Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng Tây Bắc trong dạy học phần hóa học phi kim trung học phổ thông

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3

4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. 3

5. Giả thuyết khoa học . 3

6. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

7. Phương pháp nghiên cứu. 4

8. Những điểm mới của luận án . 4

9. Cấu trúc của luận án. 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC

SINH THPT TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC . 6

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 6

1.1.1. Nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

trong dạy học trên thế giới. 6

1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

trong dạy học ở Việt Nam. 8

1.2. Phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học ở trường phổ thông . 11

1.2.1. Khái niệm về năng lực. 11

1.2.2. Cấu trúc của năng lực. 12

1.2.3. Đặc điểm của năng lực . 15

1.2.4. Những năng lực cần phát triển cho học sinh Trung học phổ thông trong

quá trình dạy học hóa học. 16

1.2.5. Đánh giá năng lực. 17

1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trung học

phổ thông. 19

pdf288 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng Tây Bắc trong dạy học phần hóa học phi kim trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình thực hiện DHDA, PPDH GQVĐ và quy trình thực hiện DHGQVĐ và phương pháp đánh giá NLGQVĐ&ST, kết quả học tập của HS được vận dụng với từng bài dạy cụ thể; trao đổi về sự khác biệt của tổ chức hoạt động DHDA và DHGQVĐ với cách dạy theo PPDH khác mà GV đang thực hiện, dự kiến các khó khăn và cách khắc phục. - Xác định và trao đổi về một số kĩ năng, kĩ thuật dạy học và các lưu ý cần thiết cho GV và HS trong việc vận dụng PPDHDA. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình dạy học hiệu quả. - Phương pháp, các tiêu chí cần đánh giá và bộ công cụ đánh giá kết quả DHDA, DHGQVĐ và NLGQVĐ&ST. - Cùng GV dạy thực nghiệm nghiên cứu KHBH, trao đổi với GV những thắc mắc và những khó khăn gặp phải với đối tượng HS của mình. Chúng tôi cùng GV dạy thực nghiệm hoàn chỉnh KHBH trước và sau mỗi lần dạy thực nghiệm. 3.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm a. Thiết kế nghiên cứu Để tiến hành TNSP nội dung đề xuất, chúng tôi sử dụng 2 loại thiết kế nghiên cứu, gồm: - Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất. Áp dụng đánh giá NLGQVĐ&ST của HS TTĐ và STĐ đối với lớp TN sử dụng công cụ là bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá của HS. 114 - Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương. Thực hiện với lớp TN và ĐC + Kiểm tra TTĐ để chọn cặp lớp tương đương, thực hiện bằng bài kiểm tra. + Kiểm tra STĐ với cặp lớp tương đương bằng bài kiểm tra. Lớp TN dạy theo KHBH đã thiết kế, lớp ĐC dạy theo KHBH của GV (không sử dụng PPDH đề xuất trong 2 biện pháp đưa ra). + Đánh gái kết quả bài kiểm tra. Trước tác động: Chúng tôi lựa chọn lớp TN và ĐC bằng cách: Sử dụng kết quả học kỳ I đối với HS lớp 10 và sử dụng kết quả học kỳ II của lớp 10 đối với HS lớp 11. Lập bảng tính kết quả, tính điểm TB cộng của lớp TN, ĐC và lấy ý kiến của GV để xác định chúng tương đương nhau về mức độ nhận thức và NLGQVĐ&ST. - Tác động: Lớp TN GV dạy có áp dụng PPDH: GQVĐ, DHDA và BTĐHPTNL theo KHBH đã thiết kế. Ở lớp ĐC GV dạy theo KHBH của GV không sử dụng các PP trên. - Sau tác động: Thu thập kết quả đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra và đánh giá NLGQVĐ&ST theo các công cụ đã thiết kế. Việc phân tích định lượng dựa vào các công cụ đã thiết kế tiến hành đo kết quả học ở lớp TN và ĐC: Bảng kiểm quan sát đánh giá NLGQVĐ&ST; Phiếu hỏi GV (yêu cầu GV đánh giá hiệu quả phát triển NLGQVĐ&ST của HS); Phiếu hỏi HS (yêu cầu HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng); Bài kiểm tra đánh giá NLGQVĐ&ST sau các KHBH. b. Xử lí dữ liệu Quá trình xử lí dữ liệu được thức hiện bởi 3 bước cụ thể sau: Bước 1: Mô tả dữ liệu - Tính giá trị trung bình cộng (Mean) các điểm số của bảng kiểm quan sát, đề kiểm tra: Điểm TB càng cao thì kết quả càng cao. - Tính độ lệch chuẩn S: Khi 2 nhóm có số liệu TB cộng bằng nhau thì nhóm nào có giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán và có chất lượng tốt hơn. Điểm số tập trung xung quanh giá trị TB cộng chứng tỏ kết quả đồng đều và ngược lại. 115 Bước 2: So sánh dữ liệu - Phép kiểm định T-Test độc lập (Independent-Samples T-Test) để xác định sự chênh lệch giá trị trung bình của lớp TN và ĐC khác nhau có ý nghĩa hay không. Hay xác định mức độ ngẫu nhiên do tác động của các biện pháp đề xuất và thực hiện. Phép kiểm chứng T-Test độc lập được tiến hành theo các bước sau: - Tính chênh lệch điểm TB cộng của lớp TN và ĐC trước hoặc sau tác động. - Tìm giá trị p của T-test (Sig) tương ứng. - Tùy theo giá trị của p và  = 0,05 để so sánh và biện luận: + Nếu p > . Sự khác biệt điểm TB cộng giữa hai lớp TN và ĐC trước tác động là không có ý nghĩa (không phải là do tác động mà do ngẫu nhiên). + Nếu p ≤ . Sự khác biệt điểm TB cộng giữa hai lớp TN và ĐC sau tác động có ý nghĩa thống kê (là do các biện pháp đã tác động mà không phải do ngẫu nhiên). Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng giá trị quy mô ảnh hưởng ES để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biện pháp đến sự PTNL GQVĐ. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng ta sử dụng bảng của Cohen. Giá trị mức độ ảnh hưởng (ES) Ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,80 đến 1,00 Lớn 0,50 đến 0,79 Trung bình 0,20 đến 0,49 Nhỏ < 0,20 Không đáng kể Bước 3: Kết luận Chúng tôi dựa vào kết quả kiểm định thống kê toán học là cơ sở đánh giá tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đã đề ra. Đồng thời dựa vào kết quả TN rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho những lần thực nghiệm tiếp theo (nếu có). 116 3.3.2.3. Tổ chức thực nghiệm Nội dung các bài dạy thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.1: Bảng 3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm Biện pháp thực nghiệm Nội dung cụ thể Lớp TN Kí hiệu KHBD Bài kiểm tra số Biện pháp 1: Vận dụng PPDH GQVĐ Clo 10 BD1 KT1 Oxi 10 BD2 KT2 Nitơ 11 BD3 KT3 Cacbon 11 BD4 KT4 Biện pháp 2: Vận dụng PPDH DA Muối ăn với đời sống của người dân vùng Tây Bắc 10 BD5 KT1 Sử dụng lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh trong đời sống của người dân vùng Tây Bắc 10 BD6 KT2 Phân bón với