Luận án Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2010-2019

30

1.1. Vấn đề chung về tình hình tội phạm 30

1.2. Thực trạng của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 32

1.2.1. Thực trạng về mức độ của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn

2010-2019

32

1.2.2. Thực trạng về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn

2010-2019

42

1.3 Diễn biến của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 64

1.3.1. Diễn biến về mức độ của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn

2010-2019

64

1.3.2. Diễn biến về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn

2010-2019

68

Kết luận Chương 1 76

CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI THAM Ô TÀI SẢN 78

2.1. Vấn đề chung về nguyên nhân của tội phạm 78

2.2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản giai đoạn 2010 – 2019 81

2.2.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà

nước

81

2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác cán bộ 99

2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động tuyên truyền,

giáo dục pháp luật

107

2.2.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động phát hiện và

xử lý tội tham ô tài sản

113

pdf229 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong hoạt động quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ Trong công tác tổ chức cán bộ, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, việc đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ là hoạt động nòng cốt, có tính quyết định đến chất lượng cán bộ. Điều đó có nghĩa, chất lượng hoạt động đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ là yếu tố chi phối trực tiếp đến chất lượng cán bộ theo tỷ lệ thuận. Chính vì vậy, khi các hoạt động đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ còn có những hạn chế nhất định thì chất lượng cán bộ không thể tránh khỏi những hạn chế, yếu kém, không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản lý, mà còn là yếu tố tiêu cực góp phần làm phát sinh tình trạng xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây thiệt hại về tài sản của nhà nước ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với việc quy hoạch cán bộ: Ở một số ngành, địa phương chưa lấy việc đánh giá cán bộ làm tiêu chí chủ yếu, chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ dẫn đến việc quy hoạch còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi, chất lượng quy hoạch còn thấp, cơ cấu quy hoạch chưa cân đối về trình độ, ngành nghề đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đối với việc bổ nhiệm cán bộ: Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý thông qua nguồn thi tuyển còn chưa đảm bảo tính công khai, thiếu khách quan và chưa thật sự công bằng. Chẳng hạn như việc công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện và số lượng tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị thường chỉ được tiến hành tại thời điểm làm quy trình, chưa thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; nguồn giới thiệu, đề cử hoặc phạm vi đối tượng đăng ký dự tuyển còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, công chức trong từng đơn vị, cơ quan có nhu cầu bổ sung lãnh đạo, quản lý, chưa mở rộng ra các cơ quan, đơn vị khác trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương. Điều này đã làm hạn chế nguồn tuyển chọn, hạn chế cơ hội thu hút những người thực sự có năng lực chuyên môn và có tầm lãnh đạo, quản lý. Mặt khác, việc bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý còn chậm đổi mới về quan niệm, tư duy như đã được bổ nhiệm 108 thì khó có thể miễn nhiệm hay từ chức, hoặc khi đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do từ chức, miễn nhiệm thì sẽ không bao giờ được xem xét, để bổ nhiệm vào các vị trí đó nữa. Hơn nữa, khi xem xét để bổ nhiệm còn nể nang, chịu sự chi phối bởi tiếng nói của người có chức vụ, quyền hạn cao, dẫn đến việc coi nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố năng lực, trình độ chuyên môn cũng như các tố chất, phẩm chất đạo đức cần có của người lãnh đạo, quản lý. Chính vì vậy, sau khi được bổ nhiệm, một số cán bộ có chức vụ quản lý đã lợi dụng những hạn chế, kẽ hở của pháp luật, hoặc những sơ hở, lỏng lẻo trong hoạt động quản lý nhà nước, coi đó là những cơ hội thuận lợi để chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà họ được giao quản lý. Ví dụ 1, vụ án Giang Kim Đạt tham ô tài sản xảy ra ở Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương (Vinashinlines) là kết quả của những vi phạm, tiêu cực trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm Giang Kim Đạt. Trong quá trình điều tra vụ án cho thấy: Do hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực môi giới hàng hải và vận tải hàng hóa, Giang Kim Đạt quen Trần Văn Liêm, lúc đó là tổng giám đốc tổng công ty vận tải viễn dương, Liêm nói với Đạt là Vinashinlines đang cần người và bảo Đạt về làm cùng. Tháng 5/2008, Trần Văn Liêm quyết định tiếp nhận Giang Kim Đạt vào công tác tại phòng khai thác 2; đến tháng 8/2008, bổ nhiệm Giang Kim Đạt giữ chức vụ quyền trưởng phòng kinh doanh và quan hệ quốc tế; ngày 14/10/2008, bổ nhiệm Giang Kim Đạt giữ chức vụ quyền trưởng phòng kinh doanh; ngày 11/10/2009, Vinashinlines chấm dứt hợp đồng lao động với Giang Kim Đạt; ngày 3/4/2010, Vinashinlines tiếp nhận Đạt làm cố vấn cao cấp cho Tổng giám đốc; đến 11/4/2010, Vinashinlines chấm dứt hợp đồng lao động với Đạt; ngày 10/5/2010, Giang Kim Đạt được tiếp nhận lại và bổ nhiệm chức vụ quyền trưởng phòng kinh doanh; đến 20/6/2010, Vinashinlines lại chấm dứt hợp đồng lao động với Giang Kim Đạt. Như vậy, chỉ trong 2 năm, từ tháng 5/2008 đến tháng 6/2010, Giang Kim Đạt đã 3 lần được tiếp nhận vào làm việc tại Vinashinlines và cũng 3 lần bị Vinashinlines chấm dứt hợp đồng lao động. Kết quả điều tra cho thấy, Trần Văn Liêm không có lần nào ký hợp đồng lao động với Giang Kim Đạt, vì Đạt chưa có bằng đại học; các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm chức vụ, cử đi công tác đối với Giang Kim Đạt chỉ có chữ ký của Trần Văn Liêm, không có đóng dấu của Vinashinlines. Từ năm 2008 đến năm 2010, trong quá trình thực hiện các dự án mua tàu, khai thác kinh doanh cho thuê tàu biển của Vinashinlines, Giang Kim Đạt cùng với Trần Văn Liêm, 109 Trần Văn Khương lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản của Vinashinlines số tiền 260.506.950.830 đồng41. Ví dụ 2, vụ án Bùi Tiến Dũng tham ô tài sản xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh (viết tắt là PMU 18), Bộ giao thông vận tải.42 Năm 1998, thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy trên quốc lộ 18 tại Quảng Ninh, với tổng mức đầu tư 1.815.273.592.216 đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam từ ngân sách nhà nước, giao cho Bộ giao thông vận tải là chủ đầu tư. Dự án được chia thành 3 gói thầu. Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư là Bộ giao thông vận tải đã bổ nhiệm một loạt các chức danh của Ban quản lý dự án như: Tổng giám đốc đại diện chủ đầu tư, các phó phòng triển khai dự án, chánh văn phòng tư vấn, các phó giám đốc điều hành các gói thầu. Theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật chung thì các chức danh nhân viên tư vấn bổ sung gồm: phiên dịch; giám sát chất lượng; giám sát phòng thí nghiệm; chuyên gia máy tính; khảo sát; giám sát khối lượng; thư ký do các nhà thầu xây lắp cung cấp; các chức danh phó giám đốc vật liệu, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm do Bộ giao thông vận tải cung cấp nhưng nhà thầu sẽ trả lương. Kết quả điều tra xác định, Bộ giao thông vận tải không ủy quyền cho PMU 18 tuyển nhân viên tư vấn, nhưng cũng không tuyển dụng và cung cấp nhân viên tư vấn bổ sung theo các chức danh nói trên cho các nhà thầu thi công dự án. Theo quy định của hợp đồng, mỗi gói thầu được thành lập 1 văn phòng điều hành cùng các bộ phận kỹ thuật riêng biệt. Do gói thầu số 2 được triển khai đầu tiên nên đã thành lập xong văn phòng điều hành gói thầu. Phạm Tiến Dũng với vai trò là đại diện chủ đầu tư dự án nhận thấy: 3 gói thầu này chỉ cần sử dụng chung 1 văn phòng điều hành nhưng vẫn đảm bảo hoạt động, nếu thành lập 3 văn phòng điều hành sẽ thừa, đây là kẽ hở để lập khống nhân viên tư vấn bổ sung nhằm rút tiền của dự án ra để chia nhau. Thực hiện ý đồ đó, Phạm Tiến Dũng