MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .12
1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực.12
1.1.2. Những nghiên cứu về xuất bản, phát triển nguồn nhân lực xuất bản .18
1.1.3. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu
thế hội nhập .25
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước .26
1.2.1. Những nghiên cứu về xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản.26
1.2.2. Nghiên cứu về xuất bản kỹ thuật số và nguồn nhân lực kỹ thuật số.28
1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu
của luận án .31
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án.32
1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án .33
Tiểu kết chương 1.35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP.36
2.1. Một số khái niệm chung về xuất bản và phát triển nguồn nhân lực xuất bản .36
2.1.1. Xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản.36
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập .46
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn
nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập .51
2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế
hội nhập .51
2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập.54
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập.62
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam
trong xu thế hội nhập và bài học rút ra cho Việt Nam.67
2.3.1. Kinh nghiệm.67
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .70
177 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệm: Đây là NXB hoạt động theo mô hình hiện đại, hội nhập
toàn diện về mọi mặt của xuất bản và kinh tế. Các công ty thành viên hoạt
động có tính chất độc lập về nhân sự, nội dung cũng như tài chính. Chỉ phụ
thuộc công ty mẹ về lãnh đạo, chiến lược và sản phẩm.
2.3.1.3. NXB McMilan- Australia
Lý do lựa chọn: Đây là NXB được ra đời sau khi công ty con của
McMilan – UK hoạt động kinh doanh tại Australia sát nhập với công ty Pan
Books của US năm 1985.
Mô hình hoạt động: Tổng công ty, các công ty thành viên, kinh doanh thị
trường tự do gắn với nhà nước.
Phát triển NNL: Sáp nhập, tuyển dụng, đào thải nhân viên theo cơ chế thị
trường. Sản phẩm chính là sách giáo dục, sách trẻ em và tiểu thuyết. Hiện
nay, NXB đang phát triển dòng sản phẩm sách điển tử trong lĩnh vực giáo
dục. Đi đôi với nó là NNL có trình độ cao về sáng tạo, quản lý điều hành
trong quá trình xây dựng và phát triển thị trường trên toàn thế giới. Việt Nam
là một địa chỉ của NXB này. Sự liên kết đào tạo NNL của NXB với NXB
Giáo dục Việt Nam đã có những hiệu quả nhất định trong các dòng sản phẩm
như sách Tiếng Anh,, khoa học giáo dục,. Để chiếm lĩnh được thị trường,
việc đào tạo và phát triển NNL được NXB xem là yếu tố quan trọng, đặc biệt
coi trọng NNL địa phương và NNL công nghệ. Yếu tố thành công của NXB
là kết nối và chia sẻ nguồn dữ liệu tạo nên giá trị thương hiệu đối với sản
phẩm sách điện tử và sản phẩm số.
Kinh nghiệm: Phát triển NNL địa phương đạt chuẩn NNL của NXB và
chuẩn quốc tế là yếu tố thành công trong kết nối và phát triển thị trường toàn cầu.
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua những bài học kinh nghiệm của những NXB trong nước cũng như
khu vực, tôi rút ra những bài học trong quá trình phát triển NNL xuất bản
trong xu thế hội nhập như sau:
71
Thứ nhất, đa dạng hóa mô hình trong phát triển đang là yêu cầu tất yếu
đối với xuất bản. Mô hình tổ chức kinh doanh theo cơ chế thị trường cạnh
tranh đang là xu thế chủ đạo. Phát triển NNL với trình độ chuyên môn cao
gắn với trình độ quản trị, kinh doanh đang là nhu cầu tất yếu hiện nay.
Thứ hai, những NXB không có xu hướng đổi mới NNL và mô hình kinh
doanh vẫn đi theo xu thế xuất bản kế hoạch hóa với NNL theo biên chế công
chức, viên chức gắn với mô hình tổ chức “Đơn vị sự nghiệp công” không còn
phù hợp trong xu thế hội nhập cạnh tranh thị trường.
Thứ ba, phát triển NNLCN gắn với dòng sản phẩm sách điển tử, sản phẩm
công nghệ số đang là xu thế phát triển trong xuất bản hiện nay.