tập quán canh tác của người dân vùng Tây Bắc 11 BD7 KT3 Bếp lửa trong đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc 11 BD8 KT4 + Chúng tôi tiến hành TNSP vòng 1 (năm học 2014-2015) với mục đích tìm hiểu và thăm dò nắm tình hình tại hai tỉnh Điện Biên và Sơn La. Địa bàn và đối tượng TNSP được thể hiện ở hai bảng dưới đây: Bảng 3.2. Danh sách các trường trung học phổ thông thực nghiệm vòng 1 Tên trường, Tỉnh Lớp TN (Số HS) Lớp ĐC (Số HS) Tên bài dạy GV dạy Năm học 1. THPT Tông Lệnh, Thuận Châu, Sơn La 10A1 (32) 10A2 (32) BD1 + BD5 Đoàn Lê Huy 2014-2015 2.THPT Mường Than, Lai Châu 11A1 (35) 11A2 (36) BD3 + BD7 Nguyễn Thị Thủy 2014-2015 + Sau khi có kết quả của thực nghiệm vòng 1 chúng tôi hoàn thiện và tiếp tục phát triển với các KHBH bài dạy đã thiết kế. + Trong thời gian HS thực hiện bài học theo 2 biện pháp đề xuất, GV sử dụng bảng kiểm quan sát để đánh giá NLGQVĐ&ST, các biểu hiện của NL này ở HS. + Sau giờ dạy TN, HS làm bài kiểm tra 45 phút, hoàn thành phiếu hỏi HS, phiếu đánh giá sản phẩm DA đã thực hiện. Chúng tôi tiến hành TNSP vòng 2 (năm học 2015-2016), vòng 3 (năm học 2016-2017) ở các địa bàn và đối tượng mở rộng hơn cả về nội dung, đồng thời tiến hành bài kiểm tra 45 phút lồng ghép cùng kiến thức được quy định trong bài kiểm 117 tra 1 tiết của chương trình học để đánh giá NLGQVĐ&ST của HS, bài kiểm tra có sử dụng bài tập trắc nghiệm và tự luận lồng ghép kiến thức liên hệ thực tiễn gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc. Nội dung, đối tượng và địa bàn TN được thể hiện ở bảng 3.2 và 3.3. Bảng 3.3. Danh sách các trường trung học phổ thông thực nghiệm vòng 2 Tên trường, Tỉnh Lớp TN (Số HS) Lớp ĐC (Số HS) Bài dạy Bài kiểm tra GV dạy TN 1.THPT Tông Lệnh, Sơn La 10A1 (33) 10A2 (32) BD1 + BD6 KT1 + KT2 Đoàn Lê Huy 2.THPT Mộc Hạ, Sơn La 11A (28) 11B (27) BD3 + BD8 KT3 + KT4 Đỗ Văn Đàm 3.THPT Thành Phố, Lai Châu 10A2 (36) 10A4 (35) BD2 + BD5 KT1 + KT2 Nguyễn Mạnh Hùng 4.THPT Mường Than, Lai Châu 11B (27) 11C (28) BD4 + BD7 KT3 + KT4 Nguyễn Thị Thủy 5.THPT Mường Bi, Hòa Bình 10A2 (34) 10A3 (33) BD1 + BD6 KT1 + KT2 Nguyễn Thị Thùy Liên 6.THPT Quyết Thắng, Hòa Bình 11A (25) 11B (25) BD3 + BD8 KT3 + KT4 Cao Duy Tú 7. THPT Số 3, Lào Cai 10A1 (31) 10A2 (33) BD2 + BD5 KT1 + KT2 Lương Thị Diệp 8. THCS và THPT Quài Tở, Điện Biên 11A1 (35) 11A2 (37) BD4 + BD7 KT3 + KT4 Trần Thị Thắm Số HS lớp 10 TN/ĐC = 134/133; lớp 11 TN/ ĐC = 115/117 (có 8 lớp TN và 8 lớp ĐC) Bảng 3.4. Danh sách các trường trung học phổ thông thực nghiệm vòng 3 Tên trường, Tỉnh Lớp TN (Số HS) Lớp ĐC (Số HS) Bài dạy Bài kiểm tra GV dạy TN 1.THPT Tông Lệnh, Sơn La 10A3 (28) 10A4 (30) BD2 + BD5 KT1 + KT2 Đoàn Lê Huy 2.THPT Mộc Hạ, Sơn La 11A (31) 11B (30) BD4 + BD7 KT3 + KT4 Đỗ Văn Đàm 3.THPT Thành Phố, Lai Châu 10A1 (32) 10A2 (32) BD1 + BD6 KT1 + KT2 Nguyễn Mạnh Hùng 4.THPT Mường Than, Lai Châu 11A (29) 11B (28) BD3 + BD8 KT3 + KT4 Nguyễn Thị Thủy 5.THPT Mường Bi, Hòa Bình 10A1 (32) 10A2 (31) BD2 + BD5 KT1 + KT2 Nguyễn Thị Thùy Liên 6.THPT Quyết Thắng, Hòa Bình 11B (27) 11C (26) BD4 + BD7 KT3 + KT4 Cao Duy Tú 7. THPT Số 3, Lào Cai 10A1 (33) 10A3 (35) BD1 + BD6 KT1 + KT2 Lương Thị Diệp 8. THCS và THPT Quài Tở, Điện Biên 11A1 (32) 11A2 (33) BD3 + BD8 KT3 + KT4 Trần Thị Thắm Số HS lớp 10 TN/ĐC = 125/128; lớp 11 TN/ ĐC = 119/117 (có 8 lớp TN và 8 lớp ĐC) 118 + Sau khi TN, chúng tôi thu thập số liệu từ việc chấm bài kiểm tra, bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu đánh giá sản phẩm của lớp TN và ĐC rồi xử lí, phân tích kết quả theo đúng giai đoạn học tập. Tiến hành rút kinh nghiệm từ vòng 2 cho vòng 3. 