đã báo cáo xin ý kiến Bùi Tiến Dũng là tổng giám đốc PMU 18 và được Bùi Tiến Dũng đồng ý, nên từ tháng 8/2007 đến tháng 2/2010, Phạm Tiến Dũng đã cùng với Nguyễn Vũ Nam, Nghiêm Phú Sơn, Lê Minh Giang, Nguyễn Công Dũng lập khống danh sách nhân viên tư vấn bổ sung, sau đó thông đồng với Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Hữu Long là giám đốc ban điều hành các gói thầu cùng Trần Đức Hùng, Chánh văn phòng dự án để rút của dự án số tiền 3.439.560.500 đồng ra chia nhau hưởng lợi. 41 Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2017/HSST ngày 22/2/2017, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 42 Bản án hình sự sơ thẩm số 279/2011/HSST ngày 6/7/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. 110 Trong trường hợp này, nếu Bộ giao thông vận tải quản lý chặt chẽ đối với việc tuyển dụng nhân viên tư vấn bổ sung thì sẽ không tạo ra kẽ hở trong tuyển dụng, bổ nhiệm để những cán bộ trong ban quản lý dự án lợi dụng để chiếm đoạt tiền của dự án. 2.2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác quản lý, đánh giá cán bộ Quản lý cán bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ, có mối liên hệ mật thiết với chất lượng cán bộ cũng như hiệu quả của hoạt động chỉ đạo, điều hành trong quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, công tác quản lý cán bộ đã bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém do còn bị chi phối, tác động bởi nhiều mối quan hệ liên quan đến lợi ích vật chất. Hơn nữa, cách thức quản lý cán bộ còn quá coi trọng lý lịch, truyền thống gia đình, quản lý trên hồ sơ, bằng cấp, mà coi nhẹ việc quản lý chính trị hiện tại của mỗi cán bộ, dẫn đến tình trạng không kịp thời phát hiện cán bộ suy thoái về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Do đối tượng tác động của tội tham ô là tài sản tồn tại dưới các dạng khác nhau nên quản lý tài sản, thu nhập của cán bộ nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng là việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước vẫn là hoạt động yếu kém nhất trong công tác quản lý cán bộ. Thực trạng này một mặt là do các chủ thể quản lý chưa có cách thức quản lý thực sự khoa học, hợp lý; mặt khác, quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng về minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế, các quy định này chưa thực sự là công cụ, phương tiện hữu hiệu cho các chủ thể có nhiệm vụ quản lý tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Thực tiễn thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong những năm qua cho thấy, quy định vừa mang tính liệt kê, cụ thể, vừa thiếu tính bao quát về phạm vi đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản của Luật phòng, chống tham nhũng năm 200543 đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, làm hạn chế hiệu quả của biện pháp phòng ngừa này. Cụ thể, như do quy định mang tính liệt kê nên việc cụ thể hóa biện pháp phòng ngừa này vào các văn bản pháp luật chuyên ngành đã có 43 Tại khoản 1 Điều 44 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định, Những người sau đây phải kê khai tài sản: Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. 111 sự bất cập do đối tượng mà văn bản chuyên ngành cần điều chỉnh lại không thuộc phạm vi điều chỉnh được liệt kê trong Luật phòng, chống tham nhũng; hoặc việc quy định cụ thể các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản đã dẫn đến tình trạng các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức lúng túng khi xác định nghĩa vụ kê khai tài sản đối với những cán bộ, công chức không được nêu trong Luật phòng, chống tham nhũng. Những hạn chế đó đã một phần tạo ra những kẽ hở, khoảng trống trong hoạt động phòng, chống tội tham ô tài sản; đồng thời cũng tồn tại với tính chất là yếu tố tiêu cực góp phần thúc đẩy việc thực hiện hành vi tham ô tài sản. Việc minh bạch tài sản, thu nhập tuy không phải là biện pháp có tác dụng trực tiếp loại trừ việc phát sinh hành vi tham ô tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại là biện pháp có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi tham ô tài sản. Chẳng hạn như khi việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được