Luận án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

4. Phương pháp nghiên cứu.4

5. Câu hỏi nghiên cứu .9

6. Đóng góp mới của luận án .9

7. Kết cấu của luận án .9

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.10

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: .10

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.12

1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao

liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.13

1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công

nghệ cao theo nhu cầu thị trường .15

1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công

nghệ cao gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu .16

1.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng

dụng nghệ cao:.17

1.2.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công

nghệ cao theo chuỗi giá trị nông sản. .19

1.2.6 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công

nghệ cao gắn với liên kết ngành, liên kết vùng .20

1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến phát triển NNCNC

và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án.21

1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến luận án .21

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .22

pdf205 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương mại hàng hóa rất ít. - Giống vật nuôi: + Giống gia súc: Tại tỉnh Kon Tum chủ yếu là: Trâu, bò, dê, lợn. Lai tạo giống bò Lai sim bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đối với bò (chiếm khoảng 19% trên tổng đàn và tập trung chủ yếu tại thành phố Kon Tum), đối với Dê sữa thì nhập giống từ một số nước Úc, Pháp, Mỹ để phát triển dự án dê sữa (tại huyện Kon Plông hơn 7.000 con), sử dụng giống lợn siêu nạc chăn nuôi ở một số ít quy mô gia trại, chăn nuôi nhỏ lẻ, giống heo làng chất lượng cao, còn lại chủ yếu là giống gia súc địa phương có trọng lượng, chất lượng, thể trạng thấp. Một số loại động vật lai tạo từ giống động vật rừng có chất lượng cao có lợi thế phát triển thành thương mại nhưng chưa được tập trung nhân giống để phát triển như: Nai, sơn dương, hươu, heo rừng, chồn các loại, dúi, nhím, tê tê + Giống gia cầm: sử dụng các loại giống gia cầm chủ yếu là gà, vịt, ngang, ngỗng thông thường, một số ít sử dụng giống gà siêu trứng. + Giống thủy sản nước ngọt: Đến cuối 2019 trên địa bàn tỉnh nuôi một số loại giống cá như: Cá chép, cá rô phi, cá lóc, đã thử nghiệm thành công giống cá nước lạnh tại huyện Kon Plông (cá tầm, cá hồi), các loại cá nước ngọt có lợi thế đặc hữu nhưng chưa được nhân giống để phát triển thành thương mại hàng hóa như: cá Anh vũ, Cá Lăng, Cá Diêu hồng, cá chình, Cá niêng, cá cơm nước ngọt (tên gọi dân giang). Nhìn chung, tỉnh Kon Tum bước đầu đã nhập và nhân giống, lai giống một số loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, như: Invitro, ghép cành, bảo tồn hạt giống từ cây bố mẹ, thụ tinh nhân tạo; các công nghệ lai tạo giống cây trồng vật nuôi hiện đại, tiên tiến tạo ra chất lượng giống tốt nhưng chưa phổ biến, số lượng nhân giống, lai tạo giống rất thấp cả về chủng loại và số lượng. 