3.3.2.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm Sau khi TNSP ở vòng 2 và vòng 3, chúng tôi thu thập số liệu sau khi sử dụng bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS thông qua sử dụng các PPDH GQVĐ, DHDA và BTĐHPTNL được chúng tôi xử lí định lượng bằng phần mềm xử lí số liệu thống kê SPSS 20.0 (Statistical Package for Sciences 20.0). Kết quả TNSP về việc PTNL GQVĐ&ST của HS được khẳng định thông qua các tham số thống kê cơ bản thông qua việc so sánh kết quả các bài kiểm tra và các biểu hiện hành vi của HS trước tác động và sau tác động của nhóm TN và ĐC bao gồm: Giá trị trung bình, trung vị, mode, độ lệch chuẩn, mức độ ảnh hưởng của biện pháp tác động (ES), hệ số tương quan (r) và T-test. 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Kết quả phân tích định tính Thông qua việc quan sát dự giờ, lấy ý kiến GV dạy TN và GV bộ môn hóa học các trường TN chúng tôi nhận thấy: - Ở lớp ĐC: GV thực hiện theo KHBH GV tự thiết kế, không vận dụng DHDA và DHGQVĐ trong bài dạy. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy trong các giờ học này tinh thần học tập của HS khá căng thẳng, HS ít khi chủ động trao đổi hoặc bày tỏ ý kiến cá nhân và thường chỉ tham gia ý kiến khi có sự chỉ định của GV. - Ở lớp TN: GV tiến hành giờ học có sử dụng DHDA, DHGQVĐ theo kế hoạch bài dạy đã đề xuất và BTĐHPTNL. GV đóng vai trò tổ chức, định hướng điều chỉnh, giúp đỡ (khi cần thiết) và nhận xét, đánh giá là chính, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động lựa chọn chủ đề DA, tự đặt tên, đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu, xác định vấn đề học tập, tự lập và thực hiện kế hoạch DA, kế hoạch GQVĐ, phát triển các ý tưởng, hệ thống kiến thức theo SĐTD, tự đề xuất phương án GQVĐ theo các cách khách nhau và trình bày sư phạm, tranh luận bảo vệ ý kiến của mình,...HS được tạo điều kiện, khuyến khích thể hiện ý tưởng của 119 mình, nhiều HS tích cực hoạt động hơn. Đây là điểm rất đáng khuyến khích và phát huy đối với HS các tỉnh VTB. Qua quan sát các giờ học GV sử dụng DHDA, DHGQVĐ chúng tôi nhận thấy không khí học tập rất sôi nổi, các em hào hứng tham ra thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, chủ động, hăng hái bày tỏ ý kiến cá nhân với các vấn đề, tình huống học tập đặt ra. Để đánh giá quá trình thực hiện DHDA, quá trình GQVĐ và hiệu quả của DHDA, DHGQVĐ trong việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS THPT các tỉnh VTB, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và phát phiếu hỏi GV và HS tham gia TN, một số GV trong bộ môn hóa học và đã nhận được những phản hồi tích cực như sau: - Ý kiến của GV Đoàn Lê Huy, Đỗ Văn Đàm, Nguyễn Thị Thủy, Lương Thị Diệp, Trần Thị Thắm, Cao Duy Tú, Nguyễn Thị Thùy Liên sau khi dạy thực nghiệm đã phát biểu: + Đánh giá cao hiệu quả của dạy học dự án trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển NLGQVĐ&ST cho HS các tỉnh VTB thông qua DHDA ở các lớp thực nghiệm. Việc sử dụng DHDA đã giúp HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, HS hứng thú và chủ động hơn trong mọi hoạt động. Các em đã thể hiện được một số biểu hiện của NLGQVĐ&ST như: Đề xuất được nội dung nghiên cứu chủ đề dự án cần và yêu cầu; Đề xuất nội dung nghiên cứu DA phù hợp với câu hỏi nghiên cứu; biết lập kế hoạch thực hiện dự án phù hợp với nội dung yêu cầu DA. + PPDH GQVĐ và DHDA phát huy hiệu quả tối ưu hơn khi kết hợp sử dụng các BTĐHPTNL tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển NL nhận thức, NL GQVĐ&ST, giúp HS hiểu rõ hơn bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội và các kiến thức thực tiễn trong đời sống sinh hoạt của các em. Qua đó kiến thức, kĩ năng được hình thành một cách vững chắc. + Bộ công cụ đánh giá giúp hỗ trợ GV quan sát HS phát triển trong quá trình học tập và đánh giá khách quan được từng HS cũng như nhóm HS về cả mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ, nhìn thấy rõ nét hạn chế và ưu điểm của từng HS; HS được tự đánh giá mình và trao đổi tích cực với các bạn trong quá trình học mà không sợ sai, không sợ là người bị đánh. 120 + Ý kiến của GV Đinh Hoàng Anh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tông Lệnh, Sơn La cho rằng: "DHDA đã tạo ra được các sản phẩm học tập, giải quyết vấn đề học tập có liên hệ thực tiễn cuộc sống. Sản phẩm học tập nghiên cứu đa dạng, sáng tạo, HS biết tự đánh giá sản phẩm, quá trình thực hiện DA và sự tiến bộ của bản thân mình" + Ý kiến của GV Nguyễn Mạnh Hùng – Trường THPT TP Lai Châu thì cho rằng: Tôi thấy rằng DHGQVĐ và DHDA đã hình thành và rèn luyện được cho HS tính chủ động, sáng tạo trong quá trình GQVĐ. Đặc biệt là sản phẩm DA của trong các nhóm khác nhau thì cũng khác nhau và trong mỗi lớp lại có sự khác biệt tùy theo NL học tập của từng nhóm, từ đó GV dễ phân loại, nhắc nhở, hỗ trợ phù hợp theo từng thời điểm. DHDA là một PPDH hay nên áp dụng rộng rãi trong nhiều kiểu bài lên lớp, kết hợp được với nhiều PPDH khác. Còn DHGQVĐ tuy không phải là một PPDH mới tuy nhiên nó thực sự phát huy hiệu quả khi kết hợp với sử dụng BTĐHPTNL, giúp nội dung bài học gần với thực tiễn, với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của HS. - Ý kiến của các GV dạy TN đều tập trung nhận xét về ưu điểm và hiệu quả của DHGQVĐ và DHDA như sau: + Đây là 2 PPDH có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, giúp HS tự tin mạnh dạn hơn trong học tập, phát huy NL học tập của học sinh đặc biệt là NLGQVĐ&ST. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn tạo thói quen nghiên cứu khoa học cho HS . Các DA, các bài tập gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp HS biết tổng hợp các kiến thức liên môn vào GQVĐ học tập và vận dụng trược tiếp hiểu biết vào cuộc sống xã hội. Rèn luyện cho HS khả năng biết tự lực nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin, kích thích hứng thú học tập của HS, phát hiện và GQVĐ học tập.. + Đề kiểm tra và công cụ đánh giá phù hợp với đối tượng HS, giúp GV đánh giá HS một cách khách quan, và theo dõi cả quá trình phát triển trong học