Luận án Phát triển kinh tế tư nhân tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 9

1.1.3 Khái quát chung về các nghiên cứu có liên quan 17

1.2 Phương pháp nghiên cứu 18

1.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích 18

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 28

2.1 Một số khái niệm có liên quan 28

2.1.1 Kinh tế tư nhân 28

2.1.2 Phát triển kinh tế tư nhân 37

2.2 Nội dung phát triển kinh tế tư nhân 45

2.2.1 Gia tăng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân 45

2.2.2 Mở rộng quy mô các nguồn lực cơ sở kinh tế tư nhân 46

2.2.3 Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế tư nhân 46

2.2.4 Gia tăng đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội 47

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân 47

2.3.1 Môi trường pháp luật, cơ chế chính sách 47

2.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 49

2.3.3 Vốn, cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất kinh doanh 50

 

docx189 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế tư nhân tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lượng thịt hơi xuất chuồng 170 nghìn tấn, giảm 1,1% so cùng kỳ; trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng 135,8 nghìn tấn, giảm 2,7%; thịt gia cầm giết bán 43,5 nghìn tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ [65]. Kết quả sản xuất thuỷ sản năm 2019 tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng 181,8 nghìn tấn, vượt 0,9% kế hoạch, tăng 7,2% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 109 nghìn tấn, vượt 2,5% và tăng 8,8%; riêng khai thác xa bờ 48,7 nghìn tấn, tăng 8,2%; sản lượng nuôi trồng 50,1 nghìn tấn, đạt 97,5% kế hoạch và giảm 1,9% so cùng kỳ 65]. + Lâm nghiệp: Năm 2019, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các ngành chức năng, sự cố gắng của các chủ dự án, hộ lâm nghiệp, nên kết quả sản xuất lâm nghiệp tăng khá so cùng kỳ. Diện tích trồng rừng tập trung 10.480 ha, vượt 4,8% kế hoạch, giảm 0,2% so với cùng kỳ; trồng cây phân tán 2,0 triệu cây, giảm 7,4%; diện tích rừng được chăm sóc 42,6 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch, giảm 3,7%... Khai thác lâm sản: Gỗ 530,4 nghìn m3, vượt 0,1% kế hoạch, tăng 5,4% so với cùng kỳ; tre luồng 49,4 triệu cây, vượt 0,7% và tăng 3,9%; nguyên liệu giấy 73,6 nghìn tấn, vượt 2,2% và tăng 3,8% so với cùng kỳ [65]. + Thủy sản: Nhìn chung kết quả sản xuất thuỷ sản năm 2019 tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng 159,1 nghìn tấn, vượt 0,9% kế hoạch, tăng 5,2% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 109 nghìn tấn, vượt 2,5% và tăng 8,8%; riêng khai thác xa bờ 48,7 nghìn tấn, tăng 8,2%; sản lượng nuôi trồng 50,1 nghìn tấn, đạt 97,5% kế hoạch và giảm 1,9% so cùng kỳ. Năm 2019, toàn tỉnh có 7.027 tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản, với tổng công suất 494,5 nghìn CV; so với cùng kỳ giảm 2,9% về số tàu (giảm 213 tàu), tăng 13,3% về công suất; trong đó, tàu xa bờ (từ 90 CV trở lên) có 1.545 tàu, với tổng công suất 357 nghìn CV; so với cùng kỳ tăng 9,8% về số tàu (tăng 138 tàu), tăng 17% về công suất; tàu dịch vụ hậu cần có 131 tàu, với tổng công suất 55,6 nghìn CV; so với cùng kỳ giảm 26,8% về số tàu (giảm 48 tàu), giảm 21,5% về công suất [65]. + Sản xuất công nghiệp: Năm 2019, sản xuất công nghiệp tương đối ổn định; năng lực sản xuất của ngành công nghiệp có thêm một số doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh cuối năm 2018 và trong năm 2019, nên sản xuất công nghiệp chung toàn tỉnh tăng so với năm 2018. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2019 tăng 9,32% so với năm 2018; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 1,89%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,63%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 6,20%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,68% so cùng kỳ [65]. + Đầu tư và xây dựng: Kế hoạch đầu tư công năm 2019 được UBND tỉnh giao kế hoạch chi tiết sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư và các đơn vị thi công khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm; bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp như: Dự án đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn; Dự án đường ven biển (đoạn nối đường 513 với đường ven biển thuộc địa phận tỉnh Nghệ An), Dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa một số huyện; Dự án nâng cấp Quốc lộ 47 đoạn từ km 0 - km 31+260; Dự án Đại lộ Nam Sông Mã; Dự án nạo vét Sông Lạch Trường [65]. + Hoạt động của doanh nghiệp: Phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực, đến hết năm 2019 thành lập mới 3.222 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 16.984 tỷ đồng, so với cùng kỳ gấp 2,06 lần về số doanh nghiệp (tăng 1.560 doanh nghiệp) và tăng 86,3% về vốn đăng ký. Trong năm, có 558 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn; 111 doanh nghiệp giải thể và 420 doanh nghiệp đăng ký quay trở lại hoạt động. 3.1.2.2 Dân số Dân số tỉnh Thanh Hóa năm 2019 là 3.645.696 người, tăng 14,4 nghìn người so với năm 2018, tốc độ tăng dân số 0,39%. Năm 2019, sắp xếp được khoảng 63 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 100% kế hoạch, tăng 0,7% so với năm 2018; trong đó, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 10 nghìn người, đạt 100% kế hoạch, giảm 0,18% so với năm 2018. Bảng 3.3: Phân bổ dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Diễn giải Năm Tổng số Thành thị Nông thôn Người 2015 3.536.993 457.090 3.079.903 2016 3.570.832 478.566 3.092.266 2017 3.603.699 500.837 3.102.862 2018 3.631.279 523.797 3.107.482 2019 3.645.696 547.159 3.098.537 Tỷ lệ tăng (%) 2015 0,85 4,52 0,33 2016 0,96 4,7 0,4 2017 0,92 4,65 0,34 2018 0,77 4,58 0,15 2019 0,4 4,46 -0,29 Cơ cấu (%) 2015 100,00 12,92 87,08 2016 100,00 13,40 86,60 2017 100,00 13,90 86,10 2018 100,00 14,42 85,58 2019 100,00 15,01 84,99 (Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh Hóa, 2019) Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), người Mường (8,7%), người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho sự phát triển văn hóa, du lịch song cũng là những khó khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Về chất lượng dân số: Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 - 15 năm tới. Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Về phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư ở Thanh Hóa rất không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn chiếm 84,99% (2019) dân số toàn tỉnh; dân số thành thị chỉ chiếm 15,01%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 27%). Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn thay đổi chậm, cho đến 2018, dân số thành thị mới chỉ chiếm 14,42% tổng dân số toàn tỉnh trong khi dân số nông thôn vẫn chiếm tới 85,58%. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thanh Hóa trong những năm qua còn rất chậm. Trong những năm qua, ngoài tình trạng di cư tự do trong nội bộ các huyện vùng cao biên giới của tỉnh, đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến cũng khá đông, nẩy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý dân cư, an ninh chính trị và trật tự xã hội 3.1.2.3 Tình hình lao động, việc làm Theo tổng điều tra dân số năm 2019, dân số Thanh Hoá là đạt 3.645.696 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 2.262.200 người, trong đó số lượng lao động nam giới là 1.133.814 người, số lao động nữ giới là 1.128.386 người, số lao động thành thị là 340.500 người, số lao động nông thôn là 1.921.700 người [23] Về phân bổ lao động, Cơ cấu lao động giữa nam và nữ có sự thay đổi nhẹ trong giai đoạn 2015 - 2019. Trong năm 2015, lao động nữ là chủ yếu chiếm 49,8% thì tới năm 2016, 2017, 2018, 2019 tỉ lệ này lần lượt là 49,9%, 50,0%, 50,0%, 49,8% [23]. Điều đó cho thấy giới tính của lao động không có thay đổi quá lớn. Đây cũng là một thuật lợi để các ngành kinh tế của tình sử dụng lao động một cách phù hợp. Đối với phân bổ theo khu vực thành thị và nông thôn. Có thể thấy, mặc dù đã có những thay đổi về chính sách của tỉnh về phát triển nguồn lực lao động và đầu tư cơ sở hạ tầng tuy nhiên lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn không giảm nhiều, năm 2015 có tới 88,78% số lao động làm việc tại khu vực nông thôn, nhưng đến năm 2019 vẫn còn 84,96% lao động làm việc tại nông thôn. Qua đó có thể thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động đang là công việc còn gặp rất nhiều khó khăn của tỉnh. Bảng 3.4: Lực lượng lao động của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019 