Luận án Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 18

1.1. Khái niệm và vai trò của phát triển xuất khẩu hàng dệt may 18

1.1.1. Khái niệm phát triển xuất khẩu 18

1.1.2. Đặc điểm xuất khẩu hàng dệt may 20

1.1.3. Phân loại hàng dệt may 21

1.1.4. Khái niệm phát triển xuất khẩu hàng dệt may 25

1.1.5. Vai trò của phát triển xuất khẩu hàng dệt may 25

1.2. Nội dung của phát triển xuất khẩu hàng dệt may 27

1.2.1. Phát triển quy mô xuất khẩu 27

1.2.2. Phát triển thị trường xuất khẩu 27

1.2.3. Phát triển sản phẩm xuất khẩu 29

1.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển xuất khẩu hàng dệt may 30

1.3.1. Phát triển quy mô xuất khẩu hàng dệt may 30

1.3.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 33

1.3.3. Phát triển mặt hàng dệt may xuất khẩu 35

1.3.4. Lợi thế so sánh thể hiện (RCA) 37

1.3.5. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) 38

1.3.6. Chỉ số thương mại nội ngành (Intra - Industry trade IIT) 38

1.4. Một số yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may 39

1.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 39

1.4.2. Yếu tố vĩ mô 42

1.4.3. Các yếu tố thuộc doanh nghiệp 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 52

2.1. Phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017 52

2.1.1. Phát triển quy mô xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 52

2.1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may 54

2.1.3. Cơ cấu thị trường các nước CPTPP 63

2.1.4. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường CPTPP 64

2.1.5. So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang CPTPP trước và hiện nay 65

2.1.6. Phát triển mặt hàng dệt may 67

2.1.7. Lợi thế so sánh thể hiện (RCA) hàng dệt may xuất khẩu 71

2.1.8. Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) hàng dệt may 72

2.1.9. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) hàng dệt may xuất khẩu 75

