Luận án Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực ở phạm vi vĩ mô 7

1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực ở phạm vi vi mô 14

1.3. Kết luận rút ra từ những nghiên cứu về phát triển nhân lực và hướng

nghiên cứu của đề tài luận án 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

TẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ 22

2.1. Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực tại tập đoànkinh tế 22

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh tế 40

2.3. Kinh nghiệm phát triển nhân lực ở một số tập đoàn kinh tế và bài học rút ra

cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 49

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐOÀN

CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 60

3.1. Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 60

3.2. Thực trạng phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng

sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014 64

3.3. Đánh giá chung về phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam 91

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN

NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 113

4.1. Phương hướng phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than -

Khoáng sản Việt Nam 113

4.2. Giải pháp phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 125

4.3. Một số kiến nghị 146

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 162

pdf188 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nghiệp tại TKV: Toàn bộ người lao động ký hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên tại TKV đều được tham gia đóng BHXH đầy đủ. Những lao động từ 03 tháng đến dưới một năm được TKV chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, ký hợp đồng lao động và hướng dẫn, tạo điều kiện đóng bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi của người lao động, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với Tập đoàn. Để thu hút thợ lò làm việc lâu dài cho doanh nghiệp, TKV đã thí điểm thực hiện mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho thợ lò ở một số đơn vị, sau đó sẽ triển khai nhân rộng. Theo đó, nếu thợ lò làm việc cho doanh nghiệp cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định hoặc theo số thâm niên mà doanh nghiệp yêu cầu, ngoài tiền lương hưu hàng tháng sẽ được hưởng khoản bảo hiểm hưu trí bổ sung (lĩnh một lần với giá trị lớn). Nếu không làm việc đủ thâm niên theo điều khoản bảo hiểm, thì không được hưởng khoản tiền này. - An toàn vệ sinh lao động tại TKV Trong những năm qua, lãnh đạo Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho nhân lực trong quá trình sản xuất, khai thác. Đến nay, 100% các doanh nghiệp trong ngành than đã thành lập 81 được Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ ở cơ sở; thành lập hội đồng Bảo hộ lao động và Phòng an toàn trực thuộc giám đốc doanh nghiệp. Hiện Tập đoàn có hơn 6.700 an toàn vệ sinh viên để đảm bảo cho quy trình khai thác than, duy trì chế độ kiểm tra chéo giữa các phân xưởng và tăng cường kiểm tra đột xuất 3 ca, nhất là đối với nơi làm việc có nhiều nguy cháy nổ và bệnh nghề nghiệp. Ở trong hầm lò, tất cả các đơn vị đã đầu tư hệ thống cảnh báo khí mê tan tự động, đầu tư phương tiện hỗ trợ nhe xe song loan, xe monoray, tời MDK để đảm bảo an toàn và giảm bớt hao phí sức lực của thợ lò do phải đi bộ đường dốc trong lò [67]. Ngoài ra, để nâng cao nhận thức cho người lao động, Tập đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp như: quy định xử lý nghiêm người đứng đầu doanh nghiệp khi để đơn vị xảy ra tai nạn lao động chết người, quy định thưởng những đơn vị đạt mục tiêu đảm bảo an toàn lao động với mục tiêu năm sau giảm hơn 10% tai nạn lao động so với năm trước, tiến tới mục tiêu giảm hẳn tai nạn lao động trong ngành. Đồng thời, xây dựng hầm lò “Sạch - An toàn - Tiết kiệm - Hiện đại” là những mục tiêu lớn mà TKV đã và đang hướng tới. Ở trong hầm lò, tất cả các đơn vị đã đầu tư hệ thống cảnh báo khí mê tan tự động, đầu tư phương tiện hỗ trợ nhe xe song loan, xe monoray, tời MDK để thợ lò giảm bớt hao phí sức lực do phải đi bộ đường dốc trong lò. - Phúc lợi xã hội tại TKV Hàng năm các đơn vị đều tổ chức nghỉ dưỡng sức, tham quan nghỉ mát cho công nhân, lao động. Kết quả khảo sát cho thấy, 88,7% công nhân được công ty tổ chức nghỉ dưỡng sức, tham quan nghỉ mát. Hầu các các công ty trong Tập đoàn đều xây dựng các nhà phúc lợi để phục vụ đời sống người lao động như: nhà giặt sấy quần áo, nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà văn hoá, khu chế biến nước lọc... Các đơn vị khai thác hầm lò đều đã xây nhà tắm nước nóng và giặt sấy quần áo bảo hộ lao động, ủng đi lò. Các nhà ăn đều được đầu tư mở rộng khang trang, sạch đẹp, sử dụng hệ thống đun nấu bằng bếp ga, nồi hơi, lắp đặt hệ thống nước uống tinh lọc và tự chế biến nước đậu nành, tổ chức đưa cơm công nghiệp tới tận nơi sản xuất hoặc tổ chức ăn tự chọn với chất lượng cao, góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở của người lao 82 động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các đơn vị đều đã có sân vận động, nhà thi đấu, nhà sinh hoạt văn hoá thể thao, văn hoá công nhân cùng hệ thống các câu lạc bộ, thư viện phục vụ người lao động góp phần cải thiện đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân, lao động. Kết quả điều tra cho thấy, 16,3% công nhân đánh giá các công trình phúc lợi như nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà giặt của công ty được tốt, 25,3% là khá, 47,1% là tạm được và 11,3% rất kém [31]. 0 10 20 30 40 50 60 Tốt Khá Tạm được Rất kém 21,2 31,8 40,1 6,96,7 11.7 60,0 21.7 17,7 29,0 46,8 6,5 Khai thác than Khai thác khoáng sản Sàng tuyển than Biểu đồ 3.5: Đánh giá của công nhân về mức độ đáp ứng của các công trình phúc lợi trong ngành khai thác Than - Khoáng sản Nguồn: [31] Biểu đồ 3.5 cho thấy, có 21,1% công nhân khai thác than cho rằng công ty xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân được tốt (cao gấp 3,5 lần khai thác khoáng sản chỉ 6,7%); ngành than được công nhân đánh giá khá cao (gấp 3 lần khai thác khoáng sản). Trong năm 2010 và 2012, tổng số công nhân nghỉ điều dưỡng và phục hồi chức năng là 13.139 lượt người; số ngày cho mỗi đợt điều dưỡng là 11 ngày với chi phí một ngày điều dưỡng và PHCN đạt 205.000đ/ngày, điều dưỡng và PHCN sau rửa phổi là 237.000đ/ngày. Tính riêng kinh phí cho điều dưỡng và PHCN sau rửa phổi trong năm 2010, 2012 là 1.370 triệu đồng; tổng kinh phí chi điều dưỡng PHCN và điều dưỡng sau rửa phổi là 40.178 triệu đồng. Tình trạng Tỷ lệ: % 83 - Chính sách hỗ trợ đối với người lao động tại TKV TKV đã chủ trì cùng với