Diễn giải Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 Nghìn người + TỔNG SỐ 2.201,6 2.222,7 2.241,5 2.301,1 2.326,9 - Nam 1.100,8 1.111,3 1.125,9 1.161,3 1.164,9 - Nữ 1.100,8 1.111,4 1.115,6 1.139,8 1.162,0 + Phân theo TT-NT Thành thị 251,2 264,3 278,8 284,6 350,1 Nông thôn 1.988,1 1.988,5 1.997,7 2.016,5 1.976,8 Cơ cấu (%) + TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 Nam 49,8 50,0 50,1 50,5 50,1 Nữ 50,2 50,0 49,9 49,5 49,9 + Phân theo TT-NT Thành thị 11,22 11,68 12,25 12,37 15,04 Nông thôn 88,78 88,32 87,75 87,63 84,96 (Nguồn: Niên giám thống kê thanh hóa, 2019) Về chất lượng lao động: Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động Thanh Hoá những năm qua đã được nâng lên rõ rệt, nhất là qua đào tạo nghề. Năm 2019, lao động chưa qua đào tạo đạt 49%, trong đó qua đào tạo nghề là 38,1%. Tuy nhiên, nhìn vào mặt bằng chất lượng lao động của tỉnh và so với yêu cầu của thị trường lao động thì chất lượng nguồn lao động vẫn thấp, khó cạnh tranh khi tham gia thị trường lao động trong nước với yêu cầu lao động có trình độ tay nghề cao cũng như thị trường lao động ngoài nước trong xu thế hội nhập hiện nay. Về sử dụng lao động: Trong năm 2019, toàn tỉnh có trên 3.200 doanh nghiệp mới thành lập, với chính sách thu hút doanh nghiệp có sử nhiều lao động về đầu tư ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cấp huyện nhiều doanh nghiệp dày da, may mặc có vốn trong và ngoài nước về đầu tư đã thu hút được nhiều lao động làm việc, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh là “ly nông bất ly hương” [23]. Chính vì vậy, số lao động thất nghiệp từ các tỉnh phía Bắc, phía Nam trở về có nhu cầu việc làm, sớm có nơi làm việc ngay. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh như sản xuất chao đèn lồng, khâu bóng, lông mi tóc giả, mây tre đan... vẫn duy trì phát triển thu hút hàng ngàn lao động vào làm việc. 3.1.2.4 Tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Mạng lưới giao thông đường bộ được đầu tư xây phát triển khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng, với tổng chiều dài 20.149,15 km, đạt mật độ 1,81 km/km2 và 5917km/1000 dân, thuộc loại cao so với các địa phương khác và trung bình cả nước (0,77 km/km2 và 2.987km/1000 dân). Trong đó có 8 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 793 km, đây là các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh. Mạng bưu chính: Đến hết năm 2019 toàn tỉnh có 91 bưu cục (gồm 1 bưu cục trung tâm, 27 bưu cục cấp II tại các trung tâm huyện và 63 bưu cục cấp III tại các khu vực, các thị tứ), 565 điểm bưu điện văn hoá xã và 59 đại lý đa dịch vụ, đạt bán kính phục vụ bình quân là 2,24 km/điểm; 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 tuyến đường cung cấp thư cấp II, được thực hiện bằng ô tô chuyên dùng đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các huyện thị và 127 tuyến đường cấp III với nhiều phương tiện đảm bảo nhu cầu vận chuyển bưu chính đến tất cả các xã. Mạng viễn thông những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển. Phương thức truyền dẫn chủ yếu là cáp quang. Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 mạng điện thoại di động, trong đó 03 mạng sử dụng công nghệ GSM và 02 mạng sử dụng công nghệ CDMA, với 2.363 trạm thu, phát sóng BTS, đã phủ sóng thông tin di động ổn định cho 600/637 xã, phường, thị trấn (đạt 94,19%) trên địa bàn tỉnh. Mạng Internet trên địa bàn hiện có 4 đơn vị cung cấp dịch vụ, mạng Internet tốc độ cao ADSL đã triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập tại 27/27 trung tâm huyện, thị, thành phố. Với 610/637 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Năm 2019 toàn tỉnh có 155.139 thuê bao Internet tốc độ cao (Dial-up, ADSL), mật độ thuê bao quy đổi đạt 3,6 máy/100 dân. 3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa 3.1.3.1 Thuận lợi - Có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giao thông thuận lợi: Về điều kiện địa lý, Thanh Hóa là vùng có cả vùng núi, trung du, đồng bằng và biển, tài nguyên thiện nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khác nhau. Thanh Hóa cũng là nơi có tuyến đường quốc lộ huyết mạch và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, là nơi trung chuyển hàng hóa cả bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Thanh Hóa đã đưa vào khai thác nhà ga hàng không Thọ Xuân, góp phần nâng cao khả năng vận tải hành khách, trung chuyển hàng hóa của toàn tỉnh. - Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước: Thanh Hóa cũng là nơi thu hút các nguồn đầu tư trong đó có đầu tư nước ngoài ở các ngành công nghiệp chế tạo, khai khoáng. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong những nơi có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh và tường bước đào tạo lớp lao động có trình độ tiên tiến. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang có mức tăng trưởng ấn tượng, dần khẳng định vị thế quan trong trong quá trình phát triển của tỉnh. Đây cũng được xem là bộ phận được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong thời gian tới và là nguồn thu ngân sách chủ yếu của tỉnh. Về chính sách phát triển kinh tế tư nhân và lao động việc làm, hiện nay tỉnh Thanh Hóa cũng đã có nhiều chính sách về phát triển kinh tế tư nhân và lao động việc làm. Quy hoạch về đất đai, quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng các ngành đạt ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân. - Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào: Là một tỉnh có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào và từng bước được cải thiện về trình độ là động lực rất lớn để phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ: Cơ sở hạ tầng được xây dựng khá đầy đủ với hạ tầng đường, cầu cống, nước và mạng lưới viễn thông, internet. Đây là yếu tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như kinh tế các ngành trong địa bàn tỉnh. 3.1.3.2 Khó khăn - Điạ hình rộng, đa dạng: Tỉnh Thanh Hóa có địa hình phức tạp, đa dạng, rộng lớn khiến việc thực hiện phát triển KTTN đến từng địa phương có những khó khăn nhất định. Các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng...ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá và sương muối...ở vùng phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư. - Kinh tế thế giới và trong nước diễn biến khoa lượng: Trong những năm tiếp theo kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; kinh tế trong nước phục hồi chậm, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do sức mua giảm; doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn dẫn đến tình trạng nhiều người lao động thiếu việc làm, mất việc làm. - Phát triển kinh tế tư nhân ở Thanh Hóa còn khiêm tốn: Hiệu quả việc làm tại các khu vực kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ còn thấp, biểu hiện ở thu nhập thấp và tính ổn định của việc làm thấp, nhất là ở khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời vụ, thị trường bên ngoài. - Chất lượng lao động trong tỉnh còn thấp: Mặt bằng chất lượng lao động của tỉnh và so với yêu cầu của thị trường lao động thì chất lượng nguồn lao động vẫn thấp, khó cạnh tranh khi tham gia thị trường lao động trong nước với yêu cầu lao động có trình độ tay nghề cao cũng như thị trường lao động ngoài nước trong xu thế hội nhập hiện nay. - Nguồn vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng: Các doanh nghiệp trong kuh vực kinh tế tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi thiếu thông tin về thị trường lao động, thị trường sản phẩm trong và ngoài nước, bên cạnh đó, lao động có tay nghề cao có số lượng còn hạn chế, tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nghiệp chuyển đổi còn lớn khiến công tác đào tạo, học nghề chuyển biến chậm. - Chậm thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư ngân ở địa phương còn bị động với các xu thế mới, họ không hiểu bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng; cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang đổi thay nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp trên thế giới có sức cạnh tranh to lớn, nhiều phát minh sáng chế, nhiều tiện ích và nhiều cái mới đang thay thế cái cũ, cái lạc hậu từng ngày, từng giờ. Tư duy, nhận thức, thị hiếu, sở thích, nhu cầu, lối sống và phong cách sống của con người cũng đang có nhiều biến đổi. Phương thức quản lý và sản xuất kinh doanh, thực hiện các loại hình dịch vụ cũng thay đổi nhiều nhờ internets vạn vật, không gian mạng, tự động, robots... 