Thứ tư, mô hình tổ chức kinh doanh xuất bản hoạt động theo mô hình
kinh tế tư nhân, quản lý khoa học, cạnh tranh thị trường lao động, thu hút và
đào tạo NNL theo hướng hiện đại đang tạo nên xu hướng mới ở Việt Nam.
Thứ năm, phát triển NNL kinh doanh số trong kinh doanh xuất bản phẩm
đang là yêu cầu cấp bách hiện nay. Kinh doanh số với sản phẩm số có ý nghĩa
quan trong sự phát triển của xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là
chủ trương lớn của Việt Nam hiện nay.
Thứ sáu, phát triển NNL In trong bối cảnh nguồn nhiên liệu sản xuất
giấy đang thu hẹp, yếu tố môi trường đang được đặt ra cấp thiết. NNL In phải
gắn với phát triển sản phẩm công nghệ. Hạn chế sách giấy truyền thống đang
được khuyến khích của các quốc gia trên toàn cầu.
72
Tiểu kết chương 2
Trong Chương 2, luận án đã đưa ra được một số nội dung gắn với lý
thuyết phát triển NNL, NNLCLC và NNLXB trong xu thế hội nhập.
Thứ nhất, một số khái niệm cơ bản liên quan đến NNL, phát triển NNL,
phát triển NNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập trong đó có một số khái
niệm được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những khái niệm đã có
như BTV, NNLCN.
Thứ hai, luận án đã đưa ra nội dung PTNNLXB theo hướng quản lý kinh
tế đó là: Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá. Luận
án cũng đưa ra tiêu chí, những yếu tố tác động đến PTNNLXB nhằm lượng
hóa NNL để thực hiện đi đến mục tiêu.
Thứ ba, luận án cũng chỉ ra các kinh nghiệm PTNNLXB một số NXB, tổ
chức xuất bản của môt số nước: Austraylia, Singapore, Trung Quốc. Đây là
những NXB, tổ chức xuất bản có quan hệ gần gũi với một số NXB ở Việt
Nam trong quá trình hợp tác.
73
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN
VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
3.1. Hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay
3.1.1. Các mô hình hoạt động của tổ chức xuất bản hiện nay
3.1.1.1. Quản lý nhà nước đối với xuất bản
Quản lý nhà nước đối với xuất bản hiện nay vừa có yếu tố quản lý về
đường lối, vừa có yếu tố về nhà nước. Về đường lối, cơ quan chỉ đạo là Ban
tuyên giáo trung ương mà trực tiếp là Vụ Báo chí và xuất bản. Đối với nhà
nước là Bộ Thông tin và Tuyền thông, trực tiếp là Cục xuất bản. Ngoài ra còn
có sự quản lý của cơ quan chủ quản của đơn vị đó. Đối với các NXB địa
phương và các công ty xuất bản, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Đảng và cơ
quan quản lý nhà nước cấp tương đương. Mô hình quản lý nhà nước như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quản lý xuất bản
Nguồn: Tác giả xây dựng
Ban
tuyên giáo TW
Vụ
Báo chí-xuất bản
Bộ TT&TT Cục xuất bản
Nhà xuất bản
Cơ quan
chủ quản
Sở TT&TT Công ty xuất bản
74
3.1.1.2. Các mô hình hoạt động
a) Đơn vị sự nghiệp công
Là đơn vị hoạt động kinh doanh nhưng mô hình tổ chức lại như một đơn
vị hành chính. Về tổ chức, nó được kế thừa mô hình của tổ chức kinh tế kế
hoạch. Nhà nước phê duyệt cơ cấu tổ chức và NNL.
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công
Nguồn: Tác giả xây dựng
Trong ngành Xuất bản, mô hình “Đơn vị sự nghiệp công” vẫn được áp
dụng ở nhiều nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật,
các Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các nhà xuất
bản trực thuộc một số trường Đại học công lập, ban, bộ, hội trung ương, địa
phương. NNL của mô hình này chủ yếu tồn tại dưới các hình thức:
Thứ nhất, viên chức nhà nước: Được thi tuyển theo vị trí việc làm của
đơn vị chủ quản và bổ nhiệm tại nhà xuất bản. Với hình thức này, lương,
thưởng, chế độ khác được hưởng theo ngạch bậc và ngân sách nhà nước.