tập, từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lí trong DH cho HS, nhằm phát huy hết NL và trí tuệ của HS, cũng như khuyến khích các em HS yêu thích môn học một cách tự nguyện". - Tuy nhiên, ý kiến của nhiều GV dạy TN cũng nhìn nhận: Để vận dụng tốt các PP này, trong thực tế đòi hỏi có nhiều sự đầu tư về thời gian và cơ sở vật chất: 121 + Để có thể vận dụng các PPDH này trong thực tế cần có kho tài liệu trực tuyến chuyên biệt, hoặc các phim tài liệu có thể hỗ trợ được bài dạy và có giá trị thực tiễn. Sử dụng các bộ công cụ đánh giá hợp lí về học sinh trong quá trình học là rất quan trọng và cần thiết cho hiện nay trước yêu cầu đổi mới GD&ĐT theo định hướng phát triển NL người học. + Cơ sở vật chất của nhiều trường, nhiều địa phương chưa thực sự đáp ứng đủ những điều kiện (như mạng internet, máy chiếu đa năng) để giúp GV và HS có thể vận dụng, triển khai hiệu quả PP này. + Vận dụng DHDA mất nhiều thời gian đầu tư của GV khi bước đầu thực hiện, đồng thời GV phải biết lựa chọn chủ đề sát thực và phù hợp. - Qua phân tích phiếu hỏi và trao đổi với HS lớp thực nghiệm, HS cho biết: Rất thích học theo phương pháp DHGQVĐ, DHDA và đặc biệt là khi giải quyết các BTĐHPTNL vì được đề xuất ý tưởng, những hiểu biết của mình về thực tế cuộc sống của dân tộc mình cũng như các địa phương, dân tộc khác và ứng dụng của các chất hóa học trong đời sống, thầy cô tôn trọng các ý kiến, được trình bày cởi mở hơn, dễ dàng nói ra những băn khoăn, kiến thức chưa hiểu để các bạn và thầy cô giải đáp. Được chủ động tìm tòi nghiên cứu theo cách riêng, không sợ sai. - Khi được hỏi về thực hiện học theo DA, đa phần các em HS được hỏi cho ý kiến của mình như sau: + Để giải quyết tốt các vấn đề, nhiệm vụ học tập thì cần phải: Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác, biết phân tích, xử lí thông tin hiệu quả. Biết lập kế hoạch để GQVĐ, phải biết tư duy suy nghĩ và học hỏi ở người khác. Có sự giúp đỡ của GV, sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm và thông tin tìm hiểu trên Internet, Bên cạnh đó cần nắm vững các kiến thức cơ bản, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, chia nhỏ vấn đề, và phải có ý thức tốt và tinh thần hoạt động nhóm cao. + Trong quá trình giải quyết các vấn đề học tập, vấn đề thực tiễn nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn như: Sự không thống nhất ý kiến gây ra sự bất đồng giữa các thành viên trong nhóm. Chưa nắm rõ vấn đề hoặc hiểu sai vấn đề. Không biết lập kế hoạch để GQVĐ và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề. Ít nguồn thông 122 tin, thiếu tài liệu nghiên cứu, thiếu dụng cụ thực nghiệm, hạn chế thời gian. Ý thức tự lực GQVĐ chưa cao, chưa định hướng được cách giải bài toán trong bài học, vận dụng kiến thức trong bài học chưa tốt. + Về tự đánh giá NL của mình, HS Nguyễn Hà Bảo Ngọc lớp 10A1 trường THPT Tông Lệnh, Sơn La cho rằng: Khi tự đánh giá được bản thân mình qua mỗi bài học, cũng có nghĩa là chúng ta biết được khả năng nhận thức, tiếp thu của mình để có những phương pháp học hợp lý. Tự đánh giá NL của mình sẽ giúp em cố gắng và thấy được hạn chế của mình, biết điểm mạnh, yếu của mình. Tích lũy kinh nghiệm, khả năng học tập của mình sẽ như thế nào qua các bài học, để