3.2 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 3.2.1 Gia tăng về số lượng cơ sở kinh tế tư nhân 3.2.1.1 Sự phát triển về số lượng cơ sở kinh tế tư nhân Tính đến 31/12/2019 khu vực KTTN đã có tổng cộng 17.274 doanh nghiệp hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH). Trong đó tập trung vào hai loại hình chính là công ty cổ phần và công ty TNHH (trong đó Công ty phần chiếm tỉ lệ lớn nhất với 12.500 doanh nghiệp, tiếp theo là công ty TNHH 3.743 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 1.031 doanh nghiệp). Các loại hình kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa theo bảng 3.5 sau. Bảng 3.5: Các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Loại hình Năm Tốc độ tăng trưởng 2015 2016 2017 2018 2019 2016/15 2017/16 2018/17 2019/18 DNTN 858 927 976 1.010 1.031 108,04 105,29 103,48 102,08 CTTNHH 2.324 2.687 3.082 3.458 3.743 115,62 114,70 112,20 108,24 CTCP 5.376 6.707 8.487 10.255 12.500 124,76 126,54 120,83 121,89 TỔNG 8.558 10.321 12.545 14.723 17.274 120,60 121,54 117,36 117,32 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019) Qua bảng 3.5 thấy rằng, loại hình KTTN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sự phát triển ổn định, từ năm 2015 đến năm 2019 lần lượt đạt tốc độ tăng trưởng năm 2016/2015, 2017/2016, 2018/2017, 2019/2018 lần lượt là 20,6%, 21,54% , 17,36% và 17,32%. Nhìn chung, tỉ lệ tăng trưởng có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2015-2019, có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2018. Tốc độ tăng trưởng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Điều này cho thấy phát triển kinh tế tư nhân hiện là mũi nhọn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Từ năm 2015 đến năm 2019, xét trong từng loại hình cụ thể ở khu vực KTTN có sự khác nhau về số lượng gia tăng: Loại hình công ty cổ phần có mức tăng trưởng cao nhất, năm 2016 tăng 24,76% so với năm 2015, năm 2017 tăng 26,54% so với năm 2016, năm 2018 tăng 21,83% so với năm 2017 năm 2019 tăng 21,895 so với năm 2018. DNTN có mức tăng giảm biến động ít nhất và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015- 2019, năm 2016 tăng 8,04% so với năm 2015, năm 2017 tăng 5,29% so với năm 2016, năm 2018 giảm 3,48% so với năm 2017, năm 2019 tăng 2,08% so với năm 2018; Như vậy, loại hình công ty cổ phần có số lượng lớn nhất với mức tăng trưởng cao, doanh nghiệp tư nhân có số lượng nhỏ nhất và mức tăng trưởng biến động tăng giảm qua các năm, cho thấy loại hình công ty cổ phần là rất phù hợp với bối cảnh kinh tế của tỉnh hiện nay. Sự biến động của khu vực KTTN nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư đã bước đầu ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình trong khu vực KTTN. Xu hướng lựa chọn phát triển sản xuất kinh doanh tập trung vào loại hình yêu cầu vốn đầu tư thấp và quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện hiện tại như loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần. Trong đó kinh doanh với loại hình hộ cá thể có chi phí nhỏ và cũng không phải chịu quá nhiều thủ tục như loại hình công ty, cả về thuế quan và các chính sách khác hiện đang chiếm tỉ trọng lớn tới 95% khu vực KTTN tỉnh Thanh Hóa. Sự gia tăng số lượng các cơ sở KTTN đang hoạt động, đặc biệt là các loại hình DN trên địa bàn tỉnh chứng tỏ xu hướng biến động phù hợp với quy luật khách quan trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, qua đây cũng phản ánh sự quan tâm của chính quyền các cấp tới sự phát triển của KTTN, tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển. Bảng 3.6: Tình hình đăng ký và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 Loại hình Đăng ký Đang hoạt động Tỷ lệ % hoạt động DNTN 1.146 1.031 89,98 CTTNHH 4.092 3.743 91,47 CTCP 13.062 12.500 95,70 Tổng 18.300 17.274 94,39 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2019) Bảng 3.6 cho thấy, có một lượng nhỏ đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động, nguyên nhân do một số hộ chuyển nghề, một số đang xây dựng cơ bản, một bộ phận mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, không cạnh tranh được trên thị trường và một số ít DN thành lập để mua bán đơn thuế giá trị gia tăng. Tỷ lệ các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động tuy không đáng kể nhưng cũng cho thấy việc thẩm định của