Thứ hai, hợp đồng lao động: Được đơn vị tuyển dụng theo kế hoạch
được duyệt của cơ quan chủ quản. Lương, thưởng và chế độ khác do nhà xuất
bản trả theo hợp đồng lao động.
Về số lượng, mô hình tổ chức này chiếm 44/59 nhà xuất bản chiếm 75%.
Mô hình hoạt động này ứng với mô hình kinh tế: kế hoạch nhà nước và
dịch vụ. Mô hình kế hoạch nhà nước đó là xuất bản theo kế hoạch đã có với
Ban giám đốc
Ban Tổng biên tập
Hành chính Biên tập Công nghệ Dịch vụ
75
doanh thu dựa trên ngân sách nhà nước giao thầu hoặc đấu thầu. Mô hình dịch
vụ là liên kết xuất bản với các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản.
Đối với NNL, mô hình này thường ổn định, không có tính đột phá kể cả
về cơ cấu, số lượng cũng như chất lượng.
Ưu điểm: Tổ chức mô hình chặt chẽ, tính bền vững cao.
Nhược điểm: Không có tính cạnh tranh về NNL nên chất lượng NNL
thấp. Tính khuyến khích trong lao động không kịp thời. Thu nhập không tính
theo năng suất lao động mà tính theo thâm niên làm việc. Điều này dẫn đến
năng suất lao động không cao, không thu hút được NNLCLC.
b) Công ty nhà nước
Mô hình này thường được gọi “Công ty TNHH một thành viên” với
100% vốn nhà nước.
Sơ đồ 3.3. Mô hình tổ chức công ty nhà nước
Nguồn: Tác giả xây dựng
Với 15 nhà xuất bản còn lại, số lượng nhà xuất bản hoạt động theo mô
hình này là 15/59 chiếm 25% tổng số nhà xuất bản. NNL của NXB: Viên chức
và hợp đồng lao động. Mô hình công ty nhà nước hoạt động có những hạn chế
như: Hoạt động theo sự điều tiết của nhà nước, chưa thực sự là một doanh
nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Về NNL, chưa được chủ động thu hút
NNL, mở rộng quy mô NNL nhằm mở rộng và hội nhập thị trường.
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Hành chính Biên tập Công nghệ Dịch vụ
HĐTV
Ban Tổng biên
tập
76
Ưu điểm: Được nhà nước hỗ trợ về chính sách, vốn, cơ sở vật chất.
Nhược điểm: Bị ràng buộc bởi nhiều sự quản lý, không chủ động trong
chiến lược, kế hoạch. Nhiều cơ chế bị ràng buộc như quy chế lương, thưởng,
dẫn đến năng suất lao động thấp. Không chủ động trong thu hút và sử dụng
NNLCLC dẫn đến chất lượng NNL thấp.
c) Công ty cổ phần
Công ty cổ phần ra đời bởi những nhà xuất bản, công ty nhà nước chuyển
đổi mô hình công ty Mẹ - con. Mô hình này, công ty mẹ là doanh nghiệp nhà
nước, các công ty con thường hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Các cổ
đông bao gồm cả cổ đông nhà nước và cổ đông tự do.
Sơ đồ 3.4. Mô hình tổ chức công ty cổ phần
Nguồn: Tác giả xây dựng
Những ưu điểm: Mô hình này hoạt động dựa trên cơ chế thị trường tự
do, có chiến lược rõ ràng, chủ động trong hoạch định chính sách nội bộ, trong
đó có chính sách NNL. Với mục tiêu tối ưu hóa giá trị cổ đông, ngoài những
hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận, mô hình này còn có ưu điểm là làm tăng
giá trị như: Thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp. Hội nhập đang là mục tiêu
của loại hình doanh nghiệp này trong ngành Xuất bản. Mô hình này chịu tác
động của luật kinh doanh và luật xuất bản, ít chịu chi phối bởi hệ thống chính
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
HĐTV
Ban Tổng biên tập
Hành chính Biên tập Công nghệ Công ty con Dịch vụ
77
trị như các mô hình trên nên sự hội nhập sẽ diễn ra nhanh hơn, sâu hơn, rộng
hơn và chủ động về nhiều lĩnh vực như: Vốn, NNL, công nghệ, thị trường,
Đây là những ưu điểm nổi trội của mô hình này.
