô 231.780 con; tổng số là 224 vùng, tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương; Đàn lợn đen địa phương: Quy mô 164.100 con; tổng số là 173 vùng, tập trung tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên [Phụ lục 13]. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ: Giai đoạn 2016-2020, ngoài việc củng cố các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã xây dựng và hoạt động, Tuyên Quang sẽ triển khai xây dựng mỗi xã hoặc trung tâm cụm xã 01 điểm giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy hoạch với quy mô phù hợp 85 (đáp ứng nhu cầu giết mổ trên địa bàn, phương thức bán công nghiệp), tiến tới xóa bỏ tình trạng giết mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Quy hoạch vùng sản xuất giống: Giống trâu: Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng đàn trâu Ngố tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên nhằm tạo ra nguồn giống trâu tốt; Giống lợn: Đầu tư nâng cấp trại giống cấp ông bà của Công ty Cổ phần giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang và 02 cơ sở lợn giống cấp bố mẹ tại Yên Sơn và Sơn Dương. Tổ chức sản xuất giống lợn đặc sản địa phương và sản xuất giống lợn hướng nạc, siêu nạc. 3.2.2. Thực trạng phát triển quy mô, sản lượng hàng nông sản theo chuỗi giá trị Diện tích và sản lượng cam của tỉnh Tuyên Quang ngày càng được mở rộng. Đến năm 2018, diện tích cam đã phát triển lên 8.634 ha, tập trung chủ yếu ở 14 xã của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, sản lượng đạt 81.088 tấn, giá trị sản lượng trên 820 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 32 nghìn lao động tại vùng cam và giải quyết được hàng ngàn lao động thời vụ từ các huyện và các tỉnh khác đến làm thuê vào thời vụ thu hoạch cam. Không chỉ mở rộng quy mô sản xuất cam theo chiều rộng, tỉnh Tuyên Quang còn chú trọng đi vào chiều sâu bằng cách mở rộng các vùng sản xuất cam hữu cơ, sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP bởi quy trình sản xuất này tạo ra cam có giá trị vượt trội, giá bán tại vườn luôn cao hơn từ 20% - 30% so với cam sản xuất đại trà. Hiện nay, diện tích trồng cam VietGAP đã đạt khoảng 350 ha, tập trung tại huyện Hàm Yên, trong đó nhiều nhất là xã Tân Thành là 155 ha. Theo Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, mục tiêu đến năm 2020, huyện Hàm Yên phát triển 5.255 ha cam sành, nhưng chỉ trong vòng 3 năm diện tích vùng cam của huyện Hàm Yên đã phát triển một cách nhanh chóng từ hơn 4.000 ha năm 2014 lên hơn 7.270 ha năm 2018. Do mở rộng diện tích trồng cam một cách mạnh mẽ, kết hợp với việc áp dụng các phương pháp chăm sóc và thu hoạch hợp lý, sản lượng cam của Tuyên Quang không ngừng tăng lên [Phụ lục 14]. So sánh với năm 2014, thì năm 2015 sản lượng cam tăng 111%, năm 2016 tăng 132%, năm 2017 tăng 157,5%, năm 2018 tăng 165% [Phụ lục 15]. 86 Quy mô trồng chè của tỉnh không có biến động nhiều. Tổng diện tích trồng chè toàn tỉnh khoảng hơn 8.700 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm hơn 8.100 ha; năng suất bình quân đạt 77,3 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 65.001 tấn. Chè được trồng tại các huyện, thành phố, trong đó vùng trồng chè công nghiệp tại các huyện Sơn Dương 1.575 ha, huyện Yên Sơn 2.983 ha, huyện Hàm Yên 2.173 ha, Thành phố Tuyên Quang 437 ha. Vùng trồng chè Shan gồm 82,1 ha của huyện Chiêm Hóa, 1.360 ha của huyện Na Hang, 248,5 ha của huyện Lâm Bình; năng suất bình quân 79 tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt trên 65.819 tấn. Các doanh nghiệp và HTX chế biến được 8.681 tấn chè thành phẩm, đạt 51,5% năng lực chế biến, trong đó 5.121 tấn chè xanh, 3.560 tấn chè đen, tiêu thụ đạt 8.098 tấn, trong đó tiêu dùng nội địa 4.031 tấn, xuất khẩu 4.054 tấn [Phụ lục 