85 3.3.1.2. Thực trạng ứng dụng CNC ở giai đoạn sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi: - Ứng dụng CNC trong trồng trọt: Đến cuối năm 2019, trên toàn tỉnh đã đầu tư hơn 210.000m2 nhà kính, nhà màng, nhà lưới có hệ thống điều hòa nhiệt độ trong nhà kính, sử dụng tấm màn chắn nhiệt (huyện Kon Plông); sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm - nhỏ giọt cho sản xuất hoa màu, dược liệu (Đảng sâm, đương quy), cây ăn quả hơn 277ha; sử dụng cộng nghệ tưới nước phun sương, phun gốc cho cà phê và Chanh dây: 7.057 ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh; diện tích cây ăn quả 329 ha, chiếm khoảng 9,2% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh; công nghệ trồng thủy canh 2.700 m2 đối với một số loại rau xà lách tại Kon plông. Diện tích còn lại rất lớn trồng ngoài tự nhiên mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào thời tiết, tưới tự chảy hoặc sử dụng các công nghệ tưới lạc hậu gây thất thoát lượng lớn nguồn nước. Cơ giới hóa trong công tác làm đất: sử dụng máy cày công suất nhỏ để cày xới đất, cải tạo đất chiếm khoảng 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp kết hợp đánh tơi xốp đất, công tác tạo luống rãnh đất chủ yếu bằng thủ công; độ dinh dưỡng trong đất chủ yếu mới được kiểm tra, kiểm soát tại một số dự án đầu tư từ các doanh nghiệp và một số trang trại có sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Tuy nhiên chưa phổ biến, còn lại chủ yếu là theo kinh nghiệm tích lũy trong quá trình sử dụng đất, nhưng mức độ chính xác thấp, từ đó thành phần dinh dưỡng bổ sung cho đất không phù hợp cho cây trồng. Thực hiện quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, hữu cơ An toàn thực phẩm đạt 242 ha gồm: xà lách, súp lơ, dâu tây, cà chua các loại bắp sú, chanh dây, khoai tây, bí đỏ, ớt chuông, cà tím; 202 ha các loại cây ăn quả cam, bưởi, chanh, bơ, chuối; sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ, 4C đối với cà phê. Thực tế có nhiều trang trại tự phát trong nông thôn chưa được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Trồng và phát triển dược liệu như: Sâm Ngọc Linh 600 ha chủ yếu trồng theo phương pháp truyền thống dưới tán rừng, hơn 430 ha các loại dược liệu khác như: Đẳng sâm, đinh lăng, đương quy...chủ yếu trồng bằng thủ công theo phương pháp truyền thống. Qua kết quả khảo sát cho thấy trồng trọt ứng dụng CNC nhiều khâu có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với không ứng dụng hoặc ứng dụng ở một khâu thể hiện ở các bảng sau: Bảng 3.4: Hiệu quả ứng dụng CNC trong sản xuất lúa 86 Nội dung ĐVT Ư.Dụng KHCN Nhiều khâu Ư.Dụng vài khâu KHCN Ư.Dụng khâu giống 1 Chi phí SX/ha 1000 đồng 37.698 30.699 27.935 2 Năng suất lúa tươi Tạ/ha 66,20 64,35 60,76 3 Giá bán 1kg lúa tươi Đồng/kg 7. 805 6.055 5.550 4 Doanh thu/1 ha 1000 đồng 51.669 38.964 33.722 5 Lợi nhuận/1 ha 1000 đồng 13.971 8.265 5.787 6 Tỷ suất LN/chi phí % 0,37 0,27 0,21 Nguồn: Kết quả khảo sát hộ ND năm 2019 Bảng 3.5: Hiệu quả ứng dụng CNC trong sản xuất rau Nội dung ĐVT Ư.Dụng KHCN nhiều khâu Ư.Dụng khâu giống 1 Chi phí SX/ha 1000 đồng 295.654 60.753 2 Doanh thu/1 ha 1000 đồng 451.623 148.251 3 Lợi nhuận/1 ha 1000 đồng 155.969 87.498 4 Tỷ suất LN/chi phí % 0,53 1,44 Nguồn: Kết quả khảo sát hộ ND năm 2019 Bảng 3.6: Hiệu quả ứng dụng CNC trong sản xuất cà phê niên vụ 2018- 2019 Nội dung ĐVT Ư.Dụng KHCN nhiều khâu Ư.Dụng Tưới nhỏ giọt Ư.Dụng Tưới tràn 1 Chi phí SX/ha 1000 đồng 69.768 65.463 60.378 2 Năng suất cà phê tươi Tạ/ha 195 184 173 3 Giá bán 1kg cà phê tươi Đồng/kg 8.100 7.850 7.650 4 Doanh thu/1 ha 1000 đồng 