Nhược điểm: Ngoài nhược điểm chung là “Xuất bản chịu sự kiểm soát
chặt chẽ về chính sách” mô hình này có thêm nhược điểm là “Tối ưu hóa lợi
nhuận” đang tác động tiêu cực trong chiến lược hoạt động. Nhiều công ty hoạt
động ở đa lĩnh vực không có sự gắn kết với nhau dẫn đến sự lỏng lẻo về hệ
thống, trong đó có hệ thống NNL như đào tạo, thu hút, cạnh tranh,
d) Mô hình khác
Một số tổ chức doanh nghiệp hoạt động ở các mô hình: Công ty hợp doanh,
công ty tư nhân đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Một mặt,
mô hình các công ty này hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường tự do. Cơ
cấu tổ chức gọn nhẹ, NNL đa dạng và chủ động trong thu hút, đào tạo NNL nên
mô hình này đang tạo ra những đột phá trong hội nhập và phát triển.
Ưu điểm: Do không bị ràng buộc bởi yếu tố nhà nước, tổ chức công ty
này chủ động trong chiến lược, mô hình tổ chức, phát triển NNL theo yêu cầu
chiến lược và phát triển của thị trường. Việc liên danh, liên kết với các công
ty trong và ngoài nước diễn ra nhanh chóng tạo thuận lợi trong việc chuyển
giao thị trường, vốn và công nghệ đồng thời có sự kết nối về NNL với một số
tổ chức doanh nghiệp mà ở đó xuất bản số, kinh doanh số phát triển.
Nhược điểm: Do đây là mô hình doanh nghiệp chủ yếu vừa và nhỏ nên
hạn chế về vốn, thương hiệu nên sự hội nhập có phần hạn chế về quy mô, thị
trường, sản phẩm. Điều này dẫn đến hạn chế quy mô NNL.
3.1.2. Các tổ chức, doanh nghiệp xuất bản hiện nay
Quản lý nhà nước về xuất bản hiện nay là Cục Xuất bản - In - Phát hành
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Là cơ quan tham mưu những chính sách
như cấp giấy phép, phát triển NNL, hội nhập,.
78
3.1.2.1. Nhà xuất bản
Nhà xuất bản là trụ cột của ngành, là cơ quan thực hiện chính sách cụ thể
của ngành Xuất bản bao gồm: Kiểm soát nội dung, xây dựng chương trình, cấu
trúc của các mảng xuất bản, ra quyết định xuất bản và quyết định in, phát hành
đối với các xuất bản phẩm. Nguồn nhân lực chủ yếu là BTV, NVCN, NNL
khác. Hội nhập đã tác động đến các NXB như: làm thay đổi chất lượng nội
dung các tác phẩm, tác giả; hội nhập về NNL; hội nhập về thị trường, sản
phẩm; về vốn, công nghệ tạo ra sản phẩm mới như sách điện tử, sản phẩm công
nghệ số,. NNL của nhà xuất bản được phân bố theo các nhóm:
a) Lãnh đạo: Bao gồm hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị, ban
giám đốc, ban tổng biên tập. Đây là nhóm NNL tạo ra chiến lược xuất bản và
kinh doanh của nhà xuất bản.
b) BTV: Là bộ phận cốt lõi của nhà xuất bản có nhiệm vụ thiết kế chiến
lược xuất bản, xây dựng nội dung, hoàn thiện nội dung. Một số nhà xuất bản
hiện nay đang có hướng phát triển BTV trở thành Marketing xuất bản phẩm.
Như vậy BTV kiểm soát toàn bộ quy trình xuất bản và quy trình kinh doanh
xuất bản phẩm. Đây là mấu chốt quan trọng trong quá trình phát triển NNL.