cố gắng hơn trong học tập, rút kinh nghiệm cho bản thân, tự đánh giá được mức độ học tập của mình. 3.4.2. Kết quả phân tích định lượng 3.4.2.1. Kết quả bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua dạy học phần hóa học phi kim Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST của học sinh nhóm thực nghiệm thông qua bảng kiểm quan sát lớp 10 vòng 2 Tiêu chí đánh giá TNSP lớp 10 vòng 2 (Trước tác động) TNSP lớp 10 vòng 2 (Sau tác động) S1- T1 p (Sig.) Số HS đạt điểm Điểm TB (T1) Độ lệch chuẩn Số HS đạt điểm Điểm TB (S1) Độ lệch chuẩn 3,0 2,0 1,0 3,0 2,0 1,0 1 32 55 47 1,89 0,762 40 69 25 2,11 0,690 0,224 0,000 2 25 55 54 1,78 0,742 31 67 36 1,96 0,709 0,187 0,000 3 23 46 65 1,69 0,750 29 57 48 1,86 0,747 0,172 0,000 4 20 55 59 1,71 0,713 28 56 50 1,84 0,748 0,127 0,000 5 23 57 54 1,70 0,710 26 59 49 1,83 0,741 0.060 0.004 6 19 49 66 1,58 0,729 24 44 66 1,69 0,760 0.037 0.025 7 19 45 70 1,62 0,723 24 54 56 1,76 0,738 0.142 0,000 8 18 35 81 1,53 0,722 23 54 57 1,75 0,733 0.216 0,000 9 14 32 88 1,45 0,678 18 52 64 1,66 0,706 0.209 0,000 10 12 30 92 1,40 0,650 16 36 82 1,51 0,690 0.104 0,000 Điểm TB tổng 1,64 Điểm TB tổng 1,80 Độ lệch chuẩn TB 0,73 Độ lệch chuẩn TB: 0,72 123 Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST thông qua bảng kiểm quan sát lớp 10 – vòng 2 Bảng 3.6.Tổng hợp kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST của học sinh nhóm thực nghiệm thông qua bảng kiểm quan sát lớp 10 vòng 3 Tiêu chí đánh giá TNSP lớp 10 vòng 3 (Trước tác động) TNSP lớp 10 vòng 3 (Sau tác động) S2- T2 p (Sig.) Số HS đạt điểm Điểm TB (T2) Độ lệch chuẩn Số HS đạt điểm Điểm TB (S2) Độ lệch chuẩn 3,0 2,0 1,0 3,0 2,0 1,0 1 37 43 45 1,94 0,811 46 54 25 2,16 0,745 0.224 0,000 2 35 50 40 1,96 0,777 44 63 19 2,18 0,685 0,216 0,000 3 30 52 43 1,90 0,760 37 48 40 2,05 0,788 0,080 0,001 4 32 39 54 1,82 0,814 40 49 36 2,02 0,788 0,200 0,000 5 27 48 50 1,82 0,766 34 60 31 2,02 0,724 0,208 0,000 6 26 44 55 1,77 0,774 33 55 38 1,97 0,751 0,200 0,000 7 23 44 58 1,72 0,758 26 47 52 1,81 0,759 0,072 0,002 8 20 43 62 1,66 0,740 24 46 55 1,75 0,758 0,088 0,001 9 17 42 66 1,61 0,717 21 48 56 1,72 0,736 0,112 0,000 10 15 29 81 1,47 0,702 17 33 75 1,54 0,725 0,064 0,004 Điểm TB tổng 1,76 Điểm TB tổng 1,91 Độ lệch chuẩn TB 0,76 Độ lệch chuẩn TB: 0,75 124 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST thông qua bảng kiểm quan sát lớp 10 – vòng 3 Bảng 3.7.Tổng hợp kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST của học sinh nhóm thực nghiệm thông qua bảng kiểm quan sát lớp 11 vòng 2 Tiêu chí đánh giá TNSP lớp 11 vòng 2 (Trước tác động) TNSP lớp 11 vòng 2 (Sau tác động) S3- T3 p (Sig.) Số HS đạt điểm Điểm TB (T3) Độ lệch chuẩn Số HS đạt điểm Điểm TB (S3) Độ lệch chuẩn 3,0 2,0 1,0 3,0 2,0 1,0 1 35 42 38 1,97 0,8 37 48 30 2,06 0,764 0,087 0,001 2 34 45 36 1,98 0,783 35 53 27 2,06 0,741 0,078 0,002 3 28 53 34 1,95 0,736 29 59 27 2,02 0,701 0,070 0,004 4 32 32 51 1,93 0,837 33 64 18 2,13 0,656 0,296 0,000 5 32 35 48 1,86 0,847 36 52 27 2,08 0,739 0,270 0,000 6 34 41 40 1,95 0,804 35 47 33 2,02 0,772 0,070 0,004 7 23 36 56 1,71 0,781 28 48 39 1,90 0,761 0,191 0,000 8 21 33 61 1,65 0,773 29 50 36 1,94 0,753 0,287 0,000 9 20 27 68 