157.950 144.440 132.345 5 Lợi nhuận/1 ha 1000 đồng 88.182 78.977 71.967 6 Tỷ suất TN/chi phí % 1,26 1,21 1,19 Nguồn: Kết quả khảo sát hộ ND năm 2019 87 Qua số liệu tại các bảng 3.4, 3.5, 3.6 trên cho thấy: ứng dụng CNC ở nhiều khâu cho sản xuất lúa, cà phê tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 37%, 126% và ngược lại ứng dụng CNC ở một khâu hoặc một vài khâu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn; ở Bảng 3.2 tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với ứng dụng ở khâu giống là do số liệu khảo sát trong trường hợp chỉ sản xuất cây giống cung cấp cho các cơ sở sản xuất. Như vậy việc ứng dụng CNC ở nhiều khâu và đồng bộ trong chuỗi sản xuất sẽ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với không ứng dụng hoặc ứng dụng một khâu hoặc một vài khâu, đó là nhờ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, sản phẩm đồng đều hơn, đồng thời sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào thời tiết, thời vụ, kiểm soát được bệnh hại, giảm các loại thuốc bảo vệ thực vật. - Ứng dụng CNC trong chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm: sử dụng chuồng trại chăn nuôi khép kín sử dụng đồng bộ CNC có hệ thống cảm biển giám sát điều chỉnh nhiệt độ đối với dê sữa (quy mô hơn 7.000 con), heo và gà ...Tuy nhiên, với số trang trại, gia trại cũng như dự án phát triển theo mô hình ứng dụng công nghệ cao còn khá khiêm tốn, mới chỉ bắt đầu ở một vài trang trại nuôi gà theo công nghệ CP, nuôi heo theo công nghệ lạnh. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng chưa Box 1: Ý kiến Phó PGĐ sở NN&PTNT Kon Tum về ƯDCNC trong trồng trọt “ Diện tích các cây trồng sản xuất theo NNCNC ngày càng tăng về quy mô, tổng diện tích đạt khoảng 7.700 ha, trong đó: rau, củ quả, hoa đạt 277ha chiếm khoảng 20% so với diện tích rau, củ quả, hoa toàn tỉnh; diện tích cà phê và tiêu ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến 7.057ha chiếm khoảng 30% tổng diện tích cà phê, tiêu; diện tích cây ăn quả 329ha chiếm khoảng 9,2% diện tích cây ăn quả; Các CNC được ứng dụng gồm: Công nghệ chuyển gene trong chọn tạo giống cây ăn quả, rau, hoa; công nghệ nuôi cấy mô tế bào ứng dụng nhân giống quy mô công nghiệp (cây lan kim tuyến, sâm dây, đương quy,...); công nghệ tưới tiết kiệm nước, tự động hóa trong bón phân, hệ thống thủy canh (2.400 m2); công nghệ giá thể; kỹ thuật GPS trong kiểm soát sâu bệnh,; Ứng dụng vật liệu mới như công nghệ nano, bạt phủ giữ ẩm đất, công nghệ nhà kính, nhà lưới, màng phủ đất, giống mới,....; CNC trong bảo vệ môi trường: ứng dụng phương pháp canh tác hữu cơ. Đến nay, Công ty TNHH SX TM DV Hương Đất đã tổ sản xuất được 1,8ha rau các loại theo tiêu chuẩn organic sản lượng 102tấn/năm, đang mở rộng khoảng 02ha; Tập đoàn Vingroup - Công ty CP VinEco Kon Tum đang đầu tư xây dựng Dự án phát triển SXNN VinEco theo hướng hữu cơ quy mô 511,23ha; Dự án xây dựng vùng sản xuất rau hữu cơ cho Nico Nico Yasai đang triển khai thực hiện sản xuất rau hữu cơ theo tiêu chuẩn của Nhật, quy mô: 01 ha”. 