Quy trình xuất bản của bộ phận biên tập trong xu thế hội nhập được thực
hiện như sau:
Sơ đồ 3.5. Quy trình sản phẩm trong nhà xuất bản
Nguồn: Tác giả xây dựng
79
c) Nhân viên công nghệ
Trong quy trình trên, phần sản phẩm công nghệ số vẫn là khoảng trống
của ngành Xuất bản. Đây chính là khoảng trống NNL trong bối cảnh hội nhập
hiện nay đối với NNLCN.
Phát hành (kinh doanh): Là bộ phận quan trọng của nhà xuất bản trong
kinh doanh, phát triển thị trường, thông tin sản phẩm, kinh tế,. Sản phẩm
của xuất bản là sản phẩm kinh doanh có điều kiện. Đây là đặc thù của ngành,
chính vì vậy, NNL trong kinh doanh xuất bản phẩm cũng có những đặc thù
riêng. Kinh doanh xuất bản phẩm trong xu thế hội nhập được thực hiện theo
mô hình:
Sơ đồ 3.6. Quy trình kinh doanh trong nhà xuất bản
Nguồn: Tác giả xây dựng
Cũng như bộ phận BTV, bộ phận kinh doanh KTS đang là khoảng trống
về NNL. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với việc PTNNL xuất bản trong xu thế
hội nhập.
3.1.2.2. Công ty xuất bản
Công ty xuất bản hiện nay tồn tại ở các loại hình: Công ty cổ phần, công ty
tư nhân, công ty liên doanh. Đây là các công ty vừa được tổ chức bản thảo vừa
được kinh doanh xuất bản phẩm. Bản chất của công ty này là tối ưu hóa cổ đông
hoặc tối ưu hóa lợi nhuận và hoạt động trong mô hình thị trường tự do, chịu sự
chi phối bởi luật xuất bản, luật kinh doanh và các nghị định về xuất bản. NNL
của loại hình công ty này gồm: Lãnh đạo, BTV, Kinh doanh.
80
a) Lãnh đạo: Bao gồm HĐQT: Do hội nghị cổ đông lựa chọn trong đại
hội. Ban giám đốc: Do HĐQT lựa chọn. Đây là NNL chủ đạo của công ty với
vai trò: Hoạch định chiến lược, thực hiện chiến lược và thực hiện các nhiệm
vụ mà hội nghị cổ đông, HĐQT đặt ra trong từng giai đoạn.
b) BTV là NNL quan trọng của công ty. Đây là NNL có vai trò thiết kế
chiến lược sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm cùng nhà xuất bản trong quá trình
liên kết, marketing,.. Bộ phận biên tập có vai trò kết nối công ty với đối tác
khác nhằm khai thác và phát triển thị trường thông qua hợp tác và phát triển.
Vì đây là công ty lấy kinh doanh là chủ đạo nên NNL này thường làm việc
theo quy trình vừa xây dựng và hoàn thiện bản thảo, vừa phát triển thị trường
thông qua marketing theo mô hình sau:
Sơ đồ 3.7. Quy trình biên tập trong công ty kinh doanh
Nguồn: Tác giả xây dựng
Cũng như nhà xuất bản, hiện nay NNL này đối với các sản phẩm KTS
đang là khoảng trống.
c) Phát hành (kinh doanh): Là NNL cốt lõi của công ty. Đây là bộ phận
có vai trò quan trọng trong kinh doanh, khai thác và phát triển thị trường. Tìm
kiếm, phát hiện nhu cầu thị trường từ đó cùng với BTV hình thành các dòng
sản phẩm mới. NNL phát hành hiện nay đối với kinh doanh sản phẩm KTS
chính là NNLCN vẫn là khoảng trống.
BTV
Chiến lược
Sản phẩm
Hoàn thiện
Sản phẩm
Chiến lược
thị trường
Marketing
Phát hành
81
3.1.3. Đặc điểm, tình hình hoạt động xuất bản hiện nay
Hoạt động xuất bản trong thời điểm hiện nay đang chịu tác động của
nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động xuất bản có tính
ổn định, ít có sự thay đổi lớn. Những biến động về số lượng NXB trong
những năm gần đây.