16]; [Phụ lục 17]. Trâu được chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình, tập trung ở 5 huyện Chiêm Hóa (26,47%), huyện Yên Sơn (17,03%), huyện Sơn Dương (18,96%), huyện Na Hang 12,81%) và huyện Hàm Yên (14,04%). Số lượng và sản lượng trâu 5 năm qua ít biến động, từ hơn 106 nghìn con đến hơn 110 nghìn con, đạt từ khoảng 4.500 tấn đến 4.700 tấn thịt trâu hơi xuất chuồng [Phụ lục 18]. Lợn được nuôi tập trung lớn nhất tại các huyện vùng thấp, nơi có hệ thống đường giao thông thuận lợi như huyện Sơn Dương (28%), huyện Yên Sơn (22%), huyện Chiêm Hóa (12,8%). Quy mô chăn nuôi lợn vẫn nhỏ lẻ, chủ yếu chăn nuôi tại hộ gia đình, chưa phát triển được mô hình sản xuất tập trung quy mô trang trại với số lượng hàng nghìn con một đàn. Số lượng trang trại chăn nuôi lớn còn ít, quy mô nhỏ và vừa (toàn tỉnh hiện có 10 trang trại chăn nuôi lợn, quy mô từ 500 đến 800 đầu lợn) [Phụ lục 19]. 3.2.3. Thực trạng phát triển các mặt hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang 3.2.3.1. Chuỗi giá trị cam Mặt hàng cam của Tuyên Quang chủ yếu được bán thẳng ra thị trường cho người tiêu dùng, mà hầu như không có sự tham gia của khâu chế biến, do vậy 87 CGT cam cơ bản gồm 5 khâu: Đầu vào, sản xuất; thu gom (cấp xã, cấp huyện); thương mại (bán buôn/ bán lẻ); tiêu dùng. * Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất Người cung cấp dịch vụ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật: Qua khảo sát cho thấy, các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp ở địa phương đã cung ứng tương đối đầy đủ hàng hóa cho nông dân. Tuy nhiên, dịch vụ cung ứng thuốc BVTV tại một số cửa hàng đôi khi không kịp thời hoặc không có đúng chủng loại, nhu cầu của người sản xuất, nếu có nhu cầu cần phải đặt hàng trước. Bảng 3.1: Khả năng đáp ứng của các quầy kinh doanh vật tư nông nghiệp Đơn vị tính: % Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha Số mẫu % Số mẫu % Nơi mua phân bón, thuốc BVTV 20 10 Trong xã 14 70 8 80 Ngoài xã 6 30 2 20 Người bán thuốc BVTV 20 10 HTX, doanh nghiệp 3 15 2 20 Cửa hàng tư nhân 17 85 8 80 Người bán hàng tư vấn kỹ thuật 20 10 Có 9 45 7 70 Không 11 55 3 30 Có được nợ tiền không 20 10 Có 20 100 9 90 Không 0 0 1 10 Hàng hóa có đầy đủ không 20 10 Có (lúc nào cũng đầy đủ) 16 80 8 80 Không (phải đặt trước) 4 20 2 20 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát Người mua hàng được người cung cấp tư vấn cách sử dụng, nhưng không thường xuyên và không mang tính chuyên nghiệp. Các quầy kinh doanh bán hàng với hình thức cho vay vật tư phân bón, thuốc BVTV, thanh toán vào cuối vụ và tính lãi hàng tháng đối với người sản xuất. Tỷ lệ người dân mua hàng trả Sản xuất Thu gom Thương mại Tiêu dùng Đầu vào 88 chậm là rất lớn đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ là (100%) còn đối với các hộ có diện tích lớn hơn 0,8 ha tỷ lệ vay nợ cũng tương đối cao (90%) [Bảng 3.1]. Vốn đầu tư: Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu vốn để phục vụ cho sản xuất cam của các hộ có diện tích ≤ 0,8 ha có tỷ lệ 55 %; trong thực tế người sản xuất vay nợ bằng hiện vật (vật tư phân bón, thuốc BVTV) với tỷ lệ 70 % số hộ khảo sát [Bảng 3.1]. Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng vốn vay Đơn vị tính: % Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha Số mẫu % Số mẫu % Vay vốn 20 10 Có 11 55 1 10 Không 9 45 9 90 Lý do 9 9 Không có nhu cầu vay 4 44,44 3 33,33 Không đủ điều kiện 0 1 11,11 Khác 5 55,55 5 55,56 Nguồn vay 11 1 NH chính sách 6 54,54 1 100 NH Nông nghiệp 1 9,1 0 0 Khác 4 36,36 0 0 Vay bằng hiện vật 20 10 Có 14 70 10 100 Không 6 30 0 0 Người quyết định vay vốn 20 10 0 Vợ 3 15 0 0 Chồng 0 0 2 20 Cả hai vợ chồng 17 85 8 80 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát Các hộ thường