88 đồng bộ, chỉ ứng dụng ở một số khâu, các loại vật nuôi như trâu, bò, lợn bản địa, gà, dê còn lại chủ yếu nuôi theo tập quán truyền thống, chưa ứng dụng CNC kể cả công tác theo dõi phòng trừ bệnh dịch trên vật nuôi. Việc ứng dụng CNC nhiều khâu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với không hoặc ứng dụng CNC ở một khâu, điều nầy được thể hiện qua kết quả khảo sát sau: Bảng 3.7.: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong chăn nuôi heo Nội dung ĐVT Ư.Dụng KHCN nhiều khâu Ư. Dụng KHCN ở giống, thức ăn 1 Chi phí 1 tấn lợn hơi 1000 đồng 42.050 41.354 2 Giá 1kg lợn hơi Đồng/kg 49.000 47.000 3 Doanh thu 1000 đồng 49.000 47.000 4 Lợi nhuận 1000 đồng 6.950 5.646 5 Tỷ suất LN/chi phí % 0,148 0,137 Nguồn: Kết quả khảo sát hộ ND năm 2019 - Nuôi trồng thủy sản, đã chuyển giao quy trình nuôi cá nước ngọt tại huyện IA Hđrai (nuôi lồng cá lăng nha đuôi đỏ, cá thát lát cườm, diêu hồng) với quy mô 800m2 mặt nước/lồng. Còn lại chủ yếu là cá nước ngọt tự nhiên, nuôi thủ công trong ao hồ... Nhìn chung, đa số nông sản Kon Tum sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm, Viet gap, globalgap, hữu cơ,..., truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn mã QR code,... cho sản phẩm còn khá khiêm tốn cả về chủng loại nông sản, số lượng sản phẩm và cơ sở sản xuất từ hộ cá thể đến doanh nghiệp, chủ yếu còn sản xuất theo truyền thống thiếu kiểm định, đo lường và xếp hạng thứ bậc về chất lượng sản phẩm cũng như thông tin của sản phẩm. Do vậy, sản phẩm tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, chưa xây dựng được niềm tin với khách hàng cũng như thương hiệu nông sản, giá trị gia tăng thấp. 3.3.1.3. Thực trạng Công nghệ cao trong thu hoạch,bảo quản sau thu hoạch: Trên toàn tỉnh có khoảng 100 máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, tất cả các loại từ cây trồng và vật nuôi chủ yếu thu hoạch bằng thủ công, tập kết tại vườn, vận Box 2: Ý kiến Phó PGĐ sở NN&PTNT Kon Tum về ƯDCNC trong chăn nuôi Hình thức chăn nuôi ứng dụng CNC có xu hướng tăng về số lượng và quy mô. Việc ứng dụng KHCN tiên tiến được chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. Bước đầu hình thành chuỗi liên kết giữa ND với DN trong chăn nuôi ứng dụng CNC (theo hình thức DN đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, vắc xin tiêm phòng, hỗ trợ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ; còn ND đầu tư chuồng trại, chăm sóc và chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Đây là hình thức liên kết bền vững nhằm thúc đẩy việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. 89 chuyển bằng cơ giới đến đại lý thu mua và nhà máy sơ chế. Công tác bảo quản sau thu hoạch đến cuối 2019 chỉ sử dụng lò sấy nhiệt đối với sấy cà phê; bảo quản bằng kho lạnh dung tích 58 m3 với nông sản rau hoa tại các khu vực sản xuất trên toàn tỉnh, sử dụng màng vi sinh trong rau tươi; giết mổ thịt gia súc gia cầm, thủy sản tập trung tại một số cơ sở nhỏ phân tán theo khu vực gần chợ hoặc gần đô thị, chưa có cơ sở lớn tập trung và chủ yếu giết mổ bằng thủ công. Qua đó cho thấy công nghệ thu hoạch nông sản chủ yếu là thủ công, công cụ thô sơ, thu hoạch sản phẩm khi chưa đạt chất lượng nhất là đối với các loại quả, hạt, các loại dược liệu, thịt gia súc gia cầm... công nghệ bảo quản sau thu hoạch thực hiện chưa nhiều về chủng loại và sản lượng nhất là các sản phẩm thu hoạch dưới dạng tươi sống (rau, hoa, thịt tươi, sữa động vật, ...) và có thể nói hầu như chưa có gì. Điều này sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm hoặc tuổi thọ sản phẩm khi lưu thông trên thị trường sau thu hoạch, và như vậy nông sản sẽ dễ bị suy giảm chất lượng nhanh