các doanh nghiệp thành viên trích 2% quỹ lương (trên 700 tỷ đồng) để lập quỹ sắp xếp, đổi mới cơ cấu và chất lượng lao động. Ngoài phần hỗ trợ của nhà nước, quỹ này đã hỗ trợ cho người lao động bị dôi dư do tổ chức, sắp xếp lại sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi dây chuyền công nghệ hoặc thay đổi sản phẩm, bị yếu sức khỏe không thể tiếp tục lao động hoặc chất lượng lao động thấp mà doanh nghiệp cần thay thế để đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động. Từ năm 2006 đến nay đã hỗ trợ kinh phí cho 21,447 lao động nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc, đào tạo lại từ quỹ này, trong đó riêng thợ lò là 1.582 người [72]. Ngày 17/5/2013, Tổng Giám đốc TKV đã ký văn bản số 2539/VINACOMIN- ĐT về việc triển khai chương trình phát triển nhà ở cho công nhân ngành than. Theo đó, những khu nhà ở tập thể công nhân đã cũ sẽ được sửa chữa, nâng cấp định kỳ, những nhà đã quá niên hạn sử dụng hoặc hư hỏng nặng có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng thì phải di dời người lao động đến khu ở mới hoặc khu tạm cư. Ngày 16/4/2013, TKV ban hành Quyết định số 618/QĐ-HĐTV ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ đổi mới cơ cấu lao động, trong đó quy định về hình thức, mức hỗ trợ, trình tự thủ tục hỗ trợ kinh phí đối với người lao động ở các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc do doanh nghiệp tiến hành đổi mới cơ cấu lao động nhằm hỗ trợ thêm ngoài chế độ của Nhà nước để giúp người lao động ổn định cuộc sống, có điều kiện chuyển đổi công việc mới phù hợp với sức khỏe và năng lực. Quyết định này được thay thế cho Quyết định số 652/QĐ-HĐQT ngày 27/3/2007 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Ngày 3/4/2012, Hội đồng thành viên TKV ban hành Quyết định số 659/QĐ- HĐTV về việc ban hành Quy chế tổ chức Hội thi thợ giỏi (thay thế cho Quy định số 834/QĐ-NTX ngày 16/4/2007 về Quy định tổ chức Hội thi thợ giỏi trước đây) nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong đội ngũ công nhân kỹ thuật trong tập đoàn và xây dựng đội ngũ CNKT giỏi nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong công nghiệp cao phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp phát triển của Tập đoàn. 84 Ngoài các chính sách hỗ trợ nêu trên, Tập đoàn và các đơn vị thành viên còn thực hiện chế độ trả lương khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số lực lượng lao động có tính chất đặc thù với các hình thức tương đối đa dạng. Hàng năm đều áp dụng hệ số khuyến khích tiền lương tăng thêm từ 1,2 đến 1,5 lần so với mức lương theo chức danh tại một số đơn vị như tại Cơ quan Tập đoàn, Tuyển Hòn Gai, Tuyển Cửa Ông, Vành Danh, Quang Hanh với khoảng từ 66 - 70 người/năm. Việc áp dụng chính sách này đã tạo ra động lực thi đua sôi nổi giữa các cán bộ, công nhân viên và toàn thể người lao động trong Tập đoàn nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, tìm tòi cải tiến, sáng tạo trong công việc. Thực hiện chế đãi ngộ với danh hiệu “người thợ có bàn tay vàng” cho công nhân sửa chữa có trình độ cao, tay nghề giỏi với mức khuyến khích tương đối cao, bước đầu đủ sức khuyến khích được người lao động hăng say lao động, nghiên cứu, tìm tòi, rèn luyện kỹ năng tay nghề. Tiêu biểu như các đơn vị Công ty than Cọc Sáu đã thưởng cho công nhân đạt danh hiệu “người thợ có