3.1.3.1. Đặc điểm nổi bật của xuất bản hiện nay
a) Đặc điểm lãnh đạo quản lý nhà nước
Xuất bản là cơ quan tuyên truyền của Đảng và nhà nước, chính vì vậy
hiện nay xuất bản đang chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, quản lý của nhà
nước. Việt Nam hiện nay không có NXB tư nhân, chỉ có các doanh nghiệp tư
nhân tham gia phát hành và có thể tổ chức bản thảo. Việc xuất bản phải thông
qua một NXB nào đó. Cơ quan chủ quan của các NXB hiện nay là các cơ
quan nhà nước trùn ương hoặc địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo, các
hội chính trị hay nghề nghiệp. Quy mô các NXB hiện nay không đồng đều.
Có NXB quy mô Tổng cục: 01, tổng công ty: 01, cấp cục – vụ: 50 , cấp phòng
– ban: 05. Như vậy đặc điểm quy mô không đồng đều. Quản lý nhà nước đối
với xuất bản hiện nay là Cục xuất bản – in – phát hành thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông. Lãnh đạo xuất bản hiện nay là Ban Tuyên giáo trung ương.
Ngoài ra xuất bản còn chịu sự lãnh đạo quản lý của các cơ quan chủ quản.
Như vậy xuất bản hiện nay chịu sự lãnh đạo quản lý của nhiều cấp, tạo nên
những rào cản thủ tục hành chính, cản trở sự phát triển. Trong khi ở đa số đối
với xuất bản quốc tế và khu vực luôn xem xuất bản là một tổ chức doanh
nghiệp hoạt động theo quy luật thị trường.
b) Đặc điểm trình độ - công nghệ
Đặc điểm trình độ chuyên môn. Việt Nam có rất ít cơ sở đào tạo
NNLXB. Trong khi các NXB thường tuyển dụng NNL có trình độ chuyên
môn sâu sau đó trang bị thêm nghiệp vụ biên tập bao gồm các kỹ năng làm
việc, kiến thức chính trị, để trở thành NNLXB. Đối với NNLXB được đào
tạo từ các cơ sở thường chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
82
Đặc điểm công nghệ. Hiện nay xuất bản Việt Nam đang vận hành quy
trình dựa trên công nghệ in giấy truyền thông đã lạc hậu theo sơ đồ 2.1, trong
khi các NXB trên thế giới và khu vực đã và đang sử dụng công nghệ số với
tốc độ chuyển đổi số rất lớn theo sơ đồ 2.2 tạo ra khoảng cách trong xuất bản
giữa Việt Nam và thế giới.
c) Vốn
Do xuất bản Việt Nam đang hoạt động dưới nhiều mô hình khác nhau
nên quy mô và phương thức huy động vốn cũng có khác nhau. Tuy nhiên
dưới góc nhìn về quy mô vốn trong xuất bản có thể thấy đa số các NXB đầu
là những doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ.
Đối với những NXB hoạt động theo mô hình sự nghiệp công, vốn được
quy định theo luật xuất bản có quy mô thấp nhất là 5 tỉ VND và thường không
lớn hơn con số này.
Đối với các đơn vị hoạt động theo công ty mẹ - con quy mô vốn thường
lớn hơn khoảng 500 tỉ VND và cũng chỉ có 01 NXB hoạt động theo mô hình
này. Tuy nhiên các công ty con của NXB kiểu này thì huy động vốn theo
phương thức cổ phần.
Đối với các NXB hoạt động mô hình cổ phần thì quy mô vốn khoảng 10
tỉ VND. Các NXB còn lại có quy mô vốn rất nhỏ.
d) Thị trường
Thị trường xuất bản Việt Nam chủ yếu là trong nước và phần người
Việt ở nước ngoài. Hầu như các thị trường quốc tế và khu vực chưa được
khai thác.
Thị trường trong nước chủ yếu là học sinh, sinh viên, giáo viên và các
nhà nghiên cứu được nhóm thành các thị trường chính: Trường học và viện
nghiên cứu, thư viện, thị trường bán lẻ.