và tổn thất lớn làm cản trở xây dựng thương hiệu nông sản Kon Tum. 3.3.1.4. Thực trạng Công nghệ cao trong chế biến nông sản: Đến cuối 2019, tỷ lệ và giá trị kinh tế tạo ra từ nông sản chế biến sâu là rất thấp, phần lớn chỉ là sơ chế và tiêu thụ thô kể cả các mặt hàng xuất khẩu. Cà phê, cao su, sắn, hồ tiêu từ lâu được xác định là cây trồng chiến lược của tỉnh, nhưng đến nay mức độ chế biến cũng khá khiêm tốn so với sản lượng sản xuất ra hàng năm, trên toàn tỉnh chỉ có 2 công ty sản xuất và chế biến cà phê lớn nhất, trong đó Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng tại huyện Đắk Hà là DN vượt trội, tuy nhiên đến cuối 2019 cũng chỉ chế biến khá khiêm tốn: sử dụng công nghệ lên men (công nghệ EnZym) để tách chất nhờn trong chế biến nhân cà phê với công suất 300 tấn/năm; sử dụng máy bắn màu, các bộ vi xử lí tiên tiến, hiện đại, có các bộ nhớ và chương trình giao tiếp với hệ thống mạng để lưu trữ dữ liệu số, giám sát và điều khiển từ xa, điều chỉnh và xử lí theo yêu cầu chất lượng đầu ra của cà phê nhân trước khi rang xay. Các loại cây trồng khác cũng không khá hơn: Sử dụng công nghệ sấy lạnh trong chế biến các loại nông sản bột gừng, nghệ, xả, ớt, chùm ngây Các loại nước ép từ quả sim rừng, đẳng sâm, sử dụng công nghệ đóng lon chế biến sản xuất ra 6.015 lon/năm nước ép sim rừng, đẳng sâm; máy nấu cao sản xuất được 923 lọ/năm cao đảng sâm. Bên cạnh đó, hiện nay Kon Tum có nhiều loại cây ăn quả, cây dược liệu có quy mô tương đối và tiềm năng phát triển lớn như Sâm Ngọc linh - Quốc bảo, Đẳng sâm, Lan Kim Tuyến, một số loại nấm dược liệu,... nhưng vẫn chưa 90 được chế biến sâu, chế biến tạo ra chùm sản phẩm đặc hữu của tỉnh. Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc gia cầm tương đối lớn, một số trang trại gia trại, dự án chăn nuôi lớn bước đầu đã được hình thành và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, tuy nhiên sản phẩm đầu ra còn khá khiêm tốn như: thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, thủy sản... Đến cuối 2019 sữa dê mới được chế biến tiệt trùng đóng chai (sữa 3 con dê) nhưng chỉ với sản lượng 2 tấn/ngày, phần lớn chưa được chế biến và chủ yếu là tiêu thụ thô trực tiếp, một số ít sản phẩm được chế biến ban đầu nhưng chỉ sử dụng máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, chưa tạo ra chùm sản phẩm nông sản chất lượng cao. Bảng 3.8: Ứng dụng KHCN và CNC trên 1 số cây trồng vật nuôi (2018) Cây, Con Tổng số Ứng dụng 1 -2 khâu Ứng dụng Nhiều khâu Ứng dụng CNC đồng bộ Tr. Trọt ha % ha % ha % ha % Lúa 23.985 100,00 12.247 51,07 11.303 47,12 435 1,81 Ngô 6.202 100,00 5.816 93,78 283 4,56 103 1,66 Sắn 38.634 100,00 38.634 100,00 00 0,00 00 0,00 Mía 1.636 100,00 786 48,04 850 51,96 00 0,00 Cà phê 17.952 100,00 9.190 51,19 3.651 40,34 1.520 8,47 Hồ tiêu 344 100,00 43 12,48 301 87,52 00 0,00 Cao su 74.756 100,00 50356 67,36 00 0,00 00 0,00 Rau, hoa 2.868 100,00 950 33,14 1.196 41,69 722 25,17 Ch.Nuôi 1000 con % 1000 con % 1000 con % 1000 con % Bò thịt 78,56 100,00 27,63 35,17 00 0,00 00 0,00 Dê 14,67 100,00 00 0,00 00 0,00 7,56 51,53 Lợn 135,47 100,00 71,14 52,51 37,84 27,93 26,49 19,56 Gà 960,00 100,00 626,00 65,21 121,00 12,57 00 0,00 Nguồn: Báo cáo của sở KH & CN, sở NN & PTNT và Đánh giá của các chuyên gia Qua bảng số liệu 3.8 trên cho thấy trong tổng số 12 loại cây trồng, vật nuôi thì có đến 8 loại