bàn tay vàng” bằng 20% lương cơ bản; Công ty chế tạo máy với mức thưởng 600.000 đ/tháng với mỗi người thợ đạt được danh hiệu này. Một số đơn vị đã áp dụng chế độ nhóm trưởng với mức khuyến khích tiền lương tăng thêm từ 1,2 lần cho hàng trăm công nhân trực tiếp tham gia sản xuất và những viên chức quản lý ở một số công việc đặc thù; triển khai chế độ khuyến khích ngoài đơn giá với mức khuyến khích 10% mức tiền lương thực hiện đối với thợ lò có năng suất cao, ý thức kỷ luật tốt như tại Công ty than Hà Lầm, Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 [21]. Để giữ và thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao, nhất là những chuyên gia đầu ngành và những người thực sự có tài năng, TKV đã: (1) thực hiện giải pháp về nâng cao tiền lương, phụ cấp và thu nhập ổn định cho từng bộ phận nhân lực; (2) tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, như: các chính sách về nhà ở, phúc lợi để người lao động yên tâm công tác, đặc biệt đã quan tâm đến việc đãi ngộ, sử dụng, trọng dụng để người lao động có cơ hội thăng tiến trong công việc; (3) có cơ chế khuyến khích đặc biệt cho những cán bộ có tay nghề cao và những kỹ sư, chuyên viên giỏi để họ cống hiến hết khả năng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 85 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã thực hiện nhất quán chủ trương chăm lo đến vấn đề nhà ở của công nhân, người lao động. Với đặc thù nhân lực của Tập đoàn phần đông là xa quê hương đến lập nghiệp tại các vùng mỏ nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Vì vậy, sắp xếp nhà ở cho người lao động để họ yên tâm sản xuất, gắn bó lâu dài với Tập đoàn đã thành chủ trương lớn được các cấp chú trọng chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong những năm gần đây, chủ trương đưa dần các nhà ở công nhân, các khu tập thể công nhân mỏ ra khỏi các khai trường mỏ và hình thành các khu đô thị công nhân mỏ tập trung - văn minh - hiện đại đang được các đơn vị quán triệt nghiêm túc và chỉ đạo triển khai khẩn trương, bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Một số khu đô thị công nhân ngành Than đã được quy hoạch và đang đầu tư hạ tầng như: Khu đô thị ngành than phường Hà Khánh - TP Hạ Long; Khu dân cư Cọc Năm - Hạ Long; Khu cư dân Cọc Sáu - Cẩm Phả; Khu đô thị Nam Uông Bí v.v... Một số khu chung cư tập thể công nhân mỏ đã và đang được xây dựng khang trang, hiện đại như: Chung cư Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty TNHH một thành viên Than Dương Huy, Nam Mẫu, Hạ Long, Quang Hanh, Hòn Gai, Vàng Danh, Trường CĐ Nghề mỏ Hồng Cẩm... Tập đoàn đã triển khai thực hiện 31 dự án xây dựng 32 nhà chung cư cho công nhân với gần 5.000 căn hộ cho thuê mức giá ưu đãi. Mức thu đối với công nhân ở khu tập thể từ 100.000đ - 150.000đ/người/tháng; nhiều khu nhà tập thể bố trí nhà ăn phục vụ cho công nhân tại khu tập thể. TKV đã phát động phong trào xây dựng khu tập thể văn minh, bếp ăn kiểu mẫu... để qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động [21]. Do đặc thù của công việc khai thác than, khoáng sản nên Tập đoàn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ thợ lò để họ có được cuộc sống và điều kiện làm việc tốt nhất có thể. Các chế độ chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò đã được thực hiện một cách đồng bộ và có nhiều đổi mới, tạo