2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu dệt may 79

2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường quốc tế 80

2.2.2. Yếu tố vĩ mô 85

2.2.3. Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam 96

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 105

2.3.1. Một số thành công đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 105

2.3.2. Những hạn chế của ngành dệt may Việt Nam 108

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 111

doc178 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện pháp, chính sách phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế hiện nay của đất nước cũng như thế giới. 2.2.1.2. Chính sách của nước nhập khẩu và các quy định quốc tế đối với hàng dệt may xuất khẩu • Các nước nhập khẩu thường đưa ra các chính sách nhằm bảo hộ thị trường dệt may trong nước đồng thời ứng phó với những biến động của thị trường dệt may thế giới. Một số chính sách chung mà các nước nhập khẩu thường áp dụng đối với hàng dệt may cuả Việt Nam: Chính sách thuế quan: hàng dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ nhiều tại các nước phát triển là những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính trên thế giới. Ví dụ thuế quan đánh vào các sản phẩm quần áo và vải ở EU là 12% và 8%; mức thuế quan đánh vào sản phẩm dệt may nhập khẩu ở Nhật, Mỹ lần lượt là 7,8% và 8,9%, thị trường Canada là 12,4%. Hàng rào phi thuế quan: Khi xuất khẩu hàng dệt may sang các nước phát triển phải chịu rất nhiều hàng rào phi thuế quan khác nhau như tiêu chuẩn kĩ thuật, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn về xã hội, môi trườngCác hàng rào phi thuế quan sẽ gây ra nhiều thách thức, cản trở đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, đồng thời tăng chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Hàng rào kỹ thuật hiện nay là trở ngại chính đối với hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, hàng dệt may khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, các nước thuộc EU còn phải đáp ứng các yêu cầu về nhãn mác, đóng gói, kiểm định. Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá: Khi thuế quan bị cắt giảm tối đa, các quốc gia nhập khẩu phải sử dụng nhiều hơn các biện pháp để bảo hộ ngành dệt may trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ hơn thị trường nội địa, một số biện pháp được sử dụng như biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp, các nước phát triển thường áp dụng rất nhiều các biện pháp này đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên các biện pháp tự vệ chỉ có tính chất tạm thời đến khi ngành công nghiệp trong nước điều chỉnh được trước áp lực cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. • Ngoài ra, có rất nhiều các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế áp dụng đối với hàng dệt may xuất khẩu bao gồm những tiêu chuẩn ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn Châu Âu (EN), tiêu chuẩn ban hành bởi cơ quan Tiêu chuẩn hoá Trung Quốc (SAC), Uỷ ban tiêu chuẩn ISO và IEC quốc gia Trung Quốc, Hiệp hội Hoá và Dệt nhuộm Mỹ, tổ chức quốc tế ASTM, Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và một số tiêu chuẩn khác. Các tổ chức này thông thường quy định những tiêu chuẩn sản phẩm, các yêu cầu cơ bản về dệt may, thử nghiệm dệt may, ghi nhãn hàng hoá cho người tiêu dùng. Ngoài các quy định, tiêu chuẩn vào một số thị trường chính như trên, phát triển xuất khẩu hàng dệt may còn chịu tác động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), VJEPA (Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản), CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) đều phải thực hiện các quy định chặt chẽ về quy tắc xuất xứ, hoạt động công đoàn, yêu cầu về môi trường để hưởng các ưu đãi từ các Hiệp định này. 2.2.1.3. Các yếu tố kinh tế quốc tế Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ cũng tăng trưởng chậm lại chỉ đạt mức 3,2%/năm. Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế, song mức độ tăng trưởng vẫn đạt mức 7,4% năm 2017. Khu vực EU tăng trưởng GDP ở mức thấp chỉ đạt khoảng 2,5% vào năm 2017. Nhật Bản là một nền kinh tế lớn ở Châu Á cũng gặp khó khăn với mức tăng trưởng kinh tế khoảng 1% năm 2017. Các yếu tố dẫn tới suy giảm mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu như tổng cầu yếu, vốn không lưu chuyển nhanh, giá dầu và các hàng hoá khác giảm gây thiệt hại đối với các nước xuất khẩu. Ngoài ra sự biến đổi khí hậu, biến động về chính trị tại các nước cũng tác động tới mức tăng trưởng kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kinh tế thế giới tăng trưởng thấp là do năng suất lao động thấp. TheoTổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng suất lao động của các nước tăng trưởng trung bình thời kỳ 1996-2004 là 2,5%/năm, nhưng giai đoạn 2004 đến nay mức tăng trưởng năng suất lao động giảm xuống chỉ còn khoảng 1%/năm. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế giảm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới, từ đó tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của các quốc gia trong đó có Việt Nam . Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do FTA, tiến đến tự do hoá thuế quan hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế quan khi thực hiện các FTA tạo ra tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong đó có xuất khẩu hàng dệt may. Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu dệt may giữa Việt Nam và các nước cùng tham gia FTA có giá trị rất cao. Thời gian tới, khi các FTA bước vào giai đoạn thực thi, cắt giảm thuế sâu, sẽ thúc đẩy xuất khẩu dệt may phát triển mạnh, giúp đa dạng hoá thị trường nhập khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu dệt may sẽ có sự chuyển dịch hợp lý. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới trong đó có CPTPP sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn. 2.2.1.4. Sự phát triển khoa học công nghệ Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sử dụng rất nhiều thiết bị máy móc lạc hậu làm cho năng lực sản xuất ngành dệt may bị hạn chế. Ngành dệt may Việt Nam có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất tăng. Với xu hướng chuyển giao cộng nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam đã đầu tư mua sắm các thiết bị máy móc công nghệ phục vụ sản xuất, các trang thiết bị hiện đại thay thế cho những thiết bị quá cũ. Tuy nhiên, ngành dệt nước ta vẫn còn lạc hậu về trình độ kỹ thuật rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành may đầu tư vào đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường thế giới, các máy may sử dụng phần lớn là hiện đại có tốc độ cao (4.000 đến 5.000 vòng/phút), có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, dây chuyền sản xuất đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một mặt hàng như sơ mi, quần đứng, quần jean Như vậy, yếu tố khoa học công nghệ có tác động lớn tới phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Bảng 2.16: Mức độ doanh nghiệp tìm hiểu về một số yếu tố quốc tế tác động đến phát triển xuất khẩu hàng dệt may Mức độ Yếu tố Chưa biết Biết ít Trung bình Biết nhiều Biết rất nhiều Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) Số lượng DN Tỷ lệ (%) Yếu tố về cung cầu, cạnh tranh 0 0 6 7,1 21 24,7 33 38,8 25 29,4 Chính sách của nước nhập khẩu 4 4,7 11 12,9 31 36,5 27 31,8 12 14,1 Các quy định và thông lệ quốc tế 6 7,1 15 17,6 43 50,6 16 18,8 5 5,9 Các yếu tố kinh tế quốc tế 4 4,7 9 10,6 51 60,0 17 20,0 4 4,7 Sự phát triển khoa học công nghệ 2 2,3 18 21,2 36 42,5 19 22,3 10 11,7 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2017 Kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy các doanh nghiệp dệt may có sự hiểu biết nhiều về yếu tố cung cầu, cạnh tranh trên thị trường thế giới, đây là yếu tố quan trọng trong quyết định xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tiếp theo là môi trường quốc tế và các quy định, thông lệ quốc tế cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm với mức độ tìm hiểu cao, tuy nhiên một số doanh nghiệp đi sâu tìm hiểu về chính sách các nước nhập khẩu để đưa ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp nhất. Bên cạnh đó, yếu tố về khoa học công nghệ cũng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu vì xuất khẩu dệt may muốn đạt năng suất, hiệu quả cao thì phải luôn gắn với đầu tư vào công nghệ tiên tiến, hiện đại. 2.2.1.5. Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Ngày 9/3/2018 CPTPP chính thức được kí kết thay thế cho TPP ban đầu, tuy nhiên vẫn giữ nguyên nội dung của TPP đối với xuất khẩu hàng dệt may. Trong đó đặt ra thách thức lớn đối với hàng dệt may Việt Nam về quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong CPTPP là “yarn-forward” (từ sợi trở đi), hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn”. Quy tắc này được hiểu một cách chung nhất là tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm (i) kéo sợi, dệt và nhuộm vải; (ii) cắt và (iii) may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP. Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu là quy tắc đơn giản “cắt và may” trừ FTA ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản là áp dụng quy tắc “từ vải trở đi”). Việc tham gia CPTPP trong đó đáp ứng yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ sẽ là yếu tố tác động mạnh mẽ tới phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua và thời gian sắp tới. Đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong CPTPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam phát triển cả về chất và lượng. 2.2.2. Yếu tố vĩ mô 2.2.2.1. Chính sách hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm, chính sách nhất quán của Việt Nam và giữ vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế thế giới.Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thoả thuận kinh tế toàn diện, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam đối với thế giới. Thực hiện chính sách hội nhập giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, giúp cơ cấu lại thị trường xuất khẩu hàng dệt may cho phù hợp và cân bằng, tăng trưởng xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho xuất khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn cho việc thực hiện cam kết, chưa hình thành kế hoạch dài hạn và lộ trình hợp lý khi thực hiện các cam kết. Cơ chế điều hành, phối hợp thực hiện chưa được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng, còn nhiều bất cập từ Trung ương tới địa phương và giữa các ban, ngành. Do chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA nên chưa tận dụng được tối đa những cơ hội mang lại đối với xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Tăng trưởng trong xuất khẩu hàng dệt may chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Việt Nam chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc tận dụng các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là các FTA đối với xuất khẩu hàng dệt may, vượt qua những khó khăn, thách thức gặp phải. Bảng 2.17: Lộ trình cụ thể của các FTA đã ký kết TT FTA Thời điểm có hiệu lực Thời điểm kết thúc lộ trình Mức độ tự do hoá cuối lộ trình Mức độ tự do hoá năm 2016 1 ATIGA 1999 2018 98% 91% 2 ACFTA 2005 2020 90% 83,5% 3 AKFTA 2007 2021 87% 81,2% 4 AANZFTA 2009 2022 90% 53,5% 5 AIFTA 2010 2024 78% 12,3% 6 AJCEP 2008 2025 87% 30,4% 7 VJEPA 2009 2026 92% 37,4% 8 VCFTA 2014 2030 89% 28,5% 9 VKFTA 2015 2029 88% 82,68% 10 VN-EAEUFTA 2016 2027 88% 52,4% Nguồn: Bộ Tài Chính Bảng 2.17 cho thấy lộ trình tự do hoá của các FTA đã ký kết, mức độ tự do hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, do vậy quá trình và mức độ tự do hoá cũng phản ảnh mức độ phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mức độ tự do hoá càng nhanh thì xuất khẩu hàng dệt may phát triển càng mạnh, tuy nhiên cũng xuất hiện các thách thức phải vượt qua khi thuế giảm thì hàng rào phi thuế lại tăng lên. 2.2.2.2. Chính sách phát triển hạ tầng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cũng như phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Một số chính sách cụ thể như sau: - Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định trên cho thấy Chính phủ chưa có sự gắn kết giữa chiến lược quy hoạch ngành dệt may với quy hoạch các khu công nghiệp tập trung vì hiện nay các doanh nghiệp dệt may nhỏ lẻ, nằm rải rác khắp các tỉnh, thành phố, do vậy việc xây dựng các khu công nghiệp sẽ giúp giải quyết vấn đề xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với hàng dệt may xuất khẩu là chất lượng nhà xưởng và nguồn gốc xơ, sợi, dệt, nhuộm hoàn tất. Chưa có sự đầu tư thích đáng vào các nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên,việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn chi phí rất lớn nên việc thực hiện còn khó khăn, chưa thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào xây dựng các nhà máy sản xuất xơ, sợi và dệt, nhuộm hoàn tất. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp, chưa xây dựng chiến lược dài hạn cụ thể để kết nối hạ tầng giao thông, tạo sức hút cho các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, giúp vận chuyển hàng hoá thuận lợi, chi phí thấp nhất và thu hút nguồn nhân lực làm việc tại các khu công nghiệp mà không phải di dân từ các địa phương tới. Ngành dệt may hiện chỉ có vài khu công nghiệp nằm rải rác tại các tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Đồng Nai, Bình Dương nhưng hầu hết có diện tích hạn chế vài trăm héc ta, ví dụ như khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (tại Hưng Yên) là khu công nghiệp đặc thù của miền Bắc dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ nhưng diện tích chỉ trên 121,8 ha; Khu công nghiệp dệt may Nguyễn Đức Cảnh (tỉnh Thái Bình) có diện tích khoảng 102 ha trong đó diện tích đất cho sản xuất là 70 ha. Với tình hình thực tế như trên, hiện nay Chính phủ chưa quy hoạch nhiều các khu công nghiệp dệt may với diện tích lớn hơn từ 500 đến 1.000 ha, ngoài ra chưa chú trọng đến các chính sách hỗ trợ vay cho các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các Trung tâm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp. Việc phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kết nối giao thông thuỷ, bộ giữa các khu công nghiệp dệt may lớn với các cảng, trung tâm giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạo điều kiện giảm chi phí vận chuyển là rất cần thiết. Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_xuat_khau_hang_det_may_viet_nam_khi_tham.doc
  • docxKET LUAN DIEM MOI_ENGLISH_Hien.docx
  • docxKET LUAN DIEM MOI_TIENG VIET_Hien.docx
  • docxTOM TAT LA_TV_Hien.docx
  • docxTom tat_English_Hien.docx
  • docxTrich yeu luan an.docx
Tài liệu liên quan