ứng dụng công nghệ cao từ 1-2 khâu chiếm tỷ lệ cao trên 40%; ứng dụng CNC nhiều khâu có 5 loại cây trồng, vật nuôi chiếm tỷ lệ hơn 40%; ứng dụng CNC đồng bộ chỉ có 1 loại vật nuôi là Dê hơn 40% (51,53%), còn lại là dưới và cách biệt, tiếp đến là rau, hoa (25,17%), lợn (19,56%), cà phê - lúa - ngô lần lượt là: 8,47% - 1,81% - 1,66%. Từ đó cho thấy, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Kon Tum là rất thấp, đa số thực hiện ở 1-2 khâu, ứng dụng nhiều khâu cũng khá khiếm tốn, ứng dụng đồng bộ thì càng thấp kể cả có loại cây trồng là lợi thế đặc hữu của Kon Tum (cà phê) nhưng cũng chỉ mới ứng dụng CNC đồng bộ 8,47 % diện tích và ứng dụng 1-2 khâu vẫn chiếm ưu thế 51,19%, thậm chí có 91 những loại cây trồng, vật nuôi chỉ ứng dụng CNC 1-2 khâu như: Sắn, ngô, bò thịt. Điều nầy làm cho năng suất, chất lượng nông sản thấp, chi phí giá thành cao, khó cạnh tranh trên thị trường, tạo ra giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng. 3.3.2. Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum Các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao: Đến cuối năm 2019 trên toàn tỉnh đã hình thành 2 vùng NNCNC: Vùng NNCNC Măng Đen (chuyên sản xuất các loại rau, hoa cũ, quả xứ lạnh) tại huyện Kon Plông, vùng sản xuất NNCNC tại huyện Đắk Hà (chuyên trồng và phát triển cây cà phê); đã công nhận được 2 DN NNCNC; và đã thành lập và phát triển 1 khu NNCNC Măng Đen tại huyện Kon Plông trực thuộc UBND tỉnh quản lý, đến năm 2018 chuyển giao trực thuộc UBND huyện quản lý. Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Măng Đen qua hơn 4 năm thành lập và hoạt động bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Đến cuối 2019 đã đầu tư được hơn 38.400 m2 nhà kính được trang bị hệ thống cảm biến (theo dõi nhiệt độ trong và ngoài nhà kính, ánh sáng, độ ẩm không khí), đã có 3 DN vào hoạt động sản xuất trên diện tích 7.200 m2 nhà kính ứng dụng công nghệ tưới hiện đại; đầu tư 4 giếng khoang với công suất 200m3/ngày đêm, đảm bảo phục vụ tưới tiết kiệm nước cho 8-10 ha; đầu tư hệ thống điện 3 pha và đường nội bộ cơ bản phục vụ sản xuất. Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ giúp chủ động sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho 4 loại cây trồng bản địa, chuẩn hóa được quy trình sản xuất cho 5 loại cây trồng, đồng thời hàng năm thực hiện các đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh trồng thí nghiệm một số loại rau, hoa, cũ, cây dược liệu. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn so với tiềm năng vốn có tại địa phương, do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể kể đến đó là: 1) là đơn vị trực thuộc cấp huyện nên thẩm quyền bị giới hạn rất lớn so với chức năng nhiệm vụ; 2) cơ cấu tổ chức bộ máy chưa phù hợp, còn hạn chế về số lượng và chất lượng; 3) Nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế và bất cập nhất là đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ; 4) Chức năng bất cập so với nhiệm vụ; 5) Đã quy hoạch 170 ha để phát triển NN CNC và Khu NN ƯDCNC hoạt động trên phạm vi đó nhưng lại không có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà đầu tư cũng như giải quyết về đất đai cho nhà đâu tư, các DN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư 92 nhưng chưa phải là DN được công nhận là DN ƯDCNC. Bên cạnh đó BQL khu NN ƯDCNC được phân công nhiệm vụ không phù hợp với đơn vị đó là kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nhiệm vụ này cần phải đánh giá và xem xét không giao nhiệm vụ cho đơn vị. Các vùng NNCNC đã được công nhận tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả cao nhất như tính liên kết tiêu thụ sản phẩm, chế biến sản phẩm, nghiên cứu khoa học nông nghiệp CNC còn hạn chế. Doanh nghiệp nông nghiệp: Cuối năm 2019, Kon Tum có số lượng DN nông lâm thủy sản là 126 DN, trong đó lao động dưới 10 người có 55 DN, DN có từ 10 - dưới 50 lao động có 34 DN, có từ 50 - dưới 100 người là 17 DN, trên 100 lao động có 20 DN. Chia theo lĩnh vực hoạt động, nông nghiệp có 86 DN, lâm nghiệp có 35 ND, thủy sản 5 DN. Đã công nhận được 2 DN NNCNC. Lao động bình quân DN là 171 lao động, trong đó DNNN có 364 lao động; DN lâm nghiệp bình quân có 34 lao động, DN thủy sản bình quân có 5 lao động. Tổng nguồn vốn bình quân 1 DN là 112.688,9 triệu đồng, tổng doanh thu 17.795,2 triệu đồng, doanh thu thuần 17.773,2 triệu đồng; lợi nhuận trước thuế là 1.131,5 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế 912,1 triệu đồng. Chia theo lĩnh vực hoạt động, doanh thu của DNNN 38.687,9 triệu đồng, của DN lâm nghiệp là 2.963,2, triệu đồng, của DN thủy sản là 403,0 triệu đồng; lợi nhuận trước thuế của DNNN là 2.220,1 triệu đồng, của DN lâm nghệp là 364,7 triệu đồng, DN thủy sản là 65,0 triệu đồng. DNNN đã thúc đẩy chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC, hiện đại, sản xuất quy mô lớn; trong đó DN đóng vai trò trung tâm dẫn dắt và liên kết với ND sản xuất nhỏ tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản. Các DNNN đang chuyển đổi theo hướng phát triển NNCNC, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ...; tuy nhiên gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vốn, về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính Bên cạnh đó, cũng cần tác động làm thay đổi tư duy sản xuất của hộ ND, sự hỗ trợ của chính quyền các cấp trong việc ứng dụng NNCNC, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch Bảng 3.9: Lao động thường xuyên của DNNN Tần suất Tỷ lệ % tích l y (bao gồm cả khuyết) Tỷ lệ % (không bao gồm cả khuyết) Quy mô lao động Dưới 5 LĐ 13 32,5 32,5 Từ 5-10 LĐ 24 60,0 60,0 Từ 11-15 LĐ 2 5,0 5,0 Từ 16-20 LĐ 1 2,5 2,5 Tổng trả lời 40 100,0 100,0 Khuyết 99,00 0 0,0 93 Tổng cộng 40 100,0 Kết quả khảo sát DN năm 2019 Bảng 3.10: Lao động mùa vụ của DNNN Tần suất Tỷ lệ % tích l y (bao gồm cả khuyết) Tỷ lệ % (không bao gồm cả khuyết) Quy mô lao động Dưới 5 LĐ 19 47,5 47,5 Từ 5-10 LĐ 12 30,0 30,0 Từ 11-15 LĐ 2 5,0 5,0 Từ 16-20 LĐ 4 10,0 10,0 Trên 20 LĐ 3 7,5 7,5 Tổng trả lời 40 100,0 100,0 Khuyết 99,00 0 0,0 Tổng cộng 40 100,0 Kết quả khảo sát DN năm 2019 Ngoài các DNNN trực tiếp đầu tư và tổ chức sản xuất nông nghiệp, Kon Tum còn có các DN chế biến, thương mại tổng hợp có hệ thống các kênh phân phối tiêu thụ trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Một số doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH Vạn Lợi với sản phẩm mủ cao su thô, Công ty TNHH Phương Hoa với sản phẩm tinh bột sắn, Công ty TNHH MTV Cà phê Nguyên Huy Hùng với sản phẩm cà phê nhân. Tuy nhiên, qua số liệu thống kế và số liệu khảo sát tại bảng 3.9 và 3.10 cho thấy các DN của Kon Tum vẫn là những DN nghiệp vừa và nhỏ, kể cả DN xuất khẩu, thiếu vốn và quy mô vốn nhỏ, công