thực hiện nghiêm túc với cơ chế giám sát chặt chẽ, rõ ràng thì khi đó trở thành biện pháp thực sự hiệu quả để phát hiện kịp thời sự biến động bất thường về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, từ đó sẽ góp phần ngăn chặn được các hành vi phạm tội tiếp theo. Một phần do không kiểm soát được thực chất tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn nên phần lớn các vụ án tham ô tài sản thường xảy ra trong khoảng thời gian dài mới bị phát hiện và giá trị tài sản bị chiếm đoạt thường là rất lớn và đặc biệt lớn. Theo báo cáo của Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng thì tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đạt 99,5%, công khai tài sản đạt tỷ lệ 98,3%; trong số 4.859 trường hợp được xác minh chỉ phát hiện 17 người kê khai tài sản không trung thực44. Trong khi đó, thực tiễn hoạt động chống và phòng ngừa tội tham ô tài sản những năm qua cho thấy, trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2017, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền đã khởi tố: 2896 vụ/ 5130 bị can; truy tố 2568 vụ/4739 bị can; xét xử 2485 vụ/ 4635 bị cáo45; trong đó số vụ án có giá trị tài sản trên 100 tỷ đồng chiếm 16,2%46 tổng số vụ tham ô tài sản trong giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở mối tương quan giữa tỷ lệ minh bạch tài sản, thu nhập với số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản xảy ra trên thực tế cho thấy việc minh bạch tài sản, thu nhập còn hết sức hình thức, hầu như chưa có tác động đến hiệu quả phát hiện và ngăn chặn tội tham ô tài 44 Theo Báo cáo số 330/BC-CP ngày 22/9/2016 của Chính phủ về Tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005. 45 Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao 46 Nguồn: Từ 585 bản án hình sự xét xử sơ thẩm các vụ án tham ô tài sản 112 sản; trong khi đó, việc minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn lại là nội dung quan trọng trong công tác quản lý cán bộ. Đánh giá cán bộ luôn được coi là hoạt động khởi đầu của công tác cán bộ. Việc đánh giá chính xác hay không chính xác đều ảnh hưởng đến công tác cán bộ theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Thực tế cho thấy, hiện nay đánh giá cán bộ vẫn là một khâu yếu, còn tồn tại nhiều hạn chế nên kết quả đánh giá chưa thực sự phản ảnh đúng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ. Việc đánh giá cán bộ vào cuối năm công tác hoặc trước khi đề bạt, bổ nhiệm còn mang tính hình thức để hoàn thiện thủ tục trong hồ sơ cán bộ, mà chưa được coi là một kênh, một phương diện để có thể kịp thời phát hiện ra những sai phạm, yếu kém trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức. Trong khi đó, kết quả đánh giá cán bộ lại được coi là một trong những tiêu chí căn bản khi xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ. Đây chính là một trong những căn nguyên dẫn đến tình trạng sai phạm, thậm chí là phạm tội hình sự xảy ra trong nhiều năm mới bị phát hiện, và hầu như không có sự việc nào được phát hiện thông qua khâu đánh giá cán bộ, mà thường được phát hiện do thanh tra, kiểm tra hoặc tố giác của công dân. Thực tế, những vụ án tham ô tài sản có số tiền bị chiếm đoạt đặc biệt lớn tới hàng trăm tỷ đồng như các vụ: Giang Kim Đạt, Dương Chí Dũng và đồng phạm, Nguyễn Xuân Sơn và đồng phạm, Vũ Quốc Hảo đều xảy ra trong thời gian dài mới bị phát hiện. Điều này cho thấy, công tác quản lý, đánh giá cán bộ của các cơ quan chủ quản đối với công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế vẫn được thực hiện theo định kỳ, nhưng không phát hiện ra hành vi phạm tội của người có chức vụ quản lý, lãnh đạo các đơn vị kinh tế này. 2.2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong chính sách tiền lương, phụ cấp đối với người có chức vụ, quyền hạn Chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ là yếu tố có vai trò chi phối trực tiếp đối với chất lượng, hiệu quả công vụ, nhiệm vụ được giao. Điều đó có nghĩa, chính sách tiền lương đối với cán bộ là yếu tố vừa có thể phát huy năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, nâng cao hiệu quả công vụ, nhiệm vụ được giao, vừa đồng thời có thể là yếu tố không chỉ cản trở, kìm hãm năng lực chuyên môn của cán bộ, mà còn có thể là yếu tố nguy cơ góp phần làm phát sinh tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình được giao quản lý. Thực tế cho thấy, chính sách tiền lương bất hợp lý lại kéo dài trong nhiều năm. Phần lớn cán bộ, công chức không đủ sống từ lương, trong đó một bộ phận cán bộ thiếu bản lĩnh, thiếu tu dưỡng, thoái hóa biến chất đã lợi dụng 113 chức vụ, quyền hạn được giao chiếm đoạt tài sản của nhà nước để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Bên cạnh những bất hợp lý về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, thì chế độ đãi ngộ đối với người tài, người có năng lực, trình độ chuyên môn cao cũng còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực để khuyến khích khả năng, trình độ của họ vào hiệu quả công vụ; chế độ phụ cấp còn mang tính cào bằng, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, ở mức độ nào đó một bộ phận cán bộ, công chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ như một phương tiện để chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý để giải quyết một phần khó khăn về vật chất trong đời sống của họ. Ví dụ, đối với vụ án tham ô tài sản xảy ra ở Chi cục thú y tỉnh Quảng Ngãi thì chế độ, chính sách đối với cán bộ là yếu tố tác động rõ rệt đến việc thực hiện hành vi tham ô tải sản. Nội dung vụ án như sau:47 Chi cục thú y tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 5/9/2013, Hoàng Thị Thúy Lan được phân công làm văn thư kiêm nhiệm thủ quỹ thay cho thủ quỹ là Trần Thị Xuân Viên nghỉ sinh. Viên đã bàn giao cho Lan sổ quỹ, tiền quỹ 103.717.599 đồng và 25.760.000 đồng tiền xét nghiệm. Khi bàn giao, kế toán trưởng và thủ quỹ Viên đã hướng dẫn Lan nếu tồn quỹ hơn 100 triệu thì phải nộp tiền vào ngân hàng. Sau khi nhận bàn giao từ Viên, Lan đã thực hiện việc thu, chi tiền và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của thủ quỹ. Đến ngày 17/12/2013, kế toán Chi cục yêu cầu Lan nộp số tiền quỹ 600 triệu đồng vào tài khoản của Chi cục tại ngân hàng thì Lan hẹn để kiểm tra lại tiền rồi hôm sau sẽ nộp. Sáng ngày 18/12/2013, Lan đến phòng làm việc và hô bị mất trộm số tiền 600 triệu đồng do để quên chìa khóa két sắt, không khóa két sắt. Quá trình điều tra, xét xử, Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận do những khó khăn, thiếu thốn trong gia đình, Lan đã nhiều lần lấy tiền quỹ của Chi cục để trang trải, chữa bệnh cho bố và chi tiêu cho sinh hoạt gia đình dẫn đến thâm hụt quỹ và không có tiền để nộp trả nên đã dùng thủ đoạn giả vờ mất bị mất trộm để không phải trả lại quỹ cho Chi cục thú y tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, mà cụ thể là các hoạt động quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng, quản lý, đánh giá cán bộ, cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ, trong sự kết hợp, tương tác với các yếu tố tiêu cực khác đã góp phần làm phát sinh tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật xảy ra ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, trong các lĩnh 47 Bản án hình sự sơ thẩm số 78/2014/HSST ngày 20/5/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. 114 vực quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý đất đai, khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, tài chính, ngân hàng đã làm thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn đến ngân sách nhà nước do người được giao quản lý tài sản đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt. Điều đó cho thấy, việc cải tiến, đổi mới công tác cán bộ nếu được thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm hạn chế hoặc loại trừ yếu tố có nguy cơ làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở nước ta trong những năm tới. 2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng giữ vị trí quan trọng trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; giúp người dân tin tưởng, tự giác tuân thủ pháp luật, đồng thời sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; góp phần phòng, chống tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hoạt động chống và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là việc làm không thể thiếu, với tác dụng không chỉ để cho mọi cá nhân, công dân hiểu được, nắm được những quy định của pháp luật về từng lĩnh vực của đời sống xã hội, trên cơ sở đó không chỉ giúp họ tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, mà còn đồng thời giúp họ có thể phát hiện việc vi phạm pháp luật của những người xung quanh mình. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng đã được các cơ quan chức năng đưa vào là một trong những nội dung của hoạt động chống và phòng ngừa các tội phạm này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả của hoạt động này chưa đạt được đáng kể, chưa thực sự có tác dụng trong việc kịp thời phát hiện, xử lý các tội phạm này và qua đó góp phần làm giảm tình trạng người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng là một trong những yếu tố góp phần làm phát sinh, gia tăng các tội phạm về tham nhũng nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng. Thực tế cho thấy, trong hoạt động chống, phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng, hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, ảnh 115 hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của việc phòng ngừa loại tội phạm này, những hạn chế đó là: 2.2.3.1. Hạn chế trong việc xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật Tham ô tài sản là loại tội phạm có thể xảy ra ở bất cứ ngành, lĩnh vực hoạt động nào mà ở đó có tài sản của nhà nước. Chính vì vậy, phải xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật để phòng ngừa loại tội phạm này với nội hàm đủ rộng, không chỉ bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật chung về phòng, chống tham nhũng như Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành mà còn bao gồm hệ thống các quy định về phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực chuyên ngành có liên quan, như ngân hàng, tín dụng; quản lý tài nguyên, khoảng sản; đầu tư, xây dựng cơ bản; bảo hiểm, chứng khoánTrên cơ sở tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng và những quy định cần thiết của pháp luật trong từng lĩnh vực chuyên môn, các đối tượng được tuyên truyền, giáo dục sẽ nắm bắt và nhận diện được các thủ đoạn, hành vi tham ô tài sản, từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời còn có thể kịp thời phát hiện ra hành vi tham ô tài sản của những người xung quanh mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chống, phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng thường mới chỉ tập trung vào một số quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, như cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; minh bạch tài sản, thu nhập; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.. mà chưa đề cập đến những quy định cần thiết của các văn bản pháp luật đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó, đối tượng được tuyên truyền, giáo dục lại ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, nên với nội dung tuyên truyền, giáo dục chỉ thuần túy các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng thì họ chỉ nắm được một cách chung chung, khó có thể nhận diện được những thủ đoạn tinh vi của loại tội phạm này trong từng ngành, lĩnh vực hoạt động cụ thể, từ đó mà dẫn đến hiệu quả của hoạt động này còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này là phải bổ sung nội dung cần thiết trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chống, phòng ngừa tham nhũng để đảm bảo vừa đầy đủ, vừa có tính chuyên biệt đối với từng lĩnh vực cụ thể. 116 Mặt khác, trong nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chống, phòng ngừa các tội phạm về tham nhũng nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng, chưa được lồng ghép với các hoạt động mang tính thực tiễn, chẳng hạn như tham dự các phiên tòa xét xử hình sự đối với các bị cáo về tội tham ô tài sản. Thực tế cho thấy, việc tổ chức phiên tòa lưu động xét xử các bị cáo về tội tham ô tài sản chưa được quan tâm thực hiện, các tầng lớp nhân dân nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước hầu như chưa được tham dự phiên tòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phong_ngua_toi_tham_o_tai_san_o_viet_nam_trong_giai.pdf
Tài liệu liên quan