ra những thay đổi lớn. Tập đoàn đã tích cực, chủ động đề xuất và thực hiện một số chính sách cụ thể đối với đội ngũ thợ lò như: + Đã kiến nghị và được Nhà nước chấp thuận, cho phép tuổi nghỉ hưu của công nhân khai thác than trong hầm lò được giảm 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung theo quy định của pháp luật. 86 + Công nhân hầm lò được ăn theo định lượng đặc thù để đảm bảo lượng calo và sức khoẻ để làm việc (chế độ bồi dưỡng đặc thù chỉ áp dụng cho một số ngành nghề). + Hầu hết đơn vị đều bố trí xe ca có máy lạnh để đưa đón thợ lò từ nơi ở đến nơi làm việc; sau ca làm việc được tắm nước nóng, được giặt quần áo bảo hộ lao động và ủng; được khám sức khỏe 2 kỳ/năm. Nhiều đơn vị đã đầu tư phương tiện hỗ trợ đi lại trong lò như xe song loan, monoray, tời hỗ trợ... để người thợ giảm bớt hao phí sức lao động do phải đi bộ đường dốc trong lò. + Các đơn vị hầm lò đã quan tâm đầu tư xây dựng các khu chung cư, nhà ở tập thể cho thợ lò độc thân hoặc xa gia đình với mức giá thuê nhà có nhiều ưu đãi. + Tập đoàn đã đầu tư công nghệ rửa phổi tại Trung tâm y tế lao động - TKV để rửa bụi phổi cho công nhân mắc bệnh bụi phổi, mỗi năm điều trị cho từ 200 ÷ 350 người; đồng thời hàng năm tiến hành trích từ quỹ phúc lợi của Công ty mẹ tổ chức cho người lao động đi nghỉ dưỡng sức tại các cơ sở điều dưỡng của Tập đoàn (từ năm 2008 đến 2014, mỗi năm khoảng 11.000 lượt người, thời gian nghỉ 11 ngày/người) [73]. + Thợ lò là lao động giỏi, thợ lò xuất sắc trong các kỳ thi chọn thợ giỏi, thợ lò đạt năng suất kỷ lục cấp Tập đoàn được quan tâm khen thưởng, được đi thăm quan, học tập ở nước ngoài. Nhiều đơn vị hàng năm đều tổ chức gặp mặt gia đình thợ lò tiêu biểu để động viên, khích lệ thợ lò yên tâm, gắn bó với công việc. 3.2.3. Thực trạng nâng cao năng suất lao động tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 3.2.3.1. Nâng cao năng suất lao động tính theo sản lượng và giá trị tại Tập đoàn Năng suất lao động tính theo sản lượng tính chung toàn tập đoàn năm 2011 đạt 525,4 tấn/người - năm, tăng 52,5 tấn; tương đương 1,11 lần (11%) so với NSLĐ năm 2006. Tính theo giá trị, NSLĐ năm 2011 toàn Tập đoàn đạt 687,6 triệu đồng - người/năm tăng 466,2 triệu đồng - người/năm, tương đương 3,1 lần (210%) so với năm 2006 [74]. 87 Nhờ chú trọng sắp xếp đổi mới cơ cấu, chất lượng nhân lực, Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên cũng tập trung nghiên cứu các mô hình tổ chức lao động hợp lý trên cơ sở nhân lực hiện tại để gia tăng sản lượng, tăng NSLĐ. Năm 2011, Tập đoàn và cùng các công ty xây dựng mỏ hầm lò đã tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng NSLĐ trong công tác đào lò, tổ chức hai đội đào lò nhanh làm việc 3 ca, 4 kíp/ngày, đêm, phối hợp làm việc trong ca nhịp nhàng để tiết kiệm thời gian lao động, đảm bảo sức khỏe của người lao động và có thể làm việc tối đa số ngày trong tháng. Công nhân sẽ được nghỉ luân phiên theo qui định. 1 221,4 279,8 401,6 425,2 557,3 687,6 612,9 604,1 632,1 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Theo giá trị 472.9 524.2 501.7 510.7513.2 525.4 484.6 467.9 445.3 1 400 420 440 460 480 500 520 540 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Theo sản lượng Biểu đồ 3.6: Năng suất lao động theo giá trị và sản lượng tại TKV giai đoạn 2006-2014 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thực