Thống kê khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,
đại học ta có các số liệu sau
83
2015 2016 2017 2018 2019
Trường học 42.135 42.478 42.461 42.667 40.052
Giáo viên
(Nghìn)
1.168,1 1.090,7 1.176,6 1.147 1.147,3
Học sinh
(nghìn)
19.108,9 21.250 22.04 22.684 23.090
Bảng 3.1. Số liệu trường học, giáo viên, học sinh cả nước
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2020
Thống kê số thư viện trong cả nước cho ta số liệu sau:
2015 2016 2017 2018 2019
Số thư viện 2.612,0 731,0 724 727 727
Số sách trong
thư viện
(Nghìn bản)
18.128,0 18.932,0 23.648,9 5.843,5 27.303,0
Bảng 3.2. Số liệu thư viện cả nước
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2020
Về thị trường bán lẻ. Hiện nay có 299 doanh nghiệp tham gia phát hành
xuất bản phẩm trong đó có 246 doanh nghiệp địa phương, 45 doanh nghiệp
trung ương và 8 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu đã được cấp phép và
khoảng 13700 nhà sách [161].
Dựa vào các bảng thống kê trên ta thấy:
Thứ nhất, thị trường xuất bản Việt Nam hiện nay chủ yếu là thị trường
trong nước với sản phẩm chủ yếu là sách truyền thống. Thị trường sách điện
tử hầu như bỏ ngỏ.
Thứ hai, thị trường xuất bản Việt Nam là một thị trường lớn, tuy nhiên
số lượng NXB, các công ty kinh doanh còn quá ít so với nhu cầu.
Thứ ba, các doanh nghiệp nhập khẩu sách cho thấy số lượng cón rất ít.
Chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường trong nước đối với xuất bản
phẩm ngoài nước. Đặc biệt chưa nhập khẩu sách điện tử.
84
e) Đặc điểm nguồn nhân lực
- Trình độ, năng lực của NNLXB hiện nay đang có xu hướng phát triển.
Đề tài KHBĐ (2016)-05 (2016) cho rằng “số liệu khảo sát của Cục Xuất bản,
In và Phát hành, nhân lực thuộc bộ phận này tại các nhà xuất bản có trình độ
100% đại học, trong đó khoảng 35% có trình độ trên đại học.” [32 tr 79]
Trình độ chuyên môn của NNLXB hiện nay được đánh giá dự trên hai
khía cạnh: Trình độ học vấn và trình độ chức danh nghề nghiệp. Điều này
khác với xu thế chung quốc tế thường xem xét dưới góc độ kỹ năng nghề
nghêọ nhiều hơn.
- Cấu trúc lao động: Cấu trúc lao động trong xuất bản hiện nay được
phân chia theo đặc trưng công việc. Có các nhóm lao động sau đây
Thứ nhất, nhóm lao động xuất bản bao gồm các BTV, NVCN đây là nhóm
có NNL cốt lõi trong xuất bản. Đặc điểm của nhóm lao động này là NNLCLC có
năng lực và trình độ cao để đáp ứng nhu cầu công việc như biên tập, thiết kế,
Thứ hai, nhóm lao động về in: Thường hoạt động trong các nhà máy in
hoặc bộ phận quản lý in của các NXB. Nhóm lao động này thường có số
lượng lớn tuy nhiên trình độ chuyên môn thường thấp hơn, chủ yếu ở mức
công nghân kỹ thuật.
Thứ ba, nhóm lao động trong lĩnh vực phát hành. Nhóm lao động này
thường làm việc trong các công ty tổ chức kinh doanh xuất bản. Nhóm lao
động này có đặc điểm là có số lượng lớn, trình độ chuyên môn chủ yếu là
kinh doanh. Kiến thức về xuất bản thường rất ít. Đây cũng là đặc điểm riêng
của xuất bản Việt Nam.