nghệ chế biến lạc hậu, chưa có DN nào làm chủ được thị trường, và là trung tâm của chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản; các DN xuất khẩu chủ yếu cung ứng nông sản thô, sơ chế hoặc xuất khẩu ủy thác; điều đó khẳng định các DN chưa xác lập được chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản. Kinh tế Hợp tác xã, THT: Đến tháng 8/2019 toàn tỉnh có 112 HTX, trong đó 71 HTXNN (Hợp tác xã nông nghiệp) chiếm 63,39%, 07 HTX công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,25%, 02 HTX xây dựng chiếm 1,86%, 6 HTX vận tải chiếm 5,36 %, 20 HTX thương mại chiếm 18,75%, 05 quỹ tín dụng chiếm 4,64%; số thành viên và lao động bình quân một HTX là 81,45 người; vốn bình quân 3.522 triệu đồng, doanh thu thuần bình quân một HTX 1.787 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế 214,1 triệu đồng. Các HTXNN sau khi tổ chức lại hoạt động có hiệu quả hơn, làm tốt một số dịch vụ cho các hộ ND góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của HTXNN gồm: cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; cung ứng phân, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi, điện năng, tiêu thụ sản phẩm, mua bán cây con giống, chế biến nông sản. Một số 94 HTX đã chủ động đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, xuất xứ của nông sản hàng hóa..., mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên các HTXNN còn những tồn tại, hạn chế như: quy mô và hoạt động của các HTXNN còn quá nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, hoạt động kinh doanh còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của hộ ND; thu nhập của cán bộ quản lý HTXNN, thành viên và người lao động thường xuyên còn thấp. Phần lớn các HTXNN hoạt động còn rời rạc, nguồn vốn góp bằng tiền không nhiều, chủ yếu các HTXNN khâu nối và tổ chức một vài khâu dịch vụ đầu vào; chưa liên kết được phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ ND theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản; chưa đưa được các quy trình kỹ thuật sản xuất và quy trình quản lý chất lượng nông sản, cũng như ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp trên quy mô rộng, mà vẫn là tình trạng mạnh ai ấy làm, manh mún, nhỏ lẻ. Kinh tế trang trại: Năm 2017, Kon Tum có 77 trang trại, tăng 22 so với năm 2011(55 trang trại), trong đó nhiều nhất là trồng trọt 71 trang trại, chiếm 92,71%; chăn nuôi có 5 trang trại, chiếm 6,49%; có 1 chiếm trang trại tổng hợp 1,30%. Diện tích đất bình quân trang trại là 16,16 ha, trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm 96,85%; lao động thường xuyên bình quân một trang trại 5,11 lao động. Kết quả sản xuất, kinh doanh của trang trại nông nghiệp như sau: Giá trị thu từ nông lâm thủy sản đạt 1.271,0 triệu đồng (2011) tăng lên 1.363,6 triệu đồng (2016). Trang trại chăn nuôi: Lao động bình quân 2,8 lao động/ trang trại, số đầu lợn nuôi bình quân 256,6 con; giá trị thu từ nông lâm thủy sản là 1.779,6 triệu đồng [22]. Kinh tế trang trại đã mang lại nhiều lợi ích: (1) Thúc đẩy nhanh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ứng dụng KHCN và CNC vào sản xuất; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh nông sản trên thị trường. (2) Kinh tế trang trại thúc đẩy xuất khẩu nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nong_nghiep_cong_nghe_cao_tai_kon_tum.pdf
Tài liệu liên quan