hiện công tác khoán và quản trị chi phí năm 2006-2014 [74] Qua các số liệu thống kê về NSLĐ cho thấy NSLĐ theo sản lượng của người lao động tại TKV không ổn định. Năm 2007, NSLĐ theo sản lượng đạt 524,2 tấn/ng/năm, tăng mạnh so với năm 2006 (tăng 51,3 tấn/ng/năm). Tuy nhiên, sang năm 2008 lại giảm xuống so với năm 2007, các năm 2009, 2010, 2011 lại tăng lên, trong đó năm 2011 đạt mức cao nhất (525,4 tấn/ng/năm). Từ năm 2012 đến năm 2014, NSLĐ theo sản lượng tại tập đoàn liên tục giảm sút, năm 2014 chỉ đạt 445,3 tấn/ng/năm, thấp nhất trong suốt 9 năm từ 2006 đến 2014 [Phụ lục 7]. Tuy nhiên, NSLĐ theo giá trị tại TKV thì tăng mạnh, từ 221,4 triệu đồng/người/năm vào năm 2006 đã tăng lên 687,6 triệu đồng/người/năm vào Tr đồng Tấn Năm Năm 88 năm 2011, tăng 446,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 210,5%. Sở dĩ NSLĐ theo giá trị tăng cao là do từ năm 2007, Tập đoàn bắt đầu thực hiện lộ trình tăng giá bán than cho các hộ tiêu thụ lớn là phân bón, giấy và xi măng để giá bán tiệm cận với giá thành, dần dần bán theo giá thị trường. Bên cạnh đó, các nhà máy điện hoàn thành và đưa vào vận hành, khai thác cũng làm doanh thu tăng thêm. So sánh một số chỉ tiêu cho thấy: Số lượng lao động tăng thêm 22,46%; sản lượng than khai thác tăng 23,1%; doanh thu tăng 428% đã đấy NSLĐ theo giá trị tăng 210% [Phụ lục 7]. Năm 2012 - 2013, NSLĐ theo giá trị tại TKV giảm sút xuống mức 612,9 triệu đồng/ng/năm vào 2012 và 604,1 triệu đồng/ng/năm vào năm 2013. Đó là do Tập đoàn tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức do tác động bất lợi từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp trong Tập đoàn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như giá cả đầu vào phục vụ sản xuất cao, lãi suất ngân hàng vẫn chưa giảm, thị trường tiêu thụ giảm sút, giá than thế giới tiếp tục giảm, giá than trong nước thấp, hàng tồn kho ở mức cao. Mặt khác, điều kiện địa chất ngày càng phức tạp, khai thác ngày càng xuống sâu hơn, đi xa hơn; cơ cấu công nhân lao động và cán bộ tuy đã có sự điều chỉnh nhưng vẫn còn bất cập; thời tiết không thuận lợi... đã làm giảm sản lượng khai thác và doanh thu đã kéo theo giảm NSLĐ cả về sản lượng cũng như giá trị [Phụ lục 7]. Năm 2014, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tăng trưởng kinh tế chậm hơn mong đợi. Giá than xuất khẩu vẫn ở mức thấp do sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa các nước trong khu vực, tồn kho than của Tập đoàn mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhiều hộ tiêu thụ than trong nước vẫn gặp khó khăn nên sản lượng mua than giảm, riêng than tiêu thụ cho điện vẫn tăng cao. Tính đến cuối năm 2014, NSLĐ tính theo sản lượng hiện vật tính theo than nguyên khai khai sản xuất tính chung toàn tập đoàn đạt 445,3 tấn/người - năm, giảm 80,1 tấn so với NSLĐ năm 2011. Tính theo giá trị, NSLĐ năm 2014 toàn Tập đoàn đạt 632,1 triệu đồng - người/năm, giảm 55,5 triệu đồng - người/năm so với năm 2011. (Xem thêm Phụ lục 7). 