nợ lại người bán hàng đến cuối vụ thu hoạch mới trả tiền, đây cũng là một vấn đề trong chuỗi giá trị cam vì người nông dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm trong quản lý sản xuất, có những hộ không có nhu cầu vay vốn nhưng vẫn nợ các của hàng vật tư, phân bón. Điều này cho thấy cần có 89 sự tư vấn giúp người dân trong hạch toán chi phí sản xuất. Việc sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả chưa cao, người dân không dám vay vốn để đầu tư cho sản xuất do không biết tính toán, sợ mất mùa, nợ nần. Dịch vụ cung cấp thông tin thị trường: Qua kết quả khảo sát, cho thấy người dân tham khảo thông tin thị trường chủ yếu từ 2 nguồn thông tin chính đó là từ chợ và người hàng xóm. Khó khăn của người dân khi bán sản phẩm khi không có thông tin thường bị ép giá. Bảng 3.3: Thông tin thị trường Đơn vị tính: % Chỉ tiêu DT dưới 0,8 ha DT trên 0,8 ha Số mẫu % Số mẫu % Nơi tham khảo giá bán 20 10 Từ hàng xóm 5 25 5 50 Từ chợ 15 75 5 50 Quen biết với người mua cam 20 10 Có 18 90 10 100 Không 2 10 0 0 Nhận tiền 20 10 Nhận ngay 20 100 10 100 Nợ 0 0 0 0 Khó khăn gặp phải 20 10 Bị ép giá 14 70 7 70 Vận chuyển xa 6 30 3 30 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát Dịch vụ kỹ thuật/khuyến nông: Các hoạt động khuyến nông và tập huấn được triển khai tích cực. Mô hình huấn luyện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và các mô hình sản xuất cam an toàn theo VietGAP với diện tích trên 131 ha; các lớp tập huấn tại hiện trường về trồng và chăm sóc cây cam, quản lý dịch hại tổng hợp, lớp về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất cam an toàn theo hướng VietGAP, tập huấn xử lý sau thu hoạch được tỉnh Tuyên Quang tổ chức liên tục nhằm nâng cao trình độ chăm sóc và thu hoạch cam cho bà con nông dân. Tuy nhiên, công tác dịch vụ tư vấn kỹ thuật chưa phát triển, mỗi xã, thôn có một cán bộ khuyến nông 90 thôn, bản chưa có cán bộ phụ trách về bảo vệ thực vật, cán bộ này chỉ là kiêm nhiệm không có phụ cấp, hoạt động theo sự điều động của lãnh đạo xã và xóm. Cơ sở hạ tầng: Các vườn cam đang cho thu hoạch nằm phân tán rải rác ở các xã, nhiều vườn ở các địa hình khá phức tạp, đường giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi trời mưa; đường giao thông hiện nay là một vấn đề gây cản trở cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục khó khăn trong vận chuyện, một số vườn cam lớn đã sử dụng hệ thống ròng rọc, ngựa thồ trong quá trình vận chuyển cam từ vườn xuống nơi tập kết. Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị cam tỉnh Tuyên Quang Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên khảo sát Thu gom cấp xã HTX Chợ đầu mối tại tỉnh Người trồng cam Chợ đầu mối tại các tỉnh, TP Siêu thị Thu gom cấp huyện Người tiêu dùng 7,63% 1,23% 69,08% 1,23% 17,66 % 1,38% 10,65% 19,66% 77.63% 1,23% 1,48% 79,73% 8,55% 91 * Hoạt động thu gom và tiêu thụ sản phẩm: Khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển: Do chưa xây dựng được hệ thống được giao thông lên tận vườn cam, nên việc vận chuyển cam đến nơi tập kết chủ yếu dùng sức người gánh, sức ngựa kéo, vận chuyển dọc theo các lối mòn quanh vườn. Cam thường được đựng trong các sọt tre, không có dụng cụ đóng gói, bảo quản sản phẩm dẫn đến cam bị dầm bì, nhanh giảm chất lượng. Khâu thu gom, bán buôn, bán lẻ: Qua sơ đồ trên cho thấy, sản phẩm của chuỗi giá trị cam chủ yếu bán trực tiếp sản phẩm không thông qua chế biến. Kênh tiêu thụ lớn nhất là từ người sản xuất tới thu gom cấp huyện chiếm 77,63% tổng sản lượng cam, gần 20% sản lượng cam được thu gom qua người thu gom nhỏ lẻ cấp xã. Khoảng 1,48% sản lượng cam người sản xuất b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_hang_nong_san_theo_chuoi_gia_tri_o_tinh_t.pdf
Tài liệu liên quan