các cơ quan chức năng đối với năng lực của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh còn khá lỏng lẻo. Cán bộ làm công tác cấp đăng ký kinh doanh còn nặng vào việc quan tâm tới các hồ sơ và thủ tục giấy tờ mà chưa thực sự quan tâm tới khả năng tài chính của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh. Thực trạng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động phản ánh đúng trình độ phát triển lực lượng sản xuất của địa phương trong điều kiện hiện nay, khẳng định vai trò quan trọng của hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp, vấn đề đặt ra là cần phải làm cho các cơ sở KTTN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả, phát huy vai trò một cách tốt nhất. 3.2.1.2 Phân bổ các cơ sở kinh tế tư nhân theo vùng và theo ngành kinh tế Toàn tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, thành phố; trong đó 201.531 cơ sở KTTN được phân bố đều khắp các xã và thị trấn của tỉnh. Hộ cá thể chiếm tỷ lệ lớn (95%) phát triển ở hầu khắp các xã trong tỉnh, tập trung ở các địa phương có kinh tế phát triển là Tp.Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Hoằng Hóa. Bảng 3.7: Phân bổ các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (theo địa phương) giai đoạn 2015-2019 TT Huyện, thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thành phố Thanh Hóa 4.002 4.662 5.762 6.126 7.348 2 Thành phố Sầm Sơn 250 341 556 654 756 3 Thị xã Bỉm Sơn 262 395 556 610 663 4 Huyện Thọ Xuân 296 452 596 652 732 5 Huyện Đông Sơn 291 368 433 443 476 6 Huyện Nông Cống 208 221 296 335 390 7 Huyện Triệu Sơn 221 308 392 398 452 8 Huyện Quảng Xương 260 352 442 458 543 9 Huyện Hà Trung 148 210 246 270 315 10 Huyện Nga Sơn 170 227 287 303 346 11 Huyện Yên Định 245 358 438 474 546 12 Huyện Thiệu Hoá 161 180 248 250 327 13 Huyện Hoằng Hoá 323 439 709 743 215 14 Huyện Hậu Lộc 175 253 313 387 434 15 Huyện Tĩnh Gia 759 865 1.055 1.125 1.253 16 Huyện Vĩnh Lộc 93 131 177 191 215 17 Huyện Thạch Thành 151 213 278 283 321 18 Huyện Cẩm Thủy 91 141 199 211 242 19 Huyện Ngọc Lặc 90 184 254 118 161 20 Huyện Lang Chánh 21 48 68 88 105 21 Huyện Như Xuân 51 84 91 104 108 22 Huyện Như Thanh 81 174 176 214 206 23 Huyện Thường Xuân 68 104 134 141 167 24 Huyện Bá Thước 46 72 92 106 123 25 Huyện Quan Hoá 46 72 76 92 93 26 Huyện Quan Sơn 35 55 75 75 92 27 Huyện Mường Lát 14 21 31 45 45  Tổng cộng 8.558 10.321 12.545 14.723 17.274 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, 2020) Nhìn chung, sự phát triển hộ cá thể theo địa bàn huyện, thành phố là không đều nhau, nơi có số lượng hộ cá thể lớn nhất là Tp.Thanh Hóa cao gấp 49 lần huyện có số hộ cá thể thấp nhất là Mường Lát. Các huyện có số doanh nghiệp, hộ cá thể phát triển mạnh đều là những trung tâm của các cụm, tập trung các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, là trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh. Qua bảng 3.7 thấy rằng, đến 31 tháng 12 năm 2019 số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Thanh Hóa chiếm số lượng nhiều nhất (7.348 doanh nghiệp, chiếm 42,53% trong tổng số doanh nghiệp thuộc KTTN hiện có trong toàn Tỉnh); Trong khi đó, còn rất nhiều huyện có ít doanh nghiệp hoạt động như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa Có 4 huyện (chiếm 11,11%) số huyện có ít hơn 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, nguyên nhân là do những huyện này nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, không nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh nên cơ sở hạ tầng còn kém phát triển hơn các xã khác nên không những số lượng doanh nghiệp chưa phát triển mà số lượng hộ cá thể ở đây cũng rất thấp. Từ sự phân tích trên cho thấy, những xã có điều kiện vị trí, giao thông thuận lợi, có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ thì sự phát triển của kinh tế tư nhân cũng diễn ra nhanh hơn, số lượng nhiều hơn các huyện khác trong tỉnh. Trong những năm qua, KTTN tại tỉnh Thanh Hóa có những bước phát triển nhanh, không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh từng bước được đa dạng, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Ngành nghề kinh doanh của khu vực KTTN có sự chuyển dịch t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_tai_dia_ban_tinh_thanh_ho.docx
Tài liệu liên quan