89 3.2.3.2. Nâng cao năng suất lao động tính theo doanh thu được tạo ra trên 1 đồng tiền lương tại Tập đoàn Những năm qua tại TKV, năng suất lao động tính theo doanh thu được tạo ra trên 1 đồng tiền lương nhìn chung tăng lên. Tính chung cho toàn TKV giai đoạn 2007- 2011 thì chỉ tiêu này tăng lên và đạt mức cao vào năm 2011 ở mức cứ 1 đồng tiền lương tạo ra 7,9 đồng doanh thu. Tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2013 lại giảm đi, năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên cao nhất và đạt mức 1 đồng tiền lương tạo ra 8,8 đồng doanh thu. Riêng khu vực sản suất than thì năng suất lao động tính theo doanh thu được tạo ra trên 1 đồng tiền lương đạt được thấp hơn so với toàn tập đoàn và cũng theo xu hướng trên, tức là giai đoạn 2007-2011 tăng lên và giai đoạn 2012- 2014 giảm đi. Giai đoạn 2007 - 2011, nhân lực sản xuất than tăng 11,5% (từ 82.339 người lên 91.889 người) nhưng NSLĐ tính theo doanh thu tạo ra trên 1 đồng tiền lương tăng 28,8% (từ 5,2 đồng lên 6,7 đồng). Điều này được lý giải bởi Tập đoàn thực hiện Thông báo số 256-TB/VPCP ngày 12/12/2007 về việc không bao cấp giá bán than cho sản xuất xi măng, phân bón và giấy; thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than theo giá thị trường thay vì giá bán do Nhà nước quyết định trước đây thường thấp hơn giá thành sản xuất than. Giai đoạn 2012 - 2014, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp trong Tập đoàn; thêm vào đó là điều kiện khai thác than ngày càng xuống sâu và xa hơn, Tập đoàn đã nỗ lực ổn định sản xuất, điều chỉnh tăng lương cho thợ hầm lò để đảm bảo thu nhập cho người lao động dẫn đến NSLĐ tính theo doanh thu tạo ra trên 1 đồng tiền lương giảm sút (xem bảng 3.9). 90 Bảng 3.9: Năng suất lao động tính theo doanh thu được tạo ra trên 1 đồng tiền lương tại bộ phận nhân lực sản xuất than giai đoạn 2007-2014 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng doanh thu/năm Tỷ đồng 34.404 57.494 62.867 84.439 106.669 97.891 102.786 108.929 - Doanh thu SX Than/năm Tỷ đồng 23.013 34.038 36.577 50.460 63.191 56.052 55.324 53.172 2 Tổng số nhân lực Người 117.617 122.640 128.142 130.260 136.037 138.924 140.980 123.450 - Nhân lực SX than Người 82.239 84.750 86.022 90.538 91.899 91.477 91.576 84.125 3 NSLĐ theo doanh thu/người Triệu đ 292,5 468,8 490,6 648,2 784,1 704,6 729,1 882,4 - Trong đó: SX than Triệu đ 279,8 401,6 425,2 557,3 687,6 612,9 604,1 632,1 4 Lương bình quân người/th Triệu đ 4,470 5,368 5,996 7,238 8,220 7,608 7,989 8,371 - Trong đó: SX than Triệu đ 4,494 5,475 6,144 7,455 8,580 7,755 8,242 8,600 5 NSLĐ theo doanh thu/lương đ/tháng 5,5 7,3 6,8 7,5 7,9 7,7 7,6 8,8 - Trong đó: SX than đ/tháng 5,2 6,1 5,8 6,2 6,7 6,6 6,1 6,1 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thực hiện công tác khoán và quản trị chi phí năm 2006-2014 [74] và Báo cáo Lao động tiền lương các năm 2008-2014 của TKV [72] 91 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển nhân lực tại Tập đoàn Thứ nhất, những năm qua quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực tại Tập đoàn đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực: - Quy mô nhân lực của Tập đoàn tăng lên, phù hợp với nhu cầu của sản xuất và cơ bản đáp ứng yêu cầu SXKD của tập đoàn. Chỉ có bộ phận sản xuất hầm lò có thời điểm diễn ra tình trạng thiếu nhân lực. - Độ tuổi của nhân lực tại tập đoàn có xu hướng ngày càng trẻ hơn, có sức khỏe tốt hơn. Tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 45 trở xuống ở mức cao, chiếm 85,86% tổng số lao động, trong đó số lao động có độ tuổi từ 25 - 35 tuổi 63,3% [31]. - Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng cán bộ từ 16,5% năm 