- Thu nhập và lợi ích
Thu nhập của người lao động trong xuất bản hiện nay được xếp ở mức
độ trên trung bình nghĩa là thu nhập cao hơn so với viên chức nhà nước. Tuy
nhiên dưới góc độ NNLCLC thì thu nhập của người lao động trong xuất bản
thấp hơn các ngành khác
85
Theo khảo sát, thu nhập bình quân đầu người của ngành thông tin, truyền
thông nói chung trong đó có ngành Xuất bản được thông kê sau đây:
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Thông tin và truyền
thông
6.484,8 6.484,8 7.672,5 7.747,5 8.988,4
Hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo
hiểm
7.252,2 7.866,5 8.427,8 9.253,5 9.799,4
Hoạt động kinh doanh
bất động sản
6.328,6 6.797,1 7.385,2 6.541,4 6.900,4
Hoạt động chuyên
môn, khoa học và
công nghệ
5.888,0 6.941,3 7.575,7 7.299,0 8.719,2
Hoạt động hành chính
và dịch vụ hỗ trợ
5.107,3 5.137,3 6.185,9 6.343,1 7.491,1
Hoạt động của Đảng
Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội
5.223,6 5.556,1 5.801,7 6.115,7 6.961,1
Giáo dục và đào tạo 5.728,5 5.756,8 6.185,4 6.565,9 7.067,3
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2020
Dựa vào bảng trên cho thấy các doanh nghiệp Thông tin và truyền thông
trong đó có các NXB có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng cao hơn doanh
nghiệp của các ngành khác như Giáo dục và Đào tạo, công tác Đảng – chính
trị, khoa học và công nghệ,
Những lợi ích của người lao động trong xuất bản thường theo xu thế
chung của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Bảo hiểm, chế độ xã hội, chế
độ nghỉ dưỡng, không có đặc thù riêng.
3.1.3.2. Tình hình hoạt động của xuất bản hiện nay
Hoạt động của lĩnh vực xuất bản hiện nay chủ yếu chủ yếu trong ba lĩnh
vực: Xuất bản, in và phát hành.
86
Trong lĩnh vực xuất bản chủ yếu hoạt động với xuất bản truyền thống
bao gồm xuất bản, nhập khẩu và xuất khẩu sách. Số liệu xuất bản sách trong
những năm gần đây được thống kê theo bảng sau:
2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số đầu sách 29.014,0 30.069,0 28.717,0 33.896,0 38.069,0
Tổng số bản
(Triệu bản)
362,8 334,3 313,9 372,0 426,9
Bình quân bản
sách/ đầu người
4,1 3,6
3,4 4,2 4,5
Tổng doanh thu
(Tỉ đồng)
3.300 3.918 3.817 4.124 4.562
Bảng 3.4. Thống kê số liệu xuất bản sách
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2020
Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu:
2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số sách xuất khẩu
(nghìn bản)
392 400 456 472 568
Tổng doanh thu (Triệu
USD)
4,1 3,9 4,6 4,72 4,86
Tổng số sách nhập khẩu
(Triệu bản)
60 41,14 56,12 58,24 62,68
Tổng doanh thu (Triệu
USD)
20,2 18,7 19,3 21,6 24,7
Bảng 3.5. Thống kê số liệu xuất nhập khẩu sách
Nguồn: Cục xuất bản, in, phát hành năm 2020
Dựa vào các bảng 2.2 và 3.3 cho thấy doanh thu chủ yếu của xuất bản
hiện nay là thị trường sách truyền thống trong nước.
87
3.1.3.3. Cơ hội và thách thức của xuất bản Việt Nam hiện nay
Để phân tích NNL và PTNNL của xuất bản hiện nay, luận án sử dụng công
cụ ma trận SWOT. Với mục tiêu là PTNNLXB với những tiêu chí đã đặt ra
PHÂN TÍCH
SWOT
Điểm mạnh Điểm yếu
Cơ hội
(Những yếu tố nội bộ
của NXB)
- Nền tảng về truyền
thống mô hình hoạt
động xuất bản.
- Thị trường xuất bản
lớn, ổn định.
- NNLXB có năng lực,
kiến thức và kỹ năng.
- Chưa vận dungj quản
trị hiện đại trong doanh
nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh
chưa vận động theo cơ
chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_xuat_ban_viet_nam_tr.pdf