1,58 0,772 26 45 44 1,84 0,768 0,261 0,000 10 18 25 72 1,53 0,753 22 45 48 1,73 0,741 0,243 0,000 Điểm TB tổng 1,80 Điểm TB tổng 1,99 Độ lệch chuẩn TB 0,79 Độ lệch chuẩn TB: 0,74 125 Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST thông qua bảng kiểm quan sát lớp 11 – vòng 2 Bảng 3.8.Tổng hợp kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST của học sinh nhóm thực nghiệm thông qua bảng kiểm quan sát lớp 11 vòng 3 Tiêu chí đánh giá TNSP lớp 11 vòng 3 (Trước tác động) TNSP lớp 11 vòng 3 (Sau tác động) S4- T4 p (Sig.) Số HS đạt điểm Điểm TB (T4) Độ lệch chuẩn Số HS đạt điểm Điểm TB (S4) Độ lệch chuẩn 3,0 2,0 1,0 3,0 2,0 1,0 1 29 57 33 1,97 0,724 39 62 18 2,18 0,672 0,210 0,000 2 28 56 35 1,94 0,728 38 60 21 2,14 0,692 0,202 0,000 3 25 57 37 1,90 0,718 34 63 22 2,10 0,681 0,202 0,000 4 23 55 41 1,85 0,721 31 68 20 2,09 0,651 0,244 0,000 5 20 54 45 1,89 0,712 27 76 16 2,09 0,596 0,303 0,000 6 24 52 43 1,84 0,751 32 64 23 2,08 0,678 0,269 0,000 7 21 59 39 1,85 0,697 28 64 27 2,01 0,683 0,160 0,000 8 19 59 41 1,82 0,688 26 72 21 2,04 0,63 0,227 0,000 9 14 64 41 1,77 0,644 19 65 35 1,87 0,663 0,092 0,001 10 13 58 48 1,71 0,656 18 56 45 1,77 0,694 0,067 0,004 Điểm TB tổng 1,84 Điểm TB tổng 2,04 Độ lệch chuẩn TB 0,70 Độ lệch chuẩn TB: 0,66 126 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn kết quả đạt được ở các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST thông qua bảng kiểm quan sát lớp 11 – vòng 3 Nhận xét: Từ kết quả thu được cho thấy hiệu số kết quả trung bình đạt được của HS nhóm TN lớp 10 và lớp 11 sau tác động giữa vòng 2 và vòng 3 lần lượt là: TB Lớp 10 STĐ vòng 3 - TB Lớp 10 TTĐ vòng 3 > TB Lớp 10 STĐ vòng 2- TB Lớp 10 TTĐ vòng 2 và TB Lớp 11 STĐ vòng 3- TB Lớp 11 TTĐ vòng 3 > TB Lớp 11 STĐ vòng 2- TB Lớp 11 TTĐ vòng 2. Điều đó chứng tỏ kết quả đạt được của HS nhóm TN ở cả hai lớp 10 và 11 sau tác động vòng 3 cao hơn vòng 2. Như vậy, thông qua bảng kiểm quan sát của HS có thể kết luận NLGQVĐ&ST của HS khi sử dụng các biện pháp tác động đã được phát triển. 3.4.2.2. Kết quả phiếu hỏi của giáo viên dạy thực nghiệm về sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Kết quả phiếu hỏi giáo viên dạy TN được chúng tôi tổng hợp và trình bày ở bảng 3.9. dưới đây: 127 Bảng 3.9.Kết quả phiếu hỏi giáo viên về mức độ PTNL GQVĐ&ST của học sinh trong dạy học dự án vòng 2 và vòng 3 (SL: 8 GV) STT Tiêu chí thể hiện NLGQVĐ&ST của HS Đánh giá mức độ PTNL GQVĐ&ST Vòng 2 Đánh giá mức độ PTNL GQVĐ&ST Vòng 3 Tốt (SL/%) Đạt (SL/%) Chưa đạt (SL/%) Tốt (SL/%) Đạt (SL/%) Chưa đạt (SL/%) 1 Xác định được tình huống nhiệm vụ học tập. 4/ 50,00 3/ 37,50 1/ 12,50 5/ 62,50 2/ 25,00 1/ 12,50 2 Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu cho DA. 3/ 37,50 3/ 37,50 2/ 25,00 3/ 37,50 4/ 50,00 1/ 12,50 3 Lập kế hoạch thực hiện DA. 3/ 37,50 3/ 37,50 2/ 25,00 3/ 37,50 4/ 50,00 1/ 12,50 4 Đề xuất phương án giải quyết vấn đề đặt ra trong DA. 3/ 37,50 4/ 50,00 1/ 12,50 4/ 50,00 3/ 37,50 1/ 12,50 5 Thực hiện kế hoạch. 4/ 50,00 3/ 37,50 1/ 12,50 4/ 50,00 4/ 50,00 0/ 0,00 6 Tiến hành và điều chỉnh các hoạt động tìm tòi nghiên cứu để giải quyết vấn đề củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_ch.pdf
Tài liệu liên quan