2006 xuống14,62% năm 2014, tăng tỷ lệ công nhân từ 76% năm 2006 lên 77,48% năm 2014 (xem bảng 3.1). - Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc cũng được điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tỷ lệ nhân lực sản xuất trực tiếp đã tăng từ 59,5% năm 2006 lên 63,8 % năm 2014; tương ứng, nhân lực phụ trợ, phục vụ giảm từ 28,8%năm 2006 xuống còn 24.2 % năm 2014 [72]. - Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn, tay nghề chuyển dịch theo hướng tích cực so với trước. Tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng trở lên tăng từ 15,27 % năm 2006 lên 20,31 % năm 2014, tương ứng tỷ lệ nhân lực có trình độ trung cấp giảm từ 9,38 % năm 2006 xuống còn 8,17% năm 2014. Tỷ lệ nhân lực chưa qua đào tạo giảm từ 2,75% năm 2006 xuống còn 0,69% năm 2014. Công nhân bậc cao tăng so với trước. Thợ bậc 5 tăng từ 15,6% năm 2010 lên 18,86% năm 2014; thợ bậc 6 tăng từ 9,4% lên 10,48% [76]. - Cơ cấu ngành nghề được đào tạo của nhân lực tại tập đoàn có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Theo đó lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật tăng từ 15% năm 2010 lên 19,4% năm 2014, lĩnh vực kinh tế giảm nhẹ từ 8,8% xuống 7,7%, chuyên môn khác (ít liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh) giảm từ 3,7% xuống 1,5% [75]. 92 Thứ hai, trình độ nghề nghiệp và đời sống của nhân lực tại Tập đoàn được cải thiện, cụ thể như sau: - Số lao động tại Tập đoàn được đào tạo CNKT có chiều hướng tăng, riêng giai đoạn 2011-2014 đã có 31.799 người lao động được đào tạo CNKT hầm lò theo nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó có 26.456 lao động được đào tạo CNKT diện mở rộng sản xuất và 5.343 lao động được đào tạo CNKT diện mở các mỏ mới [75]. - Số cán bộ được đào tạo đại học và trên đại học cũng tăng lên. Tính từ năm 2011 đến năm 2014 số lượng cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học là 3.321 người, trong đó sau đại học là: 474 người, 35 người đào tạo ở nước ngoài, còn lại: 439 người đào tạo ở trong nước [75]. - Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý để cập nhật thông tin, kiến thức mới, kỹ năng lãnh đạo, quản lý SXKD, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và dự báo thị trường trong và ngoài nước tại tập đoàn được chú trọng. Năm 2012 tổ chức được 86 lớp với 21.819 lượt người tham gia. Năm 2013 tổ chức được 153 lớp, với 21.338 lượt người tham gia [75]. - Bồi dưỡng cao cấp lý luận chính trị cho hàng trăm học viên, đào tạo lớp dự bị Giám đốc khóa 6, khóa 7 cho 35 học viên/lớp, đào tạo lớp Cán bộ kế cận cấp cao cho 32 cán bộ [75]. - Công tác tự đào tạo nguồn nhân lực từ bậc thấp lên bậc cao, từ công nhân trở thành cán bộ kỹ thuật, quản lý đã được các đơn vị trong Tập đoàn thực hiện có hiệu quả. Các đơn vị tiếp tục duy trì các hoạt động bồi dưỡng nghề, thi nâng bậc. Các kỹ sư mới ra trường được đưa xuống làm công nhân trực tiếp sản xuất để tích lũy kinh nghiệm, sau đó luân chuyển về các phòng ban quản lý, tiếp đó đưa về làm cán bộ chỉ huy sản xuất cấp phân xưởng. Những công nhân có năng lực quản lý, được đơn vị chọn cử đi học đại học tại chức để phát triển thành cán bộ quản lý, chỉ huy sản xuất. Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_phat_trien_nhan_luc_tai_tap_doan_cong_nghiep_than_khoang_san_viet_nam_6194_1917183.pdf
Tài liệu liên quan